Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 21 April 2020

Nước Nga: Moscow phải gỡ khẩu hiệu đòi dỡ tượng Lenin

  • 3 giờ trước




  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Hình minh họa: Một bức tượng Vladimir Lenin vẫn dựng ở trước sân vận động Luzhniki, Moscow (ảnh tháng 12/2019)

    Nhân 150 năm ngày sinh lãnh tụ của nước Nga cộng sản Vladimir Lenin, thành phố Moscow phải gỡ bỏ một khẩu hiệu dán vào bức tượng lớn của ông vẫn còn ở thủ đô Nga, đòi dỡ bỏ công trình.
    Tranh cãi về 'Di chúc Lenin muốn loại Stalin'
    Thăm bảo tàng Lenin duy nhất nằm ngoài nước Nga
    Theo các báo Nga hôm 22/04/2020, một biểu ngữ ghi dòng chữ “Đối tượng của giải trừ chủ nghĩa cộng sản” được một số người dán vào bệ bức tượng Lenin cùng công nông binh ở Moscow tối hôm trước.
    Chính quyền Moscow đã nhanh chóng gỡ tấm biểu ngữ, theo đài truyền hình Dozhd TV.
    Tuy thế, bức hình đã được các nhóm vận động chống di sản chủ nghĩa cộng sản chia sẻ trên mạng xã hội Vkontakte ở Nga.
    Cũng hôm đầu tuần, một nghị sĩ Nga, bà Natalya Poklonskaya nhắc lại lời kêu gọi đã từng được một số nhân vật cao cấp ở Nga, rằng đã đến lúc cần đưa thi hài Lenin khỏi lăng.
    Bà Poklonskaya nói thi hài trong Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, là “di sản đang kéo chúng ta lùi lại quá khứ”.

    Bản quyền hình ảnh Vkontakte
    Image caption Ảnh tấm biểu ngữ đòi bỏ tượng Lenin nay được chia sẻ trên mạng xã hội Nga

    Lenin gây chia rẽ dư luận Nga

    Tuy thế, nhân vật Lenin (1870-1924) vẫn gây chia rẽ lớn trong dư luận Nga.




    Số phận của hàng ngàn bức tượng Lenin bị phá bỏ tại Ukraine.
    Hồi tháng 11/2018, một nghị sĩ của vùng St Petersburgh, ông Vladimir Petrov, đề nghị đến năm 2024, nhân 100 năm ngày mất của Lenin, thì nên đưa ông ra khỏi lăng và thay bằng một tượng sáp hoặc cao su.
    Ngay lập tức, quan chức của đảng 'Những người Cộng sản Nga', ông Sergei Malinkovich phản bác lại và đòi dùng luật hình sự để xử “các hành vi xúc phạm tình cảm tôn giáo”.
    Theo ông, nếu coi việc theo chủ nghĩa Marx-Lenin như một tín ngưỡng thì lời của ông Peskov “chắc chắn đã xúc phạm các tín đồ” và vi phạm tới hai điều trong Luật Hình sự Liên bang Nga.
    Nhưng sau đó, theo các báo Nga, không có vụ kiện cáo này xảy ra, có thể vì các cáo buộc lẫn nhau chỉ nằm ở bên lề của chính trị Nga.
    Đảng của ông Malinkovich thực ra chỉ là một tổ chức nhỏ, không có uy tín bằng 'Đảng Cộng sản Liên bang Nga', tổ chức có nghị sĩ trong Viện Duma Quốc gia.
    Các nhà bình luận cho rằng đánh giá về thân thế sự nghiệp Lenin như một nhân vật lịch sử hiện đã tách biệt khỏi Lenin như đối tượng của niềm tin ý thức hệ.
    Nói ngắn gọn thì Lenin bị chính trị hóa ngay sau khi ông qua đời.
    Bản thân Lenin trước khi chết đã bày tỏ ý nguyện được mai táng cạnh mẹ ông ở quê nhà nhưng Stalin ra lệnh ướp xác ông, đưa vào lăng để làm biểu tượng 'sống mãi' của chế độ Xô Viết.
    Hiện nhiều quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết đã tháo bỏ tượng Lenin khỏi các nơi công cộng.
    Về bức tượng Lenin tại Moscow, năm ngoái các dân biểu địa phương đã tranh cãi về đề nghị của phái dân tộc chủ nghĩa chống cộng sản Nga đòi di dời tượng ra Kaluzhskaya Ploshchad.

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment