Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 15 May 2020

SƠN TRUNG * CỘNG SẢN & QUÂN CHỦ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 .
Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

SƠN TRUNG 
CỘNG SẢN & QUÂN CHỦ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 I. NGÔN NGỮ LÍNH ĐÁNH THUÊ
 Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta[50][51] (1)
Lê Duẩn


Cộng sản và quân chủ là hai chế độ khác nhau.Quân chủ chú trọng giáo dục con cái để chúng trở thành những người con hiếu đễ: 
Trai thì trung hiếu làm đầu
Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình. 
Còn cộng sản thì dạy con em"trung với đảng, hiếu với dân" .
Cộng sản chủ trương" đốt sạch cả Trường sơn", "Chiến đấu đến thế hệ thứ tư", "còn cái lai quần cũng đánh". Như thế là cộng sản chủ trương chiến tranh, đến giọt máu cuối cùng, không nghĩ đến hòa bình.Nhưng chiến đấu đến thế hệ thứ tư thì đâu còn người Việt Nam nào nữa vì Cộng sản đã xua dân vào lò chiến tranh hết cả rồi. Việt Nam là đạo quân thứ năm tiến về phương Nam cho Trung Cộng mở nước!
Chính Lê Duẩn đã nói:
Ta đánh là đánh cho Nga sô và Trung Quốc. Câu nói này được treo lên ở  điện thờ của y ở Hà Tĩnh.Đó là ngôn ngữ của bọn lính đánh thuê!
Để nhân dân thuận lợi khi đến dâng hương vãn cảnh đền, năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự án đầu tư công trình với số vốn 24,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh 7,5 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 14,7 tỷ đồng do Sở Giao thông-Vận tải Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Công trình hoàn thành đúng vào dịp 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư.(1)

Chúng tôi ra đảo Lê Duẩn bằng thuyền máy. Trước mắt chúng tôi là hồ nước khổng lồ với trữ lượng 350 triệu m3 tưới cho gần 17.000 ha cây trồng tại các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh. Để tỏ lòng thành kính và tri ân công lao to lớn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư tại hòn đảo này từ năm 2011 nhân kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh (1831-2011). Sau 3 năm xây dựng, đền thờ được khánh thành vào ngày 18-1-2014.
Ngôi đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nhìn từ trên cao. Ảnh: N.N.P
Ngôi đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nhìn từ trên cao. Ảnh: N.N.P

  Họ Lê Cẩm Duệ vốn là họ Hồ. Ông tổ là Hồ Tiết Tăng sống ở vùng biển Kỳ La. Sau sự kiện Hồ Quý Ly bị bắt ở núi Thiên Cầm (Kỳ La) và Hồ Hán Thương bị bắt ở núi Cao Vọng (Kỳ Hoa), Hồ Tiết Tăng sợ họ Hồ bị liên lụy nên đổi thành họ Lê và chuyển lên vùng đá bạc Kẻ Gỗ sinh được 3 người con là Lê Am, Lê Mậu Tài và một người nữa. Cụ Hồ Tiết Tăng vốn thông thạo địa dư vùng đất này đã hiến kế giúp quân Lê Lợi xây dựng lực lượng nghĩa quân góp sức đánh thắng quân Minh. Vua Lê xét công lao của cụ Hồ Tiết Tăng giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn nên thưởng nhiều tiền bạc và cho 3 người con trai ra Đông Kinh ăn học. Do có công lao đức độ và phục vụ cung đình nên Lê Am được vua ban đặc ân chọn sinh phần (chọn đất để an táng khi còn sống). Lê Am đã dựa vào thuyết phong thủy chọn doi đất cao gần sông Ngàn Mọ. Vua chuẩn y, cấp tiền và ra chiếu dụ cho tổng Mỹ Duệ cùng 14 dòng họ trong xã góp công xây Am Tháp. Toàn bộ ngôi tháp được đúc ghép bằng đá tận ngoài Hải Dương. Huyệt mộ của Lê Am được táng ở Am Tháp này. Sau đó, họ Lê Mỹ Duệ phát triển thành một dòng họ lớn vào hàng vọng tộc, học hành đỗ đạt nhiều người giỏi được bổ nhiệm làm quan trong triều đình nhà Lê. Đến thời nhà Mạc, do cựu thần nhà Lê tên là Lê Mậu làm đến chức trung tế không phụng sự triều Mạc do đó có sự hiềm khích. Sợ nhà Mạc trả thù nên Lê Mậu đã di chuyển vào sinh sống ở làng Bích La Đông (tỉnh Quảng Trị). Đó chính là liệt tổ của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Về Cẩm Duệ, chúng tôi còn được cán bộ xã đưa đến thăm ngôi trường mẫu giáo mang tên Lê Duẩn. Ngôi trường này xây dựng hơn 4 tỷ đồng, trong đó ông Lê Kiên Trung-con của cố Tổng Bí thư đóng góp 2 tỷ đồng.

Tạm biệt Cẩm Duệ, trong tôi lại hiện lên hình ảnh bức tượng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đặt trang trọng trong ngôi đền thiêng nơi hồ Kẻ Gỗ. Đôi mắt ông nhìn ra xa nghiêm nghị mà có gì thật gần gũi thân quen. Đôi mắt như chớp chớp với nụ cười khoáng đạt hồn hậu và giọng nói Quảng Trị đặc sệt miền gió Lào cát trắng. Những âm điệu, ngữ điệu ấy là tiếng lòng thân thương chẳng bao giờ quên được.(1)


II.QUÂN CHỦ KHÔNG BẮT TOÀN DÂN HỌC TẬP VÌ VUA CŨNG NHƯ DÂN ĐỀU PHẢI TU THÂN


自天子以至於庶人,壹是皆以修身為本。其本亂而末治者否矣,其所厚者薄,而其所薄者厚,未之有也!此謂知本,此謂知之至也。
Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bổn. Kì bổn loạn nhi mạt trị giả phủ hĩ, kì sở hậu giả bác, nhi kì sở bác giả hậu, vị chi hữu dã! thử vị tri bổn, thử vị tri chi chí dã.
Từ bậc Tử cho đến thứ dân đều phải lấy sự hàm dưỡng và rèn luyện bản thân (tu thân) làm gốc. Cái gốc của nó lộn xộn, rối ren (loạn) thì không thể nào lo liệu, sắp xếp (trị) được ở cái ngọn vậy. Cái chỗ quan trọng thì coi nhẹ mà cái chỗ không quan trong thì lại xem trọng thì chưa từng có vậy. Thế mới gọi là biết cái gốc, thế mới gọi là đạt đến sự hiểu biết vậy.
Trên đây là 250 chữ vốn là lời dạy của đức Không Tử mà ông Tăng Tử thuật lại. Tiếp theo là 10 truyện của ông Tăng Tử.
III. QUÂN CHỦ CÓ LUẬT HỒI TỊ
 Để tranh việc phá hoại luân thường hoặc vì tình riêng mà buông tha người thân, quân chủ có luật hồi tị, chứ không bắt con tố cha, vợ đấu chồng như cộng sản.

Lời bình của Sơn Trung  
(1)Ngôn ngữ lính đánh thuê!
(2)Tượng mà nói được ư?Nịnh vừa vừa thôi!




No comments:

Post a Comment