Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 5 June 2019

Việt Nam làm gì trước cuộc so găng Trung – Mỹ (phần 1)

Nguyễn Anh Tuấn
2019-01-02
Hình minh họa. Hình chụp hôm 9/11/2017: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự lễ đón ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 9/11/2017: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự lễ đón ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
AFP

Bản chất cuộc so găng

Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Xô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn.
Những thành tựu phát triển của Nga Xô thời bấy giờ và của Trung Quốc hiện nay quả nhiên có thể biện minh cách tiếp cận này của họ. Hơn thế nữa, trở thành siêu cường khi mà phương Tây đã bao vây khắp mọi nơi, không có nhiều lựa chọn cho Nga Xô và Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh sinh tồn này ngoài việc phải xô đổ trật tự cũ. Nếu Nga Xô phải phá vòng vây bằng cách hỗ trợ các dân tộc thuộc địa vùng lên chống thực dân phương Tây và sau đó tham gia vào hệ thống XHCN do họ dẫn dắt, thì Trung Quốc đang tổng hợp những nỗ lực tương tự của mình trong Sáng kiến Vành đai Con đường đầy tham vọng nhằm chia lại vùng ảnh hưởng toàn cầu.
Hàng người xếp hàng tại một cửa hàng thực phẩm ở Matxcova vào ngày 29/12/1990 để mua thực phẩm cho năm mới.
Hàng người xếp hàng tại một cửa hàng thực phẩm ở Matxcova vào ngày 29/12/1990 để mua thực phẩm cho năm mới. AFP
Như vậy, cũng như Nga Xô trước đây, cuộc so găng của Trung Quốc với phương Tây không chỉ bó hẹp trong một lãnh vực cụ thể mà thực chất là sự cạnh tranh chiến lược giữa hai mô hình phát triển: Về kinh tế, một bên nhấn mạnh vai trò quyết định của nhà nước, bên kia coi trọng sáng kiến tư nhân; về chính trị, một bên tăng cường độc đoán cưỡng bách đảng trị, bên kia dựa vào dân chủ tự do pháp trị.
Bản chất mô hình phát triển dựa vào nhà nước là không khác nhưng Trung Quốc hơn Nga Xô ở chỗ tận dụng thành công bối cảnh toàn cầu hoá để học hỏi phương Tây bổ sung các yếu tố thị trường vào nền kinh tế; và cũng vì thế mà kém Nga Xô ở chỗ chưa thể xây dựng một hệ thống toàn cầu theo mô hình của mình bởi lẽ chính Trung Quốc cũng chưa đủ thời gian để hệ thống hoá chặt chẽ một mô hình mà họ chỉ mới mày mò nhờ ‘dò đá qua sông’.
Nghĩa là hơn Nga Xô về chiến thuật nhưng kém về chiến lược vậy.

Đấu trường chính của cuộc so găng

Lenin từng nói một câu mà hậu bối của ông ít khi muốn nhớ, rằng xét đến cùng chủ nghĩa xã hội nếu muốn thắng chủ nghĩa tư bản sẽ phải thắng về năng suất lao động [1]. Cuộc đối đầu giữa các mô hình phát triển cuối cùng cũng nằm ở chỗ mô hình nào tạo ra năng suất lao động cao hơn.
Đó là lý do vì sao người ta đang dần nhận ra cuộc chiến Mỹ-Trung hiện nay chính yếu không phải về thương mại, mà là về công nghệ [2] - yếu tố quan trọng bậc nhất để tăng năng suất. Điều này cũng giải thích vì sao hai nước vừa tuyên bố đình chiến thương mại tạm thời nhưng ngay sau đó con gái chủ tịch Huawei - tập đoàn chủ đạo trong tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc - vẫn bị bắt.
Trung Quốc hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của vấn đề này khi mà sự phát triển vượt bậc vài thập kỷ qua của họ không dựa vào công nghệ phát triển tự thân. Phương Tây sáng tạo công nghệ, Trung Quốc sao chép và tận dụng lợi thế quy mô (economies of scale) không thể so bì của mình để tăng năng suất, giảm giá thành rồi tranh thủ bối cảnh toàn cầu hóa để vươn lên thành thế lực sản xuất hùng mạnh bậc nhất.
Hình minh họa. Một cửa hàng của Huawei ở Bắc Kinh hôm 10/12/2018
Hình minh họa. Một cửa hàng của Huawei ở Bắc Kinh hôm 10/12/2018 AFP
Công thức phát triển này của Trung Quốc, bởi vậy, đặt trọng tâm vào việc sao chép công nghệ của phương Tây bằng 3 cách thức chủ yếu sau (1) gián điệp công nghệ, (2) mua bán và sát nhập tập đoàn phương Tây để chiếm lấy công nghệ, và (3) dùng thị trường nội địa khổng lồ để áp lực các tập đoàn phương Tây muốn làm ăn ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ.
Không phải Tây phương không nhận ra chiến lược này của Trung Quốc, song chỉ khi họ vỡ mộng rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không dẫn đến cởi mở về chính trị mà trái lại còn giúp gia tăng quyền lực độc đoán đảng trị, và bừng tỉnh rằng siêu cường mới nổi này muốn tiếp bước Nga Xô thách thức trật tự quốc tế hiện hành, họ mới bắt đầu ra tay tấn công vào công thức phát triển của Đại lục với 3 đòn tương ứng sau (1) truy bắt gián điệp công nghệ, (2) siết chặt việc mua bán&sát nhập có yếu tố Trung Quốc (qua cơ chế CFI/Ủy ban Đầu tư Nước ngoài), và (3) đẩy mạnh thương chiến nhằm sắp xếp lại chuỗi sản xuất toàn cầu vào tạo thế bảo vệ các tập đoàn làm ăn trên đất Trung Quốc.
Trung Quốc quả thật nên lo lắng, nhất là khi mới đây họ đã thất bại trong việc dùng lợi ích gây chia rẽ nội bộ khối Tây phương [3] và đang chứng kiến mỗi khi một quốc gia Tây phương ra đòn thì cả khối lại hùa theo hưởng ứng. Giờ đây vận mệnh của Trung Quốc, như Tập tuyên bố, sẽ được đặt trong nỗ lực của quốc gia này tự lực phát triển công nghệ. [4]

