Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 26 August 2020

SƠN TRUNG DICH THƠ ĐƯỜNG

 

HOÀI THƯỢNG BIỆT HỮU NHÂN


Hoài thượng biệt hữu nhân - Trịnh Cốc
Dương Tử giang đầu dương liễu xuân, 
Dương hoa sầu sát độ giang nhân. 
Sổ thanh phong địch ly đình vãn, 
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.



淮上別友人 - 鄭谷
揚子江頭楊柳春, 
楊花愁殺渡江人。 
數聲風笛離亭晚, 
君向瀟湘我向秦。



Trên sông Hoài từ biệt bạn (Người dịch: Hoàng Giáp Tôn)
Đầu Dương Tử liễu xuân tươi, 
Hoa dương liễu chết lòng người sang sông. 
Đình chiều biệt tiếng sáo lồng, 
Anh Tiêu Tương tới, tôi mong về Tần.



  1. Bình:
  2. Trịnh Cốc là thi sĩ thời Đường. Năm 7 tuổi đã làm thơ. Đậu tiến sĩ năm Niên hịêu Quang Khải III ( 887 ) ra làm quan, tới chức ‘’ Đô Quan Lang Trung ‘’. Ông có 9 người bạn thân, thường sướng họa rất tương đắc. Người đương thời gọi là ‘’Phương Lâm Thập Triết’’.
  3. Trong thi văn không thiếu những bài thơ tiễn bạn. Nhưng bài ‘’ Hoài Thượng Biệt Cố Nhân’’ của ông được nhiều người ưa thích bởi cách dùng chữ và lối xử dụng điển tích thích hợp.
  4. Ông có người bạn thân nơi xa tới thăm, ở chơi môt thời gian dài. Khi về, thi sĩ đưa chân tới ngã ba khúc sông Tiêu Tương.
  5. Ngày chia tay, vào môt chiều xuân. Những cây liễu trên bờ đầu sông Dương Tử, lá xanh biếc, điểm suyết hoa vàng rực rỡ. Hoa dương càng đẹp thì lòng ông càng buồn đứt ruôt ( dương hoa sầu sát ) bởi vì sắp phải chia tay ‘’ cố nhân’’, người bạn tương đắc, quen biết nhau từ thuở đi học, cái tâm trạng của ông:
  6.  

  7. Đang sầu ly biệt thì tiếng sáo chiều ở Ly Đình vọng tới càng làm nát lòng thêm:
  8. Sổ thanh phong địch Ly Đình vãn.


Tiếng sáo buồn thảm Ly Đình chưa dứt, thì tới ngã ba sông là nơi thi sĩ bịn rịn chia tay bạn. Núi sông cách trở, có lẽ còn lâu lắm mới gặp lại nhau! Tuổi già, gặp được bạn quý lần nào là vui lần đó.
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.
Cái tên Tiêu và Tương cũng gợi mối sầu ly biệt. Sông Tiêu từ tỉnh Hồ Nam đổ vào Tương giang, sông này phát nguyên từ Quảng Tây vào Đông Đình Hồ. Tiêu Tương nhắc tới sự tích nàng Lương Ý yêu cậu học trò nghèo Lý Sinh ở cùng vùng sông Tương, mà hai người không lấy được nhau. Lương Ý làm môt bài thơ than thở:
Chàng tại đầu sông Tương.
Thiếp ở cuối sông Tương.
Cùng ở đây mà chẳng thấy nhau.
Cùng uống nước sông Tương.
( Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ.
Tương cố , bất tương kiến
Cộng ẩm Tương giang thủy)
 Bản dịch của Tản Đà

Từ ngày anh bước ra đi,
Cửi canh bỏ dở, nghĩ gì sửa sang.
Nhớ anh như nguyệt trong gương,
Tiêu hao ánh sáng, đêm thường lại đêm.

Nguồn: Tạp chí Ngày nay, số 116, 26-6-1938
 

Bản dịch của Ngô Tất Tố

 Từ ngày chàng bước chân đi
Cái khung dệt cửi chưa hề đụng tay
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vầng sáng hay gầy đêm đêm.

 
 Bản dịch của Trần Trọng Kim

Từ ngày anh ở nhà đi,
Cái khung cửi cũ, chẳng hề mó tay.
Nhớ anh như thể trăng đầy,
Mỗi đêm mỗi thấy sụt gầy vẻ thanh.

Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
 
SƠN TRUNG dịch 
 
Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhìn nhau mà chẳng thấy
Cùng uống nước sông Tương!
  



滿

 

Tự quân chi xuất hĩ kỳ 2

Tự quân chi xuất hĩ,
Bất phục lý tàn ky (cơ).
Tư quân như mãn nguyệt,
Dạ dạ giảm quang huy.

 

Dịch nghĩa

Từ buổi chàng ra đi
Thiếp không buồn sửa cái khung cửi bị hỏng
Thiếp nhớ chàng như vầng trăng tròn đầy kia
Cứ đêm đêm lại giảm dần ánh sáng

 

                                                26VIII2220 

No comments:

Post a Comment