Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 31 October 2016

CỘNG SẢN = TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN = TRUNG CỘNG

LÊ DŨ CHÂN * ĐẢNG CỘNG SẢN

Đảng CSVN - chân tướng và mặt nạ

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) do Hồ Chí Minh thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, đến nay đã được 85 năm, là một chi nhánh của Quốc Tế cộng sản, đàn em của đảng cộng sản Liên Sô và Tàu. Nó được giao nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam và Đông Nam Á. Nhiệm vụ này nằm trong chủ trương vô sản hóa toàn cầu của quốc tế cộng sản III với mục đích thành lập một "thế giới đại đồng", không biên giới quốc gia, không khác biệt chủng tộc, không quan hệ gia đình, không tài sản riêng tư, không tín ngưỡng tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Liên Sô.
Hai câu thơ trong bài thơ Vịnh Đền Kiếp Bạc do Hồ Chí Minh làm vào năm 1948 (trong đó HCM "bác bác tôi tôi" với đức Trần Hưng Đạo) đã khẳng định điều đó:
"...Bác đưa một nước qua nô lệ 
Tôi dắt năm châu đến đại đồng"...
Trong quá trình 85 năm (1930-2015) đó, nếu bỏ đi những lời tuyên bố mị dân của những lãnh tụ cộng sản từ thời Hồ Chí Minh đến nay, bỏ đi những lý luận suy diễn hàm hồ, tô vẻ, nịnh bợ, những bịa đặt láo khoét của bọn văn nô bồi bút XHCN để nhìn vào những việc làm và những hậu quả thực tế đã và đang xảy ra đối với tổ quốc và nhân dân Việt Nam thì chúng ta không khó gì để nhận ra những tấm mặt nạ mị dân được đảng khoát lên chân tướng của mình qua từng thời kỳ để có được kết quả ngày hôm nay.
I- Thời kỳ chống Pháp.
a- Chân tướng: Tay sai của quốc tế cộng sản đánh Pháp rước cộng vào Việt Nam.
b- Mặt nạ: Chống Pháp giành độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân.
Thật vậy, nếu Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đánh Pháp để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam thì bọn chúng sẽ không:
- Tìm mọi cách thủ tiêu, tiêu diệt các đảng phái, các tổ chức quốc gia chống Pháp cùng thời với chúng.
- Không cướp chính quyền của chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim.
- Không bắt tay với Pháp chia cắt nước Việt Nam.
- Không lập nên nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và tất nhiên là sẽ không có 20 năm nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam.
- Trong thời gian cầm quyền tại miền Bắc sẽ không thực hiện những vụ án diệt chủng như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất. Không chủ trương "trí phú địa hào đào tận gốc tốc tận rể". Trí phú địa hào là ai? Là dân Việt Nam! 
- Và không: "Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, 
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, 
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt..."
Tại miền Bắc Việt Nam trong thời điểm Tố Hữu làm bài thơ này (1954-1956) Pháp đã rút về nước, Mỹ không có, "Ngụy" cũng không thì giết, giết ai đây hởi đảng cộng sản? Một đảng, một nhà nước mà giết dân mình để thờ hai thằng đầu sỏ cộng sản ở đâu đâu bên Tàu và bên Liên Sô thì cái đảng đó chống Pháp vì độc lập cho tổ quốc, vì hạnh phúc cho nhân dân hay vì chủ nghĩa cộng sản, vì Tàu cộng, vì Liên Sô "vĩ đại"!?
II- Thời kỳ chống Mỹ.
a- Chân tướng: Đánh thuê, giết mướn.
b- Mặt nạ: Chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Sự thật này được minh định rõ ràng qua lời tuyên bố của Lê Duẫn Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam: "Ta đánh đây là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc". Chỉ có sự thật này mới giải thích được những thực tế sau đây:
- Ta (đảng CSVN) đã chuẩn bị chiến tranh chống Mỹ xâm lược để cứu nước từ năm 1954 mặc đầu trong thời gian đó cho đến 9, 10 năm kế tiếp không thấy bóng dáng thằng Mỹ nào trên lãnh thổ Việt Nam.
- Ta (đảng CSVN) vẫn tiếp tục chiến tranh chống Mỹ cứu nước ngay cả sau khi Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam sau hiệp định Paris năm 1973.
- Ta (đảng CSVN) dù phải đốt cháy cả Trường Sơn cũng chống Mỹ xâm lược mặc dầu Mỹ chưa bao giờ xâm chiếm một căn nhà, một tấc đất, một mảnh rừng, một hòn đảo nhỏ nào của Việt Nam mà chỉ hợp sức cùng VNCH bảo vệ tự do, ngăn chận làn sóng đỏ lan tràn trên toàn cõi Việt Nam và Đông Nam Châu Á.
- Ta (đảng CSVN) cứ đi giải phóng miền Nam, chống Mỹ cứu nước mặc dầu 17 triệu dân miền Nam không ai kêu cứu, không ai nhờ ta giải phóng cả (ngoại trừ những tên ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản). Ngược lại hể thấy ta (Việt cộng) đến đâu thì họ (nhân dân miền Nam) bỏ của chạy lấy người đến đó.
- Ta (đảng CSVN) cứ đi giải phóng miền Nam để "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi Vùng Lên mất Tự Do" hoặc như bà Dương Hương đã nói: "Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ, bởi vì họ hung hăng hơn...", hay nhà báo Trần Quang Thành cựu phóng viên đài phát thanh Tiếng Nói và Truyền Hình cộng sản Việt Nam đã bổ túc thêm: "...Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung Cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh Vệ Quốc như họ từng tuyên truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội..."
III- Thời kỳ xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa (1975 - nay)
Thời kỳ này có 2 giai đoạn:
1- Giai đoạn 1: (1975 - 1990)
a- Chân tướng: Đảng cướp.
b- Mặt nạ: Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Sau khi cướp được miền Nam Việt Nam, với cái mặt nạ "cải tạo xã hội chủ nghĩa" đảng cộng sản đã hành xử như thế nào đối với 17 triệu dân miền Nam?
- Tịch thu nhà cửa, đất đai, của cải, tài sản của những người có liên quan đến chính quyền VNCH.
- Tịch thu tất cả cơ sở thương mại, hãng xưởng, ngân hàng tư nhân của người dân miền Nam.
- Đổi tiền để bần cùng hóa 17 triệu dân miền Nam, một chủ trương thâm độc bắt buộc người dân miền nam phải tự động bán đi tất cả của chìm (tiền, vàng, nữ trang...) của nổi (nhà cửa, đất đai, xe cộ, tư liệu sản xuất...) đã dành dụm bấy lâu nay cho người cộng sản với giá rẻ mạt (tiền mới) để có phương tiện sinh sống. Riêng về vàng với thủ đoạn này đảng cộng sản đã thu về được hơn 40 tấn - chưa kể 16 tấn vàng ròng đã chôm chĩa trong ngân khố quốc gia Việt Nam.
- Cưỡng bức người dân miền Nam đi vùng kinh tế mới để cướp trắng cơ sở vật chất tối thiểu để sinh tồn (căn nhà, mảnh vườn, thửa ruộng) của họ đã tạo dựng qua bao đời nay.
- Phân biệt đối xử đối với người dân miền Nam và gia đình, con cháu của những người có liên quan đến chính quyền miền Nam Việt Nam là những người thường dân vô can với cuộc chiến, họ chỉ có cái tội là sinh ra và lớn lên ở miền Nam không nằm trong chiến tuyến của người cộng sản. 
- Bỏ tù khổ sai vô thời hạn quân dân cán chính VNCH, thành viên các đảng phái chính trị sinh hoạt dưới chính thể VNCH.
Những hành động này rỏ ràng là những hành động dùng bạo lực để trấn lột, cướp bóc, trả thù hèn hạ của kẻ cướp khi đột nhập vào nhà khổ chủ. Cái mặt nạ cải tạo xã hội miền Nam, cải tạo công thương nghiệp miền Nam, cải tạo con người miền Nam để xây dựng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa không che lấp được cái bản chất tham lam, độc ác của đảng cộng sản Việt Nam. Bởi vì từ cổ chí kim, từ đông sang tây không có một loại xã hội văn minh nào, một chủ nghĩa nhân bản nào, một đảng phái chính trị chân chính nào được xây dựng bằng đường lối trấn lột, cướp sạch, vét sạch, lấy của dân làm của mình, phân biệt đối xử, đày ải đồng bào vô tội của mình đi đến chổ phải bỏ tổ quốc, quê hương, mồ mả ông bà tổ tiên để ra đi tìm đất sống như đảng cộng sản đã làm trong giai đoạn này tại Việt Nam. 
2- Giai đoạn bán nước cầu vinh (1991 - nay)
a- Chân tướng: Việt gian bán nước giữ đảng.
b- Mặt nạ: Xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa - Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc.
Sau khi bức tường Bá Linh, Liên Bang Sô Viết và hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu sụp đổ (1989-1991), đảng cộng sản Việt Nam đã làm những gì để được tồn tại đến ngày hôm nay?
- Vào hai ngày 03-04/09/1990 Nguyễn Văn Linh Tổng Bí Thư, Đỗ Mười Thủ Tướng, Phạm Văn Đồng Cố Vấn Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN lén lút đi gặp quan thầy Giang Trạch Dân và Lý Bằng, Tổng Bí Thư đảng cộng sản và Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung cộng tại Thành Đô/Tứ/Xuyên/Trung Quốc để bán nước mua lấy sự sống còn cho đảng CSVN.
- Đầu năm 1999, Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Tàu, đã đề ra phương châm 16 chữ vàng "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" để xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Tàu Việt và Lê Khả Phiêu Tổng Bí Thư đảng CSVN đã cúi đầu chấp nhận qua tuyên bố chung tháng 2/1999.
- Như thế vẫn chưa đủ, trong chuyến thị sát Việt Nam từ ngày 27/02 đến ngày 01/03/2002 Giang Trạch Dân đã chỉ thị cho Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương đương kim Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước Việt Nam phải chấp hành thêm 4 tiêu chuẩn trong quan hệ Tàu Việt như sau: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt (tinh thần 4 tốt). 
- Ngày 10/04/2007 trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng Chủ Tịch Quốc Hội/CSVN cam kết: Việt Nam luôn luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt" của Trung Quốc và tuyên bố "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".
Và kết quả của hội Nghị Thành Đô, phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt như sau:
- Đảng CSVN chấp nhận (im lặng là chấp nhận) tinh thần công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng ủy viên bộ chính trị đảng, Thủ Tướng nước thay mặt Hồ Chí Minh Chủ Tịch đảng, Chủ Tịch nước  đồng ý giao Biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Cộng.
- Ngày 30/12/1999 Việt Nam/Tàu ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền. Việt Nam mất ải Nam Quan, 1/2 thác Bản Giốc, núi Lão Sơn và cả ngàn cây số đất đai dọc theo biên giới Trung Việt.
- Ngày 25/12/2000 2 đảng cs Việt-Tàu ký kết hiệp định phân định vịnh Bắt Bộ. Việt Nam mất 10.000,00 cây số vuông biển tại vịnh Bắc Bộ.
- Ngày 21/06/2013 Tập Cận Bình tổng bí thư đảng cộng sản Tàu và Trương Tấn Sang chủ tịch nước CHXHCNVN ký kết bản tuyên bố chung "Quan Hệ Đối Tác Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện Trung Quốc-Việt Nam" bất kể hành động xâm lăng ngang ngược của Trung cộng trên Biển Đông như bắt, cướp, giết ngư dân Việt Nam hành nghề trong thềm lục địa của Việt Nam.
- Ngày 01/05/2014 Trung cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa thăm dò dầu khí với lý do quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (tức Tây Sa) là lãnh thổ không thể tranh cãi của Tàu.
- Ngày 25/06/2014, Bắc Kinh công bố đường lưỡi bò (tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền) với khoảng 80% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 20% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam (1)
Muốn biết những hành động bán nước trên đây của đảng CSVN là vì độc lập cho tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam hay vì sự tồn vong của đảng cộng sản chúng ta hãy nghe Lý Bằng Thủ Tướng của Tàu cộng (1987 - 1998), ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Trung cộng (1998 - 2003 nhân vật quyền lực thứ hai trong Đảng Cộng sản Tàu sau Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân, tiết lộ trong hồi ký của ông ta về hội nghị thành đô:
"...Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!” 
(越南表示愿意接受作为中央政府在北京的一个自治区为中国的内蒙古,西藏,广西…中国方面同意接受并同意上述建议和越南为期30年的越南共产党解决必要加入中国民族的大家庭中的步骤!)  (2)
Và mới đây vào ngày 28/12/2015, trước nhân dân, cử tri Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN cũng đã tái khẳng định lại nội dung mà Lý Bằng đã tiết lộ với nguyên văn như sau: 

"Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hòa bình để phát triển. Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức Đại hội Đảng được không!?" (3)
Vào năm 1788 vua Lê Chiêu Thống vì muốn giữ ngôi vua của mình và triều đại nhà hậu Lê đã cầu viện nhà Thanh bên Tàu đem quân vào Việt Nam đánh nhà Nguyễn Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị Tổng Đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông Và Quảng Tây/Tàu) tâu với vua Tàu Càng Long rằng: 
"Họ Lê là cống thần nước Tàu, nay bị giặc lấy mất nước, mẹ và vợ tự quân sang cầu cứu, tình cũng nên thương. Vả lại nước Nam vốn là đất của nước Tàu, nếu sau khi cứu được nhà Lê và lấy lại được đất An Nam, thực là lợi cả đôi đường". (4)
Đây là bài học ghi tâm khắc cốt của dòng giống Lạc Hồng trước âm mưu thôn tính của kẻ thù phương Bắc. Thế nhưng hai thế kỷ sau, trang sử ô nhục này đã tái diễn trong suốt 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Qua sử sách, dân tộc Việt Nam đã xếp Lê Chiêu Thống vào loại Việt gian phản quốc, bán nước cầu vinh vậy thì tập đoàn đầu sỏ đảng cộng sản Việt Nam núp đàng sau cái mặt nạ xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa - độc lập, tự do, hạnh phúc là loại người gì nếu không phải là Việt gian phản quốc, bán nước cầu vinh.
15.12.2015
____________________________________
Tài liệu tham khảo:
(2) Lý Bằng tiết lộ Hội Nghị Thành Đô 1990. T/g Huỳnh Tâm 
(4) Việt Nam sử lược / Trần Trọng Kim.

Thursday, December 10, 2015

HƯNG YÊN * TRUYỆN NGƯỜI TÙ



 TRUYỆN NGƯỜI TÙ
Hưng Yên


Hôm nay là ngày bầu cử, trường học đóng cửa nên thằng Thanh theo thằng Hoàng ra chỗ sửa xe ngay từ buổi sáng. Khi mọi người đã đi hết, ông Ba Cất mở “trạn” lấy cơm nguội ra ăn; cánh cửa trạn vừa mở ra ông đã nghe mấy con gián chạy rào rào. Nhưng cũng chẳng sao, ở trong trại cải tạo ông ăn phải gián là thường, mấy người khác cũng vậy, mà có thấy ai kêu la hay khạc nhổ gì đâu! Ruồi, rệp, gián và người cùng ở chung với nhau. Thau cơm độn khoai lang khô, khoai mì khô hay bo bo lãnh về chưa kịp chia, ruồi đậu đen nghịt ở phía trên. Thau nước mắm “đại dương” lãnh về (toàn nước muối pha với chút nước mắm cho có mùi) mấy chục con ruồi nổi lều bều... Lấy tay xua xua, đuổi đám ruồi ở thau cơm, lấy thìa vớt mấy con ruồi ở thau nước mắm bỏ đi rồi chia cơm, chia nước mắm. Lúc chia anh em ngồi lõ mắt ra nhìn, chỉ sợ chia không đều, phần mình ít hơn phần người khác.
Miếng cháy lớn bằng nửa bàn tay bẻ ra làm mười bỏ lên trên mười phần cơm của mười người, chỉ nghe có tiếng cằn nhằn là cháy bẻ không đều, miếng to, miếng bé chứ chẳng thấy ai kêu nhiều ruồi nhiều nhặng bao giờ!
Chúa Nhật không phải đi lao động ở nhà, ai có thăm nuôi thì nấu nướng linh tinh, đám con bà phước (người không có thăm nuôi) vô sản thì nhìn người ta ăn rồi nuốt nước miếng, vì Chúa Nhật hay ngày lễ nghỉ không đi lao động thì không có ăn sáng. Ăn rồi kẻ vá quần áo, người lật mùng, lật chăn ra bắt rệp. Rệp đâu mà nhiều thế không biết, bắt hôm nay ngày mai lại có, giết chán mỏi tay nó lại hôi rình bèn bắt bỏ vào cái hũ pê li xi lin rồi thỉnh thoảng lấy ra xem nó bò chơi.
Còn gián cũng vậy, sinh sôi nẩy nở tràn lan vì giang sơn của mỗi người tù chỉ rộng không bằng một chiếc chiếu cá nhân nên chiếu của người này phải trải chồng lên mép chiếu của người kia. Rồi thì muối, mắm, tương, chao, đường tán, mì vụn v.v. nói chung là mọi thứ tài sản của một người tù đều được để trên “xích đông” thuộc phần mình ngay chỗ đầu nằm, thế là trước khi người ăn, gián đã tha hồ mà hưởng thụ. Buổi sáng trước khi đi lao động ngồi nhai miếng bột khoai mì luộc dầy bằng đốt ngón tay và lớn bằng hai ngón tay chụm lại lãnh từ tối hôm trước. Ðang nhai mà nghe đến xựt một cái rồi thấy hôi hôi, tanh tanh, lờ lợ là biết ngay đã nhai phải một chú gián chui trong cái lỗ hổng ở miếng bột khoai mì. Nhưng mặc mày, “ông” nhắm mắt nuốt luôn vì nếu nhả mày ra thì “ông” còn gì đâu nữa mà ăn!
Ông Ba Cất đã ăn phải gián là thường vì thế mà ông chẳng bận tâm gì đến mấy con gián đang chạy rào rào ở trong cái gác măng giê. Ông chỉ nghĩ bụng: mình sẽ phải sửa lại cái gác măng giê, nó hở nhiều chỗ quá rồi!
Còn được một bát đầy cơm nguội, ông Ba Cất chan vào một chút nước mắm rồi ngồi ăn. Cũng may nồi cơm được đậy vung cẩn thận, gián không chui vào được nên không có mùi hôi. Mới hôm qua, hôm kia đây thôi, còn ở trong tù mà có được bát cơm như thế này thì đã là một hạnh phúc vô biên. Quanh năm suốt tháng chỉ ăn độn, những năm về sau này, mùng một tết mới có được bát cơm trắng nhưng tiêu chuẩn củng chỉ nhỉnh hơn bát cơm ngày thường một chút nên ăn cũng chẳng đủ no.
Ông Ba Cất ngồi nhai bát cơm nguội chan với nước mắm. Lẽ ra nó phải ngon lắm, nhưng ông lại không thấy có gì đặc biệt cả, lại nữa ông cũng không cảm thấy đói để cần ăn.


Từ hôm qua đến nay bữa này là bữa thứ hai ông không phải ăn độn. Bữa cơm tối hôm qua còn có cá trích kho, rau muống luộc chấm nước mắm và nước rau muống luộc có bỏ chút muối làm canh. Tuy ăn có ngon hơn ăn cơm tù nhiều thật, nhưng chỉ sau hai bát là ông đã không ăn nữa. Bà hỏi sao ông ăn ít thế. Ông bảo trong tù ăn ít nó quen rồi, nay ăn nhiều sợ hại bao tử, phải từ từ rồi mới ăn nhiều được, cũng như người bệnh lâu ngày mới khỏi, ăn cho cố vào là có chuyện ngay! Tuy nói thế, nhưng còn một lý do thứ hai mà ông Ba Cất không nói ra là ông về bất ưng, nhà không biết để nấu thêm phần cơm ông, nếu ông ăn nhiều thì vợ với các con ông sẽ đói. Hơn nữa dưới chế độ xhcn ưu việt làm bất cứ một việc gì mỗi người đều có tiêu chuẩn cả, ngay cả ăn cũng thế.
Từ nhà ông đến đồn công an phường Thắng Tam đường xa hơn 3 cây số, ông Ba Cất cuốc bộ mất gần một tiếng đồng hồ. Nhưng đi bộ một quãng đường như thế đối với ông là chuyện tầm thường. Ngày mới từ trại Suối Máu được đưa đi lao động tự quản ở Trảng Bom, cải tạo viên đã phải vào rừng chặt tre, chặt lá buông, chặt cây đem về tự dựng lấy lán, lấy nhà để ở. Trong mấy công tác này, ông Ba Cất thích được đi chặt tre nhất. Muốn có một cây tre, cải tạo viên phải cuốc bộ cỡ 12 cây số đường rừng để đến được khu rừng tre. Chọn được bụi tre vừa ý rồi, người chặt tre phải làm thế nào để sau khi phá một bụi tre có thể lấy được tối thiểu là 4-5 cây một lúc, chứ nếu chỉ lấy được một 1-2 cây thôi thì uổng công lắm. Cái khó khăn vất vả nhất của việc chặt tre là dọn sạch từ dưới lên trên để có thể leo lên tít trên ngọn. Chặt đứt 5-6 ngọn cây tre đi rồi leo xuống chặt phần gốc xong là có thể rút được cây tre ra dễ dàng. Tiêu chuẩn của mỗi người một ngày là một cây tre, dài 6 mét trở lên, phía gốc to tối thiểu phải bằng cái lon gô. Mà tre là tre rừng lâu năm, cành, lá, gai góc đan chằng chịt vào nhau, phá được một lối đi vào sát bụi tre là đã vất vả lắm rồi, nên nếu không kiên trì và không biết cách thì không dễ gì mà lấy được một cây tre.
Ði chặt tre người ta cũng không đi một mình mà thường đi thành từng nhóm hai, ba người để người nọ phụ người kia, tiếp tay nhau mà chặt cành, mà kéo cây tre ra khỏi bụi, v.v. Nhóm ông Ba Cất chỉ có hai người, ông và anh Nguyễn Ðình. Ông thích đi với anh Nguyễn Ðình vì anh là người cùng đơn vị với ông, cùng ở cư xá Trương Công Ðịnh, anh chẳng những đã hiền lành lại rất tháo vát. Còn anh Nguyễn Ðình cũng thích đi với ông Ba Cất vì ngoài cái tình thân từ trước, ông Ba Cất còn là một kiện tướng chặt tre.
Vì là lao động tự quản nên sáng ra lãnh phần ăn sáng và phần ăn trưa rồi ai muốn đi trước thì đi, ai muốn đi sau thì đi, không bắt buộc phải đi cùng một lúc với nhau và không có công an võ trang vác súng đi theo. Ấy là chỉ những người trách nhiệm đi chặt tre, chặt lá buông hay chặt cây về dựng lán, dựng nhà thôi, chứ những người đi phá rừng hay làm rẫy thì lại khác.
Ông Ba Cất thích đi chặt tre vì tuy phải đi xa những 12 cây số, đi và về 24 cây số, nhưng sau khi phá xong một bụi tre, lấy được 5-6 cây tre xuống rồi thì ông và anh Nguyễn Ðình mỗi người một cây, mấy cây còn lại đem giấu thật kĩ. Nếu thấy trời còn sớm thì trên đường về có thể vừa đi vừa “cải thiện” linh tinh: nắm rau sam, nắm cải trời hoặc là quả bí, quả muớp để chiều hôm đó có cái mà nấu nướng thêm, miễn là vác được cây tre, bó lá buông hay cây cột về tới trại trước bốn giờ chiều giao cho anh tổ trưởng kiểm soát, ghi vào sổ báo cáo thế là được. Hôm sau đi chặt tre thì chỉ việc đến chỗ cũ rút ra hai cây tre đã giấu ngày hôm trước, sau đó thì tha hồ mà đi cải thiện. Có lần ông và anh Nguyễn Ðình còn câu được cả mấy chục con cá trắng, loại cá ở suối trông gần giống như con cá diếc, lớn gần bằng hai ngón tay. Ðem về làm sạch rồi đốt lửa nướng, hôm ấy hai anh em được một bữa “bồi dưỡng”! Sau này chuyển trại về Hàm Tân, Thuận Hải Z30C thì toàn là đẩy xe cải tiến hoặc là gánh nước tưới rau. Ngày gánh 60 đôi nước từ suối đi lên, dốc ngược, trơn như mỡ mà ông Ba Cất còn đi được xá gì việc đi bộ từ nhà đến đồn công an có hơn 3 cây số.
Hôm ấy là ngày bầu cử, đồn công an vắng hoe, mọi người đều đi công tác, chỉ còn một anh công an ngồi ở phòng trực. Thấy ông Ba Cất lò dò bước vào, anh ta trừng mắt lên hỏi:
- Ði đâu đây, có việc gì, sao giờ này không đi bầu cử mà lại đến dây?
Ông Ba Cất móc túi lấy tờ giấy “ra trại” mở ra cầm bằng cả hai tay đưa cho anh công an, khẽ thưa:
- Báo cáo cán bộ, tôi mới được ra trại, hôm nay đến trình diện đồn!
Anh công an cầm tờ giấy lẩm nhẩm đọc rồi ngước mắt lên hỏi:



