Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 13 May 2020

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình

Sheepo
Đôi khi sự cô độc còn đáng sợ hơn cả cái chết. Cảm giác cô độc tột cùng có thể khiến con người trầm cảm, thậm chí dẫn đến điên loạn.

Vài tù nhân tin rằng bị tử hình còn sướng hơn là bị biệt giam

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Tù nhân William Blake bị kết án 77 năm tù vì giết 2 người và cố tẩu thoát, trong đó có 25 năm bị biệt giam. Theo lời của ông, đây là "một loại hình phạt mà tôi tin chắc rằng còn tồi tệ hơn bất kỳ án tử hình nào từng tồn tại."
Ngoài việc bị giam cầm 23 tiếng một ngày trong phòng giam, Blake giải thích rằng vào thời gian "giải trí", ông ấy chỉ được chơi một mình trong sân.
Trong phòng giam, Blake được cấp "tổng cộng mười cuốn sách hoặc tạp chí, hai mươi bức ảnh về những người bạn yêu thích, đồ dùng để viết, một thanh xà phòng, bàn chải và kem đánh răng, một que khử mùi nhưng không có dầu gội, và chỉ có vậy thôi."

Tù nhân bị tra tấn tinh thần khủng khiếp

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Thomas Bartlett Whitaker từng là một tử tù tại nhà tù Polunksy Unit ở Livingston, Texas. Whitaker bị kết án tử hình vào tháng 3 năm 2007 vì thuê sát thủ Chris Brashear giết mẹ và anh trai. Tuy nhiên, vào ngày 22/2/2018 - 45 phút trước khi bị xử tử - bản án của ông ta đã được thay đổi thành án phạt tù và không được tha bổng.
Trong thời gian bị biệt giam, Whitaker tạo ra một trang web mang tên "Minutes Before Six" (Vài phút trước sáu giờ), đề cập đến giờ diễn ra các vụ hành quyết ở Texas. Whitaker và các tù nhân khác đăng tải bài viết của họ về kinh nghiệm ở tù lên trang web.
Tháng 7 năm 2016, Whitaker viết về trải nghiệm của mình trong phòng biệt giam cho trang web Solitary Watch:
Tôi là một thằng rất lộn xộn khi đến đây, và bằng nhiều cách tôi đã trở nên tự chủ hơn nhiều. Nhưng cùng lúc đó, tôi cảm thấy rối bời như thể đã phải đối mặt với cơn bão cát này trong 11 năm, khi nó khiến tâm hồn tôi suy sụp như một đứa trẻ thảm hại.
Họ không thực sự giết bạn khi họ hẹn gặp bạn. Lúc đó thì bạn cũng như đã chết rồi. Những người hay phàn nàn về số phận của họ lại là những kẻ quá ngu si để có thể rút ra bài học từ nơi này. Đó là một câu chuyện buồn.
Đây là nơi hủy hoại con người. Vài người bị nó làm cho hóa điên. Một số người, giống như tôi, bị nó ép phải tiến vào quá sâu đến nỗi không bao giờ có thể bò trở ra. Một số trở nên chai lì đến nỗi kỷ luật chỉ đơn giản là thứ không thể áp đặt lên họ được.

Dù ra tù nhưng vẫn ám ảnh về căn phòng ấy

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Brian Nelson khi vào tù chỉ mới 17 tuổi, bị kết án 26 năm vì tội bạo lực. Sau khi di chuyển giữa các nhà tù trong vài năm - bao gồm cả việc trốn thoát khỏi Trung tâm Cải huấn Stateville - Nelson được chuyển đến Trung tâm Cải huấn Tamms của Illinois, nơi tiễn ông ấy thẳng vào khu biệt giam trong 23 năm.
Nelson được ra tù vào năm 2010. Dù vậy, ông cho rằng thời gian bị biệt giam vẫn ám ảnh cuộc sống sau này kể cả khi đã tự do. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, Nelson nói với ACLU (viết tắt của Tổ chức Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ): "Tôi vẫn còn trong "chiếc hộp" đó".
Năm 2016, Nelson phát biểu với Ủy ban Illinois trong một cuộc đánh giá về việc sử dụng phòng biệt giam trong nhà tù tiểu bang: "Bốn bức tường đó đã hành hạ tôi rất tồi tệ."
Theo báo cáo, Nelson bị chấn thương tâm lý và cảm xúc mãn tính do thời gian cô lập kéo dài.

