Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 October 2016

ĐẶNG CHIÍ HÙNG = THUY KHUÊ= KÝ HUY PHƯƠNG

ĐẶNG CHIÍ HÙNG * ĐỔI THAY SẼ TỚI

ĐỔI THAY SẼ TỚI TỪ NGƯỜI DÂN NẾU
Đặng Chí Hùng

Trong nhiều ngày qua, càng gần đến đại hội đảng CSVN lần thứ 12 thì có nhiều đồn đoán, thông tin xuôi ngược. Nhưng liệu những động thái xếp ghế, phân chia quyền lực hay đấu đá nội bộ có ảnh hưởng gì đến cục diện chính trị của cả đất nước Việt Nam hay không ?. Có lẽ chúng ta cần phải nhận xét một số vấn đề dưới đây để thấy rõ nhất.
Đầu tiên, có rất nhiều người cả phe đảng và bên phía đấu tranh cho rằng đảng CSVN có hai phe là thân Mỹ – đại diện là Nguyễn Tấn Dũng và phe thân Tàu – đại diện là Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Không có phe nào thân Mỹ cả. Đảng CSVN chỉ thân Tàu và bán nước cho Tàu, còn đối với Mỹ thì đảng CSVN đi dây để duy trì sự tồn tại. Kinh tế và chính trị thì đảng CSVN để cho Trung Cộng thao túng, chi phối. Để kéo dài màn kịch “nhân quyền” thì đảng CSVN bám vào Mỹ nhằm mị dân. Không phải Mỹ không biết điều đó, nhưng nên nhớ rằng Mỹ chỉ vì lợi ích của quốc gia họ, trong chừng mực nào đó khi họ cần CSVN thì họ chấp nhận cho CSVN “lá mặt lá trái”. Mỹ đã từng bán đứng Miền Nam, giết hại cố TT Ngô Đình Diệm thì chuyện họ để cho CSVN tồn tại là chuyện bình thường. Nếu thật sự Mỹ muốn giết đảng CSVN thì chỉ không quá 1 năm bằng việc bóp nát kinh tế, đảng CSVN sẽ “ đi về nơi xa” mà thôi.

Nguyễn Tấn Dũng được cho là “thân Mỹ” khi có con gái, con rể là công dân Mỹ. Nhưng những việc cúi lạy Tàu cộng, đàn áp biểu tình chống Tàu thì rõ ràng Dũng chỉ là tên lươn lẹo không hơn không kém. Chưa kể, bất cứ một vị trí nào muốn ngoi lên trong bộ máy CSVN đều phải xin ý kiến Tàu cộng. Mà ba Dũng không là ngoại lệ. Nếu thật sự thân Mỹ thì với quân đội, côn an trong tay có lẽ ba Dũng đã cho phe Trọng lú đi bán muốn từ khuya rồi. Có chăng cuộc đấu đá giữa Trọng – Dũng cũng chỉ là cuộc đấu đá tranh xôi thịt của những kẻ làm tôi mọi cho Trung Cộng.
Thứ hai, chúng ta cũng chẳng quan tâm đến tên nào trong bộ chính trị như Hùng, Dũng, Sang, Trọng vv… lên làm tổng bí, chủ tịch, thủ tướng…vì chúng đều là những tên bán nước và hại dân. Thay vì bàn luận và xem xét chúng làm gì, ai lên thay thì tốt hơn hết cần phải vận động người dân bằng tất cả sự thật một cách âm thầm để xóa bỏ chế độ “vua tập thể” mà chính cựu chủ tịch quốc hội CSVN – Nguyễn Văn An đã thừa nhận. Muốn thoát Tàu cộng, muốn bảo vệ tổ quốc thì trước hết phải xóa bỏ đảng CSVN dù có là tên nào cầm đầu đi chăng nữa.
Điều thứ ba, nhiều người cho rằng sẽ có đánh lộn giữa ba Dũng và Trọng lú, thậm chí cỏ cả tin “đổ máu”. Mặc dù người viết mong điều đó lắm nhưng xác xuất xảy ra lại rất nhỏ. Có hai lý do đó là đảng CSVN có “tài” là có tranh nhau đến đâu cũng cố gắng kết hợp lại trước mắt người dân nhằm giữ ghế mà chia chác, ngoài ra lý do tiếp theo là Trung Cộng đã đứng sau lưng chỉ đạo. Nhân sự đã được sắp đặt trong nội bộ đảng CSVN. Trung Cộng sẽ không để tên nào làm loạn lên, bởi nếu loạn thì Trung Cộng khó có thể kiểm soát được lòng dân đang sôi sục âm thầm mà chưa có cơ hội vùng lên. Chúng ta phải tỉnh táo và không nên mơ mộng xa xôi. Thay vào đó phải dựa vào sức dân và bằng nội lực của chính mình.
Cuối cùng, gần đây xuất hiện bài viết của đảng viên đảng CSVN – Huy Đức trước đó nổi tiếng với tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” ra sức ca tụng cho Võ Văn Kiệt và bao biện cho tội ác của CSVN chỉ là “sai lầm nhất thời”. Bài viết của đảng viên Huy Đức ca tụng Trọng lú và cho rằng ba Dũng ra đi, Trọng lú ở lại thì tốt hơn. Bài viết “Bộ tứ” đã nói lên một sự sai lầm của không ít đảng viên “phản tỉnh” rằng họ vẫn cho đảng CSVN chỉ có vài cá nhân sai lầm chứ không phải cả cái đảng CSVN là một bày ác quỷ. Sự sai lầm chết người của những đảng viên “phản tỉnh” kiểu đó là một trong những rào cản cho dân chủ, tự do tại Việt Nam.
Chúng ta nên nhớ rằng, đảng CSVN là một thứ chủ nghĩa phi nhân, hoang tưởng. Dù là Hồ Chí Minh cho đến Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, ba Dũng, Trọng lú vv… thì chúng đều là bè lũ bán nước hại dân. Cần phải xóa bỏ tận gốc chúng bằng chính sức mạnh của người dân thì mới có thể hy vọng có được tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam. Và như vậy, chúng ta chẳng thể trông chờ gì đại hội hay lãnh đạo CSVN mà cần phải dựa vào sức lực vùng dậy của người dân. Cách mạng, sự đổi thay sẽ đến từ phía chính những người dân đã và đang bị CSVN lừa đảo, áp bức bao năm qua. Điều tiên quyết có được yếu tố ấy Nếu…Nếu chúng ta quyết tâm đấu tranh triệt để, thật lòng, âm thầm bằng chính “Những sự thật” mà đảng CSVN khiếp sợ.
Đặng Chí Hùng
07/01/2015

THỤY KHUÊ * ALAIN GOBBE GRILLET

Thụy Khuê
Alain Robbe Grillet
hay sự trắc nghiệm con người trong thế giới đồ vật và sự vật
 
