Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 October 2016

TIN QUỐC TẾ = CHỨC VỤ GIÁO SƯ =

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM & THẾ GIỚI

  


Ý kiến ông Nguyễn Gia Kiểng về cách thay đổi Việt Nam

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-01-24
daihoidang12-630

Nhìn vào cương lĩnh của Đảng Cộng sản, tức hai báo cáo chính trị và báo cáo về kinh tế - xã hội, thì không có định hướng. (minh hoạ)
AFP PHOTO

Đảng cộng sản Việt Nam họp đại hội toàn quốc lần thứ 12 được nói nhằm vạch ra hướng đi cho 5 năm sắp tới.
Tuy nhiên thực tế có gì khác trước cả về đường lối và con người?
Ông Nguyễn Gia Kiểng thuộc Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ Pháp đưa ra một số nhận định về vấn đề đó. Trước hết ông này có ý kiến đối với kêu gọi cấp bách phải đổi mới thể chế mà đại biểu Bùi Quang Vinh đưa ra trong ngày 22 tháng giêng vừa qua.
Ông Nguyễn Gia Kiểng: Nói thay đổi thể chế tôi chắc ông Bùi Quang Vinh muốn nói thay đổi thể chế để làm kinh tế có hiệu lực hơn. Đó là điều mà người ta chờ đợi ông ta nói thì đáng lẽ ông phải nói.
Bây giờ nhìn vào cương lĩnh của Đảng Cộng sản, tức hai báo cáo chính trị và báo cáo về kinh tế - xã hội, thì không có định hướng. Tôi thấy rõ hoàn toàn: lần đầu tiên một tài liệu đã mất nhiều thời giờ để soạn thảo nhưng cuối cùng không nói gì cả. Bởi vì chúng ta đang đứng trước một thử thách rất lớn là sự thay đổi về nhiên liệu. Tại hội nghị COP-21, thế giới quyết định chuyển hóa từ năng lượng, nhiên liệu dầu mỏ sang nhiên liệu tái tạo được thì Việt Nam phải ứng phó như thế nào. Giá của nhiên liệu, đặc biệt của allumin (nhôm) chẳng hạn, sẽ giảm rất nhiều trong thời gian dài trước mắt, vậy thì kế hoạch bauxite Tây Nguyên phải xử lý như thế nào; Việt Nam có tiếp tục xây 16 lò điện nguyên tử nữa hay không? Hay chính quyền đã hiểu rằng nó quá nguy hiểm cho sự tồn vong của đất nước mà chúng ta không thấy một lời nào trong cương lĩnh chính trị cả.
Còn những vấn đề khác như khi vào TPP- khối hợp tác xuyên Thái Bình Dương, thì nền kinh tế phải thích nghi như thế nào? Tôi chờ đợi những điều đó, tôi đã đọc và không thấy gì hết.
Theo tôi có một việc làm khẩn cấp (khẩn cấp vì không thể làm nhanh)(1), đó là chuyển hóa từ một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu sang một nền kinh tế lấy thị trường nội địa làm căn bản. Đó là điều bắt buộc.
Đó là một văn bản rỗng nghĩa. Cho nên trở lại vấn đề ông Bùi Quang Vinh, nếu có một việc phải làm là phải hủy bỏ bộ kế hoạch đi, hai là phải trả lời cho những câu hỏi cấp bách về định hướng mới về kinh tế Việt Nam. Nhưng tôi thấy hoàn toàn không có, cho nên sự đổi mới về thể chế thì có thể nói là Đảng cộng sản nhìn thấy chế độ đang sa lầy và nếu không đổi mới thì sự tồn vong của chế độ sẽ bị đe dọa nặng nề, sự sụp đổ là chắc chắn; nhưng phải nói họ thực sự không biết phải đổi mới cái gì.
Gia Minh: Là người từng có ý kiến về việc thay đổi để có thể đưa đến một đất nước tốt đẹp mà như ông nói Đảng cộng sản (VN) đang bối rối không có định hướng rõ ràng, thì theo ông cần phải làm gì lúc này?
Ông Nguyễn Gia Kiểng: Theo tôi có một việc làm khẩn cấp (khẩn cấp vì không thể làm nhanh), đó là chuyển hóa từ một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu sang một nền kinh tế lấy thị trường nội địa làm căn bản. Đó là điều bắt buộc. Việt Nam hiện nay là quốc gia lệ thuộc nặng nề vào môi trường thế giới. Chúng ta có một chỉ số đo lường sự lệ thuộc đó. Đó là lấy ngoại thương (xuất khẩu) cộng với nhập khẩu so sánh với GDP (tổng sản lượng quốc gia). Bình thường những quốc gia lành mạnh người ta ở mức 50% hay 30%. Những quốc gia xuất khẩu nhiều như Đức (quốc gia xuất khẩu nhiều nhất tại Châu Âu), tỷ lệ đó là 80%. Trong trường hợp Hàn Quốc, một nền kinh tế rất mạnh, cũng có ngoại lệ đi tới trên 80%. Còn những nước khác ở mức 50%-60% là nhiều. Nhưng ở Việt Nam mức độ đó là 200%; tức nền kinh tế Việt Nam sẽ rất lệ thuộc vào những biến chuyển trên thế giới, và không làm chủ được. Đó là điều rất nguy hiểm. Trong tình trạng đó, mọi kế hoạch đều rất mơ hồ vì chúng ta không làm chủ được tình thế. Mọi định hướng đều rất mơ hồ đó là một điều mà trong dự án chính trị của anh em chúng tôi trong Tập hợp Dân chủ Đa Nguyên với dự án chính trị ‘Khai sáng Kỷ nguyên Thứ hai’ được coi là một trong 12 định hướng lớn mà nhà nước phải làm ngay từ bây giờ. Bởi vì chuyển hóa từ một nền kinh tế đặt nền tảng trên xuất khẩu sang nền kinh tế lấy thị trường nội địa làm nền tảng là một sự chuyển hóa rất khó khăn, không thể làm nhanh được, phải làm từ từ bắt đầu ngay từ bây giờ. Phải hiểu rằng tình trạng rất nguy ngập cho kinh tế Việt Nam.
Gia Minh: Hiện nay Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc rất nhiều không chỉ về mặt chính trị mà còn về mặt kinh tế vì Việt Nam ở sát nước này và biết bao nguồn hàng của Trung Quốc cũng như nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang ở Việt Nam để thao túng, vậy làm sao để hóa giải tình trạng với Trung Quốc?
kinhte