- Có thuốc không?
Ông Ba Cất có gói thuốc rê ở trong túi, nhưng nghĩ chả lẽ lại mời cán bộ hút thuốc rê, nên ông nói trớ đi:
- Báo cáo cán bộ tôi không hút thuốc!
Anh công an bỏ tờ giấy ra trại của ông Ba Cất vào hộc bàn, đóng xập lại rồi vẫy tay bảo:
- Về đi, mai đến lấy!
Nói rồi anh ta đứng lên như là chuẩn bị đi đâu đó. Ông Ba Cất nằn nì:
- Báo cáo cán bộ tôi chỉ có mỗi tờ giấy đó, xin cán bộ ký nhận cho là tôi đã trình diện rồi cho tôi xin lại, vì hôm nay là ngày bầu cử... chưa nói hết câu thì anh công an đã trừng mắt lên:
- Ðã bảo về đi mai đến lấy còn lải nhải gì nữa, hay là muốn ở lại đây luôn?
Ông Ba Cất lủi thủi đi về lòng vừa buồn vừa lo! Bực mình bất giác ông lẩm bẩm chửi thành tiếng: ÐM nó, ở đâu cũng giống nhau, trong trại muốn được yên thân cũng phải hối lộ, về đây cũng thế!
Ở trong trại, tù nhân muốn được yên thân, muốn không bị làm phiền cũng phải hối lộ cho quản giáo, cho cán bộ võ trang. Hình thức hối lộ là như thế này: Tù nhân thì anh nào cũng rách như cái sơ mướp, trên chỉ có bộ răng, dưới chỉ có “bác hồ”, đói khát triền miên, nhưng những anh “con bà phước” chả nói làm gì còn những người khác thỉnh thoảng cũng được thăm nuôi. Mà có thăm nuôi thì thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào bởi tù cải tạo hiếm có người không ghiền thuốc.
Cha cố, sư thày, ngày còn ở ngoài đời mà phì phèo điếu thuốc thì thật là khó coi lắm, thế mà vào đây các vị cũng kéo thuốc rê, rít thuốc lào như điên! Quan thày thuốc ngày trước cứ sau khi đụng vào bệnh nhân một tí là lại đưa tay ra cho y tá xịt an côn để xát trùng. Còn thuốc rê với thuốc lào thì đừng bao giờ nói với các vị vì đó là những thứ thuốc độc cần phải tránh xa. Thế mà vào đây, tù khám bệnh cho tù, sau khi khám xong quan đốc tờ được mời quấn điếu thuốc rê hay rít một điếu thuốc lào thì hai mắt quan đốc tờ sáng lên!
Cũng bởi hầu hết tù nhân sau khi được thăm nuôi thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào nên mới có một cái luật bất thành văn là như thế này: Sau khi được thăm nuôi, buổi sáng hay buổi chiều đi lao động, ngoài tiêu chuẩn thuốc cho anh, anh phải vấn sẵn 4-5 điếu thuốc rê hay gói sẵn 4-5 bi thuốc lào để hối lộ cho cán bộ quản giáo hay cán bộ võ trang. Số thuốc này anh giao cho đội trưởng để thỉnh thoảng đội trưởng lại mời cán bộ hút một điếu. Cán bộ có thuốc “phê” đều đều sẽ vui vẻ không làm khó dễ anh em. Anh nào mới được thăm nuôi cũng phải làm nghĩa vụ như thế, cho đến khi trong đội có người khác được thăm nuôi thì nghĩa vụ của anh mới chấm dứt. Nếu cùng một ngày mà có đến mấy người được thăm nuôi thì sẽ chia nhau mỗi người mấy ngày phải cung cấp thuốc cho cán bộ. Ông Ba Cất cứ đều đều 2 tháng được thăm nuôi một lần nên cứ mỗi 2 tháng là ông lại phải thi hành “nghĩa vụ” một lần. Sáng cũng như chiều, ông vấn sẵn 4 điếu thuốc rê đưa cho anh đội trưởng cùng với lời dặn: Ðừng đưa cho nó một lúc, cứ đợi đến khi nó “vã” lắm rồi mới cho một điếu. Ðưa một lúc nó hút hết rồi thì không có đâu mà cho nữa! Nếu chẳng may mà lâu quá trong đội không có ai được thăm nuôi, chẳng lẽ người được thăm nuôi cuối cùng cứ phải cung cấp thuốc cho cán bộ mãi, khi đó “nghĩa vụ” sẽ thuộc về anh đội trưởng. Anh làm sao thì làm, cán bộ “vã” thuốc quá trở nên cáu gắt, làm khó dễ anh em thì anh em sẽ ÐM anh đội trưởng. Gặp những trường hợp như thế thì anh đội trưởng lại đi vòng vòng thì thào năn nỉ anh em bớt mồm bớt miệng “cứu bồ” trong cơn túng ngặt, thế là anh đội trưởng lại có thuốc “đút” cho cán bộ.
Ở trong tù thì thế, nay được ra khỏi tù đến trình diện đồn cũng bị công an hỏi “có thuốc không”? Không có thuốc, bị công an giữ tờ giấy ra trại rồi đuổi về “mai tới lấy”! Hôm nay là ngày bầu cử, “chó vàng” chạy đầy đường, đi đứng lạng quạng, nó hỏi giấy tờ không có, lỡ nó đem nó nhốt rồi gửi đến một trại nào đó thì vợ con biết đâu mà tìm. Vì nghĩ vậy nên khi về được đến nhà rồi, suốt ngày hôm đó ông Ba Cất không dám bước ra khỏi cửa!
Tối về, ông kể chuyện cho vợ nghe, bà thở dài bảo:
- Em bậy quá, đáng lẽ phải bảo con Thảnh đưa cho anh mấy điếu Jet hay Samit mới phải, bây giờ làm cái gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên” mới được!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

TRẦN ĐỖ CUNG * VƯỢT BIỂN

;




Chuyện kể hành trình Biển Đông: Những chuyện vượt biển – 

Trần Đỗ Cung



LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*
Sau biến cố thê thảm tháng Tư 1975 dân chúng thấy rõ sự dã man độc ác của Việt Cộng. Những người không may mắn ở lại cố gắng thích ứng với tình thế trước cảnh chướng mắt của một lũ mán rừng kiêu căng đầu đội nón cối đi hôi của. Rồi những chỉ thị của ban quân quản Sài Gòn về đổi tiền, tem phiếu, đi kinh tế mới, trình diện cải tạo học tập đã làm cho nhiều gia đình tìm đường đào thoát. Có những người len lỏi đường bộ gian truân hướng về biên giới Cao Mên qua Thái Lan. Phần đông chọn đường bể chạy dài hàng ngàn cây số mà Việt Cộng chưa kiểm soát nổi.


Danh từ Thuyền Nhân chỉ hàng vạn người Việt Nam đã liều mình chạy trốn sự cai trị tàn ác của Việt Cộng trên những con thuyền bé nhỏ mỏng manh vượt biển và sóng gió, hy vọng tìm đến bờ bến tự do. Nhiều gia đình đã bỏ mạng trong khi các gia đình khác đến được các xứ Đông Nam Á để thấy là chỉ được tạm dung. Ngoài ra bọn Việt Cộng lợi dụng tình thế đặt ra vụ đi bán chính thức với mục đích trục xuất người Việt gốc Hoa, cướp tài sản của họ và thu vàng cho họ ra bể rồi để mặc cho sóng gió. Theo ước tính thì khoảng 50% số người thoát ra khơi đã chết trên bể vì sóng gió. Bao nhiêu người chết thảm vì thuyền bị hải tặc Thái luân phiên cướp rồi dìm đắm. Nhiều phụ nữ và gái trẻ bị hãm hiếp xong rồi bị tụi hải tặc giết phi tang hay bị bán cho các ổ chứa điếm Thái Lan. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và nhiều nước Âu Tây đã đón nhận hầu hết các thuyền nhân trong những năm 1975-80 khi thảm cảnh thuyền nhân đã đánh thức lương tâm nhân loại. Từ 1975 đã có 840,000 người Việt đến được các nước Đông Nam Á và Hồng Kông, trong số đó hơn 755,000 đã định cư tại các nước Âu Mỹ.
Trong số các con thuyền định mệnh, cá nhân tôi được biết vài trường hợp đại bất hạnh. Ông Nguyễn Huy Minh là dược sỹ khá giả có công ty dược phát đạt và nhà là một biệt thự sang trọng trên đường Pasteur. Minh là bạn học tôi ở Lycée Khải Định và là em ruột giáo sư Triết nổi tiếng Nguyễn Huy Bảo của trường. Tôi đã gặp anh hai tuần trước khi Việt Cộng vào Sài Gòn lúc tôi đã cho được vợ con đi lậu đến Clark Field. Anh cho tôi biết đang đóng tầu sửa soạn hải hành và mời tôi nếu cần có thể cùng đi. Về sau tôi được biết thuyền anh đã bị đắm cả gia đình mất xác, có thể do sóng gió và cũng có thể vì tài sản anh đem theo.
Một trường hợp éo le khác là gia đình vợ chồng cháu Liên Châu con gái thứ nhì của Liên-Thuật. Vợ chồng cháu cùng hai cháu bé sửa soạn gọn nhẹ cho chuyến ra khơi với một nhóm khác. Lúc đến bãi thì vì động chiếc thuyền lớn vội rời bến. Anh chồng là Dược Sỹ Hoàn trên Đà Lạt vội nhẩy lên nắm kịp thang mạn thuyền trong khi cháu gái bé được một người bạn giúp tung lên sàn tầu. Liên Châu sợ hãi, tay bế con nhỏ lúng túng đã để rớt con xuống bãi nên vội vã bỏ tay tụt xuống túm lấy con. Trong khi ấy chiếc thuyền từ từ ra khơi nên hai mẹ con bị bỏ rơi lại nhìn theo chồng con đi lòng đau như cắt để vào tù Việt Cộng trong vài tháng.



Tôi phải kể trường hợp may mắn của Trần Huy Tuấn là cháu ruột của tôi, con nhỏ em thứ năm của tôi tên là Trần Đỗ Lộc. Cháu Tuấn 14 tuổi được cho xuống Rạch Giá đi theo một gia đình vượt biển năm 1978. Khi ra khơi cháu coi như một cuộc đi chơi kỳ thú và không có tý quan niệm về sự nguy hiểm sẽ xẩy đến. Đi được ít ngày thì có vấn đề, con thuyền mỏng manh bị nước tràn vào và vỡ tan. Huy Tuấn vớ được một tấm ván và cứ thế nổi trên mặt bể, vớt rong biển nhai cầm hơi. Bỗng nhiên chiếc tầu thám thính South Cross Mỹ nhìn thấy và vớt cháu lên kịp. Tuấn được đưa vào Singapore, ở khách sạn của Hải Quân và vì nhớ thuộc lòng địa chỉ của tôi nên đã liên lạc được với tôi cấp kỳ qua Navy Postal Office. Chúng tôi bảo đảm cháu về Monterey đi học và hiện tại cháu đã thành công với hãng Google.
Còn phải kể sự bất hạnh thật vô duyên của gia đình dược sỹ Quản Trọng Lạng. Sửa soạn kỹ lưỡng cho chuyến vượt biển, gia đình đã ra đi trót lọt ngoại trừ những lo âu phải có khi rời bến. Khi đến bờ Mã Lai Á và thuyền cập bến thả neo thì ông dược sỹ quá mừng vội nhẩy xuống nước. Chẳng may rơi vào một hũng sâu anh ta bị hụt cẳng chết đuối trước sự chứng kiến của vợ con.



