Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 29 April 2020


NHỮNG NGHỀ MÀ PHỤ NỮ NGÀY XƯA HAY LÀM.

Baì này chỉ là lược khảo, viết từ khởi thủy đến 1945.
Người phụ nữ Việt Nam đa số làm nội trợ, thương gia hay nông dân.
 Nhìn chung phụ nữ Việt Nam thường làm các nghề sau:

I.VĂN HÓA GIÁO DỤC

 Các đào nương chính là nghệ nhân ở trong cung hoặc trong nhân dân. Các ca sĩ tân nhạc hoặc cổ nhạc ( phần đông phụ nữ kéo violon hoặc piano). Các bà đồng cốt, vũ công tại các đền miếu là những nét dặc thù của văn hóa Việt Nam. Một số sáng tác thơ văn, dạy học như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Sương Nguyệt Anh.

II. THỰC PHẨM
Những nhà hàng, những quán ăn, như hàng Phở, hủ tiếu, cháo lòng, bán gạo, trái cây,  những người bán hàng rong (bán xôi, hủ tiếu, bánh mì ..), những người bắt ốc mò cua rất đông nhất là ở thôn quê.

III. DỊCH VỤ
 Một số làm gia nhân cho các nhà giàu sang. Những người chèo đò. may y phục, bán quần áo chiếm khá đông cho nhu cầu xã hội..
  -CHÈO ĐÒ

Cô Lái Đò

 Chuyện cô lái đò | Gx.Tân Hương

Thơ Nguyễn Bính
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bến sông
Cô hồi tưởng ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề

Nhưng rồi người khách tình xuân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mải
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông

Xuân này đếm nữa đã bao xuân
Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ giòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông 

-Lái tàu hỏa, máy bay
 -Hái chè:
 Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra!
IV.  TÔN GIÁO
Những  sư ni, bà soeur, những người đồng cốt hoặc phục vụ tại đền chùa, miếu mạo.. 

V. CÔNG VIÊN CHỨC 
Tại các công sở , phụ nữ làm thư ký, kế toán rất giỏi. Tại các bệnh viện, số nữ y tá rất đông. Tại các bệnh viện tư, nữ bác sĩ, nữ y tá rất nhiều. Một số  phục vụ cho  công quyền  cũng như cho tư nhân như bán vé xe đò, xe lửa, máy bay...

VI.BUÔN BÁN
 - Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi nấng năm con với một chồng.
(TrầnTế Xương) 

- BÁN RỰỢU
Em là cô gái đồng trinh,
Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè
Ông Nghè sai lính ra ve,
Trăm lạy ông Nghè em đã có con
Có con thì mặc có con
Thắt lưng cho dòn mà lấy chồng quan!

- Còn trời còn nước còn non,
Còn cô bán rượu anh còn say sưa!

Sau Pháp độc quyền bán rượu và nha phiến. Rượu Tây lúc bấy giờ dân ta gọi lá Quốc lũi vì có hình con quốc cúi đầu chạy.
 Con chim cuốc. Ảnh minh họa: ST.




44.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Tản văn
Thời kỳ: Tam Quốc

Đăng bởi tôn tiền tử vào 02/06/2014 06:29


Tửu đức tụng

Hữu đại nhân tiên sinh giả, dĩ thiên địa vi nhất triêu, vạn triêu vi tu du, nhật nguyệt vi quynh dũ, bát hoang vi đình cù. Hành vô triệt tích, cư vô thất lư, mộ thiên tịch địa, túng ý sở như. Chỉ tắc thao chi chấp cô, động tắc khiết đề hồ, duy tửu thị vụ, yên tri kỳ dư?