Xe công nghiệp bao gồm xe buýt, xe tải và xe ủi đất ở Hà Nội vào ngày 12 tháng 6 năm 2013 trong một cuộc triển lãm thương mại bốn ngày đối với các sản phẩm xuất xứ các tỉnh phía nam Trung Quốc của tỉnh Quảng Tây.
Ông Nguyễn Gia Kiểng: Điều thứ nhất là phải giảm bớt những công trình xây dựng kết cấu hạ tầng do Trung Quốc xây dựng. Hiện nay Trung Quốc được trúng thầu từ 80-90%. Đó chính là lời của các viên chức trong chế độ. Chúng ta quá lệ thuộc Trung Quốc. Điều thứ hai chúng ta phải đặt những người có khả năng thực sự vào những vai trò chỉ huy. Chúng ta thấy tất cả báo chí đều nói các công trình đó đều rất bê bối, không đạt yêu cầu; thế nhưng chúng ta chưa thấy vụ án nào hết. Chúng ta không làm được, tôi chắc rằng Nhà nước (VN) không làm được vì những điều kiện hợp đồng, tiến trình thi công, công thức tiếp thu từng phần một không rõ ràng, không cho phép Việt Nam truy tố những chủ thầu bê bối và bắt họ phải nộp phạt. Thế thì một trong những định hướng là phải giảm bớt những công trình giao cho Trung Quốc khi mà Việt Nam không thể kiểm soát được trong quá trình thi công. Ít ra phải giao cho những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc có phương pháp, danh dự, đạo đức nghề nghiệp hơn.
Định hướng thứ hai là phải thiết lập lại kiểm soát ở biên giới chứ không thể để cho hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập vào Việt Nam như chỗ không người.
Điều thứ ba dù muốn hay không phải chuẩn bị để hợp tác chặt chẽ với TPP vì không thể nhờ vả Trung Quốc được nữa. Chính Trung Quốc cũng đứng trên bờ vực thẳm, Trung Quốc đang lâm vào một cuộc khủng hoảng rất lớn. Cho đến nay, Trung Quốc từng hứa viện trợ cho Việt Nam trong vòng 5 năm hai chục tỷ đô la Mỹ và cho Việt Nam vay 100 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm. Thế nhưng vừa rồi ông Tập Cận Bình sang Hà Nội cho biết trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc chỉ viện trợ không cho Việt Nam 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 150 triệu đô la mà thôi. Tức trong vòng năm năm, chia ra cho mỗi năm thì mỗi năm được 30 triệu; chia ra cho 90 triệu dân thì mỗi người được 30 cents, không thấm tháp vào đâu cả. Và số cho vay cũng chỉ 5 tỷ nhân dân tệ. Việt Nam từ trước đến giờ dựa vào Trung Quốc, lệ thuộc vào Trung Quốc tức bán hàng mang nhãn mác Trung Quốc và thâm thủng ngoại thương rất nhiều với Trung Quốc. Vấn đề tự nó phải giải quyết: một là chính quyền Việt Nam tự lập được, hai là phải sụp đổ vì có muốn dựa vào Trung Quốc cũng không được nữa.
Bài toán thoát Trung về mặt chính trị cũng như về mặt kinh tế là bắt buộc. Việt Nam dù muốn hay không cũng không thể dựa vào Trung Quốc được nữa, Việt Nam chỉ có cách một là thành công trong việc thoát Trung, hai là sụp đổ mà thôi.
Gia Minh: Nhiều ý kiến cho rằng do những yếu tố khách quan thúc đẩy Việt Nam đến lúc phải thừa nhận cần thay đổi chính trị, theo ông đâu là những thúc bách dồn Đảng Cộng sản Việt Nam đến chỗ thay đổi chính trị?
Bài toán thoát Trung về mặt chính trị cũng như về mặt kinh tế là bắt buộc. Việt Nam dù muốn hay không cũng không thể dựa vào Trung Quốc được nữa, Việt Nam chỉ có cách một là thành công trong việc thoát Trung, hai là sụp đổ mà thôi.
Ông Nguyễn Gia Kiểng: Tôi nghĩ vì từ trước chọn lựa của các cấp lãnh đạo Việt Nam là dựa vào Trung Quốc để tồn tại. Các cấp lãnh đạo Việt Nam có thể có quan niện khác nhau trên rất nhiều vấn đề, họ có thể xung đột với nhau để tranh giành quyền lực; nhưng họ đều đồng ý với nhau phải dựa vào Trung Quốc để tồn tại. Thế nhưng bây giờ vấn đề là họ không thể nhờ vào Trung Quốc, không thể dựa vào Trung Quốc, họ cảm thấy đang dựa vào một bức tường bằng giấy, và họ bắt buộc phải mở cửa, hội nhập với thế giới dân chủ. Cho nên mới có những chuyến thăm Mỹ như của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây… Không phải ông Trọng muốn cởi mở đâu, ông ta là một người rất bảo thủ; nhưng không có chọn lựa nào khác. Về chọn lựa này, tôi nghĩ Đảng Cộng sản (VN) có nhiều cơ hội, nhiều dịp để nhìn thấy cái bắt buộc chuyển hóa thể chế sang dân chủ; nhưng họ đã từ chối làm và sau khi từ chối làm nhiều quá, theo tôi nghĩ thời gian đã hết và bây giờ quá trễ để có thể chuyển hóa. Cho nên giải pháp cho Việt Nam là phải có một giải pháp thay thế, phải có một lực lượng dân chủ để thay thế. Chứ tôi nghĩ Đảng cộng sản Việt Nam từ chỗ chần chừ, từ chỗ không muốn đổi mới đã rơi vào tình trạng không thể đổi mới được nữa.
Gia Minh: Không thể thế nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những yếu tố khách quan như vừa nói, theo ông tình hình đến lúc nào sẽ có những thay đổi phải diễn ra?
Ông Nguyễn Gia Kiểng: Một đặc tính chung của các chế độ độc tài, nhất là chế độ độc tài cộng sản là cho đến một tuần lễ trước khi sụp đổ vẫn tỏ ra rất vững vàng. Nhưng rồi nó sụp đổ như là bị ‘nhồi máu cơ tim’ vậy. Đằng nào cũng sẽ có thay đổi. Điều mà chúng ta lo ngại là sự sụp đổ của chế độ cộng sản chỉ nhường chỗ cho một khoảng trống chính trị, do đó có sự hỗn loạn. Nhưng tôi nghĩ cũng không nên quá bi quan, người Việt Nam cũng có sự chuẩn bị tinh thần. Tôi cũng quan sát sự thay đổi của những nước chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ, tôi thấy đều không có tổ chức hết. Vì tất cả những chế độ độc tài đều quyết tâm không để nhen nhóm các tổ chức đối lập. Thế nhưng ở Việt Nam có một giới dân chủ, hạt nhân dân chủ nghĩ đến sự thay đổi, và ít ra chúng ta biết phải thay đổi những gì. Đối lập Việt Nam dù chưa có lực lượng mạnh nhưng biết mình phải làm những gì nên chúng ta sẽ không bở ngỡ như những dân tộc khác.
Gia Minh: Nhiều người chờ đợi đại hội đảng qua đi và nhân sự mới được đưa lên thì thấy được hướng, ông có nghĩ nhận định đó đúng đắn không?
Ông Nguyễn Gia Kiểng: Tôi nghĩ sự chờ đợi đó là tự nhiên, ai mà không chờ đợi, mặc dù tôi là người đối lập tôi cũng chờ đợi những khuôn mặt mới. Nhưng phải thực tế nhìn nhận rằng số người đó cũng nằm trong số những người mà chúng ta đã biết. Tất cả những người đó là sản phẩm của một guồng máy sàng lọc đã đào thải hết những con người có ý kiến cá nhân, có suy tư độc lập. Bản lĩnh của những người đó chúng ta thấy và có thể đánh giá được. Nên tôi nhắc lại một điều là chờ đợi thì cứ chờ đợi và chúng ta không mong muốn gì hơn sẽ có người tiến bộ, có người nhìn thấy vấn đề, có người có khả năng.
Tôi trở lại nhận xét rất thành thực là vì Đảng Cộng sản đã từ chối đổi mới quá lâu và để cho tình hình mâu thuẫn nội bộ, những mâu thuẫn về quản lý đất nước trong nội bộ tích lũy nhiều quá cho nên, thành thực mà nói, vào giờ này đã hơi trễ cho Đảng Cộng sản để có thể đổi mới thực sự và tồn tại được.

