Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 31 October 2016

KHOA HỌC =NGƯỜI VIỆT THA PHƯƠNG= TRỘM CHÓ

Sunday, November 29, 2015

KHOA HOC




Khí hậu bị hâm nóng thêm vì Châu Á ăn thịt nhiều hơn ?


media 
Một góc rừng bị đốt gần Palangkaraya, trung tâm đảo Kalimantan, Indonesia, ngày 28/10/2015. Đây là một nguồn phát thải carbon quan trọng.REUTERS/Darren
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
Đến nay, mọi người chủ yếu nêu bật thủ phạm là các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên nhiều báo cáo và công trình nghiên cứu đã nêu bật ảnh hưởng của cách sống, sinh hoạt cá nhân hàng ngày của con người, những điều mà khi nói ra gây ngạc nhiên không ít : Bạn thích ăn thịt bò ư, hay là ăn kem, uống sữa ư ? Cẩn thận đấy ! Bạn đã góp phần làm khí hậu nóng lên !
Nói không đùa, một số báo cáo gần đây được báo giới Pháp trích dẫn, đã nêu bật vấn đề là tại Châu Ấ, với đời sống khá giả lên, những sản phẩm như thịt bò hay sữa chẳng hạn, trước đây được xem là hàng xa xỉ, thì nay đã trở thành đại chúng, với mức tiêu thụ ngày càng tăng.
Giới quan sát đã ghi nhận là không nơi nào mà sự thích thú tiêu thụ lại lớn như ở Châu Á, với những tầng lớp trung lưu mới phát triển nhanh chóng và mức tiêu thụ thịt cũng như sản phẩm từ thịt tăng cao hơn bao giờ hết, nhờ thu nhập cao hơn và cách thức ăn uống thay đổi theo.
Ví dụ Trung Quốc và Ấn Độ được nêu bật với số dân hơn một tỷ người mỗi nơi, và Indonesia với hàng trăm triệu dân.
Hãng tin Pháp AFP, trong một bài phóng sự thực hiện tại Indonesia, đã hỏi chuyện người dân và lấy ví dụ của cô Sari, một kế toán viên 31 tuổi, ở Jakarta. Cô cho biết là những món ăn mà trước đây hiếm khi ăn ngoài các buổi lễ lộc, thì giờ đây người dân bình thường như cô có thể mua đẽ dàng, thậm chí còn mua nhiều.
Cô kể lại rằng cô đã lớn lên ở thôn quê, thịt đỏ chỉ được ăn vào ngày lễ lớn, một hai lần trong năm. Nhưng giờ đây thì điều đó không còn là xa xỉ nữa và còn có nhiều loại để chọn. Và không chỉ thịt, cô còn kể đến những món khác mà trước đây cô ít với tới được: kem, sữa chua, các sản phẩm khác từ sữa, quả là tuyệt vời !
Một cô gái khác Adeline Palar 25 tuổi, không còn nhớ có được ăn thịt hay không lúc nhỏ nhưng bây giờ cô giải thích là cô ăn thịt hầu như mỗi ngày.
Bữa cơm đầy đủ thịt, đời sống sung túc là điều đáng mừng cho các tầng lớp trung lưu ở các nước đang trỗi dậy, nhưng các nhà khoa học nhìn thấy ảnh hưởng không hay đối với hành tinh trong thời buổi thay đổi khí hậu.
Nhưng miếng thịt trên bàn ăn của cô Sari hay Adeline có tác động ghê gớm thế nào ? Ví dụ của hai cô là ví dụ của hàng triệu người : tiêu thụ tăng tức chăn nuôi phải phát triển và mấu chốt là ở chỗ này.
Khí thải : chăn nuôi tệ hại hơn là giao thông chuyên chở
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO thì 14,5 % khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay đến từ ngành chăn nuôi, còn nhiều hơn khí thải trong ngành vận tải.
Các loài nhai lại thải ra một khối lượng lớn khí methane, loại khí gây hại hơn gấp 20 lần khí carbon. Còn protoxyte azote, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nữa, xuất phát từ phân chuồng và phân bón đất canh tác.
Các loại khí thải sẽ còn tăng nhanh khi mà mức tiệu thụ thịt và sản phẩm từ sữa sẽ tăng vọt, tăng 76% và 65 % từ đây đến năm 2050, theo ước tính của FAO.
Tính ra theo AFP, số 250 triệu dân Indonesia ăn thịt còn ít hơn các nước láng giềng : Trung bình họ chỉ ăn 2,7 kg/năm, trong khi ở Malaysia là 8kg/năm. Nhưng theo một số chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chattam House, Luân Đôn, từ đây đến năm 2021, Indonesia sẽ nằm trong danh sách 10 nước trỗi dậy mà mức tiêu thụ thịt, bò, heo, gà tăng mạnh nhất.
Còn về sản phẩm từ sữa, thị trường Indonesia rất « có tiềm năng » theo giới kinh doanh. Tập đoàn Fonterra của New Zealand nhìn Indonesia như thị trường quan trọng nhất của họ và hiện nay thì Indonesia nhập đến 90% sản phẩm sữa tiêu dùng, chủ yếu từ Úc và New Zealand.
Giới chăn nuôi tại chỗ cũng rất vui mừng trước tình hình tiêu thụ hiện nay. Một nhà sản xuất sữa ở ngoại ô Jakarta giải thích : lúc mới đến đây thì gia đình tôi chỉ có 20 con bò bây giờ thì có đến 70 con.
Chăn nuôi dẫn đến phá rừng làm mất nguồn hút khí carbon
Vấn đề tiêu thụ thịt và chăn nuôi tăng còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng khác, nhiều đàn bò hơn có nghĩa nông trại được mở rộng, dẫn đến nạn phá rừng, vốn đã rất nghiêm trọng do việc khai thác dầu cọ. Và Indonesia như thế là đã phá đi của mình những cái « giếng » carbone của mình và thế giới, vì cây xanh có chức năng hút carbon trong không khí.
Năm nay theo giới chuyên gia, nạn cháy rừng với khói mù lan rộng ra các nước láng giềng, và tùy theo ngày, đã nhả ra một lượng khí carbon còn nhiều hơn là toàn bộ hoạt động kinh tế của Mỹ !
Trong một bản báo cáo công bố năm ngoái, Chattam House đã nêu bật việc thay đổi chế độ ăn uống là vấn đề cơ bản để nhiệt độ hành tinh không tăng lên quá 2 độ. Đây là giới hạn mà cộng đồng quốc tế đã ấn định, nếu vượt quá thì hành tinh sẽ lâm nguy, mực nước biển dâng cao, dẫn đến những phản ứng dây chuyền.
Tuy nhiên để làm cho người dân hành tinh ý thức được và thay đổi chế độ ăn uống, bớt ăn thịt đi để làm giảm tốc độ hâm nóng trái đất thì không dễ.
Giám đốc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF ở Indonesia, Nyoman Iswarayoga, đã nhận định : « Người dân ở đây còn chưa thấy được mối liên hệ giữa cháy rừng và khí thải carbon, thì đừng nói chi là liên hệ với việc ăn thịt. Thay đổi cách sống và suy nghĩ phải mất nhiều thời gian ».
 