 
   Ở tuổi 80, Alain Robbe Grillet, người chủ trương phong trào Tiểu Thuyết Mới tại Pháp những năm 50-60, trong tháng 10 năm 2001 vừa cho xuất bản La Reprise (Quay Lại), cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông. La Reprise đánh dấu sự trở lại sau 20 năm hầu như không có tác phẩm thật sự tiểu thuyết, kể từ cuốn Djinn, ra đời năm 1981 và cũng để nhìn lại quá khứ văn học của tác giả với mục đích cách tân Tiểu Thuyết Mới, ra đời cách đây đã nửa thế kỷ.
 Alain Robbe Grillet sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922 tại Brest, một thành phố bên bờ biển Bắc Ðại Tây Dương -thuộc miền Tây vùng Bretagne- Pháp. Xuất thân là kỹ sư canh nông, trong một gia đình có khuynh hướng chính trị cực hữu, chuộng trật tự xã hội, ủng hộ Pétain. Sau này Alain Robbe Grillet cho biết có hai động lực thúc đẩy ông bỏ nghề công chức để viết văn: Chính trị và tính dục. Từ Freud, người ta biết rằng tính dục chi phối tất cả và từ Marx, người ta biết rằng chính trị chi phối tất cả. Qua thế chiến thứ hai, ông nhận thấy chất điên loạn trong chế độ Nazi, những chế độ được gọi là trật tự thường dấu một mặt trái vô trật tự, với bản chất độc tài, khủng bố và diệt chủng. Những khám phá này đã đưa ông đi vào con đường viết văn. Và những tác phẩm của ông là hành trình tranh đấu giữa cái trật tự (l'ordre) và cái vô trật tự (le désordre).
 Từ lâu, Alain Robbe Grillet vẫn biết mình không phải là một kẻ "bình thường" cho nên những hình ảnh bạo dục, khổ dâm là cần thiết cho sự vận hành bộ máy sinh thực của chính tác giả(1) và có lẽ vì thế mà Alain Robbe Grillet trở thành nhà văn bất thường và độc đáo nhất của Pháp trong thế kỷ XX. Tập truyện đầu tay viết năm 1949, tựa đề Un Régicide (Kẻ Giết Vua) bị nhà Gallimard từ chối, mãi đến năm 1978 nhà Minuit mới in lần đầu.
 Cuốn tiểu thuyết xuất hiện đầu tiên là Les Gommes (Những Cục Tẩy) được Minuit in năm 1953, sau đó Alain Robbe Grillet trở thành cố vấn văn chương của Minuit trong 30 năm và Minuit giữ độc quyền in sách của Alain Robbe Grillet đến ngày nay.
 Les Gommes tuy không mang lại tiếng vang đáng kể, nhưng được hai nhà phê bình thời danh là Jean Cayrol và Roland Barthes chú ý, viết bài khen ngợi; tác phẩm được giải Fénéon và Alain Robbe Grillet bắt đầu được mọi người biết đến.
*
 Năm 1956, Le Voyeur (Kẻ Ròm Trộm) ra đời, gây nhiều sóng gió. Ðây là tác phẩm chủ yếu của ông. Nhờ sự ủng hộ của các nhà phê bình nổi tiếng như Georges Bataille, Jean Paulhan, Maurice Blanchot, Roland Barthes, Le Voyeur được giải thưởng của các nhà phê bình "Prix des Critiques" (riêng Maurice Blanchot và Roland Barthes đã viết bài hết sức khen ngợi nhưng Gabriel Marcel, triết gia công giáo và thành viên có ảnh hưởng của hội đồng giám khảo, từ chức). Sách bán được vì gây scandale, phần lớn đều chê hoặc là tà dâm, hoặc cuốn truyện này không thể nào nhá nổi. Hoặc cả hai. Giới phê bình kinh điển Pháp kết tội năng nề: Emile Henriot, nhà bỉnh bút văn học của tờ Le Monde thời ấy, cho rằng Robbe Grillet bị bệnh tâm thần đáng tống giam vào trại trừng giới (dĩ nhiên là sau này Henriot có duyệt lại quan điểm của mình).
 Năm 1959, tác phẩm La Jalousie (Bức Mành Mành) ra đời, có thể xem như đó là ba tác phẩm chủ yếu, xây dựng nên "cõi viết" và "thế giới" Alain Robbe Grillet, một toàn bộ tác phẩm gồm hơn mười cuốn tiểu thuyết và cũng chừng ấy cuốn phim. Sự nghiệp điện ảnh bắt đầu năm 1960, khi Alain Robbe Grillet cộng tác với đạo diễn Alain Resnais, viết kịch bản cho phim L'année dernière à Marienbad (Năm ngoái ở Marienbad). Cuốn phim gây xao động dư luận điện ảnh bấy giờ, mở màn cho một nền "điện ảnh mới", song song với nền "tiểu thuyết mới". Năm sau, tác phẩm đoạt giải Sư Tử Vàng ở Ðại Hội Ðiện Ảnh Venise.
 Năm 1963, Alain Robbe Grillet khai trương một thể loại mới: Thể loại tiểu thuyết điện ảnh và nghề đạo diễn với cuốn phim truyện L'immortelle (Bất Tử), đồng thời ông cho xuất bản cuốn tiểu luận Pour Un Nouveau Roman (Ðể Xây Dựng Một Nền Tiểu Thuyết Mới). Cuốn tiểu luận này đánh dấu giai đoạn "trưởng thành" của phong trào Tiểu Thuyết Mới mà Alain Robbe Grillet được coi như "người lãnh đạo", lý thuyết gia, cùng với Claude Simon và Nathalie Sarraute, bắt đầu được mời diễn thuyết về tiểu thuyết ở Châu Mỹ La Tinh và các nơi khác.
 Từ 1960 đến nay, Alain Robbe Grillet vừa làm phim vừa viết thêm 9 tác phẩm nữa. Cuốn cuối cùng, Les derniers jours de Corinthe (Những ngày cuối của Corinthe) xuất bản năm 1994. Ba tác phẩm cuối cùng thuộc vào loại ký sự, tạp văn.
 Trong bẩy năm gần đây, Alain Robbe Grillet hầu như ngừng viết, cuốn sách cuối cùng, thật sự tiểu thuyết là cuốn Djinn xuất bản năm 1981 cách đây 20 năm. Ðột nhiên, tháng 10 năm nay, xuất hiện tiểu thuyết La Reprise. Tác phẩm đánh thức nền văn học Pháp, dường như ngủ gật trong nhiều thập niên, bởi các nhà văn của thế hệ trẻ, phần lớn đều quay về lối kể chuyện nhiều tình tiết, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ bán... Ðã vắng bóng những tác phẩm có ảnh hưởng tư tưởng sâu xa trong văn học như La Nausée (Buồn Nôn) của Sartre hay L'Etranger (Người xa lạ) của Camus. Thời ấy đã xa rồi. Thật sự xa rồi.
 Sự xuất hiện của La Reprise chứng tỏ Alain Robbe Grillet có thể "làm mới" lại những cái đã cũ, chuyển biến những cái "hồi xưa" khiến chúng trở thành "avant-garde", tiên phong của hồi nay. Alain Robbe Grillet là một tác giả khó đọc. Tuy nổi tiếng nhưng rất ít người đọc. Sách của ông sống được vì được in, được dịch khắp thế giới, nhưng số lượng trải dài trên thời gian. Còn thật sự ra, một cuốn như La jalousie (Bức Mành Mành), xuất bản năm 1957, chỉ bán được dưới 500 cuốn trong toàn bộ khối Pháp ngữ, năm đầu. Năm sau bán được khoảng 600. Và ngày nay, tùy năm, nhưng đổ đồng cũng chỉ bán được 5, 6 nghìn cuốn mỗi năm. Ngay cả tác phẩm mới nhất này, khi giới thiệu trên báo chí văn chương, người ta cũng chỉ đưa ra những bài phỏng vấn tác giả, rất ít người viết bài phê bình. Dường như họ ngại nói hố, viết sai, có một sự thận trọng quá mức trong giới phê bình.
 Tháng 10 vừa qua, trong chương trình văn học hàng tuần của một đài truyền hình Pháp, với sự góp mặt của các cây bút phê bình và các tác giả trẻ đang nổi tiếng, cả người phụ trách chương trình lẫn người tham dự đều có một ý ngầm nghi ngờ văn tài của Alain Robbe Grillet, tất cả đều muốn hỏi: Tại sao Alain Robbe Grillet không viết một cách "bình thường" như những người khác? Nếu ông viết "hay đến thế" thì tại sao không có nhiều bài phê bình sách mới của ông, mà chỉ có các bài phỏng vấn.
 Hiện tượng này cho thấy một tác giả tầm cỡ như Alain Robbe Grillet mà cũng gặp những khó khăn trong một công chúng văn học được coi là "có trình độ cao" như công chúng Pháp.
 Từ 1972, Tom Bishop mời Alain Robbe Grillet sang dậy ở đại học New York (ông tiếp tục công việc này tới 1997). Dạy về "mình". Về kinh nghiệm này, Alain Robbe Grillet viết: "Dậy về tiểu thuyết và phim ảnh của mình thuộc cái mà người ta gọi là performing arts, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật trình diễn sống động. Không những tác giả phải chịu trách nhiệm toàn bộ tác phẩm của mình -đã là khủng khiếp lắm rồi- với một chút khoảng cách mà phê bình cho phép [hắn còn phải phê bình] những hình ảnh hay văn bản mà hắn đã sản xuất ra cách đây trên dưới 20 năm (khoảng cách nhỏ xíu, có thể ví với khoảng cách giữa một diễn viên trên sân khấu với vai trò hắn đang đóng), hắn còn phải phô trương trước mặt mọi người cái nhãn hiệu cầu chứng của hắn, nghĩa là một bộ mặt đích thực nhà văn, y chang khuôn đúc. Sự thể bối rối này vẫn còn đặt ra hôm nay, cho bất cứ một tiểu thuyết gia, tiểu luận gia hay triết gia nào.
 Tất cả tác phẩm của hắn chẳng bao lâu sẽ bị đặt trong cái viễn cảnh hai mặt xã giao và trào tếu: vừa phải có một bộ mặt ăn ảnh, vừa phải biết ăn nói trước micro.
 Có một cái gì đó rất nhức nhối cho kẻ cầm bút chỉ quen với những dập xóa và cô đơn, từ nay hắn sẽ không ngừng được xem, được đặt dưới ánh đèn, bị thu gọn lại trong tấm hình trên băng hay trên bìa sách, với những lời tàm xàm của hắn trên báo, trên đài phát thanh, trên truyền hình. Hắn chỉ muốn quát vào mặt những độc giả đọc dối, những khán thính giả tìm tiêu khiển, rằng: Những gì tôi muốn gửi đến các bạn là qua văn bản, chỉ qua văn bản, đừng chú ý đến hàm râu của tôi, các điệu bộ của tôi, những lời bù khú của tôi. Hãy bỏ cái hy vọng rởm là bạn sẽ khám phá ra một cái tôi cá biệt hơn, hay ho hơn, thành thật hơn, trong những buổi phỏng vấn vội vàng (lại còn được ngụy trang hơn khi chúng được đưa lên mặt báo, bởi chúng đã mất đi tính chất cởi mở và nhẹ nhàng của lời nói) hơn là trên những trang viết dài mà tôi đã kiên trì, nhẫn nại tạo nên. Tác giả là một kẻ vô diện, mà giọng nói của hắn chỉ có thể truyền qua chữ viết, và hắn là kẻ "chẳng tìm ra chữ". (Angélique ou l'enchantement -Angélique hay phép bùa trú [trong tiểu thuyết], 1988, trang 204)
 Những lời "tâm sự" trên đây của Alain Robbe Grillet nói lên phần nào "nỗi niềm" của một nhà văn Pháp khi được "trưng dụng" sang Mỹ. Nó cũng giải thích độ lệch giữa tác phẩm của một nhà văn và sự cảm nhận của một số công chúng có phương tiện nhưng không có thì giờ đọc, muốn "đốt giai đoạn" bằng cách mời nhà văn đến để "trình bày" bản chất của họ, tác phẩm của họ. Ðộ lệch này còn biểu hiện trên một số tác giả khác, như trường hợp thuyết Déconstruction (Phá Cấu Trúc) dựa trên triết học của Derrida, rất được ưa chuộng bên Mỹ, mà Jean Yves Tardié trong cuốn La critique littéraire au XX siècle (Phê bình văn học thế kỷ XX) coi như là một trường hợp kỳ cục xuất khẩu và mô phỏng lý thuyết tư tưởng. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác.
*
 Tiểu Thuyết Mới tập hợp thành quả dài của con đường tư tưởng thế kỷ XX, cộng tác hai khái niệm nhân bản và cấu trúc: đặt con người vào vũ trụ vật thể.
 Khái niệm vật thể này được tô đậm trong tác phẩm La jalousie (Bức Mành Mành), ở đây Alain Robbe Grillet chiếu tất cả người và vật lên bằng một cái nhìn trung tính, dung hòa, không thiên vị. Ngay cái tựa đề La jalousie đã mang tính chất tác hợp ấy: la jalousie trong tiếng Pháp vừa có nghĩa là ghen, vừa có nghĩa là bức mành mành. Nhưng nếu dịch sang tiếng Việt mà chọn nghĩa ghen thì không đúng với ý nghĩa của tác phẩm: Trong truyện Alain Robbe Grillet luôn luôn nhắc đến bức mành mành. Ðây là tự truyện về đoạn đời ông sống ở Martinique, Robbe Grillet mô tả kỹ càng (theo cách mô tả trong hiện tượng luận của Husserl) căn nhà ông đã ở, trong có bức mành mành, ngoài có những cánh đồng chuối (Alain Robbe Grillet là kỹ sư canh nông chuyên trị bệnh chuối).
 Truyện -thật ra không có truyện- viết về hai nhân vật A và Franck đối diện với nhau trong một bữa ăn (chiều, tối) và có thể họ đã qua đêm với nhau. La jalousie được viết như một bản giao hưởng tương tự như Boléro của Maurice Ravel. Mỗi đoản khúc bắt đầu bằng:
 "Bây giờ, bóng cột...
 "Bây giờ, bóng cột...
 "Bây giờ, A đi vào phòng...
hoặc:
 "Dọc theo dòng tóc...
 "Sâu trong thung lũng...
 "Bây giờ, giọng nói của người tài xế...
 "Bây giờ, nhà trống...
 "Cả nhà trống trơn...
 "Giữa bức tranh xám, còn đó...
 "Bây giờ, bóng cột...
 Những tần sóng này trở đi, trở lại, và mỗi lần mở ra một cảnh mới. Những cảnh này không xếp theo thứ tự thời gian mà xếp theo thứ tự của trí nhớ: tức là không có thứ tự gì cả.
 Cảnh không cần nhiều, chỉ một vài màn được quay đi quay lại nhiều lần: phòng ăn, lan can, dậu chuối và vệt con rết chết dí trên vách...
 Nhưng những cảnh ấy không chết, mỗi lần nhớ lại, nó lại có một đời sống khác, như thể sự vật có đó nhưng nó có không gian của nó, có thời gian của nó, nó di động chứ không ở "chỗ cũ", không "y như cũ". Người đọc là kẻ "voyeur", không biết "cái đêm" mà tác giả cho mình nhìn trộm, ghen tuông với cảnh thân thiết của hai người là đêm hay ngày, là hôm qua hay hôm nay, là ăn sáng hay ăn tối, họ uống khai vị (appéritif) hay hậu vị (digestif), chỉ biết mình là người "duy nhất" được tham dự vào cái không khí mơ hồ và bí mật ấy, một sự gì sẽ xẩy ra, một tai nạn, một nỗi bất hạnh mà tác giả cố ý đẩy lùi vào bóng tối. Còn "họ", hai nhân vật chính A và Franck, họ có thật hay không? A ngồi đối diện với Franck, trò truyện với Franck, hay chỉ ngồi một mình, độc thoại với chính mình, chiều qua, chiều nay, đêm sau, đêm trước...
 Tất cả đều lu mờ như có một "bức mành mành" che ngang, mành mành của trí nhớ, của những khoảng đứt trong không gian và thời gian.
 Tính chất bí mật này dàn trải trên toàn bộ tác phẩm của Alain Robbe Grillet dẫn đến một sự lôi cuốn vượt quá sức mình mà người đọc không chống cự nổi. Tôi muốn nói người thật tình muốn đọc ông, còn những người chê văn ông khô khan, khó đọc, cứ lập đi lập lại hàng chục trang mỗi cảnh, có lẽ là vì chỉ đọc lướt, cho nên đã bị những hình ảnh cực kỳ tế nhị và đa âm trong chữ nghĩa của ông đẩy vào cạm bẫy.
*
 Tác phẩm La reprise -Quay Lại, trung thành với nguyên tắc của tiểu thuyết mới mà Alain Robbe Grillet đề ra trong cuốn Pour un nouveau roman. Nguyên tắc này có thể tóm gọn như sau: "Tiểu thuyết không có một nguyên tắc gì cả mà mỗi cuốn tiểu thuyết là một tìm tòi mới, tạo ra một nguyên tắc mới." và Alain Robbe Grillet đã viết La reprise trong tinh thần nhìn lại, ngoái lại con đường mình đã đi để tạo ra một hướng đi mới. Tóm lại, ông đã nhìn lại Ecole du regard -trường phái cái nhìn- để tạo một cái nhìn mới về Tân Tiểu Thuyết.
 
