Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 21 May 2020

Giáo sư Mỹ gốc Hoa đối mặt án tù 20 năm 
vì bí mật nhận tài trợ của chính quyền 
Trung Quốc

Kinh mời xem thêm  gián điệp Tàu Cộng nằm vung tai My , đọc
 mà kinh sợ, không biết nếu năm 2017 ,  TT nước Mỹ không 
phải là D.. Trump thì nước Mỹ sẽ ra sao ?? thật không dám
 tưởng tượng , gián điệp Tàu Cộng đông đảo tại Mỹ thế nầy
 đã được mấy đời TT trước mắt nhắm mắt mở ...
nuôi dưỡng và đào tạo đó mà ...
Bài viết dù có dài nhưng tư liệu rất quan trọng , nếu chúng ta 
thực tâm xem Mỹ là quê hương thứ 2 của người Việt ty 
nạn CS , đọc để mà vừa mừng vừa lo ..ôi ! cho dù TT Trump 
có tại vị thêm 4 năm nữa thì cũng quá ngắn ngủi liệu sau 
đó thì sao ?? nếu TT Mỹ lại là người thuộc Đảng Dân Chủ ???
Nguyen Lien Huong

Một giáo sư kỹ thuật tại Đại học Arkansas đã bị FBI bắt giữ và 
phải đối mặt với án tù 20 năm với cáo buộc che giấu nguồn
 tài trợ mà ông nhận được từ chính phủ Trung Quốc.

Giáo sư Simon Ang thuộc Đại học Arkansas có nguy cơ đối mặt án tù 20 năm. (Ảnh: Đại học Arkansas) 

The New York Times đưa tin rằng, “Giáo sư Simon Ang thuộc Đại học Arkansas, đã bị bắt vào thứ Sáu (8/5) và bị buộc tội gian lận tài chính vào thứ Hai (11/5)”.

The New York Times cho biết: “Ông đã làm việc và nhận tài trợ từ các công ty Trung Quốc và từ Kế hoạch Nghìn Nhân tài, trao giải thưởng cho các nhà khoa học để khuyến khích các hợp tác với Bắc Kinh. Ông cũng cảnh báo một cộng sự giữ im lặng về chương trình”.

Bài báo giải thích rằng ông Ang bị cáo buộc che giấu khoản tài trợ của Trung Quốc để ông được phép nhận được các khoản trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là từ NASA, với số tiền hơn 5 triệu USD.

Theo thông báo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: “Khiếu nại buộc tội rằng ông Ang có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và các công ty Trung Quốc, và không tiết lộ các mối quan hệ đó khi được yêu cầu để nhận tiền tài trợ từ NASA”.

Theo Arkansas Times, những nghi ngờ liên quan đến Giáo sư Ang được đưa ra sau khi một nhân viên thư viện tìm thấy một email giữa ông này và một nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Ông Ang viết trong một email: “Bạn có thể tìm kiếm trang web của Trung Quốc về những gì Hoa Kỳ sẽ làm với những Học giả Nghìn Nhân tài. Không có nhiều người ở đây biết tôi là một trong số họ nhưng nếu điều này bị rò rỉ, công việc của tôi ở đây sẽ gặp nhiều rắc rối”.

Theo The New York Times, Giáo sư Simon Ang, 63 tuổi, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện tử mật độ cao (HDEC) tại Đại học Arkansas. Trung tâm HDEC do ông Ang điều hành có nhiệm vụ tạo ra các công nghệ sử dụng tại các trạm vũ trụ quốc tế.

Hiệu trưởng Đại học Arkansas Todd Shields cho biết ông Ang cũng đang tham gia vào các nghiên cứu về an ninh mạng lưới điện. Ông Shields cũng nói thêm rằng nhà trường đã được yêu cầu khai báo với chính quyền liên bang về việc các giáo sư di chuyển tới Trung Quốc trong vài tháng gần đây.

