Truyện dài
SƠN TRUNG
Chương I
TUỔI THƠ
Tôi tên là Trương Mỹ Hoa, cũng có tên thứ hai là Lan, gốc ở Nam Định, đến đời ông tổ làm quan ở Hà Nội nên từ đó gia đình tôi lập nghiệp ở Hà Nội. Tôi tuổi Dần, các thầy bói bảo tôi cao số. Gia đình tôi thuộc gia đình khá giả. Lúc bấy giờ nước ta bị Pháp xâm lược, thói mua quan bán tước là phổ biến, vì vậy thầy tôi đã bỏ tiền ra mua chức lý trưởng. Ở Việt Nam, nhất là thôn quê, dân ngu khu đen thường bị đọa đày, phổ biến là đi phu phen. Vì vậy, ai có chút máu mặt, phải mua chức tước. Thôn quê thì mua Lý trưởng, Phó Lý, cao nữa là huyện hàm...Thầy tôi mua chức lý trưởng hàm, người ta gọi là ông lý
Thầy tôi là một thương gia, thường xuôi dòng sông Nhị chở những bè gỗ về trung du. Nhà tôi có khoảng chục bè gỗ. Các chùa hay nhà thờ đều mua gỗ thấy tôi để tu tạo. Vì vậy, công việc kinh doanh của thầy tôi ngày càng phát đạt.
Trong nhà tôi có và xưởng cưa, thợ mộc, phu phen
Thầy tôi thich uống rựợu. Mỗi bữa cơm thường có mẹ tôi ngồi bên cạnh, tôi cầm quạt đứng hầu.Buổi rươu thường kéo dài một giờ, sau đó mẹ tôi gọi tôi dọn cơm.Thầy tôi ăn xong thì mẹ tôi và các anh chị em chúng tôi quây quần ăn uống.
Thầy tôi nghiêm khắc. Tôi rất sợ thầy tôi. Tôi luôn luôn tránh mặt thầy tôi.
Ký ưc tôi về các anh chị em không nhiều vì 14 tuổi tôi phải đi lấy chồng.
Thuở nhỏ tôi không thich cờ bạc. Ngày Tết, thầy tôi cho gầy sòng. Ai chơi gì thì chơi, tôi không quan tâm..Đôi khi bị rủ rê, tôi cũng tham gia các cuộc đỏ đen như chơi tam cúc, hốt lú..nhưng tôi thường bị thua. Thường là thua mấy đồng tiền Bảo Đại (1) , và đến đó thì không chơi nữa. Lúc bấy giờ một chinh ăn ba đồng Bảo Đại, một xu ăn sáu đồng tiền Bảo Đại. Một xu mua được 6 cái bánh đúc, bánh lá (Thương em bánh đuc bẻ ba /Mắm tôm quẹt ngược thì nhà cũng xiêu).
Ở nhà quê lúc báy giờ quà bánh có vậy. Mẹ tôi mua tơ tằm về dệt lụa. Trong nhà cũng có vài khung cửi. Ban sơ gia đình tôi dêt theo lối cổ truyền dệt có con thoi chạy qua chạy lại. Có những người đến bán sợi, có những người đến lãnh kén về. Trong nhà lúc nào cũng có một số người giúp việc.
Ở nhà quê lúc báy giờ quà bánh có vậy. Mẹ tôi mua tơ tằm về dệt lụa. Trong nhà cũng có vài khung cửi. Ban sơ gia đình tôi dêt theo lối cổ truyền dệt có con thoi chạy qua chạy lại. Có những người đến bán sợi, có những người đến lãnh kén về. Trong nhà lúc nào cũng có một số người giúp việc.
Nhà tôi rất rộng lại có tiếng giàu có, sợ cướp, thầy tôi làm ba lớp cổng. Thầy tôi lo việc phòng thủ và chiến đấu. Xung quanh nhà tôi cũng như xung quanh làng có lũy tre chiến đấu.Thầy tôi cho cưa những khuc tre đực dài khoảng gang tay. Đó là loại tre đặc ruột, dài và cứng, bỏ vào mấy cái thúng, ban đêm cho rải trên các lối đi để bọn cướp khi chạy thì ống tre sẽ lăn bon và té.Lớp thứ hai là những bàn chống cắm những cây đinh mười, dài và sắc.Lớp thứ ba là một cái sân dài và rộng tả hữu có những cây cau cao, thân giăng những day thép chằng chịt tạo thành những ô vuông , chữ nhật hay tam giác tạo thành những màng lưới dày đặc.
Ngoài ra thầy tôi nuôi 12 con chó, ban ngày xich lại, ban đêm mới thả ra. Trong nhà có cung,tên, thước bảy, đao, kiếm và những cây lao.
Lúc bấy giờ Nho học đã suy tàn , người Pháp đã lập các trường trung tiểu học tại miền Bắc. Vùng tôi có trường Nữ Trung Học nhưng con gái không được đi học. Thầy tôi thì khác, thầy tôi cho các anh chị trong nhà học Hán văn.
Trong nhà tôi thân với chị Ba vì tuổi chúng tôi xấp xỉ nhau. Chị Ba lo việc dệt cửi trong nhà, không phải ra ngoài nắng gió. Tôi bắt đầu giúp thầy mẹ tôi khi tôi mười một tuổi. Tôi dệt vải, dệt đũi,kéo đũi. Tôi cân tơ, cân kén để bán hay giao cho thợ. Tôi đi đòi tiền nợ khách hàng, tôi dọn dẹp xưởng mộc và bàn chuyện lặt vặt trong nhà.
CHƯƠNG II
NGÀY HỢP HÔN
Khi em gái ut của tôi lên hai, thầy tôi ốm nặng. Lúc này dân ta dùng thuốc Bắc hay thuốc Nam. Ông thầy bảo thầy tôi thận suy. Thầy tôi bị bệnh thận suy dẫn đến việc tôi phải lấy chồng lúc 14 tuổi. Biết mình không qua khỏi, thầy tôi nghĩ đến việc phân chia gia tài. Thầy tôi nhờ một ông phụ trách hộ tich lo việc này.
Vì muốn con gái khỏi lỡ làng, tôi phải cưới chạy tang. Lúc này thầy tôi 47 tuổi. Tháng bảy thầy tôi chết, tháng chạp mẹ tôi quyết định làm lễ cưới cho tôi. Vì tôi buôn bán đảm đang nên được nhiều người chú ý.Nhất là lúc cuối cùng, mai mối tấp nập nhưng tôi từ chối.
Trong đám người này có anh Toản, người cùng làng. đồng lứa tuổi với anh cả tôi.
Y là một tên du đãng, võ nghệ cao cường, con trai ông bà Bich là một gia đình chuyên làm việc thất đức.Y có thể phóng mình lên nóc nhà. Tôi không thich anh Toan, vì người to béo, dáng dấp thô lỗ, tính tình lại hung ác.Người trong mộng của tôi phải là một thư sinh tao nhã.
Trong nhà tôi thân với chị Ba vì tuổi chúng tôi xấp xỉ nhau. Chị Ba lo việc dệt cửi trong nhà, không phải ra ngoài nắng gió. Tôi bắt đầu giúp thầy mẹ tôi khi tôi mười một tuổi. Tôi dệt vải, dệt đũi,kéo đũi. Tôi cân tơ, cân kén để bán hay giao cho thợ. Tôi đi đòi tiền nợ khách hàng, tôi dọn dẹp xưởng mộc và bàn chuyện lặt vặt trong nhà.
CHƯƠNG II
NGÀY HỢP HÔN
Khi em gái ut của tôi lên hai, thầy tôi ốm nặng. Lúc này dân ta dùng thuốc Bắc hay thuốc Nam. Ông thầy bảo thầy tôi thận suy. Thầy tôi bị bệnh thận suy dẫn đến việc tôi phải lấy chồng lúc 14 tuổi. Biết mình không qua khỏi, thầy tôi nghĩ đến việc phân chia gia tài. Thầy tôi nhờ một ông phụ trách hộ tich lo việc này.
Vì muốn con gái khỏi lỡ làng, tôi phải cưới chạy tang. Lúc này thầy tôi 47 tuổi. Tháng bảy thầy tôi chết, tháng chạp mẹ tôi quyết định làm lễ cưới cho tôi. Vì tôi buôn bán đảm đang nên được nhiều người chú ý.Nhất là lúc cuối cùng, mai mối tấp nập nhưng tôi từ chối.
Trong đám người này có anh Toản, người cùng làng. đồng lứa tuổi với anh cả tôi.
Y là một tên du đãng, võ nghệ cao cường, con trai ông bà Bich là một gia đình chuyên làm việc thất đức.Y có thể phóng mình lên nóc nhà. Tôi không thich anh Toan, vì người to béo, dáng dấp thô lỗ, tính tình lại hung ác.Người trong mộng của tôi phải là một thư sinh tao nhã.
Gia đình ông Bich đã nhờ một ông chú họ đến nhà tôi mai mối.
Tôi không bằng lòng, nói" Ỉa vào"!
Mẹ tôi nói đám nào mày cũng chê thì mày lấy ai?Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng có chồng võ nghệ cao cường thì không bị cướp bóc.
Hàng ngày tôi xách thúng đi thu tiền và mua sợi, ai gặp tôi cũng nói:
"Mẹ cô gả cô cho con bà Bich cầm bằng xô cô xuống sông sướng hơn".
Trên đường về, tủi phận, tôi khóc sướt muớt, phải lấy tà áo che mặt mà đi. khi về đến nhà, thấy tôi khóc, anh tôi hỏi: "Tại sao mày khóc"?
Tôi đáp cho qua chuyện " Em thương thầy mà khóc".
Anh tôi đe dọa:" Mày không nghe lời mẹ thì tao đánh mày chết."
Anh Cả tôi là người khiếp nhược . Có lần Toản và anh tôi thi võ nghệ , anh bị Toan cho mấy quả thụi
vào ngực, đến nay còn sợ cho nên anh cũng muốn thuận theo Toan cho an bình.
Một hôm tôi đang ngồi sắc thuốc cho thầy tôi thì mẹ tôi đến bên tôi bảo:"Sáng nay mẹ đã đi khấn đền Thánh Thérésa, Thánh Anton, và cuối cùng nhận thấy anh Toản là tốt hơn cả. Có anh ở nhà ta thì ta không sợ cướp bóc."
Tôi lắc đầu và nói:" Con không lấy nó đâu!"
Mẹ tôi nhẹ nhàng khuyên bảo tôi: "Thầy con sắp mất, con phải lấy chồng cho thầy được an lòng, nếu không thầy con sẽ bị mất linh hồn".
Tôi lui vào trong xó ngồi khóc. Tôi không thich Toản nhưng tôi biết thầy tôi chết đi thì mẹ tôi, anh tôi bắt tôi lấy Toản. Chị dâu họ của tôi đến bên tôi an ủi:"
"Em cứ để cho mẹ nhận trầu cau của người ta để thầy em an lòng nhắm mắt. Sau đó thì ta sẽ trả của."(2)
Tôi nghe lời chị vì tưởng rằng trả của cũng dễ dàng và nghĩ rằng đó cũng là mưu kế hay để thoát thân nên không phản đối nữa. Thấy tôi không phản đối , mẹ báo cho nhà trai tiến hành hôn lễ gấp rút. Trước tiên nhà trai mang trầu cau đến chạm ngõ. Ngày hôm sau thì nhà trai gồng gánh lễ vật đến hỏi nào là cặp ngỗng, nếp, trầu cau, rượu chè, bánh trái. Trong ngày đó, tôi phải mang thóc vào nhà thờ Thánh Giu Se để người ta giã gạo cho mình để làm đám tang cho thầy tôi.
Sau lễ hỏi, Toản đến làm rể nhà tôi. Ngày nào anh cũng khăn đóng áo dài đến nhà tôi. Thấy thầy tôi hay ho, anh chạy đến bưng ống nhổ cho thầy tôi. Thấy thầy tôi muốn ngồi dậy, anh chạy lại đỡ thầy tôi. Anh rót nuớc bưng trà như một người con hiếu thảo. Được ba ngày thì thầy tôi mất. Khi nhà làm lễ phát tang, Toan cũng được phân phát áo tang, khăn tang.
Tháng bảy thầy tôi mất thì tháng chạp nhà trai tiến hành việc cưới. Thấy nhà trai mua sắm, chuẩn bị cho đám cưới, tôi biết là ngày cưới của tôi sắp đến. Theo lệ của Thiên Chúa giáo, trươc khi cưới một tuần, thường là ngày thứ bảy, người ta xin rao, nghĩa là thông báo việc hai người kết hôn. Ai muốn tố cáo hay khiếu nại thì trình cha. Vì vậy tôi trốn nhà ra đi vào đêm thứ sáu.
Thấy làng xóm nói quá về việc mẹ tôi gả tôi cho con bà Bích, và thấy tôi khóc ngày đêm , chị Ba tôi giúp tôi trốn vào nhà dòng Thái Bình xin tu. Muốn đi tu phải có giấy giới thiệu của cha xứ của tôi nhưng lúc này cha đang cấm phòng ở Cát Đàn.
Từ Cát Đàn đi Thái Bình cũng gần . Kế hoạch bí mật, chỉ có hai chị em được biết mà thôi. Lúc này trên sông Hồng đã có tàu bè qua lại. Mỗi ngày đều có môt chuyến tàu thủy chạy từ Hà Nội đi Nam Định. Sau nhà tôi có một bến tàu, tàu thường dừng lại để lấy thêm khách. Chị dặn khi đến bến thì thuê xe đến Cát Đàn gặp cha xứ để xin cha viết thư giới thiệu với nhà Dòng. Tôi theo lời chị đến Cát Đàn xin gặp cha Chính Yên. Tôi thưa rằng:"Thầy con mất rồi, mẹ con ép con lấy người con không thương. Xin cha viết giấy giới thiệu để con vào tu nhà Dòng Thái Bình.
Cha viết giấy giới thiệu. Cầm giấy giới thiệu của cha, tôi đến nhà Dòng nhưng lúc này đệ nhị thế chiến đang gay go, Hà Nội bị thả bom, Tây đầm chạy về nhà dòng Thái Bình chật ních.
Bà sơ bào tôi:" Phải đợi ngày 15 tây đầm rút lui về Hà Nội thì mới có phòng trống cho tôi ở. Trong khi chờ đợi, bà gửi tôi sang các bà Phươc dòng Áo Đen. Ở được mấy ngày, các bà Phươc cho tôi đi chầu Mình Thánh ở xứ Bắc Trạch.
Nhà tôi luôn mở cửa đón khách khi họ lỡ bữa ăn. Trong số đó có ông giáo Viễn. Chầu Mình Thánh xong, tôi đi tìm ông giáo Viễn. Thấy tôi, ông hỏi:
" Cô đi đâu vậy?"
Tôi bèn kể việc thầy tôi mất , mẹ tôi ép tôi lấy chồng nên tôi tính đi tu. Ông đưa tôi vào trong làng gửi cho một người quen của ông tên là Phó Liễu. Ông rất tốt. Ông nói"Cô không đi tu được đâu. Theo tôi thấy con người cô không phải là người tu hành. Bây giờ cô trở về Thái Bình lấy quần áo rồi trở lại đây. Sau đó tôi và thầy giáo Viễn và tôi sẽ mang bánh chưng và các thứ lên thăm mẹ cô và dò tin tức cho cô."
Hôm sau tôi trở về Thái Bình. Khi đứng bên đường chờ xe, tôi thấy một chiếc xe kéo chạy tới, đến gần tôi thấy người ngồi trên xe kéo là chị Ba của tôi. Chị cho biết Toan thấy tôi bỏ trốn thì đã đi hỏi cô Thuần về làm vợ. Trước đây tôi nghe nói cô Thuần cũng là người trong làng xưa nay rất thich Toan. Mẹ tôi bảo Toan đã chịu tang cha tôi, tôi về xin lỗi thì mọi việc sẽ êm xuôi.Tôi về Thái Bình, rồi về nhà, không trở lại nhà ông Phó Liễu nữa. Thật ra những lời chi Ba tôi nói là không đúng. Chị tôi cũng đánh lừa tôi. Khi tôi bỏ trốn, Toan rât tức giận. Cả nhà anh chửi mắng nhà tôi.Họ bảo bố tôi chết chưa xanh cỏ mà tôi đã theo trai. Anh ta lấy khăn tang đóng khố, còn áo tang thì treo lên ngọn tre. và đe dọa sẽ làm hình nộm bằng rơm mặc áo tang trắng. và đội khăn tang đi khắp xóm để làm nhục gia đình tôi. Anh còn nói nếu tôi không về thì ban đêm anh giở ngói vào giết cả nhà.Thấy tình hình nguy ngập như vậy, chị tôi kể sự thật cho mẹ tôi nghe, cả hai bàn cách đưa tôi về. Anh tôi bảo Toan rằng:" Tôi cùng chú đi Thái Bình đem xich sắt kéo con Lan xuống tàu mang về. Chị tôi vốn đã tu nơi này nên không muốn anh Cả làm hại thanh danh gia đình. nên chị tôi yêu cầu anh Cả để chị tôi một mình đi Thái Bình tìm tôi về. Chị tôi đã tìm đến cha xứ, hỏi rõ bà Phươc sau mới đến đây.
Sau khi rời nhà ông Phó Liễu chị em tôi tôi trở về Thái bình lấy quần áo. Về đến nhà, lòng tôi lo âu và biết mình bị lừa. Lúc này ở nhà đã sắp đặt mọi thứ cả rồi . Khi tôi bước vào nhà, mẹ tôi hô người nhà:"Đem nồi rang ra đây".(3)
Nồi rang là một cái nồi đất, dùng rang mè, đậu phụng, rang bắp, không bao giờ lau chùi. đít đầy lọ (nhọ nghẹ). Mẹ tôi cố ý nói như thế là tôi bỏ nhà ra đi là bôi tro trét trấu vào mặt mẹ tôi. Còn anh Cả dọa chém tôi thành bốn mảnh. Một số bạn bè trươc đây đồng tình với tôi, chê bai Toan nay trở giọng khuyên tôi lấy Toan cho an thân. Tôi như cọp sa lưới, cô đơn, không ai ủng hộ mình, đành im lặng chờ cơ hội giải thoát. Tôi tính sau khi cưới sẽ trốn lần nữa. Tôi sẽ bỏ đi thật xa vào tận Nam Bộ mà sinh sống. Khi tôi về nhà được vài bữa, mẹ tôi, tôi và bên nhà Toan cùng bàn về đám cưới. Họ bàn với nhau mà không cho tôi biết, nhưng tôi biết họ tính cưới tôi gấp rút. Họ tính đưa tôi trình cha xứ. Trước khi đưa tôi vào trình cha xứ, anh tôi bảo không được nói ép duyên, vì nói cưỡng hôn thì không được cha làm phép. Trên đường đến nhà thờ tôi khóc.Tôi mặc áo dài, đi guốc, phải lấy khăn trùm đầu để che những giòng nươc mắt.
Cha xứ hỏi:"Con có bị ép lấy chồng không?"
Tôi đáp :"Không."
Tôi theo lời anh Cả mà nói như thế.
Thế là đám cưới được tiến hành như ý nhà Toan. Khi đám cưới xong, rước dâu về nhà trai, họ hàng ăn uống xong, nhà gái ra về thì tôi cũng ra về theo họ chứ không ở lại nhà chồng vì nhà Toan đã đồng ý gửi rể. Tối chú rể lại sang nhà tôi và phải ngủ chung giường với em trai tôi. Còn tôi như trước ngủ chung với chị Ba, tôi nằm trong, chị nằm ngoài. Nay tôi cũng nằm trong như cũ. Chị Ba không cho tôi nằm và la to cho mẹ tôi nghe:
" Cái Lan sang nằm với con đây nè".
Mẹ tôi bảo:"Đuổi nó ra"
Tôi khoc nên mẹ và chị không làm gì hết.
Đêm thứ hai, tôi cũng vào nằm chung với chị Ba. Chị cũng la to mách mẹ. Mẹ tôi nói"Cái Lan không ra thì tao đánh cái Màu
Chị Ba bào:"Mày vào buồng mày mà nằm."
Tôi có buồng riêng nhưng tôi không nằm.Tôi ra đứng ngoài sân. Ngoài sân trời lạnh mà tôi lại sợ ma. Chị tôi khuyên tôi nên phục tòng chồng vì dẫu sao tôi và Toan đã được cha mẹ cưới cho, còn bỏ mà đi thì lấy ai thì cũng là chồng theo vợ.Tôi im lặng không nói gì. Đến khi chị ngủ thì tôi nằm dưới chân chị. Đến tối thứ tư, Toan không đến nữa.Tôi ngủ ở buồng tôi. Nửa đêm mẹ tôi mở cửa cho Toan vào. Hắn xông vào ôm tôi:"Cho anh yêu". Tôi như con cừu non không chống nổi với cọp đói.Tôi cũng như Kiều bị Mã Giám Sinh phá tan đời con gái:
"Một đêm mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiêc gì đến hoa."
Càng nghe y nói, tôi càng ghét.
Tôi là con gái 14 tuổi, không hiểu gì về tình dục nên đêm đó không phải là đêm tân hôn mà là đêm cưỡng hiếp. Nếu không mang thai lần đó, tôi đã tìm cách trốn đi lần nữa và đi thật xa dù không biết đi đâu.
Thầy tôi mất lúc tôi 14 tuổi. Nếu thầy tôi còn sống thêm một thời gian nữa có lẽ cuộc đời tôi đã đổi khác về tinh thần cũng như về vật chất. Cái đêm tân hôn, cái ngày đầu tiên của đời con gái như đời tôi thì chẳng có gì hạnh phúc. Sau khi kết hôn, tôi mất tự do. Mẹ tôi lại sợ tôi bỏ trốn, nên cất hết quần áo tôi. Muốn có vài đồng, tôi phải xin mẹ tôi.
Mặc dầu ở nhà cha mẹ đẻ, sáng sớm tôi phải đến nhà chồng làm dâu lấy lệ đến chiều lại về, hàng xóm xầm xì:
"Con gái bà Lý đi làm dâu kìa! "
Tôi bị ốm nghén mà chẳng biết. Tôi thường bị chóng mặt, nhưc đầu, ói mửa, hay nằm trên giường, chẳng thiết làm lụng chi cả. Vì quá mệt nhọc, vì bị thai hành, tôi không tính trốn lần nữa. Sau khoảng bốn tháng, tôi bớt bị thai hành.
Mẹ tôi làm chủ hụi, khách ngồi khá đông . Tôi nhớ có một lần, phải ngồi dây pha nước, têm trầu mời khách. Tôi nghe các bà xì xầm nhỏ to:" Con bé chắc đã yên chuyện. Cái bụng tròn vo thế kia chắc là có bầu rồi."
Mặc dầu tôi là bà mẹ sắp sanh con, thế mà tôi không biết mình ốm nghén. Mẹ tôi và các họ hàng không ai nói cho tôi biết. Có lẽ việc ép tôi lấy chồng là một điều bất hạnh nên không ai muốn nhăc nhở gì nữa. Các cụ không dạy bảo con cái về đường tình dục và cuộc sống lứa đôi.
Lúc tôi sinh con gái đầu lòng, mẹ tôi có nhờ một bà mụ( 3) đến đỡ đẻ.
Khi đau bụng đẻ, tôi tưởng là ăn bánh cuốn thiu hay thức ăn gì mất vệ sinh mà trúng độc. Đau ơi là đau. Trong đời tôi chưa bao giờ đau đến thế.Sau này mới hiểu.
Mẹ tôi có cho hai vợ chồng tôi một số tiền làm vốn riêng. Mẹ tôi cho anh Toan theo anh Cả tập sự buôn gỗ một vài chuyến.
Năm 1945, nạn đói tràn khắp miền Băc, có khoảng triệu người chết đói. Anh Toản cũng kinh doanh nông nghiệp bằng cách bỏ tiền mua non (4) bắp sắn đến mùa mới thu hoạch. Lúc bấy giờ, tôi còn trẻ, không có kinh nghiệm việc đời, thấy anh Toản mua non nông phẩm tôi không có ý kiến gì.Tôi nghĩ anh muốn có tiền thì muốn làm gì cứ làm. Được vài tháng, thằng con ông Đoàn Bát sang bảo:
Ruộng ngô đã đến kỳ xáo rồi ạ.
Tôi phải cho anh tiền gạo để anh có sức xới vun đất thành vồng và bón phân cho các luống ngô. Đến khi ngô chín, anhToản phải thuê thuyền, mang theo thúng, rỗ, đòn xóc (5)và một số người đến thu họach thì trên ruộng đã có người khác bẻ bắp.Anh Toản chạy đến quát to:"Tại sao mấy người bẻ bắp của tôi?"
"Ruộng này của ông Tiên chỉ, sao lại là của anh?
Anh Toản nói":Thằng con nhà Đoàn Bát đã bán cho tôi.
Họ cười bảo:" Thằng con nhà Đoàn Bát sao dám bán sao dám bán ruộng nhà Tiên chỉ?".
Thế là anh bị lừa mất tiền bạc lại mắc thêm nợ nần.
Năm 1945, Việt Minh lên rồi, chiến tranh bùng nổ, Việt Minh thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến cho nên chẳng ai xây cất nhà cửa, và mặc lụa là như trước. Thế là việc kinh doanh buôn bán của dân chúng miềm Bắc sa sút. Chính lúc này cônmg việc kinh doanh của mẹ tôi phải đình lại. Xưởng gỗ im lặng như tờ, coi như hoang phế đánh dấu bước suy thoái của gia đình tôi cũng như hoàn cảnh điêu tàn chung của nước tôi.
Thời này đệ nhị thế chiến, đồng minh thả bom khắp nơi, Pháp bị Đức đô hộ cho nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Không có thư từ, điện thoại và xe cộ lưu thông đền miền núi, đi đâu dân ta phải đi bộ, trên đường đi không có quán xá. Tôi phải nấu cơm nếp với mật để cho khỏi thiu, làm thành từng nắm tròn, bỏ vào đãy cho anh mang theo.
Theo dự tính, anh Toan chỉ đi một tuần là trở về nhưng hai tuần chẳng thấy đâu cả. Qua tuần thứ ba thì Toan và một người anh ruôt là Đoan trở về.
Lúc tôi và anh Toan ở nhà mẹ ruột tôi, anh khỏi làm việc gì cả, sống ung dung, sung sướng. Anh Toan tỏ ra biết điều, luôn cung kính mẹ tôi, và cũng không có gì làm tôi buồn phiền. Mẹ chồng cũng rất tử tế với tôi.Thỉnh thoảng bà sang biết thức này món kia. Nhà bà trồng mấy cây đu đủ trái to và ngọt. Bà mang sang cho tôi, tôi chạy ra cổng mời bà vào nhà nhưng bà từ chối.
Sau khi Việt Minh lên, kháng chiến bùng nổ, mẹ tôi không buôn bán được nữa, thì bên nhà anh Toan thay đổi thái độ. Mỗi sáng tôi phải qua nhà mẹ chồng làm dâu. Ban đầu thì nhàn hạ, nhưng dần dần tôi nếm mọi điều cay đắng. Đây chính là lúc tôi sống cực khổ với gia đình nhà chồng mặc dầu tôi ở nhà mẹ tôi.
Tôi trở thành một người mẹ vào ngày mồng mười, tháng 9 năm 1944. Lúc con gái tôi được 5 tháng, mẹ tôi cho tiền mua một căn nhả năm gian, có hai gian bếp trong một khu vườn khá rộng rãi. Khu này hơi gần nhà mẹ tôi. nhưng cũng gần nhà mẹ chồng, cách chừng 15 bước.
Anh Toan đi cày ruộng và trông nom bắp. khoai từ tháng giêng cho đến tháng năm là hết việc. Bắp khoai mang về không đủ ăn nên tôi phải buôn bán ngược xuôi để phụ giúp kinh tế gia đình. úc này mẹ tôi không buôn bán lớn nữa, chỉ mua bán sợi the nho nhỏ. Cha mất, mẹ sa sút nên anh Toản coi thường mẹ tôi.Còn tôi lúc này cũng phải tần tảo. Tôi phải tự mình buôn bán để nuôi thân và nuôi chồng con. Tôi mua kén về kéo tơ lụa đem bán lấy tiền sinh sống. Vì gần nhà nên mẹ chồng ba bốn giờ sáng chỏ miệng qua chửi đổng. Không những bà chửi tôi mà còn chửi mẹ tôi. Ở làng tôi, người già thì gọi là bà. Mẹ tôi chưa già nhưng có chút địa vị trong làng nên người ta kinh trọng gọi là bà Lý hay cụ Lý Nghìn. Mẹ chồng tôi không kiêng nể. cứ gọi Con Mẹ Nghìn mà chửi rủa.
Vì hận thù, vì tức tối, bà cũng sang hạch hỏi, chửi mắng, kiếm cớ đánh đập tôi đánh đập .Có nhiều lần thấy tôi khóc lóc, van xin, người anh lớn của chồng sang xin bà ngừng tay. Dù nhận tôi là dâu, bà rất ghét tôi vì lúc trươc tôi đã bỏ nhà đi tu.Và cũng vì nhà bà lép vế hơn nhà tôi. Bà thường đay nghiến tôi, chửi bới tôi để trả thù theo như tâm lý một số người:"Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng".
Trước kia, tôi ở nhà mẹ ruột, thỉnh thoảng bà sai đứa cháu gái, con anh Đoàn Bich kêu tôi về để mắng chửi, nhưng đôi khi tôi lờ đi. Bây giờ tôi ở gần nhà thì tiện lợi cho bà chửi mắng tôi. Khi tôi ở nhà mẹ tôi, tôi không bị đánh, nhưng từ khi ở riêng, nhà cạnh mẹ chồng, thì bà đánh tôi và chửi thường xuyên hơn. Nhiều khi bà sai bảo anh Toan việc gì mà anh không theo ý bà, bà cũng nhè tôi mà chửi, đánh.
Về sau này, người ta cho biết chính Toan là người đánh cướp gia đình anh chị vợ.Sau khi ra khỏi nhà, Toan không đi Thái Nguyên mà sang làng bên cạnh, xa một cây số, gặp ông Quyền Địch là một"bố già" vùng này , tụ họp với một băng đảng để đánh cướp. Dinh cơ của thầy mẹ tôi rộng lớn, có chục căn nhà là xưởng mộc, và xưởng dệt bỏ trống, đường sá rộng rãi, xe hơi có thể chạy trong đó. Trong khu vực này có hai căn nhà lớn nhất. Anh Cả, mẹ tôi và các em ở nhà lớn nhất, gọi là "nhà Tổ ". Ban đầu tôi và Toan ở một nhà nhỏ, sau thấy tôi có bầu, mọi việc đã êm xuôi. mẹ tôi cho tôi sang ở căn nhà khác rộng rãi hơn, chung với gia đình chị Sen, là chị Hai. đã lấy chồng xa, nay về ở chung.
Đấy là một căn nhà năm gian, quay hướng về hai mặt đường thương mại, cách nhà tổ hai trăm mét. gia đình tôi ở một đầu, gia đình chị một đầu. Anh chị ở hai gian đàng trước dùng làm tiệm bán thuôc Bắc, buôn bán rất phát đạt. Gian giữa để ngồi chơi. Anh Toan hay ra ngồi ở đó và biết rõ sinh hoạt tiêm thuốc và đường đi nước bước trong tiệm. Hồi đó mỗi tháng tiệm thu về vạn rưỡi tiền Đông Dương là một số tiền rất lớn. Khi Toan rời nhà thì tiệm thuốc Bắc bị đánh cướp. Đêm hôm ấy khoảng hai giờ sáng có tiếng nói:"Nằm im". Sau đó tôi nghe tiếng vật lộn từ bên phòng của anh chi tôi. Ông anh rể la lớn :"Làng nước ơi! Cướp! Cướp".
Vài phút sau, hàng xóm đổ đến. Bọn cướp không lấy được vật gì đáng giá, ngoại trừ cái áo măng tô của anh Sen, một it quần áo, ruột tượng (6) là những thứ vơ vẩn và những toa thuốc bắc trong tủ đựng tiền. Anh Sen là người khôn ngoan. Tiền bán thuốc ban ngày để trong tủ cùng với toa thuốc bắc, nhưng ban đêm anh cất đi chỗ khác. Mãi về sau anh Toan chết rồi, người ta mới dám nói sự thực cho tôi hay. Một hôm, tôi đến chơi nhà ông Kỳ Đường, người cùng làng, ông hỏi tôi rằng:" Thím Toan có biết ai cướp nhà ông Sen không?"
-Dạ không ạ.
Ông cho biết chính Toan đánh cướp nhà chi ruột tôi. Ông nói"Thằng Toan chớ ai! Thằng này cũng cho đàn em đi cướp nhà anh ruột mình."
Và chính Toan bày vẽ đường lối cho bọn đàn em vào cuớp nhà anh ruột của Toan là anh Lan. Tôi nhớ một đêm giữa khuya, khoảng 12 giờ đêm, đứa bé gái ở với mẹ chồng tôi báo tin cướp đến nhà anh Lan. Anh Hùng nhảy xuống giường rút cây đòn càn ( đòn xóc) đi tiếp cứu. Anh vừa chạy vừa cười. Nhà anh Lan ở gần hồ nước, cạnh sông Hồng. Bọn cướp dùng thuyền đổ bộ vào nhà anh đánh cướp. Anh Lan chống cự, bị chém vào đùi máu ra xối xả. Gia đình đưa anh lên tỉnh Hưng Yên cách mười mấy cây số nhưng máu ra quá nhiều mà chết.
Lúc này khoảng tháng 6-1945.Nghe nói anh Lan là người đi lính Pháp ở Thái Nguyên, mang về nhiếu thuốc ký-ninh để uống mà anh không cho. Anh Toản cậy công đưa anh từ Tuyên Quang về nhà mà anh lại đối xử tệ bạc như vậy mà sinh ra oán thù. Anh Toản đi TháiNguyên một lần mà về măc chứng sốt rét ngã nước. Cứ đến chiều là lên cơn nóng lạnh, đắp bao chăn cũng rét run.
Mẹ chồng tôi có ba con trai là Bích, Lan và Toản. Chị Cả vợ anh Bich rất tử tế, hiện nay còn sống ở Hố Nai. Thấy anh hùng rét run, chị nấu một nồi nước sôi, pha lá vối cho uống.Riêng tôi dù không yêu anh nhưng từ nhỏ tôi đã chịu ảnh hưởng gia đình là người đàn bà phải làm tròn bổn phận của người vợ. Vì vậy tôi đã lo thuốc men, mua gà nấu cháo bổ dưỡng cho anh để anh mau hồi phục.
Tôi đã lo lắng chạy chữa như mẹ tôi đã từng săn sóc cha tôi. Cuối tháng 4-1945, Toan chết đột ngột. Anh Lan chết tháng sáu-1945 thì mười tháng sau, anh Toan chết.
Trước đó, anh Toan đã ra khỏi nhà ba ngày mà không thấy trở về. Từ trươc anh Toan vẫn đi về thất thường cho nên tôi quen lối sống của anh, không thắc mắc và trông đợi. Vả lại anh chẳng bao giờ hé lộ với tôi bất cứ việc gì. Trong cái đêm thứ ba anh vắng nhà, tự nhiên con chó Mực nuôi trong nhà cứ tru lên nhiều lần. Tôi lấy làm lạ mà không hiểu tại sao. Ngày hôm đó, tôi đang phơi lúa trong nhà thương Thánh Giu Se, anh chạy đến hỏi tôi:"Làm xong chưa"?
Tôi nói chưa. Anh nói tôi là anh gửi Cái Phán đằng chị Cả.
Phơi lúa xong tôi ghé chị Cả đem cháu về. Nhà tôi và nhà chị gần nhau. Tôi đến nhà chị và hỏi chị:
(1). Lúc bấy giờ nước ta có hai hệ thống tiền tệ. Một là tiền Đông Dương do Pháp ấn hành từ 500, 100, cho đến 1 đồng. Dưới đồng là hào (cắc, giác) và xu, chinh. Mười xu là một hào. mười hào là một đồng. Hai là tiền kim loại do Nam triều đức ra.Hai là tiền kim loại do Nam triều đúc ra. Một quan có 10 tiền, một tiền 60 đồng ( một quan là 600 đồng). Đồng tiền này làm đồng hay kẽm, hình tròn, có lỗ vuông để xâu thành bó. Một đồng tiền kẽm còn gọi là một chữ, khác với đồng bạc Đông Dương có giá trị cao hơn nhiều.Chính là tiền kim loại do Pháp đúc.