 Sự đổi mới Tân Tiểu Thuyết, hôm nay, của Alain Robbe Grillet trong tác phẩm mới nhất này là gì?
 Trước tiên, ông tạo thêm nhiều chiều kích cho cách viết và cho nhân vật.
 Về nhân vật, không còn mỗi nhân vật là một như trước nữa mà mỗi nhân vật trong La reprise là cái bóng của mình, và mỗi cái bóng ấy lại "sản xuất" ra một cái bóng khác, cứ thế nhân lên. Khởi thủy, nhân vật chính là bóng của tác giả, nhưng tự hắn, nhân vật chính này cũng là kẻ đang ngồi kể chuyện mình, hắn cũng là một loại tác giả phó bản. Và vì là tác giả nên hắn lại tạo ra nhân vật của hắn. Vì hắn tạo ra nhân vật nên hắn có quyền bắt đầu lại câu chuyện một cách khác... Nói khác đi, quyền nhìn lại, quay lại, viết lại... là đương nhiên trong tác phẩm La reprise. Hệt như khi thực hiện một cuốn phim, đạo diễn quay lại các scène tùy theo ngẫu hứng, tưởng tượng. Hệt như trí óc quay lại những màn đời trong quá khứ... tất cả những màn quay lại không hề có tính chất tuyệt đối, duy nhất, xác thực, mà ngược lại, tất cả đều đáng ngờ, đều có thể sai, có thể chối cãi được, có thể nói lại được... Những version, những thoại mà "kẻ kể" đang kể về một tình huống nào đó, không lấy gì làm chắc lắm. Ngoài ra còn có một kẻ đứng ngoài để chú thích những sai lầm cố ý hay vô tình của kẻ kể chuyện. Kẻ "chú thích" này có thể là chính Alain Robbe Grillet, hay là "bóng" của Grillet, là đồng tác giả, là nhân vật và là người đọc nữa...
 Nói gọn lại, Alain Robbe Grillet trong La reprise đã tạo ra một thứ siêu nhân vật, rất phức tạp như thực tại con người.
 Một siêu nhân vật như thế được đặt trong bối cảnh tiểu thuyết trinh thám gián điệp mà vai chính là một điệp viên mang nhiều căn cước khác nhau: Henri Robin, Boris Wallon, Mathieu Frank, Franck Matthieu, Walther von Brucke... Tay điệp viên này người Pháp, sinh ở Brest... có những hình ảnh ấu thơ ở Bretagne, có những kỷ niệm thiếu thời ở lycée Buffon ... như tác giả. Tay điệp viên này được gửi tới Berlin sau thế chiến thứ hai, một Berlin bị tàn phá trong những xung đột miền: Miền Pháp, miền Mỹ, miền Ðông Ðức, miền Tây Ðức... Với nhiệm vụ bí mật "quan sát" một vụ ám sát để viết bản tường trình, nhưng hắn lại rơi vào bẫy: hắn bị bắt và bị kết tội giết người. Rút cục chính hắn không biết: hắn giết hay ai giết? Không khí Kafka, trong một Berlin cấm vận, bị hận thù, khủng bố phong tỏa, một Berlin bí mật pha trộn Nazi và cộng sản, KGB và SS, mà mỗi chi tiết được kể ra đều khả nghi, nhầm lẫn, không tin được... Câu chuyện sau triệt hạ câu chuyện trước. Chi tiết sau phản bác chi tiết trước, nhân vật xóa nhân vật, tạo ra một không khí phủ định tuyệt đối.
*
 Từ những tác phẩm đầu như Les Gommes (Những cục tẩy), Le voyeur (Kẻ ròm trộm), không khí trinh thám luôn luôn hiện diện trong tác phẩm của Robbe Grillet. Với La reprise, Grillet lại càng trinh thám hơn như thể muốn chứng tỏ: bất cứ thể loại nào cũng có thể trở thành văn học, kể cả trinh thám, miễn là  nó thám hiểm con người trong chiều sâu.
 Sự thám hiểm chiều sâu đó bắt nguồn từ một cái nhìn triết lý, đến từ rất xa, từ Kierkegaard(2), triết gia Ðan Mạch thế kỷ XIX, cha đẻ của triết học hiện sinh.
 La reprise là tên một tác phẩm của Kierkegaard (nguyên tác là Gjentagelson, trước đây được dịch là La répétition -Lập lại) trong đó Kierkegaard muốn chứng minh: Con người không thể sống hai lần một đoạn đời đã qua. Sự tìm lại những xúc động ngày xưa chỉ làm cho người ta đau khổ: Constantin Constantius nhân vật chính (hay chính nhà văn) đã đến Berlin lần thứ nhì để tìm lại cảm giác lần đầu, nhưng Constantin thất vọng: Những cảm tưởng, những rung động chính xác y như ngày xưa không tái tạo được. Ngược lại, nhà văn có thể từ những hình ảnh ngày xưa, tái tạo và đổi mới ngàn vạn lần những hình ảnh ấy trong tác phẩm nghệ thuật, đó là nguồn của vĩnh cửu, và là ý nghĩa sâu xa của hư cấu trong sáng tác.
 Kierkegaard viết: "Quay lại (reprise) và hồi tưởng (ressouvenir) là cùng một vận hành, nhưng trong hai hướng trái ngược nhau: Bởi những gì mà ta hồi tưởng lại là đã qua rồi, đó là sự lập lại (répétition) hướng về phía sau, trong khi quay lại là hồi tưởng tiến lên phía trước."
 Câu văn này của Kierkegaard được trích dẫn trên trang đầu cuốn La reprise, như cơ nguyên, là bùa hộ mệnh, như dấu triện cầu chứng phương cách sáng tạo tiểu thuyết của Robbe Grillet. La reprise, như vậy, không chỉ là một cuốn tiểu thuyết mà nó còn là cẩm nang nói lên cách sáng tác tiểu thuyết, một cuốn truyện ngỏ cửa cho thấy cách viết của tác giả như thế nào.
 Siêu nhân vật của Alain Robbe Grillet, tổ hợp cắt dán những hình ảnh chập chùng của quá khứ, những cảm giác, những hoang tưởng của nhiều đoạn đời, nhiều giấc mơ, nhiều ác mộng... đã trải qua hoặc đã tiếp nhận qua các tác phẩm mà kinh nghiệm sống chen lẫn kinh nghiệm "biết", trực tiếp và gián tiếp, tạo nên thực chất của hư cấu.
 La reprise, quay lại những séquence cũ, các nơi chốn cũ, các nhân vật cũ, các kỷ niệm cũ, trong các tác phẩm cũ của Alain hay của ai khác rồi đem Grillet-hóa nó đi, tạo sinh cho chúng một đời sống mới, như thể ông viết lại các tác phẩm của mình với những phương tiện khác, như thể ông nhìn lại Berlin dưới những kỷ niệm khác: kỷ niệm của chính cậu bé Alain đã đến đây với mẹ lần đầu sau chiến tranh, kỷ niệm của Kierkegaard, hay kỷ niệm của Kafka... cả ba đều đến Berlin những thời trước. Tất cả những kỷ niệm ấy trụ vào một nhân vật, nhân nó lên và biến nó đi, khiến nó trở thành siêu nhân vật.
*
 Những nhân vật trong tác phẩm của Alain Robbe Grillet không phải là "bà con" của nhau mà chúng là những bóng đúp của nhau. Những "cốt truyện" cũng vậy. Ðề tài trinh thám, án mạng đã được viết nhiều lần. Tính chất trinh thám ở đây là sự điều tra về thực chất của con người, về những cái được gọi là "sự thật". Có thể có một sự thật đích thực không? Hay mỗi người nói một sự thật khác nhau? Alain Robbe Grillet thám hiểm các version ấy của sự thật trong con người trinh thám.
 Tiểu thuyết Les gommes (Những cục tẩy) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ cũng là một tiểu thuyết trinh thám.
 Thám tử Wallas được "trên" gửi đến một quận lỵ điều tra về vụ ám sát (hay ám sát hụt) một nhân vật tên là Albert Dupont hay Daniel Dupont gì đó. Nhưng chính Wallas lại bị lạc vào một phố huyện mà mọi con đường đều quay tròn, đi hoài vẫn quay về chỗ cũ: Không khí Kafka lồng trong thế giới đồ vật Alain Robbe Grillet bắt đầu lộ diện trong tác phẩm "đầu tay" này. Một thế giới mà cá nhân bị mất đi trong thế giới đồ vật và sự vật: Bất cứ một "vật" gì cũng có thể có nhiều ý nghĩa, chúng có chất sống, có những bí mật riêng tư. Những con kênh phù thủy, những con phố mật vụ chứa đầy hoài nghi và khủng bố. Không khí khủng hoảng ấy được tạo ra từ cách đối chiếu sự vật và con người. Alain Robbe Grillet viết:
 "Một người đàn ông to lớn đứng chình ình ra đó -lão chủ- cố gắng nhận diện mình giữa đống bàn ghế ngổn ngang. Một hình ảnh bệnh hoạn nổi lềnh bềnh trên tấm gương dài treo lưng quầy rượu -lão chủ- mập ú, viêm gan, xanh xao trong bể cá vàng." (Les gommes, trang 11-12)
 Lối tả vừa kỹ, vừa mờ, tạo ấn tượng tẩy xóa, làm mơ hồ một thực cảnh: người chủ tiệm đứng giữa đống bàn ghế, một bên tường là bể cá vàng, phía đối diện là quầy hàng, có treo gương; tấm gương phản chiếu cảnh tiệm ăn có lão chủ đứng giữa một cách méo mó, bệnh hoạn. Lão chủ có mắc bệnh viêm gan không, hay là chính cái gương phản chiếu và phản trắc đã cố ý dìm đầu lão vào bể cá vàng rồi làm méo mó và xanh xao đi cùng với rong rêu trong bể cá?
 Tóm lại, những "cảnh thực" vào tay tác giả, trở thành tẩy xóa, mơ hồ, hoảng loạn hơn qua cách tả. Và như thế, những tình huống cũng chung số phận. Một chi tiết về án mạng có thể nằm trong cục tẩy (trang 66). Nhưng cục tẩy cũng là cơ nguyên của việc xóa chi tiếy ấy. Tóm lại tất cả đều có thể bị "tẩy xóa", ngụy tạo, làm lại, và có lẽ đó là ý nghĩa sâu xa nhất của những chữ Les gommes (Những cục tẩy) mà Alain Robbe Grillet đã đặt cho tác phẩm.
*
 Trong La reprise, Alain Robbe Grillet muốn viết lại Les gommes. Bối cảnh vẫn là một vụ ám sát. Nhưng lần này, vai chính không phải chỉ là một thám tử mang tên Wallas mà là một siêu nhân vật mang nhiều tên khác nhau, có những hành tung khác nhau, có những cuộc đời khác nhau, kể lại những sự thật khác nhau; và hành trình của hắn cũng qua một thế giới đồ vật đặc biệt: thế giới siêu đồ vật. Thế giới này được mô tả với giọng điệu như sau:
 "Ði thẳng thì tới phòng đợi, phòng này thông với hai phòng khác đồ đạc sơ sài nhưng giống nhau như hai giọt nước, kiểu như một phòng được nhân đôi trong tấm gương lớn.
 Phòng trong, trên cái bàn chữ nhật nâu nhạt, ba ngọn nến thắp sáng trên cây chúc đài giả đồng. Một chiếc phô tơi cũ, kiểu Louis XV bọc nhung đã sờn, có chỗ loáng bóng vì bẩn, có chỗ xám xịt vì bụi, đặt xéo trước bàn như đang chờ ai. Ðối diện với tấm ri-đô rách cố gắng che dấu cái cửa sổ, là cái tủ lớn khẳng khiu không kiểu cọ, giống như cái hòm làm cùng thứ gỗ thông với cái bàn. Giữa cây chúc đài và cái phô tơi, một tờ giấy trắng hình như hơi cựa quậy trên bàn, dưới ánh nến rung rinh. Lần thứ nhì trong ngày, tôi cảm thấy một ấn tượng mạnh như một kỷ niệm lạc lõng của tuổi thơ nhưng luôn thay đổi không thể nắm bắt được. Ấn tượng này cũng biến ngay sau đó.
 Phòng ngoài không có ánh sáng, cũng không có nến trên chiếc chúc đài chân chì. Cửa sổ toác hoác không kính mà cũng chẳng có khung. Khí lạnh bên ngoài và ánh trăng xanh xao tràn vào lẫn với ánh sáng phòng trong, một thứ ánh sáng mờ ảo ấm cúng hơn nhưng bị loãng đi vì khoảng cách. Ở đây, hai cánh tủ há mõm để lộ những ngăn trống. Chiếc ghế phô tơi thủng đệm bầy ra một khóm lông độn đen ngòm, lồi ra theo vết rách hình tam giác."  (trích dịch trang 27-28)
