Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 29 April 2020

1. BÁN  RƯỢU


-Em là cô gái đồng trinh,
Em đi bán rưọu qua dinh ông Nghè
Ông Nghè sai lính ra ve,
Trăm lạy ông Nghè em đã có con.
Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho dòn mà lấy chồng quan!

-Còn trời còn non,
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.


Ngày nay không còn cô bán rượu nữa
Vì Pháp chiếm độc quyền bán rượu và nha phiến.Rượu Quốc lũi là rượu của Pháp chế



Vì sao gọi là rượu “quốc lủi”?

 10:05 | Thứ bảy, 15/10/2016  0
“Hai rang, hai luộc, một lòng / Hai bát chuối nấu để vòng xung quanh / Lại thêm một đĩa dưa hành / Một chai “quốc lủi” là thành cỗ to…” - Đấy là bài vè dân gian ở vùng Ý Yên, Nam Định mà nhiều lần về quê tôi đã thuộc.

Ảnh: TL
Có lẽ không chỉ riêng Nam Định mà ở rất nhiều vùng nông thôn ta (nhất là miền Bắc), mâm cao cỗ đầy đến mấy mà lại thiếu chai “quốc lủi” đùng đục, nút lá chuối thì chưa được gọi là cỗ quê chính hiệu. Trong lúc vui vẻ, nhiều người đã hỏi tôi về ngữ nghĩa của từ “quốc lủi” có xuất xứ có từ bao giờ. Quả là một vấn đề thú vị cũng đáng phải bàn.
Quốc lủi, một từ ghép “cọc cạch” với hai yếu tố Hán - Việt (quốc) và thuần Việt (lủi). Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học - NXB Đà Nẵng, 2014) đã thống kê tới 58 từ bắt đầu bằng chữ “quốc” này. Và khi lần tìm các cuốn từ điển tiếng Việt từ cổ chí kim, tôi cũng chỉ mới thấy có cuốn này chấp nhận đưa quốc lủi thành một từ riêng biệt, với định nghĩa: “rượu gạo nấu bằng phương pháp thủ công, có màu trong suốt, nồng độ cao”.
Cứ theo cách hiểu này thì mọi thứ rượu tự nấu ở nông thôn, từ loại vô danh tới loại có thương hiệu (như Làng Vân (Bắc Giang), Mẫu Đơn (Lạng Sơn), Bàu Đá (Bình Định),…) đều thuộc dòng “quốc lủi” kia cả. Quốc lủi còn theo chân du khách đi khắp thế giới nữa. Rất nhiều sinh viên nước ngoài học tiếng Việt, đều biết và biết rất rõ từ quốc lủi (giống như họ hiểu rõ các từ cơm bụi, quán cóc mộc tồn,…).
Đây là một từ do dân gian tự tạo hoàn toàn mang tính khẩu ngữ, không tuân thủ theo nguyên tắc cấu tạo từ Hán - Việt thông thường, có nghĩa là các yếu tố ghép với nhau phải đều là Hán - Việt (như quốc ca, quốc huy, quốc ngữ, quốc phòng, quốc sách,…). Lủi là từ thuần Việt, thường dùng để chỉ hành động của loài vật nào đó “chui luồn vào chỗ rậm, chỗ khuất để trốn”. Đến đây thì ta có thể nhận ra bóng dáng của nhân tố lịch sử trong việc xuất hiện tổ hợp từ này.