Các trường hợp khác

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ gần đây đang rất chú ý đến “Kế hoạch Nghìn Nhân tài” của Trung Quốc, với những nghi ngờ rằng Bắc Kinh sử dụng nó để thu hút các chuyên gia nước ngoài và đánh cắp tài sản trí tuệ từ các tổ chức của Mỹ.
Bài báo của The New York Times cũng cho biết rằng một nhà khoa học khác, Giáo sư Xiao-Jiang Li, trước đây thuộc Đại học Emory ở Atlanta, đã nhận tội... với tội nghiêm trọng về việc nộp tờ khai thuế sai - trong đó đã bỏ đi khoảng 500.000 USD mà ông nhận được từ Kế hoạch Nghìn Nhân tài của Trung Quốc.
Bài báo lưu ý: “Ông đã bị kết án một năm quản chế và được lệnh phải trả 35.089 USD tiền bồi thường”.
Một giáo sư khác, từ Đại học Harvard, cũng bị cáo buộc tham gia Kế hoạch Nghìn Nhân tài, và nói dối về các mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc.
Giáo sư Charles Lieber, trưởng phòng hóa học và sinh hóa học tại Harvard, đã bị bắt vào đầu năm nay. Các công tố viên cáo buộc ông ta nhận 50.000 USD mỗi tháng, cũng như một khoản thanh toán 1,5 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Vũ Hán.

Các tài liệu của tòa án tiết lộ rằng kể từ năm 2008, ông Lieber cũng nhận được hơn 15 triệu USD tiền tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Bộ Quốc phòng (DOD) Hoa Kỳ.

Bộ Tư pháp lưu ý: “Các khoản tài trợ này yêu cầu các nhà khoa học phải tiết lộ các xung đột lợi ích tài chính nước ngoài quan trọng, bao gồm hỗ trợ tài chính từ các chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài”.

Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ của Quận Massachusetts cho biết trong một tuyên bố hồi tháng Giêng liên quan đến vụ bắt giữ ông Lieber: “Các chương trình tài năng này tìm cách lôi kéo các tài năng và các chuyên gia nước ngoài mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến Trung Quốc và thưởng cho các cá nhân  đã đánh cắp thông tin độc quyền”.

Văn Thiện(Theo summit news, tntmediasandiego)


Anming Hu - một giáo sư gốc Hoa tại trường Đại học Tennessee, Knoxville - đã bị bắt 


Anming Hu - một giáo sư gốc Hoa tại trường Đại học Tennessee, Knoxville - đã bị bắt vào ngày 27 tháng 2 năm 2020, với cáo buộc nói dối về mối quan hệ của ông với một trường đại học Trung Quốc. (Nightryder84 / CC-BY-3.0 / Wikimedia Commons)

Giới chức liên bang vào ngày 27/02 đã bắt giữ một phó giáo sư kỹ thuật công tác tại Đại học Tennessee, Knoxville, (UTK) với cáo buộc lừa dối liên quan đến mối liên hệ với một trường đại học của Trung Quốc trong khi người này nhận tài trợ từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA).
Bồi thẩm đoàn đã tuyên có tội với Anming Hu, phó giáo sư thuộc Khoa Cơ khí, Hàng không vũ trụ và Kỹ thuật Y sinh thuộc UTK vào ngày 25 tháng 2. Ông bị buộc tội với ba tội danh chuyển tiền gian lận và ba tội danh khai man, Bộ tư pháp Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí.
Các công tố viên cho rằng vào năm 2016, Hu đã tìm cách nhận được nguồn tài trợ từ NASA cho một dự án nghiên cứu bằng việc che giấu mối liên hệ của mình với Đại học Công nghệ Bắc Kinh (BJUT), nơi ông là giáo sư tại Viện Kỹ thuật Laser.
Luật liên bang cấm NASA tài trợ cho những dự án có sự cộng tác với Trung Quốc hoặc với các trường đại học Trung Quốc.
Vụ bắt giữ phó giáo sư Hu là vụ bắt giữ học giả thứ hai trong vòng một tháng trong giới học thuật Hoa Kỳ liên quan đến những cáo buộc che dấu mối liên hệ với các trường đại học của Trung Quốc.