Phe nào sẽ thắng?

Thái độ cẩn trọng không cho phép chúng ta dựa trên thiên kiến mà vội vàng đưa ra câu trả lời, đặc biệt khi chứng kiến sự phát triển vũ bão của Trung Quốc vài thập niên qua.
Tuy nhiên nếu đồng ý rằng công nghệ là đấu trường chính của cuộc so găng, Trung Quốc rõ ràng đang gặp quá nhiều bất lợi:
Đầu tiên, những diễn biến thời gian gần đây cho thấy mặc dù rất nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa chế ngự được khả năng sáng tạo công nghệ. Sự khốn đốn của ZTE - tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, dưới lệnh cấm vận công nghệ của Hoa Kỳ là một minh chứng không thể rõ nét hơn.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 3/5/2018: biểu tượng của công ty ZTE trên một tòa nhà ở Thượng Hải
Hình minh họa. Hình chụp hôm 3/5/2018: biểu tượng của công ty ZTE trên một tòa nhà ở Thượng Hải AFP
Hơn thế, trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra tự do chính trị quan trọng thế nào đối với khả năng sáng tạo về dài hạn [5], yếu tố này lại không thể chấp nhận được đối với mô hình phát triển của Trung Quốc. Nghĩa là tham vọng tự lực công nghệ thông qua chiến lược Made in China 2025 của họ, ngay cả khi không bị để ý cũng đã không dễ thành công, huống hồ hiện nay lại đang là đích nhắm tấn công của toàn khối Tây phương thì lại càng khó khăn bội phần.
Hy vọng sót lại của Trung Quốc được nuôi dưỡng bằng niềm tin rằng tinh thần quốc gia phục thù một khi được thổi bùng lên sẽ là nhiên liệu cho cỗ máy sáng tạo quốc gia như những gì từng xảy ra ở Đức sau Thế Chiến I. Chưa rõ nỗ lực này sẽ đi về đâu nhưng nếu nhớ rằng trong khi Đức thuộc về nòng cốt của khối Tây phương, thừa hưởng sinh lực sáng tạo mạnh mẽ bắt rễ trong lối nghĩ, lối sống lý tính hóa cao độ hàng trăm năm của Tây phương nên đã chế ngự được khả năng sáng tạo, thì Trung Quốc, dù tăng trưởng liên tục những thập kỷ vừa qua nhưng chỉ mới chập chững những bước đầu tiên trong việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, sẽ thấy hi vọng của Trung Quốc dẫu chưa tới mức áo tưởng nhưng vẫn khá mong manh.
Một thước đo khác, trực quan hơn, có thể giúp dự đoán kết quả cuộc so găng. Sáng tạo vốn dĩ gắn liền với nhân tài, là sản phẩm của cá nhân và tập thể nhân tài. Thử xem nhân tài trên thế giới đã, đang và sẽ đổ về Mỹ và phương Tây hay là về Trung Quốc để thấy viễn cảnh Trung Quốc u ám ra sao nếu vẫn đẩy quốc gia dấn sâu vào cuộc cạnh tranh chiến lược này. [6]
[1]https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1919/jun/19.htm
[2]https://www.washingtonpost.com/amphtml/opinions/its-not-a-trade-war-with-china-its-a-tech-war/2018/12/14/ec20468e-ffc5-11e8-862a-b6a6f3ce8199_story.html
[3]https://www.reuters.com/article/us-usa-trade-china-eu-exclusive/exclusive-china-presses-europe-for-anti-us-alliance-on-trade-idUSKBN1JT1KT
[4]https://amp.scmp.com/news/china/economy/article/2148189/xi-jinping-urges-china-go-all-scientific-self-reliance-after-zte
[5]https://www.weforum.org/agenda/2018/01/why-political-and-economic-freedom-drives-creativity
[6]https://relocateme.eu/blog/11-tech-talent-relocation-trends-to-expect-in-2018/
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