Bởi cũng theo Từ điển tiếng Việt (vừa dẫn), thì từ quốc lủi được chua thêm một đoạn với nghĩa xuất xứ: “thời Pháp thuộc thường phải nấu lậu”. Như vậy, việc tự tiện nấu rượu ngày xưa được coi là “quốc cấm”. Ai nấu hoặc buôn bán rượu này đều coi là phạm pháp. Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta từng gặp cảnh quan ta và quan Tây đi bắt rượu lậu. Nhưng người ta vẫn bí mật “nấu chui nấu lủi” để qua mặt nhà chức trách. Tôi không rõ là từ quốc lủi này có đúng là đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc hay không nhưng rõ ràng, nó được sử dụng khá phổ biến vào những năm thuộc thập niên 60-70 của thế kỉ trước (và bây giờ thì lan ra khắp cả nước).
Lúc đó, trong thời chiến tranh “thóc cao gạo kém”, Nhà nước cũng cấm việc nấu rượu tràn lan, để tiết kiệm lương thực và giữ gìn an toàn thực phẩm. Nhưng rồi, rượu ngang nấu chui vẫn ngang nhiên tồn tại và lưu hành không chính thức ngoài luồng. Có lẽ đây là căn cứ để dân gian đặt ra định ngữ “quốc lủi”. Đầu tiên cũng chỉ là một lối nói mang tính đàm tiếu, vui vẻ. Thế rồi, quen miệng và cũng vì từ này nghe lạ tai, ngồ ngộ nên nó mau chóng đi vào giao tiếp cộng đồng và xuất hiện khá nhiều trên báo chí.
Về chính tả, hiện tại có hai cách viết: “quốc lủi” và “cuốc lủi”. Đây lại là một sự “chuyển di” kế tiếp. Bởi quốc và cuốc đọc đồng âm song lại có nghĩa khác nhau. Một bên là thành tố chỉ “nước” (quốc gia), bên kia là một loại “chim nhỏ, hơi giống gà, sống ở bờ bụi gần nước” (lủi như cuốc). Điều thú vị là, do hành vi “lủi” đi với “(con) cuốc” lại phù hợp về ngữ nghĩa hơn nên khi phát âm, người ta dễ liên tưởng và cũng cảm thấy hay hơn. Và chẳng bao lâu, anh “quốc” chỉ giang sơn bờ cõi phải nhường chỗ cho anh “cuốc” chỉ chuyên chui lủi nơi bờ tre gốc dứa..
Ngày nay, lương thực dồi dào, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường và sự quản lí pháp luật tốt hơn, việc nấu rượu theo cách tự phát, thủ công không còn bị cấm đoán ngặt nghèo, nên món rượu quê có cơ hội phát triển, mở rộng. Về quê đi đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp “đặc sản” cao gạo này. Không còn cảnh nấu vụng uống trộm, nhưng việc định danh quốc lủi kia đã thành thói quen khó bỏ. Âu cũng là một “di chứng” của một thuở để lại trong lịch sử từ vựng tiếng Việt.
PGS-TS Phạm Văn Tình
(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) 


