ĐỀ TÍCH SỞ KIẾN XỨ(題 昔 所 見 處 )
THÔI HỘ (崔 護)
Thôi Hộ là một thi nhân đời Đường, chưa rõ ngày sinh ngày mất, sống vào khoảng niên đại Đường Đức tông (742 – 805).
Ông tự là Ân công, người quận Bác Lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực Lệ, Trung Hoa. Tương truyền ông vốn là người phong nhã nhưng sống khép kín, ít giao du Về đường khoa cử lại rất lận đận, Mãi đến năm796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ mới đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Ông nổi tiếng nhờ bài thơ “Đề tích sở kiến xứ” - Đây là chuyện kể về chàng thư sinh Thôi Hộ thời đời Đường, sau khi thi trượt, buồn nên bỏ đi hoang trong rừng, khát nước bèn ghé một ngôi nhà gỏ cửa xin nước uống… Uống xong, không còn cớ gì lưu lại nên Thôi Hộ cáo từ ra về.
Năm sau, cũng tiết Thanh Minh, nhớ lại chuyện cũ, Thôi Hộ trở lại vườn đào năm xưa thì thấy ngôi nhà khóa cửa im lìm, bèn đưa bút đề lên cánh cửa bốn câu thơ.
題昔所見處
去 年 金 日 此 門 中
人 面 桃 花 相 映 紅
人 面 不 知 何 處 去
桃 花 依 舊 笑 東 風
崔 護
Dịch âm:
Đề Tích Sở Kiến Xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu (đông) phong
THÔI HỘ (*) Bút tích bằng chữ Hán trên là Xuân phong, vì theo các nhà luận bàn cho biết thì Thôi Hộ viết bài thơ nầy trong tiết Thanh Minh, là mùa Xuân, nên có thể đây là gió Xuân từ phương Đông thổi về, do vậy Xuân hay Đông phong là tùy thiển ý của từng người khi đọc thơ Thôi Hộ vậy.
Dịch nghĩa:
Ghi lại những điều đã thấy năm xưa
Năm ngoái ngày này trong cánh cửa này,
Mặt người và hoa đào cùng chiếu ánh hồng cho nhau,
Mặt người không biết đã đi đâu rồi,
Hoa đào vẫn còn cười với gió đông như xưa.
Dịch thơ:
-- Bản dịch của Dương Kim Phong –
Đề nơi xưa gặp gỡ
Ngày này năm trước tại nơi đây
Người cùng đào hoa khoe sắc hồng
Nhưng đến năm nay người chẳng thấy
Chỉ thấy hoa đào cười gió đông.
SƠN TRUNG dịch
Năm xưa ngày này tại đây,
Hoa đào đỏ, má người hồng hồng
Nhưng không thấy người năm nay,
Chỉ thấy hoa đào cười gió đông..
THÔI HỘ (崔 護)
Thôi Hộ là một thi nhân đời Đường, chưa rõ ngày sinh ngày mất, sống vào khoảng niên đại Đường Đức tông (742 – 805).
Ông tự là Ân công, người quận Bác Lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực Lệ, Trung Hoa. Tương truyền ông vốn là người phong nhã nhưng sống khép kín, ít giao du Về đường khoa cử lại rất lận đận, Mãi đến năm796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ mới đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Ông nổi tiếng nhờ bài thơ “Đề tích sở kiến xứ” - Đây là chuyện kể về chàng thư sinh Thôi Hộ thời đời Đường, sau khi thi trượt, buồn nên bỏ đi hoang trong rừng, khát nước bèn ghé một ngôi nhà gỏ cửa xin nước uống… Uống xong, không còn cớ gì lưu lại nên Thôi Hộ cáo từ ra về.
Năm sau, cũng tiết Thanh Minh, nhớ lại chuyện cũ, Thôi Hộ trở lại vườn đào năm xưa thì thấy ngôi nhà khóa cửa im lìm, bèn đưa bút đề lên cánh cửa bốn câu thơ.
題昔所見處
去 年 金 日 此 門 中
人 面 桃 花 相 映 紅
人 面 不 知 何 處 去
桃 花 依 舊 笑 東 風
崔 護
Dịch âm:
Đề Tích Sở Kiến Xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu (đông) phong
THÔI HỘ (*) Bút tích bằng chữ Hán trên là Xuân phong, vì theo các nhà luận bàn cho biết thì Thôi Hộ viết bài thơ nầy trong tiết Thanh Minh, là mùa Xuân, nên có thể đây là gió Xuân từ phương Đông thổi về, do vậy Xuân hay Đông phong là tùy thiển ý của từng người khi đọc thơ Thôi Hộ vậy.
Dịch nghĩa:
Ghi lại những điều đã thấy năm xưa
Năm ngoái ngày này trong cánh cửa này,
Mặt người và hoa đào cùng chiếu ánh hồng cho nhau,
Mặt người không biết đã đi đâu rồi,
Hoa đào vẫn còn cười với gió đông như xưa.
Dịch thơ:
-- Bản dịch của Dương Kim Phong –
Đề nơi xưa gặp gỡ
Ngày này năm trước tại nơi đây
Người cùng đào hoa khoe sắc hồng
Nhưng đến năm nay người chẳng thấy
Chỉ thấy hoa đào cười gió đông.
SƠN TRUNG dịch
Năm xưa ngày này tại đây,
Hoa đào đỏ, má người hồng hồng
Nhưng không thấy người năm nay,
Chỉ thấy hoa đào cười gió đông..
No comments:
Post a Comment