Cuộc chiến dường như đã kết thúc

Mặc Lâm, phóng viên RFA
2016-01-24
Email
DungTrong-630

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã rời khỏi sân đấu và ông Trọng chỉ việc ngồi đó và chờ đọc diễn văn nhậm chức.
AFP PHOTO

Chiều ngày 23 tháng 1 vừa qua Thượng Tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Giám đốc Học viện Quốc phòng, từ Đại hội khóa XII đã cho báo chí biết những thông tin quan trọng về kết quả cuộc đề cử chức danh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo tiết lộ của ông Trung thì trong Ban chấp hành Trung ương khóa XI có giới thiệu 4 người ở lại với cương vị này và ông Nguyễn Phú Trọng là người thứ 5 được Bộ chính trị giới thiệu lên Trung ương như 4 người kia, nhưng khác với họ ông không rút tên ra khỏi danh sách đề cử.
Sau khi Đại hội đại biểu khóa XII khai mạc được ba ngày, hầu hết các tờ báo chính thống của Việt Nam đều chạy cái tít nơi trang nhất: “Duy nhất đồng chí Nguyễn Phú Trọng ứng cử cho chức danh Tổng Bí thư”.
Theo báo chí có 5 người được đề cử thì hết 4 người xin rút tên trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được dư luận trong và ngoài nước cho là ứng viên nặng ký nhất trong vị trí Tổng bí thư khóa XII.
Thượng tướng Võ Tiến Trung cũng cho báo chí biết, sở dĩ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không xin rút khỏi danh sách như 4 người kia là vì ông đã được Bộ chính trị thống nhất giới thiệu trước đó.
Theo Thượng tướng Võ Tiến Trung thì ông Nguyễn Phú Trọng dù lớn tuổi nhưng được Trung ương khóa XI đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức vụ Tổng Bí thư khóa XII.
Từ nhiều tuần qua tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút tên ra khỏi danh sách đề cử chức vụ Tổng bí thư đã loan tải rộng rãi trên mạng Internet và giới quan sát cho rằng đây là kết quả tính theo thời điểm phe nào mạnh hơn. Tuy không ai xác định là tin rò rỉ từ nguồn nào nhưng hơn một tháng về trước, từ Hà Nội, nguồn tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ giữ chức Tổng bí thư thêm nửa nhiệm kỳ nữa đã râm ran trong giới thạo tin mặc dù giới quan sát không cho rằng đây là khả năng có thể xảy ra khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn khá nhiều quân cờ trong tay để vươn tới chức vụ cao nhất nước này.
Nói với báo chí bên lề đại hội XII những chi tiết mà người dân từng nghe vài ngày trước đây như một xác định sự thắng thế của ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm giữ vai trò Tổng bí thư, ông Võ Tiến Trung trong tư cách gần như đại diện cho Đại hội XII cho biết ông Nguyễn Phú Trọng ở lại nhằm kế thừa, tập hợp giữ vững chính trị, giữ vững khối đoàn kết toàn dân, và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng.
ngphutrong