Tôi không bằng lòng, nói" Ỉa vào"!
Mẹ tôi nói đám nào mày cũng chê thì mày lấy ai?Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng có chồng võ nghệ cao cường thì không bị cướp bóc.
Hàng ngày tôi xách thúng đi thu tiền và mua sợi, ai gặp tôi cũng nói:
"Mẹ cô gả cô cho con bà Bich cầm bằng xô cô xuống sông sướng hơn".
Trên đường về, tủi phận, tôi khóc sướt muớt, phải lấy tà áo che mặt mà đi. khi về đến nhà, thấy tôi khóc, anh tôi hỏi: "Tại sao mày khóc"?
Tôi đáp cho qua chuyện " Em thương thầy mà khóc".
Anh tôi đe dọa:" Mày không nghe lời mẹ thì tao đánh mày chết."
Anh Cả tôi là người khiếp nhược . Có lần Toản và anh tôi thi võ nghệ , anh bị Toan cho mấy quả thụi
vào ngực, đến nay còn sợ cho nên anh cũng muốn thuận theo Toan cho an bình.
Một hôm tôi đang ngồi sắc thuốc cho thầy tôi thì mẹ tôi đến bên tôi bảo:"Sáng nay mẹ đã đi khấn đền Thánh Thérésa, Thánh Anton, và cuối cùng nhận thấy anh Toản là tốt hơn cả. Có anh ở nhà ta thì ta không sợ cướp bóc."
Tôi lắc đầu và nói:" Con không lấy nó đâu!"
Mẹ tôi nhẹ nhàng khuyên bảo tôi: "Thầy con sắp mất, con phải lấy chồng cho thầy được an lòng, nếu không thầy con sẽ bị mất linh hồn".
Tôi lui vào trong xó ngồi khóc. Tôi không thich Toản nhưng tôi biết thầy tôi chết đi thì mẹ tôi, anh tôi bắt tôi lấy Toản. Chị dâu họ của tôi đến bên tôi an ủi:"
"Em cứ để cho mẹ nhận trầu cau của người ta để thầy em an lòng nhắm mắt. Sau đó thì ta sẽ trả của."(2)
Tôi nghe lời chị vì tưởng rằng trả của cũng dễ dàng và nghĩ rằng đó cũng là mưu kế hay để thoát thân nên không phản đối nữa. Thấy tôi không phản đối , mẹ báo cho nhà trai tiến hành hôn lễ gấp rút. Trước tiên nhà trai mang trầu cau đến chạm ngõ. Ngày hôm sau thì nhà trai gồng gánh lễ vật đến hỏi nào là cặp ngỗng, nếp, trầu cau, rượu chè, bánh trái. Trong ngày đó, tôi phải mang thóc vào nhà thờ Thánh Giu Se để người ta giã gạo cho mình để làm đám tang cho thầy tôi.
Sau lễ hỏi, Toản đến làm rể nhà tôi. Ngày nào anh cũng khăn đóng áo dài đến nhà tôi. Thấy thầy tôi hay ho, anh chạy đến bưng ống nhổ cho thầy tôi. Thấy thầy tôi muốn ngồi dậy, anh chạy lại đỡ thầy tôi. Anh rót nuớc bưng trà như một người con hiếu thảo. Được ba ngày thì thầy tôi mất. Khi nhà làm lễ phát tang, Toan cũng được phân phát áo tang, khăn tang.
Tháng bảy thầy tôi mất thì tháng chạp nhà trai tiến hành việc cưới. Thấy nhà trai mua sắm, chuẩn bị cho đám cưới, tôi biết là ngày cưới của tôi sắp đến. Theo lệ của Thiên Chúa giáo, trươc khi cưới một tuần, thường là ngày thứ bảy, người ta xin rao, nghĩa là thông báo việc hai người kết hôn. Ai muốn tố cáo hay khiếu nại thì trình cha. Vì vậy tôi trốn nhà ra đi vào đêm thứ sáu.
Thấy làng xóm nói quá về việc mẹ tôi gả tôi cho con bà Bích, và thấy tôi khóc ngày đêm , chị Ba tôi giúp tôi trốn vào nhà dòng Thái Bình xin tu. Muốn đi tu phải có giấy giới thiệu của cha xứ của tôi nhưng lúc này cha đang cấm phòng ở Cát Đàn.
Từ Cát Đàn đi Thái Bình cũng gần . Kế hoạch bí mật, chỉ có hai chị em được biết mà thôi. Lúc này trên sông Hồng đã có tàu bè qua lại. Mỗi ngày đều có môt chuyến tàu thủy chạy từ Hà Nội đi Nam Định. Sau nhà tôi có một bến tàu, tàu thường dừng lại để lấy thêm khách. Chị dặn khi đến bến thì thuê xe đến Cát Đàn gặp cha xứ để xin cha viết thư giới thiệu với nhà Dòng. Tôi theo lời chị đến Cát Đàn xin gặp cha Chính Yên. Tôi thưa rằng:"Thầy con mất rồi, mẹ con ép con lấy người con không thương. Xin cha viết giấy giới thiệu để con vào tu nhà Dòng Thái Bình.
Cha viết giấy giới thiệu. Cầm giấy giới thiệu của cha, tôi đến nhà Dòng nhưng lúc này đệ nhị thế chiến đang gay go, Hà Nội bị thả bom, Tây đầm chạy về nhà dòng Thái Bình chật ních.
Bà sơ bào tôi:" Phải đợi ngày 15 tây đầm rút lui về Hà Nội thì mới có phòng trống cho tôi ở. Trong khi chờ đợi, bà gửi tôi sang các bà Phươc dòng Áo Đen. Ở được mấy ngày, các bà Phươc cho tôi đi chầu Mình Thánh ở xứ Bắc Trạch.
Nhà tôi luôn mở cửa đón khách khi họ lỡ bữa ăn. Trong số đó có ông giáo Viễn. Chầu Mình Thánh xong, tôi đi tìm ông giáo Viễn. Thấy tôi, ông hỏi:
" Cô đi đâu vậy?"
Tôi bèn kể việc thầy tôi mất , mẹ tôi ép tôi lấy chồng nên tôi tính đi tu. Ông đưa tôi vào trong làng gửi cho một người quen của ông tên là Phó Liễu. Ông rất tốt. Ông nói"Cô không đi tu được đâu. Theo tôi thấy con người cô không phải là người tu hành. Bây giờ cô trở về Thái Bình lấy quần áo rồi trở lại đây. Sau đó tôi và thầy giáo Viễn và tôi sẽ mang bánh chưng và các thứ lên thăm mẹ cô và dò tin tức cho cô."
Hôm sau tôi trở về Thái Bình. Khi đứng bên đường chờ xe, tôi thấy một chiếc xe kéo chạy tới, đến gần tôi thấy người ngồi trên xe kéo là chị Ba của tôi. Chị cho biết Toan thấy tôi bỏ trốn thì đã đi hỏi cô Thuần về làm vợ. Trước đây tôi nghe nói cô Thuần cũng là người trong làng xưa nay rất thich Toan. Mẹ tôi bảo Toan đã chịu tang cha tôi, tôi về xin lỗi thì mọi việc sẽ êm xuôi.Tôi về Thái Bình, rồi về nhà, không trở lại nhà ông Phó Liễu nữa. Thật ra những lời chi Ba tôi nói là không đúng. Chị tôi cũng đánh lừa tôi. Khi tôi bỏ trốn, Toan rât tức giận. Cả nhà anh chửi mắng nhà tôi.Họ bảo bố tôi chết chưa xanh cỏ mà tôi đã theo trai. Anh ta lấy khăn tang đóng khố, còn áo tang thì treo lên ngọn tre. và đe dọa sẽ làm hình nộm bằng rơm mặc áo tang trắng. và đội khăn tang đi khắp xóm để làm nhục gia đình tôi. Anh còn nói nếu tôi không về thì ban đêm anh giở ngói vào giết cả nhà.Thấy tình hình nguy ngập như vậy, chị tôi kể sự thật cho mẹ tôi nghe, cả hai bàn cách đưa tôi về. Anh tôi bảo Toan rằng:" Tôi cùng chú đi Thái Bình đem xich sắt kéo con Lan xuống tàu mang về. Chị tôi vốn đã tu nơi này nên không muốn anh Cả làm hại thanh danh gia đình. nên chị tôi yêu cầu anh Cả để chị tôi một mình đi Thái Bình tìm tôi về. Chị tôi đã tìm đến cha xứ, hỏi rõ bà Phươc sau mới đến đây.
Sau khi rời nhà ông Phó Liễu chị em tôi tôi trở về Thái bình lấy quần áo. Về đến nhà, lòng tôi lo âu và biết mình bị lừa. Lúc này ở nhà đã sắp đặt mọi thứ cả rồi . Khi tôi bước vào nhà, mẹ tôi hô người nhà:"Đem nồi rang ra đây".(3)
Nồi rang là một cái nồi đất, dùng rang mè, đậu phụng, rang bắp, không bao giờ lau chùi. đít đầy lọ (nhọ nghẹ). Mẹ tôi cố ý nói như thế là tôi bỏ nhà ra đi là bôi tro trét trấu vào mặt mẹ tôi. Còn anh Cả dọa chém tôi thành bốn mảnh. Một số bạn bè trươc đây đồng tình với tôi, chê bai Toan nay trở giọng khuyên tôi lấy Toan cho an thân. Tôi như cọp sa lưới, cô đơn, không ai ủng hộ mình, đành im lặng chờ cơ hội giải thoát. Tôi tính sau khi cưới sẽ trốn lần nữa. Tôi sẽ bỏ đi thật xa vào tận Nam Bộ mà sinh sống. Khi tôi về nhà được vài bữa, mẹ tôi, tôi và bên nhà Toan cùng bàn về đám cưới. Họ bàn với nhau mà không cho tôi biết, nhưng tôi biết họ tính cưới tôi gấp rút. Họ tính đưa tôi trình cha xứ. Trước khi đưa tôi vào trình cha xứ, anh tôi bảo không được nói ép duyên, vì nói cưỡng hôn thì không được cha làm phép. Trên đường đến nhà thờ tôi khóc.Tôi mặc áo dài, đi guốc, phải lấy khăn trùm đầu để che những giòng nươc mắt.
Cha xứ hỏi:"Con có bị ép lấy chồng không?"
Tôi đáp :"Không."
Tôi theo lời anh Cả mà nói như thế.
Thế là đám cưới được tiến hành như ý nhà Toan. Khi đám cưới xong, rước dâu về nhà trai, họ hàng ăn uống xong, nhà gái ra về thì tôi cũng ra về theo họ chứ không ở lại nhà chồng vì nhà Toan đã đồng ý gửi rể. Tối chú rể lại sang nhà tôi và phải ngủ chung giường với em trai tôi. Còn tôi như trước ngủ chung với chị Ba, tôi nằm trong, chị nằm ngoài. Nay tôi cũng nằm trong như cũ. Chị Ba không cho tôi nằm và la to cho mẹ tôi nghe:
" Cái Lan sang nằm với con đây nè".
Mẹ tôi bảo:"Đuổi nó ra"
Tôi khoc nên mẹ và chị không làm gì hết.
Đêm thứ hai, tôi cũng vào nằm chung với chị Ba. Chị cũng la to mách mẹ. Mẹ tôi nói"Cái Lan không ra thì tao đánh cái Màu
Chị Ba bào:"Mày vào buồng mày mà nằm."
Tôi có buồng riêng nhưng tôi không nằm.Tôi ra đứng ngoài sân. Ngoài sân trời lạnh mà tôi lại sợ ma. Chị tôi khuyên tôi nên phục tòng chồng vì dẫu sao tôi và Toan đã được cha mẹ cưới cho, còn bỏ mà đi thì lấy ai thì cũng là chồng theo vợ.Tôi im lặng không nói gì. Đến khi chị ngủ thì tôi nằm dưới chân chị. Đến tối thứ tư, Toan không đến nữa.Tôi ngủ ở buồng tôi. Nửa đêm mẹ tôi mở cửa cho Toan vào. Hắn xông vào ôm tôi:"Cho anh yêu". Tôi như con cừu non không chống nổi với cọp đói.Tôi cũng như Kiều bị Mã Giám Sinh phá tan đời con gái:
"Một đêm mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiêc gì đến hoa."
Càng nghe y nói, tôi càng ghét.
Tôi là con gái 14 tuổi, không hiểu gì về tình dục nên đêm đó không phải là đêm tân hôn mà là đêm cưỡng hiếp. Nếu không mang thai lần đó, tôi đã tìm cách trốn đi lần nữa và đi thật xa dù không biết đi đâu.
CHƯƠNG III
ĐỜI MƯA GIÓ
Thầy tôi mất lúc tôi 14 tuổi. Nếu thầy tôi còn sống thêm một thời gian nữa có lẽ cuộc đời tôi đã đổi khác về tinh thần cũng như về vật chất. Cái đêm tân hôn, cái ngày đầu tiên của đời con gái như đời tôi thì chẳng có gì hạnh phúc. Sau khi kết hôn, tôi mất tự do. Mẹ tôi lại sợ tôi bỏ trốn, nên cất hết quần áo tôi. Muốn có vài đồng, tôi phải xin mẹ tôi.
Mặc dầu ở nhà cha mẹ đẻ, sáng sớm tôi phải đến nhà chồng làm dâu lấy lệ đến chiều lại về, hàng xóm xầm xì:
"Con gái bà Lý đi làm dâu kìa! "
Tôi bị ốm nghén mà chẳng biết. Tôi thường bị chóng mặt, nhưc đầu, ói mửa, hay nằm trên giường, chẳng thiết làm lụng chi cả. Vì quá mệt nhọc, vì bị thai hành, tôi không tính trốn lần nữa. Sau khoảng bốn tháng, tôi bớt bị thai hành.
Mẹ tôi làm chủ hụi, khách ngồi khá đông . Tôi nhớ có một lần, phải ngồi dây pha nước, têm trầu mời khách. Tôi nghe các bà xì xầm nhỏ to:" Con bé chắc đã yên chuyện. Cái bụng tròn vo thế kia chắc là có bầu rồi."
Mặc dầu tôi là bà mẹ sắp sanh con, thế mà tôi không biết mình ốm nghén. Mẹ tôi và các họ hàng không ai nói cho tôi biết. Có lẽ việc ép tôi lấy chồng là một điều bất hạnh nên không ai muốn nhăc nhở gì nữa. Các cụ không dạy bảo con cái về đường tình dục và cuộc sống lứa đôi.
Lúc tôi sinh con gái đầu lòng, mẹ tôi có nhờ một bà mụ( 3) đến đỡ đẻ.
Khi đau bụng đẻ, tôi tưởng là ăn bánh cuốn thiu hay thức ăn gì mất vệ sinh mà trúng độc. Đau ơi là đau. Trong đời tôi chưa bao giờ đau đến thế.Sau này mới hiểu.
Mẹ tôi có cho hai vợ chồng tôi một số tiền làm vốn riêng. Mẹ tôi cho anh Toan theo anh Cả tập sự buôn gỗ một vài chuyến.
Năm 1945, nạn đói tràn khắp miền Băc, có khoảng triệu người chết đói. Anh Toản cũng kinh doanh nông nghiệp bằng cách bỏ tiền mua non (4) bắp sắn đến mùa mới thu hoạch. Lúc bấy giờ, tôi còn trẻ, không có kinh nghiệm việc đời, thấy anh Toản mua non nông phẩm tôi không có ý kiến gì.Tôi nghĩ anh muốn có tiền thì muốn làm gì cứ làm. Được vài tháng, thằng con ông Đoàn Bát sang bảo:
Ruộng ngô đã đến kỳ xáo rồi ạ.
Tôi phải cho anh tiền gạo để anh có sức xới vun đất thành vồng và bón phân cho các luống ngô. Đến khi ngô chín, anhToản phải thuê thuyền, mang theo thúng, rỗ, đòn xóc (5)và một số người đến thu họach thì trên ruộng đã có người khác bẻ bắp.Anh Toản chạy đến quát to:"Tại sao mấy người bẻ bắp của tôi?"
"Ruộng này của ông Tiên chỉ, sao lại là của anh?
Anh Toản nói":Thằng con nhà Đoàn Bát đã bán cho tôi.
Họ cười bảo:" Thằng con nhà Đoàn Bát sao dám bán sao dám bán ruộng nhà Tiên chỉ?".
Thế là anh bị lừa mất tiền bạc lại mắc thêm nợ nần.
Năm 1945, Việt Minh lên rồi, chiến tranh bùng nổ, Việt Minh thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến cho nên chẳng ai xây cất nhà cửa, và mặc lụa là như trước. Thế là việc kinh doanh buôn bán của dân chúng miềm Bắc sa sút. Chính lúc này cônmg việc kinh doanh của mẹ tôi phải đình lại. Xưởng gỗ im lặng như tờ, coi như hoang phế đánh dấu bước suy thoái của gia đình tôi cũng như hoàn cảnh điêu tàn chung của nước tôi.
Thời này đệ nhị thế chiến, đồng minh thả bom khắp nơi, Pháp bị Đức đô hộ cho nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Không có thư từ, điện thoại và xe cộ lưu thông đền miền núi, đi đâu dân ta phải đi bộ, trên đường đi không có quán xá. Tôi phải nấu cơm nếp với mật để cho khỏi thiu, làm thành từng nắm tròn, bỏ vào đãy cho anh mang theo.
Theo dự tính, anh Toan chỉ đi một tuần là trở về nhưng hai tuần chẳng thấy đâu cả. Qua tuần thứ ba thì Toan và một người anh ruôt là Đoan trở về.
Lúc tôi và anh Toan ở nhà mẹ ruột tôi, anh khỏi làm việc gì cả, sống ung dung, sung sướng. Anh Toan tỏ ra biết điều, luôn cung kính mẹ tôi, và cũng không có gì làm tôi buồn phiền. Mẹ chồng cũng rất tử tế với tôi.Thỉnh thoảng bà sang biết thức này món kia. Nhà bà trồng mấy cây đu đủ trái to và ngọt. Bà mang sang cho tôi, tôi chạy ra cổng mời bà vào nhà nhưng bà từ chối.
Sau khi Việt Minh lên, kháng chiến bùng nổ, mẹ tôi không buôn bán được nữa, thì bên nhà anh Toan thay đổi thái độ. Mỗi sáng tôi phải qua nhà mẹ chồng làm dâu. Ban đầu thì nhàn hạ, nhưng dần dần tôi nếm mọi điều cay đắng. Đây chính là lúc tôi sống cực khổ với gia đình nhà chồng mặc dầu tôi ở nhà mẹ tôi.
Tôi trở thành một người mẹ vào ngày mồng mười, tháng 9 năm 1944. Lúc con gái tôi được 5 tháng, mẹ tôi cho tiền mua một căn nhả năm gian, có hai gian bếp trong một khu vườn khá rộng rãi. Khu này hơi gần nhà mẹ tôi. nhưng cũng gần nhà mẹ chồng, cách chừng 15 bước.
Anh Toan đi cày ruộng và trông nom bắp. khoai từ tháng giêng cho đến tháng năm là hết việc. Bắp khoai mang về không đủ ăn nên tôi phải buôn bán ngược xuôi để phụ giúp kinh tế gia đình. úc này mẹ tôi không buôn bán lớn nữa, chỉ mua bán sợi the nho nhỏ. Cha mất, mẹ sa sút nên anh Toản coi thường mẹ tôi.Còn tôi lúc này cũng phải tần tảo. Tôi phải tự mình buôn bán để nuôi thân và nuôi chồng con. Tôi mua kén về kéo tơ lụa đem bán lấy tiền sinh sống. Vì gần nhà nên mẹ chồng ba bốn giờ sáng chỏ miệng qua chửi đổng. Không những bà chửi tôi mà còn chửi mẹ tôi. Ở làng tôi, người già thì gọi là bà. Mẹ tôi chưa già nhưng có chút địa vị trong làng nên người ta kinh trọng gọi là bà Lý hay cụ Lý Nghìn. Mẹ chồng tôi không kiêng nể. cứ gọi Con Mẹ Nghìn mà chửi rủa.
Vì hận thù, vì tức tối, bà cũng sang hạch hỏi, chửi mắng, kiếm cớ đánh đập tôi đánh đập .Có nhiều lần thấy tôi khóc lóc, van xin, người anh lớn của chồng sang xin bà ngừng tay. Dù nhận tôi là dâu, bà rất ghét tôi vì lúc trươc tôi đã bỏ nhà đi tu.Và cũng vì nhà bà lép vế hơn nhà tôi. Bà thường đay nghiến tôi, chửi bới tôi để trả thù theo như tâm lý một số người:"Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng".
Trước kia, tôi ở nhà mẹ ruột, thỉnh thoảng bà sai đứa cháu gái, con anh Đoàn Bich kêu tôi về để mắng chửi, nhưng đôi khi tôi lờ đi. Bây giờ tôi ở gần nhà thì tiện lợi cho bà chửi mắng tôi. Khi tôi ở nhà mẹ tôi, tôi không bị đánh, nhưng từ khi ở riêng, nhà cạnh mẹ chồng, thì bà đánh tôi và chửi thường xuyên hơn. Nhiều khi bà sai bảo anh Toan việc gì mà anh không theo ý bà, bà cũng nhè tôi mà chửi, đánh.
Về sau này, người ta cho biết chính Toan là người đánh cướp gia đình anh chị vợ.Sau khi ra khỏi nhà, Toan không đi Thái Nguyên mà sang làng bên cạnh, xa một cây số, gặp ông Quyền Địch là một"bố già" vùng này , tụ họp với một băng đảng để đánh cướp. Dinh cơ của thầy mẹ tôi rộng lớn, có chục căn nhà là xưởng mộc, và xưởng dệt bỏ trống, đường sá rộng rãi, xe hơi có thể chạy trong đó. Trong khu vực này có hai căn nhà lớn nhất. Anh Cả, mẹ tôi và các em ở nhà lớn nhất, gọi là "nhà Tổ ". Ban đầu tôi và Toan ở một nhà nhỏ, sau thấy tôi có bầu, mọi việc đã êm xuôi. mẹ tôi cho tôi sang ở căn nhà khác rộng rãi hơn, chung với gia đình chị Sen, là chị Hai. đã lấy chồng xa, nay về ở chung.
Đấy là một căn nhà năm gian, quay hướng về hai mặt đường thương mại, cách nhà tổ hai trăm mét. gia đình tôi ở một đầu, gia đình chị một đầu. Anh chị ở hai gian đàng trước dùng làm tiệm bán thuôc Bắc, buôn bán rất phát đạt. Gian giữa để ngồi chơi. Anh Toan hay ra ngồi ở đó và biết rõ sinh hoạt tiêm thuốc và đường đi nước bước trong tiệm. Hồi đó mỗi tháng tiệm thu về vạn rưỡi tiền Đông Dương là một số tiền rất lớn. Khi Toan rời nhà thì tiệm thuốc Bắc bị đánh cướp. Đêm hôm ấy khoảng hai giờ sáng có tiếng nói:"Nằm im". Sau đó tôi nghe tiếng vật lộn từ bên phòng của anh chi tôi. Ông anh rể la lớn :"Làng nước ơi! Cướp! Cướp".
Vài phút sau, hàng xóm đổ đến. Bọn cướp không lấy được vật gì đáng giá, ngoại trừ cái áo măng tô của anh Sen, một it quần áo, ruột tượng (6) là những thứ vơ vẩn và những toa thuốc bắc trong tủ đựng tiền. Anh Sen là người khôn ngoan. Tiền bán thuốc ban ngày để trong tủ cùng với toa thuốc bắc, nhưng ban đêm anh cất đi chỗ khác. Mãi về sau anh Toan chết rồi, người ta mới dám nói sự thực cho tôi hay. Một hôm, tôi đến chơi nhà ông Kỳ Đường, người cùng làng, ông hỏi tôi rằng:" Thím Toan có biết ai cướp nhà ông Sen không?"
-Dạ không ạ.
Ông cho biết chính Toan đánh cướp nhà chi ruột tôi. Ông nói"Thằng Toan chớ ai! Thằng này cũng cho đàn em đi cướp nhà anh ruột mình."
Và chính Toan bày vẽ đường lối cho bọn đàn em vào cuớp nhà anh ruột của Toan là anh Lan. Tôi nhớ một đêm giữa khuya, khoảng 12 giờ đêm, đứa bé gái ở với mẹ chồng tôi báo tin cướp đến nhà anh Lan. Anh Hùng nhảy xuống giường rút cây đòn càn ( đòn xóc) đi tiếp cứu. Anh vừa chạy vừa cười. Nhà anh Lan ở gần hồ nước, cạnh sông Hồng. Bọn cướp dùng thuyền đổ bộ vào nhà anh đánh cướp. Anh Lan chống cự, bị chém vào đùi máu ra xối xả. Gia đình đưa anh lên tỉnh Hưng Yên cách mười mấy cây số nhưng máu ra quá nhiều mà chết.
Lúc này khoảng tháng 6-1945.Nghe nói anh Lan là người đi lính Pháp ở Thái Nguyên, mang về nhiếu thuốc ký-ninh để uống mà anh không cho. Anh Toản cậy công đưa anh từ Tuyên Quang về nhà mà anh lại đối xử tệ bạc như vậy mà sinh ra oán thù. Anh Toản đi TháiNguyên một lần mà về măc chứng sốt rét ngã nước. Cứ đến chiều là lên cơn nóng lạnh, đắp bao chăn cũng rét run.
Mẹ chồng tôi có ba con trai là Bích, Lan và Toản. Chị Cả vợ anh Bich rất tử tế, hiện nay còn sống ở Hố Nai. Thấy anh hùng rét run, chị nấu một nồi nước sôi, pha lá vối cho uống.Riêng tôi dù không yêu anh nhưng từ nhỏ tôi đã chịu ảnh hưởng gia đình là người đàn bà phải làm tròn bổn phận của người vợ. Vì vậy tôi đã lo thuốc men, mua gà nấu cháo bổ dưỡng cho anh để anh mau hồi phục.
Tôi đã lo lắng chạy chữa như mẹ tôi đã từng săn sóc cha tôi. Cuối tháng 4-1945, Toan chết đột ngột. Anh Lan chết tháng sáu-1945 thì mười tháng sau, anh Toan chết.
Trước đó, anh Toan đã ra khỏi nhà ba ngày mà không thấy trở về. Từ trươc anh Toan vẫn đi về thất thường cho nên tôi quen lối sống của anh, không thắc mắc và trông đợi. Vả lại anh chẳng bao giờ hé lộ với tôi bất cứ việc gì. Trong cái đêm thứ ba anh vắng nhà, tự nhiên con chó Mực nuôi trong nhà cứ tru lên nhiều lần. Tôi lấy làm lạ mà không hiểu tại sao. Ngày hôm đó, tôi đang phơi lúa trong nhà thương Thánh Giu Se, anh chạy đến hỏi tôi:"Làm xong chưa"?
Tôi nói chưa. Anh nói tôi là anh gửi Cái Phán đằng chị Cả.
Phơi lúa xong tôi ghé chị Cả đem cháu về. Nhà tôi và nhà chị gần nhau. Tôi đến nhà chị và hỏi chị:
-"Nhà tôi đi đâu hở chị?"
-"Chú Toan đi lối Đầm Ngô".
Anh đi ba ngày không thấy về.
Chị Bích thường đem rượu đế đi bán trong làng bên và nghe tin có đánh cướp và một tên cướp bị giết. Chị cho biết người bị giết là anh Toan. Chị bảo tôi nên về nói với mẹ chồng và chồng tôi.
Ngày thứ ba, tôi bế con gái mới 16 tháng đi dạo trên đường đê. Tôi bỗng thấy ông Ba Thêm, người cùng làng đang ngồi trong cái quán cóc bán mấy cái bánh đa, bánh ú và nước vối, ông đưa tay vẫy tôi lại gần. Ông Ba là một tay anh chị trong vùng. Trước đây, ông rất nể thầy tôi. Tôi lại gần, ông vừa vẫy vừa lùi. Ông đã lùi vào sau cái quán cóc, và vẫn tiếp tục lùi vào ruộng ngô.
Tôi ngại ngùng , đứng xa ông và hỏi:
-Thưa ông, ông bảo cháu việc gì?
-Cô biết chuyện gì không?
-Thưa ông, cháu không biết.
-Hùng nó chết rồi!
Tôi lại cười:
- Ông nói đùa cháu hở?
Ông mắng:"Cái con khỉ này. Nó chết rồi."
-Tại sao chết?Bị cảm hả?
-Nó đi cướp ở Giáp Ba làng Bìm bên Hà Nam."
Làng tôi thuộc tỉnh Hưng Yên, cách làng Bìm không xa lắm.
Tôi vẫn không tin, gặng hỏi ông Ba Thêm mấy lần, và ông mắng cho.
-Nó chết mấy hôm rồi, mày không biết sao?
-Tôi hỏi:Tại sao chết? Bị cảm hả?
Ông tiếp lời"Nó đi cướp ở Giáp Ba , làng Bìm bên Hà Nam nên bị người ta giết.
Tôi bế con gái chạy về nhà mẹ chồng. Mẹ chồng tôi trợn mắt, im lặng vì sợ ông này chứ nếu ai thì đã có chuyện với bà.
Một lát, mẹ chồng tôi bảo tôi:
-Cấm chỉ, không được nói cho ai biết. Sáng mai mày mang con Phán về đây, tao giả vờ đánh mày, chửi mày, rồi mày bế nó chạy ra khỏi nhà để qua mắt người làng.
Thường bà đánh tôi bằng thanh tre, nay bà đánh bằng cây ngô khô.Tôi bế con Phán vừa chạy vừa cười vì biết mình cùng mẹ chồng đang đóng kịch để lừa dư luận. Chạy ra ngoài ngõ, tôi gặp bà Linh có cái lều bán bánh đúc, bà hỏi:Cái gì đó chị Hùng?
-Bu cháu đánh cháu. Tại sao đánh?
Tôi khai hết.
Hùng đi ăn cướp, bị người đánh chết rồi!Bu cháu giả vờ đánh cháu rồi đuổi cháu đi.
Khi tôi bồng con giả đò khóc lóc chạy về nhà mẹ ruột báo tin dữ. Câu nói đầu tiên thốt ra từ miệng bà là: Phúc cho con. Cấm không được khóc!
Tôi nhìn đôi mắt mẹ tôi đầy thương cảm. Từ đó, tôi ở luôn nhà mẹ đẻ.Tôi nghĩ bà hối hận vì đã ép tôi lấy một tên vũ phu. Bốn tháng trươc đó, anh Toan đánh tôi một trận tơi bời, tôi chạy thoát về nhà mẹ đẻ. Tôi nằm vật ra giường, đầu trên giường, chân chạm đất.
Mẹ tôi bảo:"Nếu ban đêm nó đánh mày chết,rồi vứt xác xuống sông thì cũng chẳng ai biết".
Trưóc khi Toan chết, anh tôi tổ chức cho tôi trốn. Lúc bấy giờ ở vùng biển có mấy người thỉnh thoảng có mấy người đem kén đến bán cho mẹ tôi. Họ ở nhờ mấy ngày và khi họ trở về thì mẹ tôi muốn tôi theo họ về vùng dưới đó tránh xa người chồng vũ phu.
Nhìn lại cuộc sống vợ chồng, ra ở riêng với anh Toan một năm, tôi bị nhiều trận đòn vũ phu mà chẳng biết lý do gì. Anh quen thói đánh vợ đã đành, mà nhiều khi đánh theo yêu cầu của mẹ anh vì bà muốn anh đánh tôi cho bỏ ghét! Bà rất ác. Bà đã đánh người con dâu vợ trươc của anh Bich, người con trai đầu lòng của bà đến nỗi chị phải nhảy xuống ao tránh đòn. Sau này chị mất sớm vì quá cơ cực.Chồng và mẹ chồng luôn đánh đập và chửi mắng tôi. Anh Toan cũng tàn ác như mẹ anh. Anh chẳng thương gì tôi cả.Tôi cũng chẳng có cảm tình gì với anh khi nghe tin anh chết. Tôi nhớ lại những lời bình phẩm trong làng khi nghe tin mẹ tôi gả tôi cho Toan.
Bà Lý mà gả cô Lan cho nhà Hùng thì thà đem cô ấy thả trôi sông còn hơn.
Mấy chục năm sau, khi qua Mỹ tham dự đám cưới ở LosAngeles, cô dâu có họ xa với anh Toan, tôi cũng gặp chú Luông, anh em họ với anh Toan, gặp tôi chú chào hỏi và hỏi thăm con gái tôi, cháu Loan. Từ lúc anh Toản chết, tôi nghèo khổ lắm. Tôi phải buôn bán vất vả để nuôi con. Một năm sau, trên đường đi chợ An Thi về trên quảng đường vắng, tôi gặp ông Quyền Đán từng là tướng cướp. Ông. Tôi xin ông kể sự thật về cái chết của anh Toản để cha xứ ghi vào sổ Công Giáo.Tôi là người Công giáo phải có người làm chứng rằng chồng tôi đã chết thì tôi mới được lấy chồng.
Tôi ngại ngùng , đứng xa ông và hỏi:
-Thưa ông, ông bảo cháu việc gì?
-Cô biết chuyện gì không?
-Thưa ông, cháu không biết.
-Hùng nó chết rồi!
Tôi lại cười:
- Ông nói đùa cháu hở?
Ông mắng:"Cái con khỉ này. Nó chết rồi."
-Tại sao chết?Bị cảm hả?
-Nó đi cướp ở Giáp Ba làng Bìm bên Hà Nam."
Làng tôi thuộc tỉnh Hưng Yên, cách làng Bìm không xa lắm.
Tôi vẫn không tin, gặng hỏi ông Ba Thêm mấy lần, và ông mắng cho.
-Nó chết mấy hôm rồi, mày không biết sao?
-Tôi hỏi:Tại sao chết? Bị cảm hả?
Ông tiếp lời"Nó đi cướp ở Giáp Ba , làng Bìm bên Hà Nam nên bị người ta giết.
Tôi bế con gái chạy về nhà mẹ chồng. Mẹ chồng tôi trợn mắt, im lặng vì sợ ông này chứ nếu ai thì đã có chuyện với bà.
Một lát, mẹ chồng tôi bảo tôi:
-Cấm chỉ, không được nói cho ai biết. Sáng mai mày mang con Phán về đây, tao giả vờ đánh mày, chửi mày, rồi mày bế nó chạy ra khỏi nhà để qua mắt người làng.
Thường bà đánh tôi bằng thanh tre, nay bà đánh bằng cây ngô khô.Tôi bế con Phán vừa chạy vừa cười vì biết mình cùng mẹ chồng đang đóng kịch để lừa dư luận. Chạy ra ngoài ngõ, tôi gặp bà Linh có cái lều bán bánh đúc, bà hỏi:Cái gì đó chị Hùng?
-Bu cháu đánh cháu. Tại sao đánh?
Tôi khai hết.
Hùng đi ăn cướp, bị người đánh chết rồi!Bu cháu giả vờ đánh cháu rồi đuổi cháu đi.
Khi tôi bồng con giả đò khóc lóc chạy về nhà mẹ ruột báo tin dữ. Câu nói đầu tiên thốt ra từ miệng bà là: Phúc cho con. Cấm không được khóc!
Tôi nhìn đôi mắt mẹ tôi đầy thương cảm. Từ đó, tôi ở luôn nhà mẹ đẻ.Tôi nghĩ bà hối hận vì đã ép tôi lấy một tên vũ phu. Bốn tháng trươc đó, anh Toan đánh tôi một trận tơi bời, tôi chạy thoát về nhà mẹ đẻ. Tôi nằm vật ra giường, đầu trên giường, chân chạm đất.
Mẹ tôi bảo:"Nếu ban đêm nó đánh mày chết,rồi vứt xác xuống sông thì cũng chẳng ai biết".
Trưóc khi Toan chết, anh tôi tổ chức cho tôi trốn. Lúc bấy giờ ở vùng biển có mấy người thỉnh thoảng có mấy người đem kén đến bán cho mẹ tôi. Họ ở nhờ mấy ngày và khi họ trở về thì mẹ tôi muốn tôi theo họ về vùng dưới đó tránh xa người chồng vũ phu.
