Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 31 October 2016

VIETTUSAIGON = VIỆT CỘNG =

VIETTUSAIGON * NHỤC

Bàn về chữ nhục thời bây giờ


Chữ “nhục” hay chữ “vinh” không phải mới có bây giờ. Nếu không nhầm, cặp phạm trù đối lập này có từ thời con người bắt đầu ý thức được mối tương quan giữa bản thân với xã hội chung quanh họ. Đương nhiên tùy vào từng bối cảnh, hoàn cảnh mà cặp phạm trù này mang những cái tên khác nhau. Nhưng xét về mặt ý niệm, khái niệm, có lẽ không có gì khác.
Hai chữ “nhục” và “vinh” cũng tùy thời mà người ta định nghĩa, tùy vào kiến văn, tùy vào tri thức và lòng tự trọng cũng như tư tưởng của mỗi người mà có cách định nghĩa về nó. Đây là chuyện vừa nhạy cảm vừa khôi hài, đôi khi cười ra nước mắt. Tuy bên ngoài tưởng như không có gì quan trọng nhưng nó lại liên quan đến những khái niệm khác như “sang” và hèn”. Thậm chí, trên một chừng mực nào đó, có sự tương hỗ, bổ sung giữa hai cặp phạm trù này.
Sở dĩ phải nói chữ “nhục” hay chữ “vinh” là tùy thuộc vào sở tri và định nghĩa của mỗi cá nhân là vì bản chất của “vinh” và “nhục” vẫn chưa bao giờ thay đổi, “nhục” là “nhục” mà “vinh” là “vinh” nhưng do cách định nghĩa, sở tri của mỗi cá nhân lại nên hai chữ này bị đánh tráo, xáo trộn thường xuyên, thời đại nào cũng có kẻ đánh tráo, xáo trộn. Thời đại tốt thì số kẻ đánh tráo, xáo trộn này ít, thời đại tồi tệ thì người ta đua nhau đánh tráo, xáo trộn, tự lừa mị bản thân để được thỏa mãn.
Thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, hai chữ nhục và vinh bị đánh tráo thê thảm. Sở dĩ hai chữ này bị đánh tráo bởi khái niệm sang và hèn đã bị đánh tráo trước đó. Hay nói cách khác là hệ qui chiếu về chữ nghĩa, về vị thế xã hội thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa hầu như bị sao chép 100% hệ qui chiếu thời phong kiến. Trong khi đó, thời đại toàn cầu hóa, cách nhìn, cách tiếp cận cũng như phương vị của mỗi cá nhân không còn bị giới hạn trọng một hệ tư tưởng độc tài, toàn trị như trước. Chính vì khả năng mở rộng này mà hệ qui chiếu thời Cộng sản trở nên lỗi thời, khủng hoảng.
Với kiểu quan niệm về sang và hèn của thời phong kiến, cứ sang dành chỉ những kẻ làm quan, sống bên trên xã hội, hèn là những thứ dân, không có chức quyền trong xã hội. Cái quan niệm này đem chụp y như vậy lên thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Người dân vẫn cứ quan niệm người sang là phải ngồi trên xã hội, phải được làm quan, phải có chức này chức nọ. Chính vì kiểu quan niệm đầy chất võ đoán như vậy mà hầu hết người dân luôn tỏ ra nễ phục những kẻ làm quan. Và đây là cơ hội để bọn làm quan thả sức làm càn. Vì có làm càn cỡ nào thì họ vẫn cứ là hạng sang. Họ vẫn cứ là những kẻ “vinh dự” bởi họ là quan, họ được sang.
Trong khi đó, bản chất của chữ sang không phải nằm ở chỗ anh ngồi đâu mà là anh làm gì. Chính hành động cao thượng, đẹp đẽ và nhân văn của con người mang lại cho ncon người sự sang trọng. Một người ăn xin chẳng hạn, ông ta xin được một ổ bánh mỳ nhưng thấy người ăn xin khác đói giống mình nhưng chưa có bánh mỳ, ông bẻ nửa ổ để chia sẻ với người ăn xin kia. Hành động này sang trọng và cao quí gấp triệu lần một kẻ giàu có, làm quan cao chức trọng rút ra vài trăm USD tặng cho em chân dài nào đó trong bàn nhậu để đi ăn phở hoặc đi mua thỏi son.
Nhưng trong thời lộng giả thành chân, ít ai thấy được sự sang trọng của người ăn mày nếu không muốn nói trong con mắt thiên hạ, người ăn mày vẫn mãi là người ăn mày cho dù họ có bỏ hết túi tiền ra để cho người khác nghèo khó hơn họ. Nhưng kẻ làm quan ăn trên ngồi trốc chỉ cần cho ai một thứ gì để diễn kịch thì không riêng gì dư luận xã hội mà ngay cả báo chí nhà nước cũng xông vào ca ngợi họ như một điển hình cao quí. Trong khi đó, ít ai suy tư về giá trị thật của hai món quà, một của người ăn mày phải dầm mưa dãi nắng, phải đánh đổi cả sức khỏe, cuộc đời và số phận để có được nó và cho một cách không cần suy nghĩ khi thấy đồng loại khốn khó hơn mình. Còn cái gọi là sang trọng kia, có thể là nguồn tiền tham nhũng, hối lộ, đục khoét tài sản nhân dân, trộm cắp tài nguyên quốc gia… Nhưng khi mang cho ai đó thì cố gắng đánh tiếng cho to tát. Nhưng người đời vẫn nhầm lẫn đó là sang trọng, là lòng tốt. Người ta đã hoàn toàn nhầm lẫn khái niệm giữa sang và hèn.
Bởi chính sự nhầm lẫn khái niệm giữa sang và hèn nên người ta cũng nhầm lẫn dây chuyền giữa nhục và vinh. Một gia tộc có nhiều con cháu làm quan, không cần biết con cháu của họ đã làm gì để được làm quan, trình độ cỡ nào, liêm khiết hay tham ô… Cứ nghe làm quan là thấy vinh cả dòng, càng nhiều người làm quan và chức quan càng lớn thì càng vinh dự, càng tự hào. Thậm chí mới hôm qua con hoạn lợn, bữa nay lên làm bộ trưởng, làm nghị gật hay hôm qua làm anh y tá quèn, bữa nay lên làm bộ trưởng, thủ tướng, không biết gì ngoài thủ đoạn và chui luồn, cố chấp, tài phiệt… Nhưng vẫn thấy rằng đây là niềm vinh dự của tổ tiên.
Những trường hợp như Nguyễn Lân Thắng hay Anh Chí, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Trương Duy Nhất… và rất nhiều trí thức yêu nước khác, hễ cứ nghe những người này bị hành hung, bị bắt nhốt, gán tội để bỏ tù thì ngoại trừ một nhóm nhỏ trí thức trong xã hội thấy bất bình nhà cầm quyền, đồng cảm với người bị hại… Đa phần còn lại đều cho rằng điều này là nhục nhã, tù tội là nhục nhã. Họ không cần biết trắng đen, tốt xấu… Và họ cũng chưa bao giờ định nghĩa được chữ vinh và chữ nhục cho chính xác.
Chính cái nền giáo dục thối nát của chế độ cụng như những chủ trương lớn của đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại suốt mấy mươi năm nay đã làm cho đa số nhân dân trở nên mù quáng và u muội, không thể phân biệt được đâu là nhục, đâu là vinh.
Và cũng chính cái chế độ này mới tạo ra được những con người ngồi ghế bí thư, ghế chủ tịch, thậm chí ghế bộ trưởng, tiền bạc rủng rỉnh, xe cộ láng cóng, nhà năm bảy cái vẫn cứ khai man mình là hộ nghèo để được hưởng trợ cấp. Làm quan hách dịch, tham lam, vô cảm, bị dân lên facebook nhận xét có gương mặt kênh kiệu thì thay vì tự sữa, tự thấy nhục, người ta lại tìm để trả thù bằng cách phạt người nhận xét và những ai đồng cảm, sau đó ra bộ tha thứ. Đến nước này, chỉ có những kẻ bị liệt dây thần kinh mắc cỡ và không thể hiểu được thế nào là nhục mới có thể trơ tráo và hợm hĩnh đến độ như vậy.
Quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ, quan bé tí ăn theo kiểu bé tí, tất cả đang tùng xẻo, xâu xé quốc gia, ăn trên mồ hôi nước mắt của trí thức, của lao động nghèo và cả của những người tứ cố vô thân, quanh năm mặc quần thủng đít phải vá đi vá lại trăm bề… Ăn thông qua thuế, đâu có ai hiểu chuyện này, mà có hiểu thì cũng vậy thôi!
Khi cả một hệ thống quan lại từ trung ương xuống địa phương xem sự nhục là bình thường, đánh tráo nỗi nhục thành cái vinh thì thử hỏi đất nước này sẽ ra gì? Và cách tốt nhất để trả đất nước về trạng thái bình thường là những người không biết nhục cần phải lùi về sống tầng đáy xã hội, để từ đó họ lớn khôn, trưởng thành mà hiểu được thế nào là làm người, thế nào là nhục là vinh. Chỉ có như vậy mới hy vọng đất nước này tiến bộ! Mặc dù chỉ là hy vọng!