Vào cuối tháng 1, Charles Lieber, chủ tịch của Khoa Hóa học và Sinh học Hóa học của Đại học Harvard, đã bị bắt với cáo buộc nói dối về khoản tài trợ mà ông nhận được từ một chương trình tuyển dụng do nhà nước Trung Quốc tài trợ.

Giáo sư Hoa Kỳ phạm tội vì bí mật làm việc cho Viện nghiên cứu Trung Quốc

Một giáo sư Hoa Kỳ đã bị khép tội lừa đảo sau khi ông này bí mật tham gia vào một chương trình tuyển dụng tài năng nước ngoài của nhà nước Trung Quốc.
Tiến sĩ James Patrick Lewis, 54 tuổi, là giáo sư vật lý hợp đồng tại Đại học West Virginia (WVU) từ năm 2006 đến tháng 8/2019.. Ông chuyên nghiên cứu các phản ứng phân tử được sử dụng trong các công nghệ chuyển đổi than.
Theo thông cáo báo chí ngày 10/3 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), ông Lewis đã bị buộc tội gian lận trong một chương trình hỗ trợ của liên bang, và đã nhận tội một lần với tội danh này.
Theo các công tố viên, trong khi ông vẫn còn là giáo sư tại Đại học West Virginia, ông đã đồng ý làm giáo sư của Viện nghiên cứu nhà nước Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), theo một chương trình có tên là “Kế hoạch Nghìn Nhân tài” (Thousand Talents Program).
Luật sư Hoa Kỳ Bill Powell cho biết trong thông cáo báo chí: “Phạm nhân này thể hiện nỗ lực phục vụ Trung Quốc gây bất lợi cho Đại học West Virginia và Hoa Kỳ”.
DOJ chỉ ra rằng “Kế hoạch Nghìn Nhân tài” là một trong những chương trình tuyển dụng được biết đến rộng rãi nhất của Trung Quốc, chương trình này “tìm cách lôi kéo các tài năng, các chuyên gia nước ngoài nhằm mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến Trung Quốc, và thưởng cho các cá nhân ăn cắp được những thông tin độc quyền”.
Từ năm 2008, Bắc Kinh đã ráo riết triển khai Kế hoạch Nghìn Nhân tài để tuyển dụng các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ đầy triển vọng từ nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc.