Nửa thế kỷ phủ nhận hiện tượng trái đất bị hâm nóng


media 

Hiệu ứng nhà kính là một thực tế liên tục bị phủ nhận trong nhiều thập niênGETTYIMAGE
Thượng đỉnh khí hậu sẽ khai mạc ngày thứ Hai tới tại Paris. Đe dọa khủng bố đè nặng lên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nhân loại là quan tâm xuyên suốt các báo ra cuối tuần, 28/11/2015. « Paris được bảo vệ cao độ vì COP 21 » là tựa lớn trang nhất Le Figaro. Libération chạy tựa chính : « Thượng đỉnh bị siêu bao bọc ». Chủ đề chính của Phụ trương Văn hóa & Tư tưởng của Le Monde : « An ninh và các quyền tự do : thế nào là cân bằng ? ». Hiểm họa khủng bố cao độ không ngăn cản báo chí dành chú ý đặc biệt cho khí hậu. « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » là tựa đề hồ sơ chính của phụ trương Le Monde.
Đại diện gần 200 quốc gia tụ hội tại Paris để tìm một đồng thuận toàn cầu nhằm giảm khí thải cacbon, ngăn chặn tốc độ Trái đất bị hâm nóng, với mục tiêu chung không để nhiệt độ tăng quá 2°C. Việc chính quyền các nước cuối cùng chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng về mục tiêu chung nói trên là kết quả của những nỗ lực vô cùng bền bỉ. Bài « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » của Le Monde thuật lại một vài nét lớn của quá trình vô cùng gian nan này.
« Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » mở đầu với một thời điểm lịch sử : năm 1988, khi nước Mỹ phải đối mặt với đợt nắng hạn chưa từng có. Đại diện của NASA chuyên về khí hậu thừa nhận : khả năng 99% Trái đất đang bắt đầu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phát ra từ các hoạt động của con người. 1988 cũng là năm đầu tiên khối G7, các cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới, yêu cầu Liên Hiệp Quốc lập ra GIEC, Nhóm liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề Trái đất bị nóng lên do các hoạt động của con người được cảnh báo. Thực tế này đã được nhiều nhà khoa học báo động với giới chính trị ngay từ những năm 1950-1960, với nhiều bằng chứng. Người được coi là đã thông báo hiểm họa này đầu tiên trước Quốc hội Mỹ là nhà đại dương học Roger Revelle, vào năm 1956. Theo nhà xã hội học Stefan Aykut, đồng tác giả cuốn sách quan trọng « Liệu có thể quản trị được khí hậu ? », một loạt cảnh báo trong những năm 1960-1970, với các bằng chứng khoa học được tập hợp ngày càng nhiều hơn.
Tính chất nước đôi của các cường quốc
Việc thành lập nhóm GIEC năm 1988 cho thấy các cường quốc muốn quốc tế hóa vấn đề này, tuy nhiên, cùng lúc đó là nỗ lực kiểm duyệt các kết luận khoa học ngay trong chính GIEC. Bản báo cáo đầu tiên của GIEC ra đời hai năm sau đó khẳng định một quan điểm nước đôi : « Việc Trái đất bị hâm nóng là điều có thể dự kiến được, nhưng chưa được xác định một cách chắc chắn ».
Bài « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » cho thấy nỗ lực đạt dến nhận thức chung về hiện tượng Trái đất bị hâm nóng đã liên tục bị ngăn chặn như thế nào. Phải đến năm 1995, cộng đồng quốc tế mới tổ chức được một thượng đỉnh đầu tiên (COP). Và phải đến ba năm sau nữa, thế giới mới đạt được một hiệp ước đầu tiên về khí hậu mang tính cưỡng chế tại Kyoto, năm 1997. Hiệp ước Kyoto được đánh giá là đầu voi, đuôi chuột, bởi chưa bao giờ thể thức cưỡng chế này được cụ thể hóa. Hoa Kỳ - nước phát thải lớn nhất lúc đó – đã không phê chuẩn Kyoto, và một loạt các quốc gia công nghiệp khác cũng từ bỏ.
Trong thời gian đó, lượng khí thải do các nước đang trỗi dậy phát ra tăng lên với tốc độ chóng mặt : năm 2012 tăng gấp ba so với năm 1990, vượt xa khối các nước công nghiệp phát triển (20 tỷ tấn CO2 - trong đó riêng Trung Quốc chiếm khoảng gần ½ - so với 13 tỷ của khối các nước công nghiệp).
Bài « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » cũng điểm lại những nỗ lực kể từ thất bại của Thượng đỉnh COP 15 tại Đan Mạch, để cộng đồng quốc tế một lần nữa tụ hội trước một cơ hội lịch sử tại Paris, 60 năm sau lời báo động khẩn thiết của Roger Revelle trước Quốc hội Mỹ.
« Sau ngày 13/11 là một thế giới khác »
Thượng đỉnh khí hậu Paris diễn ra trong bối cảnh nguy cơ khủng bố bao trùm. « Sau ngày 13/11 là một thế giới khác » là hàng tựa lớn của tuần báo Le Courrier International.
« Châu Âu phải hành động tập thể » là tựa đề xã luận của tuần báo quốc tế Pháp, với nhận định : « Và cái đêm khủng khiếp ấy, một chút tin tưởng cuối cùng còn lại vào Châu Ấu đã mất đi ». Xã luận báo động : « Hiệp ước Schengen đã lập ra một không gian tự do lưu thông, nhưng tin tức tình báo lại không được chia sẻ. (…) Trong nhu cầu khẩn cấp hiện tại, nhiều nước – trong đó có Pháp – đã thiết lập việc kiểm soát biên giới, và ít nhất cũng có ý định xem xét lại hiệp ước Schengen. (…) Thiếu một trung tâm đủ mạnh, các lực ly tâm đang đe dọa xé Châu Âu ra thành nhiều mảnh nhỏ ».
Để giải quyết được bế tắc này, theo Le Nouvel Observateur (bài « Châu Âu trong hầm trú ẩn »), « không phải là một lần nữa lên án Châu Âu, hay cổ vũ cho một Châu Âu ít vai trò hơn nữa, mà ngược lại. (…) Việc lập nên một cơ quan điều tra kiểu FBI của Châu Âu chắc chắn không đơn giản hơn so với việc lập nên một ngân hàng trung ương Châu Âu (điều mà châu Âu đã làm được). Tuy nhiên, dù chậm còn hơn không ».
« Nước Pháp sẽ khải hoàn từ cơn nguy biến »
Trong bối cảnh không khí chống khủng bố căng thẳng, L’Express có bài phỏng vấn Tổng thống Hollande với tựa đề chính trên trang nhất : « Khủng bố, Khí hậu. Nước Pháp sẽ khải hoàn từ cơn nguy biến ».
Xã luận tuần báo L’Express khẳng định : « Hành động kháng cự đầu tiên là không được liên tục nghĩ đến nguy cơ khủng bố, bác bỏ thiên hướng rơi vào hoang tưởng. (…) Điều đó không có nghĩa là phủ nhận nguy cơ và phủ nhận nỗi lo sợ ; nỗi sợ là yếu tố của tinh thần kháng cự, nó là nguồn lực của sự cảnh giác. Thái độ đúng đắn là không được sợ hãi cho bản thân mình, sống một cách bình thường, nhưng trước hết lo sợ cho những người mà mình yêu thương, và yêu thương hơn nữa, với niềm nhiệt thành cao gấp bội ».
L’Express cảnh báo tình trạng nhiều hoạt động tập thể bình thường (đặc biệt là hoạt động ở nhà trường) bị các cấp thừa hành hoãn lại với lý do nguy cơ khủng bố, trong khi đó « văn hóa, hội hè, hoạt động tập thể » là « các vũ khí chống khủng bố của nền dân chủ ». « Đi nhà hát, nghe hòa nhạc, đến nhà hàng » chính là các hành động kháng chiến.
COP 21 : An ninh và Tự do ngôn luận
Thượng đỉnh COP 21 chính là lúc mà nền dân chủ Pháp đồng thời phải đối mặt với thách thức về an ninh và thách thức bảo đảm các quyền tự do căn bản, đặc biệt là tự do ngôn luận. Tờ Le Figaro nhận định : với sự hiện diện của lãnh đạo 150 các quốc gia, thủ đô nước Pháp sẽ trở thành « một siêu cơ hội truyền thông » đối với mọi nhóm cực đoan đang tìm cơ hội khẳng định mình. Le Figaro nhấn mạnh : giả thuyết « khủng bố trả đũa » cần phải được các cơ quan an ninh nhìn nhận « nghiêm túc nhất ».
Libération cũng thừa nhận tình trạng an ninh được siết chặt vào dịp COP 21, nhưng đặc biệt lo ngại tình trạng khẩn cấp, với mức độ kéo dài và các biện pháp của nó, « trên thực tế ngăn cản quyền tự do biểu đạt của xã hội » về biến đổi khí hậu.
12 biện pháp để xã hội dân sự lên tiếng tập thể
Theo Libération, lệnh cấm biểu tình trong thời gian diễn ra thượng đỉnh sẽ bó hẹp quyền tự do biểu đạt của 14.000 đại diện chính thức của « xã hội dân sự ». Vậy làm thế nào để các đại diện này có thể nói lên quan điểm của mình ?
Tờ báo thiên tả dành hai trang để giới thiệu một cẩm nang với 12 kinh nghiệm, hay 12 hoạt động, nên tham khảo để có thể tác động được đến COP 21, trong tình trạng chính phủ ban hành tình trạng khẩn cấp, cấm biểu tình. Ví dụ như « biểu tình trên mạng », tham gia thượng đỉnh Các công dân vì khí hậu tại Montreuil (ngày 05-06/11/2015) ; tham gia dự án trồng cây công dân của hiệp hội Verges urbaine, tại nhiều địa điểm ở Paris ; tham gia cuộc diễu hành của hàng nghìn đôi giày tại quảng trường République (Cộng hòa) vào sáng ngày mai – như một hành động ủng hộ cuộc tuần hành tượng trưng vì khí hậu ; một dòng người nối tay nhau trên các vỉa hè nối liền hai quảng trường Cộng hòa và Dân tộc cũng là một hoạt động khác nhằm thay thế cho cuộc diễu hành ngày 29/11 bị hủy bỏ...
Trong cẩm nang của Libération cũng có một đề xuất, « biểu tình bất chấp lệnh cấm », với nguy cơ bị phạt tới 75.000 euro và án tù 6 tháng. Các thành viên hiệp hội Désobeissance kêu gọi mọi người lặng lẽ tới quảng trường Cộng hòa trưa Chủ nhật như dự kiến, với ý thức « tưởng niệm cùng lúc các nạn nhân khủng bố, và các nạn nhân của biến đổi khí hậu ».
Fabien Clain – đầu não mạng lưới khủng bố Pháp
Trở lại với vấn đề khủng bố, tuần báo Le Nouvel observateur có hồ sơ về « Fabien Clain, 15 năm thánh chiến nhãn hiệu Pháp ». Chuyên mục tập trung lột tả hình ảnh kẻ đứng đằng sau một loạt các vụ khủng bố trong những năm gần đây, bao gồm loạt khủng bố Paris 13/11, vụ tàu Thalys bị ngăn chặn, tấn công Charlie Hebdo hồi đầu năm… Các thông tin điều tra cho thấy, hàng chục kẻ khủng bố, bị bắt, bị giết, tự sát, đang trốn chạy hay đang có mặt tại Syria, đều có quan hệ xa gần với Fabien Clain, 37 tuổi, có biệt danh là « Omar ».
Theo nhiều nhân chứng, đây là một nhân vật có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến nhiều thanh niên có xu hướng cực đoan hóa. Tìm hiểu hành trạng của Fabien Clain và các đệ tử chính là đi vào trung tâm lịch sử của hoạt động khủng bố tại Pháp từ hơn một thập niên nay. Phóng sự điều tra của Doan Bui đặc biệt chú ý đến các ảnh hưởng về mặt tôn giáo của thủ lãnh Daech tại Pháp đến các thiếu niên thành phố Toulouse.
Hiện tại, theo cơ quan an ninh, Fabien Clain đang có mặt tại Syria.
Báo độc lập Trung Quốc lột mặt con số tăng trưởng chính thức
Nhìn sang Trung Quốc, tuần báo Le Courrier International có bài viết đáng chú ý « Trung Quốc : một sự tăng trưởng dối lừa ». Bài viết được đăng tải trên một trang mạng độc lập có trụ sở tại Hồng Kông, Duanchuanmei/Đoan Truyền Môi (The Initium.com), lột trần sự giả dối của các con số thống kê chính thức, về mức độ tăng trưởng của Trung Quốc, tuy chậm lại, nhưng vẫn xấp xỉ 7%.
Theo ngòi bút độc lập Trung Quốc Wen Kejian, chính sách chấn hưng kinh tế của Trung Quốc (năm 2008) đã tạo ra một tình trạng sản xuất dư thừa, nợ nần chồng chất (đến hơn 250% GDP) và sự hình thành của nhiều thành phố ma. Tuy nhiên, vẫn theo bài viết, đa số công chúng hiện nay đã hiểu ra sự thật và tìm ra được cách đọc riêng cho mình về sự thật đằng sau các con số thống kê chính thức. Chỉ riêng trong quý 3/2015, việc khoảng 300 tỷ đô la vốn đã được chuyển ra khỏi Trung Quốc cho thấy « áp lực hết sức lớn đối với trị giá các cổ phiếu bằng tiền yuan », « nguy cơ bùng nổ một cuộc khủng hoảng tiền tệ là chưa bao giờ lớn như vậy ». Bài viết dự báo Trung Quốc chưa bao giờ gần với "thời điểm Minsky" đến như vậy (thuật ngữ nói trên chỉ tình trạng các nhà đầu tư buộc phải bán ồ ạt cổ phiếu để trả nợ, do thiếu thanh khoản, làm tăng cao nguy cơ sụp đổ tài chính). 
Duanchuanmei.com là một trang mạng thông tin độc lập, thành lập tại Hồng Kông hồi tháng 8/2015, để tránh kiểm duyệt tại Hoa Lục. Trang mạng có mục tiêu cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thời sự Trung Quốc, đặc biệt với các điều tra, và việc phân tích các dữ liệu thống kê.