TUẤN KHANH * CHUYỆN ĐÀN BÀ

Tháng 12, chuyện những người đàn bà



Tháng Mười Hai năm nay, xuất hiện nhiều câu chuyện về những người đàn bà trên thế gian này – có những người lừng danh, và cả những người vô danh – khiến mọi thứ lại càng đáng nhớ hơn.
Tháng Mười Hai, nhắc nhiều người yêu nhạc ngồi nghe lại bài Woman của John Lennon. Bài hát ngợi ca về đàn bà của ông như một định mệnh thôi thúc, ông viết ra, kịp hát ghi âm lầm cuối cùng trước khi ngày định mệnh 8/12 đến: một kẻ tâm thần đã bắn ông chết ngay trước cửa nhà.
Trong Woman, chàng ca sĩ mắt kính tròn hát rằng “Woman please let me explain. I never meant to cause you sorrow or pain. So let me tell you again and again and again” (Tạm dịch: ôi Nàng, xin cho tôi giãi bày. Tôi không bao giờ muốn đem đến cho nàng nỗi đau hay muộn phiền. Xin cho tôi nhắc lại muôn lần điều này…) Người đàn bà rất chung và rất riêng của bài hát đó, muốn giới thiệu rằng mỗi bước đi lên của nhân loại, luôn có lời ngợi ca và trân trọng.
Tháng 12, trên trang Twitter của tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhắc về một người đàn bà: Rosa Parks, mà ông trân trọng ghi là “đấng anh thư đã đứng lên tranh đấu cho công lý và bình đẳng”.
Rosa Parks (1913-2005) được lịch sử hiện đại của nước Mỹ gọi tên là “đệ nhất phu nhân của dân quyền” và là “người mẹ của phong trào tự do”. Ngày 1/12/1955, khi bà Rosa Parks lên chuyến xe bus ở bang Alabama, bà bị tài xế trên xe buộc phải đứng dậy để nhường ghế cho một người da trắng – theo luật lúc bấy giờ của bang này. Rosa Parks đã phản đối và biến chiếc xe bus đó thành nơi tố cáo sự kỳ thị chủng tộc, chấp nhận cho việc cảnh sát dừng xe áp giải bà đi. Nửa thế kỷ sau, tất cả những đứa trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều được học về Rosa Parks và tự hào về người đàn bà đã đứng lên cho nước Mỹ hôm nay. Thậm chí, ở các bang như California và Ohio, ngày 1 tháng 12 là ngày lễ ghi nhớ Rosa Parks Day.
Tháng Mười Hai còn một điều đáng ngưỡng mộ khác: là thời điểm mà lãnh tụ Aung San Suu Kyi, người đàn bà lừng danh của nền dân chủ Miến Điện tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang dân sự, đồng thời tuyên bố sẽ luôn cân nhắc, thận trọng trước mọi lời mời giúp đầu tư từ Trung Quốc.
Có những người đàn bà trên thế gian này có thể khiến trái tim của chúng ta phập phồng kiêu hãnh. Nó mở ra những chỉ dấu kỳ diệu về con người và sự văn minh.
Nhưng cũng có những người đàn bà, với câu chuyện của họ khiến trái tim chúng ta quặn thắt, đau hơn nữa khi nghĩ về tương lai, giống nòi và tổ quốc.
Chị Mai Thị Long – có thể nói đến đây vẫn không ai biết – vợ của ngư dân Trương Đình Bảy bị “kẻ lạ” bắn chết ngay trên biển Trường Sa của Việt Nam vẫn chưa được cơ quan nào giúp xác định rõ ai đã giết chồng mình. Lẽ ra, sau cái chết oan khiên và đầy ngụ ý trên biển đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam phải gửi thư đến các sứ quán có tàu trong cùng khu vực, yêu cầu cùng phối hợp điều tra xem thỉ phạm là ai. Lẽ ra, chị Long cũng còn được thấy tổ quốc gọi tên chồng mình, sau khi đã hối thúc chồng mình ra khơi, bám biển, thể hiện chủ quyền thay cho Nhà nước. Ngày 2/12, đưa chồng về đất mẹ, đối với chị Long, biển bây giờ không những là nỗi đau mà còn nhắc nhở về dối trá.
Tháng Mười Hai, công an Đà Nẳng cười tươi và trao cho bà Nguyễn Thị Khả, 57 tuổi, số tiền gần 2 triệu đồng để bồi thường cho việc bà bị công an khu vực vung gậy đánh đến mang thương tích, vì tưởng bà là gái mại dâm. Rất nhiều người đã thảng thốt hỏi rằng ở thành phố đáng sống đó, ngày thường đã có bao nhiêu gái mại dâm bị đánh đập mà không thể nói với ai? Và cũng có rất nhiều người nói rằng chỉ cần một điều rất nhỏ, bao nhiêu những vàng mã về nhân quyền phụ nữ, về bình đẳng và quan hệ giữa công an địa phương và phụ nữ đã lộ ra. Mọi thứ trần trụi và tàn nhẫn như trên chuyến xe bú về tương lai của bà Rosa Parks, nhưng khác ở chỗ là thân phận người phụ nữ Việt Nam thậm chí vẫn còn chưa có được một khoảnh trống cho mình.
Câu chuyện cóp nhặt cuối, tạm thời, của tháng Mười Hai, là chuyện cô gái Việt tự mình đi và đoạt giải hoa hậu ở Philippines, nhưng bị gọi là thi “chui” và bị đòi phạt 30 triệu đồng. Có cái gì đó vẫn còn chưa giải thích được cho một văn bản quy định đầy tính phản bội lại quyền con người trong hiến pháp, khi tự cho mình có quyền kiểm soát sự tự do và quyền của người khác mà không rõ lý do. Đây không phải là chuyện mới mẻ tại Việt Nam, vì từ năm 2013 đến nay, theo đoàn luật sư Việt Nam cho biết thì đã có tới 90.000 văn bản trái hiến pháp, trái luật mà vẫn áp đặt lên con người.
Con số phạt 30 triệu đó của Bộ TT&TT, chợt làm nhớ đến hình ảnh trên báo chí Trung Quốc khi rao bán công khai con gái Việt về làm vợ với giá 1500 USD. Đàn bà Việt hôm nay không thể tự vinh danh mình trên diễn trường quốc tế, nếu không có Cục, có Bộ xốc nách đưa vào. Nhưng bị bán đi, bị làm nhục ở sát biên giới của “nước lạ” thì không thấy ai ra văn bản hay lên tiếng. Cục và Bộ rầm rập vào cuộc với những người đàn bà sáng danh Việt Nam với thế giới nhưng lãng tránh, ngó lơ khi thấy đàn bà Việt bị làm nhục khắp thế giới, từ đường biên hữu nghị.
Đàn bà, nếu như bạn vẫn còn nghe Woman của John Lennon, hãy cảm nhận những điều thật tuyệt vời và khác biệt ở hai đầu thế giới.


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Buổi Giao Thời


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Công lý Đồng Nọc Nạn thời kỳ thực dân vào năm 1928 vẫn là một giấc mơ cho nhiều người Việt Nam vào năm 2015.
Anh Lãng
Mùa Giáng Sinh năm kia, hay năm kìa (gì đó) có người bạn gửi cho cuốn tiểu thuyết The Time in Between của Maria Dueñas. Sách loại bìa mỏng mà ngó giống y chang như cái gối, thấy mà ớn chè đậu. Bỏ thì thương vương thì tội nhưng tôi quyết định liền, với ít nhiều áy náy: “Thôi, dục (bà) nó đi!”
Tui già cỗi và mệt mỏi quá rồi. Cả ngàn trang sách tiếng Anh thì đọc chắc tới tết, hay (dám) tới chết luôn – cho dù tác phẩm được giới thiệu là # 1 international best seller.
Tuần rồi, tôi mới khám phá ra rằng The Time in Between đã được chuyển thành phim. Maria  Dueñas bắt đầu câu chuyện vào tháng 3 năm 1922, khi nhân vật chính còn là một cô bé đang học việc trong một tiệm may, ở Tây Ban Nha.