Gian lận

Theo DOJ, trong hợp đồng với CAS, “ông Lewis đã đồng ý duy trì một chương trình nghiên cứu tích cực với kết quả là các bài báo trong các tạp chí chất lượng cao, được đồng nghiệp thẩm định; và cung cấp sự đào tạo và kinh nghiệm nghiên cứu cho sinh viên Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc”. Hợp đồng quy định rằng Lewis phải là giáo sư của CAS trong ít nhất ba năm.
Theo thông cáo báo chí của CAS, nếu tham gia Kế hoạch Nghìn Nhân tài, ông Lewis được hứa hẹn các lợi ích, bao gồm trợ cấp sinh hoạt 1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỷ VNĐ), trợ cấp nghiên cứu 4 triệu Nhân dân tệ (khoảng 13,3 tỷ VNĐ), và mức lương 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ VNĐ).
Để được hưởng những lợi ích kể trên, bắt đầu từ ngày 8/8/2018, ông sẽ phải làm việc toàn thời gian ở Trung Quốc trong vòng ba năm liên tiếp, và không dưới 9 tháng mỗi năm.
Vào tháng 3/2018, với ý định đến Trung Quốc, ông Lewis đã gửi một đề nghị “gian lận” đến WVU, yêu cầu được miễn khỏi nhiệm vụ giảng dạy cho học kỳ mùa thu 2018. Với lý do ba tháng nữa vợ ông sẽ sinh, ông đề nghị được tạm nghỉ để có thể tập trung chăm sóc cho vợ và em bé sắp sinh. WVU đã chấp nhận yêu cầu của ông.
Trong thông cáo báo chí, Trợ lý Tổng chưởng lý an ninh quốc gia John C. Demers, cho biết: “Ông Lewis đã lừa gạt một trường đại học công lập cho ông nghỉ việc, để ông có thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình với một tổ chức Trung Quốc mà ông đã giấu giếm với nhà trường”.
Trong khi đứa con mới sinh vẫn còn ở Hoa Kỳ, ông Lewis đã dành toàn bộ thời gian (ngoại trừ 3 tuần của học kỳ mùa thu) năm 2018 ở Trung Quốc.
Theo DOJ, trong cùng thời gian này, WVU vẫn trả cho ông Lewis đầy đủ tiền lương và ông đã nhận được khoảng tiền 20.189 USD cho “phi vụ lừa đảo” của mình đối với trường đại học.
Đại diện của FBI (Cục Điều tra Liên bang) Robert Jones lưu ý rằng, tuy việc tham gia vào một kế hoạch tài năng như vậy không phải là việc làm bất hợp pháp, nhưng “các cuộc điều tra đã tiết lộ rằng những người tham gia thường được khuyến khích chuyển thông tin độc quyền hoặc các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ sang Trung Quốc”.
Theo DOJ, mặc dù ông Lewis đã đồng ý trả 20..189 USD tiền bồi thường cho WVU như một phần trong thỏa thuận bào chữa, ông vẫn có thể phải đối mặt với án tù 10 năm và khoản tiền phạt lên tới 250.000 USD.

Nghiên cứu

Vào ngày 29/3/2018, chi nhánh Bắc Kinh của CAS đã thông báo trên trang web của mình rằng một trong những viện liên kết của nó, Viện Hóa học Than, đã tuyển dụng thành công ông Lewis theo chương trình tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài, trong “Kế hoạch Nghìn Tài năng”.
Thông báo cũng tuyên bố rằng chương trình tuyển dụng chuyên gia nước ngoài được triển khai vào năm 2011, với mục tiêu tuyển dụng các chuyên gia không phải là người Trung Quốc. Chương trình này đã tuyển dụng thành công 381 người nước ngoài.
Ông Lewis là đồng tác giả của một bài báo năm 2019 được xuất bản trong ấn phẩm khoa học Tạp chí Hóa học Vật lý (The Journal of Physical Chemistry Letters). Trong bài báo, ông Lewis viết rằng mình đã liên kết với ba viện: WVU; Phòng thí nghiệm Trọng điểm Nhà nước về Chuyển đổi Than tại Viện Hóa học Than của CAS; và Trung tâm Đổi mới Tiên tiến về Kỹ thuật Bộ gen Vật liệu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thông tin Bắc Kinh.
Trong một bài viết năm 2017 được đăng trên tài khoản WeChat, hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Global Times đã chỉ ra rằng chương trình chuyên gia nước ngoài sẽ cung cấp một khoản trợ cấp nghiên cứu từ 3 đến 5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 664.4 triệu đến 1.1 tỷ VNĐ) và trợ cấp một lần là 1 triệu Nhân dân tệ.
Ngoài ra, bài viết trên còn trích dẫn một bình luận của ông Jin Jianmin, giám đốc phụ trách chương trình chuyên gia nước ngoài tại Cục Quản lý Ngoại giao Nhà nước, một bộ phận thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Ông Jin nói rằng khi ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đang được tuyển dụng vào Trung Quốc hàng năm, việc này đã hình thành một xu hướng là “người nước ngoài tuyển dụng người nước ngoài khác”.
Văn Thiện

Hàng ngàn nhà khoa học  tại  Mỹ  bán kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc

Thông qua chương trình “Kế hoạch Nghìn nhân tài” (TTP), trong
 thập kỷ qua, Trung Quốc đã mua lại kết quả nghiên cứu từ 
hơn 7.000 nhà khoa học và các chuyên gia khác của Hoa Kỳ, 
theo báo cáo của Tiểu ban Thượng viện 

TTP chỉ là một trong số khoảng 200 chương trình “Tuyển dụng tài năng” của Trung Quốc. Trong khi nhận thù lao từ Trung Quốc, các nhà khoa học này cũng đồng thời nhận được tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ. 