Nhìn lại cuộc sống vợ chồng, ra ở riêng với anh Toan một năm, tôi bị nhiều trận đòn vũ phu mà chẳng biết lý do gì. Anh quen thói đánh vợ đã đành, mà nhiều khi đánh theo yêu cầu của mẹ anh vì bà muốn anh đánh tôi cho bỏ ghét! Bà rất ác. Bà đã đánh người con dâu vợ trươc của anh Bich, người con trai đầu lòng của bà đến nỗi chị phải nhảy xuống ao tránh đòn. Sau này chị mất sớm vì quá cơ cực.Chồng và mẹ chồng luôn đánh đập và chửi mắng tôi. Anh Toan cũng tàn ác như mẹ anh. Anh chẳng thương gì tôi cả.Tôi cũng chẳng có cảm tình gì với anh khi nghe tin anh chết. Tôi nhớ lại những lời bình phẩm trong làng khi nghe tin mẹ tôi gả tôi cho Toan.
Bà Lý mà gả cô Lan cho nhà Hùng thì thà đem cô ấy thả trôi sông còn hơn.
Mấy chục năm sau, khi qua Mỹ tham dự đám cưới ở LosAngeles, cô dâu có họ xa với anh Toan, tôi cũng gặp chú Luông, anh em họ với anh Toan, gặp tôi chú chào hỏi và hỏi thăm con gái tôi, cháu Loan. Từ lúc anh Toản chết, tôi nghèo khổ lắm. Tôi phải buôn bán vất vả để nuôi con. Một năm sau, trên đường đi chợ An Thi về trên quảng đường vắng, tôi gặp ông Quyền Đán từng là tướng cướp. Ông. Tôi xin ông kể sự thật về cái chết của anh Toản để cha xứ ghi vào sổ Công Giáo.Tôi là người Công giáo phải có người làm chứng rằng chồng tôi đã chết thì tôi mới được lấy chồng.
CHƯƠNG IV
NỖI BUỒN THIẾU PHỤ
Tôi thành góa phụ lúc 17 tuổi với đứa con gái chưa đầy hai tuổi. Tôi về ở với mẹ ruột. Căn nhà riêng sau này bán cho Ông Kỳ Đường, là người đã bán nhà cho tôi. Ông này cũng không có tiền, xin mua chịu, hứa khi nào có tiền sẽ trả. Lúc bấy giờ chiến tranh lan rộng khắp nơi, dân chúng nghèo khổ, nhà giàu thì bị phá sản nên không ai có đủ tiền mua. Tôi đành phải bán chịu cho ông mà ông không trả cho tôi một đồng xu nào.
Lúc bấy gờ tôi chỉ có hai bàn tay trắng cộng thêm món nợ nhà thương Thánh GiuSe mười thùng lúa nên lòng lúc nào cũng lo lắng. Tôi quyết tâm làm việc để nuôi con và trả nợ. Chị Ba bán cho tôi một số cá khô, tôi đi bán ở chợ An Thi, chợ Ngàng, chợ Trương và chợ Gò. Tôi ra chợ bán 30 đồng một thùng. Hàng ngày tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng để gánh hàng ra chợ bán.Bán cá xong, tôi lấy tiền đong gạo. Mỗi chiều ăn cơm xong, tôi nắm một nắm cơm và nướng vài con cá khô và gói vào lá chuối cho ngày mai.
Rời nhà lúc 4 giờ sáng, tôi gánh bộ, đi chân đất trên con đường dài 14 cây số để đến chợ An Thi. Những lần đầu, tôi rất sợ hãi khi phải gánh hàng đi một mình trong đêm tối, băng qua cánh đồng rộng mênh mông, không nhà, không cửa. Mùa đông giá lạnh, mặc ba, bốn lớp áo, đầu trùm khăn đi trong đêm tối chừng ba cây số thì trời mờ mờ sáng qua chợ Gò. Từ chợ Gò, tôi đi tắt qua một cánh đồng vắng, nghỉ chân ở một quán nhỏ bán nước vối và bánh canh cho khách qua đường. Tôi ngồi nhờ, đem cơm nắm và cá khô nướng ra ăn. Sau đó gánh hàng đến chợ khoảng 7 giờ sáng. bán, và bắt đầu mở thúng cá khô ra bán. Bốn giờ chiều thì chợ tan, tôi gánh thúng không về nhà.
May mắn, trong một chuyến đi về, tôi gặp người quen là ông Liễn buôn đồ sắt vụn ở làng kế. Nhà tôi cách nhà ông một cây số nên tôi dặn ông là mỗi sáng chờ tôi để tôi đi cùng ông. Trên cánh đồng vắng, một người đàn bà yếu đuối như tôi đi một mình thật là sợ hãi.
Dần dần tôi thêm vốn, tôi mua gạo về bán thêm kiếm lời. Sau này tiến thêm bước nữa, tôin sang Hà Nội buôn vải tây và dầu hôi( dầu hỏa, dầu lửa). Đây là mặt hàng ngoại quốc, Việt Minh cấm buôn bán, họ chỉ cho buôn hàng nội hóa mà thôi.
Công an Cộng sản thấy tôi có khả năng buôn bán nên muốn tôi vào làm trong cửa hàng mậu dịch của họ nhưng tôi từ chối và cứ tiếp tục đi buôn. Mỗi chuyến kiếm lời gấp ba lần vốn nhưng nếu gặp công an là mất sạch trơn.
Một đôi lần bọn công an đến đặt hàng với tôi, trả tiền sòng phẳng, lần cuối thì chúng ra tay. Tôi nhớ họ đặt một số tiền rất lớn, 210 ngàn Đông Dương. Tôi chở thuốc Băc, thuốc tây, vải ngoại trên một chiếc thuyền to, còn dầu hôi thì đựng trong thùng đóng từng bè do hai người bơi đẩy đi. có 60 thùng một bè, lấy lục bình phủ lên trên ngụy trang. Những người bơi uống nước mắm để giữ cho người ấm áp chịu được cái lạnh của nước sông giữa khuya vào mùa đông tháng giá.
Hàng chở từ Hà Nội về làng tôi bằng đường sông Hồng. Tôi ngồi ngay đầu thuyền, để công an hỏi thì tôi lên tiếng vì tôi có cho họ một số tiền để họ dễ dàng cho qua.
Khi hàng về đến nhà, tôi chất cả vào trong kho.Ngày hôm sau, hai tên công an đến trả tiền và bảo tôi chở hàng đến bến Bồ Hòn.Sau này tôi mới biết đó là trụ sở của Ủy ban hành chánh . Khi thuyền rời bến, tôi có linh cảm có chuyện không may sẽ xảy ra. Lúc đó nếu có một chiếc xuồng con thì tôi sẽ trở về nhà chứ không đi tiếp.
Khi thuyền cập bến thì công an hô to:" Hãy trói hai người này lại cho tôi".
Tôi thật bất ngờ khi họ bắt trói tôi và anh Văn, người cùng buôn chung với tôi. Họ bắt chúng tôi và hàng hóa lên bờ lập biên bản. Còn tôi, anh Văn và các người khác bị đưa đến Đồng Quan,Cống Thần, sau giam ở đình Mỹ Nội. Tôi khai thật, không giấu diếm điều gì. Khi đến Tham Lương, họ cho chủ thuyền về, còn tôi và anh Văn bị đưa đến đình Mễ Lỗi. Ngày thứ ba tôi đươc đưa đến Biện Lý Bùi Lâm . Ông này hỏi tôi có cần luật sư không. Tôi trả lời không biết luật sư là ai. Và ông hứa tìm cho tôi một luật sư để bào chữa. Hai ngày sau, khi tôi bị giam tại một ngôi chùa, hai tay bị xich bằng dây sắt thì công an mở xich cho tôi để đi gặp luật sư. Lần đầu tiên tôi thấy luật sư.Ông này mặc áo thụng đen. Ông hỏi" Chị khai thế nào mà báo Cứu Quốc có đăng hình ảnh của chị với tin tức là bắt được một cô gái 21 tuổi đi buôn hàng quốc cấm?"
Lúc đó tôi gở cái đồng hồ và sợi dây chuyền đang đeo đưa cho luật sư nhờ ông cãi giúp nhưng ông trả lại và nói:"Chị hãy giữ lại. Tôi biết lúc này chị đang cần nó.Tôi sẽ về nhà bà cụ để lấy tiền."
Sau này về nhà tôi hỏi mẹ tôi có ai đến lấy tiền không. Mẹ tôi bảo không. Lúc đó tôi mới biết ông cãi miễn phí cho tôi.
Bảy ngày sau, họ tổ chức toà án quân sự để xử tôi. Toà án ở đình Mỹ Nội. Dân chúng đến xem rất đông, tốp này đi ra thì tốp khác đi vào.Họ bảo"Chưa đến lượt xử cô ấy"
Họ tham dự đông đảo vì nghe nói trong số phạm nhân có một cô gái trẻ đẹp.
Họ xử nhiều vụ, còn vụ buốn hàng cấm thì xử sau cùng. Họ đọc các tênNguyễn Văn Vân, Vũ văn Đắc, Nguyễn Văn Thủ, Ngô đình San bị tử hình. Cuối cùng lúc 12 giờ đêm, họ kêu tên tôi. Tôi còn nhớ anh thư ký luật sư tên Phấn bảo tôi đứng lên. Tòa hỏi tội. Tôi thưa rằng:
"Thưa quý tòa, tôi là người phụ nữ sống trong nước Việt Nam bị Pháp đô hộ 80 năm. Tôi không đi học nên không hiểu đường lói chính sách của chính phủ. Tôi chỉ biết vải, dầu hôi là những thứ cần dùng cho nhân dân, chứ không biết đó là hàng lậu"
Người luật sư lúc này tôi mới biết tên ông là Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng của Miền Bắc thời đó.Trước tòa, ông biện hộ:
"Thưa quý tòa, cô Nguyễn Thị Lan không đi buôn những thứ hàng xa xỉ. Vải chúc bâu thì dùng may quân phục cho Vệ Quốc Quân. Còn dầu hôi của Pháp thì cây đèn mà tòa đang dùng cũng là thứ dầu này."
Sau khi luật sư cãi xong, tòa cho tôi nói. Đứng trước vành móng ngựa, tôi trình bày:
-"Thưa quý tòa, tôi có mẹ già, chồng chết, con gái còn nhỏ ở nhà, xin nhà nước khoan hồng".
Sau đó, tòa nghị án. Tôi nghe dân chúng xì xào:
-"Cô này cao quá"
-Người cũng xinh đấy nhỉ!
Đến khi tòa tuyên án, Nguyễn Thị Lan 20 năm khổ sai, thì dân chúng nhao nhao bàn tán:
-Thế thì đời tàn.
-Phải năm 41 tuổi mới được tha về!
Cảm giác của tôi khi nghe tuyên án không buồn lắm. Thoát tử hình là mừng rồi.Luật sư Nguyễn Mạnh Tường lúc nào cũng đi sát tôi. Khi xử xong đi xuống, ông đến bên tôi khuyên nhủ:
- Chị đừng buồn. Chính phủ giơ cao đánh sẽ, rồi sẽ ân giảm. Chị vào tù cố giữ kỹ luật thì sẽ mau được trả tự do.
Ông nói với mấy người công an rằng:
-Chị Lan là phụ nữ, không cần phải xích.Nên đối xử lịch sự. Trời đang mưa lâm râm, xin các anh dẫn chị ấy đi chậm chậm kẽo té tội nghiệp!
Mấy chục năm sau, khi kể chuyện đời xưa cho mấy cháu nghe, một chàng trai muốn cưới con gái tôi, anh ta nói":Có thể luật sư tuổi chừng 30 kia thich bác gái chăng?".
Tôi nghĩ biết đâu chừng có người tiếp tế cho tôi cái mùng chống muỗi, mấy thươc vải và mấy bánh giò. Mãi mãi tôi không biết là ai.
Đời tù tội của tôi bắt đầu ở nhà giam làng Mễ Nội, rồi Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) rồi sau vào khu IV(7) như ở Thọ Vực, Phú Ổ và trại Lý Bá Sơ thuộc huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Tổng cộng tôi đi qua 23 nhà tù từ Hà Nam vào khu IV. Lúc ở Hà Nam, chúng tôi dễ thở. Tại khu IV, tình hình khắc nghiệt hơn. Mỗi khi có máy bay thám thính của Pháp, người ta thường gọi là" máy bayBà Già" vì nó bay rất chậm bay xung quanh khu trại giam là ngay hôm đó họ bắt chúng tôi chuyển trại, bắt sang trại tù khác. Có khi vào rừng sâu, có khi vào trong những chùa chiền, đình miếu. Lúc ngồi tù ở Hà Nam, họ cho ăn mỗi ngày 3,50 đồng, ăn hai bữa, mỗi bữa là một bát.Sau đó gạo đắt, chỉ còn một bữa. Mỗi bữa cơm chỉ có một bát vơi với mấy lát khoai mì, khoai lang hoặc bắp. Cứ mỗi tháng hoặc 5, 6 tuần lễ, tù nhân được ăn rau muống luộc, cứ 4 người một bó.Rau muống mua về còn nguyên dây buộc, không rửa ráy gì cả, cứ bỏ vào một cái chảo to, đổ nước vào nấu sôi. Lúc lấy ra hãy còn nguyên những con sâu hay những cục đất. Dù ghê tởm như vậy, tù nhân vẫn thich thú vì mỗi tháng chúng tôi mới được một lần ăn rau muống. Mỗi tháng họ phát cho tù nhân một nhúm muối để ăn cơm. Cứ hai ba tuần lễ, chúng tôi mới đi tắm một lần. Họ đưa chúng ta ra một vũng nước hay một cái ao nhỏ khoảng ba, bốn mét vuông.Đàn ông tắm trước, đàn bà tắm sau.Chúng tôi ở trong tù, thiếu B1 lại không được tắm rửa thường xuyên, khiến bệnh ghẻ phát triển. Nhất là tất cả tù nhân tắm chung một ao nhỏ cho nên chúng tôi lây bệnh ghẻ một cách nhanh chóng.và dễ dàng. Ghẻ sinh ở những đường chỉ tay và nhiều nơi trong thân thể. Chúng đóng thành về hoặc nổi mụn cao như hạt bắp nếp, mọng nước, ngứa ngáy, và đau nhức vô cùng. Thật ra thời bấy giờ cuộc sống của tù nhân cũng như bộ đội, cán bộ đều thiếu thốn, lại sống chung chạ, thiếu vệ sinh, thiếu nươc tắm, thiếu xà phòng, thiếu thuốc men cho nên đa số nhân dân mắc bệnh hắc lào, ghẻ lở. Nguời ta còn bảo rằng hắc lào là do bọn lính Trung Cộng truyền sang cho bộ đội ta. Ngoài ra tù nhân sống với ruồi, muỗi, rận, chí, rệp nên ai cũng gầy gò và sinh ghẻ ngứa.
Lại nữa, vì là phải sống nơi núi rừng, tù nhân ai cũng bị sốt rét. Trại Phú Ô là trại nơi ma thiêng, nước độc. Lúc anh Văn bị bắn, tôi mới vào tù thì bị sốt rét. Tôi bị sốt rét nặng đến nỗi da vàng, bụng chướng lên, và một năm sau thì tóc rụng hết.Tù nhân phải chịu đựng đau đớn vì không thuốc thang chạy chữa. Mà tù nhân nam chết nhiều hơn nữ. Vì tù nhân nữ it bị đánh đập, tra tấn, hành hạ hơn nam giới. Nam giới hoạt động chính trị thì khó mong ngày về. Phụ nữ được ra ngoài lao động nên dễ thở hơn. Thấy con chó ghếch chân đứng đái, lòng tôi chua xót vì thân mình không bằng con chó. Những lần chuyển trại, họ xich tay, hay còng hai người với nhau. Lúc đi đường đất thì không nói làm gì, lúc đi qua suối, qua sông thì rất khó khăn. Nếu một người té xuống thì kéo luôn người kia.
Tù nhân phải đi qua cầu khỉ, cột bằng tre hay cây rừng, có tay cầm bằng thân tre. Tù nhân thận trọng bước, một tay vịn cây tre mà đi. Dưới dòng nưoc chảy có những tảng đá nổi lên. Nếu một trong hai người trật chân rớt xuống thì cả hai toi mạng.
Trại Lý Bá Sơ nổi tiếng hung ác. Trại này là trại đầu tiên của cộng sản, giam những trọng phạm, đúng hơn là những thành phần quốc gia vìThanh Hóa không bị Pháp chiếm, là vùng đất tự do của Việt Minh. Trại này còn gọi là Trại Đầm Đùn, gồm các trại Thanh Cẩm, Thanh Xuân, Thanh Chương Thanh Phong và Lam Sơn T5. Trại Đầm Đùn do Lý Bá Sơ cai quản, trại gần biên giới Việt Lào(50 km đường chim bay), khí hậu khắc nghiệt, núi đá sừng sững, có một đoạn sông Mã chảy qua. Đây là nguồn sông nước độc , nơi đây sau 1975 đã biệt giam các sĩ quan quốc gia như Phan Nhật Nam, Dương Văn Lợi và nhiều tù chính trị.
Trại Đầm Đùn doLý Bá Sơ cai quản. Nhạc sĩ Anh Bằng đã sống nơi đây. Lý Bá Sơ khoảng 45-50 tuổi, người mạnh khoẻ, dáng nông dân. Ông nổi tiếng ác.Ai vi phạm kỷ luật, ông đánh hàng trăm roi. Tù nhân đôi khi bị tra tấn rồi mới báo cáo sau.
Khi chuyển vào khu IV, tù nhân phải đi lao động. Tù nhân phải chặt tre về làm trại tù. Đi lao động thì tự do hơn, thoải mái hơn, vì có thể nhìn mây bay, nghe gió thổi, nhất là được hái rau, bắt cóc nhái, rắn làm lương thực, và tiếp xúc với địa phương.
Khi chặt tre thì các tù nhân giành nhau chặt những cây tre nhỏ để dễ mang về. Lợp nhà, làm trại xong, chúng tôi phải làm giường. Sau đó mỗi ngày tù nhân phải lên núi chặt củi về đun. Trong khi thiên hạ chặt tre hay đốn củi, tôi thong thả đi tìm dây leo cắt xuống để bó tre hay cây. Tôi đi hái những trái ơt dại, rau ngò gai bỏ vào túi để dành ăn.Tôi để cho các bạn tù chặt trươc, tôi chặt sau, lúc này các bụi cây đã thoáng nên dễ chặt.Tôi lấy dao chặt gốc cây tre tạo thành lỗ như mang cá, xỏ dây mà kéo lê trên mặt đất, xuyên qua nhụng bụi rậm rạp. Đường núi nhỏ hẹp, quanh co rất khó đi, không vướng đàng trươc cũng mắc kẹt đàng sau. Tù nhân phải ra sức lôi kéo rất là mệt nhọc, vất vả, chân tay trầy trụa, nhất là vai sưng tấy lên rất đau đớn. Khi vác tre hay củi về đến trại thì không ai còn sức lực nữa.
Riêng tôi có sức lực có lẽ do cha mẹ sinh ra cho tôi một sức khoẻ mạnh mẽ. Với sức khỏe một người con gái 26 tuổi bền bỉ, dẻo dai, tôi đã đi đong lúa, gánh 100ký lô, và từng đi hái củi làm bao nhiêu việc nặng nhọc.
Trại Lý Bá Sơ là một trung tâm tù đày,gồm khoảng 5 trại, gọi là A,B,C,D,E,F. Có trại dùng cho ban quản đốc ở, có trại dùng cho cán bộ, công an, có trại chứa lương thực, có trại cho tù. Tôi ở trại C, trại chia ra trại Nam, trại Nữ. Trại nam khoảng 100 tù nhân. Trại nữ it hơn, khoảng sáu bảy chục. Ngày đêm nhà giam đều khóa cửa, có công an canh gác. Lâu lâu, các tù nhân phải mang đồ đạc ra ngoài tập trung. Các cai tù kiểm soát đồ vật. Nếu chúng bắt gặp những đồ cấm kị như đồ kim loại(dao, kéo, đinh) hay cất giữ vàng bạc thì chúng đánh đập tàn nhẫn, có khi biệt giam.
Trại giam lợp bằng tranh, vách nứa, có nhiều hàng cột. Giuờng làm bằng thân tre, dài từ đầu đến cuối trại, chia làm hai dãy, giữa là lối đi trong nhà. Từ nhân nằm đâu hai chân vào nhau. Khi chuyển sang trại mới, tù nhân tranh nhau chiếm chỗ nằm tốt. Ai chậm chân phải nằm chỗ nắng dọi, mưa dột. Ban đêm có ống tre dài cho tù nhân đi tiểu. Phụ nữ dùng những nồi hông lớn. Họ dùng một cái thân tre rất to để đại tiện. Rất it khi có người đại tiện. Nếu đại tiện thì rất thối,cả phòng không ai chịu nổi. Mỗi sáng,tất cả tù nhân phải ra sân tập trung thành hàng ngũ điểm danh. Điểm danh xong, tù nhân phải đọc mười lời thề:
"Chúng tôi là con dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì lầm đường lạc lối sa vào vòng tội lỗi nay bị giam tại Cải hối thất để hàng ngày ăn năn hối lỗi của mình, để khi ra về thành một người công dân tốt, quyết một lòng noi gương các chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho Tổ Quốc, quyết một lòng đoàn kết,giành độc lập, hạnh phúc cho nước nhà. Đứng trươc lá quôc kỳ cờ đỏ sao vàng năm cánh chúng tôi xin thề ( Mọi người giơ tay lên cao và hô thật to.Ai giơ tay không thẳng hay hô nho nhỏ thì bị đánh, bị phạt). Chúng tôi xin nguyện thề:
1. Quyết tâm hối cải
2.Quyết tâm làm nhiệm vụ của một ngưiời dân
3. Quyết tâm ủng hộ kháng chiến Hồ Chí Minh.
Người ta ban đêm phải đọc kinh. Cộng sản bắt chươc Thiên Chúa giáo, muốn tạo Hồ Chí Minh thành chúa Giê Su, bắt tín đồ đọc kinh mỗi đêm. Kinh này do Cộng sản đặt ra nhằm tuyên truyền, xuyên tạc. Kinh này dài lắm, lâu ngày nên quên. Tôi đọc một đoạn:
Vừa rồi phát xit đô la (8)
Âm mưu chia rẽ với tòa Vatican.
Lạy quỳ đức Giáo hoàng
Truyền cho Công giáo Việt Nam quay đầu
Trở về ách cũ ngựa trâu...
Cộng sản nhắm chia rẽ giáo dân Việt Pháp:
Trong nhà thờ buổi lễ chung,
Giáo dân Việt Pháp cũng không ngang hàng.
Pháp ngồi trên hết tầng vàng,
Việt Nam ngồi dưới rõ ràng chẳng sai.
Cũng thời thờ đưc Chúa Trời
Cố Tây, cố Việt cũng thời khác nhau.
Cố Tây đắc địa đứng đầu
Cố Ta ở dưới tài cao mặc dầu...
Sau đó tù nhân chia nhau đổ phân và nước tiểu. Mỗi sáng, họ dẫn tù nhân mỗi toán khoảng mười lăm, hai chục người vào rừng tiểu tiện. Không ai dám trốn trại, vì xung quanh địa phương canh gác nghiêm nhặt, thấy người lạ là xét hỏi giấy tờ và bắt về cho công an xã huyện. Nếu ai trốn không thoát, bị bắt trở lại, thì họ sẽ bị đánh chết, hoặc trọng thương, rồi bỏ đói cho đến chết. Tôi hoàn thành mọi công tác họ giao cho tôi. Ngoài ra những lúc rảnh, tôi đan áo, kéo đũi để kiếm chút tiền riêng trong tù. Tôi lúc nào cũng có tiền. Có lẽ số tôi như vậy.
Tôi nhờ một công an mua dùm các loại kén và sợi rồi đan thành áo mũ, găng tay rồi xin được ra chợ bán, kiếm lời được chút tiền. Ai mướn tôi cũng làm. Đi đến trại tù nào tôi cũng được các giám thị đối đãi tử tế. Họ lãnh len sợi các nơi về đưa tôi làm. Chỉ cần một nồi nước sôi, bỏ kén vào đó rồi kéo thành sợi đũi đem bán. Công an đi đến đâu thấy có kén đều mang về cho tôi. Khi chuyển trại, tôi phải dùng một giỏ cói bó lại rồi thuê người mang theo.
Ngoài việc lao động nặng nhọc, tù nhân phải học tập chính trị, học tập chủ nghĩa Mác-Lenin. Mỗi lần đi công tác, tôi hỏi cán bộ sắp tới chúng tôi học bài gì, thì ra ngoài chợ, tôi mua những quyển sách viết về bài đó., chương trình đó về mà đọc trước. Mỗi lần có thảo luận, học tập thì tôi là người hăng hái, giành phần thắng cho nhóm tù nữ nhân, dù bên phía nam tù nhân, cũng có người chánh trị quốc gia thuộc các đảng phái quốc gia. Nhóm tôi luôn giật được cờ danh dự. Cờ danh dự luôn cắm ờ trại nữ.
Tôi hay cãi với cán bộ lên lớp.Mỗi lần tôi giơ tay xin phát biểu, cả trại cười. Có lần họ giảng giải loài người do vượn lao động nhiều đời mà hóa thành. Tôi đi công tác về trễ, đang ăn cơm, tôi bỏ bát chạy xuống , chạy ra xin phát biểu:
-Thưa chính trị viên, nói rằng loài vượn đi bốn chân, loài người đi bằng hai chân , còn hai tay để làm việc. Thế thì sao cái đuôi vượn không còn khi trở thành người?
Cán bộ giải thich:
Theo duy vật biện chứngpháp, con người tiến hóa nhờ lao động.
Tôi cãi tiếp:
-Nếu nói nhờ lao động, hai chân trước thành hai tay thì nghe có lý, còn cái đuôi không hề lao động, thỉnh thoảng chỉ ve vẫy, làm sao mà biến mất đi khi nó làm người?Nếu bảo nhờ lao động mà cái đuôi mất đi, thì cũng do lao động, hai tay cũng phải mất đi mới đúng lý.
Cán bộ đuối lý không giải thích được.Tôi vẫn còn nhớ họ dạy về phương thức đấu tranh giành chính quyền. Khi đã thành công thì dùng sức mạnh của chính quyền mà đàn áp, khủng bố, bỏ tù và giết hại dân chúng.
Tôi ở tù nhưng cũng nhờ may mắn hoặc tôi biết cách giao thiệp nên không bị đánh đập, chửi mắng như các tù nhân khác. Tôi biết rõ tù cộng sản quan trọng ba điều:học tập, lao động và hạnh kiểm tốt.Tôi biết ba điều này nên các quản giáo có cảm tình với tôi.Vì vậy hồ sơ tôi được phê tốt, và tôi được giảm án dần dần. Cứ mỗi năm vào ngày lễ lớn như lễ lao động, lễ độc lập, sinh nhật Hồ Chủ tịch, những tù nhân học tập tốt, lao động tốt thì được ân giảm, có người được trả tự do.
Suốt thời gian ở tù Việt Minh. vào thời điểm 1949, tôi là một phụ nữ cô đơn, tôi chưa yêu ai. Thời đi buôn đồ quốc cấm, có lẽ tôi yêu một công an tên Phiên ở Hà Nam, dáng người thanh nhã. Trong lòng tôi thấy rung động nhưng không đi đến hôn nhân vì tôi có mặc cảm mình là gái góa, còn anh kia là trai tân:
Trai tơ mà lấy nạ dòng,
Như nưóc mắm thối chấm lòng lợn thiu.
Xã hội ta khắt khe lúc đó thì vợ chồng mình không sống được. Chi bằng đừng dính nữa. Trong khi ở tù, tôi quen một tù nhân tên Toan, quê ở Hà Nam và chúng tôi có một số kỷ niệm. Anh không có tội gì, bị an trí trong trại tù, được thả trước, và sau này tôi không gặp anh nữa. Gặp nhau chào hỏi thân mật nhưng chỉ có thế thôi. Bao tình cảm dành cho anh qua việc tôi đổi tên con gái tôi tên Phán thành Toan. Tôi cũng thich một công an tên Phiên, trươc khi ở tù, anh là công an ở Hà Nam, tôi ở Hưng Yên, cách nhau một con đò. Mỗi khi tôi đi buôn từ Hưng Yên về Hà Nam. Anh thường lẩn quẩn gần xa rồi theo đò về Hưng Yên. Anh cũng thich tôi nhưng chỉ qua đầu mày cuối mắt mà thôi. Chúng tôi cùng nhau chuyện trò nhưng chưa hề nắm tay vì ngày xưa thương nhau thì để trong lòng, không ai dám suồng sã. Nhưng truyện tình của tôi phải dừng lại vì anh lả trai tân, tôi là gái nạ dòng.Anh đã tỏ tình với tôi nhưng tôi chỉ cười và nói:
-Xin anh để tôi nghĩ lại.
Khi tôi được phóng thich, tôi đem con gái ra Hà Nội ở, có anh Tường thường đến dạy học cho con tôi. Anh ở ấp Thái Hà, Hà Nội. Anh thường mua bách biscuit cho con gái tôi. Trươc kia anh cũng là một công an công tác ở trại giam Hà Nam, và đã gặp tôi trong tù. Lúc đó anh thich tôi nhưng chỉ là đầu mày cuối mắt mà thôi. Anh coi trại tù, và thường cho phép tôi ra ngoài để làm một số việc riêng.
Tôi thoáng có ý nghĩ trốn nhân dịp này. Tôi đã gửi chiếc nhẫn của tôi cho một công an để khi tôi bỏ trốn anh có vốn liếng mà sống trong tù. Nhưng cuối cùng tôi không nỡ làm vì biết nếu có trốn thì những người còn lại trong tù sẽ phải sống khổ sở.
Hồi đó khi có một tù nhân bỏ trốn là cai tù xich các tù nhân lại, làm khó khăn đủ điều, khiến cho tù nhân coi những người bỏ trốn như ma quỷ đã làm khổ đời họ.Và những người bảo lãnh phải chịu trừng phạt thay cho kẻ trốn đi. Sau này được phóng thich, chúng tôi gặp nhau ở Hà Nội, anh vẫn muốn làm bạn đời với tôi nhưng tôi vẫn từ chối.
Còn một người nữa là ông giám Bính cũng thich tôi. Ông rất đẹp trai, dáng người thanh tân. Ông thấy tôi trong buổi họp mặt các tù nhân. Ông nhờ cha Tước nói nếu tôi bằng lòng lấy ông ta thì ông sẽ bảo lãnh tôi ra tù. Lúc bấy giờ cha Tước cũng như một số linh mục và các thầy bị giam giữ về tội Việt gian bán nước.
Cha Tước nói với tôi:
Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Con nên theo lời ông ta để sớm thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng mà các cha, các thầy ở đây cũng được nhờ cậy.
Tôi từ chối trả lời với cha rằng:
-Con không thể đánh lừa ai, nói dối ai.Lỡ mà sau độ vài tháng làm vợ con bỏ trốn thì tội nghiệp ông ta phải chịu trách nhiệm. Còn như ăn ở với nhau không hợp rồi chia tay thì đời con lại thêm một lần dở dang, đau khổ nữa.
Nhìn lại cuộc đời, có lẽ do tôi hay nghĩ xa, nghĩ gần nên không dám liều trong các quyết định tình cảm.
Tôi nhớ năm đó, 1951, tôi sắp được trả tự do. Tôi được học tập khóa 18 ngày để chuẩn bị ngày ra trại. Tôi tin tưởng Tết năm đó, tôi được về nhà ăn Tết với mẹ tôi. Mùa đông rất lạnh, tôi lên văn phòng đưa coupon để nhận tiền mang về nhà. Nguyên luật lệ trong tù, tù nhân không đưọc phép giữ tiền vì họ sợ tù nhân có tiền thì trốn đi. Tù nhân phải nộp tiền cho trại giam. Nhà tù giữ tiền, họ giao cho tù nhân từ coupon 10 đồng, 20 đồng. Mỗi khi ra ngoài, công an thường mang theo tiền mặt. Tù nhân muốn ăn phở, ăn bánh vài đồng, hoặc tiêu xài 50 đồng thì nộp coupon cho công an, công an thu coupon và trả tiền mặt cho tù nhân.
Tôi vẫn thỉnh thoảng lên văn phòng trại A nhận đố đạc như giấy má, xà bong. Phòng này do Lý Bá Sơ trông coi. Gặp tôi, ông chào hỏi tử tế và mời tôi ăn uống với ông. Khi thì cháo trắng nấu với thịt bò khi thì cơm nếp trộn mỡ với hành. Tất cả đều đơn giản nhưng rất ngon. Trong tù, các cán bộ đều coi mặt bắt hình dong. Những tù nhân đĩ điếm, giết người, ăn cắp thì bị đánh đập dữ lắm và bị coi khinh. Còn những tù nhân có tư cách thì được tôn trọng. Các bà già nua tuổi tác thì không ai để ý.
Vào mùa đông năm đó, buổi sáng rất lạnh, tôi mặc áo phin nõn, bên trong là áo len màu bordeau, và ngoài cùng là chiếc áo bông.Trong tù ai cũng mặc áo có số tù, riêng tôi, tôi giấu đi một số áo, không đem đóng số tù nhân.Tôi vào văn phòng để lấy tiền ra. Lúc bấy giờ, buổi văn nghệ đã xong, ai nấy trở về trại. Tôi tưởng các ông lớn đã về hết, chỉ còn nhân viên trực ở lại. Không ngờ bước vào văn phòng, tôi thấy Lý Bá Sơ vẫn chưa về. Thấy ông, tôi kính cẩn chào ông. Ông nhìn tôi, nhất là cách ăn mặc của tôi, ông lắc đầu, phán một câu: Vẫn chưa giác ngộ!
Đáng lý Tết năm đó tôi được thả nhưng vì lời phê của ông Lý Bá Sơ, tôi phải ngồi tù thêm nửa năm nữa. Đến ngày 10-5-1952, sinh nhật Hồ Chí Minh, tôi được ra tù.Như vậy tôi bị kết án 20 năm. Nhờ hạnh kiểm tốt, học tốt, sau một năm tù, tôi được giảm án xuống một nửa, tức là chỉ còn 10 năm. Năm thứ nhì, qua một lần lễ lớn của Việt Minh thì còn năm năm. Qua năm kế, nhân một ngày lễ lớn của Việt Minh,vào tháng 5 năm 1952 tôi được trả tự do. Khi được tin tôi mãn tù vì khoan hồng thì một số tù nhân khác ngồi khóc. Lý do là có người bị 4 năm, hai năm mà họ ở quá thời gian, có người già cả nhưng vẫn không được thả vì cán bộ cho là chưa giác ngộ!
Buổi chiều hôm đó, tôi ra ngoài để từ biệt các dân làng ở quanh tại tù. Một số người cho tôi tiền làm lộ phí về quê. Họ nói rằng số tiền họ tặng tuy không nhiều nhưng là để tỏ lòng thương tiếc của họ dành cho tôi. Ngày Tết, họ tặng tôi bánh trái. Lúc bấy giờ, nước ta đang chiến tranh, và lạc hậu, không có phương tiện giao thông, đường sá vắng người. Không có việc gì thì không ai dám xa làng quê. Đi ra ngoài rất nguy hiểm. Nếu không bị Việt Minh bắt giam thì cũng bị Pháp giết. Đường đi từ Thanh Hóa về quê tôi khá xa, phải đi qua núi rừng và ruộng đồng hoang vắng. Thân gái dặm trường thật khó khăn. Nào hùm beo, rắn rết, nào trộm cướp hãm hiếp, nào đau ốm bệnh tật, và không quen thuộc đường sá. Vì vậy tôi phải nhờ một người đàn ông mạnh khỏe và tin cẩn đưa tôi về quê. Tối hôm đó tôi ngủ lại trại giam để ngày mai lên đường. Tâm tình lần cuối với bạn tù. Thấy tôi khóc, anh công an đem xich lại nói đùa:
Chị Nga muốn ở lại hay sao mà khóc?
Bao nhiêu quần áo, tôi để lại cho chị Cúc, một bạn tù bị án 20 năm.
Giã từ trại Lý Bá Sơ ở Thanh Hóa, tôi và ông Lý Củ tìm đường về Hưng Yên. Chúng tôi đi bộ, băng qua bao rừng núi, bao nhiêu đồn bot của Việt Minh và trình giấy được thả tù nhưng vẫn rất khó khăn. Lý do là làng tôi thuộc vùng tề, tức vùng quốc gia kiểm soát mà Việt Minh thì không cho phép dân của họ sang vùng tề. Ban ngày tôi đi đường bộ, ban đêm dùng thuyền. Được ba ngày qua khu IV đến khu III. Khi gặp trạm cuối giáp ranh Hưng Yên và Hà Nam do Pháp kiểm soát, tôi đưa giấy và nói tôi bị tù Việt Minh được thả về nhưng không ai tin. Họ buông lời chọc ghẹo:
Trông cô béo như thế này mà nói ở tù!