Trong những trường hợp vượt bể thành công sau nhiều ngày hiểm nguy tính mạng phải kể đến gia đình anh Nguyễn Đình Cường một giáo sư trung học trên Đà Lạt. Tôi gặp anh Cường lần đầu tiên năm 2004 nhân đi dự buổi giỗ tổ thuộc giòng họ Nguyễn Đình của nhà tôi dưới Nam California. Mới biết anh Cường có vai vế trên trong họ và thành trưởng tộc Nguyễn Đình tại xứ Mỹ. Tuy anh còn trẻ nhưng là một người hoạt bát và năng động đa tài, ngâm thơ và văn nghệ đầy đủ. Tôi được biết thêm về chuyến vượt bể tìm tự do đầy gian khổ của gia đình anh. Câu chuyện được viết gọn theo lời kể của anh, một câu chuyện có thể tiêu biểu cho mọi chuyến vượt biển thành công đến đất này.



Anh nói, "chúng tôi phải dự nhiều lớp chính trị để bị nhồi nhét lý thuyết cộng sản và Mác-Xít. Mỗi kỳ nghỉ hè sau khi học xong trong bốn tuần lễ chúng tôi phải viết phúc trình về những điều chúng tôi đã học để được chấm điểm. Ngoài ra tình hình kinh tế mỗi ngày mỗi tồi tệ, trong hoàn cảnh như vậy đâu có khác gì sống trong địa ngục. Bởi vậy chúng tôi phải tìm đường thoát ra khi có cơ hội".
Anh Cường có một số bạn tại vùng cao nguyên Đà Lạt, cách xa Sài Gòn 300 cây số về hướng Bắc. Các bạn đang dự tính đào thoát chung nhau mua bí mật một chiếc thuyền đánh cá bỏ neo trên một nhánh sông Mékong. Nếu công việc bại lộ thì tất nhiên sẽ bị công an còng tay đưa vào xà lim. Tất cả nhóm là 16 người gồm năm phụ nữ, mười đàn ông và con nhỏ của anh mới 27 tháng. Đêm 27 tháng Sáu 1977 họ nhổ neo đi về hướng Đông Nam để đến Mã Lai.
"Con thuyền đánh cá nhỏ bé của chúng tôi chỉ dài có 9 thước và bề ngang có hai thước rưỡi. Trang bị một động cơ mười mã lực thì làm sao ra biển được" Tuy nhiên người ngư phủ giúp chúng tôi sửa soạn hành trình nói rằng nếu thời tiết tốt và bể tương đối lặng thì có thể đến Mã Lai trong vòng mười ngày. Lúc ấy là thời điểm cuối của mùa tốt trời nên chúng tôi phải cấp tốc ra đi không còn chần chờ được".



Trước ngày định mệnh phải tìm cách bí mật chuyển dần xuống thuyền các bình nhựa chứa nước ngọt và một bao gạo đủ dùng. Khi thuyền ra đến bể thì đi về Đông Nam để sau sẽ chuyển hướng qua Tây Nam. Đi được một ngày yên lành thì đến sáng ngày 27 gặp ngay một trận bão khá mạnh, gió to sóng cả và bể trở nên dữ dằn. Không thể giữ vững hướng cho con thuyền bé bỏng nên bị thổi dạt về phương Bắc. "Mười giờ khuya cùng ngày chúng tôi phải tìm cách bỏ neo nhưng chẳng may giây thừng neo to gần bằng cổ tay vướng vào chong chóng làm cho động cơ chết. Sáng hôm sau dò trên bản đồ chúng tôi thấy ở gần đảo Phú Quý cách mũi Varella khoảng 150 cây số và như vậy thì thuyền trôi dạt trên biển Nam Hải".
Mọi người bất lực khi động cơ im bặt, cần chờ cho thời tiết khá lên để cắt giây thừng vướng máy. Thế nhưng trong mười ngày liền gió vẫn không giảm và chiều ngày mồng Năm tháng Bẩy thì cả thừng lẫn neo rơi luôn xuống đáy bể. Tình trạng hoàn toàn vô vọng, con thuyền trôi dạt không biết đi đâu. "Chúng tôi hoàn toàn mất hướng, không ai có tí chút kinh nghiệm điều khiển thuyền và cũng chẳng ai biết cách sửa chữa!"
Số lương thực đem theo được dự trù cho hai mươi ngày công với 400 lít nước ngọt. Nhưng hầu hết đã bị nhiễm dầu cặn và nước bể khi dầu nhớt bị chẩy ra từ những bình chứa bằng nhựa. Sau một tuần lễ thì hết lương thực và số nước uống cũng chỉ còn tí chút vì nhiều bình chứa bị nứt. Sau hai mươi ngày lênh đênh chúng tôi không còn một chút đồ ăn nào hết. Chúng tôi sống cầm hơi bằng đôi chút nước dơ còn lại trong vài can và nhắm mắt uống để sống còn. Tôi đã để dành phòng hờ chút gạo sống cho cháu bé trong hai hộp thiếc nhỏ, Sáng rồi tối tôi nhá gạo và đút cho nó chừng hai thìa cầm hơi. Thêm mấy trận bão thổi đến với những ngọn sóng cao như nhà hai từng. Con thuyền bé bỏng nhô lên cao rồi bị thả xuống liên hồi trong ba tiếng đồng hồ. Rất may là nó còn vững chắc nên không tan ra thành mảnh vụn. Cánh đàn ông phải ra sức tát nước ra khỏi mạn thuyền chớ không thì đã làm mồi cho Hà Bá rồi.



Vợ tôi ôm chặt con và tôi ôm cả hai, chúng tôi hoàn toàn ướt sũng. Song phải cám ơn Thượng Đế đã ban cho các trận cuồng phong này để có nước sạch hứng bằng áo mưa. Chúng tôi trở nên yếu hơn và tôi nghĩ là nếu vợ con chết thì tôi sẽ tự vẫn chết theo. Người chúng tôi ghẻ lở kinh khiếp và tinh thần hoàn toàn suy nhược chỉ còn trông mong bàn tay cứu nạn của Đức Phật hay Thượng Đế. Chúng tôi trông mong thấy một chiếc tầu nào nhìn thấy cảnh vô vọng và dơ tay cứu độ. Có chừng ba mươi tầu đi qua nhưng chỉ có mỗi một chiếc dừng lại. Họ hỏi có vấn đề gì không, tôi cố cắt nghĩa tình hình tuyệt vọng của chúng tôi. Nhưng có lẽ viên thuyền trưởng không hiểu nên gần một giờ sau họ bỏ đi, chẳng cho chút gì cả. Quá thất vọng khi thấy rằng cái chết gần kề, chúng tôi chỉ còn chờ một Phép Lạ. Và Phép Lạ đã đến vào ngày thứ 27 của cuộc hải hành kinh hoàng. Ngày đó là 22 tháng 7!
Chiều 22 tháng Bẩy, sau trận bão to thì thời tiết khá lên cho thấy rõ chân trời xa xa. Khoảng ba giờ chiều một chiếc tầu nhìn thấy chiếc cờ nhỏ SOS báo hiệu và tiến lại gần. Anh Cường gắng sức leo lên thang giây để trần tình với vị thuyền trưởng. Ông ta nhận thấy mọi người đều quá yếu và có thể chết nếu không được cứu giúp ngay. Lúc ấy đáy thuyền có khe nứt và nước bể bắt đầu rò vào. Cùng một lúc trời tối sầm lại và mưa bắt đầu rơi vì một trận bão khác đang tiến đến. Ông ta quyết định cho vớt. Tất cả 16 người leo lên tầu lúc 5 giờ rưỡi chiều của một ngày lịch sử trong đời. "Ngày 22 tháng Bẩy năm 1977 chúng tôi đứng trên boong tầu cứu mạng nhìn xuống thấy chiếc thuyền bé nhỏ như chiếc lá tre trôi trên mặt nước, và chúng tôi đi theo đến Nam Dương. Lối 7 giờ tối vị thuyền trưởng mời tôi vào phòng và nói rằng ông vừa nhận điện tín thời tiết báo là một trận bão lớn đến từ Phi Luật Tân mà trung tâm ở ngay tọa độ ông vừa cứu chúng tôi. Anh Cường ôm chầm lấy ông và khóc rưng rức khi nói lời cám ơn đã giúp cả bọn khỏi chìm xuống đáy đại dương!



Phải mất 16 ngày cho tầu Đại Hàn đến đảo Bangka để thủy thủ và lao công bản xứ chất những cây gỗ nặng đem về nước họ chế biến. Anh Cường ngồi thảo một lá thư cho Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ trình bầy hoàn cảnh của cả nhóm. Ngày thứ 16 Tiến Sỹ Samphat Kumar đến từ Kuala Lumpur và lên tầu phỏng vấn. Ông xếp loại cả bọn thuộc thành phần tỵ nạn chính trị. Chúng tôi từ giã chiếc tầu Đại Hàn mắt nhòa lệ và lên một chiếc ca-nô nhỏ đi đến đảo Bangka. Từ đó chúng tôi đáp phi cơ đến Jakarta. Tiến Sỹ Kumar chia tay chúng tôi vì ông đã làm xong nhiệm vụ sau khi chúng tôi được chuyển cho chính phủ Nam Dương sống trong trại tạm cư Bogor trong sáu tháng trước khi được vào Mỹ.
Một trường hợp thành công khác là của gia đình bạn Tôn Thất Uẩn tuy đã kéo suốt mấy năm trời để hoàn toàn đoàn tụ. Bạn Uẩn trước kia làm Giám Đốc Tài Ngân Điện Lực Việt Nam và là bạn học với tôi tại Lycée Khải Định. Đầu năm 1975 bạn thôi việc Điện Lực và vào làm cho Sovigaz (nôm na là hãng Gió Đá) là một công ty sản xuất dưỡng khí, hơi acetylene và các đũa hàn bán sỷ và lẻ. Nhà máy chính đặt tại Khánh Hội có hai chi nhánh đặt tại Cần Thơ và Nha Trang. Tháng Tư 75 hãng cử Uẩn làm đại diện miền Tây Sovigaz ở Cần Thơ trong khi gia đình khá đông vợ con và cháu nội ngoại tất cả 17 mạng phải ở lại Sài Gòn. Trước biến cố 30 tháng Tư, anh không làm cách nào lo cho gia đình di tản.


Vì Sovigaz là một bộ phận ở Viễn Đông của đại công ty Pháp Air Liquide nên Việt Cộng để yên không gọi đi học tập cải tạo. Chỉ một thời gian ngắn sau Sovigaz bị quốc hữu hoá và trở thành công ty Hóa Chất trực thuộc Cục Hóa Chất. Tuy nhiên cũng còn may khi họ cần đem một bộ máy sản xuất dưỡng khí tử Biên Hòa đi Cần Thơ và giao cho Uẩn phụ trách thiết kế. Trong suốt thời gian bà Uẩn vẫn tìm đường ra khỏi Sài Gòn. Trong bốn năm dài ấy tình hình gia đình hầu như khánh kiệt.
Cơ may xẩy đến khi Uẩn được một đại lý cho Sovigaz Cần Thơ ở tỉnh Bạc Liêu giới thiệu cho một chủ thuyền đang tổ chức vượt biển tại Hộ Phòng, Bạc Liêu. Nhóm này đều là người Việt gốc Hoa thuộc Triều Châu đã làm nghề đánh cá ở đây lâu đời, thạo nghề biển và giỏi đóng tầu cũng như đi biển. Họ tổ chức đi bán chính thức nghĩa là khi đi ra bể có cả ca-nô công an hộ tống cho đến khi đến hải phận quốc tế thì mạnh ai nấy lo cũng như các thuyền nhân khác. Uẩn giao họ làm giấy giả người Hoa cho mình và ba trai một bé gái vì chỉ còn đủ chút tiền chung đậu, số còn thiếu sẽ trả sau khi ra đến nước ngoài. Nhóm đi bán chính thức gồm tất cả 270 người chen chúc xuống chiếc thuyền to chiều giài 20 thước, ngang và sâu ba thước. Có nghĩa là ngồi bó gối dưới đáy, boong trên và mạn thuyền, không có chỗ ngả lưng.