LeHang

nơi gửi Germany
Có nhiều chuyên gia kinh tế trong Forum nhận định cho rằng Đường Tơ Lụa là tham vọng làm bá chủ của Trung Cộng!!! Tui xin hỏi các chuyên gia đó là: Với một đường xe lửa từ Trung Cộng xuyên qua nhiều quốc gia tới EndPoint Duisburg (Germany) thì làm thế nào làm bá chủ được, khi tuyến đường xe lữa đó khi vào Âu Châu phải đổi qua hệ thống đường rail của EU???

Vậy mục đích chính của Đường Tơ Lụa là thế nào, phục vụ cho mục tiêu bá chủ, hay là một mục tiêu nào đó (dĩ nhiên là phải có lợi cho Trung Cộng)???.

Như tui nhìn thấy, thì với chính sách cải tổ kinh tế hiện nay của Tập cận Bình, thì chỉ vài năm nữa là Trung Cộng sẽ phải xa thải cả chục triệu công nhân, không bơm tiền vào các hãng quốc doanh...

Qua đó "Đường Tơ Lụa" là một công cụ đưa dân Trung Cộng vào nước láng giềng tại Trung Á thuê mướn đồn điền làm việc và đưa sản phẩm ngược về Trung Cộng để nuôi dân trung lưu Trung Cộng. Để thực hiện được thì Bắc Kinh phải mua chuộc các quốc gia Trung Á độc tài, như là xây dinh thự, quà cáp cho quan chức địa phương...

Điều này Tập cận Bình không thể làm được khi bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ cửa ngõ vào Âu Châu. Chính tại điểm này thì "Đường Tơ Lụa" sẽ trở thành một KnotPoint mà Tập cận Bình nhập cảng xa xỉ phẩm như rượu vang, cheese, sửa bột cho trẻ em, dầu nguội máy cho BMW, Mercedes... từ Germany cho giới trung lưu ở Trung Cộng.

Có nghĩa là "Đường Tơ Lụa" của Tập cận Bình có thể nói là vì mục đích cho giới thượng lưu và giới trung lưu của Trung Cộng. Chính giới này là Trung Cộng, chứ không phải là nhóm hạ lưu (ước tính là chừng 800 triệu).

Việt Nam cũng cần một "Đường Tơ Lụa" như một Xa Lộ từ Quảng Trị xuyên qua Lào-Miên-Thái Lan đến Miến điện nối liền thị trường Đông Á với Nam Á và Trung Đông không phải thông qua Tân Gia Ba. Từ đó cái mộng làm chủ Biển Đông của Trung Cộng cũng dần mất giá trị. Time is Money.
05/01/2019 16:50

Duy Hữu

nơi gửi USA
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi hưởng?
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết?

Các nước Âu Châu văn minh, tiến bộ có thể chế kinh tế, chính trị, xã hội tôn trọng Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền, Nhân Quyền muốn làm gì ?
Đứng vào phe nào?
Mỹ hay Trung Cộng?

Các nước Á Châu văn minh tiến bộ, có thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, tôn trọng Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền, Nhân Quyền muốn làm gì?
Đứng vào phe nào?
Mỹ hay Trung Cộng?

Các nước chậm phát triển, đang phát triển ở Á Châu, ở Phi Châu, ở Mỹ Châu, có thể chế kinh tế, chính trị, xã hội tôn trọng Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền, Nhân Quyền muốn làm gì?
Đứng vào phe nào ?
Mỹ hay Trung Cộng?

Hoa Kỳ một cường quốc kinh tế, quân sự nhất thế gioi có truyền thống và thể chế kinh tế, chính trị, xã hội tôn trọng Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyên, Nhân Quyền.

Tư bản Xanh, tư bản dân chủ.
Chủ trương quân bình mậu dịch, xuất cảng và nhập cảng và tự do mậu dịch.

Trung Cộng có truyền thống, và thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, Độc Tài, Độc Đảng, Độc Đóan, Độc Tôn, Độc Quyền, Độc Diễn, Độc Ngu, Độc Hèn, Độc Ác, tham nhũng, tham ô, hối lộ, lộng hành, lộng quyền, ... xâm lăng và đô hộ Việt Nam.

