Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 27 December 2020

Kỹ nữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Ảnh về kỹ nữ Trung Quốc cuối đời nhà Thanh

Kỹ nữ (tiếng Trung: 妓女; bính âm: jì nǚ), hay còn gọi là xướng kỹ (tiếng Trung: 娼妓; bính âm: chāngjì) hoặc gái lầu xanh (giản thể: 青楼女子; phồn thể: 青樓女子; bính âm: qīng lóu nǚ zǐ; Hán-Việt: thanh lâu nữ tử), là dụng ngữ xuất hiện ở Trung Quốc. Nó ám chỉ cung cấp đồng hành và giải trí (có thể bao gồm sự hài lòng về tinh thần hoặc thể chất). Theo truyền thống, nhiều kỹ nữ đã trung thành với khách, uống rượu và giải tỏa khó khăn, biểu diễn chủ yếu và có chất lượng nghệ thuật cao, đó là nghệ thuật xã hội "bán nghệ thuật" không phải là "bán", nhưng do sự phát triển của tác phẩm, thuật ngữ hiện đại chỉ đề cập đến sự phát triển của tác phẩm. Kỹ nữ bán dâm cho các dịch vụ tình dục. Gái mại dâm có thể trung lập hoặc xúc phạm vì địa vị xã hội thấp.

Lịch sử

Vào thời phong kiến Trung Quốc, có những câu chuyện ly kỳ về cuộc đời của những kỹ nữ, họ vừa có tài vừa có sắc, nhưng cuộc đời lại vô cùng bi kịch; ví dụ như Lý Hương Quân là kỹ nữ trứ danh trong Hương Lâu trên sông Tần Hoài, mới 16 tuổi nhưng nàng đã "nổi như cồn" nhờ nhan sắc tuyệt trần của mình. Dù được vô số quan lại giàu có theo đuổi, Lý Hương Quân lại hết lòng yêu Hầu Phương Vực - một thư sinh nghèo.

Sử sách Trung Hoa có viết đại khái về kỹ nữ Lý Hương Quân như sau: Theo lệ, khách muốn kỹ nữ nào phục vụ riêng mình thì phải đóng một số tiền lớn. Nhưng khoản tiền này không phải là thứ mà chàng thư sinh có thể lo được. May mắn thay, Hầu thư sinh đã được một người giúp đỡ để trả số tiền ấy. Một thời gian sau, chàng vô tình biết rằng, người cho tiền mình thực chất là Nguyễn Đại Việt - một tên quan vô lại bị thất sủng đang tìm cách lấy lòng kẻ sĩ. Hầu Phương Vực tìm mọi cách trả lại tiền và Hương Quân cũng phải bán hết nữ trang, vay mượn để giúp chàng. Bị trả lại tiền khiến cho Nguyễn Đại Việt vô cùng tức tối, tên này liền ra tay trả thù, Hầu Phương Vực phải ra đi lánh nạn ở nơi xa. Kể từ đó, dù hàng trăm công hầu, quan, tướng ngày ngày đem tiền bạc đến cầu hôn nhưng Hương Quân một mực đóng cửa chờ tình lang. Để trả thù, Nguyễn Đại Việt xúi một vị đại quan lấy Hương Quân về làm thiếp. Thấy quân lính đến, biết không cưỡng lại được, nàng đành nhảy lầu tự tử. Thấy giai nhân nằm trên mặt đất, đầu đầy máu, vị quan sợ hãi không dám rước nàng về làm vợ nữa. Không từ bỏ mối thù, Nguyễn Đại Việt chờ Hương Quân lành vết thương rồi đem nàng dâng vào cung cho hoàng đế. Đến khi quân nhà Thanh đánh vào, nàng mới chạy thoát khỏi cung điện, may được thầy dạy nhạc ngày xưa che chở. Cảm động trước sự chung tình của cô gái đang chết dần vì bệnh tật vẫn một lòng nhớ tình lang, người thầy cất công đi tìm Hầu Phương Vực. Nhưng khi dẫn được Hầu lang đến nơi thì người con gái tài sắc đã trút hơi thở cuối, chỉ để lại cho chàng một búi tóc đặt trên chiếc quạt - kỷ vật ngày xưa giữa hai người.

