Kiến nghị Tổng Giám đốc WHO từ chức!
Tính đến ngày 9 tháng 4, đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi ông
Tedros từ chức trên trang mạng change.org được dịch ra nhiều ngôn ngữ
khác nhau, trong đó có tiếng Việt, đã thu hút được hơn 775.000 chữ ký
của cộng đồng quốc tế.
Osuka Yip, tác giả của đơn kiến nghị này cho rằng ông Tedros đã quá tin tưởng thông tin do chính quyền Trung Quốc đưa ra về dịch bệnh mà không chủ động lên kế hoạch độc lập để điều tra và xác minh số ca tử vong và lây nhiễm của Hoa Lục. Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới phải đóng vai trò trung lập trong vấn đề chính trị.
Trước vấn đề trên, bác sĩ Phạm Nhật An trong cuộc phỏng vấn cùng RFA cho biết ý kiến cá nhân của mình rằng lần này, phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về dịch Covid-19 có phần chậm chạp:
“Theo ý kiến cá nhân và một số trao đổi với các đồng nghiệp ở đây thì thấy Tổ chức Y tế Thế giới lần này phản ứng không được hiệu quả lắm và cũng không kịp thời lắm. Cho nên nhiều người nói tổ chức y tế thế giới hiện nay có chức năng và hiệu lực kém hơn trước.
Vai trò dẫn dắt trong việc phòng chống dịch trong đợt này rõ ràng được nhận thấy là chưa có hiệu quả tốt. Việc xử lý của mỗi nước nó khác nhau và hiệu quả nó khác nhau; trong điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới người ta cho rằng đã cảnh báo dịch muộn và đưa hướng dẫn chung muộn, vì Tổ chức Y tế Thế giới từ xưa đến nay họ vẫn đóng vai trò dẫn dắt. Lần này nghe rằng họ chưa làm tốt cho đợt dịch này.”
Theo nhận định của ông An, trong đợt này WHO chưa theo kịp yêu cầu trong trọng trách dẫn dắt hệ thống y tế của thế giới một cách kịp thời, hiệu quả. Lý do vì trước khi có công bố đại dịch rất lâu, trong giới y tế đã có thông tin từ một nhà khoa học cảnh báo trước về nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho rằng với vai trò của tổng giám đốc một tổ chức y tế, ông Tedros cần phải tập trung vào vấn đề quan trọng nhất là y tế và sức khỏe toàn cầu và không thể đem sức ép của chính trị từ bất cứ quốc gia nào để lấy lý do cho việc không công bố thông tin về đại dịch kịp thời:
“Có rất nhiều nguồn tin cho rằng tổ chức này (WHO) họ cũng bị sức ép chính trị từ phía chính quyền Trung Quốc, nên mọi việc họ làm từ ngày xảy ra dịch virus Vũ Hán đến nay họ đều có vẻ né tránh và bao che cho việc chính quyền cộng sản Trung Quốc và trách nhiệm của Trung Quốc. Do vậy, tôi nghĩ rằng nó là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thông tin không đúng và gây nên cho tình hình (đại dịch) hiện nay.”
Đồng tình, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đặt dấu chấm hỏi cho việc ông Tedros thiên vị với phía Trung Quốc và đi theo những nhận định từ chính quyền nước này khi tuyên bố những thông tin về dịch Covid-19:
“Theo quan sát, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới từ lúc đầu khi lộ ra thông tin của dịch Covid-19 này, rất nhiều người trong đó có tôi cũng đặt dấu hỏi to là vì sao mà Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới có vẻ như thiên vị với Trung Quốc và thông đồng với phía Trung Quốc trong việc nhận định về cái dịch này. Thậm chí kể cả khuyến cáo cần thiết, tuyên bố về mức độ nguy hiểm của nạn cúm cũng rất chậm chạp cũng những các biện pháp để hạn chế lây lan của cái dịch này.”