Tư bản Đỏ, tài phiệt Độc Tài, Độc Quyền của Đảng, do Đảng, vì Đảng. Chủ trương mâu dịch Bất Công, Bất Chính, Bất Lương, thặng dư xuất cảng, chống nhập cảng.

Nhân dân Trung Quốc muốn làm gì?
Đứng vào phe nào ?
Hoa Kỳ hay đảng cầm quyền Trung Cộng?

Việt Nam làm gì?
Nhân dân Việt Nam làm gì ?
Muốn làm gì?
Đứng vào phe nào ?

Hoa Kỳ và các nước Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Ấn độ, Nam Hàn ...
hay đảng cầm quyền Búa Liềm Trung Cộng,
và đảng cầm quyền Búa Liềm Việt Cộng?

Đảng cầm quyền Búa Liềm Việt Cộng muốn làm gì?
Đứng vào phe nào?
Hoa Kỳ và các nước Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc, Ấn đô ... hay Trung Cộng?

Theo nhân dân Việt Nam
hay đảng cầm quyền Trung Cộng?

Ý Dân phải theo Ý Đảng ?
Ý ́Đảng phải theo Ý Dân ?

Dân đi đường Dân,
Đảng đi đường Đảng.
Tình huống đôi bên, đến thế thôi.

Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc thực sự,
hay làm Nô Lệ của Nộ Lệ của đảng cầm quyền Trung Cặng?

Chọn đi! Quyết định đi!
Từng đảng viên của đảng Việt Cộng!
Từng người dân Việt của dân tộc Việt!
05/01/2019 12:00

LeHang

nơi gửi Germany
So găng! Chẳng có ai thắng, mà cả Hoa Kỳ và Trung Cộng đều thua!

Việt Nam làm gì? Cứ để Hoa Kỳ và Trung Cộng so găng tiếp tục đến khi cả hai cùng đổ máu.

Để tránh không bị lôi kéo vào cuộc so găng giữa Mỹ và Trung Cộng này, thì Việt Nam cũng cần cơ hội này mà thoát ra khỏi lệ thuộc của số phận bênh bông Dollar hiện nay, mà mua vàng làm dự trử mà bảo kê cho tiền tệ Việt Nam để mua bán.

Đồng thời Việt Nam phải đánh thuế trừng phạt vào sản phẩm nhập cảng từ Hoa Kỳ và Trung Cộng, số lợi đó thì Ngân Hàng Quốc Gia tung ra cho vay với lãi xuất Zero theo trị giá của Tiền Việt Nam. Tóm lại ai mà dự trử Dollar thì sẽ không có lợi.

Từ sự so găng đó có thể Việt Nam sẽ phải giãm phát triển kinh tế khoảng 0,45% cho thích ứng cho sự so găng Mỹ-Hoa. Có nghĩa là Việt Nam phải bắt buộc xa thải khoảng 60000 công nhân làm việc cho lãnh vực xuất cảng thu Dollar. Và một khi số công nhân Việt làm việc trong lãnh vực xuất cảng vào Hoa Kỳ và Trung Cộng càng giãm, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào thị trường tiêu thụ ở Hoa Kỳ và Trung Cộng khi họ so đang găng với nhau.

Để rút dần ra khỏi "ảnh hưởng" của sự so găng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, như trên đã nói, là Tiền Việt Nam phải mạnh. Từ đó Việt Nam phải bắt buộc chấp nhận một chu kỳ không phát triển và phải chấp nhận nạn thất nghiệp chừng 4,5%. Qua đó khi mà Việt Nam muốn cạnh tranh để tồn tại, thì người dân Việt phải tự chiu đựng một thời gian với nạn thất nghiệp dưới chỉ số phát triển kinh tế. Nếu cần thì Việt Nam phải tự đình trệ ở 0,3% đến - 3%.

Khi Việt Nam giữ mức thu và xuất trong phạm vi từ -3 đến -3,5% lũng đoạn ngân sách, qua đó thì Việt Nam nộp đơn xin vay Euro với lãi xuất Zero.

Tui khuyên Việt Nam là phải giãm xuất cảng và nhâp cảng vào Mỹ và Trung Cộng
; tăng chỉ số thất nghiệp trong lảnh vực xuất cảng vào Hoa Kỳ & Trung Cộng mà thoát khỏi lệ thuộc của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
03/01/2019 15:23

Dân việt

nơi gửi VN
Bài viết hay quá, lại thêm những phần trích dẫn rất hợp lý. Cảm ơn tác giả rất nhiều
02/01/2019 20:48

No comments:

Post a Comment