Thực phẩm đều do chủ thuyền lo liệu hết tuy nhiên nếu không phải là người sống trên biển thì ai nấy đều ói mửa mật xanh mật vàng đâu còn thiết ăn. Gia đình chỉ đem theo ít gói mì và nước uống phòng hờ cho 3 hay 4 ngày dự trù đến Mã Lai. Ra đi ngày 5 tháng 6-1979 từ Hộ Phòng, Bạc Liêu, gặp hải tặc Thái nhưng thật ra chỉ là ngư phủ kiếm ăn dễ dàng, lột vàng bạc châu báu chớ không đánh đập hiếp đáp. Trong nhóm đi có đến 4, 5 chục trai tráng và hải tặc chỉ độ tám tên nhưng không ai dám tự vệ vì không có chỉ huy. Mà nếu có muốn cưỡng lại thì phải nhớ rằng thuyền hải tặc to lớn hơn nhiều và nếu chúng ủi lại thì chỉ mất cả người lẫn của thôi. Đến Cherating trên bờ phía Đông Mã Lai thì cảnh sát Mã Lai đưa lên bờ ăn ở một tháng chớ không phải một trại tạm cư như mong đợi bởi vậy ai nấy hết sức lo âu. Thực phẩm do UNHCR đem ra như đồ hộp và gạo, nấu nướng bằng nồi chảo chủ thuyền cho mượn. Tối ngủ thì đã có các lều bạt ni lông xanh căng lên dùng dài ngày. Tuy đảo này là nơi Club Méditerranéan chọn làm trại nghỉ mát vì cảnh trí đẹp nhưng ai nấy lo âu sợ hãi vì sao họ không đưa mình vào trại tỵ nạn" Sau một tháng bị bỏ lên nhiều con thuyền cũ của nhóm đi trước rồi kéo ra biển trôi dạt không biết về đâu. May gặp tầu Ile de Lumière (tầu Ánh Sáng) của Médecins Sans Frontières (Y Sĩ Không Biên Giới) vớt về Singapore. Thật ra cũng không hiểu tại sao mà gặp tầu Tây ở đây, vì tình cờ hay là chính phủ Mã Lai đã thu xếp"


Khi đến Pháp thì năm cha con được đưa lên tỉnh kỹ nghệ Lille. Họ bắt tay ngay vào làm đủ thứ việc vất vả hầu mong dành chút ít lo cho những người thân bên nhà. Chính phủ Pháp chỉ giúp cho một tháng trợ cấp và phải tự túc từ tháng thứ nhì trở đi có nghĩa là phải đến Tết Congo mới giúp được 13 người thân còn kẹt lại. Bởi vậy khi được tin là Vương Quốc Anh sẽ giúp đỡ trong một thời gian và cấp cho nhà ở, gia đình anh đã được Ủy Ban Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho sang London định cư cho đến nay. Anh Quốc không cần người bảo đảm phải chứng minh khả năng tài chính. Chỉ hai năm sau vợ cùng năm con và bẩy cháu nội ngoại đã xum họp đầy đủ tại xứ sương mù này để trở thành những công dân tự do và bác ái.



Chắc nhiều người đã biết quyển sách Thép Đen mà tác giả Đặng Chí Bình là điệp viên trẻ 22 tuổi đơn độc ra công tác tại Hà Nội. Sau khi xong nhiệm vụ ngắn hạn anh ta bị lộ và bắt vào nhà pha Hỏa Lò rùng rợn trong sáu nắm trời khổ hạnh trần ai. Lúc ra tòa anh bị xử thêm 12 năm tù cải tạo chuyển qua nhiều địa danh ác độc. Mãn hạn anh được tha về Sài Gòn với ba năm mất quyền công dân để tìm lại cha già đã lẩm cẩm và bà mẹ đã mù lòa. Sống chật vật không hộ khẩu, sáng tối lo trình diện công an, ở tuổi gần 40 anh đã lập gia đình với một thiếu phụ trẻ và có hai con nhỏ. Thế rồi nhận thấy tương lai quá đen tối không lối thoát anh can đảm tìm đường vượt biển với sự đồng ý của vợ và khuyến khích của bố mẹ già. Lần đầu cô vợ chở bằng xe đạp đến điểm hẹn xe Lam đi Minh Hải, Bạc Liêu. Tối xuống thuyền sửa soạn ra khơi thì giữa đêm đen như mực công an có chó gọi cập bến khám xét. Bình liền bí mật chuồn xuống nước lặn tránh mũi đánh hơi của chó rồi mò qua lau sậy gai góc đến Hộ Phòng bán một miếng nhẫn vàng giấu trong đáy quần xà lỏn thuê xe Lam về Sài Gòn.



Lần thứ hai khi anh được giới thiệu làm thợ nề sửa sang Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa anh đã cùng đi với vị Bác Sỹ điều trị trẻ tuổi trên chiếc thuyền nan trôi dần ra bể giữa đám lục bình dầy đặc. Thế mà anh trót lọt leo lên thuyền lớn đến Nam Dương sau nhiều ngày sôi nổi. Sống nhiều tháng tại trại tạm cư này, làm đủ việc cho trại rồi cuối cùng anh được phỏng vấn đi Mỹ định cư tại Boston để hằng ngày vào thư viện đại học UMA ngồi viết 1,400 trang Thép Đen mong làm một ngọn nến thắp sáng cho các nạn nhân còn đau khổ trong ngục tù tối tăm của Việt Cộng. Anh đã bảo đảm cho vợ con qua Mỹ sinh sống trong khung cảnh ấm cúng nơi địa danh tôm hùm Maine nổi tiếng. Có lẽ tôi cần kể thêm câu chuyện của một nữ giai nhân đa tài đa sắc một thời. Đó là bạn học của tôi ở Lycée Khải Định năm 1939, Ngọc Trâm thuộc loại lá ngọc cành vàng của cố đô Huế xa xưa. Nàng kẹt lại Sài Gòn cùng mấy con nhỏ với Nhạc Sỹ Dương Thiệu Tước. Không sống nổi với bọn côn đồ Việt Cộng nàng tìm cách vượt biển tìm tự do. Khi Nhạc Sỹ Tước nhất định không chịu đi vì anh cho là người Việt Nam thì sống chết ở đây không đi đâu hết, Ngọc Trâm nhất định theo con đường của mình vì hai con lớn Bửu Minh hiện ở bên Đức còn con gái Trang đang ở bên Pháp. Ngoài ra một con gái lấy Hà Thúc Cần buôn bán đồ cổ ở Singapore công thêm một con nhỏ theo chồng là một sỹ quan không quân định cư ở San Francisco.



Cùng ba con nhỏ, Ngọc Trâm tức ca sỹ tài sắc một thời Minh Trang quyết định đi theo một nhóm vượt biển. Bốn mẹ con phải nộp cho chủ tầu mấy chục lượng vàng và đi bằng xe Lam đến Cà Mâu chờ trong một chiếc nhà sàn để được ghe nhỏ chở dần ra ghe lớn. Nói là ghe lớn nhưng hơn 150 mạng đi chỉ có đủ chỗ ngồi bó gối không cựa quậy gì được. Sau mấy ngày lênh đênh trên bể Nam Hải, say sóng ói mửa, thuyền bị hải tặc Thái cướp hai lần, trấn lột, bắt há mồm cạy cả răng vàng nhưng may là không bị hiếp đáp gì cả. Lên bờ biển Liên Xinh, Thái Lan, đêm Giáng Sinh, ướt sũng chỉ còn bộ quần áo mong manh trên người, Ngọc Trâm điện thoại được cho con gái ở Singapore và ngay hôm sau nhận được tờ 100 Mỹ Kim quá đẹp. Bốn mẹ con bèn mua ngay một chiếc nhà chòi trên bãi bể để sống thoải mái trong sáu tháng trời chờ được giấy vào định cư tại Mỹ. Đêm đêm nghe sóng vỗ rì rào trên bãi cát vắt tay suy nghĩ trong chiếc nhà sàn mộng ảo không biết Minh Trang có nghe thoáng điệp khúc lãng mạn của Đêm Tàn Bến Ngự quyện vào giòng nước trong xanh của Blue Danube"



Lại kể thêm tình tiết của một cặp vợ chồng chuyên gia tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng Pháp. Bà là Bác Sỹ Nguyễn Thị Đảnh phục vụ tại bộ Y Tế Sài Gòn còn ông Nguyễn Văn Thảo là một chuyên viên tài chính ngân hàng giữ chức thanh tra ngân hàng tại Ngân Hàng Quốc Gia. Hai ông bà không hề tham gia chính trị cũng như quân sự tại miền Nam. Khi lỡ chuyến ra khơi của tầu Việt Nam Thương Tín toàn gia bị kẹt lại Sài Gòn. Ông nói, "chắc chắn chính thể mới sẽ cần đến bàn tay của chúng ta để xây dựng lại xứ sở rách nát này"! Nhưng thật sự trái ngược lại khi ông Thảo bị gọi trính diện học tập và đưa đi các trại khổ sai độc địa Bắc Thái. Bà BS Đảnh chứng kiến cảnh các cán bộ Hà Nội đến cơ quan y tế lấy từ các cục gôm, bút chì đến các tập vở chất đầy xe nhà binh chở về Bắc.



Bà Đảnh phải tìm cách đem con ra khỏi xứ. Khi đi thăm nuôi lang quân tại miền Bắc bà nhìn thấy cảnh Hà Nội nghèo nàn cùng cực nên đã quyết tâm cho chồng biết. Nhưng nói sao trước mặt lũ cán bộ ngồi chứng kiến" Ông Đảnh sửng sốt khi nghe bà nói sẽ đưa các con đi vùng kinh tế mới làm lại cuộc đời và gặp lại các bà dì. Chợt hiểu là các bà dì đã định cư lâu ngày ở quốc ngoại ông yên tâm hơn và dặn dò, "em nhớ đừng để các con đi một mình vì chúng còn quá trẻ"! Về Sài Gòn bà đã cùng các con vượt biển trên một chiếc thuyền nhỏ, lợi dụng khi chúng nó mải mê liên hoan trong ngày lễ 1 tháng 5. Bà may mắn gặp chiếc tầu chở dầu Na Uy vớt mẹ con đưa vào định cư tại xứ sở đẹp đẽ này. Về sau gia đình đã bảo trợ cho ông chồng qua Na Uy xum họp. Đến phi trường tuyết phủ trắng xóa ông đã tuyên bố với báo chí, "Tôi không còn cần gì nữa; tôi có vợ con đầy đủ quanh tôi. Các con tôi được sống trong xứ sở đẹp đẽ này để trở thành những người tốt! Như vậy là tôi đã quá mãn nguyện rồi!"


Nói đến Vượt Biển phải nói đến tình trạng cùng cực của các anh em quân cán sống lao tù trong các trại khổ sai Việt Cộng. Phải chờ đến 1979 khi Tổng Thống Ronald Reagan cử Đặc Sứ John Vessey đến Hà Nội mới thấy hé mở tia hy vọng. Lúc ấy là cao điểm của phong trào Vượt Biển mà hằng chục vạn người đã bỏ xác dưới đáy Thái Bình Dương đánh động lương tri nhân loại. Các nước bắt đầu cho lệnh các tầu bè của mình phải tiếp cứu các nạn nhân. Rồi những tầu Ile de Lumière của Pháp, Aznavour của Đức, tầu Bịnh Viện của Mỹ, tầu chiến Hải Quân Hoa Kỳ, tầu South Cross cũng sẵn sàng ra tay cứu độ.



Hà Nội bằng lòng thỏa thuận chương trình nhân đạo HO để cho Mỹ nhận các tù cải tạo vào định cư. Lũ lượt hằng loạt cựu tù qua Mỹ định cư với gia đình và được hưởng các sự giúp đỡ, tiền già, tiền tàn tật, tiền nhà, bảo trợ y tế v.v. Bây giờ danh từ HO được thay thế bằng danh xưng đẹp hơn Cựu Tù Nhân Chính Trị. Thế nhưng sau những chuyến bay dồn dập vượt đại dương đến các phi trường quốc tế Mỹ với sự đón tiếp cảm động của đồng bào bây giờ lại đến các chuyến cũng dồn dập không kém trở ngược lại Tân Sơn Nhất.