 Nghệ thuật của Alain Robbe Grillet, trong trích đoạn trên đây, là tạo sự di động, lập lờ của đồ vật: coi vậy mà không phải vậy. Hai căn phòng, lúc đầu bảo là giống hệt nhau nhưng thật ra không giống. Chúng cùng ở trí nhớ bước ra mà chúng lại có những chi tiết chính xác bất thường, chứa đựng một thứ ảo ảnh dục tình mờ ám: cái ghế phô tơi bọc nhung đỏ, sờn bẩn, có vết rách hình tam giác thòi lông, cánh cửa sổ toác hoác, không kính, không khung, cái tủ giống cái hòm... Tóm lại, thế giới đồ vật ở đây là thế giới ma quái, chúng cũng có ký ức mập mờ, chúng cũng khả nghi và lưỡng diện như con người.
 Một trích đoạn khác, Alain Robbe Grillet viết:
 "Bỗng dưng tất cả lặng xuống. Và trong cái tịch lặng quá hoàn toàn, hơi đáng ngại đó, Franck Matthieu (hay Mathieu Frank cũng được, vì cả hai đều là tên) tỉnh dậy, không biết đã thiếp đi bao lâu, trong một căn phòng quen thuộc mà hắn có vẻ biết rõ từng chi tiết nhỏ, mặc dù cách bài trí này hắn không nhớ rõ đã thấy ở đâu, trong không gian nào, thờì điểm nào... Trời tối. Tấm ri đô dầy khép kín. Ðối diện với cái cửa sổ vô hình (3) là bức tranh treo ở giữa tường.
 Tường dán một thứ giấy xưa, có sọc dọc, những vạch xanh xao, đen tối, viền trắng rộng độ năm, sáu phân, xen kẽ với những băng rộng cùng cỡ nhưng vàng vọt hơn. Những hình thù nhỏ li ti giống hệt nhau chạy dọc trên băng, nét vẽ trước kia chắc có thếp vàng, nay đã xỉn. Không cần đứng dậy, Mathieu F. cũng có thể vẽ lại bằng ký ức cái hình thù nhập nhằng này: Ðó là một bông hoa chạm giống như một loại đinh hương hay ngọn đuốc li ti, mà cũng có thể là một đoản đao, hay một con búp bê tí tẹo mà mình mẩy và hai chân chụm lại giống hệt lưỡi đao, hay cán đuốc, và cái đầu trở thành ngọn lửa hay nắm đao, hai tay hơi co lại, khum khum dơ về phía trước giống như cán đao hay đài đuốc chặn không cho chất bỏng lan xuống tay." (trích dịch trang 106-107)
 Cách tả kỹ, mổ xẻ theo hiện tượng luận, mà lại úp mở, tạo nên một không khí khả nghi toàn diện.
 Tay điệp viên (bây giờ có tên là Franck Matthieu hay Mathieu Frank) tỉnh dậy trong một căn phòng ở nhà -giả dụ là- của kẻ mà hắn được lệnh hạ sát. Nhà này bài trí toàn búp bê giả to bằng người thật. Bà chủ, vợ của kẻ đã hoặc sẽ bị giết, cho hắn uống một thứ độc dược hay nha phiến gì đó, khiến hắn cứ hết tỉnh lại mê, và mỗi lần tỉnh lại, hắn lại thấy mình trong một tình huống khác.
 Trích đoạn trên đây cho thấy trạng thái nửa mê nửa tỉnh của hắn. Căn phòng Franck đang nằm, có những nét của những căn phòng hắn đã "biết" từ trước, có thể trong tuổi thơ, hay là căn phòng đầu tiên hắn đã đến Berlin với mẹ, cũng có thể là căn phòng mà Kierkegaard hay Kafka đã ở, Berlin, nhiều năm trước. Với những chi tiết quen thuộc: ri-đô rách che cửa sổ giả... Những gì được mô tả vừa rõ, vừa mờ, vừa đúng, vừa sai như sản phẩm của trí nhớ bị lọc qua lăng kính nha phiến: một bông hoa chạm, một cánh đinh hương, một ngọn đuốc, một đoản đao, một con búp bê tí teo... Sự sáng suốt và nhầm lẫn của trí nhớ làm cho tất cả đều khả thể, tạo cho một sự vật có thể có nhiều "căn cước" khác nhau. Chúng cũng được nhân lên như những nhân vật, chúng cũng "siêu", cũng khả nghi và trinh thám, chúng cũng có thể "nhúng tay" vào tội ác, vào bí mật... Cứ như thế: một bức tranh khiêu dâm, một con búp bê lớn như người mẫu... trong một cái nhìn của kẻ đã bị chuốc nha phiến, có thể trở thành những hoạt cảnh bạo tàn, những màn khổ dâm, bạo dục, loạn luân, bất ngờ và phi lý nhất.
 Alain Robbe Grillet muốn chứng tỏ nhà văn có thể viết bất cứ "chuyện gì" trong tác phẩm. Miễn là viết làm sao cho có nghệ thuật.
 Hai trích đoạn trình bày ở trên, phản ánh không khí mập mờ, khả nghi, rất đặc thù trong tác phẩm của Alain Robbe Grillet: Hai căn phòng cổ giống nhau như hệt, một hình thái sosie đã có trong các tác phẩm trước, được triệt để hóa trong La reprise.
 Mở đầu là điệp viên Henri Robin bị một kẻ sosie (giống hệt) chiếm chỗ trên tầu hỏa. Hắn không hiểu hắn là hắn hay kẻ sosie là hắn. Rồi tới hiện tượng thứ nhì: Hai căn phòng giống hệt nhau, sáng tối đối chọi nhau: một chiếu sáng bằng nến, một không ánh sáng, cùng tỏa ra không khí mờ ảo, ám ảnh, hư hư thực thực. Thứ ba: Ðiệp viên là con trai của kẻ bị ám sát? Hắn là con nạn nhân hay hắn là thủ phạm? Thứ tư: Bà vợ kẻ bị ám sát giống hệt mẹ hắn. Thứ năm: Tay tổ công an hình như là hắn. Thứ sáu: Kẻ bắn hắn cũng mang tên của hắn. Thứ bẩy: Hắn đứng xem đám ma của hắn như một kẻ bàng quang v.v... Mấu chốt sáng tác của Alain Robbe Grillet khởi đi từ đấy. Người kể chuyện nhặt từ ký ức của mình những mẩu quá khứ để từ đó, khởi viết, khởi tìm, khởi đi vào tác phẩm. Những nhân vật trong tiểu thuyết, những sosie, chỉ là "những yếu tố đã xuất hiện trong đời thực nhưng được biến đổi theo tưởng tượng, bị ảo hóa qua kỷ niệm, rồi tái tạo bằng chữ viết. Bởi vì, điều quan trọng đối với nhà văn, không phải là những yếu tố tạo thành văn bản, văn bản không phải tờ giấy chứng nhận sự đích thực chân xác mà phản ánh cách tổ chức vận hành trong tác phẩm." (Alain Robbe Grillet trả lời phỏng vấn của Catherine Aargand, báo Lire, tháng 10/2001)
 Robbe Grillet đã không nói điều gì khác với nguyên tắc sáng tác của muôn đời, trừ một điểm: Robbe Grillet luôn luôn tách rời quan niệm sáng tác kể chuyện cổ điển theo đường lối hiện thực xã hội. Sự chép lại y hệt hiện thực, đối với Grillet là đường lối xa hiện thực nhất. Nếu chúng ta tóm tắt "nội dung" các tác phẩm nổi tiếng của Alain Robbe Grillet như Un régicide (Kẻ giết vua), Les gommes ( Những cục tẩy), Le voyeur (Kẻ ròm trộm)... thì thấy tất cả xoay quanh một án mạng.
 Ở Un régicide có án mạng thực. Nhưng ở Les gommes, sự tẩy xóa sự thực đã khá rõ: Wallas, tay điệp viên đi điều tra về một vụ án mạng, lại luôn luôn bị lầm, mọi dấu vết bị tẩy xóa, chính hắn bị lạc vào thế giới mà hắn tìm tòi.
 Le voyeur (Kẻ ròm trộm) xoay quanh vụ ám sát một bé gái, có thể bị hãm hiếp trước khi bị giết. Mathias, kẻ làm ăng kết, lại chính là kẻ khả nghi. Mathias là một gã bán rong đồng hồ trên một hải đảo. Chính hắn đã nhìn thấy bé gái lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối. Giữa hai "lần" ấy, những gì đã xẩy ra? Mathias kiểm điểm từng giây từng phút thời khóa biểu của mình ngày hôm ấy, có những khoảng trống đáng ngờ, không thể giải thích được. Mà cần gì phải giải thích? Tại sao lại phải giải thích? Với ai? Có ai hỏi đâu mà phải khai. Mathias là kẻ "ròm trộm" chính mình, kiểm thảo chính mình; mỗi cá nhân nào cũng có một chút Mathias ở trong: thử ròm trộm xem có bao nhiêu tội ác mà mình đã có thể làm mà không biết.
*
 Tiểu thuyết La reprise, tổng hợp toàn bộ kỹ thuật viết của Alain Robbe Grillet:
 Tính chất quay lại, nhìn lại, xuất hiện trong La jalousie, Bức mành mành, xuất bản năm 57, khởi đầu cho tiểu thuyết-điện ảnh. Và tiếp nối là những phim L'année dernière à Marienbad (Năm ngoái ở Marienbad) với Alain Resnais đạo diễn năm 60, rồi L'immortelle (Bất tử) do chính Alain Robbe Grillet thực hiện.
 Quay lại -Reprise- chỉ là một hình thức trở lại quá khứ để sáng tạo ra cái mới. Quá khứ của hình ảnh, quá khứ của tâm thức, quá khứ của ảo giác. Mỗi nhân vật trong La reprise là một kết thành, không chỉ rút ra từ kỷ niệm, từ đời sống, mà cả từ những tác phẩm đã viết trước đây. Thế giới đồ vật mà Alain Robbe Grillet đã tạo ra từ tác phẩm đầu tiên, ở đây sống lại trong một trạng thái khác, một căn buồng, một chiếc ghế bành, một tấm đệm, một vết loang trên đá hoa, một mẩu vụn bánh mì, một bức tranh, một con búp bê, một con kênh, một cái bản đồ, một con phố, một sợi dây, một con rết... mỗi đồ vật, sự vật đều hiện sinh, có đó, lù lù ra đó, không thể giải thích và không cần giải thích, đều tham dự vào các sự kiện xẩy ra trong tác phẩm. Nhưng tất cả những hành vi, động tác ấy không xuất hành từ lối viết thông thường, mà xuất ra từ cái nhìn, cái nhìn này không kể, chúng chỉ tả trong một cách tả khác trước, nhà văn để sự vật lên bàn, ngắm, mổ, xẻ, và chiếu ông kính vào những ngõ ngách bí mật của nó. Trích đoạn về hai căn phòng rất tầm thường, nhưng đọc kỹ sẽ thấy có vẻ gì rờn rợn, với cái ghế bành bọc nhung đỏ nhẵn bóng vì bợn bẩn, với cái cửa sổ không kính, không khung, với cái bàn giống như hòm. Với cái tủ toác mồm trong rỗng, với cây chúc đài chân chì không nến, với vết rách hình tam giác để lồi khóm lông đen lún phún... Grillet là làm lạnh gáy người đọc bằng những sự vật rất tầm thường nhưng ngòi bút của ông đã tạo cho chúng một ma lực bạo dục khổ dâm không chỉ ở những đoạn "chính thức" mô tả mà ở ngay cả những đoạn không "chủ ý". Những mê loạn, những ám ảnh, đồi trụy hay cao cả đều cuốn trọn trong cái "búi" bòng bong mà con người và sự vật hiện sinh, chung sống, độc lập và bí mật, mỗi "kẻ" một cõi.
 Cuối cùng, có thể nói trong suốt sự nghiệp bốn mươi năm, Alain Robbe Grillet đã chỉ viết đi viết lại một tác phẩm. Ðó là viết về mình. Về hành trình một người đi tìm mình, điều tra về mình. Án mạng chỉ là cái cớ để điều tra. Ðiều tra những hành vi của mình, của con người trăm mặt. Những ngả đường mà nhà văn tìm kiếm, tra khảo, dường như không bao giờ tới đích. Và đó cũng là ý nghĩa sâu xa của sáng tác: Nghệ sĩ không bao giờ tới đích. Bởi vì nếu đã tới đích rồi, thì không còn gì để nói, để viết, để sáng tác nữa...
Thụy Khuê
Paris tháng 11/2001
Chú thích:
(1).  Trả lời phỏng vấn của Jacques Henric, báo Art Press, số 88, tháng 12/1984, đăng lại trong Le Voyageur, trang 445-446. Le Voyageur tập hợp những bài báo và bài phỏng vấn trên báo của Alain Robbe Grillet từ 1947 đến 2001.
(2).  Kierkegaard và Nietzsche là hai triết gia đầu tiên nhấc triết học ra khỏi cõi huyền vi của vũ trụ để trở về với con người. Kierkegaard đã đối chất với hệ thống chủ quan, phổ quát của triết học Hegel bằng sự hiện hữu của cá thể: một cá thể mang những niềm đau và nỗi hoang mang, đối diện với tự do, trách nhiệm, và những lầm lỗi của mình.
(3).  Trong đoạn văn trích ở trên, Alain Robbe Grillet có nói đến chiếc ri-đô rách cố gắng che dấu cái cửa sổ. Trong một đoạn văn khác, ông cho biết cửa sổ đó là một cửa sổ giả: chỉ vẽ khung trên tường. Nhưng những phòng (có cửa sổ, giả, thật) này có thể chỉ là một.
© Copyright Thuy Khue 2001

