Đã đến lúc phải tẩy chay Trung Quốc
Charles Kolb - Lược dịch (CTV Danlambao)
- Hành động dẫn đến hậu quả; hệ tư tưởng cũng vậy. Bây giờ chúng ta
biết rằng chính phủ Trung Quốc đã mở rộng nỗ lực ngăn chặn việc phổ biến
kịp thời thông tin về sự bùng phát coronavirus của Vũ Hán. Những thông
tin y tế quan trọng đã bị giữ lại và các chuyên gia y tế cố gắng cảnh
báo công chúng đã bị đe dọa và/hoặc bịt miệng. Một người "thổi còi" sớm
là một bác sĩ ở tuổi ba mươi, sau đó đã chết vì virus.
Những hành động này xuất phát trực tiếp từ bản chất độc đoán của đảng
Cộng sản Trung Quốc, hệ tư tưởng độc đảng kiểm soát tất cả và né tránh
bất cứ điều gì có thể gây bất ổn xã hội hoặc làm suy yếu hình ảnh, quyền
lực của ĐCSTQ.
Thế giới bây giờ phải đối mặt với hậu quả của hành vi đáng lên án của
ĐCSTQ. Hàng trăm ngàn người có thể chết, hàng triệu người phải đối diện
với thất nghiệp và kinh tế khó khăn, hàng nghìn tỷ đô la sẽ được dùng để
xây dựng lại nền kinh tế, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng. Thiệt hại về
con người và kinh tế ở mức đáng kinh ngạc.
Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Hoa Kỳ phải bảo rằng: (1) có sự giải
thích đầy đủ về nguồn gốc của coronavirus Vũ Hán, (2) Trung Quốc phải
nhận lãnh các hình phạt kinh tế vì các tác hại mà các nhà lãnh đạo đã
gây ra và (3) chính phủ Trung Quốc cam kết công khai và minh bạch trong
tương lai.
Internet tràn ngập những câu chuyện (một số hoặc tất cả trong số đó có
thể là tin tức giả) rằng virus Vũ Hán xuất phát từ một tai nạn tại một
hoặc nhiều cơ sở nghiên cứu vi rút ở tỉnh Hồ Bắc. Hãy xác định nguồn gốc
coronavirus, sự lây truyền của nó, tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong ở
Trung Quốc và các nơi khác thông qua một ủy ban quốc tế độc lập, chứ
không phải là Tổ chức Y tế Thế giới nghiêng về Trung Quốc.
Gần 40 năm trước, các quốc gia đã thi hành các lệnh trừng phạt đối với
Nam Phi để buộc chế độ đó của nước này phải chấm dứt phân biệt chủng
tộc. Những biện pháp trừng phạt đã được chứng minh là đúng về mặt đạo
đức và có hiệu quả.
Ngày nay, Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các nhóm
thiểu số tôn giáo, liên tục phổ biến dữ liệu không đáng tin cậy về một
số vấn đề quốc tế quan trọng, ngang nhiên đánh cắp tài sản trí tuệ và
dựng tường lửa chặn công dân truy cập internet.
Trung Quốc muốn thụ hưởng những lợi ích của nền thị trường toàn cầu cạnh
tranh trong khi vẫn duy trì một chính phủ và xã hội khép kín, không
minh bạch. Trung Quốc không thể có cả hai. Hoặc là phải cam kết cởi mở,
minh bạch và khoan dung, hay là sẽ bị phong toả kinh tế và chính trị như
Nam Phi. Thế giới bây giờ đã nhìn thấy tác hại đến từ một xã hội độc
đoán, khép kín. Cho đến khi Trung Quốc thay đổi hành vi của mình, hãy
tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc.
Các công ty nên xác định rõ nơi sản phẩm được sản xuất, lắp ráp và nếu
có những bộ phận rời nào đến từ Trung Quốc. Người tiêu dùng sau đó có
thể đưa ra lựa chọn sáng suốt.