COP21: Có hy vọng đạt thỏa thuận

  • 29 tháng 11 2015

 
Image copyright Getty

Gần 150 nhà lãnh đạo toàn cầu nhóm họp tại Paris vào ngày Chủ nhật cho phiên họp quan trọng về khí hậu của LHQ với an ninh được siết chặt.
Hội nghị, được gọi là COP21, sẽ cố đưa ra một thỏa thuận dài hạn để giới hạn lượng khí thải carbon.
Giới quan sát nói rằng các cuộc tấn công khủng bố gần đây tại thủ đô nước Pháp sẽ làm tăng cơ hội đạt được một thỏa thuận mới.
Khoảng 40.000 người dự kiến sẽ tham gia vào các sự kiện được tổ chức cho đến ngày 11/12/2015.
Việc 147 người đứng đầu các nước và chính phủ nhóm họp kể như qui mô lớn hơn nhiều so với con số 115 nhà lãnh đạo đã đến Copenhagen vào năm 2009, lần cuối cùng thế giới tiến gần tới sự nhất trí cho một thỏa thuận dài hạn về biến đổi khí hậu.
Trong khi nhiều nhà lãnh đạo bao gồm cả Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình luôn có mặt để tham dự hội nghị này, các cuộc tấn công bạo lực gần đây ở Paris đã khuyến khích những nhà lãnh khác đến đây trong một biểu hiện của tình đoàn kết với nhân dân Pháp.
Không giống như ở Copenhagen, nhà tổ chức tại Pháp đã để các nhà lãnh đạo gặp nhau ngay khi khai mạc hội nghị thay vì chờ đợi cho họ đi vào lúc kết thúc, một chiến thuật có thể xem là sự thất bại lớn tại thủ đô của Đan Mạch.

