Một kiểu tư duy bình dân hống hách
Thứ Sáu, 05/31/2019 - 16:49 — VietTuSaiGon
Đó
lá kiểu tư duy rất quen thuộc trong thời đại bây giờ, mà cũng không
chừng là từ thời đại xa xưa cũng đã có đối với người Việt. Bình dân
nhưng hống hách. Muôn đời nuôi giữ cái nghèo trong tinh thần tự cao tự
đại không ai giàu hơn ta. Muôn đời úp mở cái dốt với niềm kiêu hãnh ta
là thiên tài, không chừng ta là rốn của vũ trụ. Gần đây, phản ứng của
hành khách đối với hãng hàng không Vietjet Air và nhiều công ty, tập
đoàn nửa nạc nửa mỡ lại càng cho thấy rõ hơn điều này.
Nhưng cũng xin nói qua, thế nào là hống hách và thế nào là công ty nửa nạc nửa mỡ?
Có lẽ, nói về công ty nửa nạc nửa mỡ tại Việt Nam thì con số này không ít, nó nửa nạc nửa mỡ bởi vì nó là loại hình công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước không ra nhà nước mà tư nhân cũng chả ra tư nhân. Bởi nó là công ty, tập đoàn kinh tế có vốn tư nhân, vốn cổ đông không thuộc nhà nước 100% nhưng lại không thể tồn tại, không thể hoạt động nếu không dựa vào quyền lực nhà nước. Hay nói khác đi, các công ty, tập đoàn này là sân sau của một nhóm lợi ích nào đó trong đảng. Và với nguồn gốc nửa nạc nửa mỡ như vậy, từ cung cách làm ăn cho đến ứng xử của các tập đoàn này đều bất minh và ngày càng yếu kém.
Điều này gợi nhớ đến những công ty hợp tác xã tại Việt Nam sau khi giải thế hợp tác xã. “Công ty hợp tác xã”. Cụm từ này nghe rất lạ nhưng thực chất là vô cùng quen. Nó là loại hình quán xá, cửa hàng được đào thải sau khi giải thể hợp tác xã. Sau khi giải thể, các hợp tác xã nông nghiệp thay vì giải tán thì vẫn giữ nguyên hệ thống ban bệ, cơ sở vật chất và tiếp tục hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, biến nông dân thành cổ đông và ban chủ nhiệm thành ban giám đốc, dùng vốn cũ mua giống lúa, thuốc trừ sâu, các thiết bị nông nghiệp để bán lại cho nông dân (bán ngay cho chính các cổ đông, biến cổ đông thành loại khách hàng bắt buộc) và người nông dân không biết gì về vốn liếng của họ ngoài việc hằng năm nhận vài ngàn đồng hoặc cao nhất là 10 ngàn đồng lãi bằng một gói bột ngọt hoặc một chai nước mắm.
Bên cạnh đó, các cửa hàng bách hóa, cửa hàng phân phối dầu hợp tác xã, các kho lương thực được chính những người từng là ban bệ lương thực, thuế vụ đứng ra thuê và cho con cháu của họ kinh doanh. Loại hình kinh doanh của họ chủ yếu là cửa hàng ăn uống, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Và có thể nói là họ độc quyền kinh doanh trong ít nhất là khu vực mà cha mẹ, ông bà của họ từng quản lý.
Cả hai loại hình kinh doanh công ty hợp tác xã và cửa hàng ăn uống này đều có chung một kiểu làm ăn là dựa vào quyền lực, độc quyền nên các mặt hàng của họ không những không phong phú mà còn rất hạn chế, quá hạn sử dụng, chất lượng kém… Đó là nói về hàng hóa, về cung cách làm ăn đều có chung tính chất là hách dịch, cửa quyền và coi thường khách hàng, thậm chí vô văn hóa. Cái loại hình kinh tế thị trường nửa nạc nửa mỡ này kéo dài mãi cho đến khi các cửa hàng tư nhân chính thức ra đời với hàng loạt sản phẩm cạnh tranh hấp dẫn.