Trí nhớ quá ngắn của con người chăng" Hay là lập luận nông cạn cho rằng Mỹ bỏ mình thì phải có bổn phận cưu mang mình, một lập luận ngây ngô do Việt Cộng mớm lời" Các bạn hưởng được vài trăm mỗi tháng thêm tiền nhà tiền bảo hiểm y tế mà không đóng xu teng thuế nào hết" Đừng nói đó là tiền của Mỹ mà phải nói là tiền của tất cả mọi người đóng thuế, bươn chải quanh năm để đến ngày 15 tháng Tư chạy đôn chạy đáo đến bưu điện bỏ chi phiếu vào thùng thơ cho đúng hạn kỳ!


Không, các bạn biết lắm chớ và các bạn biết rõ là luật lệ chỉ cho các bạn đi du hý trong vòng 90 ngày để khỏi bị cắt tiền phúc lợi. Cho nên sau 90 ngày phè phỡn đủ thứ ôm ở Đại Sài Gòn, bạn lại trở về Tiểu Sài Gòn tích lũy vốn liếng nhờ thêm con cái tiếp sức để xênh xang về bển trả thù mấy năm cải tạo trần ai mà bạn đã quên khuấy. Vừa thôi các bạn ơi, với thời buổi kinh tế suy thoái khó khăn, chúng tôi mong các bạn bình tâm suy nghĩ lại.

NGUYỄN THÀNH TRÍ * TIỀN QUAN TRUNG CỘNG

Tiền Yuan Hoa Lục sẽ được tự do

Nguyễn Thành Trí (Danlambao) - Một quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, dù giàu hay nghèo, đều cần và phải có một loại tiền riêng cho quốc gia của mình. Tiền của một quốc gia là biểu tượng của lòng tin của người dân vào nền kinh tế quốc gia. Ngoài việc được dùng để thanh toán thương mại trong nước, tiền của một quốc gia có giá trị còn có thể được dùng trong việc mua bán ở nước ngoài. Khi tiền của một quốc gia được cộng đồng quốc tế công nhận, cũng có nghĩa là các chính sách kinh tế và nền kinh tế của quốc gia đó có thể tin được, cũng như giới lãnh đạo của quốc gia đó có uy tín.
Tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF là một cơ quan tài chính quốc tế của các quốc gia tư bản tự do dân chủ mà đứng đầu là nước Mỹ. Vấn đề chủ yếu của tổ chức IMF là Tiền của 188 thành viên quốc gia hữu quan, nhưng vấn đề chính trị của các nước cũng quan trọng và rất được tổ chức IMF quan tâm không kém. Vì vậy có thể nói tổ chức IMF luôn có đầy đủ tính chất chính trị, một thứ tài chính cộng thêm chính trị, và công việc chính của tổ chức IMF đúng là làm chính-trị-tiền. Lịch sử cho thấy trong 20 năm cuối của thế kỷ 20, tổ chức IMF đã góp công sức đánh sập nền kinh-tài của Liên Sô và Khối Cộng Sản Đông Âu.
Vào năm 1999 tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF đã kết nạp tiền Euro Liên Âu vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới để thay thế tiền Mark Đức và tiền Franc Pháp. Nếu trong năm 2015 này tổ chức IMF không quyết định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục, thì Ngân Hàng Trung Ương Nhà Nước Tàu Cộng sẽ phải chờ một cơ hội khác vào năm 2020.
Vì cái cơ hội được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR rất hiếm hoi như vậy, nên người ta hiểu tại sao Nhà Nước Tàu Cộng đã có những nỗ lực vận động ngoại giao và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã phá giá tiền Yuan ba lần liên tiếp trong ba ngày và có dấu hiệu còn tiếp tục phá giá hơn nữa; thêm vào đó là có những biện pháp nới lỏng kiểm soát để hai loại tiền Yuan ở hải ngoại và nội địa không cách biệt quá đáng để dần dần thống nhất hai loại tiền tuy một mà thực chất có hai tính cách khác nhau. Hơn nữa, Nhà Nước Tàu Cộng sẽ phải cập nhật rõ ràng số lượng vàng dự trữ của Hoa Lục chính thức là bao nhiêu, một yếu tố tài chính rất quan trọng trong trường hợp cần thiết phải có bảo chứng cho tiền Yuan Hoa Lục, và đây cũng là một chuyện mà Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã luôn luôn giữ kín. Để được tổ chức IMF cứu xét kết nạp vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới và có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR, tiền Yuan Hoa Lục phải được chi xài hoán đổi dễ dàng, có hối suất tự do ở mọi thị trường tiền tệ trên thế giới, và nó phải ổn định đáng tin cậy.
Trên thực tế tiền Yuan Hoa Lục vẫn chưa có những đặc điểm phải có như vừa nêu trên khi nó vẫn bị Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục kiềm giữ nó không được là một loại tiền tệ thả nổi tự do như Đô La của Mỹ hay các loại tiền của những quốc gia tự do khác. Mặc dù mức tăng trưởng GDP của Hoa Lục đã đang giảm sút, thị trường chứng khoán Hoa Lục đã đang là một mớ lộn xộn chưa ổn định, và người giàu ở Hoa Lục đã đang nhanh chóng chuyển tiền của họ ra khỏi Hoa Lục; còn một điều nữa là tiến trình cải cách kinh tế vẫn còn chậm chạp không chắc chắn; cộng đồng quốc tế vẫn yểm trợ cho Hoa Lục tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế bằng một thiện chí của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF là chấp nhận cho tiền Yuan Hoa Lục được tham gia vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới cùng với tiền Đô Mỹ, tiền Yen Nhật, tiền Pound Anh, tiền Euro Liên Âu. Cũng như bốn loại tiền của Mỹ, Nhật, Anh, và Liên Âu, tiền Yuan Hoa Lục cũng sẽ có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/Special Drawing Rights/SDR.
Quyền Rút Vốn Đặc Biệt /SDR đã được thiết lập vào năm 1969 ngay trước thời gian cộng đồng quốc tế bỏ không dùng Vàng làm Kim Bản Vị để bảo chứng cho tiền quốc gia của nước mình mà thay vào đó là dùng tiền Đô Mỹ làm Mỹ Kim Bản Vị. Sự kiện bỏ không dùng Vàng làm bản vị mà lại dùng tiền Đô Mỹ làm bản vị đã không phải ngẫu nhiên. Cái loại tài sản dự trữ này đã được thiết lập để làm ổn định các thị trường tiền tệ trên thế giới. Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/ SDR có thể được chính phủ của các quốc gia hữu quan sử dụng như một hình thức phụ trội của tiền dự trữ với mục đích trang trải bù đấp vào những thiếu hụt mà họ phải đối phó trong một cơn khủng hoảng tài chính. 
Có một điều cần được chú ý là Quyền Rút Vốn Đặc Biệt chắc chắn không phải là một thứ hình thức tiền mặt có trong các thị trường. Các thực thể kinh-tài tư nhân không được phép sở hữu hoặc sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt. Thí dụ cụ thể như một thực thể kinh-tài tư nhân không thể dùng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt này để mua sắm nhà cửa, đất đai, xe hơi, tàu thuyền, máy bay, v.v…Một cách nghiêm khắc, chỉ có các chính phủ và các ngân hàng quốc gia trung ương được phép sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt như một loại tiền dự trữ phụ trội. 
Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới và Quyền Rút Vốn Đặc Biệt có tính chất phức tạp khó hiểu. Cũng như cái tên gọi của nó, Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/Special Drawing Rights/SDR, chắc chắn là cái quyền này rất đặc biệt vì ngay cả các thành viên của tổ chức IMF trong Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới cũng đã và đang không dùng tới nó một lần nào. Tuy nhiên, nó đúng là Quyền Rút Vốn Đặt Biệt vì khi là một quốc gia thành viên Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới thì có thể dùng quyền lợi của mình yêu cầu tổ chức IMF cung ứng một số tiền mặt lớn hơn con số trong tài khoản đóng góp của chính mình.
Cứ mỗi chu kỳ thời hạn năm năm là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF duyệt xét lại tiêu chuẩn của các thành viên Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới và tỉ lệ phần trăm đóng góp cấu tạo Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR. Nhân dịp có sự duyệt xét tiêu chuẩn của các thành viên Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt như vậy, Hoa Lục Tàu Cộng đã đang nỗ lực rất nhiều để vận động ngoại giao với các nước có liên quan trong Quỉ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF với mong muốn cuối cùng là được kết nạp vào tổ chức IMF. Lần duyệt xét thứ nhất trong tháng 8/2015 IMF đã tuyên bố không chấp nhận tiền Yuan Hoa Lục mặc dù Ngân Hàng Trung Ương Tàu Cộng đã phá giá tiền Yuan ba lần liên tiếp trong ba ngày và để cho tiền Yuan Hoa Lục có được tỉ lệ hối đoái tự do hơn. Nhà Nước Tàu Cộng đã nới lỏng sự kiểm soát vốn tư bản của tư nhân trong Hoa Lục, không nghiêm ngặt như trước đây. 
Tuy nhiên, lần duyệt xét thứ nhì trong ngày 30/11/2015 vừa qua, BàLagarde Giám Đốc Điều Hành IMF đã tuyên bố “công nhận sự tiến bộ trong việc cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ của Hoa Lục mà Nhà Nước Tàu Cộng đã thực hiện trong những năm qua. Hội Đồng Quản Trị IMF quyết định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR; quyết định này là một sự kiện quan trọng để kết hợp nền kinh tế Hoa Lục vào hệ thống tài chính của thế giới.”
Rất dễ nhận thấy rằng quyết định kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF, một tổ chức tài chính thế giới mà nước Mỹ có một tỉ lệ đóng góp lớn nhất và nắm giữ quyền phủ quyết có ảnh hưởng mạnh nhất, chỉ rõ việc chấp nhận tiền Yuan Hoa Lục vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR là một quyết định đầy tính chất chính trị. Bởi vì tiền Yuan Hoa Lục đã và đang kém xa tiền Đô Canada và tiền Đô Úc trong việc sử dụng như tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương và hai loại tiền đôla này có được hối suất tự do, được xài dễ dàng ở mọi thị trường khắp nơi, trong khi tiền Yuan Hoa Lục vẫn còn chưa được như vậy, nhưng cả hai loại tiền đôla Úc và Canada vẫn chưa được kết nạp vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR của tổ chức IMF. Một cách đầy tính chất chính trị, tổ chức IMF có thể kiểm soát tài chính của Hoa Lục Tàu Cộng nhờ vào cái Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR.
