Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 24 December 2020

Những tuyệt phẩm gắn liền với nhạc sĩ Lam Phương

% buffered 00:25
02:40

"Thành phố buồn", "Tình bơ vơ"... là những tuyệt phẩm đã đưa tên tuổi của nhạc sĩ Lam Phương phổ biến rộng rãi với công chúng. Và cho đến bây giờ, khán giả vẫn nghe đi nghe lại những ca khúc này.

Thành phố buồn: Ca khúc có tiền bản quyền khủng

"Thành phố buồn" ra đời khoảng năm 1970, đây là ca khúc mà cố nhạc sĩ viết về Đà Lạt. Tuy nhiên, điều đặc biệt là trong bài hát không có từ nào nhắc cụ thể về địa danh này.

Nhưng thông qua cách dùng từ của ông, người nghe dễ dàng hình dung được. Bên cạnh đó, chính không khí đượm buồn của thành phố cũng được cố nhạc nhạc ví với tình yêu dở dang của đôi tình nhân.

Đây là tuyệt phẩm phổ biến nhất của cố nhạc sĩ, được không ít ca sĩ tên tuổi hát như Trường Vũ, Đàm Vĩnh Hưng... thể hiện, nhưng có lẽ thành công nhất là danh ca Chế Linh.

Tiền bán bản quyền của ca khúc này giúp ông có thể mua được một căn biệt thự ở Quận 10, TPHCM.

Tình bơ vơ: Mối tình không trọn vẹn với danh ca Bạch Yến

"Tình bơ vơ" cùng với ca khúc "Cho em quên tuổi ngọc" là hai sáng tác của ông nói về mối tình với danh ca Bạch Yến. Đó là mối tình mà lúc sinh thời, Lam Phương tiết lộ rằng, ông từng cầu hôn nữ danh ca nhưng bị từ chối.

Chính vì thế mà trong lời cuối bài "Tình bơ vơ" lại có câu: “Em khóc cho duyên hững hờ. Anh chết trong mộng ngày thơ”. "Tình bơ vơ" cho đến nay vẫn là một tuyệt phẩm được đông đảo công chúng nghe đi nghe lại. Bài hát là một lời tự tình, tâm sự của chàng trai. Đó cũng là tiếng lòng của ông dành cho danh ca Bạch Yến.

Biển tình: Viết cho mối tình với Minh Hiếu

Ca sĩ Minh Hiếu là một trong những mối tình của Lam Phương. Ông từng viết về bà trong 3 bài: Biết đến bao giờ, Em là tất cả, Biển tình. Trong đó, "Biển tình" với giọng hát của danh ca Thanh Tuyền đã trở nên nổi tiếng và khiến nhiều người nhớ mãi.

“Nằm nghe sóng vỗ từng lớp xa. Bọt tràn theo từng làn gió đưa. Một vầng trăng sáng với tình yêu chúng ta.Vượt ngàn hải lý cũng không xa” là những ca từ rất đỗi quen thuộc trong bài hát "Biển tình" này.

Hiện ca khúc đang được rất nhiều ca sĩ hát lại.

Kiếp nghèo: Ca khúc về những năm tháng khó khăn của tuổi thơ

Nhạc sĩ Lam Phương sinh ra trong gia đình đông anh em. Từ nhỏ, ông là người hiểu rõ nhất về sự cơ cực của bố mẹ. Sau đó, biến cố xảy ra với gia đình ông, bố bỏ đi, mẹ ông phải vất vả làm đủ nghề để nuôi ông và các em.

Chính sự vất vả ấy đã tạo nên chất xúc tác giúp Lam Phương sáng tác ca khúc "Kiếp nghèo". Nó là một phần nói về tuổi thơ vất vả của ông.

Nhạc sĩ Lam Phương. Ảnh: PQA
Nhạc sĩ Lam Phương. Ảnh: PQA

Một mình: Ca khúc như vận vào cuộc đời cố nhạc sĩ

Ca khúc "Một mình" bắt đầu bằng những câu từ như: “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình. Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình”. "Một mình" được ông sáng tác lúc sống tại Paris. Đó là khoảng thời gian rất buồn, cảm thấy cô đơn trống vắng sau nhiều năm tan vỡ cuộc hôn nhân với Túy Hồng và có những mối tình không trọn vẹn.

Nhiều người ví rằng, ca khúc này như vận vào những năm tháng cuối đời của ông: cô đơn, lẻ bóng.

ĐÔNG DU
Tin tài trợ
Mgid

Nhạc sĩ Lam Phương - con người của những bình dị, cô đơn và đậm chất tình

% buffered 00:00
03:33

Cả một cuộc đời sáng tác của cố nhạc sĩ Lam Phương đều gắn liền với những cuộc đời bình dị, nỗi cô đơn... Ông gieo niềm đam mê âm nhạc và nỗi lòng của mình vào các sáng tác một cách nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất tình.

Sự ra đi của cố nhạc sĩ vào ngày 23.12 (theo giờ Việt Nam) tại Fountain Valley, California ở tuổi 83 để lại nhiều thương tiếc trong lòng những người yêu nhạc.