Những vật dụng được bầy biện để làm cảnh trí trong phim ngó thân thương hết sức: bàn ủi than, máy may Singer, radio Philips. Tôi cũng rất ngạc nhiên, và thích thú, khi nhìn thấy những chiếc Citroën Traction Avant (đen thui lui) chạy lòng vòng trên đường phố của thủ đô Madrid.
Đây chính là loại xe được dùng làm Taxi ở Đà Lạt, vào những năm cuối thập niên 1960. Cái bàn là than cổ lỗ, cái máy may đạp chân cũ kỹ, và cái máy phát thanh mầu cánh gián (bự tổ chảng)  ... cũng đều là những đồ vật quen thuộc trong căn nhà nhỏ xíu mà tôi đã sống qua suốt thời ấu thơ – ở Việt Nam.
Thế mới biết là đất nước mình đi sau thiên hạ một khoảng thời gian dài quá. Thảo nào mà đã có thời Việt Nam bị xếp vào nhóm những quốc gia “chậm phát triển.”
Cái “thời thổ tả” này, may quá, đã qua – theo như lời của (nguyên) Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết: “Trong tất cả các thắng lợi, thì thắng lợi về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là thắng lợi lớn nhất... Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc.”
Mới đây, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Nguyễn Thiện Nhân cũng có ý (gần) tương tự khi ông thiết tha ngỏ lời mời "tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về... chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.”
Hai vị lãnh đạo quốc gia đều không ngoa (lắm). Đôi khi, tôi  cũng cảm thấy “choáng váng” vì những “phát triển” vượt bực ở quê hương xứ sở của mình.
Những chiếc Traction Avant, La Dalat, Kamaz, Uaz ... chắc đã biến khỏi Việt Nam tự lâu rồi. Đất nước hôm nay có những thiếu gia lái Lamborghini Aventador trị giá cả triệu Mỹ Kim, những đại gia khẳng định đẳng cấp bằng cách đi phản lực cơ Beechcraft King Air 350, nằm giường Royal Bed đắt nhất thế giới,  hay nuôi chó Ngao Tây Tạng giá cỡ triệu đô.
Chợ Tôn Đản, chợ Vân Hồ – tất nhiên – cũng đều đã đi vào lịch sử. Qúi mệnh phụ phu nhân giờ đây đều xách ví da hiệu Louis Vuitton, và "đi mua rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánhngọt ở L’Indochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hátlớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè..."

Photo by Paula Bronstein /Getty Images
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn khẳng định rằng: “Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã kiên trì, nhất quán chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Internet. Cho đến cuối năm 2014, Việt Nam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (32,4%)”.
Rõ ràng là VN đã áp dụng thành công chiến thuật (“đi tắt đón đầu”) nên đã vượt xa “hơn mức trung bình của thế giới, và cao hơn nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”  về rất nhiều mặt, chớ không riêng chi internet.
Chỉ có cái “mặt tử tế” thì lại ở dưới mức trung bình xa quá. Theo The Good Country Index, VN đứng hạng áp chót (124/125) theo “chỉ số tử tế” của những quốc gia được khảo sát.

Blogger Nguyễn Tuấn còn cho biết thêm rằng VN đang đứng cùng hạng với đám đầu trâu mặt ngựa:
“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”
Té ra những chiếc siêu xe bạc triệu, những chiếc ví da hàng hiệu bạc ngàn, cùng những toà cao ốc hay cửa hàng sang trọng (nơi mà bát phở và ly cà phê giá vài chục đô la) chỉ tạo ra được một giai cấp mới (giai cấp đại gia hay tư bản đỏ) chứ không nâng được “vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” và cũng không giúp “chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc” – như ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng.
Ảnh: ttxva.net
Đất nước – xem chừng – không chịu đi chung hướng, và cũng không  chịu chia sẻ những tiêu chí nhân văn phổ quát, với đa phần nhân loại. Về nhiều lãnh vực, VN còn có xu thế đi lùi – theo nhận xét và phân tích của blogger Anh Lãng:
“Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco. Bản án được tuyên bởi một chánh án người Pháp, một công tố viên luận tội người Pháp và những luật sư biện hộ cho các bị cáo cũng là người Pháp, cho một vụ án mà hành vi chống người thi hành công vụ là rất rõ ràng (10 người trong gia đình Biện Toại, trang bị dao và mác nhọn chia làm hai tốp lao đến đoàn cưỡng chế) và gây ra cái chết của một cảnh sát Pháp...
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng) tha ngay tại tòa. Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm.
Đó chính là công lý thời kỳ thực dân, thời kỳ mà ngày nay lịch sử được viết bởi bên thắng cuộc, luôn giành cho nó những ngôn từ đen tối nhất. Thế nhưng hãy nhìn bản án tuyên cho ông Đoàn Văn Vươn, cho cậu thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, và tự đặt ra câu hỏi, vào năm 2015, ở thế kỷ 21, người dân Việt Nam đang thực sự được hưởng nền pháp lý kiểu gì?”
Theo cách nói, hơi nặng nề, của Tiến Sĩ Nguyễn Tuấn thì đây là “nền pháp lý” của bọn đâu trâu mặt ngựa.” Là một phụ nữ nên luật sư Ngô Bá Thành ăn nói nhẹ nhàng hơn: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”
Có lẽ rừng rú nhất là vụ án Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn.” Trong quá trình điều tra, Thiếu Tướng Phạm Văn Hoá (giám đốc công an tỉnh Phú Yên) cho biết: “Họ không kêu oan gì cả, họ thừa nhận cả. Hỏi có yêu cầu luật sư không nhưng người ta không yêu cầu bởi vì người ta biết rõ tội rồi bây giờ chỉ cần khoan hồng cần giảm nhẹ thôi.”
Sau khi “khoan hồng giảm nhẹ,” ngày 4 tháng 2 năm 2013, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 22 bị cáo với mức án tổng cộng 295 năm tù. Riêng ông Phan Văn Thu bị tòa tuyên phạt án chung thân.
Hơn hai năm sau, vào ngày 30 tháng 11 năm 2015, trên trang Dân Luận, xuất hiện “Thư Kêu Cứu” của thân nhân những người tù trong vụ án này. Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận:
Kính gửi:
- Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
- Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế
- Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế
- Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
- Đại sứ quán các nước tại Việt Nam
- Các hãng thông tấn, truyền thông trong nước và Quốc tế ...
Thưa quý cấp! Chúng tôi là thân nhân của 22 tù nhân đang chịu mức án nặng nề trong vụ án “Ân Đàn Đại Đạo” làm đơn Giám đốc thẩm với sự khẩn thiết, mong muốn các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét lại vụ án vì có quá nhiều dấu hiệu oan sai như tôi đã nêu cụ thể trong Đơn Giám đốc thẩm ngày 10/10/2015 (một số báo, đài đã đăng thông tin về nội dung đơn Giám đốc thẩm này).
Đó là việc Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã trọng cung, không trọng chứng. Trước tòa, ông Phan Văn Thu cùng 21 người đều phủ nhận việc Ân Đàn Đại Đạo có Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh…
Tòa cũng đã không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc này. Tuy nhiên, Tòa án đã vẫn giữ nguyên những kết luận trên trong bản tuyên án để buộc chồng tôi và các đệ tử của ông tội “âm mưu lật đổ chính quyền Nhân dân”...
Cũng như vô số những đơn thư kêu cứu trong thời gian gần đây, bức thư thượng dẫn không hề gửi đến bất cứ một cơ quan hay giới chức thẩm quyền nào ở Việt Nam. Trước hiện tượng này, ông Phạm Đỉnh –  chủ nhiệm trang Thông Luậnđã có nhận định rằng “... đây chính là điều bi đát trong hoàn cảnh đất nước hiện nay: người dân oan ức không còn biết cầu mong ở ai khi mà chính nhà cầm quyền là kẻ cướp!”
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng như gia đình em Nguyễn Mai Trung Tuấn (rất có thể) sẽ không bị vướng vào vòng lao lý, nếu đất đai và tài sản của họ không có giá trị gì nhiều về nguồn lợi kinh tế. Tương tự, hai mươi hai tín đồ của giáo phái Ân Đàn Đại Đạo – chắc chắn – cũng sẽ không phải lãnh đến mức án hai trăm chín mươi lăm năm tù, nếu Khu Du Lịch Sinh Thái Đá Bia trông bớt phần hấp dẫn và không gợi lòng tham của những quan chức địa phương.

Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia. Ảnh: báo Công An TPHCM.
Những vụ cướp bóc liên tiếp và trắng trợn như trên chỉ có thể xẩy ra vào buổi giao thời, thời điểm cáo chung của một chế độ khi đã đi đến tận cùng mức bất nhân và bạo ngược của nó.


VIỆT NAM! VIỆT NAM!

 

Thực trạng văn hóa của người Việt

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-12-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cổng chào khối văn hóa ở phường Đông Vĩnh – Tp. Vinh – tỉnh Nghệ An
Cổng chào khối văn hóa ở phường Đông Vĩnh – Tp. Vinh – tỉnh Nghệ An
RFA


Danh hiệu văn hóa, làng văn hóa được chính quyền Việt Nam áp dụng với mục đich giảm những tệ nạn xã hội, gia tăng giá trị đạo đức gia đình, xã hội. Mặc dù có rất nhiều gia đình đạt danh hiệu ‘gia đình văn hóa’ nhưng tình trạng đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội xuống cấp vẫn không được cải thiện.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này. Xuân nguyên tìm hiểu và trình bày.
Theo con số thống kê của ban chỉ đạo trung ương phong trào ‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’, Việt Nam có khoảng 19 triệu gia đình đạt danh hiệu ‘gia đình văn hóa’. Cũng theo thống kê này, hơn 85% gia đình Việt Nam hiện nay là gia đình văn hóa.
Bất cập về khái niệm, chỉ tiêu
Nhạc sỹ Mai Trung Chính, đang sinh sống tại Sài Gòn cho biết, khái niệm ‘gia đình văn hóa’, ‘làng, ấp, bản, khối…văn hóa’ là rất mâu thuẫn. Bởi đã là con người thì ai cũng có ‘văn hóa’, chỉ có văn hóa thấp hay cao, văn hóa ít hay nhiều, và văn hóa tùy thuộc vào từng người chứ không phụ thuộc vào cái bằng khen của chính quyền.
Nhạc sỹ Mai Trung Chính nói:
“Văn hóa là tùy theo từng người, chứ đâu phụ thuộc vào cái bằng đó đâu, đối với mình danh hiệu khu phố văn hóa, gia đình văn hóa đó không ăn thua gì.”
Nói về khái niệm gia đình, làng, ấp, bản, khối… văn hóa, anh Nguyễn Thiện Nhân – nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Bình Dương cho rằng, vì chính quyền Việt Nam là một nhà nước độc đảng nên dẫn đến việc độc quyền về chân lý, về khái niệm‘văn hóa’ của đảng. Tức là những gì người ta nói theo ý của đảng, nhà nước thì được cho là có ‘văn hóa’, còn những gì trái với ý của đảng và nhà nước thì sẽ bị cho là ‘vô văn hóa’. Do đó cái khái niệm ‘văn hóa’ do đảng và nhà nước đề ra, không phản ánh thực tế đời sống văn hóa của người dân.
Ở phòng thu âm mình, có ca sỹ tới thu âm và bị mất xe, sau đó tới công an phương để khai báo. Thì họ bảo, sao ông lại để mất xe, bị mất như vậy thì làm sao chúng tôi lấy được danh hiệu ‘văn hóa’. Đại khái như vậy, chứ họ có quan tâm đến có văn hóa hay không
nhạc sỹ Mai Trung Chính
Chia sẻ thêm về tiêu chuẩn của gia đình, làng, khối, ấp, bản… văn hóa chiếu theo thông tư 12/2001 của bộ Văn hóa (sau này có thêm thông tư 12/2011 của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), anh Nguyễn Thiện Nhân nói:
“Theo thông tư 12/2001 của bộ Văn hóa có quy định những điểm sau về gia đình văn hóa và làng văn hóa:
Gia đình văn hóa có những tiêu chuẩn như, nếp sống lành mạnh; đối xử tốt với cộng đồng; không có những tệ nạn như trộm cướp, ma túy, mãi dâm; con em được đi học; chấp hành tốt các quy định tốt về vệ sinh môi trường, chấp hành tốt đường lối chính sách của đảng và nhà nước …
Còn tiêu chuẩn làng, ấp, khối… văn hóa có những tiêu chuẩn sau, đời sống kinh tế ổn định, từng bước phát triển; đời sống văn hóa, tinh thần phong phú; môi trường, cảnh quanh sạch – đẹp; chấp hành tốt chính sách đường lối của đảng và nhà nước; tinh thần đoàn kết, tương trợ…”
Cũng theo anh Nguyễn Thiện Nhân, những tiêu chuẩn trên còn có rất nhiều điều bất cập, điển hình là tiêu chuẩn ‘chấp hành tốt đường lối, chính sách của đảng và nhà nước’. Với tiêu chuẩn này thì những gia đình, làng có người bất đồng chính kiến, dân oan hay những người từng đi khiếu kiện chính sách của nhà nước thì họ sẽ không bao giờ đạt được danh hiệu này.
Bệnh thành tích đi lên
Nói về bệnh thành tích trong việc cấp bằng khen gia đình văn hóa, làng, ấp, khối… văn hóa của chính quyền, nhạc sỹ Mai Trung Chính thấy rằng, chính quyền địa phương ở nơi nào cũng muốn chạy đua thành tích để cuối năm họ nhận bằng, giấy khen, để tăng lương, để thăng chức thôi, chứ họ chưa chú tâm đến việc những gia đình, làng, ấp, bản, khối… đó có văn hóa hay không, hoặc đời sống văn hóa ở đó có tốt hay không? Ông nói:
“Ở phòng thu âm mình, có ca sỹ tới thu âm và bị mất xe, sau đó tới công an phương để khai báo. Thì họ bảo, sao ông lại để mất xe, bị mất như vậy thì làm sao chúng tôi lấy được danh hiệu ‘văn hóa’. Đại khái như vậy, chứ họ có quan tâm đến có văn hóa hay không.
Ở Sài Gòn thì cổng nào cũng có khu văn hóa thật, nhưng mà trong đó cũng có hút chích, có đánh nhau, có đủ thứ…”
Nhà báo tự do Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, do bệnh thành tích nên chính quyền địa phương đã xét duyệt tràn lan, bừa bãi và quá dễ dãi đối với những danh hiệu gia đình, làng, ấp, bản, khối… văn hóa. Dẫn đến việc danh hiệu đó chỉ còn mang tính hình thức.
Anh Nguyễn Thiện Nhân nhận xét:
“Các cấp đảng và nhà nước bắt đầu triển khai, và họ làm một cách rầm rộ rất là hình thức, cuối cùng cái danh hiệu này chỉ để tô vẽ cho chế độ. Và nó dung dưỡng cái bệnh thành tích và nó không còn giá trị thực chất nữa, bởi vì cái gì nhiều và dễ dãi thì sẽ không còn giá trị nữa, bởi vì cái gì nhiều và dễ dãi thì sẽ không còn có giá trị”.
Đạo đức xã hội, văn hóa đi xuống
Là một người miền Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954, nhạc sỹ Mai Trung Chính cho rằng, đạo đức xã hội, văn hóa của người Việt Nam đang xuống dốc cách trầm trọng sau hơn 70 năm ở miền Bắc và hơn 40 năm ở miền Nam. Trước đây người người dân ở Sài Gòn sống có ‘nhân bản’ lắm, đạo đức xã hội luôn được xem là ưu tiên hàng đầu. Ngày xưa dân miền Bắc cũng giúp nhau nhiều lắm, hễ có gia đình, người nào cần giúp đỡ thì sẽ được giúp liền, không ai toán tính gì cả.
Tôi đánh giá việc thực hiện chủ trương này là không thành công. Các tệ nạn xã hội vẫn còn đó, đạo đức xã hội vẫn không được cải thiện
Pgs.Ts Vũ Mạnh Lợi
Khi nói về tình trạng đạo đức của người Việt bây giờ, nhạc sỹ ngậm ngùi khẳng định:
“Nói thật, bây giờ người ta ‘sống chết mặc bay’, thậm chí đi ra ngoài đường mà lỡ có bị cướp, người ta lờ đi cho xong chuyện, hoặc hai người đánh thì cứ việc đánh đi, còn ngươi ta cũng lờ luôn, mặc kệ”.
Theo báo tuổi trẻ vào ngày 3/12/2015, ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam phải công nhận rằng, mặc dù cả nước có hơn 19 triệu gia đình văn hóa nhưng tình bạo lực gia đình, đạo đức gia đình và xã hội đang xuống cấp trầm trọng, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, các giá trị văn hóa truyền thống gia đình đang dần bị mai một.
Pgs.Ts Vũ Mạnh Lợi – phó viện trưởng Viện xã hội học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN) cũng khẳng định trên báo tuổi trẻ vào ngày 5/12/2015 rằng:
“Tôi đánh giá việc thực hiện chủ trương này là không thành công. Các tệ nạn xã hội vẫn còn đó, đạo đức xã hội vẫn không được cải thiện”
Còn Nhà báo tự do Nguyễn Thiện thấy rằng, cần bỏ luôn cái danh hiệu ‘gia đình văn hóa’, ‘làng, ấp, bản, khối…văn hóa’ càng sớm càng tốt, bởi những hoạt động này tiêu tốn rất nhiều ngân sách quốc gia. Nói trắng ra là tiêu tốn quá nhiều tiền thuế của người dân, trong khi các tệ nạn xã hội, đạo đức vẫn không được cải thiện. Anh tiếp tục nhận định:
“Bây giờ ở cái thời đại công nghệ thông tin tràn ngập, người dân họ đã thấy rõ cái bản chất của việc này rồi. Nó chỉ còn là hình thức, là tấm biển treo thôi, do đó càng bỏ nhanh càng tốt”.
Các chuyên gia về xã hội học cũng có nhận định rằng, tệ nạn xã hội và đạo đức xã hội tại Việt Nam đang xuống cấp một cách trầm trọng, và những nét văn hóa của người Việt ngày càng mai một theo thời gian. Nếu không có sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội thì đạo đức xã hội và văn hóa của người Việt sẽ càng lún sâu hơn.

