SƠN TRUNG
Con người có thất tình, lục dục. Người nhân từ thì it lòng uất hận hơn là những thường dân.Quốc ca Việt Nam Cộng sản chứa đựng lửa thù: "Thề phanh thây uống máu quân thù". Trong lịch sử và văn học quốc tế có nhiều chuyện về trả thù. Trả thù có nhiều cách, không phải chỉ là dùng gươm, súng và nắm đấm.
Con người có thể giết người , hãm hại bằng lời nói. Tại sao Vương ông bị bắt giam và Thúy Kiều phải đem thân lưu lạc giang hồ? Tại vì thằng bán tơ vu oan? Tại sao nó vu oan, giá họa cho Vương ông? Nguyên tác không nói rõ.
Con người có thể giết người bằng nhiều cách. Không phải cứ có gươm, giáo, súng đạn mới giết được người.
Một người đầy tớ đi chợ, chủ hỏi:
Món gì ngon nhất trong con lợn?
-Đầy tớ thưa: Lưỡi ngon nhất!
Chủ lại hỏi:Món gì dở nhất:
Đầy tớ thưa: Lưỡi dở nhất!
Thật vậy lời nói cũng là một vũ khí giết đối thủ:
" Bề ngoài xơn xớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao!
Một người đi ngựa bị một con chó chạy đuổi theo cắn, khiến cho con ngựa chạy lồng lên làm cho y suýt ngã ngựa. Y tức giận lắm. Chờ cho khi con ngựa chạy đến chỗ đông , con chó vẫn chạy theo cắn, y kêu to lên:"Chó dại!Chó dại!" Thế là hàng phố đổ ra giết con chó!
Một tướng công có hai phu nhân. Đại phu nhân bảo thiếu phu nhân:
Tướng công ta khen ngươi đẹp nhưng chê cái mũi của ngươi hơi thô!
Từ đó thiếu phu nhân thấy tướng công thì che mũi lại. Tướng công nhiều lần thấy vậy, ngạc nhiên , hỏi Đại phu nhân . Đại phu nhân nói: Nàng chê ông hôi hám!
Tướng công tức giận giết thiếu phu nhân ngay!
Mấy đứa trẻ nghịch ngợm, trèo lên khu vực cây có người qua lại. Một đứa đái lên đầu một ông văn quan. Ông này không tức giận mà còn cho nó vài đồng bạc.
Đường này có ông quan võ qua lại. Tính ông nóng như lửa.
Thằng bé lần trước được tiền, theo mửng cũ đái lên đầu ông võ quan.Ông liền sai lính chém đầu thằng bé!
Lời nói thiện hay ác là do tâm con người.
Lời nói hữu ich và cần thiết:
Không ăn thi đói
Không nói thì buồn
Tuy rằng nó cũng là nguyên do gây tội ác. Tục ngữ có câu:
Lời nói là gói vàng
Lời nói là đọi máu!
Xin ai uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, và nói những lời nhân hậu.
Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều tranh chấp, nhiều hận thù, Sơn Tinh-Thủy Tinh là một cuộc chiến đã kéo dài bao triệu năm chỉ vì cô con gái Hùng Vương. Gia Long căm thù Tây Sơn nên đã giết tuyệt dòng giống nhà Quang Trung. Đặng Trần Thường thù Ngô Thì Nhậm. Khi bắt được Ngô Thì Nhậm, họ Đặng mai mỉa:
Ai công hầu, ai khanh tướng trong trần ai ai dễ biết ai!
Ngô Thì Nhậm đáp:
Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời thế
thế thời phải thế!
Đặng Trần Thường cho rằng Ngô Thời Nhậm là kẻ bất trung, bất nghĩa, là một kẻ cơ hội chủ nghĩa nên ra lệnh đánh chết Ngô Thì Nhậm!
Nhưng Tình và Thù nhiều khi khó phân biệt. Chuyện Trọng Thủy- Mỵ Châu là một chứng cớ.
Trọng Thủy là một gián điệp của Trung Quốc, y sang Việt Nam để phá quân tình An Dương Vương là người Việt Nam.
Con người có thể giết người bằng nhiều cách. Không phải cứ có gươm, giáo, súng đạn mới giết được người.
Một người đầy tớ đi chợ, chủ hỏi:
Món gì ngon nhất trong con lợn?
-Đầy tớ thưa: Lưỡi ngon nhất!
Chủ lại hỏi:Món gì dở nhất:
Đầy tớ thưa: Lưỡi dở nhất!
