Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 4 May 2020

Virus corona: Hoa Kỳ vay kỷ lục 3 nghìn tỷ đôla khi chi tiêu tăng vọt

  • 1 giờ trước




  • Bản quyền hình ảnh Getty Images

    Hoa Kỳ cho biết muốn vay một khoản kỷ lục, 3 ngàn tỷ đôla, trong quý thứ hai, vì các gói giải cứu liên quan đến virus corona đã thổi bay ngân sách.
    Con số này nhiều hơn năm lần so với kỷ lục hàng quý trước đó, vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
    Trong cả năm 2019, Hoa Kỳ vay 1,28 ngàn tỷ đôla. Hoa Kỳ đã phê duyệt khoảng 3 ngàn tỷ đôla cứu trợ liên quan đến virus corona, bao gồm tài trợ y tế và các khoản thanh toán trực tiếp cho người dân.
    Tổng nợ của chính phủ Mỹ hiện ở mức gần 25 ngàn tỷ.
    Các gói chi tiêu mới nhất được ước tính trị giá khoảng 14% nền kinh tế của nước này. Chính phủ cũng đã gia hạn thời hạn 15/4 hàng năm cho việc khai thuế, ngoài việc hỗ trợ cuộc khủng hoảng cho dân bằng tiền mặt.
    Ước tính khoản vay mới hơn 3 nghìn tỷ đôla cao hơn so với ước tính trước đây của chính phủ, một dấu hiệu cho thấy tác động của các chương trình mới.
    Các cuộc thảo luận liên quan đến các chương trình hỗ trợ mới đang xảy ra, mặc dù một số nghị sỹ đảng Cộng hòa đã bày tỏ lo ngại về tác động của tăng chi tiêu trong khi nợ quốc gia tăng vọt.
    Hoa Kỳ vay bằng cách bán trái phiếu chính phủ. Hoa Kỳ có lịch sử được hưởng lãi suất tương đối thấp vì nợ của nước này được các nhà đầu tư trên toàn thế giới đánh giá là rủi ro tương đối thấp.
    Nhưng ngay cả trước khi có virus corona, gánh nặng nợ của Hoa Kỳ đã tăng đến mức mà nhiều nhà kinh tế cho rằng rủi ro cho tăng trưởng dài hạn, vì Mỹ đã chi nhiều hơn thu.
    Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ tháng trước dự đoán thâm hụt ngân sách sẽ đạt 3,7ngàn tỷ đôla trong năm nay, trong khi nợ quốc gia tăng vọt trên 100% GDP.
    Tuần trước, chủ tịch ngân hàng trung ương của Mỹ, Jerome Powell, cho biết ông sẽ muốn thấy các dữ liệu ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ ở trạng thái tốt hơn trước đại dịch.
    Tuy nhiên, ông nói rằng chi tiêu bây giờ là điều cần thiết để bù đắp cho kinh tế, vì các lệnh đóng cửa các doanh nghiệp để làm chậm sự lây lan của virus đã khiến ít nhất 30 triệu người mất việc.
    "Có thể là nền kinh tế sẽ cần thêm sự giúp đỡ từ tất cả chúng ta để có được sự phục hồi mạnh mẽ," ông nói.
    Là một phần trong nỗ lực cứu trợ, Cục Dự trữ Liên bang đã mua hơn 1 ngàn tỷ đôla trái phiếu trong những tuần gần đây.
    Các nhà đầu tư từ nước ngoài, về mặt lịch sử, cũng là những người cho vay chính của Mỹ. Nhật Bản, Trung Quốc và Vương quốc Anh đứng đầu bảng xếp hạng vào tháng Hai.
    Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây đã làm gia tăng sự giám sát số nợ của nước Mỹ. Theo Washington Post tuần trước, các quan chức chính quyền của Trump đã thảo luận về việc hủy bỏ nghĩa vụ nợ đối với Trung Quốc, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã hạ thấp ý tưởng này, nói rằng "quý vị bắt đầu chơi những trò chơi này và điều đó rất căng".
    Hiện tại, lãi suất thấp tiếp tục cho thấy các nhà nhà đầu tư vẫn còn muốn cho Mỹ vay tiền, cho phép số nợ tăng lên, Alan Blinder, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học Princeton, nói với BBC tháng trước.
    "Cho đến nay, câu trả lời là mọi thứ đều ổn, liên quan đến việc chính phủ Hoa Kỳ có thể vay bao nhiêu trước khi các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy bão hòa với nợ của Mỹ", ông nói. "Nhưng có một câu hỏi về tính chính đáng."

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan


    Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?



    30/04/1975: Vào Nam rồi ra đi, u tôi không về lại quê ngoài Bắc



    Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008



    Covid-19: Các thuyết âm mưu 'chọi nhau' từ Mỹ và TQ



    Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?


    No comments:

    Post a Comment