 

Sunday, January 10, 2016


TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Cash only!
Tạp ghi Huy Phương
Ở Mỹ, ra khỏi nhà đi mua bán, không mang tiền mặt là chuyện thường, nhưng có một hôm nào đó, rủ bạn đi ăn phở, đến khi ra quầy trả tiền, mới ngớ ra vì mấy chữ “cash only.” “Phép vua thua lệ làng,” đành phải xấu mặt gọi bạn: “Ông có tiền mặt, trả giùm tôi!” “Cash only” có trăm thứ lợi cho chủ nhà hàng, nhưng chẳng tiện chút nào cho khách đi khách đến. Đành rằng thẻ tín dụng cũng là tiền, chi phiếu cũng là tiền, nhưng tiền giấy là tốt nhất.

(Hình minh họa: dayair.org)
Cứ tưởng tượng, một hôm nào đó, vợ chồng đi dự đám cưới ở nhà hàng, trong khi quan khách đều đến tay không, mà mình theo phong cách của những đám cưới thời xưa, khệ nệ khiêng theo một món quà để tặng cô dâu, chú rể thì “quê” hết chỗ nói. Không chỉ nhà trai nhà gái khinh mình ra mặt, mà quan khách chung bàn cũng xầm xì, xem mình như Mán xuống Bolsa. Cũng vì đây là văn hóa “cash only” nên phải là tiền mặt, mà là tiền lớn, tờ trăm có in hình ông Benjamin Franklin, chúng tôi hẳn không chấp nhận giấy bạc $20 kể cả những cái “gift card,” dù là Dior, Channel, Gucci hay hạng thường như Nordstrom, Macy's.
Nhớ lại hồi xưa, cách đây 50 năm, bạn bè tham dự đám cưới đã “biếu” vợ chồng chúng tôi chừng sáu cây đèn để bàn, năm bộ bình trà, bốn cặp áo gối, hai xấp vải áo dài và quý đồng nghiệp cùng trường góp tiền nhau mua cho một cái đồng hồ Odo có tiếng chuông Westminster gõ mỗi 15 phút làm sốt cả ruột những đêm khó ngủ. Và cũng không thiếu những cặp vợ chồng khách mời, đến... tay không. Nhưng cũng không sao, cái thời buổi ấy “tiền tài còn như phấn thổ,” và cũng không ai đòi hỏi, hay có thông lệ, mừng đám cưới là phải có tiền mặt. Những món quà cưới theo phong tục, thường được đem đến nhà “đôi trẻ” trước ngày vui.
Ở nhà quê, ngày xưa ấy, đi ăn cưới chỉ cần xách cặp bia “BGI-Con Cọp,” chờ chủ nhà đãi khách xong, xin hai cái vỏ chai không về đem trả lại cho “depot.” Chủ yếu là vui, không ai tính chuyện lời, lỗ.
Chính vì cái thời buổi “cash only,” sau mỗi đám cưới, đãi đằng bạn bè, hai họ, cô dâu chú rể còn đủ tiền đi hưởng tuần trăng mật, nên những cặp đôi hay bậc cha mẹ thường tính chuyện lời, lỗ. Có gia đình chạy theo con số khách mời, càng nhiều càng tốt, nhất khi nhà hàng Tàu “khuyến mãi” đạt con số 50 bàn, thì được “free” bánh cưới, rượu champagne.
Những khách dự lễ cưới cũng theo phong tục văn hóa Việt Nam cũng không bao giờ than phiền chuyện “cash only,” vui lòng không những chi tiền, mà còn chịu khó đi “làm tóc” hay nhờ người trang điểm. Đám cưới ngày xưa không bao giờ có nạn cướp tiền mừng, nhưng ngày nay chính vì “văn hóa cash only” nên đã xẩy ra chuyện kẻ gian thừa cảnh đông người, trà trộn trong đám người ăn cưới, cũng áo quần tươm tất, bưng túi tiền mừng đi mất.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đang chủ trương “cash only!” Tháng Hai, 2015, đại diện Bộ Tư Pháp dự thảo bộ luật hình sự, sửa đổi, giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và “cải tạo không giam giữ.” “Cải tạo không giam giữ” vì nhà tù đầy nhóc rồi mà lại phải nuôi cơm, chẳng thà “cash only” cho tiện sổ sách.
Chê chủ tịch tỉnh trên Facebook: Phạt tiền! Uống rượu lái xe: Phạt tiền! Cô giáo xưng hô “mày, tao,” mắng học viên là “vô học”...: Phạt tiền! “Đái đường”: Phạt tiền! Bất hiếu: Phạt tiền! Chồng chửi vợ, hoặc vợ chửi chồng: Phạt tiền! Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu: Phạt tiền! Vợ kiểm soát tiền chồng hoặc chồng kiểm soát tiền vợ: Phạt tiền! Không đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú: Phạt tiền! Điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức: Phạt tiền! Bán dâm: Phạt tiền! Mua dâm: Cũng phạt tiền! Làm ma cô: Lại phạt tiền!