Chúng ta đã chuyển quá nhiều lãnh vực quan trọng của nền kinh tế ra nước
ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Chúng ta nên xét lại vấn đề toàn cầu
hóa, chiều rộng và chiều sâu của nó. Tôi từ lâu đã (và vẫn) là một người
ủng hộ toàn cầu hóa với thông tin liên lạc và công nghệ thông tin bản
đảm mức độ tích cực, kết nối toàn cầu. Nhưng toàn cầu hóa lành mạnh cũng
phải kéo theo các cam kết về tính công khai và minh bạch.
Sự gián đoạn gây ra bởi toàn cầu hóa có thể tạo ra những chi phí kinh tế
và xã hội đáng kể chưa được xem xét đúng đắn bởi phân tích lợi ích chi
phí nghiêm ngặt. Trong nhiều thập kỷ, các công ty tư vấn nổi tiếng và
các công ty khác đã thúc đẩy tối đa hóa giá trị cổ đông bằng cách giảm
chi phí sản xuất và chuyển chi phí lao động sang các nước có chi phí
thấp hơn.
Bây giờ, cũng các công ty đó nên thực hiện một phân tích toàn diện để
đối chiếu lợi ích của toàn cầu hóa với các chi phí kinh tế và xã hội,
cũng như các tác động an ninh quốc gia, kinh tế và sức khỏe liên quan
đến việc "thuê ngoài dịch vụ" (outsourcing).
Cuộc sống không phải chỉ ở chuyện mua thấp, bán cao. Ngay cả người khởi
xướng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, Adam Smith, đã nhận ra giá trị
nội tại và tầm quan trọng quan trọng của các cộng đồng mạnh mẽ, sôi
động. Trong khi vốn ngày nay có thể quay vòng trên toàn thế giới trong
một nano giây, lao động ít di động hơn nhiều. Chính phủ phải xác định
những ngành công nghiệp, hàng hóa, dịch vụ (như chăm sóc sức khỏe) và
công nghệ là ưu tiên quốc gia.
Hãy rõ ràng về các chi phí (không phải chỉ lợi ích) liên quan đến
outsourcing - "thuê ngoài dịch vụ": trung tâm đô thị mục nát, nghiện
ngập, tử vong liên quan (bao gồm tự tử), ngân sách cho thất nghiệp và hỗ
trợ điều chỉnh thương mại (thường không hiệu quả) và chi phí đào tạo
lại. Khi những yếu tố đó được xem xét thì cái giá thực sự phải trả của
outsourcing có đáng hay không?
Hãy để tôi nói rõ ràng: mối quan tâm của tôi là đối với hành vi của đảng
Cộng sản Trung Quốc chứ không phải là đối với người dân Trung Quốc hoặc
người Mỹ gốc Hoa. Chúng ta nên chào đón Trung Quốc như một đối thủ cạnh
tranh kinh tế, giống như chúng ta cạnh tranh với Liên minh châu Âu và
các quốc gia thành viên. Nhưng Trung Quốc không phải là Pháp.
Tổng thống Trump coi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là bạn của ông.
Ông Tổng thống, Tập Cận Bình không phải là bạn của ông: ông ta là một
đối thủ cạnh tranh khốc liệt đang dẫn đầu một chính phủ quyết tâm thay
thế nền dân chủ tự do phương Tây bằng sự cai trị độc đoán của Trung
Quốc.
Trung Quốc là một Nam Phi mới. Đã đến lúc chúng ta phải mạnh bạo, kiên
quyết, đặt nguyên tắc và không tha thứ cho đến khi Trung Quốc thay đổi
hướng đi. Hãy phá vỡ bức tường lửa Trung Quốc. Mối đe dọa mà chúng ta
đang đối diện là tương lai của nền dân chủ phương Tây và trật tự thế
giới tự do.
Charles Kolb từng là Phó Trợ lý của Tổng thống George H.W. Bush về Chính sách đối nội từ 1990-1992.
Nguồn:
Lược dịch:
No comments:
Post a Comment