Tình trạng ngân sách các địa phương thiếu hụt và các thách thức?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-12-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 40km bờ biển bị sạt lở nguy hiểm, phải chờ vốn hỗ trợ của T.Ư vì ngân sách tỉnh đang gặp khó
Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 40km bờ biển bị sạt lở nguy hiểm, phải chờ vốn hỗ trợ của T.Ư vì ngân sách tỉnh đang gặp khó
Courtesy docbao.biz/ĐSPL

Sau Bạc Liêu là đến Cà Mau... là các tỉnh bị thiếu hụt ngân sách địa phương và trở thành các con nợ. Và còn bao nhiêu cơ quan nữa đang ở trong tình trạng như vậy?
Nguyên nhân do đâu và giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân
Những ngày qua, dư luận xã hội nóng lên về tin Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động, tiếp đó là thành phố Cà Mau hết tiền trả lương, phải xin tạm ứng ngân sách năm sau để chi tiêu. Điều đó cho thấy, tình trạng thiếu hụt ngân sách đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của một số địa phương.
Đánh giá về tình trạng thâm hụt của ngân sách địa phương hiện nay, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận định:
“Đây là hiện tượng không phải là mới, cái này đã được các chuyên gia cảnh báo và thảo luận từ vài ba năm trước. Nó chỉ là lạ và mới khi báo chí chính thống đưa tin một cách mạnh mẽ hơn. cần phải biết chuyện một cơ quan chính phủ hoặc một địa phương mà kẹt không có tiền để chi đã xảy ra nhiều lần rồi. Theo tôi, đây là hiện tượng có vẻ như lên gân một chút trước Đại hội đảng CSVN lần thứ 12, mà một cánh này cánh nọ muốn chứng minh một cái gì đó.”
Khi được hỏi, nguyên nhân do đâu khiến tình trạng thâm hụt ngân sách địa phương trở thành một vấn đề phổ biến?
Nguyên nhân trước hết là do nguồn thu của địa phương không cân đối với yêu cầu chi tiêu, TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội giải thích:
“Nguyên nhân là do các địa phương có thể sử dụng hình thức tạm ứng ngân sách trước, họ có thể cho các chủ đầu tư tạm ứng trước và trả nợ sau. Thậm chí họ có thể tạm ứng cả 10 năm ngân sách hay hơn 10 năm ngân sách mà khả năng cho phép, nên đã khiến cho các món nợ đó không có khả năng trả được. Đây chính là lý do về khả năng quản lý, đồng thời nó cũng có thể là sự bóp méo của lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ ”
Còn TS. Nguyễn Quang A thấy rằng, ở hầu hết các nước, mỗi năm quốc hội thông qua một luật ngân sách riêng cho tài khóa tiếp theo, trong đó quy định hết sức rõ tất cả các khoản chi chính và phân bố chi tiết các khoản chi đó cho các đơn vị. Hành pháp muốn tiêu hơn thì chính phủ phải xin quốc hội sửa luật. Còn ở VN, đến nay không có luật ngân sách nhà nước. Ông nói:
Đây là hiện tượng không phải là mới, cái này đã được các chuyên gia cảnh báo và thảo luận từ vài ba năm trước. Nó chỉ là lạ và mới khi báo chí chính thống đưa tin một cách mạnh mẽ hơn. cần phải biết chuyện một cơ quan chính phủ hoặc một địa phương mà kẹt không có tiền để chi đã xảy ra nhiều lần rồi
TS. Nguyễn Quang A
“Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ngân sách của VN cốt yếu là ở chỗ, Luật Ngân sách của VN là một cái luật khung, để cho bên hành pháp có thể tùy ý du di cái việc chi tiêu. Một khi trên cùng đã như thế thì xuống đến địa phương thì cũng vậy.”
Tính hình thức trong việc lập dự toán ngân sách hàng năm hiện nay còn nhiều bất cập, và đã không phản ánh được thực chất nhu cầu ngân sách hàng năm của các địa phương. TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ:
“Bộ Tài chính giao hay duyệt dự toán (ngân sách) cũng căn cứ vào quá khứ, xem là ngân sách năm trước địa phương đã sử dụng đến đâu, càng thừa thì càng cắt và khi duyệt thì phải cắt một mẩu, không bao giờ cấp như nhu cầu xin cả. Cái đó nó đã trở thành công thức, vì thế để thích ứng với quy luật đó thì cấp địa phương vừa xin nhiều lên và tiêu nhiều hơn, như là một cách thức để chứng minh sự nghiêm túc, tính hiện thực của các dự án và là thành tích để chấm điểm thi đua.”

Nhiều nhà thầu ứng trước tiền để thi công đường giao thông lâm cảnh khó khăn do UBND huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu chậm thanh toán nợ - Ảnh: C.Quốc

Nhiều nhà thầu ứng trước tiền để thi công đường giao thông lâm cảnh khó khăn do UBND huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu chậm thanh toán nợ - Ảnh: C.Quốc

Theo báo Tiền phong online ngày 5/12, ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách Bộ Tài chính cho biết, tháng 10/2015, Bộ Tài chính đã có văn bản hỏa tốc gửi các địa phương về định hướng xử lý những nơi có khả năng hụt thu. Theo ông Hưng, bản chất ở đây là mất cân đối ngân sách địa phương là do nợ xây dựng cơ bản và sâu xa là cách thức điều hành ngân sách địa phương chưa tốt và về nguyên tắc, địa phương phải tự cân đối thu chi.
Hậu quả
Tạo mọi điều kiện khuyến khích cho người dân làm ăn, phá bỏ mọi rào cản phi lý mà chính quyền đặt ra với các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. Có như thế thì người ta mới có tiền nộp thuế. Cũng như cần phải cải cách hệ thống thu, mạnh mẽ hơn trong việc thu thuế thu nhập cá nhân và thu thuế tài sản
TS. Nguyễn Quang A
Nói về hậu quả của tình trạng thiếu hụt ngân sách ở các địa phương sẽ tác động đến sự ổn định của nền kinh tế, TS. Nguyễn Quang A cảnh báo:
“Chuyện của Bạc liêu và Cà mau chỉ là chuyện vặt, nó cũng như các chiếc lá héo thì nó rụng. Vấn đề cốt lõi là ở chỗ, nếu vấn đề ngân sách nhà nước, kể cả trung ương và địa phương, nếu tiếp tục hành xử như hiện nay mà không có các cải cách cụ thể như: cải cách Luật Ngân sách; phải siết chặt kỷ luật ngân sách v.v… thì khả năng “cây” ngân sách sẽ đổ là điều chắc chắn. Tuy nhiên, không phải là nó sẽ đổ ngay, chuyện Bạc liêu và Cà mau chắc chắn không phải là các quân domino đầu tiên đẩy cho cái “cây” ngân sách sụp đổ. Cái đó nó vẫn có khả năng duy trì, song nếu như vẫn cứ tiếp tục như thế này, như hiện nay và mấy chục năm vừa qua thì ngày nó sẽ sụp đổ là điều chắc chắn.”
Giải thích lý do tình trạng thiếu hụt ngân sách ở một số địa phương trong thời gian gần đây, một cán bộ của Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị dấu danh tính giải thích với chúng tôi:
“Trên thực tế có tới 50 tỉnh thành thu không đủ chi,  và do thu không đủ chi nên ngân sách các địa phương còn có một khoảng cách rất xa so với nhu cầu chi ở địa phương. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nên họ có thể công khai hay không công khai huy động các nguồn lực khác. Vô tình nó đã dẫn đến nghĩa vụ nợ cho các chính quyền địa phương. ”
Nói về các giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng này, TS. Nguyễn Quang A thấy rằng, trước hết là phải giảm chi tiêu của bộ máy vì chi tiêu cho bộ máy hiện nay chiếm đến 60-70% tổng chi của ngân sách là điều quá bất hợp lý. Theo ông không có quốc gia nào trên thế giới có một bộ máy quản lý biếng nhác và kém hiệu quả như ở VN. Ông nói:
“Bước đầu tiên là phải cắt giảm quân số của bộ máy nhà nước, cái thứ 2 là phải tăng nguồn thu cho bền vững. Phải làm sao cho các nguồn thu đều đặn và để cho nó phát triển chứ đừng tận thu để cho nó chết rồi không có chỗ để tghu. Tạo mọi điều kiện khuyến khích cho người dân làm ăn, phá bỏ mọi rào cản phi lý mà chính quyền đặt ra với các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. Có như thế thì người ta mới có tiền nộp thuế. Cũng như cần phải cải cách hệ thống thu, mạnh mẽ hơn trong việc thu thuế thu nhập cá nhân và thu thuế tài sản.”
Nhìn chung qua trao đổi với chúng tôi, các chuyên gia kinh tế đều có một nhận xét chung là, việc quản lý thu chi ngân sách ở VN còn quá nhiều bất cập. Và điều đó đã dẫn đến tình trạng sử dụng ngân sách không có hiệu quả và đang gây thất thoát rất lớn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stat-of-loc-budget-12092015113207.html




Thành phố Cà Mau thâm hụt ngân sách, nợ 300 tỷ đồng


Sau Bạc Liêu tuần trước, tuần này đến lượt thành phố Cà Mau thông báo ngân sách bị thâm hụt, nợ 300 tỷ đồng và nhiều khoảng khác mà không có tiền chi trả, thậm chí nhiều cơ quan không còn tiền trả lương cho công nhân viên chức.
Đây là tin được báo chí trong nước loan đi hôm nay. Được biết năm 2012 Cà Mau có nguồn ngân sách gần 500 tỷ đồng nhưng đã chi ra hơn 555 tỷ khiến mất cân đối gần 50 tỷ đồng.
Đó là lý do thành phố phải điều chỉnh số tiền mất cân đối tính sang năm sau. Đến cuối 2013, Cà Mau lại chi ra ngân sách gần 628 tỷ đồng trong lúc nguồn tiền của thành phố chỉ có 536 tỷ, tức là mất cân đối 90 tỷ.
Báo chí trích dẫn lời ông Huỳnh Thanh Dũng, phó chủ tịch UBND TP Cà Mau rằng nguyên nhân mất cân đối là do khách quan.
Báo chí đã dùng từ “nợ như chúa Chổm” để mô tả tình trạng hiện tại của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Cà Mau


Nợ công Việt Nam nghiêm trọng tới đâu?