Theo ý kiến ông Tạo, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra các nhận định khuyến cáo sai lầm, như khi ông Tedros đã không tán thành việc Hoa Kỳ ra tuyên bố đóng cửa biên giới với một số nước để ngăn chặn việc lây nhiễm. Tiếp theo là vấn đề đặt tên cho coronavirus chủng mới, ông Tedros đã có phần lúng túng khi phải đổi tên dịch bệnh này vài lần trước khi quyết định với tên chính thức là Covid-19 như hiện nay:
“Đặc biệt là chuyện tên của con virus, ông ấy lúng túng phải đổi tên 2-3 lần, tránh né việc nó xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Tại aso phải tránh né? Một trong những lý do đưa ra là vì như vậy là kỳ thị, cái đấy chỉ xảy ra một lần thôi. Nhưng trong lịch sử có dịch cúm Tây Ban Nha, hay Ebola (châu Phi)…v.v. đều có tên từ địa phương, quốc gia, vùng miền, nhưng dứt khoát tránh né, không đụng đến Trung Quốc và đặt tên rất quái đản, khó nhớ.”
Về chiến dịch yêu cầu Tổng Giám đốc WHO Tedros từ chức, nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết ông cũng băn khoăn về vấn đề này:
“Tôi có cảm giác rằng đây là một tổ chức gần như nó chỉ mang tính khuyến cáo ở cộng đồng. Đây là việc mà rất nhiều người muốn ông (Tổng Giám đốc) từ chức, nhưng mà tôi cũng băn khoăn việc ông có nên từ chức hay không hay ông ấy có chịu từ chức hay không; liệu việc ông ấy từ chức sẽ có một tác dụng to lớn nào hay không.”
Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo, ông Tedros nên từ chức khi có rất nhiều người trong cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối vai trò của ông. Cũng theo ông Tạo, vai trò của ông Tedros trong cương vị của một tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới lần này yếu kém trong phương thức phòng chống lây nhiễm dịch bệnh và tuyên bố thông tin về đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc còn rất chậm chạp:
“Đặc biệt, chính trị là việc của chính trị, nhưng ông Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới không phải là nhà chính trị; ông ấy có chuyên môn là một nhà khoa học, nên phải có tính nhanh nhẹn và chính xác. Về chuyên môn như thế, tôi chor ằng ông ấy không đạt được. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều nước hiện nay cũng chịu hậu quả rất nặng nề do cái cách làm việc của ông Tổng GĐ của Tổ chức Y tế Thế giới này.
Tôi có quan sát thông tin của truyền thông cả nước ngoài và Việt Nam đưa tin, tôi nghĩ ông này không minh bạch trong việc thông báo thông tin về cái dịch này xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc”
Theo nguồn thông tin của của trang báo Ethiopia Nege thuộc quốc gia Ethiopia, nơi sinh ra của ông Tedros Adhanim Ghebreyesus, ông Tedros từng nắm chức kiến trúc sư trưởng của đảng cộng sản Ethiopia Tigray People’s Liberation Front (TPLF) (tạm dịch Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray). Chế độ độc tài của đảng cộng sản TPLF đã bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án cho tội ác chống lại loại người và sự tàn bạo đối với người dân Ethiopia trong 27 năm cầm quyền.
Chính vì lẽ đó, trong cuộc vận động tranh cử chức Tổng Giám đốc WHO vào năm 2017 của ông Tedros, đã có rất nhiều người, nhất là những cộng đồng dân tộc Ethiopia đã trực tiếp bị ảnh hưởng dưới quyền của Đảng Cộng sản TPLF, lên tiếng phản đối; trong đó, có bức thư của nhóm tổ chức dân sự phi lợi nhuận Amhara Professionals Union (APU) tại Washington DC, gồm các thành viên có gốc gác của nhóm dân tộc Amhara thuộc quốc gia Ethiopia, nêu lên những lý do vì sao không nên đề cử ông Tedros vào chức Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các mục trong bức thư này có kể đến vai trò của ông Tedros khi còn nắm quyền trong Đảng Cộng sản TPLF.