Lầu xanh (thanh lâu), kỹ viện từng hoạt động chính thức ở Trung Quốc để phục vụ cho mại dâm và giải trí kể từ thời phong kiến cổ đại. Nhiều giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cổ đại và đế quốc, kỹ viện do các thương gia giàu có sở hữu, tiêu biểu là hình tượng các "tú bà" và họ hoạt động kinh doanh ở các vùng thành thị như là Kinh thành. Những kỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ và chuẩn bị tới phục vụ ở những bàn thích hợp và thực hiện nghi lễ rót rượu. Một kỹ nữ Trung Hoa có thể có năng khiếu nghệ thuật và có các kỹ năng múa, hát, chơi nhạc cụ cũng như đối đáp, ứng khẩu bằng thơ. Mại dâm không bị cấm đoán ở Trung Quốc thời cổ trung đại (mặc dù các kỹ nữ không được coi là thích hợp để kết hôn với đàn ông ở tầng lớp cao quý trong xã hội) và thay vào đó, các kỹ nữ làm chủ những kỹ viện trên phố sẽ được quần chúng đặt ở cùng địa vị với những nữ nghệ nhân, được coi là con người, được người đời nhìn nhận là thanh lịch, nhã nhặn mặc dù bị làm cho hư hỏng, nhơ bẩn, suy đồi, và hầu hết những kỹ nữ tiêu biểu đều dùng những cách tương tự để tiếp đãi, làm vui lòng những người thuộc giới quý tộc.[2] Cả phụ nữ lẫn nam giới trẻ đều hành nghề mại dâm ở trong những môi trường kỹ viện đầy rẫy sự phức tạp này, mặc dù các ghi chép lịch sử và các tác phẩm văn học đa phần đều lãng mạn hóa dòng chảy tự do, đặc tính nghệ thuật về các kỹ nữ.

Các kỹ viện ở Trung Quốc ban đầu vốn bắt nguồn từ một nhu cầu chính trị chứ không phải là để đáp ứng các nhu cầu sinh lý. Thời bấy giờ, Thái tử Đan của nước Yên vì muốn thu thập nhân tài để tiêu diệt Tần Thủy Hoàng nên đã tuyển rất nhiều mỹ nữ tới làm việc tại một lữ quán, chuyên làm công việc phục vụ các du khách nhằm giữ chân họ. Những quán trọ do Thái tử Đan mở ra chính là mô hình đầu tiên của các kỹ viện ở Trung Quốc sau này. Tới thời nhà Nguyên, các kỹ viện ở các thành thị lớn của Trung Quốc phát triển ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, thời bấy giờ, các kỹ viện lại giống như một trung tâm sinh hoạt văn hóa dành cho các văn nhân mặc khách.

Tới thời nhà Minh, do triều đình tuyển chọn rất nhiều các mỹ nữ có tài đàn hát đưa vào cung phục vụ, những người còn lại vì miếng cơm manh áo mới hợp thành một loại với các nhà thổ vốn chuyện phục vụ chuyện thể xác và trở thành khái niệm kỹ viện như ngày nay người ta vẫn hiểu.

Cũng chính vì xuất thân từ các nghệ nhân, các cô kỹ nữ luôn là những người được đào tạo một cách rất bài bản từ cầm, kỳ, thi, họa cho tới cả cách làm sao để giữ chân được khách hàng. Nhiều ghi chép nói rằng, giới kỹ nữ Trung Quốc xưa thường truyền tai nhau về 9 chiêu để lôi kéo khách hàng, được gọi là "Cửu tuyệt", bao gồm: Bấm, đánh, véo, đấm, cắn, khóc, chết, hoàn lương và chạy trốn.