Hữu quý giới công tử, tấn thân xử sĩ, văn ngô phong thanh, nghị kỳ sở dĩ, nãi phấn mệ nhương khâm, nộ mục thiết xỉ, trần thuyết lễ pháp, thị phi phong khởi. Tiên sinh ư thị phương phủng anh thừa tào, hàm bôi sấu dao. Phấn nhiêm ky cứ, chẩm khúc tạ tao, vô tư vô lự, kỳ lạc đào đào, ngột nhiên nhi tuý, hoảng nhĩ nhi tỉnh. Tĩnh thính bất văn lôi đình chi thanh, thục thị bất kiến Thái sơn chi hình, bất giác hàn thử chi thiết cơ, lợi dục chi cảm tình. Phủ quan vạn vật, nhiễu nhiễu yên, như Giang Hán chi tải phù bình. Nhị hào thị trắc yên, như quả loả chi dữ minh linh.

Bản dịch của Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

Có một tiên sinh đại nhân lấy trời đất làm một buổi, lấy muôn năm làm một chốc, lấy mặt trời mặt trăng làm cửa làm ngõ, lấy cả thiên hạ làm sân làm đường, đi không thấy vết xe. Ở không có nhà cửa, trời tức là màn, đất tức là chiếu, ý muốn thế nào thì thế. Lúc ở thì nâng chén cầm bầu, lúc đi thì vác chai xách nậm, lúc nào cũng chỉ có việc rượu chè, không còn biết đến việc gì nữa.

Có một vị công tử và một vị quan sang nghe tiếng tiên sinh như thế, bèn đến tận nơi xắn tay vén áo, người thì trừng phạt nghiến răng, người thì trần lễ thuyết pháp, những giọng thị phi đâu bấy giờ ầm ĩ xôn xao như đàn ong vậy. Lúc đó tiên sinh mới ôm vò rượu, ghé vào thùng rượu, tợp cả chén rượu, phùng mồm những rượu, vểnh bộ râu lên, ngồi dạng hai chân, gối đầu vào men, lăn lưng vào bã, không nghĩ, không lo, hớn hở vui thú, ngất ngưởng say sưa, thoáng rồi lại tỉnh. Lắng tai cũng không nghe thấy tiếng sấm sét; nhìn kỹ cũng không trông thấy hình Thái Sơn; nực rét thiết đến thân cũng không biết; lợi dục cảm đến tình, cũng không hay; cuối xuống trông vạn vật rối rít trước mắt khác nào như bèo nổi bồng bềnh trên sông Giang, sông Hán. Hai vị kia đứng cạnh, tiên sinh bấy giờ xem cũng như con tò vò, con sâu róm mà thôi.

Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, NXB Văn học, 2013

-BÁN HOA

Cô Hàng Hoa

 Thẩm Oánh
Một chiều nắng đào phai sắc hoa mờ
Tần ngần trên đường dài bao thương nhớ
Một mình cô bán hoa bước ơ thờ
đôi bao cánh phai tươi sắc hoa mờ

Tần ngần ngoài song có chàng thi sĩ mơ mộng
cao lời ca chờ mong
Lời lời ru ngân hòa trong gió lan xa gần
trầm trầm lắng dư âm

Cô hàng hoa ơi!
Xin vào với tôi
Hoa dù héo khô
Tôi còn mến hoa

Phòng tôi hiu hắt
Xuân đến không hoa
Lòng tôi giá băng
Chán chường bao la

Mời nàng bước tôi kiếm mươi bông thắm tô phòng vắng
Chờ ngày mai đây may có ai còn đến với mối tình thời xuân

Cô hàng hoa ơi!
Xin vào với tôi
Hoa càng héo khô
Tâm càng xót xa 


-Gánh Hàng Hoa (Khái Hưng)
Thân em như hạt mưa rào
Hạt sa xuống giếng hạt vào vườn hoa!


  -BÁN NƯỚC

Cô Hàng Nước

Tác giả: Vũ Minh



Anh còn, còn có mỗi, mỗi cây đàn
Anh đem, đem bán nốt
Anh theo, theo cô hàng, hàng chè xanh
Tình tính tang, tang tính tình
Cô hàng rằng, cô hàng ơi
Rằng có biết, biết cho chăng?
Rằng có biết, biết cho chăng?