 
Image copyright Other
Một vấn đề quan trọng là những sẽ gì tạo thành một thỏa thuận. Chẳng hạn Hoa Kỳ sẽ không cam kết vào một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý mà sẽ có rất ít hy vọng có thể thông qua được tại Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm ưu thế.
Nhiều nước đang phát triển không đồng ý về cơ bản. Liên hiệp châu Âu cũng vậy.
Và trong số nhiều vấn đề khác gây tranh cãi, thì tiền gần như chắc chắn là chủ đề.
Trong khi các nước giàu và các nước khác hứa sẽ cấp 100 tỉ USD vào năm 2020 cho các nước đang phát triển từ năm 2009, quá trình giải ngân bị chậm. Ngay lúc này không có thoả thuận về những gì xảy ra sau năm 2020.
Trong khi có không khí chung của sự lạc quan và sẵn sàng để tiến tới một thỏa thuận, không ai dám chắc hội nghị sẽ thành công vào lần này.
Nhiều người tin rằng một quốc gia như Ấn Độ, với gần 300 triệu người không có điện, sẽ từ chối cam kết ký một thỏa thuận hạn chế mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151129_cop21_sunday
 

Saturday, November 28, 2015

NGƯỜI VIỆT THA PHƯƠNG

 
 Người Việt bán hàng rong ở Thái Lan

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-11-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Chiếc xe bán trái cây tại Bangkok, Thái Lan
Chiếc xe bán trái cây tại Bangkok, Thái Lan
Photo Xuan Nguyen, RFA
Trên các tuyến phố đông đúc tại thủ đô Bangkok cũng như tại một số địa phương khác của Thái Lan lâu nay xuất hiện một số xe bán hàng rong dạo của lao động Việt.
Hoạt động kinh doanh bán hàng rong như thế ra sao?
Theo thống kê, có khoảng 50 vạn người lao động Việt Nam đang làm việc tại Thái Lan. Khi đặt chân đến xứ Thái, họ phải tìm kiếm và học nghề rất vất vả, đa số đều là những nghề lao động chân tay như giúp việc nhà, quán ăn, may mặc… và một số đông trong họ đã chọn nghề bán hàng rong để mưu sinh. Có rất nhiều mặt hàng được bày bán như trái cây, nước trái cây, kem, các loại bánh, các loại chè, nem, thịt nướng…
Những khó khăn ban đầu
Những người bán hàng rong cũng là những người lao động chui (bất hợp pháp) tại xứ Thái như bao nhiêu người khác, bởi tính đến thời điểm này, chính phủ Việt Nam và Thái Lan chưa chính thức hợp tác với nhau trong vấn đề người lao động. Cho nên, họ đến xứ Thái bằng visa Du lịch, và mỗi tháng họ phải đi ra khỏi nước Thái và trở lại để có thêm 30 ngày Visa du lịch. Tuy nhiên, việc duy trì visa du lịch để lao động chui không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Anh Lai – quê ở Thanh Hóa, hiện đang bán hàng rong tại Thành phố cổ Ayuthaya, chia sẻ về vấn đề gia hạn Visa du lịch hàng tháng:
“Tôi đi tò (gia hạn visa du lịch) visa hàng thàng, mỗi lần đi tò bình thường hết 1.200 bạt, nhưng gặp phải tình trạng gắt gao thì mất từ 3.500 bạt đến 4.500 bạt”
Cũng theo anh Lai, vì số tiền để đi gia hạn Visa hàng tháng rất cao, cho nên có rất nhiều người đã để hộ chiếu chết (Visa quá hạn), và số người để cho hộ chiếu chết cũng khá là nhiều.
Ngôn ngữ cũng là vấn đề khó khăn đối với những lao động Việt Nam, họ phải học từ từ, rồi sau đó mới đi giao tiếp được với người Thái.
Anh Bình – quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hiện đang bán trái  cây tại Bangkok, anh cho biết thêm về những khó khăn trong ngày đầu tiên bán hàng rong tại Thái Lan, anh chia sẻ:
“Mới đầu thì mình đi theo họ, nói chung đầu tiên mình chưa biết tiếng, mọi người họ bày (chỉ) cho. Mới đầu mình chỉ biết giá tiền rồi biết vài ngôn ngữ sơ sơ, rồi bạn bè ‘bày’ cho.”
Tôi đi tò (gia hạn visa du lịch) visa hàng thàng, mỗi lần đi tò bình thường hết 1.200 bạt, nhưng gặp phải tình trạng gắt gao thì mất từ 3.500 bạt đến 4.500 bạt
Anh Lai hiện đang bán hàng rong
Anh Bình cho biết thêm, sau khi biết được chút ít về ngôn ngữ và chọn một mặt hàng để đi bán rong, những người bán hàng rong còn phải chọn cho mình một chiếc xe đẩy để đi bán hàng. Thông thường có hai loại xe để bán hàng rong, xe đẩy bình thường và xe đẩy được gắn vào xe mô tô. Khi mua có thể chọn mua xe cũ hoặc xe mới, mua trả góp hoặc trả một lần, điều này tùy thuộc vào tài chính của mỗi người bán hàng rong. Số tiền để mua xe cũ giao động từ 2.000 – 10.000 bạt, và xe mới là 10.000 – 50.000 bạt. Người bán hàng rong cũng có thể không cần phải mua xe, như đối với những người bán kem, thường xe bán hàng sẽ do ông chủ, bà chủ cung cấp.
Đối với những người bán hàng rong nho nhỏ, vốn liếng, kinh nghiệm ít… họ phải đi lấy sản phẩm bán rong ở chợ, xưởng kem… Nhưng những người sang xứ Thái lâu năm, họ thường tự sản xuất lấy những mặt hàng này hòng cải thiện thu nhập.
Chị Tú Uyên – quê ở tỉnh Hòa Bình, chị đang bán kem tại tỉnh Udon Thani chia sẻ:
“Sang bên này lúc đầu, đi làm thuê, đi làm ở Bangkok, ở Udon Thani cũng có, làm mấy năm rồi mình lấy cái tiền, lấy cái kinh nghiệm đi học hỏi, học tiếng đấy. Rồi mình đi làm cho một ông chủ hãng kem nhỏ nhỏ, mình học lấy nghề làm kem của họ, sau đó mình nhảy ra ngoài để tự làm, tự bán. Lúc đầu thì cũng bán nhỏ nhỏ, rồi dần cứ nhân dần lên, mình làm có uy tín, kem ngon thì người ta sẽ đến đặt kem, phần nhiều họ đặt, họ gọi điện cho mình thì đã có rồi. Đi rao vẫn rao, vẫn bán và còn có cả người đến nhà lấy nữa.”
Luôn luôn phải né tránh cảnh sát.
Tất cả những lao động chui tại Thái Lan đều phải né tránh cảnh sát, bởi họ là những người lao động bất hợp pháp, và những người bán hàng rong cũng vậy. Tuy nhiên khi bán hàng họ phải chi một số tiền cho cảnh sát khu vực, 500 bạt là số tiền cố định phải đóng cho cảnh sát khu vực nơi họ sinh sống khi họ muốn đi bán hàng rong. Ngoài ra, còn phải mất một khoản tiền nếu muốn có một chỗ bán ổn định ở nơi đông khách du lịch.
Anh Bình chia sẻ về vấn đề này:
“Mình phải đóng số tiền để đứng bán chứ, có nơi thì 2000, nơi thì 3000, có nơi dăm (vài) trăm bạt, theo tháng có, theo ngày có. Nó cũng không quy định tháng hay ngày gì cả, có thể mình đứng chỗ này mình trả cho họ 100 – 200 bạt để bán một ngày, rồi ngày khác mình đi chỗ khác để bán tiếp.”
Tháng này thì thôi không phải nộp nữa rồi, tại vì bây giờ họ (cảnh sát) thôi không nhận tiền từ người Việt Nam nữa, vì họ không đảm bảo cho người Việt được nữa rồi
Chị Tú Uyên
Tùy vào mỗi địa phương và kinh nghiệm của người bán rong mà số tiền phải chi cho cảnh sát đều khác nhau. Trường hợp của anh Lai bán bánh ở tỉnh Ayutthaya, anh không mất một khoản chi phí nào cho cảnh sát khu vực, bởi trước đây anh từng làm việc cho một người cảnh sát trong suốt 4 năm ròng rã.
Còn ở tỉnh Udon Thani, số tiền mà những người bán hàng ròng phải chi cho cảnh sát khoảng 2.000 – 3.000 bạt. Nhưng từ tháng 11.2015, cảnh sát ở đây sẽ không nhận tiền từ tay người bán hàng rong nữa.
Chị Tú Uyên buồn bã nói về việc cảnh sát không nhận tiền:
“Tháng này thì thôi không phải nộp nữa rồi, tại vì bây giờ họ (cảnh sát) thôi không nhận tiền từ người Việt Nam nữa, vì họ không đảm bảo cho người Việt được nữa rồi.”
Thu nhập tốt hơn Việt Nam
Theo anh Lai, người bán hàng rong tại Ayutthaya, dù gặp phải rất nhiều khó khăn khi bán hàng rong trên xứ Thái, nhưng những người lao động Việt Nam vẫn chọn nghề này, bởi thu nhập tốt hơn ở quê nhà. Tùy thuộc vào thời tiết, vào địa điểm bán, vào lượng người mua mà thu nhập của những người bán hàng rong dao động từ 200 – 300 bạt một ngày.
Anh Lai nói thêm:
“Tôi bán được ít thì ăn ít, bán được nhiều thì ăn nhiều. Hai vợ chồng tôi bình quân mỗi tháng cũng được 7 – 8 triệu vnđ.”
Anh Lai cũng cho biết, nếu tháng đó mà bị cảnh sát xuất nhập cảnh bắt giam, thì họ không thể có được số dư như vậy, có khi còn bị mất nhiều tiền hơn, thậm chí bị trục xuất về Việt Nam.
Vào khoảng tháng 3.2016, chính phủ Thái Lan và Việt Nam sẽ chính thức áp dụng chương trình hợp tác lao động, để cho những lao động Việt Nam có Visa làm việc tại Thái Lan. Những ngành nghề mà lao động Việt Nam được phép làm tại Thái bao gồm, giúp việc gia đình, phục vụ quán ăn – nhà hàng, lao động chân tay, đánh bắt hải sản. Nghề bán hàng rong vẫn không được chấp nhận, và số phận của người Việt bán hàng rong trên xứ Thái vẫn phải đối diện với những khó khăn như bây giờ.

VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM


Nạn đập chó trộm, cướp chó lại bùng phát ở Nghệ An

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-11-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hai đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra
Hai đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra
Nghean24h.vn
Người đập chó vì tiền, người đập người vì chó, câu chuyện này đã trở thành đề tài tương đối cũ ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Vấn nạn đập trộm chó, cướp chó vì tiền và người dân đập chết kẻ trộm chó để bảo vệ chó của họ cũng như xả cơn tức giận đã là hiện tượng xã hội suốt vài năm nay. Hiện tại, nạn trộm chó ở Nghệ An đang bùng phát và chuyện này dự cảm những cái chết oan khiên sắp tới!
Trộm chó và cướp chó có vũ khí
Bà Mai, một cư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, chia sẻ về chuyện trộm chó, cướp chó: “Nó nhiều hình thức lắm, nó câu, nó thả bả, nó dùng đầu cá tẩm thuốc, chó ăn vào là nằm lăn ra ngay, nó bắt. Rồi nó đập, bắt bằng vợt cũng có. Nó có cả một quân đoàn đi bắt chó, mỗi đêm nó bắt cả tạ chó. Nó có quân đoàn năm sáu thằng đi bắt. Ở Nghệ An có chuyện dân bắt, đập chết người đốt xe nhiều rồi nên tụi nó khôn, đi nhiều thằng. Mình mà đi một đến hai người không bắt được tụi nó đâu. Nó có cả súng tự chế và roi điện. Mình mà một hai người rượt nó là nó quay lại đập chết chứ không giỡn chơi!”.
Theo bà Mai, hiện tại, nạn trộm chó đã tạm lắng xuống nhưng nạn cướp chó lại tăng cao. Những thanh niên không còn trộm chó theo kiểu chờ chó ra đường chạy chơi thì đập, ném bả hoặc lén lút ném bả độc vào sân nhà người ta vào đêm khuya, chờ chó dính bả thì trèo tường vào mang đi như trước… Mà hiện tại, đập chó công khai trước mặt chủ vẫn là trò phổ thông nhất.
Bà Mai cho rằng xã hội đã thật sự đảo lộn khi mà con chó vốn dĩ là vật nuôi thân thiết của con người, vật hỗ trợ an ninh cho con người từ bấy lâu nay thì bây giờ, chó trở thành đối tượng nhắm đến của kè trộm, kẻ cướp và con người phải ngày đêm canh gác cho chó. Có thể nói là kẻ cướp chó đã lộng hành như chốn không người. Đây là vấn đề an ninh xã hội, nó thể hiện sự yếu kém của công an địa phương cũng như những kẽ hở khổng lồ của pháp luật.

Bà Mai cho rằng chuyện trộm chó đánh người nuôi chó bị thương và nhiều làng có chó bị mất trộm đã đánh chết kẻ trộm chó rồi đốt xác, đốt xe là một chuyện động trời. Nhưng vẫn chưa có điều khoản nào qui định cụ thể để giảm tình trạng này cũng như không chó một chiến dịch đàng hoàng từ phía ngành an ninh để triệt tiêu những đường dây cướp chó, tiêu thụ chó trên đất nước này.
Bà Mai bức xúc nói rằng đây là sự thiếu trách nhiệm và cố tình bỏ lơ của chính quyền địa phương và cả chính quyền trung ương. Bởi khi đã có sự việc chết người thì bắt buộc chính quyền trung ương cũng phải có sách lược để chấn chỉnh. Với bà, chuyện chấn chỉnh quá đơn giản. Thứ nhất, tất cả các cửa khẩu đều phải có kiểm kê bài bản, không cho vận chuyển chó qua cửa khẩu nếu không có đầy đủ hồ sơ và chứng nhận của cơ quan chức năng.
Về phía địa phương, phải quản lý những điểm thu mua chó một cách nghiêm túc. Ví dụ như cấp những biên lai hoặc hợp đồng mua bán cho người buôn chó và đại lý phân phối chó lấy thịt để người bán chó và đại lý chó đảm bảo qui trình thỏa thuận mua bán cũng như xác minh nguồn gốc chó trong đại lý của họ.
Vì đây không đơn giả là chuyện mua bán một con vật lấy thịt mà liên quan đến an ninh xã hội, vấn đề nhân tâm và đạo đức xã hội cũng như vấn đề bảo vệ động vật, bảo vệ thú cưng, tài sản vô giá của các gia đình trong xã hội nên không thể dựa trên định giá mua bán của một ký lô thịt chó để xem xét vấn đề và liệt vào chuyện mua bán thuần túy.
Chính vì cách quản lý lỏng lẻo của ngành thuế, ngành thị trường và ngành an ninh ở các địa phương mà hiện tại, đa số chó trong các đại lý phân phối là chó có nguồn gốc bất minh, được mua với giá rẻ bèo từ những kẻ trộm chó, cướp chó.
Và cũng chính vì nguồn lợi nhuận quá cao và quá dễ dãi của việc trộm chó mà kẻ trộm chó đã không ngần ngại mua sắm, trang bị công cụ, vũ khí để đi cướp chó. Roi điện, súng hoa cải, thuốc mê hạng nặng là những thứ mà bất kỳ kẻ cướp chó nào cũng có trang bị. Khi bị phát hiện, kẻ cướp chó có thể quay sang đánh đập, hành hung người nuôi chó. Chính vì không có qui định rõ ràng, cụ thể và luôn xếp việc trộm, cướp chó vào diện vi phạm hành chính rồi phạt qua loa mà kẻ trộm chó, cướp chó có cơ hội lộng hành.
Những cái chết oan uổng
Ông Hiển, cư dân huyện Quỳ Châu, Nghệ An chia sẻ: “Nói chung là có sự xuống cấp đạo đức, do sự cộng hưởng của đám đông. Nói chung là xã hội xuống cấp quá nặng, do cả đói khổ, cùng đường mà người ta đi bắt trộm chó nữa. Cùng đường ở đây nên hiểu là sự cùng đường về lý trí và công việc kiếm cơm. Câu hỏi cần đặt ra ở đây là lực lượng bảo vệ an ninh cho nhân dân đang làm gì, ở đâu mà để kẻ trộm, kẻ cướp lộng hành như vậy?!”.