Theo báo cáo, người nộp thuế ở Hoa Kỳ đã chi hàng trăm tỷ đô la Mỹ để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mà cuối cùng Trung Quốc hưởng lợi.

Các trợ lý của quốc hội đã thông tin nhanh cho các phóng viên về báo cáo, họ đưa ra các ví dụ về những gì các nhà khoa học liên kết với TTP đã làm. Ví dụ, một nhà nghiên cứu tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tự ý tải xuống hơn 30.000 tài liệu và chuyển chúng cho Trung Quốc.

Một phòng thí nghiệm tại Bethesda, Maryland, Mỹ / AFP PHOTO / SAUL LOEB (Photo credit should read SAUL LOEB/AFP via Getty Images)

Một ví dụ khác, tại Viện Sức khỏe quốc gia có một nhà khoa học đã đưa một nghiên cứu đáng lẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ về một viện nghiên cứu của Trung Quốc để thực hiện.
Đôi khi, các nhà khoa học đã chuyển sở hữu trí tuệ sang Trung Quốc, nhưng cũng có các trường hợp họ lại thiết lập các phòng thí nghiệm tương tự ở Trung Quốc để đồng thời tái tạo công việc của họ ở Hoa Kỳ.
Theo nhận xét của các trợ lý, chương trình “tuyển dụng nhân tài” thậm chí còn đem lại cho Bắc Kinh  nhiều thành công hơn mong đợi. Mục tiêu ban đầu là tuyển dụng 2.000 nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế, năm 2017, chương trình TTP đã thu hút được hơn 7.000 nhà nghiên cứu.
TTP hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức trung ương ĐCSTQ, nơi kiểm soát sự phân công công việc của hơn 90 triệu quan chức Đảng ở tất cả các cấp chính quyền.
Báo cáo là một bước quan trọng để hiểu được các nghiên cứu bằng nguồn tài trợ từ thuế của Hoa Kỳ đã đóng góp như thế nào cho sự trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc, các Trợ lý Quốc hội cho biết. 

Bản báo cáo được lập bởi Ủy ban về các vấn đề an ninh nội địa và Tiểu ban thường trực về điều tra của chính phủ do thượng nghị sĩ Rob Portman, Đảng Cộng hòa bang Ohio chủ trì.
Báo cáo tập trung vào cách thức chương trình TTP của Trung Quốc thỏa hiệp với các nhà nghiên cứu tại một số cơ quan của Hoa Kỳ, và đã chỉ ra rằng các cơ quan đó hầu như buông lỏng việc này.
Phần lớn mọi người đều biết đến TTP vì giới chức Trung Quốc đã đăng thông tin chi tiết chọn lọc về TTP trên các trang web chính thức. Nhưng vào năm 2018, khi nhận thấy bắt đầu có sự chú ý một cách nghiêm túc từ phía giới chức Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đã xóa các liên kết trực tuyến về TTP trên web, bao gồm cả danh sách các nhà khoa học tham gia.