Tôi nhờ họ tìm một người cùng làng để họ xác nhận vì cái tin tôi bị kết án tù 20 năm thì nhiều người biết. Có một chị ở trong trại lính gần đó nhận tôi là người làng cho nên họ cho phép dẫn tôi về nhà. Mấy người sĩ quan có đến hỏi dò tôi về trại giam và đời sống trong vùng Việt Minh. Nghe tôi kể, có người nói tôi tuyên truyền cho Việt Minh. Ai cũng không ngờ tôi còn sống mà trở về sớm như vậy. Có người tưỏng rằng tôi bị xử bắn cùng lúc với anh Văn. Người đầu tiên tôi gặp là bà dì ngạc nhiên nói:
Tao có đọc kinh Vực Sâu cho mày, tưởng là mày chết rồi!
Kinh Vực Sâu là kinh của người theo đạo Thiên Chúa đọc cho người chết.
Về con Phán, con tôi, tôi nghĩ rằng dù bên ngoại nuôi nấng, thương yêu cách mấy, đến khi lớn, bên nội vẫn có quyền bắt về. Chi bằng bây giờ trả nó về bên nội thì hơn. Nhất là tránh gánh nặng cho mẹ tôi.
Gửi thư lần thứ nhất, mẹ tôi vẫn không chịu trả cháu Phán về bên nội. Mỗi khi bé Phán đi ngang nhà mẹ tôi kêu lại cho quà bánh, nó lắc đầu chạy đi và nói:" Ông không ăn, ông ỉa vào.Ông không ăn. Con mẹ Nghìn-Lũ chó! Lũ chó."
Tôi hỏi"Sao con nói thế? "
Bé Phán nói"Bà bảo con nói thế"
Tôi bảo:" Sao con nó kỳ lạ vậy?Mẹ không muốn bỏ con, mẹ buôn bán để nuôi con. Không may mẹ bị tù. Tại sao con nghe lời bà nội mà nói hỗn như vậy?"
Bé Phán lớn tiếng trả lời tôi!:" Bà bảo ông như thế"!Bà bảo ông không chơi với con mẹ Hoa!
Bé Phán vẫn lập lại câu nói học thuộc lòng. Khuyên hoài không được, tôi lấy cây ngô đánh mấy cái. Bác Đoàn Bich anh cả chồng chạy lại: Thím không có quyền đánh cháu!
Tôi đáp: Con tôi hỗn thì tôi có quyền dạy. Tôi chưa tái giá, tôi không làm điều gì sai quấy, Tôi buôn bán không may bị tù.Tại sao tôi về nhà mà mà con Phán dám gọi tôi là con mẹ Hoa?Tại sao bà nội dạy cháu ăn nói hỗn hào như thế?Tôi là mẹ,tôi phải dạy nó!
Ngày hôm sau, tôi tới lần nữa. Chào hỏi mẹ chồng xong, tôi xin phép được đưa bé Phán về nuôi. Bà từ chối. Bà bảo muốn nuôi con phải cất nhà gần nhà bà. Tôi cất nhà trong khu đất nhà bà thì bà có thể đuổi tôi dễ dàng. Hoặc tôi đi làm ăn xa thì tôi cũng mất nhà.
Tôi thưa với mẹ chồng:"Trước đây con đi buôn, bao nhiêu vốn liếng bị công an lấy sạch. Hôm nay con ở tù ra, sống nhờ mẹ ruột, không có đồng nào. Việc này tùy mẹ, mẹ không cho con nuôi cháu, con đành chịu."
Mãi bốn tháng sau , làng xóm nói ra nói vào. "Người ta bảo bà ấy rằng con bé có mẹ thì trả cho mẹ nó, mình già rồi, nuôi trẻ con chi cho khổ!"
Vì vậy bà ta mới trả con cho tôi!Con gái tôi một phần do bà nội đầu độc, một phần do bản tính kỳ quái của cháu nên nó rất hỗn. Lúc cháu khoảng mười mấy tháng, bố cháu mất rồi, nó chưa biết đi, tôi mua cho cháu một bộ đầm, tôi giỡn với nó và nói:" Chú con mua cho con đây nè". Nó đuổi theo tôi nó đánh" Bà dì tôi thấy vậy, bà nói rằng:"Thằng bố (10) nó nhập vào hay sao mà nó kỳ cục vậy?
Có lúc cháu rất ngoan, thương mến tôi nhưng cũng có lúc bướng bỉnh chống đối tôi. Tôi thấy trong người của cháu có hai tính chất trái ngược nhau. Có tính hung hãn của cha và tính hiền từ của mẹ. Sau tôi đi coi thầy bói. Ông thầy bảo:Có một người đàn ông chết trẻ hay ghen lắm oan hồn cứ theo tôi quấy mãi. Hồn này ghen với ông chồng hiện tại của bà.Bà làm gì ông cũng theo quấy phá.
Bao nhiêu vốn liếng buôn bán lúc trước đã mất hết khi tôi bị Việt Minh bắt. Tôi trở về làng và bắt đầu làm lại cuộc đời. Tôi giúp mẹ tôi đi mua muối. Sau một thời gian, tôi xin mẹ tôi ít tiền rồi tiếp tục đi buôn bán ở Phát Diệm , Nam Định và Hà Nội. Các mặt hàng gồm cau khô, chanh tươi, chiếu cói từ khu tư của Việt Minh đem ra bán ở vùng quốc gia và dùng tiền lời để mua đi bán lại các sản phẩm khác giữa các tỉnh. Phương tiện đi buôn la tàu thuyền. Tôi thường hay đi tàu Nam Hùng. Một hôm, tôi không có mặt trên tàu thì tàu này bị Việt Minh bắn cháy làm chết nhiều hành khách. Những tàu đi sau thấy vậy chạy tấp vào bờ. Hành khách nhốn nháo lo sợ. Mấy giờ sau, tàu Pháp tới hộ tống , các tàu còn lại về Phát Diệm. Ai nấy sợ hãi, không dám đi buôn nữa. bao nhiêu hàng hóa ứ đọng thì được các con buôn bán tháo bán đổ. Tôi tháo đôi bông tai đồi lấy tiền và mua thêm chiếu, mấy ngày sau đem về Nam Định bán lấy lời.Tôi không bao giờ quên chuyến đi buôn này vì may mắn thoaát chết, và chứng kiến con tàu quen thuộc bị bắn, chìm xuống sông Hồng. Tôi nghĩ đến việc bỏ làng lên Hà Nội tìm đường sinh sống. Và tôi đã đi Hà Nội. Tôi đi lang thang khắp Hà Nội để xin việc làm. Tôi được một bà chủ lò bánh phở giúp đỡ. Bà bỏ tiền ra giúp tôi đắp hai lò để tráng bánh phở và đưa một số thợ đến giúp. Tôi đến nhà người chị họ ở đường Mai Hăc Đề xin mượn cái ga-ra để làm lò bột. Được bà chị đồng ý, tôi đi mượn cái cối đá, mua gạo về xay. Tôi cùng người làm tên Hợi tráng bánh phở. Sau vài ngày học việc, tôi có thể tự tráng một mình và còn làm nhanh hơn thợ nữa. Tôi dùng cả hai tay tráng một lần hai lò. Bánh của tôi mỏng và dai. Tôi nhờ anh Hợi đem đi bán. Mấy tháng đầu, Hợi đem tiền về đầy đủ nhưng sau đó dần dần không thấy đâu cả.
Tôi hỏi anh ta,thì anh ta đáp: Bạn hàng còn thiếu.
Tôi nhớ một mùa giáng sinh, đi lễ nhà thờ, tôi mặc áo dài, khoác khăn choàng cổ, đi xe đạp. Tôi chở theo một mớ bánh phở đem đến cho tiệm Phở Giàng. Ông chủ ra nhận và nói:
Cái tướng của bà đâu phải làm nghề này. Bà làm ơn kiếm nghề khác đi!
Sau mấy tháng tiền phở bị tên Hợi bỏ túi riêng, chỗ mưón để lò bị đòi lại, tôi phải trả cho bà chị.Vì vậy, tôi phải dẹp nghề. Tôi nhờ một ông cậu mướn dùm một căn phòng ở Thụy Khuê, giá mấy trăm đồng một tháng.Vừa dọn tới trong ngày, tôi để dứa con gái ở nhà và đem quần áo ra Hồ Tây giặt. Đã nghèo lại gặp cái eo, mấy trên trộm theo dõi thừa lúc này vào lấy hết đồ đạc. Lúc về, tôi thấy con gái tôi nằm ngủ, quần áo trong nhà mất sạch, trong đó có đồng hồ tay của tôi. Cũng may là tôi còn chiếc xe đạp. Tôi buồn quá, đến nhờ ông bạn từng cho mượn cái cối đá, nhờ giúp đỡ. Ông chỉ cho tôi làm nghề "đồng nát".Tôi đến các lò gốm làng Bát Tràng xin phép lấy các khuôn gang cũ rồi chở đem bán cho các chỗ mua đồ kim loại vụn. Tôi đứng coi các phu bốc gang vụn bỏ lên xe tải, rồi theo xe về, qua các trạm trình giấy tờ, và sau mấy chuyến được ông trả tiền công được 200 đồng. Tôi ra chợ mua vải về tự tay may quần áo cho con. Cuộc sống lúc này thật cơ cực.Tôi nghĩ đến việc vào Nam tìm tương lai. Thời con gái, trước khi lấy chồng, tôi thường ấp ủ việc bỏ trốn vào Sàigòn. Bây giờ ý nghĩ đó trở nên mãnh liệt trong đầu. Có một người quen cho tôi biết rằng vào trong Nam dễ làm ăn lắm.Tôi bán hai lò bánh tráng phở được 800 đồng.Tôi thổ lộ với bạn bè,ai cũng hỏi tôi có mang theo vài chục vạn để vào trong Nam buôn bán hay không. Tôi thật mắc cỡ không dám nói cho ai biết rằng trong túi tôi chỉ còn đủ tiền mua vé tàu vào Nam mà thôi. Vợ chồng anh bạn người lo giấy thông hành cho tôi hỏi rằng tôi có mang con theo không. Tôi phân vân. Họ ngõ ý muốn nuôi dùm tôi một thời gian, để tôi đi một mình cho dễ xoay xở, khi nào thuận tiện thì cứ viêt thư báo tin, họ sẽ gửi con vào sum họp cùng tôi. Tôi đồng ý nhận lời. Tôi giấu việc vào Nam, không cho mẹ tôi và bà con, làng xóm biết. Tôi mua vé xe đi Hải Phòng, mua vé tàu. Khi ra đó tôi gặp ông Nam Tiến, ông chào tôi và hỏi tôi đi đâu. Ông nói ông mua vé vào Sài gòn. Tôi hỏi ông đi tàu nào.Ông nói ông đi tàu của Pháp. May mắn thay, ông đi khác con tàu của tôi.
Tôi đi tàu vào Nam, không có tiền phải ngồi hạng bét.
Tàu rời cảng Hải Phòng đi Sàigon mất ba ngày.Tôi mua vé hạng bét giá 717 đồng. Trong túi còn lại 53 đồng. Trong khi những ai đi hạng nhất thì có phòng riêng.Có phòng riêng và cơm đem đến tận phòng.Còn vé hạng bét thì nằm tầng dưới. Trông thấy những người chung quanh quần áo đen cũ nát, tôi thấy trong xã hội ta có nhiều người nghèo khổ. Trong tàu họ cung cấp bữa ăn cho khách. Cứ bốn hành khách lấy chung một phần ăn. Tôi chẳng thiết ăn uống, cứ ngồi một mình,lòng buồn vời vợi. Nhìn qua cửa sổ, thấy sóng nước mênh mông những con cá bơi lội có vẻ hạnh phúc. Chẳng biết thân phận mình ra sao, tôi ngồi khóc. Mấy người khách thấy tôi không ăn cứ ngồi khóc. Họ lại gần hỏi thăm. Tôi nói chóng mặt. Họ bèn cho tôi mấy viên thuốc say sóng. Suốt mấy ngày, tôi nằm trên võng nhịn đói. Có người mang cho tôi một đĩa cơm chiên. Tôi cố gắng ăn cho đỡ đói.
Tàu cập bến Sàigon, bao nhiêu hành khách có kẻ đưa người đón, riêng tôi thui thủi rời tàu sau cùng chẳng biết đi về đâu.
Bước lên đất liền, tôi ghé một quán cơm bên đường, mua một đổng cơm, một đồng thịt kho trứng. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thưởng thức món thịt kho trứng của người miền Nam. Tôi lón lên ở miền Bắc, chỉ biết ăn món trứng rán, trứng luộc, chứ không dùng trứng kho thịt bao giờ.
Tôi có một người chú họ, nghe nói ở Gia Định. Tôi bảo họ rẳng tôi muốn đến đó. Họ bảo dùng xe xich lô máy, tốn khoảng 12 đồng. Xe xich lô máy chạy một quảng, tôi nghĩ rằng bây giờ mình nghèo khổ mà đến gặp ông thì xấu hổ quá! Ông này trước kia làm thuê cho thầy mẹ tôi. Để ông biết thân phận khốn khổ của tôi, rồi ông viết thư vể nhà cho cả làng biết thì không thể được. Tôi đổi ý nhờ ông bỏ xuống một khu nào có nhiều người Bắc. Xe ngừng lại ngả ba, tôi xách va ly bước vào trong hẽm.
Buổi chiều xuống, hai bên dãy nhà, người ta họp chợ, bày các món hàng ra đường bán. Có mấy người biết tôi từ Băc mới vào, họ chào hỏi thân mật:
Cô hai có món hàng nào mang vào bán cho tôi với.
Tôi ngồi lân la kể chuyện thật đời mình. Có một chị người Bắc bán vải, tỏ ra thông cảm, nhận làm chị em và nhờ tôi ở chung để giúp đỡ. Chị mua hai khúc cá nấu canh và hai vợ chồng cùng tôi ba người cùng ăn bữa cơm hội ngộ ban đầu.
CHƯƠNG V
SÀI GÒN, HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG
Buổi sáng hôm sau , tôi theo bà chị kết nghĩa ra sạp hàng phụ việc. Người Nam thật thà chất phác và cởi mở. Tôi kể hoàn cảnh của mình là người góa chồng, làm ăn thất bại ở miền Bắc, phải gửi con ngoài đó rồi vào Saigon một mình tìm đường mưu sinh. Cả chợ ai cũng biết chuyện, và từ đó một số phiền phức sinh ra.
Là một góa phụ 26 tuổi , cao gần 1,70m, trông dễ nhìn, lại đang bơ vơ một mình nơi xa lạ, trở thành mục tiêu cho nhiều đàn ông tán tỉnh. Có một tài xế tăc-xi lúc nào cũng bám tôi làm tôi rất bực mình.
Tôi phải lên đồn cảnh sát khiếu nại sau đó mới được yên. Một ông chủ nhà giàu lái chiêc xe "deux cheveaux" do Pháp sản xuất nhờ người mai mối hỏi tôi làm vợ. Tôi nghĩ rằng người ta chưa biết mình là ai, chỉ trong mấy ngày mà đã vội vã muốn cưới thì lời cầu hôn đó chẳng có giá trị gì.Tôi từ chối lời cầu hôn của ông.
Ở chung với bà chị được ba ngày thì đã biết bao lời chọc ghẹo bướm ong của ngưòi trong xóm. Tôi nói với chủ nhà tôi đã tìm được địa chỉ của người bà con ở Gia Định nên xin phép từ giã. Tôi xách chiếc va ly nhỏ đựng vài bộ quần áo đi ra khỏi nhà. Tôi không biết mình sẽ đi đâu. Tôi đi từ Khánh Hội qua chiếc cầu bác ngang sông thấy thợ thuyền đang đóng tàu. Sau này tôi mới biết đó là xưởng Bason. Sau đó tôi vào một cái vườn rộng có nhiều cây cối và thú vật, thiên hạ vào ra đông đảo. Hỏi ra mới biết là Sở Thú Sàigon. Bắt chước khách nhà du, tôi cũng đi dạo trong Sở Thú. Tôi thấy những con voi, con chim được nhân viên săn sóc cho ăn mà tôi cảm thấy mà tôi cảm thương cho thân phận lạc loài của mình.Thú vật còn có chỗ ăn, chỗ ở còn tôi không nhà cửa, không biết ngày mai sẽ ra sao. Đi chán, mỏi chân, tôi ngồi trên băng đá thẫn thờ thì một cảnh sát tới suồng sã:
-Em ơi! Em đi đâu đấy?
Đầu óc tôi điên lên. Vừa mới giã từ Ngã Ba Cầu Cống để tránh đàn ông chọc ghẹo, lại gặp phải tên dê xồm này. Cảnh sát gì mà không làm trọn chức năng bảo vệ dân chúng.Tôi đứng dậy tiếp tục đi nữa. Tôi đi ngang qua một khu chợ thấy những người bán hàng rong cất tiếng chào mời. Trông họ rất lam lũ, cực khổ. Lúc đó tôi mới nhớ lại lời của một người quen ở Bắc bảo là vào trong Nam dễ sống, dễ làm ăn nhưng tôi thấy trước mắt là chẳng đúng tí nào.
Thấy cách ăn mặc của tôi, người bán hàng biết là khách ngoài Bắc mới đến, mời tôi vào tiệm chơi. Bà hỏi tôi đời sống ở Bắc. Tôi nói về hoàn cảnh tôi , và tâm sự khá lâu. Bà tâm sự rằng bà cũng là người miền Bắc vào Nam làm ăn, lúc đầu cơ cực nhưng dần dần sẽ khá hơn. Bà chỉ mấy cái soong treo trên vách để nấu chè đậu đen đem bán kiếm sống thuở mới vào, mà bây giờ bà mở mấy cái hụi.
Bà coi tôi như em bà mời tôi ở lại phụ việc, chờ xây dựng cuộc đời mới ở đất Sàigon năm 1953. Người ta gọi bà là bà Năm. Hai vợ chồng bà muớn nửa căn nhà phía trước để bán bánh kẹo, một nửa căn sau cho hai người khác thuê. Mỗi tối, tôi ngủ chung với cô Dung cháu bà. Hai người nằm chung một cái ghế bố thật là chật chội. Nhiều đêm trời nóng quá không ngủ đưọc và cảm thấy cuộc đời quá gian truân. Ở tù Việt Minh đã khổ rồi, bây giờ một thân,một mình vào Saigon vẫn chưa thoát khỏi cảnh cơ cực. Bà Năm ngỏ ý để tôi hốt hụi lấy một số tiền rồi ra chợ Cầu Muối mua trái cây về bán. Tôi sợ buôn bán thua lỗ, không có tiền trả nợ cho bà. Tôi mong bà kiếm cho tôi việc khác.
Cạnh nhà bà Năm có một cô bé rất thích tôi, thường sang chuyện trò. Cô bé chỉ cho tôi một nhà dệt vải. Tôi đến xin làm. Họ bảo xưởng tư nhân tự túc, không mướn người. Cô bé lại chỉ cho tôi một tiệm cà phê nhưng họ không cần người.Tôi theo cô bé đến một xưởng dệt , tôi xin làm nhưng họ không cần người. Ông chủ bảo tôi cho địa chỉ để hôm nào ông sẽ đến. Thấy ông là người tử tế, hiền lành, tôi liền cho địa chỉ. Hôm sau ông đến, khuyên tôi nên trở về gia đình.
Ngày nào tôi cũng đi kiếm việc làm. Lúc bấy giờ trong Nam người ta hay xé đôi đồng bạc mà xài. Bữa nào lượm được nửa đồng bạc thì tôi mua bắp ăn cho qua bữa. Nếu không thì đành nhịn đói từ sáng cho đến chiều. Chiều về tôi nấu cơm cho bà Năm và ăn cơm chiều tại nhà bà.
Bà Năm là chủ nhiều con hụi nên quen biết nhiều người Bắc trong giới kinh doanh ở Sàigon. bà có lòng tốt dẫn tôi đến cơ sở sản xuất áo mưa của ông Trần Văn Quảng ở số 208 đường Gia Long. Trong khi hai người nói chuyện với nhau, tôi tủi phận ra ngoài đứng khóc. Khi tôi vào, ông Quảng an ủi tôi. Công ty sản xuất áo mưa thuê tôi làm việc. Ông Quảng là con nuôi của bà Năm. Mỗi sáng khoảng 7 giờ, tôi ra khỏi nhà, đi bộ từ Thị Nghè đến đường Gia Long thì cũng gần 8 giờ.Khoảng 4 giờ tan sở, tôi lại về Thị Nghè. Về nhà, tôi nấu nướng cho bà Năm và ăn chung với nhà bà. Công việc sản xuất áo mưa chia thành ba công đoạn may, phết keo và dán. Tôi được giao việc phết keo. Mỗi ngày, tôi làm được mười cái, mặc dầu năng suất có thể trăm cái lý do là it việc quá. Dẫu vậy, ông vẫn mướn tôi với lương mười đồng một ngày. Tôi hiểu sự giúp đỡ đó. Buổi trưa, tôi nhờ chị bếp mua dùm một đồng bún .Hàng ngày chị cho tôi nước kho thịt, cá hoặc tôm để ăn với bún.
Tôi ở nhà này hơn hai tháng, thì một sự kiện quan trọng xảy đến , ảnh hưởng đến đời tôi. Đó là chuyên có người đến cầu hôn.
Xin nhắc lại căn nhà bà Năm, rộng 4 thươc, dài mấy chục thước.Nửa phần sau cho anh Lân và Vỹ mướn. Giữa hai phần trước có tấm màn ngăn đôi. Hai anh này xài chung bếp với cả nhà. Hai anh này làm nghề đóng giày cho một tiệm ở Gia Định.
Hàng ngày chỉ gặp nhau đôi lần nhưng tôi cảm thấy ánh mắt của hai người có cái gì là lạ. Ban đầu tôi nghĩ vì tôi mặc y phục Bắc Kỳ cho nên họ lạ mắt. Sau này tôi mới biết họ thich mình. Họ có vài người bạn ghé thăm, trong số này có anh Trung và anh Linh, anh Linh là người chồng thứ hai của tôi sau này.
Trước đó, bà Năm giới thiệu tôi với anh Trung. Bà hứa hẹn nếu tôi lấy anh Trung, bà sẽ cho tôi hốt hụi, rồi lập một tiệm nhỏ, buôn bán một thời thì cũng trở thành bà chủ, nhưng tôi không chịu.
Một ngày nọ, anh Linh và anh An đến chơi. Họ gật đầu chào tôi"Thưa bà". Lúc nào cũng câu chào quen thuộc này, rồi bước về phía sau nhà vừa đi vừa ngó lại nhìn tôi có cái gì đặc biệt. Tôi cảm thấy kỳ kỳ. Tôi nghĩ có lẽ mình vấn tóc theo kiểu Bắc khác với người Sàigon chăng. Sau bức màn, tôi nghe tiếng mấy người đàn ông thì thầm:
-Bác Năm đã nói hộ tôi chưa?
-Tôi già cả rồi, nói không khéo.
- Thì giờ là vàng ngọc, không ai nói thì để tôi nói.
Lát sau, bốn người cùng bước ra theo thứ tự gồm có: anh An, anh Linh, ông Năm và anh Trung đến chào tôi. Lúc này, tôi đang ngồi trên cái di -văng cùng với bà Năm. Anh An giọng run run mở lời trước:
Thưa bà, anh bạn tôi nhờ tôi thưa chuyện với bà. Anh bạn tôi một mình tứ cố vô thân.
Anh nói một hơi không kịp thở. Anh Linh thấy vậy tiếp lời:
-Tôi xin đỡ lời anh bạn tôi. Tôi nghe hai bác nói ông nhà đã khuất núi, anh tôi tứ cố vô thân.
Thấy vậy, tôi ngỏ lời mời các anh ngồi xuống cùng nói chuyện. Anh Linh trình bày ý kiến muốn kết hôn với tôi. Tôi nghe mà buồn cười.Tôi cười trong bụng vì cho rằng mấy người này nông nổi, vì không biết tôi là ai mà đã tính chuyện trăm năm.
Lấy vợ mà dễ như vậy thì họ đã có đống vợ rồi.Tôi nói lời cảm ơn và trình bày với họ rằng tôi đang gặp nhiều khó khăn, mà chính lúc thất bại là lúc con người đau khổ và có nhiều tự ái nhất. Lúc này chưa phải là lúc tôi lập gia đình vì công việc làm ăn chưa ổn định con dại còn để ngoài Bắc. Nếu có tiền thì tôi đã về ngoài đó, không ở trong này mãi đâu. Nếu muốn lấy chồng thì tôi đã tái giá từ lâu.Tôi ở góa đã tám năm, từ năm 18 tuổi, năm nay tôi đã 26 tuổi, không muốn bước thêm bươc nữa. Còn tôi lúc này phải tần tảo, phải buôn bán nuôi thân và nuôi chồng con. Tôi mua kén về kéo tơ lụa bán lấy tiền sinh sống.Vì gần nhà nên mẹ chồng nhiều khi ba, bốn giờ sáng ở bên nhà chỏ miệng sang chửi đổng. Không những bà chửi tôi mà còn chửi mẹ tôi. Ở làng tôi, người già thì gọi là bà. Mẹ tôi chưa già nhưng có chút địa vị trong làng cho nên người ta kinh trọng gọi là bà Lý hay cụ Lý Nghìn. Mẹ tôi không kiêng nể, cứ gọi tên mẹ tôi"con mẹ Nghìn" mà chửi rủa.
Lúc bấy giờ ở nhà thờ có 12 cái ghế, dành cho quan viên, trong đó có một ông thiếu úy lính Pháp, người ta gọi là quan một, và mẹ tôi được ngồi trên ghế đó. Bà mẹ chồng và người làng ngồi trên chiếu trải ở dưới đất.
Vì hận thù, tức tối, bà thường hay sang hạch hỏi, mắng chửi, đánh đập tôi. Có nhiều lần thấy tôi khóc lóc, van xin, người anh lớn của chồng chạy sang xin bà ngừng tay.
Dù nhận tôi là dâu, bà rất ghét tôi vì lúc trước đã trốn nhà đi tu, và cũng vì nhà bà lép vế hơn nhà tôi. Bà thường đay nghiến tôi, chửi bới tôiđể trả thù theo như tâm lý một số người"mất tiền mua mâm thì dâm cho thủng"
Trước kia tôi ở nhà mẹ ruột, thỉnh thoảng bà sai đứa cháu gái, con anh Đoàn Bich kêu tôi về để mắng chửi nhưng tôi lờ đi. Bây giờ tôi ở gần nhà thì tiện lợi cho bà chửi mắng tôi. Khi tôi ở nhà mẹ tôi, tôi không bị đánh, nhưng từ khi ở riêng, nhà cạnh mẹ chồng, thì bà đánh tôi và chửi mắng thường xuyên hơn. Nhiều khi bà sai bảo anh Toản việc gì mà anh không theo ý bà, bà cũng nhè tôi mà đánh, chửi.
Dinh cơ thầy tôi rộng lớn, trong có xưởng cưa, chục căn là xưởng mộc, và xưởng dệt bỏ trống, đường sá rộng rãi. Trong khu này có hai căn nhà lón nhất. Anh Cả, mẹ tôi và các em ở căn nhà lớn nhất, gọi là nhà Tổ. Ban đầu, tôi và anh Toản ở ngôi nhà nhỏ. Sau thấy tôi có bầu, thấy mọi việc đã êm xuôi, mẹ tôi cho tôi sang ở căn nhà khác rộng rãi hơn. chung với vợ chồng chị San, là chị hai đã lấy chồng xa nay cũng về ở chung. Đấy là một căn nhà rộng năm gian, quay hướng về hai mặt đường thương mại, cách nhà tổ khoảng 200 thươc ở một đầu. Anh chị ở hai gian trưóc, mở tiệm thuốc Bắc, buôn bán rất phát đạt.Gian giữa để ngối chơi. Anh Toản hay ra ngồi ở đó và biết rõ đường đi nước bước của tiệm thuốc Bắc.Khi anh Toản rời nhà thì tiệm thuốc Bắc bị đánh cướp. Đêm ấy khoảng hai giờ sáng, tôi thức giấc và nghe tiếng cạy cửa. chưa kịp phản ứng thì có tiếng nói Nằm im!Nằm im!
Sau đó tôi nghe tiếng vật lộn từ bên phòng của anh chị tôi. Ông anh rể la lớn:'Cướp! Cướp! Sau này anh San kể rằng anh vật lộn với một người to lớn. Người ấy dủng dao chém xuống đứt đôi chiếc chiếu, làm gẫy hai lạch giường. Anh rể tôi sợ quá buông tên cướp ra và lùi vào trong giường.Chị tôi kinh hoàng, run rẩy, nói không ra lời. Bọn cướp gồm ba, bốn ngưởi lục lạo mà không lấy được vật gì quý giá, ngoại trừ cái áo măng-tô của anh San. một ít quần áo, ruột tượng (7) là những thứ vớ vẩn và những toa thuốc bắc trong tủ đựng tiền. Anh San là người khôn ngoan .Tiền bán thuốc ban ngày để trong tủ cùng với toa thuốc Bắc nhưng ban đêm cất đi chỗ khác. Mãi về sau anh Toản chết rồi, người ta mới dám nói sự thực cho tôi hay.
Một hôm tôi đến chơi nhà ông Kỳ Đường, người cùng làng, ông hỏi tôi rằng:
-Thím Toản có biết ai đánh cướp nhà ông San không?
Tôi đáp: dạ không.
Ông nói:"Thằng Toản chớ ai! Thằng này cũng cho đàn em đi cướp nhà anh ruột mình.
Và cũng chính Toản đáp cướp nhà chị ruột tôi.Anh Loan chống cự bị chém vào đùi, máu ra xối xả mà chết.
Mẹ chồng tôi có ba con trai là anh Bich, anh Loan và anh Toản. Cuối tháng 4-1945 , anh Toản chết đột ngột. Anh Loan chết tháng 6-1945 thì mười tháng sau, anh Toản chết.
Trước ngày đó ba ngày, anh Toản ra khỏi nhà mà không thấy trở về.Trước đó, anh Toản vẫn đi về thất thường cho nên tôi không thắc măc và mong đợi. Vả lại, chẳng bao giờ anh hé lộ bất cứ việc gì của anh làm. Trong cái đêm anh vắng nhà, tự dưng con chó nuôi trong nhà cứ tru lân nhiều lần. Tôi lấy làm lạ mà không hiểu tại sao.
Chiều hôm đó, tôi đang phơi lúa trong sân trong nhà thương Thánh Giu Se, anh chạy đến hỏi tôi:
-Làm xong chưa?
-Tôi nói chưa. Anh nói anh gửi Cái Phán đằng chị Cả.
Phơi lúa xong, tôi ghé chị Cả đem cháu về.Nhà tôi và nhà chị gần nhau.Tôi đến nhà chị và hỏi chị:
-Anh Toản đi đâu hả chị?
-Anh Toản đi lối Đầm Ngô.
Anh đi ba ngày mà không thấy về. Chị Bich thường hay đem rượu đi bán làng bên và nghe tin có vụ đánh cướp, và một tên cướp bị giết. Chị cho biết người đó là anh Toản. Và chị về nói với chồng và mẹ chồng tôi nhưng không ai cho tôi hay cả!
Tôi bỗng thấy ông Ba Thêm, người cùng làng đang ngồi trong quán cóc bán mấy cái bánh đa, bánh ú , với nước vối, đưa tay vẫy tôi lại gần.Thấy ông vẫy, tôi lại gần, song cứ tiếp tục lùi vào trong một vườn ngô. Tôi ngạc nhiên, đứng hơi xa và hỏi:"
-Thưa ông, ông bảo cháu việc gì ạ?
Ông hỏi:
-Cô biết việc gì không?
-Tôi đáp: Cháu chưa biết ạ.
-Toản nó chết rồi!
Tôi lại cười cười:
-Ông nói đùa cháu hả?
Ông mắng:
-Cái con khỉ! Nó chết rồi!
Tôi hỏi: Tại sao chết? Bị cảm hả?
Ông tiếp lời:
-Nó đi ăn cướp ở Giáp Ba làng Bìm bên Hà Nam.
Làng tôi cách tỉnh Hưng Yên qua con sông bên kia là tỉnh Hà Nam, có làng Bìm không xa lắm!
Tôi vẫn không tin, gặng hỏi ông Ba Thêm mấy lần và ông mắng cho.
-Nó chết mấy hôm nay mà mày không biết sao? Tôi bế con gái chạy về nhà mẹ chồng. Bà trợn mắt:
-Ai nói với mày cái này?
-Ông Ba Thêm nói như vậy.
Mẹ chồng tôi im lặng. Lát sau, bà bảo:
-Cấm chỉ! Không được nói cho ai biết!
Lát sau bà bảo"
-Sáng mai mày mang con Phán về đây, tao giả vờ đánh mày, chửi mày, rồi mày bế con Phán chạy ra khỏi nhà.
Mẹ chồng tôi giả vờ vừa đánh, vừa khóc, vừa chửi tôi để qua mắt người làng. Bà la lớn:
-Tiên sư mày!Mày ỷ của khinh người cho nên con tao nó không chịu được cho nên nó lên Tuyên Quang gửi thư về nói là nó ở Tuyên Quang luôn!
Thường ngày bà đánh tôi bằng thanh tre, hôm nay bà đánh bằng cây ngô khô.Tôi bế con Phán vừa chạy vừa cười vì biết mình và mẹ chồng đang đóng kịch để đánh lừa dư luận.
Chạy ra ngoài ngõ, tôi gặp bà Linh có cái lều bán bánh đúc, bà hỏi:
-Cái gì đó chị Toản?
-Bu cháu đánh cháu.
-Tại sao đánh?
Tôi khai hết:
Toản đi ăn cướp bị đánh chết rồi. Bu cháu giả vờ đánh rồi đuổi cháu đi.
Ai hỏi tôi cũng nói như vậy.
Sau tôi bồng con giả đò khóc lóc chạy về nhà mẹ ruột báo tin dữ. Câu nói đầu tiên của bà là:
Phúc cho con.Cấm không được khóc.
Tôi nhìn đôi mắt mẹ đầy thương cảm.
Từ đó tôi ở luôn nhà mẹ đẻ.
Bốn tháng trưóc đó, anh Toản đánh tôi một trận tơi bời, tôi chạy thoát về nhà mẹ đẻ. Tôi nằm va76t ra giữa giường, đầu trên giường,. chân chạm đát. Mẹ tôi bảo:
Nếu ban đêm nó đánh mày chết, vứt xác xuống sông thì cũng chẳng ai biết.
Trước khi anh Toản chết, anh tôi tổ chức cho tôi trốn. Lúc bấy giờ ở vùng biển thỉnh thoảng đem kén đến nhà bán cho mẹ tôi.Họ ở nhờ mấy ngày và khi họ trở về thì mẹ tôi muốn tôi theo họ về dưới đó, tránh xa người chồng vũ phu.
Người đời nhỏ nhen, ganh tị như bà Chưởng Đường, ở gần nhà mẹ chồng, thấy tôi đi chợ mua gà hay cá thịt thì bà rình mò rồi về mách lẽo mẹ chồng tôi. Khi tôi về nhà, bà mắng:
-Tiên sư mày. Trong khi mẹ chồng ăn muối cực khổ hàng tháng, con dâu đi chợ mua con cá chày bằng cổ chân này. Tiên sư bố mày!
Nhiều khi không có gì ăn, tôi phải mua một đùi thịt chó. Bà chửi tôi:
-Tiên sư nhà mày! mày sung sướng mua bọc thịt chó to bằng cái bánh chưng!
Từ khi ra khỏi tù cho đến khi gặp lại Toan là năm 1954, và sau này, tôi rất đau khổ vì con tôi đã chịu ảnh hưởng những lời xuyên tạc của mẹ chồng thành ra suốt đời nó oán hận tôi!Con tôi theo bà nội nó nói tôi giết cha nó trong khi cha nó đi ăn cướp mà bị chết.
Thật ra trong làng ai cũng biết anh Toản đi cướp mà bị giết!
Trong khi tôi buôn bán khổ sở để nuôi con, tôi bị tù mấy năm, thì bà nội nó bảo nó tôi bỏ nhà theo trai.