Theo ông hiển, vấn đề an ninh quá lỏng lẻo, luật pháp quá nhiều kẽ hở và không nghiêm minh, một phần nào đó những nhân viên an ninh của địa phương đã thả lỏng hoặc tiếp tay cho kẻ gian là nguyên nhân của nhiều cái chết oan uổng của kẻ trộm chó, cướp chó trong thời gian gần đây.
Vì chưa bao giờ có một cuộc kiểm tra nghiêm túc các đại lý tiêu thụ chó nên kẻ trộm, kẻ cướp xem các đại lý này là chỗ tiêu thụ chó từ việc trộm, cướp tốt nhất. Và với mức lãi cao ngất, các đại lý này không ngần ngại thu mua chó của dân trộm, cướp với giá rẻ để tập trung thành từng xe tải đưa ra Bắc, đưa sang Trung Quốc. Để được làm ăn suông sẻ, các đại lý này chỉ cần chung chi cho công an khu vực, công an phường, xã thì trong trường hợp trong đường dây của họ có kẻ bị bắt đưa lên công an cũng chỉ bị phạt rất nhẹ, phạt hành chính, viết kiểm điểm.

Chính vì lối làm việc tắc trách của nhân viên an ninh mà người dân cảm thấy bị tổn thương, họ đã hành xử theo cách của họ. Hơn nữa, kẻ trộm chó, cướp chó luôn trang bị vũ khí như dùi cui, roi điện, dao lê, mã tấu, thậm chí súng hoa cải để hành hung người dân khi bị phát hiện. Điều này dẫn tới hệ quả là người dân nổi giận và luôn tự vệ một cách thái quá dẫn tới đánh chết kẻ trộm chó. Trong đó có không ít những người từng bị mất chó và bị kẻ cướp chó hành hung, họ sẵn sàng dùng hết sức bình sinh để đập kẻ trộm chó, cướp chó, dẫn đến chết người. Và không dừng ở đó, sự căm phẫn tập thể có thể dẫn đến những hành vi man rợ như đốt xác kẻ trộm chó, đốt xe, bắt kẻ trộm chó đeo chó trên người và đánh tập thể cho đến chết…

Theo ông Hiển, mọi hành vi man rợ chỉ diễn ra khi con người không còn tôn trọng pháp luật và pháp luật cũng không có gì để người dân tôn trọng. Hay nói cách khác là với một hệ thống pháp luật phi lý và lỏng
lẻo cộng với hệ thống hành pháp lủng củng, đồi bại sẽ dẫn đến hậu quả là người dân sẵn sàng dùng bạo lực để chống lại bạo lực và cái xấu. Điều này sẽ dẫn đến một xã hội đầy bạo lực.
Ông Hiển chua chát đưa ra kết luận là những con chó có thể cắn nhau đến rách da rách thịt vì giành nhau cục xương nhưng con người còn ghê gớm hơn nhiều khi họ sẵn sàng giết nhau vì con chó. Hay nói cách khác, luật xử thế của con người với nhau còn tệ hơn luật của chó đối với nhau. Điều này chỉ có những những nước quá lạc hậu và tăm tối!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.\



Những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-11-30
620
Cậu bé này bán vé số chuyên nghiệp vì đã nghỉ học, mới học hết lớp ba


RFA photo

Mùa Giáng Sinh sắp về, cái lạnh giá của mùa Đông cũng đang phủ dần mặt đất. Đâu đó giữa gió mùa lạnh lẽo, có những em bé không mẹ, không cha, không người thân lang thang giữa cuộc đời để tìm hơi ấm của sự sống.
Những em bé bán vé số, đi đánh giày, đi làm thuê trong bến xe, quán nước… Có thể các em còn cha mẹ nhưng đời sống quá kham khổ đã dần đẩy các em xa tuổi thơ, bươn bả với cuộc đời. Ngày Giáng Sinh, những em bé may mắn có cha mẹ dắt đi chơi lễ, đi nhà thờ, ăn những món ngon. Với những em bé lang thang cơ nhỡ, một ổ bánh mỳ nóng đã là thiên đường. Chúng tôi gọi các em là những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa với đầy đủ nỗi thống khổ trong khái niệm này.


Món quà Noel…
Một em bé bán vé số trong thành phố Sài Gòn, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, tên Hùng, chia sẻ: “Con nít làm việc ở các quán nhậu á, với lại bán hàng rong, bán vé số thì tội lắm. Buổi tối đi bán phụ với gia đình, ban ngày đi học hoặc cũng đi bán luôn. Không có tuổi thơ gì đâu, cũng không có sân chơi cho tuổi thơ đâu. Chỉ biết làm kiếm tiền, lây lất ngày qua ngày vậy thôi!”.
Theo Hùng tâm sự, cuộc đời em buồn nhiều hơn vui. Em có đầy đủ cha mẹ và các em nhưng gia cảnh nghèo khổ quá thể, không còn cách nào khác, em phải bỏ học từ năm lớp ba để đi bán vé số phụ giúp cha mẹ. Em theo cha mẹ rời bỏ quê hương, vào thành phố Sài Gòn lây lất qua ngày. Cha của Hùng đi phụ hồ, mẹ em đi bán trái cây dạo, còn em thì đi bán vé số. Hằng tháng, cả nhà gom tiền lại gởi về quê để ông bà nộp tiền học cho hai đứa em.
Không có tuổi thơ gì đâu, cũng không có sân chơi cho tuổi thơ đâu. Chỉ biết làm kiếm tiền, lây lất ngày qua ngày vậy thôi!.
- Hùng, bán vé số
Hùng nói rằng ở quê nhà, đất đai chật chội, không có ruộng vì thời người ta chia ruộng đất thì cha mẹ em vẫn còn ở Tây Nguyên nên không có tiêu chuẩn ở Quảng Ngãi, sau khi rời bỏ đất Tây Nguyên bởi không có cơ hội nào cho gia đình em, cả nhà kéo về Quảng Ngãi sống với ông bà. Công việc bữa được bữa mất ở đất Quảng Ngãi không bao giờ giúp gia đình em đủ sống, cả nhà lại kéo vào Sài Gòn để làm thuê làm mướn, buôn thúng bán mẹt với hy vọng đổi đời.