Hơn 11 năm ngột ngạt trong căn phòng biệt giam

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Cesar Francisco Villa là tù nhân xã hội đen bị giam giữ ở Pelican Bay, một loại nhà tù an ninh tối đa (viết tắt là SHU - Special Housing Units) duy nhất ở California. Villa sẽ không được phép rời khỏi Pelican Bay cho đến khi ông ta chịu khai thông tin.
Tuy nhiên, Villa tuyên bố mình không hề có mối liên hệ nào với thế giới ngầm, vì vậy mà ông vẫn bị biệt giam. Trong thời gian ở đây, Villa bị viêm khớp cột sống, viêm gan, huyết áp cao và bệnh về tuyến giáp.
Tháng 3 năm 2013, Villa viết một lá thư ngắn cho California Prison Focus (nơi điều tra về tình trạng giam giữ ở SHU). Ông ấy mô tả kinh nghiệm rùng rợn của mình trong phòng biệt giam. Villa thừa nhận mình đã từng quyết tâm và tin rằng có thể đánh bại trải nghiệm ghê gớm này. Dù vậy, kể từ khi vào đó, thái độ của Villa đã thay đổi đáng kể:
Cảm giác đời thường của tôi bắt đầu tàn dần chỉ sau 3 năm bị giam cầm. Bây giờ tôi tự hỏi, liệu tôi có thể làm điều này không? Tôi không chắc về bất cứ thứ gì nữa.
Mặc dù lúc đó tôi không nhận ra - nhưng giờ đây nhìn lại - đáng lẽ tôi phải làm mọi thứ sáng tỏ từ đầu. Tâm lý của tôi đã thay đổi. Tôi không còn như xưa nữa. Những suy nghĩ về điều tốt đẹp đã rời bỏ tôi, dễ dàng như một cơn gió đổi chiều thổi qua bộ hài cốt đang mệt mỏi và bị vùi dập.
Có một sự phân chia nhất định trong tính cách khi cái thiện hóa thành cái ác. Bóng tối hiện ra dày đặc phía trên, nặng nề và ngột ngạt. Một tiếng tách sắc lịm, một tiếng vang chói tai. Một âm thanh lớn đến mức bạn tưởng sẽ thấy máu rỉ ra từ tai mình vào thời điểm ảm đạm nhất.

Cô gái vào phòng biệt giam vì cố gắng tự tử

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Đầu tháng 10 năm 2016, tù nhân Chelsea Manning bị đưa vào biệt giam trong một tuần như là hình phạt cho việc cô cố gắng tự tử vào tháng Bảy. Manning cũng đang thụ án 35 năm tại nhà tù Leavenworth vì tội "giúp đỡ kẻ thù" khi cô rò rỉ hàng trăm ngàn thông cáo chính thức trên mạng đe dọa đến an ninh quốc gia.
Các chuyên gia sức khỏe tinh thần đã phẫn nộ trước quyết định cô lập Manning của nhà tù. Họ trích dẫn một số nghiên cứu chỉ ra rằng thực tế việc giam cầm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng (hai yếu tố chính góp phần vào hành vi tự làm hại bản thân). Về phần mình, Manning giải thích rằng cô bị ném vào phòng biệt giam 15 phút sau khi nhận được tờ giấy thông báo bản án.
Trong tuần đầu bị giam, Manning một lần nữa cố gắng tự tử - bằng chứng cho sự dằn vặt tâm lý xảy ra sau song sắt mà nhà tù từng phủ nhận. Người đại diện của Manning khẳng định rằng cô đã mất tinh thần, bất ổn trong sức khỏe và nhân cách của cô.

Tù nhân dành năm năm ở SHU để viết về sự thiếu hụt trầm trọng các cơ sở chăm sóc sức khỏe tinh thần

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Sarah Jo Pender bị kết tội giết hại bạn trai cũ và bạn cùng phòng của anh ta vào ngày 24/10/2000. Sau lần vượt ngục thất bại năm 2008, cô bị đưa vào phòng biệt giam một năm tại nhà tù nữ Indiana.
Dù thông báo chỉ một năm nhưng thực tế cô đã ở đó hơn năm năm. Pender kể câu chuyện của mình cho Solname Watch về việc thiếu thốn các cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe tinh thần cho tù nhân:
Mặc dầu biết rằng sự cô lập có thể khiến mọi người phát điên, nhưng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ở đây thật sự nghèo nàn. Mỗi tháng một lần, nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ đến hỏi chúng tôi có bị ảo giác không, có nghe thấy giọng nói hay muốn tự tử không.
Đã có nhiều cuộc họp thường xuyên diễn ra, nhưng họ không cung cấp cho chúng tôi kỹ năng ứng phó, không trị liệu, không vận động. Những người may mắn nhất trong số chúng tôi cũng chỉ được kê đơn thuốc chống trầm cảm để họ tê liệt khỏi những khoảnh khắc khó khăn nhất lúc ở một mình.
Những phụ nữ tâm thần cấp tính không chịu uống thuốc thường xuyên sẽ bị nhốt trong phòng giam, nơi họ hay đập phá, nói chuyện và tranh cãi với những giọng nói, la hét về Chúa và ma quỷ, và/hoặc từ chối tắm hay ăn vì sợ bị đầu độc.
Điều này có thể diễn ra trong nhiều tuần cho đến khi đạt đến một ngưỡng vô hình nào đó, các cảnh sát mặc trang phục chống bạo động sẽ bước vào giữ cô ta lại, một y tá sẽ tiêm loại thuốc chống loạn thần. Cảnh này lặp lại hai tuần một lần cho đến khi cô ấy chịu hợp tác thì thôi.