Người Việt hiện nay ở trong nước, nghèo nhưng “phú quý sinh lễ nghĩa,” tiền thù tạc, hiếu hỷ ngốn hết 50% tiền lương mỗi tháng. Sinh nhật, tân gia, cưới hỏi, đồng nghiệp bảo vệ luận án, đi thăm người bệnh, đồng nghiệp ngã xe, đẻ con, tứ thân phụ mẫu thủ trưởng qui tiên. Phong kiến, tham ô đẻ ra cái chỉ thị quái đản
là “khi có đám ma tứ thân phụ mẫu của cán bộ lãnh đạo (từ phó giám đốc sở trở lên) thì phải thông báo cho toàn ngành, toàn tỉnh” để biết, tức là để góp phong bì tống táng cha ông chúng nó.
“Cho nên không ít người mượn cớ đó để 'thông báo' có khuôn dấu đỏ hẳn hoi về cái chết của bố mẹ của mình hay của vợ, gây phản cảm và nghi ngờ về lòng hiếu thảo có mùi 'cash' này. Có những đám ma mà anh chị em trong nhà tranh giành nhau để tổ chức!” (vietbao.vn)
Cho nên đám ma, đám cưới lại trở thành một dịp... kinh doanh!
Trước đây, Việt Nam đã có dự án cho thanh niên đến tuổi đi lính đóng tiền để khỏi tòng quân, ai không có tiền đóng thì đóng máu là lẽ đương nhiên. Trên thế giới, chỉ có nhân gian trong XHCN mới có câu “Đồng tiền là tiên, là Phật, là sức bật của lò xo, là thước đo lòng người, là tinh thần của tuổi trẻ, là sức khỏe của người già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý...” Chân lý ấy không bao giờ thay đổi! Trong xứ này, làm gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên,” tức là “tiền đâu?”
Thế gian xưa, nói về tình đời, đã có câu “đồng tiền liền khúc ruột.” Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Trong tay đã sẵn đồng tiền, dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì!” Đó là chuyện “chạy án” trong nền tư pháp hay là chuyện “bôi trơn” trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay. Nghe nói vào Bộ Chính Trị cũng cần “cash,” mà “cash only!” Ở đó cái gì họ cũng có thể bán đi và cái gì cũng mua được (*), nếu không mua được bằng tiền, thì bằng nhiều tiền.
Người đời thường mỉa mai: “Đồng tiền dơ bẩn!” Quả nó dơ bẩn thật, từ khi được phát hành, trước khi đi qua tay bạn, nó được chuyền tay qua nhiều người trong một thời gian dài, từ bàn tay chị bán tôm cá, nơi thắt lưng cô nàng múa cột, chủ lò mổ heo, tay anh chị “drug dealer,” cô nàng bán trôn hay thằng ma cô ở xó đường, nó tanh tưởi, có khi còn mùi máu! Nếu tôi là nguyên thủ quốc gia, tôi sẽ ra lệnh cấm in hình tôi trên tờ giấy bạc, vì tôi sợ những thứ này sẽ dính vào bộ râu của tôi!
Nó dơ bẩn về nghĩa bóng, ở chỗ đồng tiền, làm cho con người táng tận lương tâm, quên điều phải trái, đổi trắng thay đen, chém giết nhau cũng vì mãnh lực của nó.
Đồng tiền dơ bẩn thì phải đem đi rửa, giặt, hy vọng từ đồng tiền bẩn thỉu, người ta có thể có trong tay những đồng tiền sạch, nhưng khốn nỗi việc rửa tiền trong thế giới này là một tội trọng, đồng tiền càng rửa càng dơ bẩn thêm.
Đồng tiền như vậy đó, nhưng ở đâu, ra đường nhớ sờ lại cái ví, và xem lại trong ví có tiền (cash) hay không, rồi hãy lên xe.


(*) Từ rừng núi, đồng bằng, hải đảo
Đến xác thân em bé đứng đường



Saturday, January 9, 2016


DƯ LUÂN VỀ DIẠI HỘI 12

Dư luận trên mạng về Đại hội Đảng 12

  • 9 tháng 1 2016

Image copyright AFP
Image caption Việt Nam sắp chứng kiến sự chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội 12

Mạng internet và Facebook đã trở thành diễn đàn cho nhiều cây bút bày tỏ quan điểm xung quanh Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Sự kiện chính trị 5 năm một lần, quyết định cơ cấu lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam, sẽ diễn ra từ 20 đến 28/1/2016.
Phiên trù bị tổ chức ngày 20/1, và Đại hội khai mạc chính thức ngày 21/1.
BBC xin trích giới thiệu một số bình luận gần đây của giới nghiên cứu, nhà quan sát và nhà báo đánh giá các góc cạnh khác nhau về diễn biến trước Đại hội 12:

Nhà báo Tâm Chánh, cựu Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị và Trưởng ban Chính trị - Xã hội báo Tuổi Trẻ:

“Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo thường xuyên của đảng, khi Ban chấp hành TƯ không họp. Tuy nhiên trong thực tế BCT là cơ quan siêu quyền lực trong đảng. Không chỉ trong đảng, BCT đóng vai trò bộ máy lãnh đạo tối cao của đất nước, “cho chủ trương” đường hướng quyết định hầu hết những vấn đề quan trọng về nhân sự, tổ chức, đối nội, đối ngoại, lập pháp, tư pháp. Các vị trí được bầu cử như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH…cũng hành xử trách nhiệm theo phân công và theo chủ trương (cụ thể) của BCT. Việc điều động lực lượng vũ trang ở qui mô nào (có qui định cụ thể ) cũng thuộc thẩm quyền của BCT chứ không phải của Bộ Quốc phòng hay thậm chí Bí thư Quân uỷ. Thái độ, tông điệu, quyết sách đối ngoại đều là những phương án phải thông qua BCT. BCT quản lý nhân sự cấp bộ trưởng và tương đương trong khi Ban bí thư quản cấp thứ trưởng và tương đương. Chủ trương về các dự án luật, các kế hoạch kinh tế xã hội, các công trình kinh tế xã hội quốc gia đều phải trình BCT thông qua trước khi duyệt theo thẩm quyền.
BCT làm việc tập thể, họp định kỳ hàng tuần, quyết định bằng cách bỏ phiếu, các thảo luận đều có bản văn lưu trữ.
BCT có qui chế hoạt động được thông qua bới Ban chấp hành TƯ. BCT có trách nhiệm báo cáo và kiểm điểm hoạt động với BCH TƯ. Trong nhiệm kỳ TƯ gần đây, BCT đã bị đặt trong yêu cầu giải trình và trả lời chất vấn với Ban chấp hành TƯ, làm rõ trách nhiệm cơ quan thường xuyên của TƯ chứ không phải là cơ quan cấp trên của TƯ. Chủ trương kiểm điểm bỏ phiếu tín nhiệm BCT trước TƯ là một dấu mốc trong sinh hoạt đảng nhằm kiểm soát quyền lực của BCT. Tuy nhiên, trong thực tế BCT vẫn là cơ quan có ý kiến quyết định mọi mặt cao nhất của đất nước, nhưng không chịu sự giám sát của bất kỳ hệ thống quyền lực hợp pháp nào. BCT trong thực tế là một cơ quan lãnh đạo siêu quyền lực của đất nước.
Những hiểu biết về cơ quan siêu quyền lực BCT và nguyên tắc hoạt động thường xuyên của nó để thấy rằng khó có thể xác định các sáng kiến chính trị ở VN thuộc về cá nhân nào. Những lời hô hào chống tàu không hẳn là quan điểm chính trị chính thức khi người đó họp BCT. Những quyết tâm chống tham nhũng, những hứa hẹn dân chủ, những chuyến đi đối ngoại rực rỡ không chắc gì là chủ ý thực sự của người đang thể hiện nó.
Cái khó khăn nhất cho mọi nhà báo, dù ở lề nào, là không thể kiểm chứng thông tin BCT từ nhiều nguồn. Có thể có cách nào đó tiếp cận được một thành viên BCT, nhưng không thể nào kiểm chứng điều thành viên đó nói là chính xác đến cỡ nào. Để phục vụ cho một mục tiêu chính trị nào đó không phải là không có lần nhà báo tiếp nhận từ nguồn tin là thành viên BCT mà sộ khám.
…Nhưng nói một cách thẳng thắn, ở thời điểm này nhìn từ sự quan tâm của dân chúng, nhất là giới trẻ, hình như cả việc đảng chọn tổng bí thư cũng không phải là mối bận tâm của họ. Một nền chính trị mà già nửa dân số không thấy thiết tha với nó, nền chính trị ấy, như mối lo của ông Võ Văn Kiệt, đang ở bên bờ vực. Mối lo ấy được như được “minh hoạ” khi người ta nhìn thấy những hình ảnh thị chúng bảo vệ đại hội đảng bằng những binh chủng, phương tiện dữ dằn, hiện đại của lực lượng vũ trang."

Nhà báo Huy Đức viết về lá thư của ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII và IX. Hai lá thư của ông Phan Diễn xuất hiện trên mạng ngày 8/1.

“Ông Phan Diễn cũng như nhiều vị cao cấp hưu trí khác vẫn đặt nặng vấn đề con gái Thủ tướng lấy chồng là con "sỹ quan VNCH". Tôi cho rằng đây là việc làm "mất điểm" của họ khi những lá thư này được đưa ra công chúng.
Image copyright Getty
Image caption Ông Phan Diễn tại một cuộc họp báo về Đại hội Đảng năm 2006
Tôi đánh giá rất cao việc Thủ tướng đã vì hạnh phúc của con gái, ủng hộ một cuộc hôn nhân mà biết chắc là sẽ gây phiền phức đến ông. Nhưng tôi còn đánh giá cao hơn, nếu cùng với việc ủng hộ con gái mình, ông - với tư cách là một người quyền lực nhất trong Đảng (tuy về danh nghĩa không phải là người cao nhất lúc đó) - đấu tranh để Đảng sửa đổi những quy định lỗi thời về lý lịch.
Chủ nghĩa lý lịch là một chính sách vô nhân đạo mà hàng triệu đảng viên khác đang bị ràng buộc (ngay cả các cháu học sinh vẫn bị lý lịch cản trở khi thi vào một số ngành).
Ông Phan Diễn và các đảng viên khác, có lẽ do thiếu thông tin, đang sử dụng một thông tin bịa đặt lan truyền trên mạng: con gái Thủ tướng đã nhận quốc tịch Mỹ. Lãnh sự Mỹ xác nhận với tôi, chỉ mới các cháu ngoại của Thủ tướng có quốc tịch Mỹ, còn con gái Thủ tướng chưa phải là công dân Mỹ.
Đây là một thông tin bịa đặt rất hiếm hoi mà các trang mạng nặc danh nhắm vào Thủ tướng và các thành viên trong gia đình ông.
Có một sự thật khá thú vị là, trong thời gian gần đây, hầu như các trang nặc danh đếu tập trung đưa lên mạng các thông tin bịa đặt về những người được coi là "đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng". Facebook "dậy sóng" bình luận, chỉ trích và cả đau thương, thổn thức cũng phần lớn dựa trên những thông tin bịa đặt này.”

Nguyễn Giang, Phó Tổng biên tập vùng châu Á, BBC World Service:

“Đại hội Đảng 12 có thể coi là cuộc họp ‘giữa đôi dòng nước’, không phải chỉ vì phe phái, mà vì chuyển biến nội tại xã hội và xu hướng quốc tế tác động mạnh, trực diện, đa chiều vào chính trị thượng tầng ở Việt Nam với xung lực chưa từng có.
Trên quốc tế người ta đang nói đến sự suy yếu của quyền lãnh đạo như một quy luật mới.
Ở mọi nơi, quyền lực nay ngày càng phân tán và thoáng qua (power is increasingly diffuse and fleeting), và ở Việt Nam hẳn cũng vậy.
Ai lên nắm quyền cao nhất ở Ba Đình sau Đại hội 12 có vẻ sẽ nhờ vào ưu thế cục bộ nhỉnh hơn một chút chứ nay không phải thời nắm quyền ‘tối cao’ được nữa.
Image copyright AFP
Image caption Cùng một đảng nhưng nhiều ngọn cờ và sẽ không có ai nắm vị trí 'tối cao'
Và nhìn sang Trung Quốc thì thấy quyền lực tưởng là 'tối cao' của ông Tập Cận Bình đang bị thách thức liên tiếp từ thị trường chứng khoán, từ nội bộ, từ môi trường.
Quyền lực của các lãnh tụ đảng cũng yếu: bà Angela Merkel bị đảng CDU của bà công kích chuyện di dân, ông David Cameron lùi bước trước sức ép về EU trong đảng Bảo thủ, ông Barack Obama khóc khi đơn phương ra lệnh hạn chế súng đạn.
Ở Việt Nam, đây cũng là Đại hội Đảng của ‘các món nợ dần phải trả’.
Việc gắn kết vào mô hình Trung Quốc, đưa doanh nghiệp Trung Quốc vào làm ăn ồ ạt đã đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng khiến các động thái chính trị Việt Nam bị bó hẹp lại.
Hội nhập mạnh với Phương Tây, Nhật Bản, Đông Nam Á đem về hỗ trợ ngoại giao, đầu tư vĩ mô nhưng vốn uy tín của hệ thống lại ngày càng gắn chặt với cam kết cải tổ thể chế và đòi hỏi nhân quyền.
Trong một xã hội đang phân tầng quyết liệt, việc vay vốn đất, vốn lao động của tầng lớp nghèo để đền đáp cho nhóm trung lưu đem lại sự phồn vinh đô thị nhưng tạo mất cân bằng và xung khắc giai cấp tiềm ẩn.
Tóm lại, bộ máy 4 triệu đảng viên cộng sản đã và đang vay cả tiền, cả vốn liếng chính trị từ nhiều bên và giai đoạn 2016-2020 là lúc phải trả nợ, bất kể ai hay nhóm nhà lãnh đạo nào lên nắm quyền."