Với nhiều người trong giới nghệ thuật, đó là sự mất mát lớn vì họ đã mất đi một cây đại thụ với các sáng tác gắn liền với tuổi thơ của không ít người.

Sinh thời, ông là một trong những nhạc sĩ tài năng với khối lượng tác phẩm đồ sộ.

Cuộc sống khốn khó giúp làm giàu cảm xúc

Cố nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20.3.1937 ở Kiên Giang. Ông là con đầu trong gia đình.

Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, vậy nên từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương là người hiểu rõ nhất về sự cơ cực của bố mẹ. Sau đó, biến cố xảy ra với gia đình ông, bố bỏ đi, mẹ ông phải vất vả làm đủ nghề để nuôi ông và các em.

Chính sự vất vả ấy đã tạo nên một Lam Phương có lối sống u buồn, cô đơn hơn. Thuở còn đi học ở trường Vĩnh Lạc, Lam Phương được bạn bè nhận xét là ít năng động, thường xuyên thơ thẩn nhìn mây trời. Lúc đó, chưa ai biết bên trong con người nhỏ bé ấy là niềm khao khát mãnh liệt với nghệ thuật.

Sau thời gian chứng kiến mẹ vất vả, ông mơ ước xây được mái nhà cho mẹ "che nắng mưa" nên đã cật lực làm việc. Năm 15 tuổi, Lam Phương có sáng tác đầu tay cho mình. Đó là ca khúc "Chiều thu ấy". Tuy nhiên, hành trình đi đến những bản tình ca sâu lắng không hề dễ dàng.

Thời gian đầu "chấp bút", ông gặp nhiều khó khăn về tài chính. Nam nhạc sĩ thường xuyên phải vay tiền bạn bè để tự phát hành tác phẩm. Lúc đó, ông phải tự thuê xe để chở nhạc mình đi bán khắp Sài Gòn.

Không may, "Chiều thu ấy" - bản nhạc đầu đời của ông không được đón nhận. Và phải đến năm 1954, nhờ "Khúc ca ngày mùa" ra đời, đã giúp tên tuổi ông phổ biến ở Sài Gòn lúc bấy giờ.

Nhạc sĩ Lam Phương. Ảnh: PQA cung cấp.
Nhạc sĩ Lam Phương. Ảnh: PQA cung cấp.

Năm 1959, ông kết hôn với diễn viên kịch Túy Hồng. Năm 1970, tuyệt phẩm "Thành phố buồn" ra đời - đây được xem là mốc son rực rỡ trong sự nghiệp của ông. Ca khúc phổ biến đến mức mà người người, nhà nhà ai cũng nghe. Qua nửa thế kỷ, tuyệt phẩm này vẫn liên tục được các ca sĩ trong, ngoài nước biểu diễn. Nhờ tiền bán bản quyền ca khúc, nhạc sĩ Lam Phương đã tậu được căn biệt thự 300 m2 ở Quận 10, TPHCM.

Sau năm 1975, ông cùng gia đình sang Mỹ định cư, cuộc hôn nhân với Túy Hồng đổ vỡ. Trong giai đoạn này, ông viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm và Say.

Một thời gian sau, ông rời Mỹ đến Paris của nước Pháp, sinh sống cùng em gái. Tại đây ông tiếp tục cho ra đời những sáng tác mới như Tình bơ vơ, Bài tango cho em... Năm 1995, nhạc sĩ Lam Phương trở lại về Mỹ.

Nhạc sĩ Lam Phương chụp ảnh với Phạm Quỳnh Anh. Ảnh: NSCC.
Nhạc sĩ Lam Phương chụp ảnh với Phạm Quỳnh Anh. Ảnh: NSCC.

Cuối đời vẫn chưa hết yêu âm nhạc

Lam Phương được ví là "nhạc sĩ của công chúng" bởi tên tuổi ông quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ, tầng lớp khán giả. Ông là một con người tài hoa khi có thể sáng tác đa thể loại: từ trữ tình, bolero đến các bản nhạc mang âm hưởng dân gian. Và cho đến cuối đời, người ta vẫn thấy ông sáng tác. Chủ đề ông lựa chọn ở tuổi già là về thân phận con người qua những câu chuyện bình dị. Cái nghèo, nỗi buồn, cô đơn trong sáng tác của ông đi vào lòng người nghe một cách nhẹ nhàng, sâu lắng.

Năm 1999, ông bị tai biến, liệt nửa người, cả quãng đời còn lại, ông sống trên chiếc xe lăn.

Cuộc đời Lam Phương như những nốt nhạc "thăng trầm" có đủ. Ông ra đi nhưng "tài sản" để lại cho công chúng yêu nhạc vô cùng quý giá. Và có thể nói, nhạc Lam Phương đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu với khán giả Việt, dù cho thời gian có trôi qua bao lâu chăng nữa.

ĐÔNG DU

 

No comments:

Post a Comment