Ông Nguyễn Phú Trọng dù lớn tuổi nhưng được Trung ương khóa XI đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức vụ Tổng Bí thư khóa XII. 
Ông Nguyễn Khắc Mai nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương cho biết ý kiến của ông sau khi nhận được tin này, ông nói:
-Tôi gửi cái thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho Thủ tướng Chính phủ nói về sự tôn nghiêm của nhà nước và của cái đảng này. Nếu đảng thật sự văn mình và đạo đức thì phải giữ gìn sự tôn nghiêm!
Người ta đã tố cáo Nguyễn Phú Trọng 14 tội có tính chất phản quốc và cái tin này đã công khai trên mạng thế thì phải nghiên cứu, phải xét xử, phải kết luận Trọng vô can vô tội hay Trọng có tội. Tôi không kết luận 14 điều ấy nhưng tôi có chứng cớ của cá nhân tôi có một số điều mà cái tố cáo 14 tội phản quốc ấy là có cơ sở.
Thế thì đại hội nếu bầu một cái anh mà người ta đã tố cáo là phản quốc thì cái đại hội ấy là cái gì? Và như thế tức là tôi đã dề nghị đại hội phải lập một ủy ban xem xét tư cách của Nguyễn Phú Trọng trên cơ sở như đã bị tố cáo với tội danh có tính chất phản quốc. Đại hội phải bác bỏ thông tin này và khẳng định Nguyễn Phú Trọng vô tội thì bầu anh ta mới có lý còn nếu không thì đại hội này đứng trước một vấn đề rất nghiêm trọng của lịch sử là anh hồ đồ và anh thiếu văn hóa vì người ta tố cáo như vậy nhưng anh không kiện ra. Nếu anh bầu tức là anh công nhận, anh đạp lên trên dư luận của xã hội. Thế thì còn gì là văn minh là đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra cho cái đảng Cộng sản này?
Từ Đà Lạt, TS Hà Sĩ Phu người từng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền trong nhiều năm qua cho biết nhận xét của ông về vai trò mà ông Nguyễn Phú Trọng sắp tiếp tục nắm giữ:
-Cái tin này cũng là cái tin chưa thật chính thức, chính thống của cơ quan phát ngôn thế nhưng từ một ông có tên có tuổi mà lại rất trung thành với xã hội chủ nghĩa, trung thành với đảng thì nói gì ta phải tin ông ấy. Tôi nghĩ rằng dựa trên kết quả đó thì thật là đáng buồn bởi vì nếu phe của ông Trọng mà thắng thì xã hội lại rất ổn định theo Tàu. Phần lệ thuộc Tàu thì chắc rồi, không trục trặc gì đâu rất là ổn định.
Ông Trọng ở lại thì tôi thấy có mấy điều như thế này. Thứ nhất cái quan hệ với Tàu không cứng rắn lên được tí nào, đấy là một. Thứ hai thì vấn đề dân chủ sẽ không có bởi vì ông ấy cứ chủ trương là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảng lãnh đạo thì làm gì có tự do? Thứ ba nữa có thể ông ấy sẽ ở lại một hai năm nhưng ở lại một hai năm thì ông ấy sẽ cản trở mối quan hệ với nước ngoài ngay cả TPP cũng không đến nơi đến chốn và ông ta sẽ dẹp nót tất cả những người có quan điểm không đồng ý với cánh của ông ta.
Tôi nghĩ một người đã thân Trung Quốc mà lại bảo thủ như thế thì chỉ cần ở lại thêm một hai năm nữa cũng làm cho tình hình xấu đi nhiều.
Người ta đã tố cáo Nguyễn Phú Trọng 14 tội có tính chất phản quốc và cái tin này đã công khai trên mạng thế thì phải nghiên cứu, phải xét xử, phải kết luận Trọng vô can vô tội hay Trọng có tội.
TS Nguyễn Thanh Giang, một người tranh đấu cho dân chủ khác tại Hà Nội biểu lộ sự thất vọng tuyệt đối của ông trước tuyên bố của Thượng tướng Võ Tiến Trung, TS Giang nói:
-Nếu cái tin ấy là sự thật thì đấy là một cái tin hết sức đáng buồn, đáng ngạc nhiên. Không chỉ buồn cho tôi mà buồn cho dân tộc Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng nếu kéo đài một nhiệm kỳ nữa thì với một con người tuổi tác đã cao, năng lực thì không có gì, ý chí cũng kém, còn bằng cấp, học vị của ông ấy không nói lên được gì cả bởi vì biểu hiện ra bên ngoài của ông ấy không có cái gì tỏ ra là một người tinh anh, không có gì tỏ ra có nghị lực, sáng suốt và nắm bắt được cái viễn kiến của thế giới và trong nước.
Phát biểu của ông ấy làm cho người ta khẳng định rằng ông chính là người làm cho Đảng cộng sản Việt Nam tách ra khỏi nhân dân Việt Nam. Và điều quan trọng nhất là rất nhiều người nghi ngờ rằng ông ấy là nội ứng của Trung Quốc. Mà nếu không phải là nội ứng của Trung Quốc nhưng cách cư xử cách giải quyết vấn đề của đất nước và dân tộc như vậy thì chứng tỏ ông ấy sẵn sàng đẩy nhân dân vào vòng nô lệ của Trung Quốc. Đấy là cái điều tệ hại hơn tất cả những điều tệ hại.
Thượng tướng Võ Tiến Trung tuy chỉ xuất hiện vài lần hiếm hoi trên mặt báo khi chuẩn bị Đại hội Đảng khóa XII nhưng có vẻ ông đã được chọn là người phát ngôn cho đại hội. Những dẫn giải của ông về vấn đề bảo vệ đất nước có liên quan đến Trung Quốc vài ngày trước đây cho thấy ông đã được hệ thống chỉ đạo về các phát biểu quan trọng liên quan đến đường lối quốc phòng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Nhìn ông Võ Tiến Trung dưới một lăng kính khác, TS Hà Sĩ Phu cho rằng ông Trung là người cùng phe với ông Nguyễn Phú Trọng vì quan điểm riêng của ông về vấn đề chủ quyền đất nước phù hợp với điều mà ông Trọng từng theo đuổi trước đây. TS Hà Sĩ Phu cho biết:
-Nhân tiện đây tôi cũng nói về ông Võ Tiến Trung một tí. Ông ta chủ trương yêu nước mà yêu từ xa. Yêu nước từ xa nghe thì có vẻ cao đạo lắm! Nó đâm tàu cá của anh, nó thiết lập các cơ quan quan trọng nơi hiểm yếu của đất nước anh, anh bị xâm lược rất lâu rồi mà lại còn nói chuyện yêu nước từ xa thì lúc nào mới xa nữa? Đó chính là tiếp tay để cho chế độ bắc thuộc nó được yên lành, để cho nó chiếm nước mình một cách thật ngon lành. Theo tôi nghĩ cả cái cánh của ông ta như thế thì ông Trọng đúng là tiêu biểu cho thân Tàu rồi.
Một điểm nhỏ nhưng ý nghĩa có thể lớn mà ông Võ Tiến Trung tiết lộ cho báo chí rằng mặc dù những người rút tên ra khỏi danh sách đề cử nhưng nếu Đại Hội không đồng ý thì họ có thể tiếp tục là một ứng viên cho chức danh Tổng Bí Thư. Tiết lộ này như một dấu chấm hỏi cho người dân khi hầu hết tin rằng ván cờ đã được định đoạt, ông Nguyễn Tấn Dũng đã rời khỏi sân đấu và ông Trọng chỉ việc ngồi đó và chờ đọc diễn văn nhậm chức.

