Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Các nhà hoạt động
dân chủ đã bày tỏ quan ngại về "sự cáo chung của Hong Kong" sau khi
Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng luật an ninh mới.
Phía Hoa Kỳ
thì nói rằng động thái này có thể "gây bất ổn cao" và làm xói mòn các
cam kết từ Trung Quốc đối với quyền tự trị của Hong Kong.
Đại hội
Đại biểu Toàn quốc (Quốc hội, NPC) đang tranh luận về luật này vào thứ
Sáu, nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động dấy loạn và lật đổ.
Người
ủng hộ cho rằng cần phải chặn đứng bạo lực trong các cuộc biểu tình
chính trị nổ ra vào năm ngoái. Những người phản đối lo ngại luật mới sẽ
được sử dụng để loại bỏ các quyền tự do cơ bản.
Tại sao tranh cãi?
Hong
Kong đã thực hành chính sách "một quốc gia, hai chế độ" và "một nền tự
trị mức độ cao" kể từ khi Anh trả lại chủ quyền vùng đất này cho Trung
Quốc vào năm 1997.
Nhưng các nhà hoạt động và phong trào dân chủ cảm thấy rằng Bắc Kinh đang hủy hoại điều đó.
Năm ngoái, hàng triệu người đã xuống đường trong suốt bảy tháng
để phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục. Nhiều cuộc
biểu tình đã trở nên bạo lực. Cuối cùng, người ta đã phải đình chỉ và
sau đó rút lại dự luật dẫn độ.
Luật an ninh đang được đề xuất còn
gây tranh cãi nhiều hơn. Theo Luật cơ bản, gọi là tiểu hiến pháp của
vùng lãnh thổ, chính quyền Hong Kong phải thông qua luật an ninh quốc
gia. Tuy nhiên, vào năm 2003, nỗ lực ban hành luật đã thất bại sau khi
có 500.000 người xuống đường phản đối.
Đó là lý do tại sao nỗ lực
hiện tại nhằm ban hành luật an ninh quốc gia lại gây ra sự phẫn nộ như
vậy. Hôm thứ Năm, một nhà lập pháp đã gọi đây là "vấn đề gây tranh cãi
nhất ở Hong Kong kể từ khi chuyển giao".
Phóng viên BBC đặc trách
Trung Quốc, Robin Brant, nói rằng điều làm cho tình hình trở nên tồi tệ
là Bắc Kinh có thể dửng dưng qua mặt các vị dân cử ở Hong Kong và áp đặt
thay đổi.
Trung Quốc có thể đặt các quy định này vào Phụ lục III
của Luật cơ bản, bao gồm các luật quốc gia mà Hong Kong phải thực thi -
dưới hình thức luật hoặc sắc lệnh.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân
chủ lo ngại luật pháp sẽ được sử dụng để dẹp các hoạt động phản đối bất
chấp quyền tự do đã được ghi trong Luật cơ bản, như cách mà các luật
tương tự ở Trung Quốc được sử dụng để dập tắt sự phản đối nhằm vào đảng
Cộng sản.
Người phản đối nói gì?
Một
số nhân vật ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, bao gồm nhà lãnh đạo đảng Dân
chủ Wu Chi-wai, cho biết việc ban hành luật là sự cáo chung của "một
quốc gia, hai chế độ".
Nhà lập pháp thuộc đảng Công dân (Civic
Party) Dennis Kwok nói rằng "một khi chuyện này được thực hiện, thì 'một
quốc gia, hai chế độ' sẽ chính thức bị xóa sổ. Đây là sự cáo chung của
Hong Kong."
Đồng nghiệp của ông là bà Tanya Chan nói thêm rằng đây là "ngày buồn thảm nhất trong lịch sử Hong Kong".