Để đạt mục đích được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt chính thức vào ngày 1/10/2016, đây cũng là một ngoại lệ cho tiền Yuan Hoa Lục, vì đúng ra là phải chờ một năm sau ngày tuyên bố quyết định chấp nhận một loại tiền mới, có nghĩa là phải vào ngày 1/1/2017 tiền Yuan Hoa Lục Tàu Cộng mới chính thức là thành viên của IMF, trên thực tế trong năm 2015 Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã thực hiện một số yêu cầu cải cách kinh tế tài chính, mặc dù chưa triệt để hoàn toàn như là tiền Yuan phải có được hối suất tự do theo thị trường; Nhà Nước Tàu Cộng cũng đã cho phép dễ dàng tiếp cận với thị trường công chứng khoán chính phủ và đã giải phóng những qui định ràng buộc tiền Yuan ở nội địa Hoa Lục.
Trên nguyên tắc là khi được gia nhập vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt là tiền Yuan Hoa Lục đã được tổ chức IMF xem xét chấp nhận tính chất hoàn toàn tự do hối suất và có thể xài được ở các thị trường mọi nơi trên thế giới, nhưng trên thực tế Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục vẫn còn duy trì sự kiểm soát vốn tư bản và sau khi đã phá giá tiền Yuan ba lần trong liên tiếp ba ngày 11, 12,13 tháng 8/2015 thì trở lại kiềm chế tỉ lệ hối đoái với tiền Đô Mỹ. Như vậy Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục đã có thực tâm thực hiện cải cách tiền Yuan Hoa Lục hay không?
Việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt không gây ảnh hưởng gì đến các thị trường tiền tệ. Có thể nói là việc kết nạp chỉ có tính cách tượng trưng để gây uy tín cho tiền Yuan Hoa Lục, chỉ thế thôi, bởi vì các ngân hàng trung ương của các nước khác cũng không có nhu cầu phải có tiền Yuan; cũng như sẽ không có thêm những đầu tư tài chính hoặc có thêm những giao dịch lớn thanh toán bằng tiền Yuan. 
Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt đúng ra chỉ là một đơn vị tài khoản và nó đúng là không có tiền mặt để một cá nhân nào đó có thể tuỳ tiện muốn rút tiền ra lúc nào cũng được. Từ ngày thiết lập tổ chức IMF cho tới nay gần như không có một nước thành viên nào của IMF sử dụng số tiền dự trữ được ấn định tỉ lệ phần trăm của nước đó trong Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt. Riêng Hoa Lục Tàu Cộng cũng sẽ không ngoại lệ là được sử dụng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt để xài món tiền dự trữ một cách không chính đáng. Hơn nữa, Hoa Lục Tàu Cộng cũng sẽ không có thêm được cái quyền bỏ phiếu quyết định trong nội bộ cơ cấu tổ chức IMF.
Trong tình hình như thế thì Hoa Lục Tàu Cộng đã quá mong muốn được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt để làm gì? Câu trả lời đúng nhất là vì vấn đề tạo uy tín cho Hoa Lục Tàu Cộng. Cũng có một khả năng mà Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục sẽ có cơ hội để thực hiện một biện pháp táo bạo hơn nữa là gia tăng lạm phát số lượng tiền Yuan Hoa Lục được tiếp tục phát hành nhiều thêm. Tuy nhiên, việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới không có nghĩa là các ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới bây giờ có nhu cầu phải mua vào tiền Yuan Hoa Lục để làm ngoại tệ dự trữ như tiền Đô Mỹ.
Tính chất của Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới và Quyền Rút Vốn Đặc Biệt rất phức tạp khó hiểu. Cũng như cái tên gọi của nó, Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/ Special Drawing Rights/SDR, chắc chắn là cái quyền này rất đặc biệt vì ngay cả các thành viên của tổ chức IMF cũng đã và đang không dùng tới nó một lần nào. Tuy nhiên, nó đúng là Quyền Rút Vốn Đặt Biệt vì khi là một quốc gia thành viên Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới thì có thể dùng quyền lợi của mình yêu cầu tổ chức IMF cung ứng một số tiền mặt lớn hơn con số trong tài khoản đóng góp của chính mình. Thí dụ cụ thể như trong trường hợp một quốc gia thành viên của tổ chức IMF gặp phải khủng hoảng tài chính, thì quốc gia đó có thể yêu cầu IMF hoán đổi Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của mình với tiền Yuan Hoa Lục, hoặc trong một trường hợp ngược lại là Hoa Lục Tàu Cộng có yêu cầu hoán đổi Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của Hoa Lục với một Tiền Dự Trữ nào khác, thí dụ như tiền Pound Anh. 
Cũng có một đặc điểm là hối suất giữa các loại Tiền Dự Trữ Của Thế Giới phải do tổ chức IMF ấn định. Vì vậy việc hoán đổi một Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của một quốc gia với tiền Yuan Hoa Lục sẽ không tạo ra một nhu cầu tiền Yuan cho các thị trường tài chính trên thế giới và cũng sẽ không gây ảnh hưởng lên các tỉ lệ hối đoái, bởi vì nó chỉ là một loại giao dịch nội bộ, chuyển khoản ngoài-thị trường và tổ chức IMF sẽ quyết định hối suất giữa tiền Yuan Hoa Lục với cái Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của quốc gia đang có yêu cầu, hoặc ngược lại là cái Quyền Rút Vốn Đặc Biệt của Hoa Lục hoán đổi với một loại tiền dự trữ khác, khi có yêu cầu của Hoa Lục Tàu Cộng trong một tình hình khẩn cấp.
Trên thực tế khi tiền Yuan Hoa Lục thực sự được giải phóng để được kết nạp vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới, thì nước Mỹ và tổ chức IMF đã thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ với Hoa Lục Tàu Cộng. Khi chính thức là một thành viên của tổ chức IMF và trở thành một Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt, thì Hoa Lục Tàu Cộng sẽ dễ dàng bị kiểm tra hơn trước đây. Có những chuyện cần làm trước nhất là Hoa Lục Tàu Cộng sẽ phải bắt buộc rõ ràng minh bạch trong mọi báo cáo kinh tế tài chính, cũng như phải làm sáng tỏ vấn đề ngoại tệ dự trữ của Hoa Lục từ trước tới nay, một vấn đề tài chính rất quan trọng mà Hoa Lục Tàu Cộng đã đang giữ kín như một chuyện bí ẩn hay một bí mật quốc gia, và cũng sẽ phải cập nhật thường xuyên tình hình chính xác số lượng dự trữ vàng ở trong Hoa Lục do Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục quản lý. 
Còn hơn thế nữa, tổ chức IMF cũng có thẩm quyền chỉ thị Hoa Lục Tàu Cộng chấp nhận Quyền Rút Vốn Đặc Biệt/SDR và hoán đổi nó với một loại tiền của nước khác theo một hối suất nội bộ do tổ chức IMF ấn định. Có một điều quan trọng đáng ghi nhớ là trong tổ chức IMF sẽ không bao giờ có sự nhượng bộ hoặc rời bỏ thẩm quyền tối hậu của chính mình, và bởi vì sự phân phối quyền bỏ phiếu của các thành viên rõ ràng hoàn toàn độc lập với Lực Luợng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới.
Tổ chức IMF là một cơ quan tài chính quốc tế của các quốc gia tư bản tự do dân chủ mà đứng đầu là nước Mỹ. Vấn đề chủ yếu của tổ chức IMF là Tiền của 188 thành viên quốc gia hữu quan, nhưng vấn đề chính trị của các nước cũng quan trọng và rấtđược tổ chức IMF quan tâm không kém. Vì vậy có thể nói tổ chức IMF luôn có đầy đủtính chất chính trị, một thứ tài chính cộng thêm chính trị, và công việc chính của tổ chức IMF đúng là làm chính-trị-tiền. Lịch sử cho thấy trong 20 năm cuối của thế kỷ 20, tổ chức IMF đã góp công sức đánh sập nền kinh-tài của Liên Sô và Khối Cộng Sản Đông Âu. 
Trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, tổ chức IMF đã đang và sẽ tiếp tục khuyến khích Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng cũng như Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục giải phóng nền kinh tế tài chính của Hoa Lục. Quả thật đúng là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã rời xa bến bờ Mác-Lê-Mao để ra biển khơi sóng nước tự do và có định hướng đi thẳng tới Tây Phương. Chiếc thuyền kinh-tài Tàu Cộng trên biển khơi còn nhiều sóng to gió lớn, nhưng đã có ngọn hải đăng IMF dẫn lối, và cái Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới là những chiếc phao cứu sinh rất hữu ích cho Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục. Cũng có một điều rất đáng ngạc nhiên thích thú khi người ta nhận thấy những người cầm quyền quản trị nền kinh-tài Hoa Lục là những người tích cực theo trường phái Keynesianism là thúc đẩy và bênh vực biện hộ có sự can thiệp sâu nặng của Nhà Nước Tàu Cộng vào nền kinh tế thị trường Hoa Lục.
Như vừa phân tích ở đoạn trên, tổ chức IMF đúng là một cơ quan chính trị-tài chính của các quốc gia tư bản tự do dân chủ. Căn cứ vào nhận định này, thì việc kết nạp tiền Yuan Hoa Lục vào tổ chức IMF và Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt sẽ không có hại gì cho các quốc gia thành viên và các loại tiền của họ. Bởi vì nước Mỹ đã có khả năng ngăn chặn nếu Hoa Lục Tàu Cộng thực sự có ý đồ phá hoại tổ chức IMF, và nếu đã như thế thì tiền Yuan Hoa Lục đã chưa được kết nạp vào tổ chức IMF. Trong khi tổ chức IMF đã nâng cấp tiền Yuan Hoa Lục lên để đủ tiêu chuẩn là một loại tiền dự trữ, có nghĩa là tiền Yuan được đánh giá có uy tín, đáng tin cậy thực sự có tự do hối suất, có thể dùng ở mọi nơi với kết quả là Nhà Nước Tàu Cộng và Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục phải có bổn phận và trách nhiệm giải phóng tiền Yuan Hoa Lục; như vậy,Tiền Yuan Hoa Lục Sẽ Được Tự Do.
Sài Gòn, 9/12/2015
____________________________________
(Lực Lượng Tiền Dự Trữ Của Thế Giới có Quyền Rút Vốn Đặc Biệt gồm có tiền Đô Mỹ, tiền Euro Liên Âu, tiền Yen Nhật, tiền Pound Anh, tiền Yuan Hoa Lục).