Lẳng lặng mà nghe tôi nói đôi lời
Tôi kể rằng:
"Đầu làng Ngủ Xá có nàng
Một nàng bán nước chè xanh
Người đâu trông mà duyên dáng
Và cô em chừng đôi tám

Miệng cô như là hoa
đóa hoa thật tươi
trông càng say đắm
Mắt cô đưa tình
khiến bao chàng trai
ngất ngây vì cô
mỗi khi qua hàng

Hò ơi! hò ơi
Ðôi mắt nhung huyền
Ơi! hỡi nàng hàng xinh xinh ơi!
Má lúm đồng tiền trông duyên ghê
Làm ta say đắm bao tháng ngày

Chiếc áo nhuộm màu nâu non a
Với dáng người nàng thon thon a
Làm ta say đắm bao ngày tháng
Vì em xinh quá xinh là xinh

Nàng ơi anh đã yêu nàng
Quyết chí cùng nàng nên duyên a
Bỏ lúc vì nàng thâu đêm
Rồi đây, rồi đây anh sẽ về
Nói với cùng mẹ cha anh a
Sẽ tới hỏi nàng cho anh a
Cùng nhau chung sống trong mộng thắm
Cùng nhau chung sống bao ngày xanh

Hò ơi!
mẹ tôi nói rằng
"Quyết chí hỏi vợ cho con a
Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a
Nàng dâu đôi má dám nắng hồng
Quyết chí giạm vợ cho con a
Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a
Làm sao cho xứng đôi vừa lứa
Làm sao cho xứng đôi vừa đôi"

Nàng ơi! anh đã mơ rằng
Đám cưới vợ chồng đôi ta a
Khắp xóm cùng làng ra xem a
Người ra xem đứng rồi nói rằng:
"Đám cưới thật là to ghê a
đám cưới thật là xinh đôi a"
Người ta cầu chúc chú rể mới
Cùng cô dâu sống đến bạc đầu

Rồi ngày ngày qua xa vắng quán hàng
Lúc trở về, trở về để kiếm cô nàng
Cùng nàng chắp mối tình xưa
Thì em đã rời nơi ấy
Để cho quán hàng lạnh lẽo

Ơi! hỡi ơi! nàng ôi!
Biết cho lòng anh
đã bao năm trước
anh đã yêu nàng
đến bây giờ đây
biết đâu tìm em
ơi! ời ơi nàng!

-BÁN CÀ PHÊ

Ở Chợ Dừa có hàng cà phê 
Có một người con gái xinh xinh
Cô hay liếc mắt đa tình
Khiến nhiều anh chàng say mê! 

- BÁN NƯỚC MẮM 
Nưóc mắm không pha
Bán cha mà đền



7.LÀM RUỘNG
 Người ta đi cấy lấy công
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
 Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.

8.ƯƠM TƠ, CHĂN TẰM


Ươm tơ phải giữ mối tơ,
Một trăm mối đứt hãy  chờ mối anh!

9- HÀNG CƠM
10. NGHỀ ĐÁNH CÁ
11. HÀNG CHÈ XANH

Bát nước chè xanh

Lối uống chè tươi có lẽ là lối uống cổ xưa nhất với bát nước chè xanh, đậm sắc dân tộc nhất ở Việt Nam, trong đó có đất chè Thái Nguyên.
  1. Bài thơ về Bát nước chè xanh

Hẳn hồi nhỏ chúng ta đã được nghe bài thơ Bộ đội về làng của Hoàng Trung Thông:
Các anh về
Mái ấm nhà vui,
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ.
Nhà lá đơn sơ
Tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Mỗi vùng, miền lại có kiểu uống bát nước chè xanh riêng của mình. Từ các vùng núi trung du đến đồng bằng, người dân đều duy trì cách hãm nước chè tươi uống, bát nước chè xanh từ đó trở thành thức uống tâm tình của người dân.