Lời kêu gọi của BT Bùi Quang Vinh liệu có khả thi?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
    Bui_Quang_Vinh_622
    Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại Hội Đảng CSVN lần 12 ngày 22/1/2016.
    Courtesy mpi.gov.vn

    Một điều gây sôi nổi trong ngày thứ hai đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 được nói là kêu gọi đổi mới thể chế chính do đại biểu Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư, nêu ra.

    Kêu gọi cũ được lặp lại

    “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”. Đó là câu được trích dẫn từ bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư tại phiên thảo luận về văn kiện của Đại hội Đảng.
    Ông Bùi Quang Vinh thừa nhận Việt Nam đạt được một số thành tựu về mặt kinh tế trong thời gian ba chục năm qua; thế nhưng so với các nước trong khu vực có cùng tương quan thì chưa thể bằng lòng bởi Việt Nam còn là nước nghèo.
    Tôi chỉ hy vọng bài phát biểu này phần nào sẽ tác động đến 1510 con người đang ngồi đó và có thể họ có sự nhìn nhận lại, suy nghĩ lại để có những hành động quyết liệt hơn cứu nguy cho đất nước, cứu nguy cho dân tộc trong hoàn cảnh cấp bách này.
    -Nguyễn Lân Thắng
    Thế rồi so với những quốc gia cũng trải qua chiến tranh như Nhật Bản, Hàn Quốc, họ cũng từ nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở nên quốc gia có nền kinh tế phát triển. Việt Nam có thời gian 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới nhưng tình trạng vẫn như hiện nay thì yêu cầu đổi mới là cấp bách hơn bao giờ hết. Đổi mới thì đảng mới có thể sống còn.
    Và theo ông Bùi Quang Vinh nếu thực hiện được chuyện thay đổi hệ thống chính trị hiện nay thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ khôi phục lại được niềm tin đã mất nơi người dân.

    Thực tế khách quan buộc phải thay đổi hệ thống chính trị

    Nhiều người nghe và biết về bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh đưa ra vào ngày 22 tháng giêng vừa qua tỏ ra đồng ý với kêu gọi như thế. Họ cũng nhận định là thực tế khách quan buộc Việt Nam phải thay đổi hệ thống chính trị hiện nay cho phù hợp thì mới có thể phát huy hiệu quả của những chuyển đổi kinh tế lâu nay.
    Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng có ý kiến:
    “Thực ra yêu cầu thúc bách hệ thống chính trị của Việt Nam phải có thay đổi đã có từ khá lâu rồi; nhưng chưa bao giờ nó dồn dập đến như bây giờ. Và tình hình kinh tế, chính trị dường như đến bước đường cùng rồi. Có thể chỉ có một sự kiện, một việc nào đó mà tác động thêm một chút nữa thôi thì như giọt nước tràn ly. Và có lẽ không còn đường nào cho Đảng cộng sản nếu như vẫn cứ tiếp tục kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, vẫn tiếp tục kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì tất cả các nguồn lực xã hội cũng như khả năng vay nợ nước ngoài, cũng như tình hình bi đát của kinh tế, xã hội quá khủng khiếp rồi!”
    Đại hội Đảng lần thứ 12 khai mạc tại Hà Nội, sáng ngày 21/1/2016.

    Một người khác, ông Võ Phù Đổng, cũng trình bày:
    “Tôi nghĩ đổi mới về chính trị đó là điều tất yếu, vì Việt nam từ năm 1986 đến nay đã đổi mới rất nhiều về đường lối kinh tế nên tôi nghĩ vấn đề chính trị phải tương đồng, phải đi theo. Việt Nam đã đổi mới nhưng đổi mới không đồng bộ. Sức ép trong nội tại của Việt Nam bắt buộc, đòi hỏi phải tiến tới đổi mới. Tôi nghĩ hiện nay vẫn còn lực cản này nọ, nhưng chắc chắn nhu cầu đòi hỏi phát triển xã hội là một qui luật.”