Trên
trang Twitter của mình, nhà hoạt động sinh viên và chính trị gia Joshua
Wong viết rằng với hành động này, Bắc Kinh muốn "dùng vũ lực và sự sợ
hãi để trấn áp tiếng nói phê phán của người Hong Kong".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo "mọi nỗ
lực áp đặt luật an ninh quốc gia không phản ánh ý chí của người dân Hong
Kong sẽ gây bất ổn cao, và có thể bị lên án mạnh mẽ".
Tổng thống
Donald Trump cho biết Mỹ sẽ phản ứng mạnh nếu Trung Quốc một mực triển
khai dự luật này, nhưng ông không đi vào chi tiết.
Hoa Kỳ hiện
đang xem xét liệu có tiếp tục gia hạn các đặc quyền đầu tư và giao dịch
ưu đãi của Hong Kong hay không. Quyết định này phải được chốt vào cuối
tháng.
Thống đốc cuối cùng của Anh tại Hong Kong, ông Chris
Patten, gọi động thái của Trung Quốc là "cuộc tấn công toàn diện vào
quyền tự trị của thành phố".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho
biết Anh kỳ vọng Trung Quốc "tôn trọng các quyền và tự do của Hong Kong
và mức độ tự trị cao".
Lập trường của Trung Quốc là gì?
Các
nguồn từ Quốc hội từng cho biết Bắc Kinh không muốn tiếp tục chờ Hong
Kong thông qua luật riêng của mình, và cũng không muốn tiếp tục đứng
nhìn sự phát triển của phong trào bạo lực chống lại chính phủ.
Một
nguồn tin nói với báo South China Morning Post: "Chúng tôi không tiếp
tục cho phép các hành vi như xúc phạm quốc kỳ hoặc biểu tượng quốc gia
xảy ra ở Hong Kong."
Bắc Kinh cũng có thể đang lo ngại cuộc bầu cử tháng
Chín của cơ quan lập pháp Hong Kong. Nếu các đảng ủng hộ dân chủ thành
công như họ đã từng trong các cuộc bầu cử cấp quận hồi năm ngoái, các dự
luật của chính quyền có khả năng bị chặn đứng.
Thông báo về động thái của Trung Quốc vào hôm thứ Năm, phát ngôn viên Zhang Yesui không đưa nhiều chi tiết, chỉ nói rằng biện pháp mới là sự "cải thiện" trên nền tảng một quốc gia, hai chế độ.
Ông Zhang nói: "An ninh quốc gia là nền tảng cho sự ổn định của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia phục vụ lợi ích cơ bản của tất cả người dân Trung Quốc, đồng bào Hong Kong của chúng tôi".
Sau khi thảo luận, Quốc hội - vốn là cơ quan được sử dụng để hợp thức hóa các quyết định đã được thống nhất trước đó - sẽ bỏ phiếu vào tuần tới. Vấn đề sẽ được chốt lại vào tháng Sáu, khi dự luật được trình lên Ủy ban Thường vụ.
Một bài xã luận trên tờ China Daily của nhà nước khẳng định với luật mới, "những ai thách thức an ninh quốc gia nhất thiết phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình".
Tại Hong Kong, Liên minh Dân kiến (DAB) thân Bắc Kinh cho biết "hoàn toàn ủng hộ" các đề xuất sắp được ban hành "để đáp lại tình hình chính trị đang xấu đi nhanh chóng trong những năm gần đây tại Hong Kong".
Nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh Christopher Cheung nói với Reuters: "Ban hành luật này là cần thiết và nên có càng sớm càng tốt".
Chính phủ Anh và Trung Quốc đã ký một hiệp ước, Tuyên bố chung Trung - Anh, trong đó hai bên đồng ý Hong Kong sẽ duy trì "mức độ tự trị cao, ngoại trừ trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng", trong 50 năm.
Điều này được quy định trong Luật cơ bản, có hiệu lực đến năm 2047.
Do đó, hệ thống pháp lý, biên giới và quyền của Hong Kong - bao gồm quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận - được bảo vệ.
