TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI TRANH ĐẤU CHO ĐỘC LẬP, TỰ DO & DÂN CHỦ
Search This Blog
Hoi Nghi Dien Hong
Wednesday, 29 April 2020
Vẫn còn đó... những “túp lều tranh, đôi quả tim vàng”
Giữa
lúc các bạn trẻ đang loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán tình yêu –
hôn nhân, bức tranh hạnh phúc của những cặp vợ chồng nghèo bên túp lều
đơn sơ đã nhen lên ngọn lửa niềm tin về tình yêu và lẽ sống.
Hai trái tim vàng giữa thủ đô Túp lều chưa đầy 2m2, được chắp vá từ những mảnh vải bạt không còn
lành lặn, nằm cạnh đường tàu (đoạn giao cắt giữa đường Điện Biên Phủ và
Nguyễn Thái Học) là nơi cư trú đã 14 năm nay của đôi vợ chồng già. Ảnh minh họa. Nguồn: ITTưởng chừng như câu chuyện "một túp lều tranh, hai trái tim vàng" ấy
chỉ có trong những câu chuyện cổ tích được ông bà ta kể. Thế nhưng, ngay
ở giữa lòng Hà Nội, nơi vốn được coi là thủ đô phồn hoa, tráng lệ lại
xuất hiện cảnh tượng hiếm có này. Hai người, hai hoàn cảnh, nhưng có chung một số phận bất hạnh nên dù
đã ở cái tuổi gần đất xa trời, họ vẫn tìm đến nhau để có một nơi nương
tựa lúc cuối đời. Ông tên đầy đủ là Phạm Ngọc Sơn, 83 tuổi, một bộ đội
đã về hưu quê ở Nghĩa Hưng, Nam Định. Bà tên Chu Thị Mận,74 tuổi người
Hải Dương. Trước khi đến với nhau, cả ông và bà đều đã từng có gia đình ở
quê nhà. Nhưng số phận trớ trêu đã không cho ông bà được sống yên ổn
với gia đình như bao người khác. Khi kể lại lý do phải lưu lạc một thân một mình giữa thành phố này,
bà Chu Thị Mận không giấu nổi nỗi căm giận người chồng bội bạc. Người
đàn ông đã chung sống với bà hàng chục năm trời đã bỏ bà đi lấy một
người đàn bà khác. Rồi ông ta ngang nhiên đưa vợ bé về sống ngay trong
ngôi nhà mà bà đã đổ mồ hôi công sức cất lên. Đã vậy, ông ta còn giành
luôn quyền chăm sóc cô con gái nhỏ. Mất chồng, mất nhà lại mất luôn đứa
con, bà uất ức bỏ nhà ra đi. Với ông Phạm Ngọc Sơn, sau năm 1975, khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ
bảo vệ đất nước, ông được trở về với gia đình. Những tưởng giờ đây ông
sẽ có những tháng ngày được sống yên ấm bên vợ con. Nào ngờ ngày về, ông
bắt gặp vợ ông có quan hệ bất chính với người đàn ông khác, một lần nữa
ông lại phải ra đi. Sau nhiều năm bươn chải sống một mình ở Hà Nội, ông
bà đã gặp được nhau. Họ đã dọn về sống chung trong túp lều nhỏ này. Dù
thiếu thốn đủ đường về vật chất nhưng nó chứa đựng hơi ấm tình người –
thứ mà cả ông và bà đã thiếu thốn bấy lâu nay. Lấy chồng nghèo không khổ Trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ trẻ, một phụ nữ tên V.N đã chia
sẻ câu chuyện khiến bất cứ người phụ nữ nào cũng có thêm niềm tin phơi
phới vào hôn nhân dù cho có đang lấy chồng nghèo đi chăng nữa. Theo đó, V.N kể: Lấy chồng nghèo không khổ, lấy chồng không thương vợ
mới khổ. Lần đầu về nhà chồng, nhà vách đất phải hơn 30 năm rồi. Đất
nứt rơi rớt xuống nền nhà. Chạm tay vào là cát sỏi 2 bên tường tự thi
nhau rơi. Mưa bão thì chỉ có sụp, mái ngói đen sì như sắp nứt. Cái nhà
bếp rộng khoảng 2m, cao 2m. Nhà tắm chỉ là 3 bức vách xếp với nhau, trên
2 miếng ngói nứt. Cánh cửa là 1 cái rèm cũ kĩ. Nhà vệ sinh được làm
bằng 1 cái ống cống, 3 vách gỗ đóng lại với nhau làm tường. Bên trên gác
1 miếng tấm lợp xi măng để che cho đỡ nắng mưa. Đôi khi nghĩ lại, V.N thấy phục bản thân mình: “Thời đại này, những
ngôi nhà như vậy mà tôi vẫn yêu, vẫn dám lấy. Vì tôi yêu chồng, vì chồng
yêu tôi quá nhiều”. Ngày cưới V.N, mẹ chồng cô cho 5 chỉ vàng. Vàng đó do chồng cô mua.