bát nước chè xanh
  1. Từ lá chè Thái Nguyên thành bát nước chè xanh đậm đà tình nghĩa

Ở vùng Thái Nguyên, người ta đun nước sôi rồi bỏ mấy cành chè tươi vào và để có bát nước chè xanh uống cả ngày thay nước giải khát.
Vùng núi Bá Thước Thanh Hóa, đồng bào Mường uống chè tươi theo kiểu chọn những lá chè già, có gai, lá giòn xanh bóng bỏ vào cối giã nát rồi hãm với nước sôi uống nóng. Một vài nơi ở Hà Tĩnh thì người ta hái cả cành chè rồi bỏ vào nấu trong ấm đất. Sáng dậy đi làm đồng, nhiều thợ cầy chỉ làm bát nước chè tươi đặc nóng, ăn điếu thuốc lào với dạ dày lép kẹp hoặc chỉ một củ khoai lang là “no” đến tận trưa. Người dân Huế thì lại chặt nhỏ cả cành lẫn thân chè phơi cho khô rồi đun nước uống dần.
Chè tươi trước đây bán đầy trong các chợ Hà Nội. Ta có thể dễ dàng mua hàng rổ chè tươi trong chợ Bắc Qua, chợ Mơ hay chợ Đức Viên sau chợ Hôm. Hàng ngày, người ta chở về đây từng bao tải chè tươi. Chè tươi bán trong các chợ này là những lá chè rời chứ không bán cả cành như trong các chợ ở Hà Tĩnh. Từ những lá chè này, mỗi người mua về và hãm theo lối uống riêng của mình. 

a- Ký ức Bát nước chè xanh
Bà nội tôi cũng hay uống chè tươi. Mỗi khi về thăm bà, tôi lại được bà rót cho bát nước chè xanh đặc sánh nóng hổi. Sau khi bà tôi qua đời, hầu như trong nhà tôi không còn ai uống nước chè tươi nữa. Không chỉ thế, bà tôi còn hãm một chum nước chè tươi để bán cho các bác kéo xe ba gác mỗi khi kéo xe ra chợ Mơ trở về.
Hồi ấy, ở Hà Nội, người ta vẫn còn dùng xe kéo có bánh gỗ để chuyên chở hàng. Dân kéo xe này được gọi là dân ba gác. Với họ, chè tươi là thứ nước giải khát tuyệt vời. Giữa trưa hè sau khi đạp một cuốc xe hay kéo một xe gạo uống bát nước chè nóng và rít điếu thuốc lào thì còn gì khoan khoái bằng.
Có lần  nghỉ hè tôi được bố mẹ cho về ở với ông bà một tuần. Ngoài việc trèo cây hái ổi thoải mái, tôi còn được phụ giúp bà việc vặt. Một trong những việc ấy là giúp bà rửa những rổ lá chè tươi để hãm cho khách uống. Lá chè rửa sạch được bà tôi vò nát sau cho vào chiếc chum sành nhỏ miệng rộng vừa phải.
Để lá chè khỏi theo nước rơi ra ngoài, bà tôi găm chúng bằng những nan tre cài chéo miệng chum. Thoạt đầu, bà tôi đun nồi nước sôi thật già rồi dội nước vào chum có sẵn chè tươi chần ít phút lại đổ ra. Bà tôi bảo đấy là “làm lông chè” để nước uống đỡ ngái. Sau khi chắt nước đi, bà tôi đổ tiếp nồi nước sôi già vào. 
4. Nhớ bà từ Bát nước chè xanh
Bà bảo nước phải đun cho thật sôi già và kỵ nhất là nước oi khói. Nước mà bị oi khói thì coi như phải đổ cả mẻ chè đi. Nước cũng được lấy từ bể nước mưa nửa nổi nửa chìm trong sân dùng quanh năm không hết. Nhà có nước máy nhưng bà tôi bảo hãm chè với nước máy uống nồng, mùi nước máy nó át cái vị của chè đi. Hồi ấy bếp toàn đun bằng củi, lá khô hay than chứ làm gì có bếp ga bếp dầu.
Đổ nước xong, nắp chum được đậy kín lại và cả chiếc chum nhỏ được ủ quanh bằng bao tải rồi đặt vào một cái thùng gỗ vuông đóng vừa khít với chiếc chum lót tải giữ cho chum nước luôn nóng. Có khách, bà tôi cẩn trọng lấy chiếc gáo dừa nhỏ múc và rót nước nóng vào những chiếc bát sứ thô xếp ngay ngắn trên mặt chõng tre tự tay bưng mời khách.
Từ khi lối uống chè tàu được phổ cập ở Hà Nội vào những thập kỷ 1960 – 1970, chè tươi bị lùi dần khỏi các quán chè của người Hà Nội và thay vào đó là các quán cóc bán chè Thái đậm đặc mà người Hà Nội xưa thường gọi là chè Tàu. Ở những quán này người ta bán kèm thuốc lá và đôi khi cả lạc rang và rượu ngang nữa.
Gần đây, nghe nói chè tươi có nhiều chất bổ lại ngừa được bệnh tật nên một số cụ già ở Hà Nội  uống bát nước chè xanh trở lại. Ở các vùng chè như Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng, người dân vẫn duy trì cách uống trà tươi vào những ngày nắng nóng.
Lá vằng đắng. Thôn quê dùng lá vằng cho đàn bà đẻ.
Lá Vằng đọc sai hoặc có ý gì mà thành ra LaVang (Đức mẹ La Vang) 
La Vang (Lá Vằng ) ở Hải Lăng-Quảng Trị.