Hàng chục nhà tù ở Mỹ áp dụng loại hình biệt giam cho tù nhân

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Anthony Graves bị kết án oan vào năm 1994 và trải qua 12 năm làm tử tù. Trong một bài viết cho ACLU, Graves giải thích về những hậu quả khủng khiếp mà anh ta phải chịu dựng trong suốt quãng thời gian bị giam cầm.
Không ngờ là 12 năm qua tôi đã có những bữa ăn được đẩy qua cái khe nhỏ của một cánh cửa thép như một con thú. Không ngờ là 12 năm qua tôi sống một mình trong cái lồng có kích thước bằng một chỗ đậu xe, ngủ trên giường bằng thép bê tông và đơn độc trong 22 đến 24 giờ một ngày. Tất cả chỉ vì một tội ác mà tôi không hề phạm phải. Thật bất công.
Trong cùng một bài báo, Graves chỉ ra rằng 93% các bang ở Mỹ thường hay cô lập tử tù, nhốt họ trong căn phòng nhỏ hơn 22 tiếng mỗi ngày. Graves cuối cùng được miễn tội vào năm 2006.

Vài phòng giam chỉ rộng bằng một dang tay

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Rất nhiều nhà tù cách ly hoàn toàn tù nhân đến 23 tiếng một ngày, khiến những con người này sống trong không gian chật hẹp, chẳng có gì ngoài một chiếc giường cứng và cái nhà vệ sinh để bầu bạn.
Một tù nhân ở Texas bị cô lập hơn 10 năm đã viết rằng phòng giam nhỏ đến nỗi ông ấy gần như có thể chạm vào hai bức tường đối diện khi dang tay ra. Ông đã kể về một trải nghiệm với ACLU:
Một lần tôi được đưa đến bệnh viện... Chúng tôi đi sang sông khi Mặt Trời đang mọc, và đó là Mặt Trời duy nhất tôi thấy trong nhiều năm... Tôi là một người khá cứng rắn nhưng cảnh đó không khỏi khiến tôi rơi nước mắt.

Tù nhân bị bệnh tâm thần và nhà tù khiến căn bệnh trầm trọng hơn

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Andrea May Darlene Weiskircher bị tống giam tại nhà tù quận Ada ở Idaho. Trước khi bị giam cầm, Weiskircher mắc bệnh tâm thần nhưng phải sống trong đơn độc suốt ba năm.
Tôi cầu xin người canh gác khi đến dọn dẹp mang cho tôi cà phê, và bạn thường không được phép uống cà phê trong tù. Tôi thường xuyên cãi nhau với bảo vệ, cho đến một lần tôi đổ khay thức ăn lên một trong số họ.
Không phải lúc nào tôi cũng như vậy, nhưng khi ở đó bạn sẽ cảm thấy như mình không còn gì để mất, vậy tại sao lại không thử? Không nên nhốt bất cứ ai bên trong. Không ai thấy hạnh phúc cả.
Mỗi lần đến trình diện trước hội đồng nhà tù, họ đều từ chối tôi. Tôi từ có tất cả cuộc đời nay trở nên trắng tay, và tôi nghĩ có lẽ tôi chỉ mất trí một chút thôi. Càng ngày tôi càng bắt đầu buồn chán. Tôi thực sự đã rạch cổ tay trong đó để kết thúc.

Cách giết thời gian trong phòng biệt giam

Biệt giam - Hình phạt còn kinh khủng hơn cả án tử hình
Talib Akbar thụ án 20 năm vì tội tấn công trong một loạt nhà tù ở Wisconsin. Sau khi được thả năm 2013, Akbar dành cả cuộc đời làm phát ngôn viên cho Wisdom, tổ chức phản đối các điều kiện khủng khiếp trong những nhà tù quốc gia.
Trong thời gian ở tù, hơn 10 lần Akbar bị biệt giam, một hình phạt có tác động lớn đến ông ấy.
Trong tất cả các bài viết và phát biểu về chủ đề này, Akbar cũng dành thời chia sẻ về cách giữ mình tỉnh táo trong suốt thời gian bị cô lập. Để tách ra khỏi tiếng ồn liên tục của phòng biệt giam, ông sẽ đi bộ xung quanh phòng với một chiếc gối hoặc quần lót quấn quanh đầu.
Akbar cũng tạo ra những thử thách cho riêng mình, như lấy vải lanh ra khỏi giường hoặc tìm bạn. Akbar nói rằng có lúc ông coi một con ruồi là bạn của mình:
10 lần thì có 9 lần bạn phải chơi với côn trùng, bởi vì bạn chỉ có vậy thôi. Có lúc tôi nghĩ con ruồi đã chết. Sau đó nó bật dậy, và tôi nói: "Ôi bạn của tao".
Tôi có một người bạn là ruồi.
Nguồn bài: Ranker
Nguồn: Lost Bird

No comments:

Post a Comment