    Đánh giá ông Bùi Quang Vinh và tính khả thi

    Ở Việt Nam lâu nay thường những quan chức Đảng và chính phủ sau khi về hưu hay có những phát ngôn mạnh mẽ mà khi đương chức vì lý do này hay lý do khác họ không nói ra. Riêng trường hợp ông Bùi Quang Vinh thì đây không phải là lần đầu tiên ông có những phát biểu được cho là ‘thẳng thắn’ như thế.
    Cũng mới đây vào ngày tháng giêng này, ông Vinh nói với báo chí trong nước là ‘cứ bình tĩnh, không đổi mới thì Việt Nam sẽ khó khăn, sẽ tụt hậu. đó là điều rõ ràng rồi’.
    Trong năm 2013, ông Bùi Quang Vinh có phát biểu được gọi là ấn tượng như ‘Tôi nói rằng đất nước này cần công khai, minh bạch và không được có tham nhũng, bởi đó là những thứ này làm cho đất nước này ‘chết’ nhanh chóng nhất. Công việc này vô cùng khó khăn, động chạm đến rất nhiều người, vì làm họ mất rất nhiều quyền.
    Thực tế cho thấy ông Bùi Quang Vinh không thể làm gì trong một hệ thống chính trị nhu lâu nay tại Việt Nam. Và kêu gọi đổi mới mà ông vừa đưa ra cũng khó được thực hiện như nhận định của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng:
    Theo tôi đổi mới về mặt chính trị của Việt Nam trong thời gian tới đã đến giai đoạn chín muồi; khoảng từ 60%-70% trong kỳ đại hội đảng từ trong nội bộ đảng có sức ép cải cách rất lớn.
    -Võ Phù Đổng
    “Thực ra ông Vinh là người mà tôi trong thời gian còn làm việc trong cơ quan Nhà nước tôi đã từng làm dưới quyền ông ta trong những dự án ở tỉnh Lào Cai, phía bắc. Tôi rất hiểu con người ông Vinh. Những bài phát biểu như vậy phản ánh đúng con người ông ta mà tôi từng biết. Tuy nhiên việc những phát biểu như thế có thực hiện được, có làm được hay không phụ thuộc vào cả một hệ thống. Tôi chỉ hy vọng bài phát biểu này phần nào sẽ tác động đến 1510 con người đang ngồi đó và có thể họ có sự nhìn nhận lại, suy nghĩ lại để có những hành động quyết liệt hơn cứu nguy cho đất nước, cứu nguy cho dân tộc trong hoàn cảnh cấp bách này.”
    Tuy vậy, ông Võ Phù Đổng lại cho rằng thực tế khách quan sẽ đưa đến thay đổi sớm ngay trong năm nay:
    “Thứ nhất tôi thấy ông ấy là một trong những người thuộc giới cấp tiến của chính quyền Việt Nam không phải bây giờ mà đã trong một vài năm qua rồi. Ông Bùi Quang Vinh có nhiều lần phát biểu tương đối thẳng thắn là Việt nam cần phải đổi mới. Đôi khi chúng tôi nói đùa đúng ra ông này hoạt động dân chủ mới đúng. Ông ta không bao giờ tự nhận là nhà hoạt động dân chủ nhưng sự ăn nói của ông rất gần giống với những anh em dân chủ. Ông ta được cho là một trong những người cấp tiến của Đảng cộng sản Việt Nam. Quan điểm của cá nhân tôi cho rằng những phát biểu như của ông Bùi Quang Vinh, ông Vũ Ngọc Hoàng thì không có gì lạ.
    Theo tôi đổi mới về mặt chính trị của Việt Nam trong thời gian tới đã đến giai đoạn chín muồi; khoảng từ 60%-70% trong kỳ đại hội đảng từ trong nội bộ đảng có sức ép cải cách rất lớn. Chúng tôi tin rằng trong năm 2016 này những sự đổi mới chính trị ở Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề xảy ra ở mức độ nào thôi. Tôi cho rằng trong năm 2016 này  chắc chắn sẽ dẫn đến những đổi mới nếu không thực sự là đa nguyên, đa đảng thì cũng có cái gì đó đổi mới được một phần quan trọng để tiến đến điều đó.”
    Tiếng nói của những người được đánh giá là cấp tiến như của ông bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh sắp về hưu vẫn còn quá ít ỏi trong số 1510 vị đại biểu tham dự Đại hội đảng toàn quốc lần 12. Một hoạt động 5 năm được mở ra một lần để vạch đường hướng cho cả nước
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/call-urgent-reform-repeated-at-vcp-congress-gm-01232016072740.html


    Châu Á vào đợt lạnh 'lịch sử'




     


    Image copyright EPA
    Image caption Tuyết rơi mậ́y ngày nay tại tỉnh Lào Cai

    Nhiệt độ ở Sapa, tỉnh Lào Cai của Việt Nam xuống tới -4 độ C trong khi ở Hong Kong thời tiết lạnh nhất trong gần 60 năm.
    Truyền thông trong nước dẫn lời ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Lào Cai, cho hay đài này đã ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất tại Sapa là -4,2 độ hôm Chủ nhật 24/1.
    Đây là nhiệt độ thấp nhất tại Sapa trong 60 năm nay, kể từ khi có số liệu quan trắc.
    Tuyết rơi khá dày tại nhiều nơi vùng cao phía Bắc, trong đó có cả ở Ba Vì, ngoại thành Hà Nội.
    Đợt rét hiện nay vẫn diễn ra trong những ngày tới.
    Tại các nơi khác ở Á châu, nhiệt độ cũng xuống mức kỷ lục.
    Đảo Jeju của Hàn Quốc có tuyết rơi dày nhất trong ba thập niên, khiến hàng trăm chuyến bay tới đây bị hủy.
    Băng đọng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
    Jeju là địa chỉ du lịch nổi tiếng, và hàng nghìn du khách hiện đang bị kẹt lại nơi đây.
    Toàn bộ 517 trong ngày Chủ nhật bị hủy, cũng như 60 chuyến hôm thứ Hai, khi tuyết rơi dày tới 11cm.
    Ở Hong Kong, nhiệt độ xuống tới 3 độ C, thấp nhất trong gần 60 năm.
    Chính quyền thành phố khuyến cáo người dân mặc ấm và không ở ngoài trời gió trong thời gian dài.
    Trung Quốc cũng ra cảnh báo về đợt lạnh đang ùa về.
    Nhân dân Nhật báo nói thành phố Quảng Châu có tuyết rơi lần đầu tiên từ năm 1929.
    Tại Nhật Bản, hãng tin Kyodo nói 5 người chết và hơn 100 người bị thương vì lý do thời tiết trong 24 giờ qua ở nước Nhật.
    Giao thông tại nước này bị ảnh hưởng.
    Theo Kyodo, lần đầu trong 115 năm có tuyết rơi trên đảo Amami cách thành phố Kagoshima 380km về phía tây nam.
     http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160125_cold_weather


    Thành phố New York tê liệt vì bão tuyết

    • 24 tháng 1 2016
      

    Image 

      
    Người dân New York án binh bất động, giao thông ngưng trệ vì trận bão tuyết thuộc loại tồi tệ nhất lịch sử tràn qua.
    Nhiều nơi ở Bờ Đông Hoa Kỳ chịu mưa tuyết đổ dày tới 102cm và đợt thiên tai này ảnh hưởng tới 85 triệu người.
    Nhà chức trách New York bắt đầu hạn chế đi lại lúc 14:30 chiều giờ địa phương thứ Bảy 23/1 (02:30 sáng Chủ nhật giờ Hà Nội).
    Thị trưởng Bill de Blasio nói tại đây tuyết có thể đổ dày tới trên 70cm và trận bão hiện giờ thuộc loại tồi tệ nhất trong lịch sử.
    Tuyết dày đổ xuống các thành phố tại hơn 20 bang từ thứ Sáu.
    Thời tiết xấu làm ít nhất 17 người chết, đa phần vì tai nạn giao thông. 11 bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
    Hàng chục nghìn gia đình không có điện và tắc nghẽn giao thông kéo dài trên 12 tiếng đồng hồ diễn ra tại Kentucky và Pennsylvania.
    Đợt thiên tai này ảnh hưởng một khu vực rộng lớn ở trong nước, từ Alabama ở miền nam tới Massachusetts ở đông bắc.