Lúc anh Toản chết, tôi nghèo khổ lắm.Tôi phải buôn bán vất vả để nuôi con.Một năm sau, trên đường đi chợ An Thi về, trên quảng đường vắng, tôi gặp ông Quyền Đán cũng là tướng cướp, tôi xin ông kể chuyện thật về cái chết của anh Toản để tôi trình cha xứ ghi vào sổ công giáo.Ông cho biết đám cưới vào nhà lục lọi không thấy đúng như tin tức dọ thám bèn qua nhà bên cạnh. Dân làng nghe tin cướp, kéo đến rât đông. Anh Toản là người to lớn, anh cầm lựu đạn nội hóa rút chốt định ném vào dân chúng để chạy thoát, nhưng anh chưa kịp ném thì lựu đạn nổ tung. Thịt anh banh ra như cái lược thưa. Đám cướp cõng anh chạy trốn. Đến đầu làng, anh Toản bảo đàn em chém anh để anh khỏi bị bắt, bị tra tấn và ở tù nhục nhã. Đám đàn em nghe theo chém anh rồi bỏ trốn, bỏ lại xác anh nằm bên vệ đường.
Sau khi anh Toản chết, tôi được giải phóng và bước sang cuộc đời mới.
ĐỜI THIẾU PHỤ
Tôi trở thành thiếu phụ lúc 17 tuổi, và con gái tôi chưa đầy hai tuổi. Tôi về ở với mẹ ruột. Căn nhà sau này tôi bán cho ông Kỳ Đường, là người đã bán nhà cho tôi. Ông cũng không có tiền, xin mua chịu.
Lúc này tôi chỉ có hai bàn tay trắng cộng thêm món nợ nhà thương Thánh Giu Se mười thùng lúa nên lòng lúc nào cũng lo lắng. Tôi tự bảo lòng phải quyết tâm làm việc để nuôi con và trả nợ. Chị Ba tôi bán cho tôi một số cá khô. Hàng ngày tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng để gánh hàng ra chợ bán. Tôi đi bán ở chợ An Thi, chợ Gò, chợ Ngàng và chợ Trường. Bán cá khô xong, tôi lấy tiền đong gạo đem về bán lấy lời.
Mỗi chiều ăn xong, tôi nắm một nắm cơm và nướng vài con cá khô gói vào lá chuối để ngày mai.
Rời nhà lúc 4 giờ sáng, tôi gánh bộ, đi chân đất trên con đường dài 14 cây số để đến chợ An Thi. Những lần đầu, tôi rất sợ hãi khi phải gánh hàng đi một mình trong đêm tối qua cánh đồng rộng mênh mông, không nhà, không cửa. Mùa đông giá lạnh, mặc ba bốn lớp áo, đầu trùm khăn đi trong đêm tối chừng ba cây số thì trời mờ mờ sáng qua chợ Gò.Từ chợ Gò, tôi đi tắt qua một cánh đồng vắng, nghỉ chân ở một quán nhỏ bán nước vối và bánh canh cho khách qua đường. Tôi ngồi nhờ, đem cơm nắm và cá khô nướng ra ăn. Sau đó gánh đến chợ khoảng 7 giờ sáng, sau đó mở thùng cá khô ra bán. Bốn giờ chiều thì chợ tan, tôi gánh thùng không trở về nhà.
Thật may maắn, trong chuyến đi tôi gặp ông Phó Liễn, buôn đồ sắt vụn ở làng kế. Nhà tôi cách nhà ông chừng một cây số nên tôi dặn ông là mỗi buổi sáng xin ông chờ tôi để cùng đi với ông cho có bạn trên con đường vắng, một người đàn bà yếu đuối như tôi đi một mình thật là sợ hãi.
Dần dần tôi có thêm vốn. Tôi mua gạo về bán thêm kiếm lời. Sau này tiến thêm một bước nữa, tôi sang Hà Nội buôn vải tây và dầu hôi . Đây là mặt hàng ngoại quốc mà Việt Minh cấm buôn bán, họ chỉ cho phép buôn bán hàng nội hóa mà thôi. Công an cộng sản thấy tôi có khả năng buôn bán nên muốn tôi vào làm trong mậu dịch của họ nhưng tôi từ chối và cứ tiếp tục đi buôn. Mỗi chuyến kiếm lời gấp ba, bốn lần vốn nếu gặp công an CS là mất sạch. Một đôi lần công an đến đặt hàng tôi, trả tiền sòng phẳng. Đến lần cuối thì chúng ra tay!
Tôi nhớ họ đặt hàng với số tiền rất lớn là 210 ngàn Đông Dương.Tôi chở thuốc Bắc, thuốc tây vải ngoại trên chiếc thuyền to. Còn dầu hôi trong thùng đóng bè do hai người đẩy đi. Cứ 60 thùng một bè, lấy lục bình phủ lên trên ngụy trang.Những ngiười bơi đều uống nươc mắm để cho ấm bụng, chịu được cái lạnh của nươc sông giữa đêm khuya về mùa đông tháng giá. Hàng chở từ Hà Nội về làng tôi bằng đường sông Hồng. Tôi ngồi ngay đầu thuyền để khi công an hỏi thì tôi lên tiếng vì tôi đã đấm mõm cho họ một số tiền. Tôi chất tất cả hàng hóa vào trong kho.Ngày hôm sau hai tên công an đến trả tiền và nói với tôi hãy chở hàng đến bến Bồ Hòn. Khi thuyền hàng rời bến, lòng tôi xao xuyến và linh cảm có chuyện gì không may xảy ra. Lúc đó nếu có chiếc xuồng con thì tôi trở về chớ không muốn đi tiếp. Khi thuyền cập bến thì công an hô to:" Bắt trói hai người kia lại cho tôi!
Khi đến đình Tham Lương, công an cho người chủ thuyền về, còn tôi và anh Văn bị dẫn đến đình Mễ Lỗi! Hai hôm sau, chúng tôi bị đưa đi chỗ khác để công an hỏi cung rồi lại trở về đình Mễ Lỗi. Ngày thứ ba, chúng đưa tôi đến biện lý Bùi Lâm để hỏi cung lần nữa rồi trở về chùa Đồng Tứ.Tại đây chúng tôi bị xich trong khung sắt. Ngày kế tiếp chúng tôi đươc công an mở xich để ra gặp Biện lý Bùi Lâm. Ông hỏi tôi có cần luật sư hay không. Tôi trả lời tôi không biết luật sư là ai. Ông hứa tìm cho tôi một luật sư để bào chữa.Hai ngày sau khi tôi đang bị giam tại một ngôi chùa, hai tay bị xich bằng dây sắt thì công an mở xich cho tôi để đi gặp luật sư.
Người luật sư lúc này tôi mới biết là Ông Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng của miên Bắc thời đó.Trước tòa ông biện hộ:
Thưa quý toà. Cô Nguyễn Thị Hoa không đi buôn những thứ hàng xa xỉ.Loại vải chúc-bâu thì dùng để may quân phục cho Vệ Quốc Quân. Còn dầu hôi của Pháp thì cây đèn mà tòa đang dùng cũng xài thứ dầu này.
Sau khi luật sư cãi xong, tòa cho tôi nói. Đứng trước vành móng ngựa, tôi trình bày.
-"Tôi có mẹ già, chồng chết, con gái còn nhỏ ở nhà, xin nhà nuớc khoan hồng.
Sau đó, tòa nghị án. Tôi nghe tiếng dân chúng xì - xào:
- Cái cô này cao quá.
-Người cũng xinh đấy nhi!
Đến khi tòa tuyên án 20 năm khổ sai, dân chúng nhao nhao bàn tán:
-Thế thì đời tàn!
-Phải năm 41 tuổi mới được tha về!
Cảm giác của tôi khi nghe tuyên án không buồn lắm. Thoát tử hình là mửng rồi. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường lúc nào cũng đi sát tôi. Khi xử xong đi xuống, ông đứng bên tôi khuyên nhủ:
-Chị đừng buồn. Chính phủ giơ cao đánh sẽ, chị sẽ được ân giảm. Chị vào tù, cố giữ kỷ luật thì sẽ được mau trả tự do!
Ông nói với mấy người công an rằng:
-Chị Hoa là phụ nữ, không cần phải xich, nên đối xử lịch sự. Trời đang mưa lâm râm, xin các anh dẫn chị ấy đi chầm chậm, kẽo té tội nghiệp.
Anh Văn bị bắn sau 8 tháng tuyên án.
Cuộc đời tù tội của tôi bắt đầu ở làng Mễ Nội- Phủ Lý tỉnh Hà Nam, sau vào khu IV (8) như ở Thọ Vực, Phú Ổ và trại Lý Bá Sơ thuộc huyện Thạch Thành- Thanh hóa.Tổng cộng tôi đã đi qua khoảng 23 nhà tù từ Hà Nam vào khu IV. Lúc ở Hà Nam, chúng tôi dễ thở.Tại khu IV, tình trạng khắc nghiệt hơn. Mỗi khi có máy bay thám thính của Pháp, người ta thường gọi là máy bay Bà già vì nó bay rất chậm, bay quanh khu trại giam là ngày hôm đó họ bắt chúng tôi chuyển trại, bắt chúng tôi sang trại tù khác. Có khi vào rừng sâu, có khi vào trong những chùa chiền, đình, miếu. Lúc còn ngổi tù ở HàNam họ cho ăn ba đồng rưỡi, ăn hai bữa cơm, mỗi bữa là một bát. Sau đó gạo đắt chỉ còn một bữa. Mỗi bữa cơm chỉ có một bát vơi vói mấy lát khoai mì, khoai lang hoặc bắp Cứ một tháng, hay năm,sáu tuần lễ, tù nhân được ăn rau muống luộc, Cứ 4 người họ cho một bó. Rau muống mua về, còn nguyên dây buộc, không rửa ráy gì cả, bỏ vào chảo to, đổ nước vào nấu sôi, lúc múc ra hãy còn nguyên những con sâu hay cục đất.
Dù ghê rợn như vậy, tù nhân vẫn thích thú vì mỗi tháng chúng tôi được ăn rau muống một lần. Mỗi tháng, họ phát cho tù nhân một nhúm muối để ăn cơm.
Cứ hai, ba tuần lễ, chúng tôi mới được đi tắm một lần. Họ đưa chúng tôi đến một vũng nước, hay một cái ao nhỏ khoảng bốn thươc vuông, đàn ông tắm trước, đàn bà tắm sau. Chúng tôi ở trong tù thiếu chất B1, lại không được tám rửa thường xuyên khiến cho bệnh ghẻ phát triển. Nhất là tất cả tù nhân tắm chung một cái ao nhỏ cho nên chúng tôi lây bệnh ghẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ghẻ sinh ra ở những đường chỉ tay và nhiều nơi trong thân thể. Chúng đóng thành về, hoặc nổi cao như mụn như hạt bắp nếp mọng nước, ngứa ngáy và đau nhức vô cùng.
Thật ra thời bấy giờ , cuộc sống tù nhân cũng như bô đội, cán bộ thiếu thốn, lại sống chung chạ thiếu vệ sinh, thiếu nước tắm, thiếu xà phòng thiếu thuốc men cho nên đa số nhân dân cũng mắc bệnh hắc lào, ghẻ lở. Người ta bảo hắc lào là do lính Trung Cộng truyền cho bộ đội, cho cán bộ rồi nhân dân. Ngoài ra các tù nhân sống lâu trong trại giam, đầy ruổi, muỗi, rận, chí, rệp cho nên ai cũng gầy gò và sinhh ghẻ ngứa. Lại nữa phải sống nơi núi rừng, tù nhân ai cũng bị sốt rét. Trại Phú Ổ ở nơi ma thiêng nước độc. Lúc anh Văn bị bắn, tôi mới vào tù thì bị sốt rét. Tôi bị sốt rét nặng đến nỗi da vàng, bụng chướng lên và một năm sau rụng hết tóc.Tù nhân phải chịu đựng đau đớn vì không có thuốc thang chạy chữa.Tôi bị sốt rét rừng nhưng rất may trong tù có một y tá, anh được ra ngoài mua thuốc ký-ninh, và thuốc bổ về bán lại và chich thuốc cho chúng tôi. Nhờ vậy, một số bạn tù thoát tay tử thần.Vì thiếu thuốc men, một số bạn tù chết nhiều mà tù nam chết nhiều hơn nữ. Những tù nhân chết thì bó chiếu, bỏ trên cái vạc tre, do hai người khiêng,đem bỏ ra ngoài sân nhà giam rộng độ hai chiếc chiếu, rồi đem chôn tại một nơi trong rừng, dành riêng cho tù nhân. Phụ nữ thì được ra ngoài lao động nên dễ thở hơn. Mỗi khi trên đường đi lao động,thấy con chó ghếch chân đứng đái, tôi chua xót vì cảm thấy thân mình không bằng con chó.
Nhiều lần chuyển trại, họ xich hay còng hai người làm một. Lúc đi trên đường đất không nói làm gì, lúc qua suối, qua sông thì rất khó. Nếu một người trợt chân té xuống dưới thì kéo theo người kia.
Khi vào rừng chặt tre, tôi lấy dao chặt cây tre thành từng lỗ như mang cá, xỏ dây vào mà kéo lê trên mặt đất, xuyên qua những bụi cây rậm rạp. Đường núi nhỏ hẹp, quanh co khó đi, không vướng đàng trươc thì cũng kẹt đàng sau.Tù nhân phải ra sức kéo rất là mệt nhọc, vất vả, chân tay bị trầy trụa, nhất là vai sưng tấy lên rất đau đớn. Khi vác tre hay củi về đến trại thì không còn sức lực nữa. Còn tôi, tôi cứ kéo lê cây tre hay bó củi. Hễ tre hay củi vướng bụi cây thì tôi giựt cho nó sút ra rồi lại tiếp tục kéo. Kéo thân cây về gấn đến trại thì tôi mới để lên vai mà vác. đi vừa vui vẻ đến nỗi quản giáo cũng ngạc nhiên vì thấy người nữ tù này thich lao động!
Trại Lý Bá Sơ có nhiều trại nhỏ chia làm A,B,C,D E.Tôi ở trại C. Trại chia thành trại Nam, trại Nữ. Trại nam khoảng hơn 100 tù nhân, trại Nữ khoảng 60, 70. Ngày đêm, trại giam đều khóa cửa, có công an canh gác. Lâu lâu các tù nhân phải mang đồ đạc ra ngoài tập trung. Các cai tù kiểm soát đồ vật. Nếu chúng bắt gặp những đồ cấm kị như đồ kim loại ( dao, kéo, đinh) hay cất giữ vàng bạc là chúng đánh đập tàn nhẫn, có khi biệt giam.
Trại giam lợp bằng tranh, vách nứa, có nhiều hàng cột, giuờng làm bằng thân tre, dài từ đầu đến cuối trại, chia làm hai dãy, giữa là lối đi trong nhà. Tù nhân nằm đâu hai chân vào nhau. Khi chuyển sang trại mới, tù nhân tranh nhau chỗ nằm tốt.Ai chậm chân phải nằm chỗ nắng dọi, mưa dột. Ban đêm trại nam có ống tre dài để tù nhân đi tiểu. Phụ nữ thì dùng mấy cái nồi hông lớn. Họ dùng một thân tre rất to để đại tiện. Rất it khi có nguời đại tiện, nếu ai đại tiện thì rất thối, cả phòng không ai chịu nổí!
Mỗi sáng, tù nhân phải ra sân tập trung thành hàng ngũ điểm danh. Điểm danh xong, tù nhân phjải đọc mười lời thề:
Chúng tôi là con dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vì lầm đường lạc lối nên sa vào vòng tội lỗi nay bị giam tại Cải hối thất để hàng ngày ăn năn tội lỗi của mình để khi ra về thành một công dân tốt, quyết một lòng noi gương các chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho Tổ Quốc, quyết một lòng đoàn kết giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nưóc nhà. Đứng trước lá quốc kỳ cở đỏ sao vàng năm cánh, chúng tôi xin thề'!
1. Quyết tâm hối cải
2.Quyết tâm làm tròn nhiệm vụ của một người dân.
3, Quyết tâm ửng hộ kháng chiến Hồ Chí Minh.
Bắt chước Thiên Chúa giáo, ban đêm tù nhân phải đọc kinh Cộng sản Kinh này dài lắm, tôi xin đọc một đoạn:
Vừa rồi phát xit đô la (9)
Âm mưu chia rẽ với Tòa Vatican.
Lạy quỳ xin đức Giáo hoàng
Truyền cho Công giáo Việt Nam quay đầu
Trở về ách cũ ngựa trâu...
Cộng sản cũng nhằm chia rẽ giáo dân Việt Pháp:
Trong nhà thờ buổi lễ chung
Giáo dân Việt Pháp cũng không ngang hàng.
Pháp ngồi trên hết tầng vàng
Việt Nam ngồi dưới rõ ràng chẳng sai.
Cũng thời thờ đức chúa Trời
Cố Tây, cố Việt cũng thời khác nhau.
Cố Tây đắc địa đứng đầu
Cố ta ở dưới tài cao mặc dầu!
Sau đó các tù nhân chia nhau đổ phân và nước tiểu. Mỗi sáng họ dẫn từng toán khoảng 15, 20 người vào rừng đại tiểu tiện. Không ai dám trốn trại vì xung quanh địa phương canh gác nghiêm nhặt, thấy người lạ lả hỏi hỏi giấy tờ và bắt về cho công an xã huyện. Nếu ai trốn không thoát bị bắt trở lại thì họ sẽ bị đánh chết, hoặc đaánh trọng thương rồi bỏ đói cho chết.
Phần lớn trại tù là ở rừng thiêng, nước độc, núi rừng trùng trùng điệp điệp, quân Pháp khó lòng xâm nhập và tù nhân khó trốn thoát.
Tôi nhờ một công an mua dùm các loại kén và sợi rồi đan thành áo, mũ , găng tay rồi xin được ra chợ bán. Một ký lô sợi giá 700 đồng cụ Hồ, đan được hai cái áo, bán mỗi cái 700 đồng. Ai mướn tôi cũng làm. Đi đến trại tù nào tôi cũng được các giám thị đối xử tử tế. Họ lãnh len sợi ở các nơi đưa về cho tôi làm.
Ngoài việc lao động cực nhọc, các tù nhân phải học tập chủ nghĩa Mác Lenin. Mỗi lần đi công tác, tôi hỏi cán bộ sắp tới học bài gì, thì ra ngoài chợ tôi mua những quyển sách viết về bài đó, chương trình đó mà đọc trước.Mỗi lần thảo luận giữa các học viên với nhau thì tôi là người hăng hái, giành phần thắng cho nhóm tù nữ nhân, dù phía nam tù nhân cũng có người chính trị cao, thuộc các đảng phái quốc gia. Nhóm tôi luôn giật được phần thắng cho đám tù nữ nhân. Cờ danh dự luôn cắm ở trại nữ. Tôi hay cãi với cán bộ lên lớp:
-Thưa chính trị viên. Nói rằng loài vượn đi bẳng bốn chân, loài người đi bằng hai chân, còn hai tay để làm việc. Thế thì sao cái đuôi vượn không còn khi thành người?
Cán bộ giải thich:
Theo Duy vật biện chứng pháp, con người tiến hóa là nhờ lao động
Tôi cãi tiếp:
Nếu nói nhờ lao động, hai chân trước thành hai tay thì nghe có lý, chứ cái đuôi không hề lao động, thỉnh thoảng chỉ ve vẩy, làm sao mà biến mất đi khi nó làm người?
Cán bộ đuối lý, không giải thich được.
Tôi vẫn nhớ họ dạy về phương thức đấu tranh giành chính quyền. Ban đầu họ o bế dân chúng để lợi dụng sức mạnh của quần chúng mà đạt mục đich cướp chính quyền. Khi đã thành công thì dùng sức mạnh của chính quyền mà đàn áp, khủng bố, bỏ tù và giết hại dân chúng.
Tôi ở tù nhưng cũng nhờ may mắn, hoặc tôi khéo giao thiệp nên tôi không bị đánh đập, chửi mắng như các tù nhân khác.
Tôi biết ở tù Cộng sản quan trọng nhất ba điều:
Học tập, lao động và hạnh kiểm .
Tôi đã thành công nhờ ba điều này cho nên các quản giáo có thiện cảm với tôi. Vì vậy hồ sơ tôi được phê tốt, và tôi được giảm án dần dần. Cứ mỗi năm vào ngày lễ lớn như lễ Lao Động, lễ Dộc Lập và sinh nhật Hồ chí Minh, những tù nhân học tập tốt, lao động tốt là đưọc ân giảm. Có người được trả tự do.
Tôi hoàn thành mọi công tác họ giao cho tôi. Ngoài ra, trong những giờ rảnh ở trong tù, tôi đan áo, kéo đũi để kiếm chút it tiền cho riêng mình ở trong tù.
Suốt thời gian ở tù Việt Minh, vào thời điểm 1949, tôi là người phụ nữ cô đơn.Nhìn lại cuộc đời, tôi dường như chưa yêu ai thật sự. Thời tôi đi buốn bán hàng quốc cấm, tôi thich anh công an tên Phiên ở Hà Nam, dáng người thanh nhã. Tôi có mặc cảm là tôi không xứng đôi vừa lứa. Anh ta là trai tân, tôi là gái nạ dòng:
Trai tơ mà lấy gái nạ dòng,
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.
Dư luận xã hội khắt khe, nếu lấy nhau cũng không ở đưọc lâu dài . Sao bằng đừng dính nữa.
Trong thời gian ở tù, tôi quen một tù nhân tên Toan quên ở Hà Nam, và chúng tôi có một số kỷ niệm vui buồn. Anh ta không có tội gì bị an trí trong trại tù, được thả trước, và sau này tôi cũng không gặp lại anh nữa. Bao nhiêu tình cảm sâu đậm đã dành cho anh qua việc tôi đổi tên con gái đầu lòng của tôi là Phán thành Toan. Còn một người nữa là ông Giám Bính cũng thich tôi. Ông đẹp trai, dáng nho nhã. Ông thấy tôi trong buổi họp mặt tù nhân. Ông nhờ cha Tước nói nếu tôi bằng lòng lấy ông ta thì ông sẽ bảo lãnh tôi ra tù. Lúc bấy giờ cha Tước cũng như một số linh mục và các thầy bị giam giữ về tội Việt gian bán nước. Cha Tước nói với tôi: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Con nên nghe theo lời ông ta đề sớm thoát cảnh cá chậu chim lồng".
Tôi từ chối, trả lời cha rằng:
-Con không thể đánh lừa ai, nói dối với ai. Lỡ mà sau mấy tháng làm vợ, con bỏ trốn thì tội nghiệp cho ông ta phải chịu trách nhiệm. Còn như ăn ở với nhau không hợp rồi chia tay thì đời con lại thêm một lần dở dang đau khổ nữa ."
Nhìn lại suốt cuộc đời, có lẽ do tôi hay nghĩ xa nghĩ gần nên không dám liều trong các quyết định tình cảm.
Tôi nhớ năm đó 1951, tôi sắp được trả t do. Tôi đươc học tập khóa 18 ngày để chuẩn bị ngày ra trại. Tôi tin tưởng rằng Tết năm đó, tôi được trả về nhà ăn Tết với mẹ tôi. Mùa đông rất lạnh ,tôi lên văn phòng đưa coupon để nhận tiền mang về trại. Nguyên luật lệ trong tù, tù nhân không được giữ tiền vì họ sợ tù nhân có tiền rồi trốn đi. Tù nhân phải gửi tiền ở trại giam. Nhà tù giữ tiền, họ giao cho tù nhân các coupon 10 đồng, 20 đồng. Mỗi khi ra ngoài, công an mang theo tiền mặt. Tù nhân muốn ăn bánh, ăn phở vài đồng hoặc xài 50 đồng thì nộp coupon cho công an, công an thu coupon và trả tiền mặt cho tù nhân. Tôi thỉnh thoảng vẫn
lên văn phòng trại A nhận đồ đạc như giấy tờ, xà bông. Phòng này do ông Lý Bá Sơ trông coi. Gặp tôi, ông chào hỏi tử tế và mời tôi ăn uống với ông, khi thì cháo trắng nấu thịt bò, khi thì nếp trộn mỡ với hành. Tất cả đều đơn giản nhưng rất ngon.
Trong tù ai cũng mang số áo tù, riêng tôi, tôi giấu đi một số áo, không đem ra đóng dấu. Tôi bước vào văn phòng để lấy tiền ra. Lúc bấy giờ buổi văn nghệ đã xong, ai nấy đều trở về trại. Tin tưởng các ông lớn đã về hết , chỉ còn nhân viên trực ở lại.Không ngờ bươc vào văn phòng, thấy ông Lý Bá Sơ vẫn chưa về. Thấy ông, tôi kính cẩn chào ông. Ông nhìn tôi, nhất là cách ăn mặc của tôi, ông lắc đầu, phán một câu:
-Vẫn chưa giác ngộ!
Đáng lý năm ấy tôi được thả nhưng vì lời phê của Lý Bá Sơ, tôi phải ngồi tù thêm nửa năm nữa. Đến 19-5-1952, sinh nhật Hồ Chí Minh, tôi được ra tù. Như vậy, tôi bị kết án 20 năm nhưng chỉ trong 20 tháng thì được tha. Đúng như lời luật sư Nguyễn Mạnh Tường đả an ủi tôi, tôi bị tuyên án 20 năm, nhờ học tập tốt mà sau một năm tù, tôi được giảm án xuống một nửa tưc chỉ còn 10 năm. Năm thứ nhì, qua một lần lễ lớn của Việt Minh thì còn 5 năm. Qua năm kế, nhân một ngày lễ lớn của Việt Minh, vào tháng 5-1952, sinh nhật Hồ Chí Minh, tôi được trả tự do. Khi đựợc tin tôi mãn tù nhờ khoan hồng thì một số tù nhân khác ngồi khóc. Lý do là vì có người bị án bốn năm, hai năm mà họ đã ở quá thời gian, có người già cả nhưng vẫn không được thả vì cán bộ cho là chưa giác ngộ.
Buổi chiều hôm đó, tôi đi ra ngoài để từ biệt các dân làng xung quanh trại tù . Một số người cho tôi lộ phí để về quê. Họ nói rằng tiền không nhiều nhưng là để tỏ sự thương mến của họ đối với tôi. Ngày Tết, họ tặng tôi bánh trái rất nhiều.
Tôi gặp ông Lý Cử, chủ một quán nưóc gần đó. Tôi nhờ ông đưa tôi về làng. Lúc đó nuóc ta đang có chiến tranh và lạc hậu. Không có phương tiện giao thông, đường sá vắng người. Không việc gì thì không ai dám xa làng quê. Nếu không bị ViệtMinh bắt giam thì bị Pháp giết. Đường từ Thanh Hóa về quê tôi khá xa, phải đi qua núi rừng và ruộng đồng hoang vắng.
Trên đường trở về quê, có mấy người thấy tôi, họ mừng rỡ kêu lên:
Jésus cô!
Ai cũng không ngờ tôi còn sống trở về. Ai cũng tưởng tôi bị xử bắn cùng anh Văn.Người bà con đầu tiên mà tôi gặp là bà dì, ngạc nhiên nói
-Tao đã đọc kinh Vực Sâu cho mày, tưởng là mày chết rồi!"
Kinh Vực Sâu là kinh của nguời Thiên Chúa giáo cầu nguyện cho người qua đời.
Tôi nghĩ rằng con gái tôi bên ngoại nuôi nấng, thương yêu các mấy, đến khi lớn lên, bên nội có quyền bắt về. Chi bằng bây giờ trả về bên nội là hơn. Nhất là tránh cho mẹ tôi gánh nặng.Tôi gửi thư cho mẹ tôi.Gửi thư lần thứ nhất, mẹ tôi không chịu trả bé Phán về bên nội . Tôi viết thư lần thứ tư, mẹ tôi mới trả cháu về bên nội.
Con gái tôi bị bà nội đầu độc, khinh thường mẹ tôi. Mỗi khi cháu chạy qua nhà, mẹ tôi gọi cho quà bánh nhưng nó lắc đầu chạy đi và nói:
-Ông ỉa vào. Ông không ăn, Con mẹ Nghìn.
Ông không ăn! Lũ chó! Lũ chó !
Sáng hôm sau, mẹ tôi cho tôi it tiền, tôi mua bánh, chuối, cam rồi mang tới nhà mẹ chồng để chào hỏi, nhưng bà đi vắng. Gặp bé Phán lúc này đã bảy tuổi, tôi đưa bánh cho nó nhưng nó từ chối. Nó ôm cây cột giữa nhà chạy vòng và nói:
Ông không ăn. Ông ỉa vào. Ông không nói chuyện với cái (1) Hoa.
Tôi hỏi:Tại sao con nói như thế?
Bé Phán trả lời:Bà bảo ông nói thế!
Tôi nói:
-Tại sao con nói lạ vậy? Mẹ không bỏ con. Mẹ buôn bán để nuôi con, không may mẹ bi tù. Tại sao con nghe lời bà nội mà nói hỗn hào như vậy?
Nó lớn tiếng trả lời tôi:
Bà bảo ông nói thế. Ông ỉa vào! Bà bảo ông không chơi với cái Hoa!
Bé Phán vẫn lập lại câu nói thuộc lòng. Khuyên hoài không được, tôi lấy cây ngô khô đánh nó mấy cái. Bác Đoàn Bích , anh Cả chồng, chạy lại:
-Thím không có quyền đánh nó.
Tôi đáp: Con tôi hỗn hào, tôi có quyền đánh nó. Tôi chưa tái giá, tôi không làm điều gì sai quấy. Tôi buôn bán không may bị tù. Tại sao bây giờ tôi về nhà mà con Phán dám gọi tôi là cái Hoa? Tại sao bà nội lại dạy nó ăn nói hỗn hào như vậy?Tôi là mẹ, tôi phải dạy nó.
Ngày hôm sau, tôi đến lần nữa. Gặp mẹ chồng, tôi nói:
-"Con đi buôn bán chẳng may bị tù chứ chẳng phải con bỏ con gái mà không nuôi nấng nó. Con vẫn chưa tái giá, chưa làm điều gì sai quấy nên không thể chê trách hay vu oan cho con.
Tôi nói với mẹ chồng để xin bé Phán về nuôi nhưng bà từ chối. Bà bảo rằng tôi muốn sống chung với con thì hãy xây cất nhà trong khu đất nhà bà mà ở. Khu đât nhà bà khá rộng. Tôi đâu dại, xây nhà trong khu đất nhà bà thì bà có thể lấy đi dễ dàng.
Tôi thưa với mẹ chồng:
-Trước đây con đi buôn, bao nhiêu vốn liếng bị công an lấy sạch. Hiện nay con ở tù ra, không có đồng nào, sống nhờ mẹ ruột. Việc này tùy mẹ. Mẹ không cho con nuôi cháu, con đành chịu.
Mãi bốn tháng sau, làng xóm nói ra nói vào. Người ta bảo con bé có mẹ thì trả cho mẹ nó, mình già rồi, nuôi trẻ làm chi cho nhọc xác! Vì vậy bà mới trả con cho tôi!
Con gái tôi, một phần do mẹ chồng đầu độc, một phần do bản tính kỳ quái của nó.Cháu rất hỗn. Lúc cháu khoảng muời mấy tháng, lúc ấy bố cháu mất rồi, nó chưa biết đi, tôi mua cho cháu một bộ đầm, nói giỡn với nó:
-Chú con mua cho con đây nè!
Nó đuổi theo tôi mà đánh. Bà dì thấy vậy nói rằng:
"Thằng bố "(2) nó nhập vào nó hay sao mà nó kỳ cục như vậy?
Có lúc cháu rất ngoan, thương mến tôi nhưng cũng có lúc bướng bỉnh, chống đối tôi. Tôi thấy trong người của cháu có hai tính chất trái ngược có lẽ là do sự phối hợp giữa tính hung hãn của cha và hiền hòa của mẹ.
Sau khi tôi cất cái chợ - người ta gọi là chợ Bà Hoa ở khu Tân Sơn Nhất (3) , con bé Ngọc Bích cho tôi biết gần đó có một thầy bói rất hay. Tôi đến thử coi.Ông thầy bói bảo:
-Có một người đàn ông chết trẻ hay ghen lắm. Oan hồn cứ theo bà quấy rối. Hồn này ghen với ông chồng bà bây giờ, bà làm gì ông cũng quấy phá bà.
Con gái tôi rất xinh, lại có giọng thanh tao, dịu dàng nhưng đôi khi rất kinh khủng. Tuy tuổi còn nhỏ, cháu nói năng và hành động tai quái. Nó xúi chồng tôi hành hạ tôi, làm cho tôi khổ sở vô cùng. Đến nỗi ông chồng tôi phải nói:
-Con Toan nó kỳ cục lắm. Tôi không hiểu tại sao nó cứ tìm cách chia rẽ tôi với bà.
Có lẽ cháu mang bệnh "hai nhân cách"khác nhau.Hiện nay cháu sống ở Arizona, chồng làm phi công, có ba con, năm cháu . Thỉnh thoảng cháu về thăm tôi nhưng tính tìn vẫn nắng mưa bất chợt.
_____
(1). Cái: con gái. Cái Hoa: con Hoa
(2). Thằng bố: một loại ma quỷ hay nhập vào người. Đó là hiện tượng quỷ ám.
(3). Khu Ẩm Thực Chợ Bà Hoa
Giã từ 29 tháng trong trại tù Việt Minh trở về ngôi nhà yêu thương của mẹ tôi.
Đến chiều hay sáng hôm sau
___Lúc bấy gờ tôi chỉ có hai bàn tay trắng cộng thêm món nợ nhà thương Thánh GiuSe mười thùng lúa nên lòng lúc nào cũng lo lắng. Tôi quyết tâm làm việc để nuôi con và trả nợ. Chị Ba bán cho tôi một số cá khô, tôi đi bán ở chợ An Thi, chợ Ngàng, chợ Trương và chợ Gò. Tôi ra chợ bán 30 đồng một thùng. Hàng ngày tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng để gánh hàng ra chợ bán.Bán cá xong, tôi lấy tiền đong gạo. Mỗi chiều ăn cơm xong, tôi nắm một nắm cơm và nướng vài con cá khô và gói vào lá chuối cho ngày mai.
Rời nhà lúc 4 giờ sáng, tôi gánh bộ, đi chân đất trên con đường dài 14 cây số để đến chợ An Thi. Những lần đầu, tôi rất sợ hãi khi phải gánh hàng đi một mình trong đêm tối, băng qua cánh đồng rộng mênh mông, không nhà, không cửa. Mùa đông giá lạnh, mặc ba, bốn lớp áo, đầu trùm khăn đi trong đêm tối chừng ba cây số thì trời mờ mờ sáng qua chợ Gò. Từ chợ Gò, tôi đi tắt qua một cánh đồng vắng, nghỉ chân ở một quán nhỏ bán nước vối và bánh canh cho khách qua đường. Tôi ngồi nhờ, đem cơm nắm và cá khô nướng ra ăn. Sau đó gánh hàng đến chợ khoảng 7 giờ sáng. bán, và bắt đầu mở thúng cá khô ra bán. Bốn giờ chiều thì chợ tan, tôi gánh thúng không về nhà.
May mắn, trong một chuyến đi về, tôi gặp người quen là ông Liễn buôn đồ sắt vụn ở làng kế. Nhà tôi cách nhà ông một cây số nên tôi dặn ông là mỗi sáng chờ tôi để tôi đi cùng ông. Trên cánh đồng vắng, một người đàn bà yếu đuối như tôi đi một mình thật là sợ hãi.
Dần dần tôi thêm vốn, tôi mua gạo về bán thêm kiếm lời. Sau này tiến thêm bước nữa, tôin sang Hà Nội buôn vải tây và dầu hôi( dầu hỏa, dầu lửa). Đây là mặt hàng ngoại quốc, Việt Minh cấm buôn bán, họ chỉ cho buôn hàng nội hóa mà thôi.
Công an Cộng sản thấy tôi có khả năng buôn bán nên muốn tôi vào làm trong cửa hàng mậu dịch của họ nhưng tôi từ chối và cứ tiếp tục đi buôn. Mỗi chuyến kiếm lời gấp ba lần vốn nhưng nếu gặp công an là mất sạch trơn.