NHẤT HƯỚNG * TRUNG CỘNG

Trung cộng đi về đâu trong năm 2016

\
Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh (Danlambao)
1. Thượng tầng giới tài chính hoảng loạn
Theo hãng tin Bloomberg giới tài chính của Trung cộng đang "sống trong sợ hãi" khi cơ quan chức năng tiến hành một loạt vụ bắt giữ những nhận vật cấp cao trên thị trường chứng khoán. Theo đó, đã có ít nhất là 16 quan chức, lãnh đạo và nhân viên của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư bị bắt giữ, trong đó có ông Yao Gang, Phó Chủ tịch Ủy Ban Chứng khoán Trung cộng, người giữ vị trí quan trọng nhất trong các vụ IPO trên thị trường chứng khoán nước này. Các vụ bắt giữ này là một phần trong chiến dịch loại trừ các hoạt động giao dịch bất hợp pháp bị cho là đã khiến thị trường chứng khoán Trung cộng giảm điểm chóng mặt vào tháng 6 trong năm 2015 làm bốc hơi hơn 3.500 tỷ đô la.
Theo báo Business Insider và South China Morning Post vừa cho hay, ông Yim Fung, CEO của Tập đoàn tài chính Hồng Kông, Guotai Junan International Holdings (GJIH), và cũng là công ty môi giới chứng khoán trực tuyến (Brokerage) lớn thứ nhì sau Citic Securities International Brokerage ở Lục địa, đã “mất tích”. Cụ thể, kể từ ngày 18-11, những nhân viên của Tập đoàn Guotai Junan International đã tìm mọi cách để liên lạc với ông Yim Fung nhưng không thành công. Công ty đã tuyên bố với Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào ngày 23-11 rằng, ông Yim “mất tích” và "hiện không thể thực hiện nhiệm vụ của mình" nên đã cử ông Wong Tung Chin thay thế. Ngoài ông Yim Fung "mất tích" còn có hàng loạt vụ "mất tích" bí ẩn khác của những CEO chứng khoán, tài chính Trung cộng lẫn Hong Kong.
Vụ ông Yim Fung "mất tích" xảy ra 5 ngày sau khi cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ ông Yao Gang, ông này là quan chức cao cấp của giới tài chính Trung cộng tưởng bị đem ra làm dê tế thần sau vụ thị trường chứng khoán Trung cộng sụp đổ nhưng có lẽ không phải như vậy khi biết ra ông này cũng đã từng phục vụ từ năm 1999 đến 2002 trên cương vị Tổng Giám Đốc của tập đoàn Guotai Hunan International Holding. 
2. Tìm ra thủ phạm? 
Những sự kiện trên cho chúng ta có nhận định rằng cơ quan chức năng tiến hành điều tra sau hơn 5 tháng mày mò đã đặt nghi vấn các thủ phạm gây ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Trung cộng trong tháng 6 vừa qua có liên hệ đến công ty môi giới chứng khoán trực tuyến Guotai Junan International Holding nhưng không thể bắt ngay ông Yim Fung, CEO của công ty GJIH, vì không đủ bằng chứng nên đã bắt hay có thể đã nhờ ông Yao Gang, để tìm thêm những yếu tố mới để có thể câu lưu ông Yim Fung và những CEO của những công ty khác có liên hệ với vụ việc. 
Ông Yim Fung "biến mất" hay bị câu lưu vì có liên hệ tới ông Gao Gang là điều chúng ta chưa biết nhưng điều chúng ta biết một cách chắc chắn là: Nếu công ty môi giới chứng khoán trực tuyến GJIH có liên hệ trong việc làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ vào tháng 6 vừa qua thì "hành động phạm tội" của công ty môi giới chứng khoán trực tuyến này là đã cấu kết với các quỹ đầu tư để cho các quỹ đầu tư này mượn thêm một số tiền khống, tiền gió, tiền không có thật để các quỷ đầu tư đủ khả năng tài chánh làm lủng đoạn thị trường chứng khoán Trung cộng trong tháng 6 vừa qua bằng chiến thuật NSS (Naked Short Selling).
3. Bí mật của giới Tư Bản Tài Chánh:
Naked có nghĩa là trần truồng, Naked Short Selling có nghĩa là mua xuống một cổ phiếu bằng tiền khống, tiền gió, tiền không có thật mượn từ công ty môi giới chứng khoán trực tuyến để làm giá một cổ phiếu. Hành động này được liệt vào hành động phạm pháp ở các nước Tây Phương và họ đã làm ra nhiều điều luật chặn đứng hay ngăn cấm để giữ cho thị trường chứng khoán được công bình nhưng không hiệu quả.
Năm 1929 công ty Jesse Livermore đã dùng chiến thuật NSS để đánh sụp thị trưòng chứng khoán New York gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ vào những năm 1930 trở đi nhưng phải vài năm sau khi điều tra vụ việc mới biết và từ đó chính phủ Hoa Kỳ mới làm ra luật để ngăn chặn chiến thuật NSS nhưng không thành công.
Năm 2005 chính phủ Hoa Kỳ mới tăng thêm nhiều điều luật khác (Regulation SHO) để bảo vệ các công ty nhỏ thường bị các quỷ đầu tư đánh sập bằng chiến thuất NSS nhưng cũng chẳng thành công.
Năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Hoa Kỳ cơ quan an ninh thị trường chứng khoán New York đã ban hành luật tạm thời cấm luôn chiến thuật NSS và không cho mua xuống 19 công ty tài chánh nhưng rồi cũng không sao ngăn cản được sự sụp đổ của các công ty Leghman Brothers, Bear Stearns, Thorburn và Washington Mutual. Riêng Bank American nhờ chính phủ và quỷ đầu tư Berkshire Hathaway của warrent Buffett bỏ tiền vào đầu tư mới đứng vững.
Đi sâu vào hoạt động của thị trường chứng khoán New York chúng ta thấy khi nào có những nạn nhân của chiến thuật NSS kêu cứu hay một nhà phân tích thị trường nêu ra tên của những cổ phiếu bị NSS thì hành động thiết thực và nhanh nhất của cơ quan an ninh thị trường là cấm mua xuống những cổ phiếu các công ty đó để ngăn cản chứ chẳng ai bị bắt và bị truy tố cả. Bởi thế, giới tư bản tài chánh trong phố Wall Street gọi chiến thuật NSS là "chiến thuật ma quỉ". Họ không thể tung hoành ở New York thì họ mang quỉ đầu tư sang Canada và tấn công ngược về New York đang làm điên đầu các cơ quan an ninh thị trường chứng khoán.
Có một điều rất đặc biệt mà các bạn đọc cần lưu ý là những tin tức liên quan đến chiến thuật NSS được giới truyền thông các nước Phương Tây giấu rất kỷ. Các ông chủ của giới truyền thông là các nhà tư bản tài chánh nằm trong phố Wall Street muốn giữ bí mật chiến thuật NSS để còn cơ hội kiếm ra tiền. Các viên chức chính phủ cần phải im tiếng để cho thiên hạ nghĩ rằng thị trường chứng khoán là nơi rất công bình và an toàn nên bỏ vốn đầu tư cho kinh tế quốc gia được đi lên. 
Năm 2011 khi các thanh niên bắt đầu phong trào Occupy Wall Street để chiếm những tổ chức thiếu đạo đức thì người viết bài này cũng đóng góp vài hàng trong bài viết "Wall Street, nơi tung hoành của những tên cướp thời đại" để chỉ rõ những hành động ma mãnh của các quỹ đầu tư trong tổ chức này. Nào ngờ vào năm 2015 những tên cướp thời đại này dời việc " thực hiện tội ác" qua một nơi rất xa bên kia trái đất, thị trường chứng khoán Trung cộng. 
Khi thấy thị trường chứng khoán Trung cộng lao dốc không phanh, người viết muốn báo tin mừng về một tương lai xán lạn cho anh em trong phong trào đấu tranh dân chủ ở quê nhà nhưng không nắm được những tin tức gì chính xác cả tuy vậy tôi cũng diễn đạt được những gì mình biết qua một bút hiệu khác, Vành Lưỡng Nghi, với vài bài viết về vụ việc.
Hôm nay qua sự "mất tích" của ông Yim Fung, CEO của tập đoàn tài chánh Gutai hunan International Holding tại Hong Kong và cũng là công ty môi giới chứng khoán lớn thứ nhì ở Trung cộng đã hé mở cho chúng ta biết sự sụp đổ thị trường chứng khoán Trung cộng phải do một bàn tay nào đó điều khiển. Bàn tay đó là ai và từ đâu thò ra để điều khiển sẽ không bao giờ được bạch hóa cũng như ông Yim Fung, cả ông Gao Gang và các CEO "mất tích" khác sẽ cũng chưa chắc bị kết tội vì cái việc kết tội các ông ấy có thể làm được một cách dễ dàng với luật rừng của người cộng sản nhưng cái giá đưa toàn bộ vụ việc ra ánh sáng thì quá cao. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ bắt chước chính phủ Hoa Kỳ im lặng và tìm cách đối phó để cho mọi người nghĩ rằng thị trường chứng khoán Trung cộng là nơi rất công bình và an toàn nên bỏ vốn đầu tư cho kinh tế quốc gia phát triển. 
4. Một con Vịt Què đã bắt đầu bị vặt lông
Thị trường chứng khoán Trung cộng và cả thị trường chứng khoán Việt Nam được giới tư bản tài chánh đánh giá là thị trường dổm (Scam Market), sòng bài của dân nghèo (ai vào chơi đều sạch túi) con vịt què (thiếu tự do thông tin), vừa đá vừa bóng vừa thổi còi. v.v...
Nó thành hình do các cấp lãnh đạo cọng sản già nua, dù Mỹ được các nhà tư bản tài chánh dụ khị mời đến Wall Street cho rung chuông khai mạc, trở về nước các con khỉ già này nổi tính bắt chước lệnh cho đàn em mở thị trường chứng khoán cho giống Mỹ.
Thị trường chứng khoán Trung cộng là đứa trẻ mới ra đời, nó phải từ chập chững đi rồi chạy nhảy để trở thành già nua như thị trường chứng khoán New York. Nó bị đánh sụp ngã trong tháng 6 năm 2015 cũng giống như thị trường chứng khoán New York bị đánh sụp vào năm 1929. Nó bắt đầu đánh hơi để biết được tại sao nó bị sụp ngã. Nó sẽ tìm ra những lỗ hổng làm cho nó sụp ngã.
Tôi không phải là một nhà tiên tri nhưng tôi dám bảo đảm cùng bạn đọc con vịt què này sẽ bị vặt lông trong suốt năm 2016. Ngày 27 tháng 11 năm 2015 thi trường chứng khoán Thượng hải rớt giá 5.48%. Đó là vụ vặt lông đầu tiên. còn chuyện đảng CS Tàu có bị sụp ngã theo con vịt què này hay không là chuyện ngoài khả năng hiểu biết của người viết.

Wednesday, December 9, 2015

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    

NNhân sự đại hội đảng đang khó thế nào?

  • 9 tháng 12 2015


Image copyright AFP

Một nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam từ Singapore vừa bình luận phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm 08/12, thừa nhận công tác nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 còn 'rất khó khăn'.
Trao đổi với BBC từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), TS. Hà Hoàng Hợp bình luận về mức độ 'khó khăn' này:
"Theo quy chế của chỉ thị 244 và chỉ thị 36, trong cả quá trình 2 năm trở lại đây, việc chọn nhân sự cho đến cấp ứng cử viên kể như là đã hoàn thành.
"Tức là tất cả những người được làm, được bầu thành bí thư các tỉnh, trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chắc chắn sẽ là ứng cử viên khóa 12 để vào Ban chấp hành trung ương.


"Còn cái số theo quy chế tuổi, dưới một tuổi, thì bây giờ vẫn còn hai hoặc ba vấn đề, để mà còn xem tiếp hai hay ba vấn đề này chắc có những khó khăn nào đó."
Và nhà nghiên cứu phân tích tiếp:
"Ví dụ số người ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa 12 mà lại sinh năm 1960, nhiệm vụ của Hội nghị trung ương lần thứ 13 phải xét những trường hợp đó.
"Những người nào hiện nay vẫn nằm trong Ban chấp hành Trung ương, mà tuổi sinh năm 1956 thì đương nhiên có thể được tái ứng cử.

"Thế nhưng những người sinh sớm hơn như là năm 1955 hay năm 1954, xử lý thế nào, đó cũng là nhiệm vụ của Hội nghị Trung ương 13."

Hai hội nghị trong tháng 12?



Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú TrọngImage copyright Getty
Image caption Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có một số 'khó khăn' trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng 12.

Vẫn theo nhà nghiên cứu này, có thể trong tháng 12/2015, sẽ diễn ra cùng lúc hai hội nghị trung ương Đảng lần thứ 13 và lần thứ 14, mà theo đó, nếu được nhóm họp, hội nghị 13 sẽ tập trung kỹ hơn về nhân sự, còn hội nghị 14 có thể thay thế một hội nghị trù bị chuẩn bị cho khai mạc Đại hội lần thứ 12.
Cũng nhân dịp này, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp đưa ra bình luận về hai điều chỉnh nhân sự mới nhất trong tuần này, trong đó có vị trí tân thứ trưởng thứ 9 trong Bộ công an.
Theo nhà nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đã được Bộ chính trị xét để bổ sung nhân sự cho Bộ Công an theo chủ trương chung 'bổ sung nhân sự' cho các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao.
"Số thứ trưởng Bộ Công an hiện nay là 9 người, nhưng sẽ có một số người sau đại hội, hoặc trong năm 2016 sẽ nghỉ hưu.
"Việc đưa ông Thành sang chỉ nhằm mục đích tăng cường số thứ trưởng cho Bộ Công an để khi các vị kia nghỉ hưu, hoặc là chuyển công tác khác, hoặc vẫn ở Bộ Công an nhưng không điều hành nữa, thì số Thứ trưởng vẫn quanh quẩn ở số 7 người," TS. Hà Hoàng Hợp nói với BBC.
Đại hội Đảng lần thứ 12, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 1/2016.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151208_hahoanghop_party_personnel

Đại hội Đảng CSVN diễn ra 'tháng 1/2016'

  • 8 tháng 12 2015

Image copyright Getty

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết dự kiến Đại hội toàn quốc 12 của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra trong tháng 1/2016.
Ông Trọng nói tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 8/12 ở Hà Nội, theo tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhắc lại dự kiến đại hội Đảng sẽ tổ chức trong tháng 1/2016.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản nói công tác nhân sự còn “rất khó khăn” tuy vẫn đang được làm “bài bản, chặt chẽ”.
Ông Trọng được dẫn lời nói cán bộ phải trung thành tuyệt đối với nhân dân, đất nước, phải bảo vệ cho được chế độ.
Về việc chọn lựa lãnh đạo mới, ông Trọng nói khi chọn cán bộ là phải có đức, có tài, nhưng chữ đức phải là gốc.
“Người dân bức xúc nhất là sự suy thoái của một bộ phận trong Đảng, mà không cẩn thận thì sẽ gây phá hoại từ trong ra, chứ không phải từ bên ngoài đâu. Cốt yếu là từng cơ sở Đảng phải vững chắc, Đảng phải trong sạch.”
“Vậy nên băn khoăn của các cô, các bác rất đúng, mà Trung ương Đảng cũng rất lo việc đó.”
Ông Trọng cũng bình luận về tranh chấp Biển Đông:
“Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển.”
“Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức Đại hội Đảng được không?”
“Ta xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật… vừa qua như thế hợp lý, đảm bảo độc lập tự chủ, chơi với mọi nước nhưng không phụ thuộc vào ai.”
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151208_nguyen_phu_trong_daihoi_dang

No comments:

Post a Comment