    Các diễn biến mới nhất ở New York:




     
    Image copyright AFP
     
    Image copyright AP
    Thống đốc bang New York Andrew Cuomo tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong toàn tiểu bang.
    Gần như hầu hết các chuyến bay tới New York đều bị hủy. Các đường hầm bị đóng cửa và giao thông không thật cần thiết bị cấm.
    Dịch vụ tàu điện ngầm và nổi đều bị đình chỉ từ 16:00 chiều giờ địa phương (04:00 sáng Chủ nhật giờ Hà Nội)
    Tại đường cao tốc ở Pennsylvania, hàng trăm người bị mắc kẹt trong xe hơi cả ngày.
    Trong số đó có 250 sinh viên từ đại học Mary, bang North Dakota. Tuy nhiên ông chủ tịch trường này nói với BBC rằng không ai hoảng loạn.
    Tại Kentucky về phía nam, tắc xe dài tới 56km vì mưa tuyết và tai nạn nhưng nay đã giải tỏa.
    Hội Chữ thập đỏ đã dựng lều trại bên đường phục vụ người bị mắc kẹt trong giao thông.
    Hơn 7.000 chuyến bay tới Bờ Đông bị hủy, riêng hôm thứ Bảy là 4.300. Các sân bay tại Washington DC tiếp tục đóng cửa vào Chủ nhật.




     
    Image copyright EPA

     
    Image copyright Getty
    Một người chết hôm thứ Bảy tại Maryland vì đau tim khi đang dọn tuyết.
    Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại các tiểu bang New York, Tennessee, Georgia, Kentucky, North Carolina, New Jersey, Virginia, West Virginia, Maryland, Pennsylvania, và the District of Columbia
    Chính phủ liên bang tạm ngừng hoạt động từ trưa thứ Sáu nhưng Tổng thống Barack Obama vẫn ở lại Tòa Bạch Ốc.
     http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160124_newyork_blizzard


    Thứ hai, 25/01/2016

    Miền đông nước Mỹ ngập chìm trong biển tuyết sau trận bão

    Cư dân đào xe ra khỏi tuyết ở Union City, New Jersey, ngày 24/1/2016.
    Cư dân đào xe ra khỏi tuyết ở Union City, New Jersey, ngày 24/1/2016.
    Trận bão tuyết kỷ lục đã đi qua, nhưng đã gây cảnh tê liệt suốt miền đông nước Mỹ, khiến hàng vạn hộ gia đình mất điện, và làm hơn 10.000 chuyến bay bị hủy trong những ngày cuối tuần.  Đối với hàng triệu người ở lì trong nhà trú bão cuối tuần qua, bão dứt có nghĩa là họ phải bắt tay vào đào bới tuyết để trở lại sinh hoạt thực tế.  Thông tín viên Ramon Taylor của đài VOA có bài tường trình sau đây.
    Tài liệu về thời tiết sẽ ghi nhớ "trận bão mùa đông Jonas" là trận bão tuyết diễn ra theo đúng dự báo, tác động đến 85 triệu người Mỹ từ miền đông nam Hoa Kỳ, đến thủ đô Washington và thành phố New York, nơi tuyết đổ xuống đo được cao đến 68 centimét, mức lớn thứ hai trong sách kỷ lục.
    Với những người sử dụng mạng xã hội gọi bão Jonas bằng những tên thân mật khác như Snowmaggedon, Snowpocalypse và Snowzilla, trận bão là một cái cớ để họ chia sẻ những lo lắng hồi hộp, thất vọng và đôi lúc những phán đoán đáng ngờ.
    Nhưng giờ đây, trong khi mọi người đang đào tuyết mở đường để tìm cách trở lại với công việc, thì bất cứ cái thú nào cơn bão mang lại đã thực sự không còn nữa đối với nhiều người.
    Anh Osvaldo Ayala, một cư dân New York, nói:
    "Với những ai có xe hơi, thì bây giờ là ác mộng."

    Đặc biệt với anh Osvaldo, khi cái xẻng xúc tuyết của anh nằm trong chiếc xe bị tuyết vùi lấp không mở cửa ra được.
    Anh Matt, một cư dân khác ở New York cũng có xe hơi, nói rằng mục tiêu của anh là đào tuyết mở đường cho xong trước khi khối tuyết biến thành khối nước đá.
    "Đó là một việc mà nếu như bạn cứ đứng ngó lui lại 3 mét, bạn thấy ngao ngán và chỉ muốn chui lại vào trong nhà mà than thở, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục đào, xúc, và đừng nghĩ đến nó quá nhiều, thì khoảng hai tiếng đồng hồ sau, thì hy vọng bạn sẽ không đến nỗi nào."