Một đôi lần bọn công an đến đặt hàng với tôi, trả tiền sòng phẳng, lần cuối thì chúng ra tay. Tôi nhớ họ đặt một số tiền rất lớn, 210 ngàn Đông Dương. Tôi chở thuốc Băc, thuốc tây, vải ngoại trên một chiếc thuyền to, còn dầu hôi thì đựng trong thùng đóng từng bè do hai người bơi đẩy đi. có 60 thùng một bè, lấy lục bình phủ lên trên ngụy trang. Những người bơi uống nước mắm để giữ cho người ấm áp chịu được cái lạnh của nước sông giữa khuya vào mùa đông tháng giá.
Hàng chở từ Hà Nội về làng tôi bằng đường sông Hồng. Tôi ngồi ngay đầu thuyền, để công an hỏi thì tôi lên tiếng vì tôi có cho họ một số tiền để họ dễ dàng cho qua.
Khi hàng về đến nhà, tôi chất cả vào trong kho.Ngày hôm sau, hai tên công an đến trả tiền và bảo tôi chở hàng đến bến Bồ Hòn.Sau này tôi mới biết đó là trụ sở của Ủy ban hành chánh . Khi thuyền rời bến, tôi có linh cảm có chuyện không may sẽ xảy ra. Lúc đó nếu có một chiếc xuồng con thì tôi sẽ trở về nhà chứ không đi tiếp.
Khi thuyền cập bến thì công an hô to:" Hãy trói hai người này lại cho tôi".
Tôi thật bất ngờ khi họ bắt trói tôi và anh Văn, người cùng buôn chung với tôi. Họ bắt chúng tôi và hàng hóa lên bờ lập biên bản. Còn tôi, anh Văn và các người khác bị đưa đến Đồng Quan,Cống Thần, sau giam ở đình Mỹ Nội. Tôi khai thật, không giấu diếm điều gì. Khi đến Tham Lương, họ cho chủ thuyền về, còn tôi và anh Văn bị đưa đến đình Mễ Lỗi. Ngày thứ ba tôi đươc đưa đến Biện Lý Bùi Lâm . Ông này hỏi tôi có cần luật sư không. Tôi trả lời không biết luật sư là ai. Và ông hứa tìm cho tôi một luật sư để bào chữa. Hai ngày sau, khi tôi bị giam tại một ngôi chùa, hai tay bị xich bằng dây sắt thì công an mở xich cho tôi để đi gặp luật sư. Lần đầu tiên tôi thấy luật sư.Ông này mặc áo thụng đen. Ông hỏi" Chị khai thế nào mà báo Cứu Quốc có đăng hình ảnh của chị với tin tức là bắt được một cô gái 21 tuổi đi buôn hàng quốc cấm?"
Lúc đó tôi gở cái đồng hồ và sợi dây chuyền đang đeo đưa cho luật sư nhờ ông cãi giúp nhưng ông trả lại và nói:"Chị hãy giữ lại. Tôi biết lúc này chị đang cần nó.Tôi sẽ về nhà bà cụ để lấy tiền."
Sau này về nhà tôi hỏi mẹ tôi có ai đến lấy tiền không. Mẹ tôi bảo không. Lúc đó tôi mới biết ông cãi miễn phí cho tôi.
Bảy ngày sau, họ tổ chức toà án quân sự để xử tôi. Toà án ở đình Mỹ Nội. Dân chúng đến xem rất đông, tốp này đi ra thì tốp khác đi vào.Họ bảo"Chưa đến lượt xử cô ấy"
Họ tham dự đông đảo vì nghe nói trong số phạm nhân có một cô gái trẻ đẹp.
Họ xử nhiều vụ, còn vụ buốn hàng cấm thì xử sau cùng. Họ đọc các tênNguyễn Văn Vân, Vũ văn Đắc, Nguyễn Văn Thủ, Ngô đình San bị tử hình. Cuối cùng lúc 12 giờ đêm, họ kêu tên tôi. Tôi còn nhớ anh thư ký luật sư tên Phấn bảo tôi đứng lên. Tòa hỏi tội. Tôi thưa rằng:
"Thưa quý tòa, tôi là người phụ nữ sống trong nước Việt Nam bị Pháp đô hộ 80 năm. Tôi không đi học nên không hiểu đường lói chính sách của chính phủ. Tôi chỉ biết vải, dầu hôi là những thứ cần dùng cho nhân dân, chứ không biết đó là hàng lậu"
Người luật sư lúc này tôi mới biết tên ông là Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng của Miền Bắc thời đó.Trước tòa, ông biện hộ:
"Thưa quý tòa, cô Nguyễn Thị Lan không đi buôn những thứ hàng xa xỉ. Vải chúc bâu thì dùng may quân phục cho Vệ Quốc Quân. Còn dầu hôi của Pháp thì cây đèn mà tòa đang dùng cũng là thứ dầu này."
Sau khi luật sư cãi xong, tòa cho tôi nói. Đứng trước vành móng ngựa, tôi trình bày:
-"Thưa quý tòa, tôi có mẹ già, chồng chết, con gái còn nhỏ ở nhà, xin nhà nước khoan hồng".
Sau đó, tòa nghị án. Tôi nghe dân chúng xì xào:
-"Cô này cao quá"
-Người cũng xinh đấy nhỉ!
Đến khi tòa tuyên án, Nguyễn Thị Lan 20 năm khổ sai, thì dân chúng nhao nhao bàn tán:
-Thế thì đời tàn.
-Phải năm 41 tuổi mới được tha về!
Cảm giác của tôi khi nghe tuyên án không buồn lắm. Thoát tử hình là mừng rồi.Luật sư Nguyễn Mạnh Tường lúc nào cũng đi sát tôi. Khi xử xong đi xuống, ông đến bên tôi khuyên nhủ:
- Chị đừng buồn. Chính phủ giơ cao đánh sẽ, rồi sẽ ân giảm. Chị vào tù cố giữ kỹ luật thì sẽ mau được trả tự do.
Ông nói với mấy người công an rằng:
-Chị Lan là phụ nữ, không cần phải xích.Nên đối xử lịch sự. Trời đang mưa lâm râm, xin các anh dẫn chị ấy đi chậm chậm kẽo té tội nghiệp!
Mấy chục năm sau, khi kể chuyện đời xưa cho mấy cháu nghe, một chàng trai muốn cưới con gái tôi, anh ta nói":Có thể luật sư tuổi chừng 30 kia thich bác gái chăng?".
Tôi nghĩ biết đâu chừng có người tiếp tế cho tôi cái mùng chống muỗi, mấy thươc vải và mấy bánh giò. Mãi mãi tôi không biết là ai.
Đời tù tội của tôi bắt đầu ở nhà giam làng Mễ Nội, rồi Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) rồi sau vào khu IV(7) như ở Thọ Vực, Phú Ổ và trại Lý Bá Sơ thuộc huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Tổng cộng tôi đi qua 23 nhà tù từ Hà Nam vào khu IV. Lúc ở Hà Nam, chúng tôi dễ thở. Tại khu IV, tình hình khắc nghiệt hơn. Mỗi khi có máy bay thám thính của Pháp, người ta thường gọi là" máy bayBà Già" vì nó bay rất chậm bay xung quanh khu trại giam là ngay hôm đó họ bắt chúng tôi chuyển trại, bắt sang trại tù khác. Có khi vào rừng sâu, có khi vào trong những chùa chiền, đình miếu. Lúc ngồi tù ở Hà Nam, họ cho ăn mỗi ngày 3,50 đồng, ăn hai bữa, mỗi bữa là một bát.Sau đó gạo đắt, chỉ còn một bữa. Mỗi bữa cơm chỉ có một bát vơi với mấy lát khoai mì, khoai lang hoặc bắp. Cứ mỗi tháng hoặc 5, 6 tuần lễ, tù nhân được ăn rau muống luộc, cứ 4 người một bó.Rau muống mua về còn nguyên dây buộc, không rửa ráy gì cả, cứ bỏ vào một cái chảo to, đổ nước vào nấu sôi. Lúc lấy ra hãy còn nguyên những con sâu hay những cục đất. Dù ghê tởm như vậy, tù nhân vẫn thich thú vì mỗi tháng chúng tôi mới được một lần ăn rau muống. Mỗi tháng họ phát cho tù nhân một nhúm muối để ăn cơm. Cứ hai ba tuần lễ, chúng tôi mới đi tắm một lần. Họ đưa chúng ta ra một vũng nước hay một cái ao nhỏ khoảng ba, bốn mét vuông.Đàn ông tắm trước, đàn bà tắm sau.Chúng tôi ở trong tù, thiếu B1 lại không được tắm rửa thường xuyên, khiến bệnh ghẻ phát triển. Nhất là tất cả tù nhân tắm chung một ao nhỏ cho nên chúng tôi lây bệnh ghẻ một cách nhanh chóng.và dễ dàng. Ghẻ sinh ở những đường chỉ tay và nhiều nơi trong thân thể. Chúng đóng thành về hoặc nổi mụn cao như hạt bắp nếp, mọng nước, ngứa ngáy, và đau nhức vô cùng. Thật ra thời bấy giờ cuộc sống của tù nhân cũng như bộ đội, cán bộ đều thiếu thốn, lại sống chung chạ, thiếu vệ sinh, thiếu nươc tắm, thiếu xà phòng, thiếu thuốc men cho nên đa số nhân dân mắc bệnh hắc lào, ghẻ lở. Nguời ta còn bảo rằng hắc lào là do bọn lính Trung Cộng truyền sang cho bộ đội ta. Ngoài ra tù nhân sống với ruồi, muỗi, rận, chí, rệp nên ai cũng gầy gò và sinh ghẻ ngứa.
Lại nữa, vì là phải sống nơi núi rừng, tù nhân ai cũng bị sốt rét. Trại Phú Ô là trại nơi ma thiêng, nước độc. Lúc anh Văn bị bắn, tôi mới vào tù thì bị sốt rét. Tôi bị sốt rét nặng đến nỗi da vàng, bụng chướng lên, và một năm sau thì tóc rụng hết.Tù nhân phải chịu đựng đau đớn vì không thuốc thang chạy chữa. Mà tù nhân nam chết nhiều hơn nữ. Vì tù nhân nữ it bị đánh đập, tra tấn, hành hạ hơn nam giới. Nam giới hoạt động chính trị thì khó mong ngày về. Phụ nữ được ra ngoài lao động nên dễ thở hơn. Thấy con chó ghếch chân đứng đái, lòng tôi chua xót vì thân mình không bằng con chó. Những lần chuyển trại, họ xich tay, hay còng hai người với nhau. Lúc đi đường đất thì không nói làm gì, lúc đi qua suối, qua sông thì rất khó khăn. Nếu một người té xuống thì kéo luôn người kia.
Tù nhân phải đi qua cầu khỉ, cột bằng tre hay cây rừng, có tay cầm bằng thân tre. Tù nhân thận trọng bước, một tay vịn cây tre mà đi. Dưới dòng nưoc chảy có những tảng đá nổi lên. Nếu một trong hai người trật chân rớt xuống thì cả hai toi mạng.
Trại Lý Bá Sơ nổi tiếng hung ác. Trại này là trại đầu tiên của cộng sản, giam những trọng phạm, đúng hơn là những thành phần quốc gia vìThanh Hóa không bị Pháp chiếm, là vùng đất tự do của Việt Minh. Trại này còn gọi là Trại Đầm Đùn, gồm các trại Thanh Cẩm, Thanh Xuân, Thanh Chương Thanh Phong và Lam Sơn T5. Trại Đầm Đùn do Lý Bá Sơ cai quản, trại gần biên giới Việt Lào(50 km đường chim bay), khí hậu khắc nghiệt, núi đá sừng sững, có một đoạn sông Mã chảy qua. Đây là nguồn sông nước độc , nơi đây sau 1975 đã biệt giam các sĩ quan quốc gia như Phan Nhật Nam, Dương Văn Lợi và nhiều tù chính trị.
Trại Đầm Đùn doLý Bá Sơ cai quản. Nhạc sĩ Anh Bằng đã sống nơi đây. Lý Bá Sơ khoảng 45-50 tuổi, người mạnh khoẻ, dáng nông dân. Ông nổi tiếng ác.Ai vi phạm kỷ luật, ông đánh hàng trăm roi. Tù nhân đôi khi bị tra tấn rồi mới báo cáo sau.
Khi chuyển vào khu IV, tù nhân phải đi lao động. Tù nhân phải chặt tre về làm trại tù. Đi lao động thì tự do hơn, thoải mái hơn, vì có thể nhìn mây bay, nghe gió thổi, nhất là được hái rau, bắt cóc nhái, rắn làm lương thực, và tiếp xúc với địa phương.
Khi chặt tre thì các tù nhân giành nhau chặt những cây tre nhỏ để dễ mang về. Lợp nhà, làm trại xong, chúng tôi phải làm giường. Sau đó mỗi ngày tù nhân phải lên núi chặt củi về đun. Trong khi thiên hạ chặt tre hay đốn củi, tôi thong thả đi tìm dây leo cắt xuống để bó tre hay cây. Tôi đi hái những trái ơt dại, rau ngò gai bỏ vào túi để dành ăn.Tôi để cho các bạn tù chặt trươc, tôi chặt sau, lúc này các bụi cây đã thoáng nên dễ chặt.Tôi lấy dao chặt gốc cây tre tạo thành lỗ như mang cá, xỏ dây mà kéo lê trên mặt đất, xuyên qua nhụng bụi rậm rạp. Đường núi nhỏ hẹp, quanh co rất khó đi, không vướng đàng trươc cũng mắc kẹt đàng sau. Tù nhân phải ra sức lôi kéo rất là mệt nhọc, vất vả, chân tay trầy trụa, nhất là vai sưng tấy lên rất đau đớn. Khi vác tre hay củi về đến trại thì không ai còn sức lực nữa.
Riêng tôi có sức lực có lẽ do cha mẹ sinh ra cho tôi một sức khoẻ mạnh mẽ. Với sức khỏe một người con gái 26 tuổi bền bỉ, dẻo dai, tôi đã đi đong lúa, gánh 100ký lô, và từng đi hái củi làm bao nhiêu việc nặng nhọc.
Trại Lý Bá Sơ là một trung tâm tù đày,gồm khoảng 5 trại, gọi là A,B,C,D,E,F. Có trại dùng cho ban quản đốc ở, có trại dùng cho cán bộ, công an, có trại chứa lương thực, có trại cho tù. Tôi ở trại C, trại chia ra trại Nam, trại Nữ. Trại nam khoảng 100 tù nhân. Trại nữ it hơn, khoảng sáu bảy chục. Ngày đêm nhà giam đều khóa cửa, có công an canh gác. Lâu lâu, các tù nhân phải mang đồ đạc ra ngoài tập trung. Các cai tù kiểm soát đồ vật. Nếu chúng bắt gặp những đồ cấm kị như đồ kim loại(dao, kéo, đinh) hay cất giữ vàng bạc thì chúng đánh đập tàn nhẫn, có khi biệt giam.
Trại giam lợp bằng tranh, vách nứa, có nhiều hàng cột. Giuờng làm bằng thân tre, dài từ đầu đến cuối trại, chia làm hai dãy, giữa là lối đi trong nhà. Từ nhân nằm đâu hai chân vào nhau. Khi chuyển sang trại mới, tù nhân tranh nhau chiếm chỗ nằm tốt. Ai chậm chân phải nằm chỗ nắng dọi, mưa dột. Ban đêm có ống tre dài cho tù nhân đi tiểu. Phụ nữ dùng những nồi hông lớn. Họ dùng một cái thân tre rất to để đại tiện. Rất it khi có người đại tiện. Nếu đại tiện thì rất thối,cả phòng không ai chịu nổi. Mỗi sáng,tất cả tù nhân phải ra sân tập trung thành hàng ngũ điểm danh. Điểm danh xong, tù nhân phải đọc mười lời thề:
"Chúng tôi là con dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì lầm đường lạc lối sa vào vòng tội lỗi nay bị giam tại Cải hối thất để hàng ngày ăn năn hối lỗi của mình, để khi ra về thành một người công dân tốt, quyết một lòng noi gương các chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho Tổ Quốc, quyết một lòng đoàn kết,giành độc lập, hạnh phúc cho nước nhà. Đứng trươc lá quôc kỳ cờ đỏ sao vàng năm cánh chúng tôi xin thề ( Mọi người giơ tay lên cao và hô thật to.Ai giơ tay không thẳng hay hô nho nhỏ thì bị đánh, bị phạt). Chúng tôi xin nguyện thề:
1. Quyết tâm hối cải
2.Quyết tâm làm nhiệm vụ của một ngưiời dân
3. Quyết tâm ủng hộ kháng chiến Hồ Chí Minh.
Người ta ban đêm phải đọc kinh. Cộng sản bắt chươc Thiên Chúa giáo, muốn tạo Hồ Chí Minh thành chúa Giê Su, bắt tín đồ đọc kinh mỗi đêm. Kinh này do Cộng sản đặt ra nhằm tuyên truyền, xuyên tạc. Kinh này dài lắm, lâu ngày nên quên. Tôi đọc một đoạn:
Vừa rồi phát xit đô la (8)
Âm mưu chia rẽ với tòa Vatican.
Lạy quỳ đức Giáo hoàng
Truyền cho Công giáo Việt Nam quay đầu
Trở về ách cũ ngựa trâu...
Cộng sản nhắm chia rẽ giáo dân Việt Pháp:
Trong nhà thờ buổi lễ chung,
Giáo dân Việt Pháp cũng không ngang hàng.
Pháp ngồi trên hết tầng vàng,
Việt Nam ngồi dưới rõ ràng chẳng sai.
Cũng thời thờ đưc Chúa Trời
Cố Tây, cố Việt cũng thời khác nhau.
Cố Tây đắc địa đứng đầu
Cố Ta ở dưới tài cao mặc dầu...
Sau đó tù nhân chia nhau đổ phân và nước tiểu. Mỗi sáng, họ dẫn tù nhân mỗi toán khoảng mười lăm, hai chục người vào rừng tiểu tiện. Không ai dám trốn trại, vì xung quanh địa phương canh gác nghiêm nhặt, thấy người lạ là xét hỏi giấy tờ và bắt về cho công an xã huyện. Nếu ai trốn không thoát, bị bắt trở lại, thì họ sẽ bị đánh chết, hoặc trọng thương, rồi bỏ đói cho đến chết. Tôi hoàn thành mọi công tác họ giao cho tôi. Ngoài ra những lúc rảnh, tôi đan áo, kéo đũi để kiếm chút tiền riêng trong tù. Tôi lúc nào cũng có tiền. Có lẽ số tôi như vậy.
Tôi nhờ một công an mua dùm các loại kén và sợi rồi đan thành áo mũ, găng tay rồi xin được ra chợ bán, kiếm lời được chút tiền. Ai mướn tôi cũng làm. Đi đến trại tù nào tôi cũng được các giám thị đối đãi tử tế. Họ lãnh len sợi các nơi về đưa tôi làm. Chỉ cần một nồi nước sôi, bỏ kén vào đó rồi kéo thành sợi đũi đem bán. Công an đi đến đâu thấy có kén đều mang về cho tôi. Khi chuyển trại, tôi phải dùng một giỏ cói bó lại rồi thuê người mang theo.
Ngoài việc lao động nặng nhọc, tù nhân phải học tập chính trị, học tập chủ nghĩa Mác-Lenin. Mỗi lần đi công tác, tôi hỏi cán bộ sắp tới chúng tôi học bài gì, thì ra ngoài chợ, tôi mua những quyển sách viết về bài đó., chương trình đó về mà đọc trước. Mỗi lần có thảo luận, học tập thì tôi là người hăng hái, giành phần thắng cho nhóm tù nữ nhân, dù bên phía nam tù nhân, cũng có người chánh trị quốc gia thuộc các đảng phái quốc gia. Nhóm tôi luôn giật được cờ danh dự. Cờ danh dự luôn cắm ờ trại nữ.
Tôi hay cãi với cán bộ lên lớp.Mỗi lần tôi giơ tay xin phát biểu, cả trại cười. Có lần họ giảng giải loài người do vượn lao động nhiều đời mà hóa thành. Tôi đi công tác về trễ, đang ăn cơm, tôi bỏ bát chạy xuống , chạy ra xin phát biểu:
-Thưa chính trị viên, nói rằng loài vượn đi bốn chân, loài người đi bằng hai chân , còn hai tay để làm việc. Thế thì sao cái đuôi vượn không còn khi trở thành người?
Cán bộ giải thich:
Theo duy vật biện chứngpháp, con người tiến hóa nhờ lao động.
Tôi cãi tiếp:
-Nếu nói nhờ lao động, hai chân trước thành hai tay thì nghe có lý, còn cái đuôi không hề lao động, thỉnh thoảng chỉ ve vẫy, làm sao mà biến mất đi khi nó làm người?Nếu bảo nhờ lao động mà cái đuôi mất đi, thì cũng do lao động, hai tay cũng phải mất đi mới đúng lý.
Cán bộ đuối lý không giải thích được.Tôi vẫn còn nhớ họ dạy về phương thức đấu tranh giành chính quyền. Khi đã thành công thì dùng sức mạnh của chính quyền mà đàn áp, khủng bố, bỏ tù và giết hại dân chúng.
Tôi ở tù nhưng cũng nhờ may mắn hoặc tôi biết cách giao thiệp nên không bị đánh đập, chửi mắng như các tù nhân khác. Tôi biết rõ tù cộng sản quan trọng ba điều:học tập, lao động và hạnh kiểm tốt.Tôi biết ba điều này nên các quản giáo có cảm tình với tôi.Vì vậy hồ sơ tôi được phê tốt, và tôi được giảm án dần dần. Cứ mỗi năm vào ngày lễ lớn như lễ lao động, lễ độc lập, sinh nhật Hồ Chủ tịch, những tù nhân học tập tốt, lao động tốt thì được ân giảm, có người được trả tự do.
Suốt thời gian ở tù Việt Minh. vào thời điểm 1949, tôi là một phụ nữ cô đơn, tôi chưa yêu ai. Thời đi buôn đồ quốc cấm, có lẽ tôi yêu một công an tên Phiên ở Hà Nam, dáng người thanh nhã. Trong lòng tôi thấy rung động nhưng không đi đến hôn nhân vì tôi có mặc cảm mình là gái góa, còn anh kia là trai tân:
Trai tơ mà lấy nạ dòng,
Như nưóc mắm thối chấm lòng lợn thiu.
Xã hội ta khắt khe lúc đó thì vợ chồng mình không sống được. Chi bằng đừng dính nữa. Trong khi ở tù, tôi quen một tù nhân tên Toan, quê ở Hà Nam và chúng tôi có một số kỷ niệm. Anh không có tội gì, bị an trí trong trại tù, được thả trước, và sau này tôi không gặp anh nữa. Gặp nhau chào hỏi thân mật nhưng chỉ có thế thôi. Bao tình cảm dành cho anh qua việc tôi đổi tên con gái tôi tên Phán thành Toan. Tôi cũng thich một công an tên Phiên, trươc khi ở tù, anh là công an ở Hà Nam, tôi ở Hưng Yên, cách nhau một con đò. Mỗi khi tôi đi buôn từ Hưng Yên về Hà Nam. Anh thường lẩn quẩn gần xa rồi theo đò về Hưng Yên. Anh cũng thich tôi nhưng chỉ qua đầu mày cuối mắt mà thôi. Chúng tôi cùng nhau chuyện trò nhưng chưa hề nắm tay vì ngày xưa thương nhau thì để trong lòng, không ai dám suồng sã. Nhưng truyện tình của tôi phải dừng lại vì anh lả trai tân, tôi là gái nạ dòng.Anh đã tỏ tình với tôi nhưng tôi chỉ cười và nói:
-Xin anh để tôi nghĩ lại.
Khi tôi được phóng thich, tôi đem con gái ra Hà Nội ở, có anh Tường thường đến dạy học cho con tôi. Anh ở ấp Thái Hà, Hà Nội. Anh thường mua bách biscuit cho con gái tôi. Trươc kia anh cũng là một công an công tác ở trại giam Hà Nam, và đã gặp tôi trong tù. Lúc đó anh thich tôi nhưng chỉ là đầu mày cuối mắt mà thôi. Anh coi trại tù, và thường cho phép tôi ra ngoài để làm một số việc riêng.
Tôi thoáng có ý nghĩ trốn nhân dịp này. Tôi đã gửi chiếc nhẫn của tôi cho một công an để khi tôi bỏ trốn anh có vốn liếng mà sống trong tù. Nhưng cuối cùng tôi không nỡ làm vì biết nếu có trốn thì những người còn lại trong tù sẽ phải sống khổ sở.
Hồi đó khi có một tù nhân bỏ trốn là cai tù xich các tù nhân lại, làm khó khăn đủ điều, khiến cho tù nhân coi những người bỏ trốn như ma quỷ đã làm khổ đời họ.Và những người bảo lãnh phải chịu trừng phạt thay cho kẻ trốn đi. Sau này được phóng thich, chúng tôi gặp nhau ở Hà Nội, anh vẫn muốn làm bạn đời với tôi nhưng tôi vẫn từ chối.
Còn một người nữa là ông giám Bính cũng thich tôi. Ông rất đẹp trai, dáng người thanh tân. Ông thấy tôi trong buổi họp mặt các tù nhân. Ông nhờ cha Tước nói nếu tôi bằng lòng lấy ông ta thì ông sẽ bảo lãnh tôi ra tù. Lúc bấy giờ cha Tước cũng như một số linh mục và các thầy bị giam giữ về tội Việt gian bán nước.
Cha Tước nói với tôi:
Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Con nên theo lời ông ta để sớm thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng mà các cha, các thầy ở đây cũng được nhờ cậy.
Tôi từ chối trả lời với cha rằng:
-Con không thể đánh lừa ai, nói dối ai.Lỡ mà sau độ vài tháng làm vợ con bỏ trốn thì tội nghiệp ông ta phải chịu trách nhiệm. Còn như ăn ở với nhau không hợp rồi chia tay thì đời con lại thêm một lần dở dang, đau khổ nữa.
Nhìn lại cuộc đời, có lẽ do tôi hay nghĩ xa, nghĩ gần nên không dám liều trong các quyết định tình cảm.
Tôi nhớ năm đó, 1951, tôi sắp được trả tự do. Tôi được học tập khóa 18 ngày để chuẩn bị ngày ra trại. Tôi tin tưởng Tết năm đó, tôi được về nhà ăn Tết với mẹ tôi. Mùa đông rất lạnh, tôi lên văn phòng đưa coupon để nhận tiền mang về nhà. Nguyên luật lệ trong tù, tù nhân không đưọc phép giữ tiền vì họ sợ tù nhân có tiền thì trốn đi. Tù nhân phải nộp tiền cho trại giam. Nhà tù giữ tiền, họ giao cho tù nhân từ coupon 10 đồng, 20 đồng. Mỗi khi ra ngoài, công an thường mang theo tiền mặt. Tù nhân muốn ăn phở, ăn bánh vài đồng, hoặc tiêu xài 50 đồng thì nộp coupon cho công an, công an thu coupon và trả tiền mặt cho tù nhân.
Tôi vẫn thỉnh thoảng lên văn phòng trại A nhận đố đạc như giấy má, xà bong. Phòng này do Lý Bá Sơ trông coi. Gặp tôi, ông chào hỏi tử tế và mời tôi ăn uống với ông. Khi thì cháo trắng nấu với thịt bò khi thì cơm nếp trộn mỡ với hành. Tất cả đều đơn giản nhưng rất ngon. Trong tù, các cán bộ đều coi mặt bắt hình dong. Những tù nhân đĩ điếm, giết người, ăn cắp thì bị đánh đập dữ lắm và bị coi khinh. Còn những tù nhân có tư cách thì được tôn trọng. Các bà già nua tuổi tác thì không ai để ý.
Vào mùa đông năm đó, buổi sáng rất lạnh, tôi mặc áo phin nõn, bên trong là áo len màu bordeau, và ngoài cùng là chiếc áo bông.Trong tù ai cũng mặc áo có số tù, riêng tôi, tôi giấu đi một số áo, không đem đóng số tù nhân.Tôi vào văn phòng để lấy tiền ra. Lúc bấy giờ, buổi văn nghệ đã xong, ai nấy trở về trại. Tôi tưởng các ông lớn đã về hết, chỉ còn nhân viên trực ở lại. Không ngờ bước vào văn phòng, tôi thấy Lý Bá Sơ vẫn chưa về. Thấy ông, tôi kính cẩn chào ông. Ông nhìn tôi, nhất là cách ăn mặc của tôi, ông lắc đầu, phán một câu: Vẫn chưa giác ngộ!
Đáng lý Tết năm đó tôi được thả nhưng vì lời phê của ông Lý Bá Sơ, tôi phải ngồi tù thêm nửa năm nữa. Đến ngày 10-5-1952, sinh nhật Hồ Chí Minh, tôi được ra tù.Như vậy tôi bị kết án 20 năm. Nhờ hạnh kiểm tốt, học tốt, sau một năm tù, tôi được giảm án xuống một nửa, tức là chỉ còn 10 năm. Năm thứ nhì, qua một lần lễ lớn của Việt Minh thì còn năm năm. Qua năm kế, nhân một ngày lễ lớn của Việt Minh,vào tháng 5 năm 1952 tôi được trả tự do. Khi được tin tôi mãn tù vì khoan hồng thì một số tù nhân khác ngồi khóc. Lý do là có người bị 4 năm, hai năm mà họ ở quá thời gian, có người già cả nhưng vẫn không được thả vì cán bộ cho là chưa giác ngộ!
Buổi chiều hôm đó, tôi ra ngoài để từ biệt các dân làng ở quanh tại tù. Một số người cho tôi tiền làm lộ phí về quê. Họ nói rằng số tiền họ tặng tuy không nhiều nhưng là để tỏ lòng thương tiếc của họ dành cho tôi. Ngày Tết, họ tặng tôi bánh trái. Lúc bấy giờ, nước ta đang chiến tranh, và lạc hậu, không có phương tiện giao thông, đường sá vắng người. Không có việc gì thì không ai dám xa làng quê. Đi ra ngoài rất nguy hiểm. Nếu không bị Việt Minh bắt giam thì cũng bị Pháp giết. Đường đi từ Thanh Hóa về quê tôi khá xa, phải đi qua núi rừng và ruộng đồng hoang vắng. Thân gái dặm trường thật khó khăn. Nào hùm beo, rắn rết, nào trộm cướp hãm hiếp, nào đau ốm bệnh tật, và không quen thuộc đường sá. Vì vậy tôi phải nhờ một người đàn ông mạnh khỏe và tin cẩn đưa tôi về quê. Tối hôm đó tôi ngủ lại trại giam để ngày mai lên đường. Tâm tình lần cuối với bạn tù. Thấy tôi khóc, anh công an đem xich lại nói đùa:
Chị Nga muốn ở lại hay sao mà khóc?
Bao nhiêu quần áo, tôi để lại cho chị Cúc, một bạn tù bị án 20 năm.
Giã từ trại Lý Bá Sơ ở Thanh Hóa, tôi và ông Lý Củ tìm đường về Hưng Yên. Chúng tôi đi bộ, băng qua bao rừng núi, bao nhiêu đồn bot của Việt Minh và trình giấy được thả tù nhưng vẫn rất khó khăn. Lý do là làng tôi thuộc vùng tề, tức vùng quốc gia kiểm soát mà Việt Minh thì không cho phép dân của họ sang vùng tề. Ban ngày tôi đi đường bộ, ban đêm dùng thuyền. Được ba ngày qua khu IV đến khu III. Khi gặp trạm cuối giáp ranh Hưng Yên và Hà Nam do Pháp kiểm soát, tôi đưa giấy và nói tôi bị tù Việt Minh được thả về nhưng không ai tin. Họ buông lời chọc ghẹo:
Trông cô béo như thế này mà nói ở tù!
Tôi nhờ họ tìm một người cùng làng để họ xác nhận vì cái tin tôi bị kết án tù 20 năm thì nhiều người biết. Có một chị ở trong trại lính gần đó nhận tôi là người làng cho nên họ cho phép dẫn tôi về nhà. Mấy người sĩ quan có đến hỏi dò tôi về trại giam và đời sống trong vùng Việt Minh. Nghe tôi kể, có người nói tôi tuyên truyền cho Việt Minh. Ai cũng không ngờ tôi còn sống mà trở về sớm như vậy. Có người tưỏng rằng tôi bị xử bắn cùng lúc với anh Văn. Người đầu tiên tôi gặp là bà dì ngạc nhiên nói:
Tao có đọc kinh Vực Sâu cho mày, tưởng là mày chết rồi!
Kinh Vực Sâu là kinh của người theo đạo Thiên Chúa đọc cho người chết.
Về con Phán, con tôi, tôi nghĩ rằng dù bên ngoại nuôi nấng, thương yêu cách mấy, đến khi lớn, bên nội vẫn có quyền bắt về. Chi bằng bây giờ trả nó về bên nội thì hơn. Nhất là tránh gánh nặng cho mẹ tôi.
Gửi thư lần thứ nhất, mẹ tôi vẫn không chịu trả cháu Phán về bên nội. Mỗi khi bé Phán đi ngang nhà mẹ tôi kêu lại cho quà bánh, nó lắc đầu chạy đi và nói:" Ông không ăn, ông ỉa vào.Ông không ăn. Con mẹ Nghìn-Lũ chó! Lũ chó."
Tôi hỏi"Sao con nói thế? "
Bé Phán nói"Bà bảo con nói thế"
Tôi bảo:" Sao con nó kỳ lạ vậy?Mẹ không muốn bỏ con, mẹ buôn bán để nuôi con. Không may mẹ bị tù. Tại sao con nghe lời bà nội mà nói hỗn như vậy?"
Bé Phán lớn tiếng trả lời tôi!:" Bà bảo ông như thế"!Bà bảo ông không chơi với con mẹ Hoa!
Bé Phán vẫn lập lại câu nói học thuộc lòng. Khuyên hoài không được, tôi lấy cây ngô đánh mấy cái. Bác Đoàn Bich anh cả chồng chạy lại: Thím không có quyền đánh cháu!
Tôi đáp: Con tôi hỗn thì tôi có quyền dạy. Tôi chưa tái giá, tôi không làm điều gì sai quấy, Tôi buôn bán không may bị tù.Tại sao tôi về nhà mà mà con Phán dám gọi tôi là con mẹ Hoa?Tại sao bà nội dạy cháu ăn nói hỗn hào như thế?Tôi là mẹ,tôi phải dạy nó!
Ngày hôm sau, tôi tới lần nữa. Chào hỏi mẹ chồng xong, tôi xin phép được đưa bé Phán về nuôi. Bà từ chối. Bà bảo muốn nuôi con phải cất nhà gần nhà bà. Tôi cất nhà trong khu đất nhà bà thì bà có thể đuổi tôi dễ dàng. Hoặc tôi đi làm ăn xa thì tôi cũng mất nhà.
Tôi thưa với mẹ chồng:"Trước đây con đi buôn, bao nhiêu vốn liếng bị công an lấy sạch. Hôm nay con ở tù ra, sống nhờ mẹ ruột, không có đồng nào. Việc này tùy mẹ, mẹ không cho con nuôi cháu, con đành chịu."
Mãi bốn tháng sau , làng xóm nói ra nói vào. "Người ta bảo bà ấy rằng con bé có mẹ thì trả cho mẹ nó, mình già rồi, nuôi trẻ con chi cho khổ!"
Vì vậy bà ta mới trả con cho tôi!Con gái tôi một phần do bà nội đầu độc, một phần do bản tính kỳ quái của cháu nên nó rất hỗn. Lúc cháu khoảng mười mấy tháng, bố cháu mất rồi, nó chưa biết đi, tôi mua cho cháu một bộ đầm, tôi giỡn với nó và nói:" Chú con mua cho con đây nè". Nó đuổi theo tôi nó đánh" Bà dì tôi thấy vậy, bà nói rằng:"Thằng bố (10) nó nhập vào hay sao mà nó kỳ cục vậy?
Có lúc cháu rất ngoan, thương mến tôi nhưng cũng có lúc bướng bỉnh chống đối tôi. Tôi thấy trong người của cháu có hai tính chất trái ngược nhau. Có tính hung hãn của cha và tính hiền từ của mẹ. Sau tôi đi coi thầy bói. Ông thầy bảo:Có một người đàn ông chết trẻ hay ghen lắm oan hồn cứ theo tôi quấy mãi. Hồn này ghen với ông chồng hiện tại của bà.Bà làm gì ông cũng theo quấy phá.