Lịch sử rượu quốc Lủi
Thế nhưng ở miền núi người ta vẫn nấu rượu và ở nông thôn vẫn có người nấu rượu chui. Thứ rượu này được dân ngoại thành nấu chui sau đổ vào cái bong bóng lợn. Các mẹ buôn rượu lậu buộc cái bong bóng lợn căng phồng những rượu vào bụng đem vào Hà Nội bán cho các tay bợm nghiện.
Ông trẻ tôi bảo thủa xưa, người Hà Nội toàn uống rượu Hoàng Mai đem lên bán. Về sau, người Pháp xây một lò rượu ở phố Nguyễn Công Trứ bây giờ gọi là rượu Ty và nắm độc quyền rượu. Trụ sở của nhà máy rượu lớn nhất nước này lúc ấy đóng tại khu đất nay là Đại sứ quán Cộng hòa Pháp góc đường Trần Hưng Đạo-Bà Triệu bây giờ. Trên cửa các đại lý rượu bao giờ cũng treo cái biển có chữ RA (Regie Alcohol).

Thực dân Pháp đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. Chúng thu được lợi nhuận béo bở trên đau khổ của biết bao gia đình Việt Nam. Cậu tôi kể rằng thời xưa trai gái trong làng lấy nhau phải nộp cheo cho làng. Khoản nộp cheo có nhiều thứ, trong đó có mục phải nộp 100 viên gạch để xây đường làng và theo lệ của chính quyền thuộc địa, người làm thủ tục kết hôn phải trình cái biên lai đã mua của ty rượu Phông-ten đủ một két mười chai rượu thì mới được làm thủ tục đăng ký.
Thời ấy, kẻ nào lơ mơ nấu rượu lậu thì bị phạt nặng hoặc đi tù mục xương nên ai cũng sợ. Có kẻ hại nhau đem bã rượu hay đồ nấu rượu chôn trộm vào nhà người khác rồi đi trình báo để hại người. Có lẽ vì thế mà các lò rượu tư nhân bị xóa sổ. Cũng từ đó người ta mới phổ biến trong dân gian một loại rượu khác với rượu do nhà máy Tây độc quyền nấu đó là "rượu lậu".
Còn một lối nói lóng khác cho thứ rượu ngang nấu lậu bán chui bán lủi ở thị trường Hà Nội, ấy là "rượu cuốc lủi".
Thời ấy, sau Hòa Bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, nhà máy rượu cũ lại tiếp tục sản xuất rượu và cồn. Nhà tôi ở ngay gần tường sau nhà máy nên mỗi khi nhà máy ủ rượu ai đi vào khu vực này cũng ngửi thấy một mùi thơm là lạ ngất ngây. Ấy là mùi rượu đang ủ men. Đôi khi cũng có bốc lên một mùi chua chua dìu dịu của bã rượu nóng. Bã rượu nhà máy thải ra theo các vòi lớn ngay cạnh đường Nguyễn Công Trứ. Người ta dùng những xe bò kéo trên chở thùng sắt chuyển bã rượu từ nhà máy về ngoại thành cho dân nuôi lợn. Chiếc xe bò nặng nề thủng thỉnh vừa đi vừa bốc khói nghi ngút bây giờ hình như đã vắng bóng trên đường Nguyễn Công Trứ. Tôi chưa bao giờ được vào trong nhà máy rượu này nhưng được biết nó là cái nhà máy rượu cổ nhất và lớn nhất ở Hà Nội vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.Nhà máy rượu của ta cũng sản xuất rượu nhưng nay không phải là rượu Tây nữa. Các đại lý RA cũng đã vĩnh viễn không còn dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Rượu của ta bây giờ mang cái tên mới là rượu quốc doanh. Việc nấu rượu lậu trong dân gian cũng bị cấm vì nhà nước Cách mạng không khuyến khích sử dụng lúa gạo vào việc nấu rượu. Khẩu hiệu cách mạng nêu ra thời kháng chiến là "Uống rượu là uống máu đồng bào". Thời ấy dùng lúa gạo, lương thực vào việc nấu rượu là có tội. Chế biến gạo thành các thứ ăn xa xỉ như bánh phở, bún... cũng không được khuyến khích vì phạm vào chính sách tiết kiệm lương thực.
Thế nhưng ở miền núi người ta vẫn nấu rượu và ở nông thôn vẫn có người nấu rượu chui. Thứ rượu này được dân ngoại thành nấu chui sau đổ vào cái bong bóng lợn. Các mẹ buôn rượu lậu buộc cái bong bóng lợn căng phồng những rượu vào bụng đem vào Hà Nội bán cho các tay bợm nghiện.
Cũng thời ấy, để phân biệt giữa thứ rượu do nhà máy quốc doanh sản xuất ra và thứ rượu lậu do dân quê nấu, người Hà Nội cũng như dân quê khắp nơi gọi thứ rượu lậu này là rượu quốc lủi. Cũng là quốc nhưng loại rượu nấu chui, nấu lủi này thì thiên biến vạn hóa. Nấu sau bếp, búi tre trong vườn hay trong chuồng lợn... và khi vận chuyển thì trốn công an, thuế vụ lủi hết chỗ này đến chỗ kia cứ y như con cuốc ngoài bờ ruộng lủi rõ nhanh khi có bóng người. Từ "Quốc/cuốc lủi" ra đời từ đấy và bây giờ tuy rượu đã được nấu tự do và bán rộng rãi mà người ta vẫn quen dùng.
Tôi kể dông dài thế cũng là để tự nhớ lại xem ngày hôm nay, người Hà Nội, trong đó có tôi và bạn bè tôi uống rượu như thế nào kẻo rồi ít năm nữa lại quên biến đi như một chuyện cổ tích lâu ngày.








No comments:

Post a Comment