Osuka Yip, tác giả của đơn kiến nghị này cho rằng ông Tedros đã quá tin tưởng thông tin do chính quyền Trung Quốc đưa ra về dịch bệnh mà không chủ động lên kế hoạch độc lập để điều tra và xác minh số ca tử vong và lây nhiễm của Hoa Lục. Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới phải đóng vai trò trung lập trong vấn đề chính trị.
Trước vấn đề trên, bác sĩ Phạm Nhật An trong cuộc phỏng vấn cùng RFA cho biết ý kiến cá nhân của mình rằng lần này, phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về dịch Covid-19 có phần chậm chạp:
“Theo ý kiến cá nhân và một số trao đổi với các đồng nghiệp ở đây thì thấy Tổ chức Y tế Thế giới lần này phản ứng không được hiệu quả lắm và cũng không kịp thời lắm. Cho nên nhiều người nói tổ chức y tế thế giới hiện nay có chức năng và hiệu lực kém hơn trước.
Vai trò dẫn dắt trong việc phòng chống dịch trong đợt này rõ ràng được nhận thấy là chưa có hiệu quả tốt. Việc xử lý của mỗi nước nó khác nhau và hiệu quả nó khác nhau; trong điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới người ta cho rằng đã cảnh báo dịch muộn và đưa hướng dẫn chung muộn, vì Tổ chức Y tế Thế giới từ xưa đến nay họ vẫn đóng vai trò dẫn dắt. Lần này nghe rằng họ chưa làm tốt cho đợt dịch này.”
Theo nhận định của ông An, trong đợt này WHO chưa theo kịp yêu cầu trong trọng trách dẫn dắt hệ thống y tế của thế giới một cách kịp thời, hiệu quả. Lý do vì trước khi có công bố đại dịch rất lâu, trong giới y tế đã có thông tin từ một nhà khoa học cảnh báo trước về nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho rằng với vai trò của tổng giám đốc một tổ chức y tế, ông Tedros cần phải tập trung vào vấn đề quan trọng nhất là y tế và sức khỏe toàn cầu và không thể đem sức ép của chính trị từ bất cứ quốc gia nào để lấy lý do cho việc không công bố thông tin về đại dịch kịp thời:
“Có rất nhiều nguồn tin cho rằng tổ chức này (WHO) họ cũng bị sức ép chính trị từ phía chính quyền Trung Quốc, nên mọi việc họ làm từ ngày xảy ra dịch virus Vũ Hán đến nay họ đều có vẻ né tránh và bao che cho việc chính quyền cộng sản Trung Quốc và trách nhiệm của Trung Quốc. Do vậy, tôi nghĩ rằng nó là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thông tin không đúng và gây nên cho tình hình (đại dịch) hiện nay.”
Đồng tình, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đặt dấu chấm hỏi cho việc ông Tedros thiên vị với phía Trung Quốc và đi theo những nhận định từ chính quyền nước này khi tuyên bố những thông tin về dịch Covid-19:
“Theo quan sát, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới từ lúc đầu khi lộ ra thông tin của dịch Covid-19 này, rất nhiều người trong đó có tôi cũng đặt dấu hỏi to là vì sao mà Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới có vẻ như thiên vị với Trung Quốc và thông đồng với phía Trung Quốc trong việc nhận định về cái dịch này. Thậm chí kể cả khuyến cáo cần thiết, tuyên bố về mức độ nguy hiểm của nạn cúm cũng rất chậm chạp cũng những các biện pháp để hạn chế lây lan của cái dịch này.”