Bao nhiêu vốn liếng buôn bán lúc trước đã mất hết khi tôi bị Việt Minh bắt. Tôi trở về làng và bắt đầu làm lại cuộc đời. Tôi giúp mẹ tôi đi mua muối. Sau một thời gian, tôi xin mẹ tôi ít tiền rồi tiếp tục đi buôn bán ở Phát Diệm , Nam Định và Hà Nội. Các mặt hàng gồm cau khô, chanh tươi, chiếu cói từ khu tư của Việt Minh đem ra bán ở vùng quốc gia và dùng tiền lời để mua đi bán lại các sản phẩm khác giữa các tỉnh. Phương tiện đi buôn la tàu thuyền. Tôi thường hay đi tàu Nam Hùng. Một hôm, tôi không có mặt trên tàu thì tàu này bị Việt Minh bắn cháy làm chết nhiều hành khách. Những tàu đi sau thấy vậy chạy tấp vào bờ. Hành khách nhốn nháo lo sợ. Mấy giờ sau, tàu Pháp tới hộ tống , các tàu còn lại về Phát Diệm. Ai nấy sợ hãi, không dám đi buôn nữa. bao nhiêu hàng hóa ứ đọng thì được các con buôn bán tháo bán đổ. Tôi tháo đôi bông tai đồi lấy tiền và mua thêm chiếu, mấy ngày sau đem về Nam Định bán lấy lời.Tôi không bao giờ quên chuyến đi buôn này vì may mắn thoaát chết, và chứng kiến con tàu quen thuộc bị bắn, chìm xuống sông Hồng. Tôi nghĩ đến việc bỏ làng lên Hà Nội tìm đường sinh sống. Và tôi đã đi Hà Nội. Tôi đi lang thang khắp Hà Nội để xin việc làm. Tôi được một bà chủ lò bánh phở giúp đỡ. Bà bỏ tiền ra giúp tôi đắp hai lò để tráng bánh phở và đưa một số thợ đến giúp. Tôi đến nhà người chị họ ở đường Mai Hăc Đề xin mượn cái ga-ra để làm lò bột. Được bà chị đồng ý, tôi đi mượn cái cối đá, mua gạo về xay. Tôi cùng người làm tên Hợi tráng bánh phở. Sau vài ngày học việc, tôi có thể tự tráng một mình và còn làm nhanh hơn thợ nữa. Tôi dùng cả hai tay tráng một lần hai lò. Bánh của tôi mỏng và dai. Tôi nhờ anh Hợi đem đi bán. Mấy tháng đầu, Hợi đem tiền về đầy đủ nhưng sau đó dần dần không thấy đâu cả.
Tôi hỏi anh ta,thì anh ta đáp: Bạn hàng còn thiếu.
Tôi nhớ một mùa giáng sinh, đi lễ nhà thờ, tôi mặc áo dài, khoác khăn choàng cổ, đi xe đạp. Tôi chở theo một mớ bánh phở đem đến cho tiệm Phở Giàng. Ông chủ ra nhận và nói:
Cái tướng của bà đâu phải làm nghề này. Bà làm ơn kiếm nghề khác đi!
Sau mấy tháng tiền phở bị tên Hợi bỏ túi riêng, chỗ mưón để lò bị đòi lại, tôi phải trả cho bà chị.Vì vậy, tôi phải dẹp nghề. Tôi nhờ một ông cậu mướn dùm một căn phòng ở Thụy Khuê, giá mấy trăm đồng một tháng.Vừa dọn tới trong ngày, tôi để dứa con gái ở nhà và đem quần áo ra Hồ Tây giặt. Đã nghèo lại gặp cái eo, mấy trên trộm theo dõi thừa lúc này vào lấy hết đồ đạc. Lúc về, tôi thấy con gái tôi nằm ngủ, quần áo trong nhà mất sạch, trong đó có đồng hồ tay của tôi. Cũng may là tôi còn chiếc xe đạp. Tôi buồn quá, đến nhờ ông bạn từng cho mượn cái cối đá, nhờ giúp đỡ. Ông chỉ cho tôi làm nghề "đồng nát".Tôi đến các lò gốm làng Bát Tràng xin phép lấy các khuôn gang cũ rồi chở đem bán cho các chỗ mua đồ kim loại vụn. Tôi đứng coi các phu bốc gang vụn bỏ lên xe tải, rồi theo xe về, qua các trạm trình giấy tờ, và sau mấy chuyến được ông trả tiền công được 200 đồng. Tôi ra chợ mua vải về tự tay may quần áo cho con. Cuộc sống lúc này thật cơ cực.Tôi nghĩ đến việc vào Nam tìm tương lai. Thời con gái, trước khi lấy chồng, tôi thường ấp ủ việc bỏ trốn vào Sàigòn. Bây giờ ý nghĩ đó trở nên mãnh liệt trong đầu. Có một người quen cho tôi biết rằng vào trong Nam dễ làm ăn lắm.Tôi bán hai lò bánh tráng phở được 800 đồng.Tôi thổ lộ với bạn bè,ai cũng hỏi tôi có mang theo vài chục vạn để vào trong Nam buôn bán hay không. Tôi thật mắc cỡ không dám nói cho ai biết rằng trong túi tôi chỉ còn đủ tiền mua vé tàu vào Nam mà thôi. Vợ chồng anh bạn người lo giấy thông hành cho tôi hỏi rằng tôi có mang con theo không. Tôi phân vân. Họ ngõ ý muốn nuôi dùm tôi một thời gian, để tôi đi một mình cho dễ xoay xở, khi nào thuận tiện thì cứ viêt thư báo tin, họ sẽ gửi con vào sum họp cùng tôi. Tôi đồng ý nhận lời. Tôi giấu việc vào Nam, không cho mẹ tôi và bà con, làng xóm biết. Tôi mua vé xe đi Hải Phòng, mua vé tàu. Khi ra đó tôi gặp ông Nam Tiến, ông chào tôi và hỏi tôi đi đâu. Ông nói ông mua vé vào Sài gòn. Tôi hỏi ông đi tàu nào.Ông nói ông đi tàu của Pháp. May mắn thay, ông đi khác con tàu của tôi.
Tôi đi tàu vào Nam, không có tiền phải ngồi hạng bét.
Tàu rời cảng Hải Phòng đi Sàigon mất ba ngày.Tôi mua vé hạng bét giá 717 đồng. Trong túi còn lại 53 đồng. Trong khi những ai đi hạng nhất thì có phòng riêng.Có phòng riêng và cơm đem đến tận phòng.Còn vé hạng bét thì nằm tầng dưới. Trông thấy những người chung quanh quần áo đen cũ nát, tôi thấy trong xã hội ta có nhiều người nghèo khổ. Trong tàu họ cung cấp bữa ăn cho khách. Cứ bốn hành khách lấy chung một phần ăn. Tôi chẳng thiết ăn uống, cứ ngồi một mình,lòng buồn vời vợi. Nhìn qua cửa sổ, thấy sóng nước mênh mông những con cá bơi lội có vẻ hạnh phúc. Chẳng biết thân phận mình ra sao, tôi ngồi khóc. Mấy người khách thấy tôi không ăn cứ ngồi khóc. Họ lại gần hỏi thăm. Tôi nói chóng mặt. Họ bèn cho tôi mấy viên thuốc say sóng. Suốt mấy ngày, tôi nằm trên võng nhịn đói. Có người mang cho tôi một đĩa cơm chiên. Tôi cố gắng ăn cho đỡ đói.
Tàu cập bến Sàigon, bao nhiêu hành khách có kẻ đưa người đón, riêng tôi thui thủi rời tàu sau cùng chẳng biết đi về đâu.
Bước lên đất liền, tôi ghé một quán cơm bên đường, mua một đổng cơm, một đồng thịt kho trứng. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thưởng thức món thịt kho trứng của người miền Nam. Tôi lón lên ở miền Bắc, chỉ biết ăn món trứng rán, trứng luộc, chứ không dùng trứng kho thịt bao giờ.
Tôi có một người chú họ, nghe nói ở Gia Định. Tôi bảo họ rẳng tôi muốn đến đó. Họ bảo dùng xe xich lô máy, tốn khoảng 12 đồng. Xe xich lô máy chạy một quảng, tôi nghĩ rằng bây giờ mình nghèo khổ mà đến gặp ông thì xấu hổ quá! Ông này trước kia làm thuê cho thầy mẹ tôi. Để ông biết thân phận khốn khổ của tôi, rồi ông viết thư vể nhà cho cả làng biết thì không thể được. Tôi đổi ý nhờ ông bỏ xuống một khu nào có nhiều người Bắc. Xe ngừng lại ngả ba, tôi xách va ly bước vào trong hẽm.
Buổi chiều xuống, hai bên dãy nhà, người ta họp chợ, bày các món hàng ra đường bán. Có mấy người biết tôi từ Băc mới vào, họ chào hỏi thân mật:
Cô hai có món hàng nào mang vào bán cho tôi với.
Tôi ngồi lân la kể chuyện thật đời mình. Có một chị người Bắc bán vải, tỏ ra thông cảm, nhận làm chị em và nhờ tôi ở chung để giúp đỡ. Chị mua hai khúc cá nấu canh và hai vợ chồng cùng tôi ba người cùng ăn bữa cơm hội ngộ ban đầu.
CHƯƠNG V
SÀI GÒN, HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG
Buổi sáng hôm sau , tôi theo bà chị kết nghĩa ra sạp hàng phụ việc. Người Nam thật thà chất phác và cởi mở. Tôi kể hoàn cảnh của mình là người góa chồng, làm ăn thất bại ở miền Bắc, phải gửi con ngoài đó rồi vào Saigon một mình tìm đường mưu sinh. Cả chợ ai cũng biết chuyện, và từ đó một số phiền phức sinh ra.
Là một góa phụ 26 tuổi , cao gần 1,70m, trông dễ nhìn, lại đang bơ vơ một mình nơi xa lạ, trở thành mục tiêu cho nhiều đàn ông tán tỉnh. Có một tài xế tăc-xi lúc nào cũng bám tôi làm tôi rất bực mình.
Tôi phải lên đồn cảnh sát khiếu nại sau đó mới được yên. Một ông chủ nhà giàu lái chiêc xe "deux cheveaux" do Pháp sản xuất nhờ người mai mối hỏi tôi làm vợ. Tôi nghĩ rằng người ta chưa biết mình là ai, chỉ trong mấy ngày mà đã vội vã muốn cưới thì lời cầu hôn đó chẳng có giá trị gì.Tôi từ chối lời cầu hôn của ông.
Ở chung với bà chị được ba ngày thì đã biết bao lời chọc ghẹo bướm ong của ngưòi trong xóm. Tôi nói với chủ nhà tôi đã tìm được địa chỉ của người bà con ở Gia Định nên xin phép từ giã. Tôi xách chiếc va ly nhỏ đựng vài bộ quần áo đi ra khỏi nhà. Tôi không biết mình sẽ đi đâu. Tôi đi từ Khánh Hội qua chiếc cầu bác ngang sông thấy thợ thuyền đang đóng tàu. Sau này tôi mới biết đó là xưởng Bason. Sau đó tôi vào một cái vườn rộng có nhiều cây cối và thú vật, thiên hạ vào ra đông đảo. Hỏi ra mới biết là Sở Thú Sàigon. Bắt chước khách nhà du, tôi cũng đi dạo trong Sở Thú. Tôi thấy những con voi, con chim được nhân viên săn sóc cho ăn mà tôi cảm thấy mà tôi cảm thương cho thân phận lạc loài của mình.Thú vật còn có chỗ ăn, chỗ ở còn tôi không nhà cửa, không biết ngày mai sẽ ra sao. Đi chán, mỏi chân, tôi ngồi trên băng đá thẫn thờ thì một cảnh sát tới suồng sã:
-Em ơi! Em đi đâu đấy?
Đầu óc tôi điên lên. Vừa mới giã từ Ngã Ba Cầu Cống để tránh đàn ông chọc ghẹo, lại gặp phải tên dê xồm này. Cảnh sát gì mà không làm trọn chức năng bảo vệ dân chúng.Tôi đứng dậy tiếp tục đi nữa. Tôi đi ngang qua một khu chợ thấy những người bán hàng rong cất tiếng chào mời. Trông họ rất lam lũ, cực khổ. Lúc đó tôi mới nhớ lại lời của một người quen ở Bắc bảo là vào trong Nam dễ sống, dễ làm ăn nhưng tôi thấy trước mắt là chẳng đúng tí nào.
Thấy cách ăn mặc của tôi, người bán hàng biết là khách ngoài Bắc mới đến, mời tôi vào tiệm chơi. Bà hỏi tôi đời sống ở Bắc. Tôi nói về hoàn cảnh tôi , và tâm sự khá lâu. Bà tâm sự rằng bà cũng là người miền Bắc vào Nam làm ăn, lúc đầu cơ cực nhưng dần dần sẽ khá hơn. Bà chỉ mấy cái soong treo trên vách để nấu chè đậu đen đem bán kiếm sống thuở mới vào, mà bây giờ bà mở mấy cái hụi.
Bà coi tôi như em bà mời tôi ở lại phụ việc, chờ xây dựng cuộc đời mới ở đất Sàigon năm 1953. Người ta gọi bà là bà Năm. Hai vợ chồng bà muớn nửa căn nhà phía trước để bán bánh kẹo, một nửa căn sau cho hai người khác thuê. Mỗi tối, tôi ngủ chung với cô Dung cháu bà. Hai người nằm chung một cái ghế bố thật là chật chội. Nhiều đêm trời nóng quá không ngủ đưọc và cảm thấy cuộc đời quá gian truân. Ở tù Việt Minh đã khổ rồi, bây giờ một thân,một mình vào Saigon vẫn chưa thoát khỏi cảnh cơ cực. Bà Năm ngỏ ý để tôi hốt hụi lấy một số tiền rồi ra chợ Cầu Muối mua trái cây về bán. Tôi sợ buôn bán thua lỗ, không có tiền trả nợ cho bà. Tôi mong bà kiếm cho tôi việc khác.
Cạnh nhà bà Năm có một cô bé rất thích tôi, thường sang chuyện trò. Cô bé chỉ cho tôi một nhà dệt vải. Tôi đến xin làm. Họ bảo xưởng tư nhân tự túc, không mướn người. Cô bé lại chỉ cho tôi một tiệm cà phê nhưng họ không cần người.Tôi theo cô bé đến một xưởng dệt , tôi xin làm nhưng họ không cần người. Ông chủ bảo tôi cho địa chỉ để hôm nào ông sẽ đến. Thấy ông là người tử tế, hiền lành, tôi liền cho địa chỉ. Hôm sau ông đến, khuyên tôi nên trở về gia đình.
Ngày nào tôi cũng đi kiếm việc làm. Lúc bấy giờ trong Nam người ta hay xé đôi đồng bạc mà xài. Bữa nào lượm được nửa đồng bạc thì tôi mua bắp ăn cho qua bữa. Nếu không thì đành nhịn đói từ sáng cho đến chiều. Chiều về tôi nấu cơm cho bà Năm và ăn cơm chiều tại nhà bà.
Bà Năm là chủ nhiều con hụi nên quen biết nhiều người Bắc trong giới kinh doanh ở Sàigon. bà có lòng tốt dẫn tôi đến cơ sở sản xuất áo mưa của ông Trần Văn Quảng ở số 208 đường Gia Long. Trong khi hai người nói chuyện với nhau, tôi tủi phận ra ngoài đứng khóc. Khi tôi vào, ông Quảng an ủi tôi. Công ty sản xuất áo mưa thuê tôi làm việc. Ông Quảng là con nuôi của bà Năm. Mỗi sáng khoảng 7 giờ, tôi ra khỏi nhà, đi bộ từ Thị Nghè đến đường Gia Long thì cũng gần 8 giờ.Khoảng 4 giờ tan sở, tôi lại về Thị Nghè. Về nhà, tôi nấu nướng cho bà Năm và ăn chung với nhà bà. Công việc sản xuất áo mưa chia thành ba công đoạn may, phết keo và dán. Tôi được giao việc phết keo. Mỗi ngày, tôi làm được mười cái, mặc dầu năng suất có thể trăm cái lý do là it việc quá. Dẫu vậy, ông vẫn mướn tôi với lương mười đồng một ngày. Tôi hiểu sự giúp đỡ đó. Buổi trưa, tôi nhờ chị bếp mua dùm một đồng bún .Hàng ngày chị cho tôi nước kho thịt, cá hoặc tôm để ăn với bún.
Tôi ở nhà này hơn hai tháng, thì một sự kiện quan trọng xảy đến , ảnh hưởng đến đời tôi. Đó là chuyên có người đến cầu hôn.
Xin nhắc lại căn nhà bà Năm, rộng 4 thươc, dài mấy chục thước.Nửa phần sau cho anh Lân và Vỹ mướn. Giữa hai phần trước có tấm màn ngăn đôi. Hai anh này xài chung bếp với cả nhà. Hai anh này làm nghề đóng giày cho một tiệm ở Gia Định.
Hàng ngày chỉ gặp nhau đôi lần nhưng tôi cảm thấy ánh mắt của hai người có cái gì là lạ. Ban đầu tôi nghĩ vì tôi mặc y phục Bắc Kỳ cho nên họ lạ mắt. Sau này tôi mới biết họ thich mình. Họ có vài người bạn ghé thăm, trong số này có anh Trung và anh Linh, anh Linh là người chồng thứ hai của tôi sau này.
Trước đó, bà Năm giới thiệu tôi với anh Trung. Bà hứa hẹn nếu tôi lấy anh Trung, bà sẽ cho tôi hốt hụi, rồi lập một tiệm nhỏ, buôn bán một thời thì cũng trở thành bà chủ, nhưng tôi không chịu.
Một ngày nọ, anh Linh và anh An đến chơi. Họ gật đầu chào tôi"Thưa bà". Lúc nào cũng câu chào quen thuộc này, rồi bước về phía sau nhà vừa đi vừa ngó lại nhìn tôi có cái gì đặc biệt. Tôi cảm thấy kỳ kỳ. Tôi nghĩ có lẽ mình vấn tóc theo kiểu Bắc khác với người Sàigon chăng. Sau bức màn, tôi nghe tiếng mấy người đàn ông thì thầm:
-Bác Năm đã nói hộ tôi chưa?
-Tôi già cả rồi, nói không khéo.
- Thì giờ là vàng ngọc, không ai nói thì để tôi nói.
Lát sau, bốn người cùng bước ra theo thứ tự gồm có: anh An, anh Linh, ông Năm và anh Trung đến chào tôi. Lúc này, tôi đang ngồi trên cái di -văng cùng với bà Năm. Anh An giọng run run mở lời trước:
Thưa bà, anh bạn tôi nhờ tôi thưa chuyện với bà. Anh bạn tôi một mình tứ cố vô thân.
Anh nói một hơi không kịp thở. Anh Linh thấy vậy tiếp lời:
-Tôi xin đỡ lời anh bạn tôi. Tôi nghe hai bác nói ông nhà đã khuất núi, anh tôi tứ cố vô thân.
Thấy vậy, tôi ngỏ lời mời các anh ngồi xuống cùng nói chuyện. Anh Linh trình bày ý kiến muốn kết hôn với tôi. Tôi nghe mà buồn cười.Tôi cười trong bụng vì cho rằng mấy người này nông nổi, vì không biết tôi là ai mà đã tính chuyện trăm năm.
Lấy vợ mà dễ như vậy thì họ đã có đống vợ rồi.Tôi nói lời cảm ơn và trình bày với họ rằng tôi đang gặp nhiều khó khăn, mà chính lúc thất bại là lúc con người đau khổ và có nhiều tự ái nhất. Lúc này chưa phải là lúc tôi lập gia đình vì công việc làm ăn chưa ổn định con dại còn để ngoài Bắc. Nếu có tiền thì tôi đã về ngoài đó, không ở trong này mãi đâu. Nếu muốn lấy chồng thì tôi đã tái giá từ lâu.Tôi ở góa đã tám năm, từ năm 18 tuổi, năm nay tôi đã 26 tuổi, không muốn bước thêm bươc nữa. Còn tôi lúc này phải tần tảo, phải buôn bán nuôi thân và nuôi chồng con. Tôi mua kén về kéo tơ lụa bán lấy tiền sinh sống.Vì gần nhà nên mẹ chồng nhiều khi ba, bốn giờ sáng ở bên nhà chỏ miệng sang chửi đổng. Không những bà chửi tôi mà còn chửi mẹ tôi. Ở làng tôi, người già thì gọi là bà. Mẹ tôi chưa già nhưng có chút địa vị trong làng cho nên người ta kinh trọng gọi là bà Lý hay cụ Lý Nghìn. Mẹ tôi không kiêng nể, cứ gọi tên mẹ tôi"con mẹ Nghìn" mà chửi rủa.
Lúc bấy giờ ở nhà thờ có 12 cái ghế, dành cho quan viên, trong đó có một ông thiếu úy lính Pháp, người ta gọi là quan một, và mẹ tôi được ngồi trên ghế đó. Bà mẹ chồng và người làng ngồi trên chiếu trải ở dưới đất.
Vì hận thù, tức tối, bà thường hay sang hạch hỏi, mắng chửi, đánh đập tôi. Có nhiều lần thấy tôi khóc lóc, van xin, người anh lớn của chồng chạy sang xin bà ngừng tay.
Dù nhận tôi là dâu, bà rất ghét tôi vì lúc trước đã trốn nhà đi tu, và cũng vì nhà bà lép vế hơn nhà tôi. Bà thường đay nghiến tôi, chửi bới tôiđể trả thù theo như tâm lý một số người"mất tiền mua mâm thì dâm cho thủng"
Trước kia tôi ở nhà mẹ ruột, thỉnh thoảng bà sai đứa cháu gái, con anh Đoàn Bich kêu tôi về để mắng chửi nhưng tôi lờ đi. Bây giờ tôi ở gần nhà thì tiện lợi cho bà chửi mắng tôi. Khi tôi ở nhà mẹ tôi, tôi không bị đánh, nhưng từ khi ở riêng, nhà cạnh mẹ chồng, thì bà đánh tôi và chửi mắng thường xuyên hơn. Nhiều khi bà sai bảo anh Toản việc gì mà anh không theo ý bà, bà cũng nhè tôi mà đánh, chửi.
Dinh cơ thầy tôi rộng lớn, trong có xưởng cưa, chục căn là xưởng mộc, và xưởng dệt bỏ trống, đường sá rộng rãi. Trong khu này có hai căn nhà lón nhất. Anh Cả, mẹ tôi và các em ở căn nhà lớn nhất, gọi là nhà Tổ. Ban đầu, tôi và anh Toản ở ngôi nhà nhỏ. Sau thấy tôi có bầu, thấy mọi việc đã êm xuôi, mẹ tôi cho tôi sang ở căn nhà khác rộng rãi hơn. chung với vợ chồng chị San, là chị hai đã lấy chồng xa nay cũng về ở chung. Đấy là một căn nhà rộng năm gian, quay hướng về hai mặt đường thương mại, cách nhà tổ khoảng 200 thươc ở một đầu. Anh chị ở hai gian trưóc, mở tiệm thuốc Bắc, buôn bán rất phát đạt.Gian giữa để ngối chơi. Anh Toản hay ra ngồi ở đó và biết rõ đường đi nước bước của tiệm thuốc Bắc.Khi anh Toản rời nhà thì tiệm thuốc Bắc bị đánh cướp. Đêm ấy khoảng hai giờ sáng, tôi thức giấc và nghe tiếng cạy cửa. chưa kịp phản ứng thì có tiếng nói Nằm im!Nằm im!
Sau đó tôi nghe tiếng vật lộn từ bên phòng của anh chị tôi. Ông anh rể la lớn:'Cướp! Cướp! Sau này anh San kể rằng anh vật lộn với một người to lớn. Người ấy dủng dao chém xuống đứt đôi chiếc chiếu, làm gẫy hai lạch giường. Anh rể tôi sợ quá buông tên cướp ra và lùi vào trong giường.Chị tôi kinh hoàng, run rẩy, nói không ra lời. Bọn cướp gồm ba, bốn ngưởi lục lạo mà không lấy được vật gì quý giá, ngoại trừ cái áo măng-tô của anh San. một ít quần áo, ruột tượng (7) là những thứ vớ vẩn và những toa thuốc bắc trong tủ đựng tiền. Anh San là người khôn ngoan .Tiền bán thuốc ban ngày để trong tủ cùng với toa thuốc Bắc nhưng ban đêm cất đi chỗ khác. Mãi về sau anh Toản chết rồi, người ta mới dám nói sự thực cho tôi hay.
Một hôm tôi đến chơi nhà ông Kỳ Đường, người cùng làng, ông hỏi tôi rằng:
-Thím Toản có biết ai đánh cướp nhà ông San không?
Tôi đáp: dạ không.
Ông nói:"Thằng Toản chớ ai! Thằng này cũng cho đàn em đi cướp nhà anh ruột mình.
Và cũng chính Toản đáp cướp nhà chị ruột tôi.Anh Loan chống cự bị chém vào đùi, máu ra xối xả mà chết.
Mẹ chồng tôi có ba con trai là anh Bich, anh Loan và anh Toản. Cuối tháng 4-1945 , anh Toản chết đột ngột. Anh Loan chết tháng 6-1945 thì mười tháng sau, anh Toản chết.
Trước ngày đó ba ngày, anh Toản ra khỏi nhà mà không thấy trở về.Trước đó, anh Toản vẫn đi về thất thường cho nên tôi không thắc măc và mong đợi. Vả lại, chẳng bao giờ anh hé lộ bất cứ việc gì của anh làm. Trong cái đêm anh vắng nhà, tự dưng con chó nuôi trong nhà cứ tru lân nhiều lần. Tôi lấy làm lạ mà không hiểu tại sao.
Chiều hôm đó, tôi đang phơi lúa trong sân trong nhà thương Thánh Giu Se, anh chạy đến hỏi tôi:
-Làm xong chưa?
-Tôi nói chưa. Anh nói anh gửi Cái Phán đằng chị Cả.
Phơi lúa xong, tôi ghé chị Cả đem cháu về.Nhà tôi và nhà chị gần nhau.Tôi đến nhà chị và hỏi chị:
-Anh Toản đi đâu hả chị?
-Anh Toản đi lối Đầm Ngô.
Anh đi ba ngày mà không thấy về. Chị Bich thường hay đem rượu đi bán làng bên và nghe tin có vụ đánh cướp, và một tên cướp bị giết. Chị cho biết người đó là anh Toản. Và chị về nói với chồng và mẹ chồng tôi nhưng không ai cho tôi hay cả!
Tôi bỗng thấy ông Ba Thêm, người cùng làng đang ngồi trong quán cóc bán mấy cái bánh đa, bánh ú , với nước vối, đưa tay vẫy tôi lại gần.Thấy ông vẫy, tôi lại gần, song cứ tiếp tục lùi vào trong một vườn ngô. Tôi ngạc nhiên, đứng hơi xa và hỏi:"
-Thưa ông, ông bảo cháu việc gì ạ?
Ông hỏi:
-Cô biết việc gì không?
-Tôi đáp: Cháu chưa biết ạ.
-Toản nó chết rồi!
Tôi lại cười cười:
-Ông nói đùa cháu hả?
Ông mắng:
-Cái con khỉ! Nó chết rồi!
Tôi hỏi: Tại sao chết? Bị cảm hả?
Ông tiếp lời:
-Nó đi ăn cướp ở Giáp Ba làng Bìm bên Hà Nam.
Làng tôi cách tỉnh Hưng Yên qua con sông bên kia là tỉnh Hà Nam, có làng Bìm không xa lắm!
Tôi vẫn không tin, gặng hỏi ông Ba Thêm mấy lần và ông mắng cho.
-Nó chết mấy hôm nay mà mày không biết sao? Tôi bế con gái chạy về nhà mẹ chồng. Bà trợn mắt:
-Ai nói với mày cái này?
-Ông Ba Thêm nói như vậy.
Mẹ chồng tôi im lặng. Lát sau, bà bảo:
-Cấm chỉ! Không được nói cho ai biết!
Lát sau bà bảo"
-Sáng mai mày mang con Phán về đây, tao giả vờ đánh mày, chửi mày, rồi mày bế con Phán chạy ra khỏi nhà.
Mẹ chồng tôi giả vờ vừa đánh, vừa khóc, vừa chửi tôi để qua mắt người làng. Bà la lớn:
-Tiên sư mày!Mày ỷ của khinh người cho nên con tao nó không chịu được cho nên nó lên Tuyên Quang gửi thư về nói là nó ở Tuyên Quang luôn!
Thường ngày bà đánh tôi bằng thanh tre, hôm nay bà đánh bằng cây ngô khô.Tôi bế con Phán vừa chạy vừa cười vì biết mình và mẹ chồng đang đóng kịch để đánh lừa dư luận.
Chạy ra ngoài ngõ, tôi gặp bà Linh có cái lều bán bánh đúc, bà hỏi:
-Cái gì đó chị Toản?
-Bu cháu đánh cháu.
-Tại sao đánh?
Tôi khai hết:
Toản đi ăn cướp bị đánh chết rồi. Bu cháu giả vờ đánh rồi đuổi cháu đi.
Ai hỏi tôi cũng nói như vậy.
Sau tôi bồng con giả đò khóc lóc chạy về nhà mẹ ruột báo tin dữ. Câu nói đầu tiên của bà là:
Phúc cho con.Cấm không được khóc.
Tôi nhìn đôi mắt mẹ đầy thương cảm.
Từ đó tôi ở luôn nhà mẹ đẻ.
Bốn tháng trưóc đó, anh Toản đánh tôi một trận tơi bời, tôi chạy thoát về nhà mẹ đẻ. Tôi nằm va76t ra giữa giường, đầu trên giường,. chân chạm đát. Mẹ tôi bảo:
Nếu ban đêm nó đánh mày chết, vứt xác xuống sông thì cũng chẳng ai biết.
Trước khi anh Toản chết, anh tôi tổ chức cho tôi trốn. Lúc bấy giờ ở vùng biển thỉnh thoảng đem kén đến nhà bán cho mẹ tôi.Họ ở nhờ mấy ngày và khi họ trở về thì mẹ tôi muốn tôi theo họ về dưới đó, tránh xa người chồng vũ phu.
Người đời nhỏ nhen, ganh tị như bà Chưởng Đường, ở gần nhà mẹ chồng, thấy tôi đi chợ mua gà hay cá thịt thì bà rình mò rồi về mách lẽo mẹ chồng tôi. Khi tôi về nhà, bà mắng:
-Tiên sư mày. Trong khi mẹ chồng ăn muối cực khổ hàng tháng, con dâu đi chợ mua con cá chày bằng cổ chân này. Tiên sư bố mày!
Nhiều khi không có gì ăn, tôi phải mua một đùi thịt chó. Bà chửi tôi:
-Tiên sư nhà mày! mày sung sướng mua bọc thịt chó to bằng cái bánh chưng!
Từ khi ra khỏi tù cho đến khi gặp lại Toan là năm 1954, và sau này, tôi rất đau khổ vì con tôi đã chịu ảnh hưởng những lời xuyên tạc của mẹ chồng thành ra suốt đời nó oán hận tôi!Con tôi theo bà nội nó nói tôi giết cha nó trong khi cha nó đi ăn cướp mà bị chết.
Thật ra trong làng ai cũng biết anh Toản đi cướp mà bị giết!
Trong khi tôi buôn bán khổ sở để nuôi con, tôi bị tù mấy năm, thì bà nội nó bảo nó tôi bỏ nhà theo trai.
Lúc anh Toản chết, tôi nghèo khổ lắm.Tôi phải buôn bán vất vả để nuôi con.Một năm sau, trên đường đi chợ An Thi về, trên quảng đường vắng, tôi gặp ông Quyền Đán cũng là tướng cướp, tôi xin ông kể chuyện thật về cái chết của anh Toản để tôi trình cha xứ ghi vào sổ công giáo.Ông cho biết đám cưới vào nhà lục lọi không thấy đúng như tin tức dọ thám bèn qua nhà bên cạnh. Dân làng nghe tin cướp, kéo đến rât đông. Anh Toản là người to lớn, anh cầm lựu đạn nội hóa rút chốt định ném vào dân chúng để chạy thoát, nhưng anh chưa kịp ném thì lựu đạn nổ tung. Thịt anh banh ra như cái lược thưa. Đám cướp cõng anh chạy trốn. Đến đầu làng, anh Toản bảo đàn em chém anh để anh khỏi bị bắt, bị tra tấn và ở tù nhục nhã. Đám đàn em nghe theo chém anh rồi bỏ trốn, bỏ lại xác anh nằm bên vệ đường.
Sau khi anh Toản chết, tôi được giải phóng và bước sang cuộc đời mới.
* * *
CHƯƠNG IVĐỜI THIẾU PHỤ
Tôi trở thành thiếu phụ lúc 17 tuổi, và con gái tôi chưa đầy hai tuổi. Tôi về ở với mẹ ruột. Căn nhà sau này tôi bán cho ông Kỳ Đường, là người đã bán nhà cho tôi. Ông cũng không có tiền, xin mua chịu.
Lúc này tôi chỉ có hai bàn tay trắng cộng thêm món nợ nhà thương Thánh Giu Se mười thùng lúa nên lòng lúc nào cũng lo lắng. Tôi tự bảo lòng phải quyết tâm làm việc để nuôi con và trả nợ. Chị Ba tôi bán cho tôi một số cá khô. Hàng ngày tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng để gánh hàng ra chợ bán. Tôi đi bán ở chợ An Thi, chợ Gò, chợ Ngàng và chợ Trường. Bán cá khô xong, tôi lấy tiền đong gạo đem về bán lấy lời.
Mỗi chiều ăn xong, tôi nắm một nắm cơm và nướng vài con cá khô gói vào lá chuối để ngày mai.
Rời nhà lúc 4 giờ sáng, tôi gánh bộ, đi chân đất trên con đường dài 14 cây số để đến chợ An Thi. Những lần đầu, tôi rất sợ hãi khi phải gánh hàng đi một mình trong đêm tối qua cánh đồng rộng mênh mông, không nhà, không cửa. Mùa đông giá lạnh, mặc ba bốn lớp áo, đầu trùm khăn đi trong đêm tối chừng ba cây số thì trời mờ mờ sáng qua chợ Gò.Từ chợ Gò, tôi đi tắt qua một cánh đồng vắng, nghỉ chân ở một quán nhỏ bán nước vối và bánh canh cho khách qua đường. Tôi ngồi nhờ, đem cơm nắm và cá khô nướng ra ăn. Sau đó gánh đến chợ khoảng 7 giờ sáng, sau đó mở thùng cá khô ra bán. Bốn giờ chiều thì chợ tan, tôi gánh thùng không trở về nhà.
Thật may maắn, trong chuyến đi tôi gặp ông Phó Liễn, buôn đồ sắt vụn ở làng kế. Nhà tôi cách nhà ông chừng một cây số nên tôi dặn ông là mỗi buổi sáng xin ông chờ tôi để cùng đi với ông cho có bạn trên con đường vắng, một người đàn bà yếu đuối như tôi đi một mình thật là sợ hãi.
Dần dần tôi có thêm vốn. Tôi mua gạo về bán thêm kiếm lời. Sau này tiến thêm một bước nữa, tôi sang Hà Nội buôn vải tây và dầu hôi . Đây là mặt hàng ngoại quốc mà Việt Minh cấm buôn bán, họ chỉ cho phép buôn bán hàng nội hóa mà thôi. Công an cộng sản thấy tôi có khả năng buôn bán nên muốn tôi vào làm trong mậu dịch của họ nhưng tôi từ chối và cứ tiếp tục đi buôn. Mỗi chuyến kiếm lời gấp ba, bốn lần vốn nếu gặp công an CS là mất sạch. Một đôi lần công an đến đặt hàng tôi, trả tiền sòng phẳng. Đến lần cuối thì chúng ra tay!
Tôi nhớ họ đặt hàng với số tiền rất lớn là 210 ngàn Đông Dương.Tôi chở thuốc Bắc, thuốc tây vải ngoại trên chiếc thuyền to. Còn dầu hôi trong thùng đóng bè do hai người đẩy đi. Cứ 60 thùng một bè, lấy lục bình phủ lên trên ngụy trang.Những ngiười bơi đều uống nươc mắm để cho ấm bụng, chịu được cái lạnh của nươc sông giữa đêm khuya về mùa đông tháng giá. Hàng chở từ Hà Nội về làng tôi bằng đường sông Hồng. Tôi ngồi ngay đầu thuyền để khi công an hỏi thì tôi lên tiếng vì tôi đã đấm mõm cho họ một số tiền. Tôi chất tất cả hàng hóa vào trong kho.Ngày hôm sau hai tên công an đến trả tiền và nói với tôi hãy chở hàng đến bến Bồ Hòn. Khi thuyền hàng rời bến, lòng tôi xao xuyến và linh cảm có chuyện gì không may xảy ra. Lúc đó nếu có chiếc xuồng con thì tôi trở về chớ không muốn đi tiếp. Khi thuyền cập bến thì công an hô to:" Bắt trói hai người kia lại cho tôi!
Khi đến đình Tham Lương, công an cho người chủ thuyền về, còn tôi và anh Văn bị dẫn đến đình Mễ Lỗi! Hai hôm sau, chúng tôi bị đưa đi chỗ khác để công an hỏi cung rồi lại trở về đình Mễ Lỗi. Ngày thứ ba, chúng đưa tôi đến biện lý Bùi Lâm để hỏi cung lần nữa rồi trở về chùa Đồng Tứ.Tại đây chúng tôi bị xich trong khung sắt. Ngày kế tiếp chúng tôi đươc công an mở xich để ra gặp Biện lý Bùi Lâm. Ông hỏi tôi có cần luật sư hay không. Tôi trả lời tôi không biết luật sư là ai. Ông hứa tìm cho tôi một luật sư để bào chữa.Hai ngày sau khi tôi đang bị giam tại một ngôi chùa, hai tay bị xich bằng dây sắt thì công an mở xich cho tôi để đi gặp luật sư.
Người luật sư lúc này tôi mới biết là Ông Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng của miên Bắc thời đó.Trước tòa ông biện hộ:
Thưa quý toà. Cô Nguyễn Thị Hoa không đi buôn những thứ hàng xa xỉ.Loại vải chúc-bâu thì dùng để may quân phục cho Vệ Quốc Quân. Còn dầu hôi của Pháp thì cây đèn mà tòa đang dùng cũng xài thứ dầu này.
Sau khi luật sư cãi xong, tòa cho tôi nói. Đứng trước vành móng ngựa, tôi trình bày.
-"Tôi có mẹ già, chồng chết, con gái còn nhỏ ở nhà, xin nhà nuớc khoan hồng.
Sau đó, tòa nghị án. Tôi nghe tiếng dân chúng xì - xào:
- Cái cô này cao quá.
-Người cũng xinh đấy nhi!
Đến khi tòa tuyên án 20 năm khổ sai, dân chúng nhao nhao bàn tán:
-Thế thì đời tàn!
-Phải năm 41 tuổi mới được tha về!
Cảm giác của tôi khi nghe tuyên án không buồn lắm. Thoát tử hình là mửng rồi. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường lúc nào cũng đi sát tôi. Khi xử xong đi xuống, ông đứng bên tôi khuyên nhủ:
-Chị đừng buồn. Chính phủ giơ cao đánh sẽ, chị sẽ được ân giảm. Chị vào tù, cố giữ kỷ luật thì sẽ được mau trả tự do!
Ông nói với mấy người công an rằng:
-Chị Hoa là phụ nữ, không cần phải xich, nên đối xử lịch sự. Trời đang mưa lâm râm, xin các anh dẫn chị ấy đi chầm chậm, kẽo té tội nghiệp.
Anh Văn bị bắn sau 8 tháng tuyên án.
Cuộc đời tù tội của tôi bắt đầu ở làng Mễ Nội- Phủ Lý tỉnh Hà Nam, sau vào khu IV (8) như ở Thọ Vực, Phú Ổ và trại Lý Bá Sơ thuộc huyện Thạch Thành- Thanh hóa.Tổng cộng tôi đã đi qua khoảng 23 nhà tù từ Hà Nam vào khu IV. Lúc ở Hà Nam, chúng tôi dễ thở.Tại khu IV, tình trạng khắc nghiệt hơn. Mỗi khi có máy bay thám thính của Pháp, người ta thường gọi là máy bay Bà già vì nó bay rất chậm, bay quanh khu trại giam là ngày hôm đó họ bắt chúng tôi chuyển trại, bắt chúng tôi sang trại tù khác. Có khi vào rừng sâu, có khi vào trong những chùa chiền, đình, miếu. Lúc còn ngổi tù ở HàNam họ cho ăn ba đồng rưỡi, ăn hai bữa cơm, mỗi bữa là một bát. Sau đó gạo đắt chỉ còn một bữa. Mỗi bữa cơm chỉ có một bát vơi vói mấy lát khoai mì, khoai lang hoặc bắp Cứ một tháng, hay năm,sáu tuần lễ, tù nhân được ăn rau muống luộc, Cứ 4 người họ cho một bó. Rau muống mua về, còn nguyên dây buộc, không rửa ráy gì cả, bỏ vào chảo to, đổ nước vào nấu sôi, lúc múc ra hãy còn nguyên những con sâu hay cục đất.
Dù ghê rợn như vậy, tù nhân vẫn thích thú vì mỗi tháng chúng tôi được ăn rau muống một lần. Mỗi tháng, họ phát cho tù nhân một nhúm muối để ăn cơm.
Cứ hai, ba tuần lễ, chúng tôi mới được đi tắm một lần. Họ đưa chúng tôi đến một vũng nước, hay một cái ao nhỏ khoảng bốn thươc vuông, đàn ông tắm trước, đàn bà tắm sau. Chúng tôi ở trong tù thiếu chất B1, lại không được tám rửa thường xuyên khiến cho bệnh ghẻ phát triển. Nhất là tất cả tù nhân tắm chung một cái ao nhỏ cho nên chúng tôi lây bệnh ghẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ghẻ sinh ra ở những đường chỉ tay và nhiều nơi trong thân thể. Chúng đóng thành về, hoặc nổi cao như mụn như hạt bắp nếp mọng nước, ngứa ngáy và đau nhức vô cùng.
Thật ra thời bấy giờ , cuộc sống tù nhân cũng như bô đội, cán bộ thiếu thốn, lại sống chung chạ thiếu vệ sinh, thiếu nước tắm, thiếu xà phòng thiếu thuốc men cho nên đa số nhân dân cũng mắc bệnh hắc lào, ghẻ lở. Người ta bảo hắc lào là do lính Trung Cộng truyền cho bộ đội, cho cán bộ rồi nhân dân. Ngoài ra các tù nhân sống lâu trong trại giam, đầy ruổi, muỗi, rận, chí, rệp cho nên ai cũng gầy gò và sinhh ghẻ ngứa. Lại nữa phải sống nơi núi rừng, tù nhân ai cũng bị sốt rét. Trại Phú Ổ ở nơi ma thiêng nước độc. Lúc anh Văn bị bắn, tôi mới vào tù thì bị sốt rét. Tôi bị sốt rét nặng đến nỗi da vàng, bụng chướng lên và một năm sau rụng hết tóc.Tù nhân phải chịu đựng đau đớn vì không có thuốc thang chạy chữa.Tôi bị sốt rét rừng nhưng rất may trong tù có một y tá, anh được ra ngoài mua thuốc ký-ninh, và thuốc bổ về bán lại và chich thuốc cho chúng tôi. Nhờ vậy, một số bạn tù thoát tay tử thần.Vì thiếu thuốc men, một số bạn tù chết nhiều mà tù nam chết nhiều hơn nữ. Những tù nhân chết thì bó chiếu, bỏ trên cái vạc tre, do hai người khiêng,đem bỏ ra ngoài sân nhà giam rộng độ hai chiếc chiếu, rồi đem chôn tại một nơi trong rừng, dành riêng cho tù nhân. Phụ nữ thì được ra ngoài lao động nên dễ thở hơn. Mỗi khi trên đường đi lao động,thấy con chó ghếch chân đứng đái, tôi chua xót vì cảm thấy thân mình không bằng con chó.
Nhiều lần chuyển trại, họ xich hay còng hai người làm một. Lúc đi trên đường đất không nói làm gì, lúc qua suối, qua sông thì rất khó. Nếu một người trợt chân té xuống dưới thì kéo theo người kia.
Khi vào rừng chặt tre, tôi lấy dao chặt cây tre thành từng lỗ như mang cá, xỏ dây vào mà kéo lê trên mặt đất, xuyên qua những bụi cây rậm rạp. Đường núi nhỏ hẹp, quanh co khó đi, không vướng đàng trươc thì cũng kẹt đàng sau.Tù nhân phải ra sức kéo rất là mệt nhọc, vất vả, chân tay bị trầy trụa, nhất là vai sưng tấy lên rất đau đớn. Khi vác tre hay củi về đến trại thì không còn sức lực nữa. Còn tôi, tôi cứ kéo lê cây tre hay bó củi. Hễ tre hay củi vướng bụi cây thì tôi giựt cho nó sút ra rồi lại tiếp tục kéo. Kéo thân cây về gấn đến trại thì tôi mới để lên vai mà vác. đi vừa vui vẻ đến nỗi quản giáo cũng ngạc nhiên vì thấy người nữ tù này thich lao động!
Trại Lý Bá Sơ có nhiều trại nhỏ chia làm A,B,C,D E.Tôi ở trại C. Trại chia thành trại Nam, trại Nữ. Trại nam khoảng hơn 100 tù nhân, trại Nữ khoảng 60, 70. Ngày đêm, trại giam đều khóa cửa, có công an canh gác. Lâu lâu các tù nhân phải mang đồ đạc ra ngoài tập trung. Các cai tù kiểm soát đồ vật. Nếu chúng bắt gặp những đồ cấm kị như đồ kim loại ( dao, kéo, đinh) hay cất giữ vàng bạc là chúng đánh đập tàn nhẫn, có khi biệt giam.
Trại giam lợp bằng tranh, vách nứa, có nhiều hàng cột, giuờng làm bằng thân tre, dài từ đầu đến cuối trại, chia làm hai dãy, giữa là lối đi trong nhà. Tù nhân nằm đâu hai chân vào nhau. Khi chuyển sang trại mới, tù nhân tranh nhau chỗ nằm tốt.Ai chậm chân phải nằm chỗ nắng dọi, mưa dột. Ban đêm trại nam có ống tre dài để tù nhân đi tiểu. Phụ nữ thì dùng mấy cái nồi hông lớn. Họ dùng một thân tre rất to để đại tiện. Rất it khi có nguời đại tiện, nếu ai đại tiện thì rất thối, cả phòng không ai chịu nổí!
Mỗi sáng, tù nhân phải ra sân tập trung thành hàng ngũ điểm danh. Điểm danh xong, tù nhân phjải đọc mười lời thề:
Chúng tôi là con dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vì lầm đường lạc lối nên sa vào vòng tội lỗi nay bị giam tại Cải hối thất để hàng ngày ăn năn tội lỗi của mình để khi ra về thành một công dân tốt, quyết một lòng noi gương các chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho Tổ Quốc, quyết một lòng đoàn kết giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nưóc nhà. Đứng trước lá quốc kỳ cở đỏ sao vàng năm cánh, chúng tôi xin thề'!
1. Quyết tâm hối cải
2.Quyết tâm làm tròn nhiệm vụ của một người dân.
3, Quyết tâm ửng hộ kháng chiến Hồ Chí Minh.
Bắt chước Thiên Chúa giáo, ban đêm tù nhân phải đọc kinh Cộng sản Kinh này dài lắm, tôi xin đọc một đoạn:
Vừa rồi phát xit đô la (9)
Âm mưu chia rẽ với Tòa Vatican.
Lạy quỳ xin đức Giáo hoàng
Truyền cho Công giáo Việt Nam quay đầu
Trở về ách cũ ngựa trâu...
Cộng sản cũng nhằm chia rẽ giáo dân Việt Pháp:
Trong nhà thờ buổi lễ chung
Giáo dân Việt Pháp cũng không ngang hàng.
Pháp ngồi trên hết tầng vàng
Việt Nam ngồi dưới rõ ràng chẳng sai.
Cũng thời thờ đức chúa Trời
Cố Tây, cố Việt cũng thời khác nhau.
Cố Tây đắc địa đứng đầu
Cố ta ở dưới tài cao mặc dầu!
Sau đó các tù nhân chia nhau đổ phân và nước tiểu. Mỗi sáng họ dẫn từng toán khoảng 15, 20 người vào rừng đại tiểu tiện. Không ai dám trốn trại vì xung quanh địa phương canh gác nghiêm nhặt, thấy người lạ lả hỏi hỏi giấy tờ và bắt về cho công an xã huyện. Nếu ai trốn không thoát bị bắt trở lại thì họ sẽ bị đánh chết, hoặc đaánh trọng thương rồi bỏ đói cho chết.
Phần lớn trại tù là ở rừng thiêng, nước độc, núi rừng trùng trùng điệp điệp, quân Pháp khó lòng xâm nhập và tù nhân khó trốn thoát.
Tôi nhờ một công an mua dùm các loại kén và sợi rồi đan thành áo, mũ , găng tay rồi xin được ra chợ bán. Một ký lô sợi giá 700 đồng cụ Hồ, đan được hai cái áo, bán mỗi cái 700 đồng. Ai mướn tôi cũng làm. Đi đến trại tù nào tôi cũng được các giám thị đối xử tử tế. Họ lãnh len sợi ở các nơi đưa về cho tôi làm.
Ngoài việc lao động cực nhọc, các tù nhân phải học tập chủ nghĩa Mác Lenin. Mỗi lần đi công tác, tôi hỏi cán bộ sắp tới học bài gì, thì ra ngoài chợ tôi mua những quyển sách viết về bài đó, chương trình đó mà đọc trước.Mỗi lần thảo luận giữa các học viên với nhau thì tôi là người hăng hái, giành phần thắng cho nhóm tù nữ nhân, dù phía nam tù nhân cũng có người chính trị cao, thuộc các đảng phái quốc gia. Nhóm tôi luôn giật được phần thắng cho đám tù nữ nhân. Cờ danh dự luôn cắm ở trại nữ. Tôi hay cãi với cán bộ lên lớp:
-Thưa chính trị viên. Nói rằng loài vượn đi bẳng bốn chân, loài người đi bằng hai chân, còn hai tay để làm việc. Thế thì sao cái đuôi vượn không còn khi thành người?
Cán bộ giải thich:
Theo Duy vật biện chứng pháp, con người tiến hóa là nhờ lao động
Tôi cãi tiếp:
Nếu nói nhờ lao động, hai chân trước thành hai tay thì nghe có lý, chứ cái đuôi không hề lao động, thỉnh thoảng chỉ ve vẩy, làm sao mà biến mất đi khi nó làm người?
Cán bộ đuối lý, không giải thich được.
Tôi vẫn nhớ họ dạy về phương thức đấu tranh giành chính quyền. Ban đầu họ o bế dân chúng để lợi dụng sức mạnh của quần chúng mà đạt mục đich cướp chính quyền. Khi đã thành công thì dùng sức mạnh của chính quyền mà đàn áp, khủng bố, bỏ tù và giết hại dân chúng.
Tôi ở tù nhưng cũng nhờ may mắn, hoặc tôi khéo giao thiệp nên tôi không bị đánh đập, chửi mắng như các tù nhân khác.
Tôi biết ở tù Cộng sản quan trọng nhất ba điều:
Học tập, lao động và hạnh kiểm .
Tôi đã thành công nhờ ba điều này cho nên các quản giáo có thiện cảm với tôi. Vì vậy hồ sơ tôi được phê tốt, và tôi được giảm án dần dần. Cứ mỗi năm vào ngày lễ lớn như lễ Lao Động, lễ Dộc Lập và sinh nhật Hồ chí Minh, những tù nhân học tập tốt, lao động tốt là đưọc ân giảm. Có người được trả tự do.
Tôi hoàn thành mọi công tác họ giao cho tôi. Ngoài ra, trong những giờ rảnh ở trong tù, tôi đan áo, kéo đũi để kiếm chút it tiền cho riêng mình ở trong tù.
Suốt thời gian ở tù Việt Minh, vào thời điểm 1949, tôi là người phụ nữ cô đơn.Nhìn lại cuộc đời, tôi dường như chưa yêu ai thật sự. Thời tôi đi buốn bán hàng quốc cấm, tôi thich anh công an tên Phiên ở Hà Nam, dáng người thanh nhã. Tôi có mặc cảm là tôi không xứng đôi vừa lứa. Anh ta là trai tân, tôi là gái nạ dòng:
Trai tơ mà lấy gái nạ dòng,
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.
Dư luận xã hội khắt khe, nếu lấy nhau cũng không ở đưọc lâu dài . Sao bằng đừng dính nữa.
Trong thời gian ở tù, tôi quen một tù nhân tên Toan quên ở Hà Nam, và chúng tôi có một số kỷ niệm vui buồn. Anh ta không có tội gì bị an trí trong trại tù, được thả trước, và sau này tôi cũng không gặp lại anh nữa. Bao nhiêu tình cảm sâu đậm đã dành cho anh qua việc tôi đổi tên con gái đầu lòng của tôi là Phán thành Toan. Còn một người nữa là ông Giám Bính cũng thich tôi. Ông đẹp trai, dáng nho nhã. Ông thấy tôi trong buổi họp mặt tù nhân. Ông nhờ cha Tước nói nếu tôi bằng lòng lấy ông ta thì ông sẽ bảo lãnh tôi ra tù. Lúc bấy giờ cha Tước cũng như một số linh mục và các thầy bị giam giữ về tội Việt gian bán nước. Cha Tước nói với tôi: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Con nên nghe theo lời ông ta đề sớm thoát cảnh cá chậu chim lồng".
Tôi từ chối, trả lời cha rằng:
-Con không thể đánh lừa ai, nói dối với ai. Lỡ mà sau mấy tháng làm vợ, con bỏ trốn thì tội nghiệp cho ông ta phải chịu trách nhiệm. Còn như ăn ở với nhau không hợp rồi chia tay thì đời con lại thêm một lần dở dang đau khổ nữa ."
Nhìn lại suốt cuộc đời, có lẽ do tôi hay nghĩ xa nghĩ gần nên không dám liều trong các quyết định tình cảm.
Tôi nhớ năm đó 1951, tôi sắp được trả t do. Tôi đươc học tập khóa 18 ngày để chuẩn bị ngày ra trại. Tôi tin tưởng rằng Tết năm đó, tôi được trả về nhà ăn Tết với mẹ tôi. Mùa đông rất lạnh ,tôi lên văn phòng đưa coupon để nhận tiền mang về trại. Nguyên luật lệ trong tù, tù nhân không được giữ tiền vì họ sợ tù nhân có tiền rồi trốn đi. Tù nhân phải gửi tiền ở trại giam. Nhà tù giữ tiền, họ giao cho tù nhân các coupon 10 đồng, 20 đồng. Mỗi khi ra ngoài, công an mang theo tiền mặt. Tù nhân muốn ăn bánh, ăn phở vài đồng hoặc xài 50 đồng thì nộp coupon cho công an, công an thu coupon và trả tiền mặt cho tù nhân. Tôi thỉnh thoảng vẫn
lên văn phòng trại A nhận đồ đạc như giấy tờ, xà bông. Phòng này do ông Lý Bá Sơ trông coi. Gặp tôi, ông chào hỏi tử tế và mời tôi ăn uống với ông, khi thì cháo trắng nấu thịt bò, khi thì nếp trộn mỡ với hành. Tất cả đều đơn giản nhưng rất ngon.
Trong tù ai cũng mang số áo tù, riêng tôi, tôi giấu đi một số áo, không đem ra đóng dấu. Tôi bước vào văn phòng để lấy tiền ra. Lúc bấy giờ buổi văn nghệ đã xong, ai nấy đều trở về trại. Tin tưởng các ông lớn đã về hết , chỉ còn nhân viên trực ở lại.Không ngờ bươc vào văn phòng, thấy ông Lý Bá Sơ vẫn chưa về. Thấy ông, tôi kính cẩn chào ông. Ông nhìn tôi, nhất là cách ăn mặc của tôi, ông lắc đầu, phán một câu:
-Vẫn chưa giác ngộ!
Đáng lý năm ấy tôi được thả nhưng vì lời phê của Lý Bá Sơ, tôi phải ngồi tù thêm nửa năm nữa. Đến 19-5-1952, sinh nhật Hồ Chí Minh, tôi được ra tù. Như vậy, tôi bị kết án 20 năm nhưng chỉ trong 20 tháng thì được tha. Đúng như lời luật sư Nguyễn Mạnh Tường đả an ủi tôi, tôi bị tuyên án 20 năm, nhờ học tập tốt mà sau một năm tù, tôi được giảm án xuống một nửa tưc chỉ còn 10 năm. Năm thứ nhì, qua một lần lễ lớn của Việt Minh thì còn 5 năm. Qua năm kế, nhân một ngày lễ lớn của Việt Minh, vào tháng 5-1952, sinh nhật Hồ Chí Minh, tôi được trả tự do. Khi đựợc tin tôi mãn tù nhờ khoan hồng thì một số tù nhân khác ngồi khóc. Lý do là vì có người bị án bốn năm, hai năm mà họ đã ở quá thời gian, có người già cả nhưng vẫn không được thả vì cán bộ cho là chưa giác ngộ.
Buổi chiều hôm đó, tôi đi ra ngoài để từ biệt các dân làng xung quanh trại tù . Một số người cho tôi lộ phí để về quê. Họ nói rằng tiền không nhiều nhưng là để tỏ sự thương mến của họ đối với tôi. Ngày Tết, họ tặng tôi bánh trái rất nhiều.
Tôi gặp ông Lý Cử, chủ một quán nưóc gần đó. Tôi nhờ ông đưa tôi về làng. Lúc đó nuóc ta đang có chiến tranh và lạc hậu. Không có phương tiện giao thông, đường sá vắng người. Không việc gì thì không ai dám xa làng quê. Nếu không bị ViệtMinh bắt giam thì bị Pháp giết. Đường từ Thanh Hóa về quê tôi khá xa, phải đi qua núi rừng và ruộng đồng hoang vắng.
Trên đường trở về quê, có mấy người thấy tôi, họ mừng rỡ kêu lên:
Jésus cô!
Ai cũng không ngờ tôi còn sống trở về. Ai cũng tưởng tôi bị xử bắn cùng anh Văn.Người bà con đầu tiên mà tôi gặp là bà dì, ngạc nhiên nói
-Tao đã đọc kinh Vực Sâu cho mày, tưởng là mày chết rồi!"
Kinh Vực Sâu là kinh của nguời Thiên Chúa giáo cầu nguyện cho người qua đời.
Tôi nghĩ rằng con gái tôi bên ngoại nuôi nấng, thương yêu các mấy, đến khi lớn lên, bên nội có quyền bắt về. Chi bằng bây giờ trả về bên nội là hơn. Nhất là tránh cho mẹ tôi gánh nặng.Tôi gửi thư cho mẹ tôi.Gửi thư lần thứ nhất, mẹ tôi không chịu trả bé Phán về bên nội . Tôi viết thư lần thứ tư, mẹ tôi mới trả cháu về bên nội.
Con gái tôi bị bà nội đầu độc, khinh thường mẹ tôi. Mỗi khi cháu chạy qua nhà, mẹ tôi gọi cho quà bánh nhưng nó lắc đầu chạy đi và nói:
-Ông ỉa vào. Ông không ăn, Con mẹ Nghìn.
Ông không ăn! Lũ chó! Lũ chó !
Sáng hôm sau, mẹ tôi cho tôi it tiền, tôi mua bánh, chuối, cam rồi mang tới nhà mẹ chồng để chào hỏi, nhưng bà đi vắng. Gặp bé Phán lúc này đã bảy tuổi, tôi đưa bánh cho nó nhưng nó từ chối. Nó ôm cây cột giữa nhà chạy vòng và nói:
Ông không ăn. Ông ỉa vào. Ông không nói chuyện với cái (1) Hoa.
Tôi hỏi:Tại sao con nói như thế?
Bé Phán trả lời:Bà bảo ông nói thế!
Tôi nói:
-Tại sao con nói lạ vậy? Mẹ không bỏ con. Mẹ buôn bán để nuôi con, không may mẹ bi tù. Tại sao con nghe lời bà nội mà nói hỗn hào như vậy?
Nó lớn tiếng trả lời tôi:
Bà bảo ông nói thế. Ông ỉa vào! Bà bảo ông không chơi với cái Hoa!
Bé Phán vẫn lập lại câu nói thuộc lòng. Khuyên hoài không được, tôi lấy cây ngô khô đánh nó mấy cái. Bác Đoàn Bích , anh Cả chồng, chạy lại:
-Thím không có quyền đánh nó.
Tôi đáp: Con tôi hỗn hào, tôi có quyền đánh nó. Tôi chưa tái giá, tôi không làm điều gì sai quấy. Tôi buôn bán không may bị tù. Tại sao bây giờ tôi về nhà mà con Phán dám gọi tôi là cái Hoa? Tại sao bà nội lại dạy nó ăn nói hỗn hào như vậy?Tôi là mẹ, tôi phải dạy nó.
Ngày hôm sau, tôi đến lần nữa. Gặp mẹ chồng, tôi nói:
-"Con đi buôn bán chẳng may bị tù chứ chẳng phải con bỏ con gái mà không nuôi nấng nó. Con vẫn chưa tái giá, chưa làm điều gì sai quấy nên không thể chê trách hay vu oan cho con.
Tôi nói với mẹ chồng để xin bé Phán về nuôi nhưng bà từ chối. Bà bảo rằng tôi muốn sống chung với con thì hãy xây cất nhà trong khu đất nhà bà mà ở. Khu đât nhà bà khá rộng. Tôi đâu dại, xây nhà trong khu đất nhà bà thì bà có thể lấy đi dễ dàng.
Tôi thưa với mẹ chồng:
-Trước đây con đi buôn, bao nhiêu vốn liếng bị công an lấy sạch. Hiện nay con ở tù ra, không có đồng nào, sống nhờ mẹ ruột. Việc này tùy mẹ. Mẹ không cho con nuôi cháu, con đành chịu.
Mãi bốn tháng sau, làng xóm nói ra nói vào. Người ta bảo con bé có mẹ thì trả cho mẹ nó, mình già rồi, nuôi trẻ làm chi cho nhọc xác! Vì vậy bà mới trả con cho tôi!
Con gái tôi, một phần do mẹ chồng đầu độc, một phần do bản tính kỳ quái của nó.Cháu rất hỗn. Lúc cháu khoảng muời mấy tháng, lúc ấy bố cháu mất rồi, nó chưa biết đi, tôi mua cho cháu một bộ đầm, nói giỡn với nó:
-Chú con mua cho con đây nè!
Nó đuổi theo tôi mà đánh. Bà dì thấy vậy nói rằng:
"Thằng bố "(2) nó nhập vào nó hay sao mà nó kỳ cục như vậy?
Có lúc cháu rất ngoan, thương mến tôi nhưng cũng có lúc bướng bỉnh, chống đối tôi. Tôi thấy trong người của cháu có hai tính chất trái ngược có lẽ là do sự phối hợp giữa tính hung hãn của cha và hiền hòa của mẹ.
Sau khi tôi cất cái chợ - người ta gọi là chợ Bà Hoa ở khu Tân Sơn Nhất (3) , con bé Ngọc Bích cho tôi biết gần đó có một thầy bói rất hay. Tôi đến thử coi.Ông thầy bói bảo:
-Có một người đàn ông chết trẻ hay ghen lắm. Oan hồn cứ theo bà quấy rối. Hồn này ghen với ông chồng bà bây giờ, bà làm gì ông cũng quấy phá bà.
Con gái tôi rất xinh, lại có giọng thanh tao, dịu dàng nhưng đôi khi rất kinh khủng. Tuy tuổi còn nhỏ, cháu nói năng và hành động tai quái. Nó xúi chồng tôi hành hạ tôi, làm cho tôi khổ sở vô cùng. Đến nỗi ông chồng tôi phải nói:
-Con Toan nó kỳ cục lắm. Tôi không hiểu tại sao nó cứ tìm cách chia rẽ tôi với bà.
Có lẽ cháu mang bệnh "hai nhân cách"khác nhau.Hiện nay cháu sống ở Arizona, chồng làm phi công, có ba con, năm cháu . Thỉnh thoảng cháu về thăm tôi nhưng tính tìn vẫn nắng mưa bất chợt.
***
Bao nhiêu vốn liếng buôn bán lúc trước bị mất hết khi tôi bị Việt Minh bắt. Tôi trở về làng và bắt đầu làm lại cuộc đời từ con số không.
Tôi giúp mẹ tôi buôn muối vì mẹ tôi có môn bài buôn muối. Sau một thời gian, tôi xin tiền mẹ tôi rồi tiếp tục đi buôn bán ở Phát Diệm - Nam Định và Hà Nội.Các mặt hàng gồm cau khô, chanh tươi, chiếu cói từ khu IV của Việt Minh đem ra bán ở vùng quốc gia, và dùng tiền lời để buôn bán đồ khác giữa các tỉnh. Phưong tiện đi buôn là tàu, thuyền Nam Hùng. Một hôm tôi không có mặt trên chiếc tàu này thì tàu này bị Việt Minh bắn chìm xuống sông Hồng, làm chết nhiều người .
Tôi giúp mẹ tôi buôn muối vì mẹ tôi có môn bài buôn muối. Sau một thời gian, tôi xin tiền mẹ tôi rồi tiếp tục đi buôn bán ở Phát Diệm - Nam Định và Hà Nội.Các mặt hàng gồm cau khô, chanh tươi, chiếu cói từ khu IV của Việt Minh đem ra bán ở vùng quốc gia, và dùng tiền lời để buôn bán đồ khác giữa các tỉnh. Phưong tiện đi buôn là tàu, thuyền Nam Hùng. Một hôm tôi không có mặt trên chiếc tàu này thì tàu này bị Việt Minh bắn chìm xuống sông Hồng, làm chết nhiều người .
_____
(1). Cái: con gái. Cái Hoa: con Hoa
(2). Thằng bố: một loại ma quỷ hay nhập vào người. Đó là hiện tượng quỷ ám.
(3). Khu Ẩm Thực Chợ Bà Hoa
Khu chợ người Trung trên những con đường nhỏ, quẹo từ đường Trường Chinh vào
mình đi toàn 9h mấy 10h nên cũng còn có vài món hà
1 lần thì ăn mì quảng, chỗ này là trong lòng khu bán đồ ăn nha mấy bạn, có bán mì quảng, bún mắm nêm, nói chung cũng nhiều thứ lắm nè
bạn mình người trung, dắt mình đi ăn, review cho mình dữ dội hehe
1 tô quá trời chỉ 20k thôi, ở ngoài rẻ rẻ cũng 25k rồi á, mà chỗ này đúng chất miềng Trung, chỉ 1 ít nước nhưng rất đậm, bạn mình bảo đây bán mới đúng cọng mì quảng nè, ăn vào tan trong miệng, hihi, 1 tô có tôm, thịt, trứng cút, đủ hết, dĩa rau xanh ươm nữa, chỉ có thể nói là xuất sắc
ngoài ra, trong chợ còn bán nước sâm, bao ngon, nấu bằng đường bát, ngọt thanh ko gắt uống thích lắm luôn
1 lần khác ghé vào 1 quán nhỏ đối diện khu ăn uống của chợ, nói đúng ra là 1 góc nhỏ, chỉ vỏn vẹn 1 tầm 2 cái bàn, thế mà bán đủ thứ nha, trừ món nước thì có thể nói là ăn được cả miền Trung ở đây vậy hehe
bánh đập, bánh bèo, bánh bột lọc, và đặc biệt là bánh đúc gạo lức, với bánh nậm nữa nhưng món đó mình không ăn, mình quá no rồi :))))
bánh đập siêu ngon, nhìn không có gì mà ngon kinh khủng luôn
bánh bèo với bánh bột lọc cũng ngon luôn nè
đặc biệt nhất là bánh đúc gạo lức, không như mình thường ăn, bánh đúc ở đây có màu nâu, đến khi chị chủ nói mình mới biết là làm bằng gạo lức
bánh bèo và bánh đúc thì chủ yếu nhờ cái sốt thịt nữa, chị chủ làm ngon lắm nhe, mà lại vô cùng cute khi xin là cho, he, mình xin thêm 1 chén sốt để ăn thêm, kèm với bánh đập cũng xuất sắc luôn
bánh đúc thì ăn với mắm đục, mà mình ko ăn đc mắm đục, chỉ ăn với nước mắm thôi, cũng nên thử 1 lần nè
tổng thiệt hại của bàn này, với 2 cái bánh đập cùng thêm 1 hộp bánh đúc đem về, tổng cộng 3 bánh đập, 2 bánh đúc, 1 bánh bèo, 10k bánh bột lọc (chị bán 20k 1 phần nhưng kêu 10k cũng bán nha), ăn mà ăn luôn, thì tổng cộng 78k, quá xuất sắc ;)
mấy cô bán ở đây siêu thân thiện luôn nè hihi
khu chợ bán cũng rẻ, 1 bát đường là 20k, đường bát thì thanh & tốt hơn đường cát của mình, nấu chè các kiểu ăn cũng ngon hơn nữa nè, bánh tráng 3k cái nhỏ, 5k cái lớn :"
bánh thuẫn 2k5 1 cái nhưng không ngon lắm
Giã từ 29 tháng trong trại tù Việt Minh trở về ngôi nhà yêu thương của mẹ tôi.
Đến chiều hay sáng hôm sau
(còn nữa)
(1). Lúc bấy giờ nước ta có hai hệ thống tiền tệ. Một là tiền Đông Dương do Pháp ấn hành từ 500, 100, cho đến 1 đồng. Dưới đồng là hào (cắc, giác) và xu, chinh. Mười xu là một hào. mười hào là một đồng. Hai là tiền kim loại do Nam triều đức ra.Hai là tiền kim loại do Nam triều đúc ra. Một quan có 10 tiền, một tiền 60 đồng ( một quan là 600 đồng). Đồng tiền này làm đồng hay kẽm, hình tròn, có lỗ vuông để xâu thành bó. Một đồng tiền kẽm còn gọi là một chữ, khác với đồng bạc Đông Dương có giá trị cao hơn nhiều.Chính là tiền kim loại do Pháp đúc.
(2). Tục lệ Việt Nam có việc trả của. Tục ngữ có câu: Trai chê thì để, gái chê thì đền": nghĩa là sau khi cưới hỏi, trai chê gái thì hai bên bỏ nhau ( để vợ) một cách dễ dàng. Trái lại, gái chê trai thì nhà gái phải trả lại các sính lễ ( đền của, trả của) cho nhà trai,
(3). Dùng nồi rang để đốt vía, trừ tà.
(4).Người đàn bà chuyên việc đỡ đẻ ở thôn quê
(5). Mua non: Nông dân nghèo không tiền, không gạo, Lúa còn xanh, bắp còn non họ đem bán cho các con buôn với giá rẻ...Đến mùa, con buốn đến gặt hái và bán giá cao.
(6). Đòn xóc: dụng cụ bằng gỗ, dài khoảng 1,50m, giữa rông khoảng một tấc, hai đầu nhọn. Khi lúa hay rơm đã bó chặt, người ta dùng đòn xoc dâm sâu vào hai bó lúa hay rơm, rồi đặt trên vai gánh về.
(7).Ruột tượng:Ruột voi , là những bao vải tròn, to bằng bắp chân, dài khoảng một mét, có thể khoác trên vai hoặc quấn quanh bụng, dùng đựng gạo mang đi đường xa.
(8). Liên khu IV gồm Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. Lúc này nhà tù thường đặt ở Thanh Hóa. Nơi đây có nhà tù Lý Bá Sơ nổi danh độc ác.
(9)Ý nói Mỹ
(10). Thằng bố:là loài ma quỷ.
(3). Dùng nồi rang để đốt vía, trừ tà.
(4).Người đàn bà chuyên việc đỡ đẻ ở thôn quê
(5). Mua non: Nông dân nghèo không tiền, không gạo, Lúa còn xanh, bắp còn non họ đem bán cho các con buôn với giá rẻ...Đến mùa, con buốn đến gặt hái và bán giá cao.
(6). Đòn xóc: dụng cụ bằng gỗ, dài khoảng 1,50m, giữa rông khoảng một tấc, hai đầu nhọn. Khi lúa hay rơm đã bó chặt, người ta dùng đòn xoc dâm sâu vào hai bó lúa hay rơm, rồi đặt trên vai gánh về.
(7).Ruột tượng:Ruột voi , là những bao vải tròn, to bằng bắp chân, dài khoảng một mét, có thể khoác trên vai hoặc quấn quanh bụng, dùng đựng gạo mang đi đường xa.
(8). Liên khu IV gồm Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. Lúc này nhà tù thường đặt ở Thanh Hóa. Nơi đây có nhà tù Lý Bá Sơ nổi danh độc ác.
(9)Ý nói Mỹ
(10). Thằng bố:là loài ma quỷ.
No comments:
Post a Comment