Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 26 December 2020

 

Bài thơ Ông đồ Vũ Đình Liên, trong Thi nhân Việt Nam

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là bài thơ Ông đồ. 

Dưới đây là tài liệu chi tiết về tác phẩm trên, hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Ông đồ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

I. Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên

- Vũ Đình Liên (1913 - 1996) quê gốc Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.

- Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới.

- Thơ của Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người, thiên về hoài cổ.

- Ngoài sáng tác, ông còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Nhớ Cao Bá Quát…

II. Giới thiệu về bài thơ Ông đồ

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Ông đồ là những người dạy học chữ Nho thời xưa.

- Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà.

- Nhưng từ khi chế độ thi cử của phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho không được coi trọng nữa, ngày tết không mấy ai chơi chữ, thì ông đồ bị thất thế.

- Tác giả đã sáng tác bài thơ để bày tỏ niềm xót thương, luyến tiếc với hình ảnh những ông đồ một thời, hay cũng chính là những nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một.

2. Thể thơ

- Ngũ ngôn (5 chữ)

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến: “Như phượng múa, rồng bay”. Hình ảnh ông đồ trong quá khứ.

- Phần 2. Tiếp theo đến “Mực đọng trong nghiên sầu”. Hình ảnh ông đồ trong hiện tại.

- Phần 3. Còn lại. Nỗi xót xa của nhà thơ trước hoàn cảnh của ông đồ.

No comments:

Post a Comment