Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 4 May 2020

SƠN TRUNG * VÀI TRUYỆN NGĂN NHẤT


1. Con đi được thì con nuôi má,
Con đi không được thì má nuôi con. 

2. Con đi được thì con nuôi má
Con đi không được thì con nuôi cá
 Xin má đừng buồn! 

3.Mồ cha thằng Thiệu dời dinh,
Để cho tao phải đào kinh đêm ngày!

4. Ở với Thiệu Kỳ mua gì cũng có
Ở với Hồ Chí Minh 
mua cái đinh cũng phài đăng ký
Mua trái bí cũng phải có chứng minh nhân dân
Mua cái quần phải có thẻ đảng viên!
Nghe nói mà phát điên!

5 Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do


Câu thơ đánh dấu sư kiện, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền Cộng Sản đổi tên đường Công Lý thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Tự Do thành Đồng Khởi. Ở một ý nghĩa khác, công lý đã chết tức tưởi và tự do thì đã vội vã ra đi.
Lúc này cộng sản đóng cổng chính, bắt đi cổng sau, do đó  có câu Công Lý đi cổng hậu

6.Dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai



Một thời gian ngắn sau khi tống giam hàng trăm ngàn quân nhân công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào cái gọi là trại cải tạo, Cộng sản đã ban lệnh đổi tiền để tước đoạt tài sản người dân miền Nam. Có lẽ những người dân miền Nam từng sống dưới chế độ Cộng Sản còn nhớ là chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày chiếm miền Nam, Cộng Sản đã ba lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2 tháng 9 năm 1975 theo tỷ giá quy định là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi lấy một đồng Giải Phóng, có nghĩa là năm đồng tiền cũ đổi lấy một xu tiền mới. Thêm nữa, mỗi hộ, tức mỗi gia đình, chỉ được đổi tối đa 200 đồng tiền mới, tức 100.000 đồng tiền cũ bất kể nhà có bao nhiêu nhân khẩu. Có nhiều người, ngay sau khi đổi tiền, cầm những tờ giấy bạc mới đứng khóc nức nở, khóc mùi mẫn nơi vệ đường.
Vì vậy, người dân có câu ca dao:
Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy


“Đi học” ở đây tức là bị học tập cải tạo còn “thày” tức cán bộ cộng sản phụ trách giảng dậy tại các trại cải tạo.

Cả nước thiếu ăn
Sau khi chiếm miền Nam, Cộng Sản xóa bỏ quyền tư hữu, áp đặt chế độ bao cấp như tại miền Bắc và phát tem phiếu để người dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm tại mậu dịch, mà nhu yếu phẩm thì lúc có lúc không. Lúc bấy giờ dân miền Nam mới thấm thía hai câu nhại Kiều của người miền Bắc từ đầu thập niên 60:

Bắt phanh trần phải phanh trần
Cho may ô mới được phần may ô

(nguyên văn: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao“).



Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào


Vài tháng sau, vật giá gia tăng một mức khủng khiếp. Rau muống là thức ăn chính của người dân. Có câu ca dao chơi chữ khá độc đáo mô tả tình trạng này:

Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon


Vài tháng sau nữa, lạm phát trở thành “siêu phi mã”. Lương tháng trung bình một công nhân viên khoảng 60 đồng tiền mới, chỉ mua được 30 bó rau muống. Người dân bèn réo tên ba lãnh tụ cao cấp nhất của đảng:

Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân


Rồi dân không còn đủ gạo để ăn với rau muống vì nhà cầm quyền thu gom gạo để trả nợ chiến tranh. Ngoại trừ những cán bộ trung cấp và cao cấp trong đảng, gần như cả nước đã phải nhai sắn thay cơm:

Ai sinh ra cái củ mì?
Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn!
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì


Ăn sắn, ăn mì, và đi dự các buổi học tập tại địa phương để hoan hô đảng và đả đảo Mỹ Ngụy là thời biểu bó buộc của người dân miền Nam lúc ấy:

Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?



Chỉ đôi ba năm sau, ngô sắn cũng dần cạn, Cộng Sản Việt Nam cầu viện các đàn anh Đông Âu và được đàn anh viện trợ "hữu nghị" cho một món thực phẩm họ thường dùng cho ngựa ăn. Đó là bo bo, thứ thực phẩm được nhà nước cường điệu gọi là "cao lương". Trong suốt một thời gian dài cả nước vêu mồm ra mà thi nhau nhai thứ cao lương này. Dù có ninh kỹ và nhai kỹ đến đâu thì bo bo vẫn là thứ hạt bao tử con người không thể tiêu hóa nổi, ăn thế nào thì ra thế nấy.  Dân đói mà cộng sản lại lo việc tầm phào, đem Phạm Tuân và bèo hoa dâu lên vũ trụ. Đối với Việt Nam bèo hoa dâu là thứ phổ biến ờ các ao chuôm, ruông lúa, nhưng với khoa học , bèo hoa dâu là thừ cỏ dại.Bởi vậy người dân có ca dao rằng:

  • Phạm Tuân quê ở Thái Bình
    Quê hương đói khổ dứt tình bỏ đi
    Sao không xin gạo, xin mì
    Bay lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân?

  • Bo bo còn phải độn mì
    Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân?

    Dị bản

    • Cơm ăn còn độn khoai mì
      Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân?

    • Việt Nam cơm trộn bột mì
      Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân?

    • Nhân dân thiếu gạo thiếu mì
      Mày vào vũ trụ làm gì hả Tuân?
      Ai lên vũ trụ thì lên
      Còn tao ở lại ghi tên mua mì



  1. Tháng 7 năm 1980, phi công Phạm Tuân được Liên Xô đưa vào vũ trụ trong một chuyến bay cùng với đại tá người Nga Gorbatko theo chương trình Interkosmos. Bài ca dao nói về sự kiện này.
  2. Bo bo
    Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
    Bo bo, tên khoa học là Coix Lacryma-jobi.
    Bo bo

  3. Có bản chép: Chui vào.
  4. Khoai mì
    Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
    Khoai mì luộc
    Khoai mì luộc
  5. Ghi tên mua mì
    Trong thời bao cấp, hàng hóa (nhất là lương thực thực phẩm) được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu. Muốn mua hàng, người dân phải đăng kí trước bằng các phiếu mua, nên gọi là "ghi tên mua mì."
    Phiếu mua lương thực trong thời kì bao cấp
    Phiếu mua lương thực trong thời kì bao cấp
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ... như thế này là nội dung chính của Ca dao Mẹ.
Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm


và:

Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy

No comments:

Post a Comment