Khi bị cạnh tranh khốc liệt, loại công ty hợp tác xã và cửa hàng ăn uống này vẫn chưa chịu chết, quay sang o ép khách hàng bằng nhiều kiểu và dìm hàng những công ty, cửa hàng tư nhân bằng truyền thông xã, truyền thông huyện. Hậu quả của nó gây ra là cả một giai đoạn dài hàng chục năm kinh tế bị lũng đoạn. Mãi cho đến khi khách hàng li khai, loại trừ nó ra khỏi danh mục mua sắm thì nó vẫn cứ giữ cung cách hách dịch, vô văn hóa, đến lúc chết vẫn cứ vô văn hóa.
Những tưởng loại hình nửa nạc nửa mỡ này chết hẳn, nhưng không, nó vẫn tồn tại với hình thái khác, thay vì trước đây nhỏ lẻ, manh mún thì hiện tại, nó phát triển theo chiều kích mở rộng và nâng cao. Những tập đoàn kinh tế tư nhân có thể chi phối cả một khu vực kinh tế như Vietjet, Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, FLC, Vincom… Tất cả đều là kinh tế tư nhân, cổ đông, nhưng lại hoạt động dựa trên quyền lực nhà nước và cả thứ quyền lực nhà nước ngoại lai. Bởi với các tập đoàn này, khi chân rết, cái dù quyền lực bị gãy, không còn che chở được và chân rết quyền lực bị đứt thì tự thân của nó sẽ chết đi, không tài nào ngóc đầu dậy được. Một khi quyền lực còn mạnh, cái dù còn vững thì nó tha hồ làm mưa làm gió.
Tập đoàn Vietjet là một ví dụ, trước đây, khi mới hình thành, VJ làm ăn theo tinh thần kinh tế tư nhân (và giấu đi ban bệ quyền lực cũng như cái dù che cho nó), chọn phân khúc bình dân, giá rẻ với khẩu hiệu “mọi người đều có thể đi máy bay”. Cái khẩu hiệu này nhanh chóng ma mị hành khách và họ đã chọn VJ với niềm tin nó rẻ hơn các hãng bay khác. Và ban đầu nó cũng rẻ thật. Nhưng càng về sau, giá vé của VJ mắc ngang ngửa với các hãng bay cao cấp, có nhiều lúc vé loại tiết kiệm của VietNam Airline còn rẻ hơn vé tiết kiệm của VJ. Trong khi đó, máy bay VNA chất lượng cao hơn, ghế ngồi cũng thoải mái và cung cách phục vụ ở hạng 4 sao rất khác biệt. Nó không giống như VJ, chỗ ngồi chết chội, giống ghế xe đường dài hơn là máy bay, cung cách phục vụ thì miễn bàn.
Vụ hành khách Đà Nẵng đưa ba đứa con vào Sài Gòn để tang cho cha mẹ, họ đặt vé cho cả ba đứa con và VietJet đã bán vé căn cứ trên giấy khai sinh của ba đứa con. Khi vào check in, vẫn check in và qua cửa an ninh xong thì chính hãng bay này lại tráo trở, đòi giấy chứng minh nhân dân của đứa bé 14 tuổi. Đứa bé 14 tuổi chưa kịp làm chứng minh thư (vì loại chứng minh dành cho độ tuổi này được phát động làm theo đợt tại Việt Nam, cứ đúng đợt thì công an xã/phường sẽ kết hợp với công an huyện/quận phát thông báo kêu gọi hàng loạt đứa trẻ lên công an xã/phường chụp hình, làm thẻ. Thường thì đợt làm thẻ rơi vào giữa mùa hè. Chính vì vậy, đứa bé 14 tuổi kia phải đợi đến giữa hè mới được làm thẻ và cuối hè mới nhận thẻ). Hãng bay làm khó dễ cho đến phút chót, máy bay chuẩn bị cất cánh vẫn không cho đứa bé 14 tuổi lên máy bay và yêu cầu để đứa bé ở lại.