Tất cả mọi thứ từ a-z đều chồng lo. Bố chồng V.N thì mất sớm, mẹ làm
ruộng không có tài sản gì đáng giá cho các con. Sau khi cưới, họ hàng cô
đều bảo: “Lấy về đó biết làm gì mà ăn”. Từ 2 bàn tay trắng, vợ chồng
V.N bươn chải làm ăn. Tính đến bây giờ mới cưới nhau 3 năm 2 tháng, có 2
con 1 trai 1 gái mà vợ chồng cô vừa xây xong ngôi nhà 400 triệu. Ngôi
nhà V.N luôn đầy ắp tiếng cười. “Không phải vợ chồng tôi góp là làm nhà 1
lúc được ngay đâu. Năm đầu tiên vợ chồng góp được gần 100 triệu đồng
làm cái móng nhà. Năm 2, thì xây phần thô, năm 3, thì hoàn thiện”. V.N
tâm sự. Ngay sau khi chia sẻ câu chuyện vợ chồng nghèo mới kết hôn 3 năm đã
xây được ngôi nhà khang trang 400 triệu đã thu hút ngay sự chú ý của cư
dân mạng. Hầu hết, mọi người đều cho rằng, vợ chồng V.N quá giỏi giang,
và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Thuận vợ thuận chồng... Ngày Vân - Hải (Vĩnh phúc) chưa kết hôn, Hải vẫn chỉ là một chàng
trai nhà nghèo, gia đình Hải lại đông anh chị em. Mới ra trường, nên
công việc của Hải cũng chưa ổn định, đồng lương còn phập phù, chỉ đủ
nuôi bản thân. Trong khi đó, Vân lại là một cô gái xinh đẹp, nhà khá
giả. “Chẳng thế mà trước đây khi yêu chồng mình, bố mẹ mình ban đầu phản
đối kịch liệt lắm vì sợ con gái đi lấy chồng xa, nhà chồng lại nghèo và
quá đông anh em nên sẽ khổ. Lúc ấy mình có rất nhiều anh nhà giàu theo.
Thế nhưng, mình vẫn quyết chọn chồng mình. Thương con gái, bố mẹ mình
cuối cùng cũng phải miễn cưỡng đồng ý cho 2 đứa đi đăng ký kết hôn.
Nhưng bố mẹ giận và từ mặt nên nhất định không đứng ra làm đám cưới cho
2 đứa dù là làm đám cưới nhỏ” - Vân kể lại sóng gió ngày đầu khi yêu
“trai nghèo” của mình. Vân nói thêm: “Thế là vợ chồng mình tự phải tổ chức đám cưới. Đám
cưới của hai đứa được tổ chức rất nhỏ gọn chỉ với 25 khách mời. Mình
không có nhẫn cưới, cũng chẳng có tiền thuê nổi chiếc váy cưới. Cô dâu
hôm ấy chỉ mặc chiếc áo dài tân thời trắng giản dị mà dì mình mua cho.
