Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ 'nêu tên' Trung Quốc liên tục?
Hôm Chủ Nhật
03/05/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo nói rằng “hiện có
bằng chứng rõ ràng” là dịch virus corona “xuất xứ từ một phòng thí
nghiệm ở Vũ Hán” của Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên một chính trị gia Phương Tây nêu ra các buộc về “nguồn gốc” của Covid-19.
Tổng
thống Donald Trump không chỉ dùng từ “virus Trung Quốc” mà còn nói ông
đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm
Trung Quốc.
Điều này trái với những gìcơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho rằng họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus corona.
Ông
Pompeo cũng không đưa ra số liệu gì để chứng minh cho ý kiến về “nguồn
gốc từ phòng thí nghiệm Trung Quốc” của virus corona.
Nhưng
đáng chú ý hơn là lời cáo buộc của ông Pompeo trên kênh ABC rằng “chính
phủ Trung Quốc cản trở tuyệt đối các điều tra” về nguồn gốc virus, và
“không chịu hợp tác với các chuyên gia”.
Điều này có vẻ cũng là
những thứ Pháp, quốc gia có hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong những
dự án sinh học tại Vũ Hán, nêu ra gần đây.
Và có vẻ như chính những gì người Pháp biết và nêu ra công khai ở cấp cao nhất mới khiến quan chức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ.
Vì
nếu cáo buộc đến từ Hoa Kỳ, phía Trung Quốc thường dễ dàng cho rằng
Washington có thái độ “không thiện chí” từ khi nổ ra thương chiến Mỹ -
Trung.
Theo nhà báo Laura Marlowe viết trên trang The Irish Times (02/05) thì các nhà ngoại giao Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các phát biểu của lãnh đạo Pháp.
Trong bài về quan hệ ngày càng xấu đi giữa Phương
Tây và Trung Quốc qua dịch Covid-19, phóng viên Laura Marlowe cho hay
trong tháng 4, Pháp đã triệu Đại sứ TQ, Lô Sa Dã (Lu Shaye) đến Bộ
Ngoại giao ở Paris để phản ứng về cách ông này dùng Twiteer liên tục
công kích Pháp.
Hồi
tháng trước, Tổng thống Emmanuel Macron đột nhiên nói rằng con số
người chết tại Vũ Hán vì virus corona “không thực tế” và ngay ngày hôm
sau, Trung Quốc công bố con số “điều chỉnh lại”, cao hơn tới vài chục
phần trăm.
Ông Macron còn nói với báo Anh, Financial Times, rằng “có những điều ở Trung Quốc mà chúng ta không biết hết”.
Trung
Quốc bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc này và cho hay thời gian này cần
tập trung chống dịch virus corona, thay vì cáo buộc lẫn nhau.
Pháp̉
lo ngại về dự án từng giúp Trung Quốc xây dựng phòng thí nghiệm virus ở
Vũ Hán, mà sau, theo như một số nhà khoa học Pháp, thì họ bị Trung
Quốc mời ra.
Cùng lúc, cuộc “chiến tranh giành ảnh hưởng” qua dịch virus của Trung Quốc khiến Pháp bất bình.
Trả lời tờ Le Monde, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
Jean-Yves Le Drian nói rằng một thế giới hậu Covid-19 “sẽ không tốt
hơn trước, có khi còn tệ đi”.
Virus corona và hợp tác Pháp, Mỹ, Trung Quốc tại Vũ Hán
Ngay
từ khi xảy ra dịch Covid-19 đã có các thuyết nói rằng virus này hoặc
có nguồn gốc nhân tạo hoặc bị thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Tuy
nhiên, chính thức mà nói, cho đến giờ tất cả chỉ là những cáo buộc,
đồn đoán chưa được xác nhận một cách khoa học, theo biên tập viên
khoa học của BBC News, Paul Rincon trong bài 'Coronavirus: Is there any evidence for lab release theory?' (Có hay không bằng chứng cho thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm?) hôm 01/05.
Mặc
dù vậy, việc Hoa Kỳ cáo buộc “Trung Quốc ngăn không cho chuyên gia
tiếp cận” các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán làm nổi trở lại thông tin về
sự hợp tác mà một số báo Pháp nói đã “bị đứt quãng” với TQ trong lĩnh
vực này.
Hai phòng thí nghiệm và một số chuyên gia
Theo
trang South China Morning Post (22/04/2020) Viện Virus học Vũ Hán
(Wuhan Institute of Virology) được thành lập năm 1956, nhưng chỉ “nổi
danh” gần đây.
Năm 2004, Trung Quốc mời Pháp tham gia hợp tác đầu từ nghiên cứu tại đây, mở rộng viện và xây phòng thí nghiệm P4.
Công
trình trị giá 42,4 triệu USD khi đó dựa trên bản mẫu là phòng thí
nghiệm P4 Jean Mérieux-Inserm Laboratory ở Lyon, nơi các nhà khoa học
Pháp sau này đã xác định virus Ebola năm 2014.
Thỏa thuận xây
phòng thí nghiệm P4 có chữ ký của ông Michel Barnier, khi đó là ngoại
trưởng Pháp, và hiện nay là nhà đàm phán chính của EU với Anh về
Brexit.
Sang năm 2017, Trung Quốc mời thêm Hoa Kỳ tham gia
nghiên cứu, nhưng có vẻ như người Pháp không còn có mặt trong công
trình chung ở Vũ Hán.
Các chuyên gia từ Galveston National Laboratory, ĐH Texas đã tới đây giúp huấn luyện cho nhân viên của TQ.
Được
biết ông James Le Duc có mặt lần cuối tại TQ năm 2018 để tổ chức huấn
luyện cho nhân viên phòng thí nghiệm mới hơn, BSL-4 tại Viện Virus
học Vũ Hán.
Phòng thí nghiệm này được tin tưởng là có tiêu chuẩn bảo mật và an toàn sinh học cao hơn phòng P4.
Cái
tên phòng thí nghiệm P4 mà Pháp từng giúp thiết kết được nêu lại giữa
tháng 4/2020 khi chính Tổng thống Macron lên tiếng bác bỏ “thuyết âm mưu
ở Hoa Kỳ rằng virus corona có liên quan đến phòng thí nghiệm P4”.
Gần
đây nhất, nhà khoa học Mỹ James Le Duc từ phòng thí nghiệm Galveston
lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp nữ người Trung Quốc, bà Thạch Chính
Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán.
Bà bị một số tờ báo Phương Tây gọi là “người đàn bà
dơi – bat woman' vì nghiên cứu và giải mã gene loài dơi mang virus
corona ở vùng hang động Tây Nam Trung Quốc.
Gần đây nhất có các tin đồn bà Thạch “đã rời khỏi Trung Quốc, chạy sang Phương Tây với nhiều tài liệu mật” nhưng đến hôm cuối tuần qua, chính tờ Global Times của TQ bản tiếng Anh đăng tin bà Thạch bác bỏ tin đó.
Trong một động thái khác đặc biệt, trang web này của Đảng CS TQ chia sẻ dòng trạng thái từ tài khoản WeChat cá nhân của bà Thạch với dòng chữ tiếng Trung cho hay “bà và gia đình mạnh khoẻ, bình thường” và nhiều ảnh phong cảnh mới nhất.
Gần đây nhất có các tin đồn bà Thạch “đã rời khỏi Trung Quốc, chạy sang Phương Tây với nhiều tài liệu mật” nhưng đến hôm cuối tuần qua, chính tờ Global Times của TQ bản tiếng Anh đăng tin bà Thạch bác bỏ tin đó.
Trong một động thái khác đặc biệt, trang web này của Đảng CS TQ chia sẻ dòng trạng thái từ tài khoản WeChat cá nhân của bà Thạch với dòng chữ tiếng Trung cho hay “bà và gia đình mạnh khoẻ, bình thường” và nhiều ảnh phong cảnh mới nhất.
No comments:
Post a Comment