Theo ý kiến ông Tạo, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra các nhận định khuyến cáo sai lầm, như khi ông Tedros đã không tán thành việc Hoa Kỳ ra tuyên bố đóng cửa biên giới với một số nước để ngăn chặn việc lây nhiễm. Tiếp theo là vấn đề đặt tên cho coronavirus chủng mới, ông Tedros đã có phần lúng túng khi phải đổi tên dịch bệnh này vài lần trước khi quyết định với tên chính thức là Covid-19 như hiện nay:
“Đặc biệt là chuyện tên của con virus, ông ấy lúng túng phải đổi tên 2-3 lần, tránh né việc nó xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Tại aso phải tránh né? Một trong những lý do đưa ra là vì như vậy là kỳ thị, cái đấy chỉ xảy ra một lần thôi. Nhưng trong lịch sử có dịch cúm Tây Ban Nha, hay Ebola (châu Phi)…v.v. đều có tên từ địa phương, quốc gia, vùng miền, nhưng dứt khoát tránh né, không đụng đến Trung Quốc và đặt tên rất quái đản, khó nhớ.”
Về chiến dịch yêu cầu Tổng Giám đốc WHO Tedros từ chức, nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết ông cũng băn khoăn về vấn đề này:
“Tôi có cảm giác rằng đây là một tổ chức gần như nó chỉ mang tính khuyến cáo ở cộng đồng. Đây là việc mà rất nhiều người muốn ông (Tổng Giám đốc) từ chức, nhưng mà tôi cũng băn khoăn việc ông có nên từ chức hay không hay ông ấy có chịu từ chức hay không; liệu việc ông ấy từ chức sẽ có một tác dụng to lớn nào hay không.”
Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo, ông Tedros nên từ chức khi có rất nhiều người trong cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối vai trò của ông. Cũng theo ông Tạo, vai trò của ông Tedros trong cương vị của một tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới lần này yếu kém trong phương thức phòng chống lây nhiễm dịch bệnh và tuyên bố thông tin về đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc còn rất chậm chạp:
“Đặc biệt, chính trị là việc của chính trị, nhưng ông Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới không phải là nhà chính trị; ông ấy có chuyên môn là một nhà khoa học, nên phải có tính nhanh nhẹn và chính xác. Về chuyên môn như thế, tôi chor ằng ông ấy không đạt được. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều nước hiện nay cũng chịu hậu quả rất nặng nề do cái cách làm việc của ông Tổng GĐ của Tổ chức Y tế Thế giới này.
Tôi có quan sát thông tin của truyền thông cả nước ngoài và Việt Nam đưa tin, tôi nghĩ ông này không minh bạch trong việc thông báo thông tin về cái dịch này xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc”
Theo nguồn thông tin của của trang báo Ethiopia Nege thuộc quốc gia Ethiopia, nơi sinh ra của ông Tedros Adhanim Ghebreyesus, ông Tedros từng nắm chức kiến trúc sư trưởng của đảng cộng sản Ethiopia Tigray People’s Liberation Front (TPLF) (tạm dịch Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray). Chế độ độc tài của đảng cộng sản TPLF đã bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án cho tội ác chống lại loại người và sự tàn bạo đối với người dân Ethiopia trong 27 năm cầm quyền.
Chính vì lẽ đó, trong cuộc vận động tranh cử chức Tổng Giám đốc WHO vào năm 2017 của ông Tedros, đã có rất nhiều người, nhất là những cộng đồng dân tộc Ethiopia đã trực tiếp bị ảnh hưởng dưới quyền của Đảng Cộng sản TPLF, lên tiếng phản đối; trong đó, có bức thư của nhóm tổ chức dân sự phi lợi nhuận Amhara Professionals Union (APU) tại Washington DC, gồm các thành viên có gốc gác của nhóm dân tộc Amhara thuộc quốc gia Ethiopia, nêu lên những lý do vì sao không nên đề cử ông Tedros vào chức Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các mục trong bức thư này có kể đến vai trò của ông Tedros khi còn nắm quyền trong Đảng Cộng sản TPLF.
No comments:
Post a Comment