Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 29 April 2020

Giai thoại văn học:
"THỦ KHOA NGHĨA VÀ BÀI THƠ TỨ HỶ"

"Tứ Hỷ" là một quan niệm của người Trung Hoa, có nghĩa là 4 điều vui mừng trong thiên hạ. Quan niệm này bắt nguồn từ bài thơ dân gian không rõ tác giả gọi là "Tứ Hỷ Thi" (bài thơ 4 điều vui mừng).Bài thơ này đã được các trường học ở thôn quê Trung Hoa ngày xưa dùng để dạy cho học sinh. Bài thơ được chép trong Dung Trai Tùy Bút của Hồng Mại đời Tống, nguyên văn (phiên âm Hán Việt) của bài thơ như sau:
久旱逢甘雨
他鄉遇故知
洞房花燭夜
金榜掛名時
Cửu hạn phùng cam vũ
 
Tha hương ngộ cố tri
Động phòng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh thì



Dịch nghĩa:
Nắng lâu gặp mưa rào
Xa quê gặp bạn cũ
Đêm động phòng hoa chúc
Lúc thi đỗ, tên đề trên bảng vàng
Đại khái, bốn trường hợp ấy đều là những trường hợp mừng vui trong thiên hạ.

Tuy nhiên, theo thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (là người vốn không ưa những người nịnh nọt văn chương Trung Hoa) bàn rằng: nếu chỉ ngần ấy thôi mà đã mừng, thì cái mừng ấy hãy còn chưa rõ ý, chưa phải là điều mừng vui nhất. Cụ thể như sau:
• Câu thứ nhất: nếu nắng hạn 1 hay 2 tháng mà gặp trời mưa thì cũng chỉ là việc bình thường của thời tiết mà thôi.
• Câu thơ thứ 2: khi một người xa quê hương (từ làng này sang làng kia) mà gặp người quen, bạn cũ cũng không có gì gọi là vui mừng lắm.
• Câu thứ 3: trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, tất cả phải trải qua đêm hoa chúc vợ chồng là điều hiển nhiên. Ngày nào vợ chồng cũng có thể gần gũi thì mọi chuyện lại trở nên bình thường.
• Câu thứ 4: Học trò đi thi, học hành chăm chỉ, đỗ đạt công danh, tên đề trên bảng vàng cũng chỉ là chuyện thường ngày trong lịch sử từ trước tới nay.








Tóm lại, giai thoại về cụ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa với bài thơ "Tứ hỷ" của Trung Hoa là một trong những giai thoại dí dỏm đề cao tinh thần yêu thơ và sự sáng tạo trong văn chương.

(Sưu tầm trên mạng)

No comments:

Post a Comment