Facebooker Anh Gấu Phạm, từ Hoa Kỳ, viết trên trang của ông sau chuyến về Việt Nam vừa qua:

“Hiện nay hai phe vẫn đang tính dùng các lá phiếu của các Ủy viên Trung ương để chiến thắng qua đường bầu. Anh em tâm linh cho rằng đường bầu có những hạn chế không thể sửa được trong ván bài chơi sát ván và chỉ có thể dùng để đưa ra kết quả cuối cùng một khi giai đoạn đấu tranh hay thỏa hiệp đã hoàn thành.
Image copyright AFP
Image caption Các gương mặt nổi bật nhất chính trường Việt Nam lâu nay không thay đổi
- Thủ tướng của chúng ta có lẽ đang ở thế yếu, hay nói đúng hơn ở chỗ yếu hơn ví dụ 1 năm trước đây. Ở chỗ này các lựa chọn hành động của Người có ít. Vẫn mạnh mẽ như con hổ nhưng cái chuồng giờ bé hơn chuồng 1 năm trước. Nhiều người nói là Người sẽ hành động mạnh mẽ, bất thường như phá cái chuồng ra. Anh em tâm linh cho rằng cách chơi kiểu giật bàn cờ này trong điều kiện hiện nay là chưa thể có. Nói thế nghe thì thích nhưng giật đi chơi lại có nghĩa là tất cả các bên đều mất mát.
- Xác suất cao là sẽ có thỏa hiệp. Anh em Bộ tâm linh cho rằng thỏa hiệp sẽ theo hướng Thủ tướng đồng ý nghỉ nhưng Thủ tướng lên thay sẽ là người được chỉ định và là cánh tay nối dài của Thủ tướng để làm người bọc hậu trung thành. Sẽ có mặc cả để đảm bảo không có những sự lùm xùm hồi tố, cướp giật, đày đọa con nhà người ta. Nếu phe Thủ tướng đủ mạnh có thể sẽ có cả mặc cả để một lựa chọn nhẹ nhàng hơn đứng chân Tổng Bí thư.
Tóm lại trong lúc trà dư tửu hậu, anh em cũng độc lập kết luận tương đối giống với anh Huy Đức là sẽ không có việc Thủ tướng lên làm Tổng Bí thư. Anh em cũng cho rằng sẽ có thỏa ước tập thể bảo lưu và bảo vệ Thủ tướng trọn đời. Khả năng cao là nếu việc đó xảy ra thì Tổng Bí thư hiện tại cũng có thể nghỉ ngơi yên hưởng tuổi già và người kế vị sẽ là một người hai bên đều chấp nhận được. Có một cửa sáng cho người về từ Sofia tức Hùng Vương thứ 14A.”

Carl Thayer, chuyên gia người Úc nghiên cứu về Việt Nam:

Viết trên trang The Diplomat 8/12/2015, GS Carl Thayer, nhà quan sát tình hình Việt Nam kỳ cựu từ Úc tin rằng sẽ không có thay đổi chính sách ngoại giao của Việt Nam sau Đại hội Đảng 12.
Bác bỏ quan điểm Việt Nam sẽ phải chọn Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, ông viết:
“Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách cân bằng đa cực – đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ, chứ không đi theo chính sách thu hẹp bằng cách cân bẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những năm sau Đại hội Đảng 12.”

QUỲNH CHÂU * GIỚI TRẺ VÀ ĐAI HOI 12

Giới trẻ có thiết tha Đại hội Đảng?


  • 8 tháng 1 2016

Image copyright Getty

Những ngày đầu Năm Mới 2016, cũng giống như các đợt Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ trước đó, đường phố cả nước Việt Nam tràn ngập sắc đỏ của cờ, băng rôn, tranh cổ động với những biểu ngữ, khẩu hiệu như “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thi đua lập thành thích chào mừng đại hội Đảng”.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều hoạt động bên lề kỷ niệm 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên, đánh dấu chặng đường đổi mới đất nước, tuyên truyền và khơi gợi sự hào hứng, củng cố niềm tin “Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của các mạng Việt Nam muôn năm!”.
Hòa trong không khí của hoạt động chính trị lớn nhất cả nước ấy - các nhân sự cao cấp sẽ được bầu ra để lãnh đạo đất nước với đường lối, chính sách phù hợp - mỗi công dân, nhất là giới trẻ, lại có cho mình những suy nghĩ riêng.
Bài viết dưới đây tổng hợp phỏng vấn ngẫu nhiên 15 người trong độ tuổi từ 18 đến 32 ở Việt Nam, hy vọng đưa ra cái nhìn tổng quát về nhìn nhận của những người trẻ đối với sự kiện chính trị cột mốc 5 năm một lần ở Việt Nam.

Không quan tâm?

Anh Nguyễn Đình Anh Cương, 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Hà Nội, chia sẻ: “Không hẳn không quan tâm, nhưng tìm hiểu chính trị Việt Nam không đem lại niềm tin cho tôi rằng bộ máy hiện tại có thể mang lại thay đổi, thông qua một cuộc bầu cử.”
“Dàn lãnh đạo hiện nay phần lớn vẫn là những ‘lão thành cách mạng’, song với tư tưởng đã cũ, hơn nữa kinh tế xã hội Việt Nam kém nhưng chưa đến mức tồi tệ, rất khó để bộ máy cầm quyền có động lực đủ lớn để thoát ra khỏi ‘vùng an toàn’ và tự thay đổi.”
“Nên theo tôi Đại hội lần này sẽ không mang lại điều gì mới. Hiện tại, tôi quan tâm những điều gần với cuộc sống của mình hơn, ví dụ như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thuế và luật bảo hiểm xã hội mới.”
“Vậy nhưng, đơn cử như luật bảo hiểm xã hội, cũng đã chứa nhiều hơi hướng tư lợi của bộ máy cầm quyền, hơn là đứng về phía người dân để suy nghĩ.”
Một bạn nữ giấu tên, sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh, lại nói:
“Quan tâm bầu cử Đại hội thật xa xôi quá! Tôi chỉ mong sao ra trường xin việc không phải chạy vạy khắp nơi và tấm bằng của mình có giá trị khi so sánh với các nguồn lao động trẻ trong thị trường khu vực Đông Nam Á.”
Cô bày tỏ: “Bạn bè tôi cũng chẳng ai quan tâm, bởi tôi cho rằng không ai trong số các vị lãnh đạo là người đủ tâm, đủ tài và có những hoạt động cụ thể mang lại lợi ích cho người dân.”
“Vậy nên việc ai lên lãnh đạo có thật sự quan trọng?”

‘Chọn cái ít xấu hơn’

Bên cạnh đó, một nhóm khác rất theo sát thông tin về Đại hội 12, có cho mình những nhận định và phân tích riêng.
Bối cảnh Trung Quốc nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP càng làm tăng sự quan tâm đến kết quả bỏ phiếu trong Đảng. Vì họ cho rằng nhân sự cấp cao ảnh hưởng đến tương lai đất nước và việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đa số những người trẻ quan tâm đến chính trị mà tôi hỏi mong muốn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái cử và nắm giữ chức vụ Tổng bí thư.
Quan điểm của Bá Phương, sinh năm 1984, sống tại Hà Nội là điển hình của mong muốn trên.
“Là công dân Việt Nam, cá nhân mình không ủng hộ phe nhóm và tư tưởng thân cận Trung Quốc, vì mình không muốn đất nước lệ thuộc Trung Quốc. Trung Quốc luôn có mưu đồ vương bá, chiếm trọn vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Nhiều tàu cá đã bị tấn công ngay trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều ngư dân đã bị giặc tàu bắn giết, hàng hoá Trung Quốc tẩm hoá chất độc hại tràn lan được bán công khai.”
“Những người có tư tưởng muốn lệ thuộc Trung Quốc tức kẻ đó đang phản bội những tử sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ công thổ quốc gia, phản bội lại nhân dân. Nhìn chung, mình không mong muốn những người trong nhóm này tiếp tục lãnh đạo và giữ các vị trí quyền lực cao nhất.”
“Còn về phe thân Mỹ, mình được biết đó là phe của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông có tư tưởng thoát Trung, điều này mình ủng hộ. Ít ngày gần đây ông đã có một số quyết định hợp với lòng dân như quyết liệt phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, ông đã ký dự án xây gần 4000 cây cầu cho các tỉnh miền núi trên 50 tỉnh thành. Vì vậy mình có phần ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng.”
Bá Phương nói thêm: “Tuy nhiên với tư cách là một công dân mình vẫn không có quyền bầu cử những lãnh đạo có đủ tâm, đủ tài để lãnh đạo đất nước, đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu và nghèo đói. Mình mong muốn Việt Nam sớm trả lại quyền bầu cử cho người dân.”
“Những người bạn của mình hầu hết là những người am hiểu chính trị, luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước, vì vậy đều rất quan tâm kì Đại hội này. Họ đa phần có mong muốn thoát Trung, vì vậy họ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Tất nhiên cũng có một số không tin tưởng hoàn toàn, nhưng họ cũng không có sự lựa chọn nào khác.”
“Và giữa hai cái xấu, họ chọn cái xấu ít hơn.”
Dù quan tâm hay không quan tâm Đại hội Đảng, những người trẻ ở Việt Nam dường như đều hiểu rằng họ gần như không có tác động gì đến sự kiện sẽ diễn ra trong tháng Giêng 2016.

TRUNG CỘNG VÀ ĐẠI HỘI 12

Trung Quốc với Biển Đông và Đại hội 12

  • 8 giờ trước
    Image caption Trung Quốc đã tiến hành 46 chuyến hạ cánh của máy bay tại khu vực Trường Sa, trên Biển Đông, theo truyền thông Việt Nam.
Tính tới ngày 09/1/016, Trung Quốc đã có 46 chuyến phi cơ hạ cánh ở khu vực Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, hành vi được cho là 'đe dọa an ninh' hàng không quốc tế và khu vực, theo nhà đương cục Việt Nam.
Bình luận với BBC hôm thứ Bảy về khả năng Trung Quốc 'khai thác, lợi dụng' Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội đảng CSVN lần thứ 12, với các chuẩn bị có thể còn chưa xong về mặt 'nhân sự nội bộ' và 'đường lối', để 'trục lợi' trên vấn đề biển đảo, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam, nói:
"Tôi nghĩ rằng đây là một trong những tình hình mà Trung Quốc đang khai thác, đang lợi dụng, bởi vì rõ ràng là hiện nay, Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực, mọi tình hình để có thể tổ chức Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 một cách thắng lợi.
"Đây là một Đại hội hết sức có ý nghĩa trong việc thay đổi thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam, cho nên trong bối cảnh đó, tôi cho rằng Trung Quốc tính toán những yếu tố đó để có thể xúc tiến mạnh mẽ hơn các hoạt động của họ trên Biển Đông.