Nhưng suốt gần mười năm nay, gia đình em vẫn cứ âm u và chưa bao giờ dư được một số tiền đáng kể để mà đổi đời. Hùng nói rằng nếu kiếm được một số tiền kha khá thì em sẽ cùng cha mẹ về quê để chăn nuôi. Vì cuộc sống ở thành phố đất chật người đông, tiền thuê phòng trọ đắt đỏ, mọi thứ nguy hiểm rình rập. Đó là chưa nói đến những ngày mưa ngập, em và mẹ phải lội nước cả ngày với hy vọng bán được đồng nào mừng đồng đó. Hùng chưa bao giờ thấy được một ngày vui vẻ và không còn lo toan. Nỗi lo của em sâu thẳm mỗi khi nghe âm thanh của gạo rơi vào chiếc nồi rỗng. Âm thanh đó như một thứ gì đó vừa thân thiết lại vừa ai oán của số phận.
Với tuổi đời chưa tròn mười lăm mà phải luôn căng trán suy nghĩ về bữa cơm của gia đình, về những ngày nếu lỡ đau ốm, về hai đứa em học hành thiếu thốn ở quê và về ông bà nội. Đôi khi Hùng tự hỏi nếu lỡ không may, ông hay bà qua đời, gia đình Hùng lấy gì để về xe, mua áo quan cho ông và bà, rồi tiền lo đám… Thời đại coi nặng đồng tiền, nếu không có tiền thì sẽ không làm được gì. Em biết hy vọng vào phép màu gì đây?


Mùa Noel đến, cũng như mọi năm, em lại đi bán vé số buổi tối, cùng bạn bè có số phận như em tụm năm tụm ba để ngắm đèn màu, ngắm những bạn cùng lứa được cha mẹ đưa đi chơi trong bộ áo quần mới thơm tho và sạch bóng. Đôi khi em ước mơ có một ông già Noel xuất hiện và tặng cho em một món quà, duy nhất chỉ một món quà này thôi. Đó là em được đi học, em rất muốn tới trường. Nhưng rồi em lại thấy buồn bởi vì bây giờ nếu tới trường để học trở lại lớp ba thì em không tài nào học được cùng các em nhỏ. Nếu học đúng độ tuổi thì em không thể học nổi bởi đầu óc em hoàn toàn trống rỗng, ngay cả những cái chữ thời học lớp ba cũng rơi dần trên đường đi bán vé số.

Những em bé tuổi mười lăm
Nói về đội tuổi mười lăm, người ta ví đó là độ tuổi trăng rằm, trong sáng, vô tư và đẹp nhất trong cuộc đời. Đây cũng là độ tuổi mà trang ký ức mở rộng hết mức để đón nhận mọi tín hiệu của đời sống. Nhưng, trong đất nước xã hội chủ nghĩa này, độ tuổi mười lăm hình như không phải là độ tuổi trăng rằm của bất kỳ ai, đó có thể là độ tuổi trăng rằm của những em bé may mắn. Có những em bé ở tuổi trăng rằm phải lây lất ngoài đời, thậm chí phải theo cha mẹ ăn nắng ngủ sương giữa thành phố lạ để đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng về chỗ ở, chỗ học tập.
Câu chuyện về Nguyễn Mai Trung Tuấn qua nhận xét của bé Nga, một em bé đang bán vé số ở thành phố Sài Gòn nhau nhiều năm cùng cha mẹ ra Hà Nội chờ kêu oan trên công Lý Tự Trọng và vườn hoa Mai Xuân Thưởng nhưng không được:


“Em thấy người ta đối xử với bạn Mai Trung Tuấn như vậy là không đúng đâu vì bạn còn nhỏ. Những người như tụi em bị đối xử bất công nhiều lắm, thậm chí em bán vé số mà có khi người ta không muốn trả tiền, quát tháo em nữa kia. Trẻ em ở Việt Nam bị đối xử bất công nhiều lắm, em không tin vào nhà nước Việt Nam và pháp luật Việt Nam đâu. Toàn là bất công thôi. Kinh nghiệm gia đình em là một vết thương làm cho em hết tin vào nhà nước này!”.
Theo bé Nga, nếu Chúa rũ lòng yêu thương và cho em một điều ước, em sẽ ước mình không phải sống ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi cuộc sống đã cho em một kinh nghiệm quá đau buồn. Từ chỗ có nhà cửa đàng hoàng, được đến trường học hành cùng bạn bè, nhà nước qui hoạch đất, nhà em bị tịch thu nhà với mức tiền đền bù rẻ mạt, ba mẹ em không đồng ý nhưng người ta vẫn cứ giải tỏa, cưỡng chế di dời và đập bỏ căn nhà của em.


Cuối cùng, em theo cha mẹ ra tận Hà Nội để nộp đơn kêu oan nhưng chờ mãi vẫn không được giải quyết, khoản tiền đền bù nhỏ nhoi chỉ đủ để sống trong thời gian đầu, sau đó cả nhà lây lất, sống nhờ vào tiền nhặt ve chai, giấy hộp bỏ và thi thoảng có người nào thương tình lại cho gia đình em vài chục ngàn đồng, vài ký gạo để cầm hơi. Cuối cùng, oan vẫn cứ oan, tiền thì khô túi, cả nhà phải ra bến xe Nước Ngầm để khuân vác thuê gần hai tháng trời mới đủ tiền mua vé vào Sài Gòn.
Những người như tụi em bị đối xử bất công nhiều lắm, thậm chí em bán vé số mà có khi người ta không muốn trả tiền, quát tháo em nữa kia.
- Một em bé bán vé số
Và cuộc đời làm thuê làm mướn của gia đình em bắt đầu từ đó. Nga nói rằng cuộc đời đã cho em quá nhiều nỗi buồn để em đủ trưởng thành mà nhìn thấy mình may mắn hơn nhiều bạn khác bởi mình còn có cha mẹ bên cạnh và không đến nỗi phải vào tù như bạn Nguyễn Mai Trung Tuấn. Nga lắc đầu ngán ngẩm và sợ hãi khi nói về bốn năm rưỡi ngồi tù của một bạn nhỏ có tuổi đời ngang với em.
Em nói rằng mặc dù không quen biết, chưa hề gặp nhau lần nào nhưng nhân danh những đứa bé không may mắn trong xã hội, nhân danh những đứa trẻ kêu oan giữa xã hội, em tha thiết cầu mong Đức Chúa Trời hãy nhìn thấy bạn Nguyễn Mai Trung Tuấn và chìa bàn tay yêu thương của Ngài để cứu lấy bạn ấy. Bởi bạn Tuấn không làm nên tội tình gì và còn quá nhỏ để chịu sự đày đọa kinh khủng như vậy.
Mùa Noel sắp đến, chúng tôi xin cầu nguyện cho các em bé không may mắn trong xã hội có được một mùa Noel ấm áp trong tình yêu thương của Chúa! Xin Ngài đừng để những que diêm tuổi thơ cuối cùng phải cháy hết mà vẫn không đủ để sưởi ấm giá lạnh của cuộc đời!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/street-kid-vendors-ttvn-11302015122720.html