FBI hành động chậm trễ

Báo cáo đặc biệt chỉ trích FBI, cơ quan đã nhận được thông tin liên quan đến các thành viên của TTP và các kế hoạch tuyển dụng nhân tài khác vào năm 2016. FBI đã mất gần hai năm để phối hợp báo cáo các thông tin đó cho các cơ quan khen thưởng cấp liên bang, các trợ lý cho biết..
Do đó, báo cáo cho biết, Bắc Kinh đã có “cơ hội tuyển dụng các nhà nghiên cứu và nhà khoa học… của Hoa Kỳ, bao gồm 70 người đoạt giải Nobel và các viện sỹ Viện Hàn lâm”.
Các chi tiết bổ sung về phản ứng chậm của FBI đã được biên soạn từ báo cáo, nhưng báo cáo cũng nói rõ rằng cục điều tra “cần có một chương trình phối hợp quốc gia để chống lại mối đe dọa từ các kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc”.

Báo cáo của Tiểu ban cũng rất quan trọng đối với Bộ Năng lượng, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao. Báo cáo nêu rõ rằng các quan chức của Bộ Năng lượng đã xác định hàng trăm thành viên của TTP đang làm việc tại các vị trí khác nhau của bộ.
Theo báo cáo, các quan chức Bộ Ngoại giao đã “không theo dõi các chương trình tuyển dụng nhân tài TTP và hiếm khi từ chối (dưới 5%) đơn xin thị thực của các công dân Trung Quốc có thể có liên quan đến hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ”.
Các quan chức của Bộ Thương mại đã phê duyệt một số lượng đáng kể công dân Trung Quốc làm việc trên các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ. 

Tiểu ban đã xem xét hồ sơ cá nhân của 2.000 người và phát hiện có 20 người là thành viên của các chương trình tuyển dụng nhân tài, hơn 150 người liên quan tới các trường đại học có liên đới với quân đội Trung Quốc và hơn 60 người cộng tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc.
FBI và các quan chức cấp liên bang khác sẽ bị thẩm vấn vào ngày 19/11 trong phiên điều trần mở của Tiểu ban.
Thành Nam (biên dịch)

tỷ phú trẻ Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp nghiên cứu của Mỹ

Một tỷ phú người Trung Quốc từng học tại Đại học Duke bị cáo buộc đã đánh cắp ý tưởng công nghệ tàng hình đặc biệt của một giáo sư nổi tiếng người Mỹ và sau đó phát triển nguyên mẫu của mình ở Trung Quốc.

Công nghệ tàng hình hàng đầu thế giới

Lưu Nhược Bằng, được biết đến là Elon Musk của Trung Quốc, người sáng lập tập đoàn Kuang-Chi Group, theo học tại Đại học Duke từ năm 2006 đến 2009 dưới sự hướng dẫn của tiến sỹ David Smith.
Tiến sỹ Smith, công tác và giảng dạy tại Đại học Duke, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về siêu vật liệu. 
Lưu Nhược Bằng cho biết anh ta từ lâu đã rất hâm mộ tiến sỹ Smith và ước mơ được học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông. 

Lưu Nhược Bằng trong lễ ra mắt Martin Aircraft tại Thâm Quyến. (Photo by Visual China Group via Getty Images/Visual China Group via Getty Images)

Phát minh lớn nhất của tiến sỹ Smith là một loại siêu vật liệu, nó có chức năng giống như một “áo choàng tàng hình”. Siêu vật liệu này là một loại vật chất lạ không có trong tự nhiên. 

Chiếc “áo choàng tàng hình” của tiến sỹ Smith không giống như chiếc áo nổi tiếng của Harry Potter vốn có khả năng “tàng hình” trong mắt con người, mà nó “tàng hình” trước tín hiệu vi sóng..
Quân đội Hoa Kỳ đã nhìn thấy tiềm năng của vật liệu "vô hình" và đã chi hàng triệu đô la hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản của tiến sĩ Smith về thiết kế vật liệu quang học và điện từ, với hy vọng họ có thể sử dụng thành quả nghiên cứu này trong quân đội Hoa Kỳ.