Mặc Lâm, RFA
2015-12-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nguyenquanga-622.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong một dịp đến thăm và thảo luận về Xã hội Dân sự tại RFA.
Photo: RFA
Trong một báo cáo của Diễn đàn Phát triển Việt nam (VDPF) mới đây cho biết chỉ, trong vòng 15 năm nợ công Việt Nam đã tăng gấp đôi và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chuyên gia tài chánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS để biết tìm hiểu thêm mức nghiêm trọng của nợ công hiện nay có ảnh hưởng gì tới việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chi tiêu quá mức

Mặc Lâm: Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Theo bản báo cáo của ADB cho biết năm 2016 nợ công của Việt Nam có thể tăng lên 65% GDP và con số này cho thấy tình trạng nợ công Việt Nam ngày càng tiến gần hơn mức an toàn cho phép. Ông có nhận định gì về dự báo này?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh trong mấy năm vừa qua và khi nhìn vào cách chi tiêu của Việt nam thì rất dễ hiểu khi mức tăng là 60% so với năm trước. Người ta đặt ra cái ngưỡng là dưới 65% của GDP thì an toàn còn vượt quá số đo là mất an toàn.
Tôi nghĩ rằng nợ công tăng nhanh chóng như thế nó báo hiệu một nguy cơ rất lớn. Vấn đề không phải là nó đạt ngưỡng 65% của GDP trên đấy thì mất an toàn còn dưới đấy thì không mất an toàn.
Thực sự ở những nước mà nợ công của người ta lên đến trên 100% cúa GDP nhưng vẫn an toàn và có thể dưới mức 50% cũng không an toàn.
Quan trọng là khả năng của nền kinh tế, khả năng thu của chính phủ có đủ bù chi hay không. Có thể trả nợ lãi và gốc đến hạn hay không. Nếu việc ấy mà không thực hiện được thì dẫu ngưỡng có bao nhiêu chăng nữa thì đất nước cũng lâm vào cảnh vỡ nợ cho nên tôi thấy chuyện nợ công tăng nhanh như thế thì rất đáng lo ngại.
Mặc Lâm: Theo như TS vừa mới giải thích thì vấn đề bội chi ngân sách đang rất trầm trọng và đồng tiền thuế của người dân đóng góp để giải quyết vẫn là điều thiết yếu để trả các món nợ công. Tuy nhiên lĩnh vực dầu thô thì đồng tiền thuế không còn nhiều như xưa cộng với việc khi vào TPP sắp tới Việt Nam phải chịu bỏ các khoản thuế nhập khẩu như quy định của định chế này. Theo ông nhà nước phải sửa đổi cách thu thuế như thế nào để bù vào các khoản trống này?
TS Nguyễn Quang A: Nguồn thu của nhà nước Việt Nam dựa vào đầu tiên là thu từ dầu. Có thời nguồn thu từ dầu khí có thể lên tới 35% tổng thu của ngân sách.
Sau đó là thuế xuất nhập khẩu, có thời thuế xuất nhập khẩu đã chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu ngân sách.
Cũng may trong những năm gần đây thì tỷ lệ đó càng ngày càng giảm và bây giờ nó chỉ còn 17 hay 18% gì đó.
NguyenQuangA-200.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS ở Hà Nội. RFA file photo
Khi mà TPP bỏ hết các khoản thuế đó thì tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách nhưng có lẽ cũng không phải không khắc phục được bởi vì ở Việt Nam người ta dựa chủ yếu vào thuế giá trị gia tăng, tức là thuế bán hàng mà chưa dựa nhiều lắm vào thuế tài sản, thuế thu nhập cá nhân cũng bắt đầu tăng lên một chút.Nếu họ cơ cấu lại nguồn thu và tích cực thu nhiều hơn vào thuế tài sản, thếu thu nhập cá nhân thì tôi nghĩ rằng dần dần Việt Nam sẽ tiến dần đến một cơ cấu lành mạnh hơn, nhưng chắc chắn trong thời gian tới thì còn phải điều chỉnh nhiều.

Tiền đâu để phát triển?

Mặc Lâm: Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế thì nợ công của Việt Nam đã cán mức 110 tđô la và chính phđã phải liên tục phát hành trái phiếu trong cũng như ngoài nước. Liệu động thái này có kềm lại được cơn khát ngân sách đang ngày một tăng hơn hay không và nó nói gì về sức khỏe của nền tài chính Việt Nam?
TS Nguyễn Quang A: Một chính phủ phát hành trái phiếu trong nước hay nước ngoài, vay cái mới để trả cái cũ hay nói nôm na gọi là đảo nợ là chuyện rất là bình thường, tôi nghĩ không có gì đáng lo ngại.
Đáng lo ngại là ở chỗ thu có đủ bù chi hay không mà trong cái chi này phải tính cả chi trả lãi và một phần gốc của món vay trước kia.
Rất đáng tiếc ngân sách Việt Nam mà nhất là Luật ngân sách chẳng hạn thì suốt mấy chục năm qua từ Quốc hội cho tới tất cả các quan chức Việt Nam người ta không có khái niệm về bội thu ngân sách mà chỉ có việc bội chi mà thôi.
Như thế là vì luôn luôn có bội chi trong suốt mấy chục năm qua tức là thu không đủ chi, mà thu không đủ chi thì phải đi vay. Vay từ năm nay cho tới năm sau cứ thế nó tích tụ lên. Đến một lúc nợ vay quá lớn khó vay được nữa thì dễ dẫn đến chuyện vỡ nợ.
Tôi luôn luôn nhấn mạnh là thu có đủ bù chi hay không và cái chi đấy phải tính cả trả lãi vay và một phần gốc vay.
Mặc Lâm: Đa số nợ công tập trung vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở, khi không còn vay được nữa thì việc xây dựng cũng ngưng lại và tđó hạ tầng cơ sở không theo kịp đà phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự trì trệ không thể tránh khỏi. Theo TS thì biện pháp nào sẽ giải đáp cho câu hỏi này?
TS Nguyễn Quang A: Đấy là vấn đề thực sự nan giải. Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam vừa mới khánh thành một đoạn cao tốc Hà Nội Hải Phòng với vốn của dự án BOT nên tổng công ty nhà nước phải đi vay các ngân hàng và người ta dự tính sẽ phải bán quyền thu phí ở đường cao tốc đề lấy tiền đi làm các đoạn đường cao tốc khác.
Cách làm như thế cũng làm được cái gì đó nhưng cuối cùng thì nền kinh tế phải có sự đầu tư nhưng các ngân hàng thương mại lấy đâu ra tiền để cho ông Tổng công ty đường cao tốc vay? Cũng lại là tiền huy động của dân hoặc là tiền vay của nước ngoài. Không tình toán được như thế mà cứ nói là xã hội hóa, thế này thế kia thì rất là khó giải quyết nguồn vốn đó.
Trong cuộc họp với các nhà tài trợ vừa rồi bà Victor Kwakwa hỏi Việt Nam lấy nguồn vốn ở đâu mà phát triển thì ông Thủ tướng trả lời một câu rất là chung chung và tôi nghĩ đây là vấn đề hết sức nan giải, phải liệu cơn gắp mắm và nếu mà không vay được những khoản vay dài hạn với lãi suất thấp như là ODA, nhưng mà ODA không khéo thì vướng vào cái bẫy của ODA và đó là chuyện lẩn quẩn mà Việt Nam vẫn còn khó trong thời gian tới.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông!

Công chức – Một nghề “hot” ở Việt Nam

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-12-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
cong-chuc-305
Đợt thi tuyển công chức trực tuyến đầu tiên do Bộ Nội Vụ tổ chức hồi tháng 1 năm 2013.
Courtesy TPO


Theo một khảo sát khoảng 90% cử nhân Việt Nam sau khi tốt nghiệp họ đều tìm cách để vào làm trong các bộ máy của cơ quan nhà nước. Tại sao lại có thực trạng đó?
Phần lớn các cử nhân sau khi tốt nghiệp họ đều tìm mọi cách để được vào làm trong các cơ quan nhà nước, nhất là đối với giáo viên, tuy nhiên sau khi không được vào làm trong các cơ quan nhà nước thì họ mới chuyển hướng để xin vào làm trong các cơ quan ngoài nhà nước.