Biểu tình Hong Kong: Cơ quan giám sát 'giải tội' cho cảnh sát
Nghị viện Hong Kong xô xát, các nhà lập pháp dân chủ bị khiêng ra ngoài
Nhưng Bắc Kinh có quyền phủ quyết bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống chính trị và, chẳng hạn, đã loại trừ việc bầu trực tiếp chức danh đặc khu trưởng.
Năm 2019, hàng loạt cuộc biểu tình chính trị đã nổ ra và lan rộng tại Hong Kong nhưng đại dịch virus corona đã khiến các cuộc biểu tình này phải thu hẹp quy mô.
Tuy nhiên, hỗn loạn đã xảy ra tại viện lập pháp Hong Kong vào hôm thứ Hai, khi một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bị khiêng ra ngoài trong cuộc tranh cãi về một dự luật cấm coi thường quốc ca.
Hôm thứ Hai, 15 nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng cũng đã phải trình diện tại tòa với tội danh tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp hồi năm ngoái.
Thông báo về động thái của Trung Quốc vào hôm thứ Năm, phát ngôn viên Zhang Yesui không đưa nhiều chi tiết, chỉ nói rằng biện pháp mới là sự "cải thiện" trên nền tảng một quốc gia, hai chế độ.
Ông Zhang nói: "An ninh quốc gia là nền tảng cho sự ổn định của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia phục vụ lợi ích cơ bản của tất cả người dân Trung Quốc, đồng bào Hong Kong của chúng tôi".
Sau khi thảo luận, Quốc hội - vốn là cơ quan được sử dụng để hợp thức hóa các quyết định đã được thống nhất trước đó - sẽ bỏ phiếu vào tuần tới. Vấn đề sẽ được chốt lại vào tháng Sáu, khi dự luật được trình lên Ủy ban Thường vụ.
Một bài xã luận trên tờ China Daily của nhà nước khẳng định với luật mới, "những ai thách thức an ninh quốc gia nhất thiết phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình".
Tại Hong Kong, Liên minh Dân kiến (DAB) thân Bắc Kinh cho biết "hoàn toàn ủng hộ" các đề xuất sắp được ban hành "để đáp lại tình hình chính trị đang xấu đi nhanh chóng trong những năm gần đây tại Hong Kong".
Nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh Christopher Cheung nói với Reuters: "Ban hành luật này là cần thiết và nên có càng sớm càng tốt".
Tình trạng pháp lý của Hong Kong
Hong Kong là thuộc địa nằm dưới quyền cai trị của Anh trong hơn 150 năm cho đến năm 1997.Chính phủ Anh và Trung Quốc đã ký một hiệp ước, Tuyên bố chung Trung - Anh, trong đó hai bên đồng ý Hong Kong sẽ duy trì "mức độ tự trị cao, ngoại trừ trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng", trong 50 năm.
Điều này được quy định trong Luật cơ bản, có hiệu lực đến năm 2047.
Do đó, hệ thống pháp lý, biên giới và quyền của Hong Kong - bao gồm quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận - được bảo vệ.
Biểu tình Hong Kong: Cơ quan giám sát 'giải tội' cho cảnh sát
Nghị viện Hong Kong xô xát, các nhà lập pháp dân chủ bị khiêng ra ngoài
Nhưng Bắc Kinh có quyền phủ quyết bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống chính trị và, chẳng hạn, đã loại trừ việc bầu trực tiếp chức danh đặc khu trưởng.
Năm 2019, hàng loạt cuộc biểu tình chính trị đã nổ ra và lan rộng tại Hong Kong nhưng đại dịch virus corona đã khiến các cuộc biểu tình này phải thu hẹp quy mô.
Tuy nhiên, hỗn loạn đã xảy ra tại viện lập pháp Hong Kong vào hôm thứ Hai, khi một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bị khiêng ra ngoài trong cuộc tranh cãi về một dự luật cấm coi thường quốc ca.
Hôm thứ Hai, 15 nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng cũng đã phải trình diện tại tòa với tội danh tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp hồi năm ngoái.
No comments:
Post a Comment