Thử hỏi, một đứa bé 14 tuổi bị hãng bay yêu cầu để lại ở sân bay và cha mẹ, em của nó được lên máy bay, vậy nó sẽ ra về với ai? Ai nấu cơm cho nó ăn? Ai quản lý nó? Và nếu không cho nó lên máy bay tại sao ngay từ đầu lại bán vé theo giấy khai sinh? Tất cả những hành tung làm ăn và hành xử với khách hàng của VJ có gì đó rất chợ búa và thiếu khoa học, thiếu nhân tính.
Mà chuyện xảy ra với hãng bay này không phải chỉ mới lần đầu, số lượng hành khách phàn nàn về VJ ngày càng tăng nhưng hãng này vẫn không có những điều chỉnh, khắc phục mà thả bừa như không có chuyện gì. Vì VJ tự tin vào thế lực nhóm? VJ cũng mang căn bệnh của loại hình kinh tế nửa nạc nửa mỡ?
Có lẽ cả hai câu hỏi này đều có câu trả lời là đúng, VJ dựa vào quyền lực nhóm và cung cách phục vụ theo kiểu cửa hàng ăn uống tư nhân sau khi hợp tác xã giải thể, ban đầu thì đưa ra nhiều tuyên bố hấp dẫn, một khi đắt khách thì chuyển sang chểnh mãng, coi thường khách và thậm chí có những hành vi vô văn hóa. Vì lúc đó cái hụi quyền lực đã hốt xong, cái cần đã có, cái muốn cũng đã đủ. Cái còn thiếu duy nhất là thể hiện bản năng ăn trên ngồi trốc, đạp vào mặt khách hàng khi đã no. Và họ đã chọn thái độ này!
Rất tiếc, tại Việt Nam, có quá nhiều loại công ty, tập đoàn kinh tế nửa nạc nửa mở kiểu này nên có hàng ngàn thứ tiêu cực và khó bề phát triển bền vững, mọi thứ đều ăn xổi, bất chấp… Tất cả những vấn đề này, nếu không kịp sửa đổi, chấn chỉnh và trang bị văn hóa, đạo đức nghề nghiệp cho vững thì hậu quả của nó sẽ khó mà lường!
Nhưng cũng xin nói qua, thế nào là hống hách và thế nào là công ty nửa nạc nửa mỡ?
Có lẽ, nói về công ty nửa nạc nửa mỡ tại Việt Nam thì con số này không ít, nó nửa nạc nửa mỡ bởi vì nó là loại hình công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước không ra nhà nước mà tư nhân cũng chả ra tư nhân. Bởi nó là công ty, tập đoàn kinh tế có vốn tư nhân, vốn cổ đông không thuộc nhà nước 100% nhưng lại không thể tồn tại, không thể hoạt động nếu không dựa vào quyền lực nhà nước. Hay nói khác đi, các công ty, tập đoàn này là sân sau của một nhóm lợi ích nào đó trong đảng. Và với nguồn gốc nửa nạc nửa mỡ như vậy, từ cung cách làm ăn cho đến ứng xử của các tập đoàn này đều bất minh và ngày càng yếu kém.
Điều này gợi nhớ đến những công ty hợp tác xã tại Việt Nam sau khi giải thế hợp tác xã. “Công ty hợp tác xã”. Cụm từ này nghe rất lạ nhưng thực chất là vô cùng quen. Nó là loại hình quán xá, cửa hàng được đào thải sau khi giải thể hợp tác xã. Sau khi giải thể, các hợp tác xã nông nghiệp thay vì giải tán thì vẫn giữ nguyên hệ thống ban bệ, cơ sở vật chất và tiếp tục hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, biến nông dân thành cổ đông và ban chủ nhiệm thành ban giám đốc, dùng vốn cũ mua giống lúa, thuốc trừ sâu, các thiết bị nông nghiệp để bán lại cho nông dân (bán ngay cho chính các cổ đông, biến cổ đông thành loại khách hàng bắt buộc) và người nông dân không biết gì về vốn liếng của họ ngoài việc hằng năm nhận vài ngàn đồng hoặc cao nhất là 10 ngàn đồng lãi bằng một gói bột ngọt hoặc một chai nước mắm.