Lợi dụng cơ hội?

"Có lẽ đây cũng là một câu chuyện mà chúng ta (Việt Nam) nếu xét về lịch sử, thì Trung Quốc bao giờ cũng tính toán đến điều kiện đó. Nhưng chúng ta đã biết, vào năm 1974, họ cũng tính toán lúc mà việc đấu tranh thống nhất nước nhà của hai miền Nam - Bắc (Việt Nam) rõ ràng có những điều kiện mà trong nội bộ có những vấn đề mà tạo ra thuận lợi cho Trung Quốc tiến hành cuộc xâm lược Hoàng Sa năm 1974.
"Hay năm 1988 cũng thế, thì cũng là lợi dụng cái lúc Việt Nam rất khó khăn sau cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979, rồi sau cuộc Việt Nam giúp để đánh đổ Khmer Đỏ, thì gặp rất nhiều khó khăn về mặt chính trị, ngoại giao... Trung Quốc lợi dụng cơ hội đó để nhẩy chiếm sáu thực thể ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
"Đấy rõ ràng chúng ta thấy rõ cái tính toán của Trung Quốc về cơ hội, thời cơ, điều kiện của tình hình quốc tế và khu vực, để họ đẩy mạnh các bước tiến của mình (TQ)...
"Vì vậy lần này cũng thế, một trong những lý do mà tôi cho rằng họ cũng đã tính đến, để họ chớp thời cơ này, để họ đẩy mạnh hơn nữa, hoàn thành mục tiêu mà họ đang đặt ra từ trước," ông Trần Công Trục nói với BBC.

Đối phó, tập trận?

Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và khu vực là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, bình luận với BBC về ý đồ của Trung Quốc qua động thái cho nhiều lần máy bay hạ cánh ở Trường Sa tuần này.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi nói:
"Có thể thấy là ý đồ của họ về chiến lược ở Biển Đông là tương đối rõ ràng, là có thống nhất.
"Theo nghĩa là họ cũng quyết tâm giành quyền kiểm soát ở Biển Đông, đó là điều có thể khẳng định.
"Và tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần phải hiểu rõ ý đồ chiến lược này của Trung Quốc và cần phải có những chiến lược để đối phó lại chiến lược này của Trung Quốc," nhà nghiên cứu nói với BBC.
Hôm 09/1, Tiến sỹ Trần Công Trục bình luận với BBC về khả năng Việt Nam tiến hành 'tập trận ở Biển Đông' trong dịp Đại hội Đảng đang được chuẩn bị.
Ông nói:
"Tôi nghĩ kể cả việc tăng cường khả năng phòng thủ, kể cả việc rèn luyện, huấn luyện để có thể thích ứng với tất cả những tình huống có thể xảy ra, thì lực lượng quân đội Việt Nam chúng tôi bao giờ cũng luôn luôn ở cái thế sẵn sàng như vậy.
"Và đương nhiên trong đó có chuyện tập trận, mà tập trận có thể có bản thân mình, có thể mời một số nước có quan hệ ngoại giao về mặt quốc phòng tham gia cũng là chuyện rất bình thường, nhiều quốc gia người ta cũng đã từng làm việc đó.
"Cho nên có lẽ là không nên loại trừ khả năng đó, tôi nghĩ như vậy," cựu Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam nói với BBC.

HÒA ÁI * ĐẠI HỘI 12

Người dân trông đợi gì ở Đại hội Đảng XII?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-01-08
000_DM-Hkg10212312
Lao động nhập cư từ các tỉnh phía Bắc tìm việc hàng ngày tại một góc đường ở trung tâm thành phố Hà Nội hôm 10/9/2015.
AFP photo


Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 1 tại Hà Nội để bầu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đề ra mục tiêu phát triển đất nước cho giai đoạn 2016-2020. Dân chúng trong nước quan tâm như thế nào cũng như kỳ vọng gì ở Đại hội Đảng lần thứ XII này?
Trước hết là chia sẻ của người dân khắp ba miền Nam-Trung-Bắc:
“Ai lên cũng vậy. Ai lên cũng nắm chính quyền. Người ta đều bất mãn chế độ, nói là ai làm thì cứ làm, làm cho đã thôi; chứ bây giờ có quan tâm thì cũng không làm được gì, nói cũng không nghe”.

“Ông nào lên cũng được vì điều quan trọng là thể chế có thay đổi hay không. Một con người - một ông lãnh đạo mà thay thế từ ông này sang ông nọ cũng chỉ là một sự thay thế, chứ còn thể chế cũng không thay đổi thì vẫn là tình cảnh như hiện tại mà đôi khi còn bi đát hơn”.

“Người dân chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ, quan tâm đến vận mệnh đất nước chứ bây giờ không ai quan tâm đến cái đảng lãnh đạo này nữa”.
Truyền thông trong nước tập trung loan tin cho biết Đại hội Đảng lần thứ XII rất quan trọng vì đại hội lần này sẽ đánh giá kết quả lãnh đạo và sự phát triển của VN sau 30 năm đổi mới cũng như bầu chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khi 3 trong 4 nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên dân chúng từ Bắc đến Nam mà đài ACTD tiếp xúc qua điện thoại hầu như đều có cùng sự bày tỏ không mấy quan tâm đến những kỳ Đại hội Đảng như thế này. Họ chia sẻ cuộc sống ngày càng khó khăn, phải lo từ  bữa cơm hàng ngày cho đến những thứ thuế, những loại phí phải đóng ngày càng nhiều, đang là gánh nặng cho mỗi gia đình hiện nay.
Người dân chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ, quan tâm đến vận mệnh đất nước chứ bây giờ không ai quan tâm đến cái đảng lãnh đạo này nữa.
- Một người dân Hà Nội
Qua tìm hiểu chi tiết hơn với người dân trong nước về bối cảnh xã hội VN 5 năm qua dù được báo cáo là ổn định và mức tăng trưởng GDP đạt mức vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2015 nhưng không ai tỏ ra lạc quan vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN trong năm năm tới. Một cư dân ở Hà Nội nói với đài RFA:

“Theo dõi thông tin kết quả tình hình kinh tế xã hội thì tất cả đều đi xuống; về kinh tế chẳng hạn như nợ công càng ngày càng gia tăng; về đời sống càng ngày càng bất ổn; vấn đề an sinh xã hội về mọi thứ càng ngày càng khốn đốn hơn. Số liệu họ đưa ra thì được đẹp trên báo cáo, còn nhìn vào tình hình thực tế thì rất nhiều vấn đề, càng ngày càng bùng phát mà gần như họ không thể điều hòa được”.

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê VN, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng vai trò chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế năm 2015. Thế nhưng trong năm vừa qua, công nhân ở công ty khắp các tỉnh thành đình công liên tiếp để yêu cầu quyền lợi của họ cần được Công đoàn cũng như Chính phủ đáp ứng thỏa đáng như điều kiện lao động được cải thiện hay quỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo. Thông tin VN gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP với ràng buộc của sự ra đời Công đoàn độc lập đã mở ra những hy vọng mới cho giới công nhân nhưng niềm vui đón chờ cơ hội công ăn việc làm của họ chưa kịp đến thì họ lại gặp nhiều trở ngại trong quá trình tìm hiểu cũng như tiếp cận các tổ chức Công đoàn độc lập.
000_Hkg1375862-400
Một người dân lao động nghèo đẩy xe hàng rong qua một cửa hàng bán kim khí điện máy ở Saigon. AFP photo
Những năm qua, VN vẫn là cường quốc xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên thế giới. Bộ mặt đời sống của nông dân trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi có nhiều thay đổi tích cực. Tuy vậy, đa số nông dân vẫn cho rằng công việc của họ bấp bênh và đầy rủi ro. Thay vì đồng thiền thu về để đầu tư cho tái sản xuất thì nhiều nông dân phải đổi nghề. Ông Hai Lúa, một nông dân ở Cần Thơ vừa bán hết ruộng vườn của mình, cho biết:
“Hồi xưa nói chung cách đây hơn 40 năm thì lúa làm một năm có một vụ mà dân no ấm đầy đủ. Bây giờ làm 3, 4 vụ mà không đủ. Tại vì đồng tiền không có giá trị. Làm thì nhiều nhưng không có bao nhiêu tiền. Tiền thì nói bạc tỉ, bạc triệu mà rốt cuộc mua sắm không được bao nhiêu”.
Vấn đề Hòa Ái nêu lên trước những bất cập trong đời sống kinh tế xã hội như hiện nay, lẽ ra người dân phải đặc biệt quan tâm đến các kỳ Đại hội Đảng, nhất là Đại hội Đảng lần thứ XII này với kỳ vọng những thành viên mới trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ ít nhiều lắng nghe nguyện vọng của dân chúng và thay đổi hiện tình đất nước, tuy nhiên Hòa Ái ghi nhận được tựu trung người dân cho rằng các kỳ Đại hội Đảng chỉ là một hình thức “hợp thức hóa” chính danh cho các phe, nhóm lợi ích và cho dù 4 nhân vật cao cấp nhất có là những ứng viên xuất sắc được Đảng CSVN lựa chọn kỹ lưỡng thì họ cũng chỉ vì quyền lợi và sự tồn vong của chế độ như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứ không vì dân vì nước.
Mong rằng ông nào hay bà nào đắc cử cũng được cả, miễn rằng quan tâm hơn nữa đối với cuộc sống của ngư dân và tạo điều kiện cho họ an tâm hơn, thuận lợi hơn trong việc bám biển, đặc biệt đánh bắt xa bờ.
- Bạn Khúc Thừa Sơn, Đà Nẵng
Trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII này, Hòa Ái ghi nhận có sự quan tâm và hy vọng của ngư dân VN. Họ theo dõi thông tin với mong muốn Chính phủ thấu hiểu những khó khăn của ngư dân cũng như sẽ có những thay đổi thiết thực để đảm bảo cho họ được an tâm hơn khi ra khơi đánh bắt trên ngư trường truyền thống. Bạn trẻ Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng, người theo sát đời sống của ngư dân trong các năm qua, chia sẻ kỳ vọng của ngư dân VN trong Đại hội Đảng lần này:

“Đi thực tế thì mới thấy được ngư dân trong nước chỉ có điều mong ước rất nhỏ nhoi lắm: mong rằng ông nào hay bà nào đắc cử cũng được cả, miễn rằng quan tâm hơn nữa đối với cuộc sống của ngư dân và tạo điều kiện cho họ an tâm hơn, thuận lợi hơn trong việc bám biển, đặc biệt đánh bắt xa bờ. Họ không có mong ước nào to lớn bởi vì họ cũng nói thà rằng các cấp chính quyền làm những việc nhỏ thiết thực còn hơn nói những lời hay, lời đẹp mà không thực hiện gì cả”.

Trong các cuộc trao đổi với người dân cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, đài ACTD nhận thấy phần đông dân chúng kỳ vọng có một sự thay đổi lớn ở VN như ở Myanmar hồi tháng 11 vừa qua. Họ không biết đến bao giờ mới có được tự do bầu cử như người dân Miến Điện đã làm được trong năm 2015; nhưng sự hiểu biết về quyền con người cũng như sự quan tâm đến chủ quyền quốc gia và đời sống an sinh xã hội của hơn 90 triệu người dân VN mỗi ngày một gia tăng là động lực giúp cho niềm hy vọng của họ sẽ thành hiện thực trong một ngày không xa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-r-vns-people-expect-new-leadership-ha-01082016115722.html

No comments:

Post a Comment