Lý do

Theo các công chức đang làm trong các cơ quan nhà nước cho biết thì khi họ đã được các cơ quan nhà nước nhận rồi, thì phần lớn họ đã được vào biên chế nên họ không sợ bị nhà nước đuổi mà công việc lại nhàn hạ, không bị áp lực về thời gian và công việc mà lương tháng lại được nhận đầy đủ, mà sau này về già họ lại có lương hưu để có thể tự cung cấp cho mình mà không bị lệ thuộc vào con cái.
Đa số đến 80% dân VN thì người ta luôn có 1 suy nghĩ là vào biên chế nhà nước để mà khi về già người ta có sổ riêng hưu của chế độ hưu chí, và có sổ lương và công việc thì nghĩ rằng là ổn định, cái đó là suy nghĩ mặc định  gần như là đa số là người dân VN . Đặc biệt là người Miền Trung và người Miền Bắc.
-Cô Nguyễn Thị Lan
Chị Nguyễn Thị Lan một giáo viên đang dạy tại một trường cấp 2 ở tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ những lý do mà chị chọn dạy tại trường nhà nước mà không chọn dạy ở trương tư nhân dù trường tư nhân lương cao hơn trường nhà nước:
Đa số đến 80% dân VN thì người ta luôn có 1 suy nghĩ là vào biên chế nhà nước để mà khi về già người ta có sổ riêng hưu của chế độ hưu chí, và có sổ lương và công việc thì nghĩ rằng là ổn định, cái đó là suy nghĩ mặc định  gần như là đa số là người dân VN . Đặc biệt là người Miền Trung và người Miền Bắc.
Bên cạnh đó với tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” nên không chỉ gia đình mà còn họ hàng của người đó cũng được nhờ khi một người thân của họ được làm công chức.
Một cán bộ xin được giấu tên đang làm tại Hà Nội chia sẻ:
“Hiện nay, thì nhiều người muốn vào làm công chức để làm cán bộ, khi làm cán bộ được rồi khi đó mình sẽ có được tiếng nói và có thể giúp cho gia đình mình cũng như người thân của mình bằng cách này hay cách khác.”
Đối với quan chức Việt Nam thì họ chỉ là người đại diện cho dân và là đầy tớ của dân nhưng chị Nhật Trung một cán bộ ở Đà Nẵng cho biết được vào biên chế làm công chức nhà nước thì họ lại có tiếng và có quyền lực.
Chị Nhật Trung tiếp lời:
“Có tiếng, công việc ổn định và nhàn hạ.”
Chị Nguyễn Thị Thêu một giáo viên sau khi tốt nghiệp đại học xong không đủ tiền để chạy vào biên chế công chức nhà nước nên đành dạy tại một trường tư ở Nghệ An, nhưng chị vẫn muốn được làm trong bộ máy nhà nước vì theo chị làm trong bộ máy nhà nước thì công việc ít, lại có nhiều thời gian.
Chị Thêu tiếp lời:
“Giả như mình làm ở nhà nước, làm ở nhà nước thì khỏe hơn, thời gian không bị gò bó.”
cong-chuc-1-250
Công chức làm việc trong một cơ quan hành chính công ở Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy LĐ.
Việc nhiều người muốn vào làm công chức nhà nước như một thực tế chỉ ra rằng họ chỉ thích làm thầy mà không thích làm thợ và với mục đích là thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình rồi mới phục vụ xã hội. Và khi làm trong công chức nhà nước họ không sợ bị mất việc trong khi làm trong tư nhân họ vừa làm vừa nơp nớm bị mất việc.
Một cán bộ ở Sài Gòn xin được giấu tên chia sẻ:
“Tình trạng thất nghiệp Việt Nam rất nhiều nên nhiều người muốn đổ xô vào làm công chức nhà nước.”

Vào công chức khó hay dễ

Với lý do trên nên nhiều cử nhân sau khi tốt nghiệp đã ôn thi để tìm cách cho vào được công chức nhà nước, để được nhận vào làm công chức thì họ phải trải qua 1 kỳ thi, nhưng theo nhiều người cho biết đó chỉ là cuộc thi trá hình.
Với hệ thống quan hệ, tiền tệ và trí tuệ nên nhiều người dù có học giỏi thế nào muốn cống hiến cho đất nước nhưng họ lại không được nhận vì gia đình họ nghèo, họ không quen biết nên không thể vào được công chức. Nhưng có nhiều người dù học kém không có bằng cấp vẫn được nhận và có thể làm được chức cao.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan chia sẻ:
Nói thẳng ra là chỉ có tiền, chỉ có bằng con đương là người ta chạy biên chế, chạy biên chế chứ không phải thi biên chế nữa, Thực tế bây giờ vào biên chế là khó vì đối với người nghèo, đối với người kinh tế thu nhập thấp mà để người ta có đủ tiền để chạy vào biên chế thì rất là khó.
Chị Nhật Trung cho biết thêm:
“Khi có kết quả lại trái ngược với sự mong đợi, mấy người học giỏi thì lại rớt, mấy người học tèm tèm thì lại đậu”

Giảm năng suất lao động?

Hiện nay, thì nhiều người muốn vào làm công chức để làm cán bộ, khi làm cán bộ được rồi khi đó mình sẽ có được tiếng nói và có thể giúp cho gia đình mình cũng như người thân của mình bằng cách này hay cách khác.
-Một cán bộ
Việc sử dụng nhiều cán bộ công chức vừa làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh và dân phải nai lương ra nuôi bộ máy đó.
Dẫn lời của Thạc sỹ Trương Khắc Trà cho biết thì việc sử dụng nhiều công chức nhà nước đang làm cho năng suất lao động của Việt Nam giảm một cách đáng kể và thấp nhất thế giới.
Tuy nhiên cô giáo Lan lại chia sẻ:
Chính những người ta vào với mục đích thì để người ta tiến thân lên con đường quyền lực giống như hình thức tham nhũng, quan liêu trong nhà nước từ cấp nhỏ đến cấp lớn chính những người đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền phát triển của nền kinh tế. Còn về hậu quả công việc thì cũng có mặt đúng là khi mà nhiều người  vào như vậy thì công việc nhàn hơn, có một đường lối đúng đắn thì hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn, khi mà người thì làm quá nhiều công việc người thì khi mà ít người thì mỗi một người sẽ làm nhiều công việc thì hiệu quả làm việc chưa chắc đã tốt bằng cái nhiều người. Nhiều người mà nhàn thì người ta  có thể đầu tư trao đổi kiến thức về đường hướng, xu hướng để người ta có cách tốt nhất để giải quyết công việc ổn thỏa.
Ông phó chủ nhiệm tư pháp Nguyễn Đình Quyền đã chia sẻ bên lề phiên họp quốc hội cho biết, nếu ông có toàn quyền ông sẽ sa thải 40% công chức hiện có và chỉ giữ lại 60% công chức vì theo ông 40% công chức đó không làm được việc lại làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh và dân lại bỏ ra 1 số lượng tiền thuế để phải nuôi những người “ăn không ngồi rồi”.
Việt Nam có hơn 90 triệu dân với diện tích 330 ngàn cây số vuông nhưng có đến 2,8 triệu công chức, trong khi Mỹ chỉ có 1,8 triệu và vương quốc Anh có 700.000 công chức.
Trên báo Vietnam.net cho biết thủ tướng vừa ký phê duyệt 270 ngàn biên chế trong năm 2016.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-servant-a-hot-job-in-vn-hd-12052015103742.html

Đa số phụ nữ VN bị quấy rối tình dục?

  • 9 tháng 12 2015
Phụ nữ mua quần áo trên phốImage copyright Hoang Dinh Nam AFP Getty

Phải chăng đa số phụ nữ tại Việt Nam đều từng bị quấy rối tình dục tại nơi công cộng?
Mới đây, truyền thông trong nước dẫn lại nghiên cứu của tổ chức ActionAid tại Việt Nam cho rằng con số 87% phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị quấy rối tình dục tại nơi công cộng.
Nghiên cứu do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam được thực hiện vào năm 2014, và khảo sát thu thập ý kiến của hơn 2.000 cư dân tại các địa bàn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời BBC Tiếng Việt, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), cho biết con số đưa ra này là rất lớn và người dân cảm thấy hốt hoảng và những người làm chuyên môn hiểu rằng đó là vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải và cần phải được giải quyết.
Tuy nhiên theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), bà Khuất Thu Hồng, thì con số này phản ánh một góc nhìn nào đó, và con số thực tế không nhiều đến như vậy mặc dù tình trạng bị quấy rối tình dục khá phổ biến ở Việt Nam.

