Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 27 August 2020

Ai về cầu ngói Thanh Toàn (II) | Phanxipăng
Add caption      







  

                            Cầu ngói Dạ Lê


Ru em,em thét cho muồi,

Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu.

Mua vôi chợ Quán , chợ Cầu.

Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh.

ChợDinh bán áo con trai,

Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim!


 -Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,

Sông An Cựu nắng đục mưa trong

-Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn,

Cho em về với một đàn cho vui.

Ai về Cầu Ngói Dạ Lê,

Cho em về với thăm quê bên chồng

 

-Một nhà sinh đặng ba vua
​Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
Hoặc:
Một nhà sinh đặng ba vua
Một vua chết đói hai vua đi đày.

Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn 
Ông là Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị có 29 hoàng tử và 35 công chúa 

Ông có 3 người con là vua: 
- Vua Kiến Phúc: Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), con thứ ba của Kiên Thái vương và bà Bùi Thị Thanh. Là vua thứ 7 triều Nguyễn - Vua Hàm Nghi: Vua Hàm Nghi tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明), con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn.
- Vua Đồng Khánh con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Là vua thứ 9 triều Nguyễn 

Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái. 
- Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888. 
- Vua Đồng Khánh len ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi. 

Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài" 

Tuy là một nhà. Nhưng vua Hàm Nghi là anh em cùng cha khác mẹ với 2 vua kia.

 CẦU TRƯỜNG TIỀN

 Hue, le pont Trang Tien.jpg

Năm 1897, cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế và hoàn thành vào năm 1899. Đến nay, cây cầu đã nối đôi bờ sông Hương trong suốt 114 năm dài và có tuổi đời nhiều hơn cầu Long Biên ở Hà Nội (1899-1902).
Cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: cầu Thành Thái (tên Vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17) và cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn.
 
Cầu Trường Tiền, hình ảnh gắn liền với mảnh đất cố đô.
 
 
Khi hoàn thành, cầu có 6 nhịp dầm thép hình vành lược, dài 402 m, lòng cầu 6m, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cầu Trường Tiền duyên dáng trên mảnh đất thơ mộng đã trải qua nhiều thay đổi và những biến cố đau thương, thăng trầm cùng mảnh đất cố đô.
Năm 1904, cơn bão lịch sử xô đổ cây cầu thép, nhiều đoạn bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép. Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ, có các ban công phình rộng ra để nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh đường qua lại. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt - Pháp. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Cho tới năm 1991, cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa, kéo dài trong 5 năm (1991-1995). Năm 2002, cầu được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại.
 
Khách quốc tế cũng thích thú với cầu Trường Tiền
 
Vị trí và số phận trong suốt hơn 100 năm đã làm cầu Trường Tiền trở thành một phần trong lịch sử mảnh đất cố đô. Cho dù có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu…cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu tiêu biểu nhất của xứ Huế mộng mơ.
Đi qua xứ Huế hôm nay, du khách vẫn muốn đi qua cây cầu Trường Tiền duyên dáng để thấy những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, những tà áo dài tím thướt tha, những con thuyền lặng lẽ dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu rất Huế.
 

 “Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Mấy lâu ni mang tiếng chịu lời
Có xa nhau chăng nữa, cũng tại ông trời mà xa.”

 -Cầu TrườngTiền sáu vài mười hai nhịp

Ai qua rồi xin kịp về mau ,

Kẻo mai tê bóng xế qua cầu,

Bạn còn thương bạn biết nơi đâu mà tìm!

                                          OTTAWA27VIII 2020

No comments:

Post a Comment