Thật vậy lời nói cũng là một vũ khí giết đối thủ:
" Bề ngoài xơn xớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao!
Một người đi ngựa bị một con chó chạy đuổi theo cắn, khiến cho con ngựa chạy lồng lên làm cho y suýt ngã ngựa. Y tức giận lắm. Chờ cho khi con ngựa chạy đến chỗ đông , con chó vẫn chạy theo cắn, y kêu to lên:"Chó dại!Chó dại!" Thế là hàng phố đổ ra giết con chó!
Một tướng công có hai phu nhân. Đại phu nhân bảo thiếu phu nhân:
Tướng công ta khen ngươi đẹp nhưng chê cái mũi của ngươi hơi thô!
Từ đó thiếu phu nhân thấy tướng công thì che mũi lại. Tướng công nhiều lần thấy vậy, ngạc nhiên , hỏi Đại phu nhân . Đại phu nhân nói: Nàng chê ông hôi hám!
Tướng công tức giận giết thiếu phu nhân ngay!
Mấy đứa trẻ nghịch ngợm, trèo lên khu vực cây có người qua lại. Một đứa đái lên đầu một ông văn quan. Ông này không tức giận mà còn cho nó vài đồng bạc.
Đường này có ông quan võ qua lại. Tính ông nóng như lửa.
Thằng bé lần trước được tiền, theo mửng cũ đái lên đầu ông võ quan.Ông liền sai lính chém đầu thằng bé!
Lời nói thiện hay ác là do tâm con người.
Lời nói hữu ich và cần thiết:
Không ăn thi đói
Không nói thì buồn
Tuy rằng nó cũng là nguyên do gây tội ác. Tục ngữ có câu:
Lời nói là gói vàng
Lời nói là đọi máu!
Xin ai uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, và nói những lời nhân hậu.
Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều tranh chấp, nhiều hận thù, Sơn Tinh-Thủy Tinh là một cuộc chiến đã kéo dài bao triệu năm chỉ vì cô con gái Hùng Vương. Gia Long căm thù Tây Sơn nên đã giết tuyệt dòng giống nhà Quang Trung. Đặng Trần Thường thù Ngô Thì Nhậm. Khi bắt được Ngô Thì Nhậm, họ Đặng mai mỉa:
Ai công hầu, ai khanh tướng trong trần ai ai dễ biết ai!
Ngô Thì Nhậm đáp:
Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời thế
thế thời phải thế!
Đặng Trần Thường cho rằng Ngô Thời Nhậm là kẻ bất trung, bất nghĩa, là một kẻ cơ hội chủ nghĩa nên ra lệnh đánh chết Ngô Thì Nhậm!
Nhưng Tình và Thù nhiều khi khó phân biệt. Chuyện Trọng Thủy- Mỵ Châu là một chứng cớ.
Trọng Thủy là một gián điệp của Trung Quốc, y sang Việt Nam để phá quân tình An Dương Vương là người Việt Nam.
Triệu Đà người Trung Hoa, cử binh Nam xâm, cùng An Dương vương giao chiến. Vương lấy
nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn cầm cự với Vương,
không dám đối chiến, bèn xin hòa. Vương cả mừng, hẹn rằng phía bắc sông
Tiểu Giang thuộc Triệu Đà cai trị, phía nam thì Vương cai trị. Không bao
lâu, Đà cầu hôn. Vương vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là
Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một
cái lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha.
Nói rằng: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể
dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, bắc
nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" Mị Châu đáp: "Thiếp
phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lá thì đau đớn khôn xiết, thiếp có áo
gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã
ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau".
Trọng Thủy mang lẫy thần về nước. Đà được lẫy cả mừng, bèn cử
binh sang đánh. An Dương vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ,
cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?" Quân Đà tiến sát,
Vương cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Vương đặt Mị Châu
ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam. Trọng Thủy nhận dấu
lông ngỗng mà đuổi.
An Dương vương chạy tới bờ bể, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu". Rùa vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vương bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: "Thiếp
là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến
thành hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi
sẽ biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù". Mị Châu chết ở bờ
bể, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Sau
đó, An Dương vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn Vương đi
xuống bể.
Đời truyền rằng nơi đó là đất Dạ Sơn, tổng Cao Xá, phủ Diễn Châu.
Quân Đà kéo tới đấy không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu. Trọng Thủy
ôm xác vợ đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Mị Châu
đã chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy
bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò
ngọc ở biển đông lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng, nhân
kiêng tên Mị Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.
| ” | |
No comments:
Post a Comment