Nhận biết

Trong bản báo cáo có giải thích thuật ngữ quấy rối tình dục là “bao gồm các cử chỉ, hành vi khiến đối phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý và tình dục như việc nam giới nhìn chằm chằm, cố ý để lộ các bộ phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán tỉnh bằng các tin nhắn gợi dục.”
Với định nghĩa như vậy, theo Giám đốc Trung tâm Csaga, bà Nguyễn Vân Anh, 87% là một con số không có gì đáng hốt hoảng với những nhà chuyên môn. “Đây là vấn đề của Việt Nam hiện tại, và nó cần phải được giải quyết. Nếu như không được giải quyết, các em bé gái sẽ tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi, và điều đó đang thực sự xâm phạm quyền của phụ nữ và trẻ em gái.”
Bà cũng cho biết thêm nghiên cứu chỉ được thực hiện trên hai thành phố lớn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và không thể đại diện cho tất cả đất nược Việt Nam, tuy nhiên con số 87% này cũng là cảnh báo đáng quan tâm.
Viện trưởng Khuất Thu Hồng chia sẻ không thể nắm rõ con số chính xác trên toàn quốc là bao nhiêu, tuy nhiên việc phụ nữ bị quấy rối tình dục theo các hình thức khác nhau và thực trạng này khá phổ biến ở Việt Nam.

Nguyên Nhân

Bà Khuất Thu Hồng, Giám đốc ISDSImage copyright Khuat Thu Hong
Image caption Bà Khuất Thu Hồng, Giám đốc ISDS, cho biết nhiều hành vi quấy rồi tình dục được cho là chuyện đùa đơn giản.
Bà Khuất Thu Hồng nói thêm, các hình thức quấy rối ở Việt Nam có thể xảy ra ở nơi công cộng như việc những ánh mắt, va chạm cố ý làm người khác cảm thấy khó chịu hay bị xúc phạm, hay như ở nơi công sở có những câu đùa, chuyện tiếu lâm với ngụ ý ám chỉ về tình dục cũng xảy ra nhiều. Và những hành động như vậy thường được nghĩ chỉ là đùa đơn giản.
“Có một thực tế tôi nghĩ rằng tất cả những phụ nữ là nạn nhân của những hành động đấy đều cảm thấy không thoải mái. Thế nhưng những người thực hiện hành động đấy có thể cũng không hiểu đó là những hành động quấy rối tình dục,” bà Thu Hồng nói.
Bà Vân Anh đưa ra ý kiến về quan niệm của đàn ông Việt Nam “làm hoa thì người ta hái, làm gái thì người ta trêu” và coi phụ nữ là đối tượng của tình dục, dẫn đến việc “họ không nghĩ rằng nó cần phải có một khoảng cách nhất định, cần phải có một sự tôn trọng nhất định và đôi khi cảm thấy không cần thiết phải tôn trọng phụ nữ trong rất nhiều trường hợp. Đấy cũng là lí do việc quấy rối tình dục đạt tới một con số rất kinh khủng như vậy.”

Định kiến xã hội

Định kiến xã hội đối với nạn nhân bị hại cũng phần nào khiến cho việc quấy rối tình dục diễn ra.
Hai phụ nữ trẻ trên đường phố Hà NộiImage copyright Hoang Dinh Nam AFP Getty
Theo thời báo Infonet có đưa thông tin bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women, khẳng định tại buổi tọa đàm rằng bạo lực tình dục thường xuyên bị xã hội che giấu.
“Khi một người phụ nữ nói rằng cô ấy bị cưỡng bức ngay lập tức câu hỏi đặt ra là cô ấy đã làm gì khiến bị cưỡng bức, có thể vì cô ấy đã tới nhầm một nơi nào đó vào nhầm thời điểm, hoặc do cô ấy ăn mặc không đứng đắn.”
Theo bà Nguyễn Vân Anh, những nạn nhân bị quấy rối tình dục cảm thấy xấu hổ khi nói ra vấn đề của mình do kì thị của người Việt Nam đối với nạn nhân: “khi cô nói ra điều đấy, trước tiên là cô sẽ bị đánh giá chắc là do cô lẳng lơ, chắc cô không ra làm sao nên mới bị như thế. Từ những kì thị ấy mà họ tránh và không muốn nói. Chưa kể những vấn đề tình dục nói chung ở Việt Nam thường bị tránh né.”

Biện pháp

Bộ Luật Lao động năm 2012 cũng mới đề cập đến khái niệm quấy rối tình dục và các hình thức xử phạt tại nơi công sở. Tuy nhiên theo bà Vân Anh và bà Thu Hồng, những khái niệm vẫn chưa được nêu rõ ràng, chưa chỉ ra hướng dẫn cụ thể vậy nên chưa áp dụng thực sự được trong thực tế.
Những bộ luật điều khoản khác về vấn đề quấy rối tình dục thì chưa có bà Khuất Thu Hồng cho biết thêm.
Hơn nữa, hầu như bộ luật chỉ áp dụng trong những trường hợp quấy rối tình dục nghiêm trọng như hiếp dâm và phải đưa được ra bằng chứng rất rõ ràng thì mới tố cáo được.
Tuy nhiên, “những hành động quấy rối tình dụng như nói lời nói xúc phạm, tục tĩu, hành vi động chạm cơ thể mà không thể có bằng chứng cụ thể thì không biết đi đâu và để tố cáo ai cả, và cũng không có những giải pháp để xử lí,” bà Hồng nói.
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP Getty
Điều đó khiến nạn nhân nản lòng và tình trạng này sẽ tiếp tục tồn tại nếu không có những bộ luật rõ ràng để giải quyết.
Bên cạnh đó việc những câu nói, chuyện tiếu lâm có ngụ ý tình dục ở nơi công sở được cho là “sinh hoạt văn hóa” cũng cần phải thay đổi, theo bà Khuất Thu Hồng.
Bộ Lao động cũng đưa ra Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên khi có dự định đưa ra rất nhiều người kêu điều đó sẽ làm căng thẳng nơi công sở khi không có những câu nói đùa hoặc “sinh hoạt văn hóa”, bà Hồng chia sẻ thêm.
Bà Vân Anh cho rằng việc lấy cớ rằng những câu nói, chuyện tiếu lâm chỉ là đùa vui có nghĩa là họ không hiểu gì và vẫn muốn những hành vi xâm phạm tình dục của họ được tiếp tục.
“Khi hội nhập thì mình phải tôn trọng những cái gì được cho là giá trị mang tính phổ quát của thế giới và quyền con người, và không thể dùng thói quen cũ để nghĩ rằng người khác phải chấp nhận.
"Những người nghĩ như vậy là những người hay làm hành vi đó, và cho rằng hành vi của họ là không vấn đề gì cả đối với họ,” bà Vân Anh nói.

Thay đổi nhận thức

Giáo dục cũng đóng góp phần quan trọng nhằm giảm lâu dài và bền vững hơn những hành vi quấy rối tình dục, song song với việc tìm ra những giải pháp để xử lí.
"Do đối tượng trẻ thường dễ bị quấy rối hơn và các bạn trẻ thường sợ không dám phản ứng hoặc tỏ thái độ lại với những hành động quấy rối tình dục nên giáo dục thay đổi hành vi, nhận biết, và làm thế nào để phản ứng lại với việc quấy rối tình dục cần được lồng ghép vào nhà trường và giáo dục từ gia đình," bà Thu Hồng nói.
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP Getty
Hiện nay có những tổ chức như Plan International có triển khai việc phổ biến nhận biết và phòng tránh quấy rối tình dục tại một số trường học, đưa thông tin trên một số phương tiện công cộng, phối hợp với các ban ngành hoặc tạo đường dây nóng để hỗ trợ, giáo dục người dân, ví dụ như một vài công ty xe buýt có dự án tập huấn lái xe và phụ xe, tạo đường dây nóng, lắp đặt camera để nâng cao ý thức người dân.
Mặc dù mới chỉ là dự án, tuy nhiên bà Hồng cho rằng, với thời gian những dự án này sẽ được phổ biến rộng hơn: “Chị em phụ nữ qua đó có thể tự giáo dục mình, và những kẻ có ý định, khi thấy có những biện pháp được triển khai thì có thể thay đổi hành vi của họ. Quan trọng nhất là họ nhìn nhận được những hành vi đùa cợt với ngụ ý tình dục là không thể chấp nhận được.”
Bà Nguyễn Vân Anh nói thêm, không chỉ có giáo dục, luật pháp, truyền thông cũng đóng vai trò chưa mạnh mẽ và chưa nêu lên được những hành vi quấy rối tình dục là đáng xấu hổ nên dẫn đến việc nhiều người vẫn cho việc đùa với dụng ý tình dục là chuyện bình thường. Muốn giảm được con số bị quấy rối tình dụng, và thay đổi được định kiến của người dân đòi hỏi có đồng bộ từ luật, thực thi luật và ý thức về quyền phải được cải thiện.
Theo bà Vân Anh, hiện tại Việt Nam cũng đã có những tổ chức như CSAGA, ISDS, Plan International, và nhiều hơn nữa tiến hành những dự án và truyền thông về quyền của phụ nữ và vấn đề quấy rối tình dục. Bà Anh cũng có nói “Quyền lực của các tổ chức phi chính phủ rất là thấp nên chỉ có thể làm được một vài dịch vù. Ngoài ra, tầm cỡ của các tổ chức cũng nhỏ nên những vẫn để giải quyết cũng bị hạn chế,” tuy nhiên người dân có thể tiếp cận các tổ chức một cách dễ dàng.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151209_viet_women_sex_harassment

No comments:

Post a Comment