Sơn Trung:Hồi tôi học Trung Học Quảng Trạch tại làng Tùng Chất, ở nhà Bà Nộ. Mỗi sáng các thôn dân đều uống một bát chè xanh thật đặc trước khi đi rẫy bái. Chúng tôi không dám uống sợ say nằm bất tỉnh.Trên xe lửa Bắc Nam người ta bán chè Thái Nguyên rất đậm và rất ngon.
Về sau, cộng sản tham ăn chiếm độc quyền bán thưc uống thưc ăn trên xe lửa khiến bọn trẻ tức giận, ném đá rào rào vào xe lửa.Hành khách kéo cửa không kịp bị u đầu.
Các quan Việt Cộng ham uống chè tươi nhưng than ôi chè tươi có xịt thuốc trừ sâu nên một số quan phải vào bệnh viện. Vì vậy trung ương lập ra một số đồn điền trà cho các quan uống chè đươc an toàn nếu không e phải đi thăm Mác và Lênin sớm! Còn nhân dân uống chè trúng độc  thì "Sống chết mặc bay!"
Người dân  thường nấu lá chè tươi uống. Cũng uống Lá Vằng nhưng lá vằng đắng thôn quê chỉ dùng cho đàn bà đẻ

12.BÁN HOA
Gánh Hàng Hoa của Khái Hưng

13. KỸ NỮ


Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi.
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá.

Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả,
Tay em đây, mời khách ngả đầu say;
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây,
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
Chớ đạp hồn em!
                       Trăng về viễn xứ
Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn;
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm,
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng.

Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng,
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay gành;
Vì mình em không được quấn chân anh,
Tóc không phải những dây tình vướng víu.
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.


            *

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt,
Cuộc yêu đương gay gắt vì làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi,
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.

            *

Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.
Du khách đi.
- Du khách đã đi rồi.


Hà Nội, 1939

Báo Ngày nay.

Nguồn:
1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
2. Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007

No comments:

Post a Comment