Việc tuyển chọn các kĩ nữ cho các kĩ viện trong xã hội Trung Quốc cổ đại cũng vô cùng nghiêm ngặt và phải trải qua nhiều vòng. Đầu tiên khảo sát kĩ hoàn cảnh gia đình của các nàng. các thành viên trong gia đình phải không mâu thuẫn nơi quan trường. Cũng không có ai phạm tội. Tuổi các nàng cũng không được quá 17. Sau khi qua được vòng sàng lọc đó là vòng phỏng vấn để quan sát trực tiếp dung mạo, vóc dáng. Nhan sắc đương nhiên là điều vô cùng quan trọng với một kĩ nữ. Lông mày phải thanh tú, mắt không được to mà phải mảnh và dài như lá dăm, người có măt híp cũng không được. Sắc môi hồng tươi không được tím tái, nhợt nhạt. Thân hình phải mảnh mao không gày không béo. Điều quan trọng nhất tóc phải dày và đen. Theo quan niệm của người Trung Quốc thời xưa, phụ nữ sở hữu mái tóc đen và dày sẽ có vẻ ngoài gợi cảm, quyết rũ. Trải qua hai vòng trên, người trúng tuyển sẽ phải trút bỏ xiêm y để kiểm tra hình thể. Sau khi trải qua 3 vòng tuyển chọn và kiểm tra, các cô gái sẽ được đào tạo. Kĩ viện thời cổ đại phần lớn là phục vụ cho quan lại và một số tài tử phong lưu, công tử nhà giàu. Đây cũng là chốn giải khuây được coi là phong nhã của xã hội Trung Quốc thượng lưu. Vì thế, kĩ nữ nhất thiết phải học và biết qua về chơi đàn, đánh cờ hay thư họa, hát múa. Cũng thấy trong phim cổ trang Trung Quốc, một số mỹ nữ giang hồ phải cải trang thành kỹ nữ để lừa đàn ông vào kỹ viện để biết bộ mặt thật của người đó ve vãn mình thế nào, hại mình ra sao. (Ví dụ như sau khi cải trang thành kỹ nữ, nữ giang hồ sẽ múa hoặc đàn hát hầu khách và đương nhiên sẽ bỏ thuốc mê vào rượu cho khách uống, thuốc mê có thể có chứa độc và sau khi khách uống rượu có độc, kỹ nữ sẽ giết khách bằng rượu độc hay nếu như là rượu chứa thuốc mê thì khách sẽ lâm vào trạng thái mê man, kỹ nữ sẽ giả vờ ve vãn, quan hệ tình dục rồi tìm mọi thủ đoạn giết khách). Nói về kỹ nữ nổi tiếng thời nhà Thương không ai khác chính là Đát Kỷ, còn mỹ nhân điển hình của hạng phụ nữ tà dâm, xảo quyệt trong văn học Trung Hoa không ai khác là Phan Kim Liên

Khách đến kĩ viện tiêu khiển có thể là nhiều người đang thênh thang quan lộ nên vui mừng. Nhưng cũng có người đang gặp trắc trở hay thương trường không như ý. Cũng nhiều kẻ phong lưu đa tình muốn vờn hoa ghẹo liễu. Nhưng mục đích đều muốn thoải mái, thư giãn, giải khuây, quên đi áp lực mệt mỏi tìm chút an ủi. Nếu gặp nàng kĩ nữ nào hiểu chuyện biết sẻ chia giống như người bạn tâm giao thì không khác gì liều thuốc bổ giúp khách làng chơi lấy lại tinh thần. Chính vì thế mà đã có rất nhiều mối tình nổi tiếng trong lịch sử giữa những chàng lãng tử đa tình hay đấng anh hùng vang danh thiên hạ với những hồng nhan tri kỉ nơi kĩ viện.

Văn hóa

Địa danh

Từ thời nhà Tống ở Trung Quốc, các kỹ viện ở Lâm An, Biện Kinh, Hàng Châu vốn là chốn ăn chơi của gái lầu xanh. Sang tới thời nhà Minh và hậu Nhà Thanh, ở Hồ Nam, Giang Nam hay Tứ Xuyên là tụ điểm ăn chơi có đông gái lầu xanh với đủ ngón hảo hạng.

Văn chương và phim ảnh

 

No comments:

Post a Comment