Gái đứng đường và người Trung Quốc tràn lan ở Đà Nẵng

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-11-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
File photo
Hai năm trở lại đây, đặc biệt là thời gian chừng ba tháng trởi lại, thành phố Đà Nẵng xuất hiện gái đứng đường và người Trung Quốc nhiều nhan nhản. Nếu như Gái điếm lấy phía Tây thành phố làm bản doanh thì người Trung Quốc làm phía Đông thành phố làm chỗ trú ngụ vững chắc. Có thể nói, trong một chừng mực nào đó, sự xuất hiện của gái đứng đường và người Trung Quốc như một mối dung hòa giữa cung và cầu. Bởi khi người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, trong bối cảnh hiện tại cũng đồng nghĩa với tình trạng lộn xộn, mất an ninh và những đường dây ngầm của kĩ nghệ bán dâm, ma túy và cho vay nặng lãi.
Bản doanh gái bán dâm phía Tây thành phố
Một cư dân Đà Nẵng, không muốn nêu tên, hiện đang sống ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, chia sẻ: “Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm.”.
Theo người này, khu vực Hòa Khánh, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là một thủ phủ của gái bán dâm, trong đó có nhiều hình thức, từ đóng vai sinh viên cho đến một số sinh viên nghèo cải thiện cuộc sống và duy trì học tập và không ngoại trừ những cô gái bán dâm chuyên nghiệp cao cấp, mỗi lần đi khách có thể lên đến vài trăm USD. Nhưng, theo người này, vấn đề đáng ngại nhất là những cô đứng đường, các cô này chấp nhận bán dâm với giá rẻ mạt, có khi chỉ là hai mươi ngàn đồng nếu ế khách. Trường hợp bữa nào đông khách thì các cô bán dâm với giá từ năm mươi đến bảy mươi ngàn đồng trên một lần.
Gái bán dâm chia theo khu vực, mỗi khu vực tạm xem như là một tầng lớp, đằng cấp trong giới bán dâm. Ví dụ như gái bao cao cấp thường kín tiếng, chỉ có một số cán bộ cao cấp, cỡ chuyên viên cấp thành phố, thậm chí cao hơn chuyên viên, đứng đầu các ngành trong thành phố biết đến. Và cái khác của gái chân dài cao cấp này là họ diễn xuất rất tốt, khó mà để lộ hoặc làm ảnh hưởng đến người mua dâm.
Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm
Một cư dân Đà Nẵng
Giải thích thêm về khả năng diễn xuất của các gái gọi cao cấp, người này nói rằng hầu hết các cô đều diễn rất tài tình, có thể nhập vai đồng nghiệp hoặc sếp cao cấp hoặc chuyên viên cấp trung ương đi kinh lý. Điều này khiến cho nhiều bà vợ của một số chuyên viên vẫn nhầm tưởng là chồng đi tiếp khách của bộ vào làm việc, không hề nghi ngờ ông chồng.
Thường thì giới gái gọi cao cấp này thường hẹn hò ở các khách sạn cao cấp và khoản thù lao khá cao. Điều này khác xa với tràn lan đại hải các tiệm gội đầu, uốn tóc và massage trá hình trên các con đường như Lê Duẩn, Trường Chinh, Hoàng Văn Thái, Bắc Sơn… Ở đây, khách chỉ cần vào trong tiệm gội đầu cùng với một ma cô hoặc một khách làng chơi quen mặt, khi đặt vấn đề thỏa thuận giá và sau đó là cuộc mua bán dâm ngay trong phòng gội đầu. Giá thường dao động từ 250 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng.
Riêng các trung tâm massage thì chuyện này diễn ra lộ liễu và có vẻ phổ thông hơn, nghĩa là không cần phải có ma cô hoặc khách quen giới thiệu. Khách vào mua một vé massge, xông hơi với giá từ 70 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng tùy vào tiêu chuẩn giường và phòng tắm hơi. Sau đó vào bên trong, gặp các nhân viên massage, họ sẽ tự động đặt vấn đề và thỏa thuận giá.
Ở những trung tâm như vậy, vấn đề an ninh cho khách làng chơi tương đối tốt vì hệ thống bảo kê khá vững. Nhưng nếu lỡ có động tịnh gì, trung tâm massage có thể đóng vai nạn nhân, tố thẳng khách và cô gái để thí tốt, xem như mình bị oan, cô gái và khách đã qua mặt chủ chứ chủ không hề có ý định kinh doanh tình dục.
Người này cho biết là những cô bán dâm theo dạng nhân viên massage thường phục vụ cho khách người Trung Quốc, bởi đây là trung tâm ăn chơi của khách Trung Quốc từ phía Đông thành phố di chuyển sang mỗi đêm. Ngoài ra, còn có một ít khách Việt thuộc dạng trung lưu cũng vào đây.
Riêng những cô gái đứng đường thì nhiều vô kể, gồm cả một số nữ sinh viên cần tiền dể trang trải học tập và gởi về quê, nói dối với cha mẹ là tiền học bổng hằng tháng. Đối tượng mua dâm ở các trục đường về khuya thường là dân lao động, thợ hồ, xe ôm, dân buôn bán rày đây mai đó… Giá thành khu vực này rẻ mạt.
Người Trung Quốc ở phía Đông thành phố
Một người tên Kha, sống ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng chia sẻ: “Thì đường Trường Sa, đường biển toàn bộ là người Trung Quốc ở. Hai bên đường nó kinh doanh đủ thứ, ăn nhậu, ăn chơi. Người Việt nam mình không được vào đâu! Con đường từ Hội An ra Đà Nẵng thì đầy rẫy người Trung Quốc...”.
Theo ông Kha, vấn đề người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, kéo theo nhiều thứ tệ nạn xã hội, trong đó nạn xì ke ma túy và mại dâm phát triển mạnh, bởi có cung thì có cầu, có cầu thì có cung. Ông Kha cho rằng những biệt khu mà công an khu vực không được phép kiểm tra của người Trung Quốc tại Đà Nẵng có thể chứa bất kì thứ hàng hóa nào, không ngoại trừ vũ khí và ma túy.
Trong đó đáng sợ nhất là ma túy. Bởi vì với vũ khí, cho dù có tiêu thụ ra thì trường thì vẫn không mất đi, vẫn lần ra dấu vết nơi phát tán. Trong khi đó, ma túy chỉ cần một chỗ tập kết an toàn, sau đó phát tán và xóa dấu vết, khi công an có đầy đủ lệnh kiểm tra thì mọi chuyện xem như đã xong. Và hiện tại, đường dây buôn ma túy, cho vay nặng lại cũng như cầm cái số đề mà đầu sỏ là người Trung Quốc, họ quản lý cả một hệ thống ma cô người Việt đã tác oai tác quái trên thành phố Đà Nẵng.
Thì đường Trường Sa, đường biển toàn bộ là người Trung Quốc ở. Hai bên đường nó kinh doanh đủ thứ, ăn nhậu, ăn chơi. Người Việt nam mình không được vào đâu! Con đường từ Hội An ra Đà Nẵng thì đầy rẫy người Trung Quốc
Ông Kha
Theo ông Kha, đây không còn là chuyện bí mật nữa. Nhưng không hiểu sao cho đến nay, hệ thống này vẫn tồn tại, số lượng thanh niên xài ma túy ở Đà Nẵng ngày càng nhiều, nạn trộm cắp cũng bắt đầu xuất hiện, gái bán dâm thì nhiều vô số kể, kẻ cho vay nặng lãi cũng nhiều. Nhưng nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có động thái nào nhằm chặn đứng tệ nạn xã hội. Đó là chưa muốn nói rằng sắp tới đây, có thể người Trung Quốc sẽ sang Đà Nẵng theo diện chuyên viên kĩ thuật với 300 người chỉ để quản lý 350 lao động phổ thông người Việt.
Theo ông Kha, đây là chuyện hết sức khôi hài và vô lý. Bởi với 350 công nhân, nếu thật sự cần chuyên viên kĩ thuật thì không tới 10 người là quá đủ để quản lý họ. Trong khi đó, những cán bộ đầu ngành có liên quan đến vấn đề người Trung Quốc vào Đà Nẵng sắp tới lại cho rằng đó là chuyện rất bình thường, không nằm trong tầm quan sát và quan tâm của họ.
Ông Kha cho rằng với đà quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm, để người Trung Quốc vào Đà Nẵng quá nhiều nhưng không biết được họ làm gì, đi đâu thì một lúc nào đó, Đà Nẵng sẽ trở thành một bản doanh của các trùm ma cô, đầu gấu, mại dâm và xã hội đen. Đây là bài học lớn từ Bình Dương, Hà Tĩnh mà nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng cần phải nhận thấy ngay từ đầu!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment