Ngày xưa, người Việt Nam ta nam nữ đều co hai loại áo:áo dài và áo ngắn. Áo dài mặc ngoài, áo ngắn mặc trong. Áo dài đã trở thành ngôn ngữ quốc tế: the áo dài.
Trong văn chương Việt Nam, cái áo được nói đến nhiều nhất.-Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay!
-Mình về để áo lại đây,
Để đêm em đắp kẻo ngọn gió tây lạnh lùng.
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn đắp áo ngắn, cơn chung áo dài.
Hay là anh đã nghe ai,
Áo ngắn không đắp, áo dài không chung?
- Mẹ già hết gạo treo niêu,
Anh còn áo trắng khăn điều vắt vai!
-Quen sợ dạ, lạ sợ áo.
-Cái áo sao mày rach tả tơi
Rach thời mặc vậy,
Nào có sợ ai chê
Nào cớ sợ ai cười
Chỉ sợ anh em chúng bạn
Gần chán xa quên chẳng đoái hoài
(Tản Đà)
Ngày xưa vải lụa đắt đỏ, nhưng từ khi người ta buôn áo quần cũ về thì cách ăn mặc của lớp trẻ có vẻ mới mẻ hơn. It người mặc áo cũ, áo vá quàng như xưa. Và kiểu cách mớ ba mớ bảy có tồn tại ở Bắc và Trung vì xứ lạnh nhưng ở Nam trời nóng không thể mặc nhiều lớp nhưmở Băc và Trung.
No comments:
Post a Comment