Bên cạnh đó, các cửa hàng bách hóa, cửa hàng phân phối dầu hợp tác xã, các kho lương thực được chính những người từng là ban bệ lương thực, thuế vụ đứng ra thuê và cho con cháu của họ kinh doanh. Loại hình kinh doanh của họ chủ yếu là cửa hàng ăn uống, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Và có thể nói là họ độc quyền kinh doanh trong ít nhất là khu vực mà cha mẹ, ông bà của họ từng quản lý.
Cả hai loại hình kinh doanh công ty hợp tác xã và cửa hàng ăn uống này đều có chung một kiểu làm ăn là dựa vào quyền lực, độc quyền nên các mặt hàng của họ không những không phong phú mà còn rất hạn chế, quá hạn sử dụng, chất lượng kém… Đó là nói về hàng hóa, về cung cách làm ăn đều có chung tính chất là hách dịch, cửa quyền và coi thường khách hàng, thậm chí vô văn hóa. Cái loại hình kinh tế thị trường nửa nạc nửa mỡ này kéo dài mãi cho đến khi các cửa hàng tư nhân chính thức ra đời với hàng loạt sản phẩm cạnh tranh hấp dẫn.
Khi bị cạnh tranh khốc liệt, loại công ty hợp tác xã và cửa hàng ăn uống này vẫn chưa chịu chết, quay sang o ép khách hàng bằng nhiều kiểu và dìm hàng những công ty, cửa hàng tư nhân bằng truyền thông xã, truyền thông huyện. Hậu quả của nó gây ra là cả một giai đoạn dài hàng chục năm kinh tế bị lũng đoạn. Mãi cho đến khi khách hàng li khai, loại trừ nó ra khỏi danh mục mua sắm thì nó vẫn cứ giữ cung cách hách dịch, vô văn hóa, đến lúc chết vẫn cứ vô văn hóa.
Những tưởng loại hình nửa nạc nửa mỡ này chết hẳn, nhưng không, nó vẫn tồn tại với hình thái khác, thay vì trước đây nhỏ lẻ, manh mún thì hiện tại, nó phát triển theo chiều kích mở rộng và nâng cao. Những tập đoàn kinh tế tư nhân có thể chi phối cả một khu vực kinh tế như Vietjet, Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, FLC, Vincom… Tất cả đều là kinh tế tư nhân, cổ đông, nhưng lại hoạt động dựa trên quyền lực nhà nước và cả thứ quyền lực nhà nước ngoại lai. Bởi với các tập đoàn này, khi chân rết, cái dù quyền lực bị gãy, không còn che chở được và chân rết quyền lực bị đứt thì tự thân của nó sẽ chết đi, không tài nào ngóc đầu dậy được. Một khi quyền lực còn mạnh, cái dù còn vững thì nó tha hồ làm mưa làm gió.
Tập đoàn Vietjet là một ví dụ, trước đây, khi mới hình thành, VJ làm ăn theo tinh thần kinh tế tư nhân (và giấu đi ban bệ quyền lực cũng như cái dù che cho nó), chọn phân khúc bình dân, giá rẻ với khẩu hiệu “mọi người đều có thể đi máy bay”. Cái khẩu hiệu này nhanh chóng ma mị hành khách và họ đã chọn VJ với niềm tin nó rẻ hơn các hãng bay khác. Và ban đầu nó cũng rẻ thật. Nhưng càng về sau, giá vé của VJ mắc ngang ngửa với các hãng bay cao cấp, có nhiều lúc vé loại tiết kiệm của VietNam Airline còn rẻ hơn vé tiết kiệm của VJ. Trong khi đó, máy bay VNA chất lượng cao hơn, ghế ngồi cũng thoải mái và cung cách phục vụ ở hạng 4 sao rất khác biệt. Nó không giống như VJ, chỗ ngồi chết chội, giống ghế xe đường dài hơn là máy bay, cung cách phục vụ thì miễn bàn.