Hoa cưới của vợ chồng được cũng được bạn bè kết thay cho quà cưới. Rồi
bạn bè cũng là người chụp hình cưới cho nữa. Lấy nhau xong, vợ chồng trả
nợ hết tiền tiệc cưới và các chi phí khác. Trong túi của 2 vợ chồng,
chỉ còn đúng 110 ngàn đồng. Thế nhưng khi bước về căn phòng tân hôn sơ
sài đang thuê trọ, chẳng vật dụng đáng giá ngoài chiếc giường cưới 2 đứa
mua 1,2 triệu trước đó, mình vẫn thấy thật ấm cúng và hạnh phúc”. Kết hôn xong, dù mới đi làm nhưng vợ chồng Vân cùng nhau "cày bừa"
hùng hục. Đã có lúc, vợ chồng Vân không ai dám ăn, dám mặc, dám tiêu vì
sợ ngày hôm sau hết tiền. Vợ chồng khi ấy vẫn phải đi thuê nhà, không
có cả chiếc xe máy ngon lành để đi làm nhưng vẫn thương nhau lắm. Thậm
chí, vì muốn tập trung phát triển kinh tế, 2 vợ chồng Vân cũng phải tạm
thời chưa sinh em bé. Đến năm thứ 3 sau kết hôn, họ mới dám bắt đầu mang
bầu. Sau hơn 5 năm lấy nhau, ngoài đứa con hơn 2 tuổi là tài sản quý giá
nhất, giờ vợ chồng trẻ này đã có cuộc sống khá ổn định với căn nhà đi
thuê. Đến giờ, vợ chồng Vân hàng ngày vẫn cùng nhau làm việc để có thêm
tích lũy nuôi con và tiết kiệm nhưng cuộc sống của họ đã thật sự thoải
mái hơn nhiều. Gần 4 năm kết hôn, nhưng Hải cũng như Vân nói trên chưa
bao giờ ân hận vì đã lấy chồng nghèo. Thậm chí, nếu được chọn lại, cô
vẫn sẽ chọn và dám lấy người chồng nghèo này. Thỉnh thoảng lắm, vợ chồng Vân cũng có lúc giận nhau. Nguyên nhân chỉ
bởi Vân hay kêu ca, chồng Vân khi ấy lại chạnh lòng và giận vợ. Nhưng
rồi cả hai đều nhanh chóng làm lành và lại luôn động viên cùng phấn đấu
vì ngày mai tươi sáng hơn. Hiện, hai vợ chồng có con nhỏ nên vẫn còn vất vả vì chưa có chỗ an
cư. Song Hải luôn an ủi vợ, cố gắng làm lụng để có một mái nhà để ở chứ
nhất quyết không để vợ con mình sống kiếp thuê nhà. Vân tràn trề niềm
tin và hy vọng vào chồng. Ngẫm ra, cô thấy mình vẫn còn giàu và sung
sướng hơn bao người vì có người chồng yêu thương và hiểu vợ như vậy. Trong tình yêu người giàu sang hay thấp hèn họ đều như nhau cả, bởi
thước đo giá trị của tình yêu không phải là vật chất mà là bên trong tâm
hồn của mỗi người. Điều đáng quý nhất trong tình yêu chính là sự thấu
hiểu và cảm thông. Nếu chỉ vì những áp lực đời thường, những giận hờn vu
vơ hay chỉ vì đồng tiền mà cả hai để đánh mất nhau thì không đáng. Vậy
nên hãy luôn nhắc bản thân phải nhớ trân trọng những gì mình đang có. Vì
hạnh phúc thực sự chẳng xa khi chúng ta biết trân trọng.
No comments:
Post a Comment