Hành vi đáng ngờ

Năm 2006, phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith chế tạo thành công một nguyên mẫu “áo choàng tàng hình”. 
Theo The Chronicle, tờ báo nội bộ của Đại học Duke, cũng vào năm 2006, Lưu ghi danh tại Đại học Duke, học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith. 
Trong mắt các sinh viên và các giáo sư, Lưu là người dễ mến, có định hướng, rất thông minh và đầy triển vọng. Tiến sỹ Smith nhận xét Lưu là một người có vẻ hồn nhiên và đáng yêu. Lưu dần dần trở thành người chủ chốt của phòng thí nghiệm.  
Một ngày, Lưu dường như đưa ra một gợi ý ngây thơ; phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith nên hợp tác với một phòng thí nghiệm khác của Trung Quốc. 

Phòng thí nghiệm này thuộc Đại học Đông Nam Nam Kinh, do Thôi Thiết Quân điều hành. Tiến sỹ Smith đã đồng ý vì ông muốn chia sẻ thành quả hợp tác.
Vào cuối năm 2007, tiến sỹ Smith cho phép Lưu đưa hai đồng nghiệp cũ của mình từ Trung Quốc đến thăm phòng thí nghiệm của mình. 

Trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng, hai nhà nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc đài thọ đã làm việc cho một vài dự án, bao gồm cả dự án “áo choàng tàng hình”. 

Một ngày, khi tiến sỹ Smith không có mặt tại phòng thí nghiệm, những người này đã chụp ảnh phòng thí nghiệm và đo đạc các thiết bị trong phòng.

 Họ đã mang theo hình ảnh và số đo của tất cả các thiết bị sử dụng để chế tạo “chiếc áo choàng tàng hình” về Trung Quốc, theo thông tin từ hãng tin NBC.

Trong cuốn sách Gián điệp trường học: Cách CIA, FBI và tình báo nước ngoài bí mật khai thác trường đại học Mỹ (Spy Schools:

 How the CIA, FBI and Foreign Intelligence Secretly Exploit America's Universities), tác giả Dan Golden viết rằng Lưu đã thuyết phục tiến sỹ Smith tham gia Dự án 111 của Chính phủ Trung Quốc, đây là dự án tuyển dụng các nhà khoa học ở nước ngoài làm việc cho Trung Quốc.
Dự án của tiến sỹ Smith được tài trợ bởi Văn phòng Nghiên cứu Khoa học Không quân Hoa Kỳ, còn dự án của Thôi Thiết Quân được Quỹ Khoa học Cơ bản Quốc gia Trung Quốc và Dự án 111 tài trợ.
Một số nhà quan sát, bao gồm cả cựu trợ lý giám đốc phản gián FBI Frank Figliuzz, tin rằng Lưu thực sự đang thực hiện một điệp vụ cho chính phủ Trung Quốc.
"Chúng tôi biết rằng người Trung Quốc có một danh sách về tình báo và công nghệ [của Hoa Kỳ] mà họ nhắm đến hàng năm. Chúng tôi biết rằng nghiên cứu mà Lưu đã lấy từ Đại học Duke nằm trong danh sách bộ sưu tập đó".

Lẽ ra đã không cho tốt nghiệp

Cho đến khi Lưu tốt nghiệp vào năm 2009, đã xuất hiện một email Lưu gửi cho một người bạn cùng lớp cho thấy ngay từ đầu Lưu đã có ý định để Trung Quốc sẽ thu lợi từ nghiên cứu của tiến sỹ Smith. Trong email, Lưu thừa nhận trong thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith, Lưu cũng đồng thời làm việc để thương mại hóa nghiên cứu của tiến sĩ Smith tại Trung Quốc. 
Tiến sỹ Smith nói rằng nếu ông biết email này trước khi Lưu tốt nghiệp, thì Lưu hẳn sẽ không được cấp bằng từ Đại học Duke.
Giờ Lưu đã có bằng tiến sỹ Đại học Duke, quay về Trung Quốc với tầm bằng này và ra mắt công ty công nghệ của riêng mình, hiện trị giá 6 tỷ đô la.

No comments:

Post a Comment