Vụ hành khách Đà Nẵng đưa ba đứa con vào Sài Gòn để tang cho cha mẹ, họ đặt vé cho cả ba đứa con và VietJet đã bán vé căn cứ trên giấy khai sinh của ba đứa con. Khi vào check in, vẫn check in và qua cửa an ninh xong thì chính hãng bay này lại tráo trở, đòi giấy chứng minh nhân dân của đứa bé 14 tuổi. Đứa bé 14 tuổi chưa kịp làm chứng minh thư (vì loại chứng minh dành cho độ tuổi này được phát động làm theo đợt tại Việt Nam, cứ đúng đợt thì công an xã/phường sẽ kết hợp với công an huyện/quận phát thông báo kêu gọi hàng loạt đứa trẻ lên công an xã/phường chụp hình, làm thẻ. Thường thì đợt làm thẻ rơi vào giữa mùa hè. Chính vì vậy, đứa bé 14 tuổi kia phải đợi đến giữa hè mới được làm thẻ và cuối hè mới nhận thẻ). Hãng bay làm khó dễ cho đến phút chót, máy bay chuẩn bị cất cánh vẫn không cho đứa bé 14 tuổi lên máy bay và yêu cầu để đứa bé ở lại.
Thử hỏi, một đứa bé 14 tuổi bị hãng bay yêu cầu để lại ở sân bay và cha mẹ, em của nó được lên máy bay, vậy nó sẽ ra về với ai? Ai nấu cơm cho nó ăn? Ai quản lý nó? Và nếu không cho nó lên máy bay tại sao ngay từ đầu lại bán vé theo giấy khai sinh? Tất cả những hành tung làm ăn và hành xử với khách hàng của VJ có gì đó rất chợ búa và thiếu khoa học, thiếu nhân tính.
Mà chuyện xảy ra với hãng bay này không phải chỉ mới lần đầu, số lượng hành khách phàn nàn về VJ ngày càng tăng nhưng hãng này vẫn không có những điều chỉnh, khắc phục mà thả bừa như không có chuyện gì. Vì VJ tự tin vào thế lực nhóm? VJ cũng mang căn bệnh của loại hình kinh tế nửa nạc nửa mỡ?
Có lẽ cả hai câu hỏi này đều có câu trả lời là đúng, VJ dựa vào quyền lực nhóm và cung cách phục vụ theo kiểu cửa hàng ăn uống tư nhân sau khi hợp tác xã giải thể, ban đầu thì đưa ra nhiều tuyên bố hấp dẫn, một khi đắt khách thì chuyển sang chểnh mãng, coi thường khách và thậm chí có những hành vi vô văn hóa. Vì lúc đó cái hụi quyền lực đã hốt xong, cái cần đã có, cái muốn cũng đã đủ. Cái còn thiếu duy nhất là thể hiện bản năng ăn trên ngồi trốc, đạp vào mặt khách hàng khi đã no. Và họ đã chọn thái độ này!
Rất tiếc, tại Việt Nam, có quá nhiều loại công ty, tập đoàn kinh tế nửa nạc nửa mở kiểu này nên có hàng ngàn thứ tiêu cực và khó bề phát triển bền vững, mọi thứ đều ăn xổi, bất chấp… Tất cả những vấn đề này, nếu không kịp sửa đổi, chấn chỉnh và trang bị văn hóa, đạo đức nghề nghiệp cho vững thì hậu quả của nó sẽ khó mà lường!
No comments:
Post a Comment