    Xe tải xếp hàng chờ đổ tuyết từ các đường phố xuống một khu vực gần Lầu Năm Góc, ngày 23/1/2016.
    Xe tải xếp hàng chờ đổ tuyết từ các đường phố xuống một khu vực gần Lầu Năm Góc, ngày 23/1/2016.
    Song đối với những người lớn tuổi ở thành phố này, thì tuyết chất đống gây ra rất nhiều khó khăn khác.
    Ông Robert Meissner là một người lớn tuổi ở New York.
    "Tôi nằm trong số những người may mắn.  Ở tuổi tôi mà vẫn cố bước ra ngoài được.  Nếu không còn đi lại bình thường được , thì quả là một sự liều mạng khi ra ngoài trong lúc thời tiết như thế này.”
    Ông Meissner nói trận bão mùa đông năm nay là trận bão lớn nhất mà ông từng chứng kiến trong 59 năm ông ở New York.  Nhưng ông nói miễn là mọi người còn xúc tuyết, thì ông vẫn xoay sở được với cái khung tập đi của mình.
    • Xe ủi tuyết chạy trên đường Interstate 95 trong lúc tuyết bắt đầu rơi xuống ở Ashland, Virginia, ngày 22 tháng 1, năm 2016.
    • Một người dân dắt chó trong tuyết ở Richmond, Virginia, ngày 22/1/2016
    • Bà Donna Przychodzki, cư dân Secaucus, tiểu bang New Jersey, mua 2 xẻng xúc tuyết tại một cửa hàng ở Rutherford, ngày 22/1/2016
       
    • Trận bão tuyết bắt đầu vào chiều thứ Sáu 22/1 và tiếp tục cho đến sáng sớm ngày Chủ nhật. Theo dự báo, tuyết sẽ đổ xuống nhiều tại ít nhất 15 tiểu bang, với những tình huống bão tuyết lịch sử có thể xảy ra tại Washington D.C., Baltimore và khu vực thành phố New York. Các giới chức thời tiết dự báo có khoảng từ 30 đến 90 centimét tuyết.
    • Tuyết bắt đầu dính trên mũ và áo khoác của một cảnh sát Điện Capitol thủ đô Washington, ngày 22/1/2016.
    • Các chuyến bay bị hủy bỏ trên bảng điện tử tại Sân bay La Guardia ở New York, ngày 22/1/2016.
    • Cư dân đi bộ qua đường phố phủ đầy tuyết tại trung tâm thành phố Nashville, Tennessee, ngày 22/1/2016. Phần lớn trung tâm thành phố gần như trống trơn trong lúc các cơ quan nhà nước và chính quyền thành phố đều đóng cửa.
    • Nhân viên Duke Energy làm việc để khôi phục điện lại cho một khu phố tại Matthews, tiểu bang North Carolina, ngày 22 tháng 1, 2016.
    • Đại lộ Pennsylvania Avenue nhìn về hướng Điện Capitol gần như trống trơn vào buổi sáng sớm 22/1/2016 trong lúc thủ đô nước Mỹ đang chuẩn bị đối phó với trận bão tuyết lớn.
    • Một cửa hàng tại Raleigh, North Carolina, quảng cáo những thiết bị 'thiết yếu, cho bão tuyết. ngày 21/1/2016.
    • Ông Vincent Ayd (trái), chủ cửa hàng bán dụng cụ Ayd và tài xế Mike Jock dỡ hàng gồm xẻng xúc tuyết và muối để làm tan băng tại Towson, tiểu bang Maryland, ngày 21/1/2016.
    • Cư dân ở Silver Spring, Maryland mua muối để làm tan băng. Ngoài vùng thủ đô Washington, tình trạng khẩn cấp cũng đã được tuyên bố ở bang Maryland cũng như ở bang Virginia.
       http://www.voatiengviet.com/content/mien-dong-nuoc-my-ngap-chim-trong-bien-tuyet/3161351.html
      _____

      CHU thich:
      (1) . Thông thường những việc đã gọi là khẩn cấp thì phải làm nhanh, sao ông Kiểng lại nói khẩn cấp vì không thể làm nhanh? Ông Kiểng có bị ấm đầu không?
      -

    Sunday, January 24, 2016

    BẰNG TIẾN SĨ CÁC NƯỚC




    TẠI SAO THICH DANH XƯNG TIẾN SĨ




     Ở Việt Nam, danh xưng đã trở thành một vấn nạn. Vấn nạn cấp quốc gia. Hầu như bất cứ ai cũng cố gắng làm tất cả có thể để có một danh xưng, kiểu như [mượn lời của cụ Nguyễn Công Trứ] “phải có danh gì với núi sông”. Người có quyền thế thì dùng chức danh trước tên họ. Người có bằng đại học thì dùng bằng cấp trước tên. Người có chức danh khoa học cũng ham dùng tên “học hàm” trước tên. Có nhiều trường hợp, người chức danh và danh xưng còn dài hơn cái tên của đương sự! Chưa có một đất nước nào mà quái đản như ở Việt Nam, nơi mà người ta viết những danh xưng kiểu như “TS BS” trước tên mình! Những danh xưng ngộ nghĩnh như thế khi dịch sang tiếng Anh trở thành một sự xấu hổ mang tầm quốc gia.
    Tôi thừa hiểu ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, có khi rất quan trọng. Có lần về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Sau này có dịp tìm hiểu từ bạn bè tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là “Bác sĩ cao cấp” hay nôm na hơn là “Bác sĩ đàn anh”). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng?
    Một lần khác, khi tôi phụ trách lên chương trình hội nghị, tôi thấy ban tổ chức viết tên diễn giả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Những người có danh xưng tiếng Việt ví dụ như “TS BS Trần Thị …” được dịch sang tiếng Anh là “Dr. Dr. Tran Thi …”. Tôi không khỏi cười thầm trong bụng vì chưa thấy nơi nào trên thế giới có cách viết lạ lùng như thế. Tôi sợ nhất là trong hội nghị có đồng nghiệp ngoại quốc mà họ đọc được cái danh xưng “Dr Dr” này chắc tôi tìm lỗ mà chui xuống không kịp quá! Tôi phải rất tế nhị đề nghị cách viết “đơn giản” hơn là chỉ “Dr” thôi là đủ, nhưng cũng phải vài ngày trao đổi qua lại, và cuối cùng phải qua vài phút thảo luận trên Skype người ta mới chịu đề nghị này!
    Tôi vẫn còn giữ một danh thiếp khác với dòng chữ: “Dr Specialist II Nguyễn M”. Một anh bạn người Úc tôi có lần tình cờ thấy danh thiếp trên bàn nên thắc mắc hỏi tôi “Specialist II” là gì vậy. Lúc đó tôi cũng chẳng biết, nên đành nói: “I have no idea”, nhưng tôi nói thêm rằng tôi đoán đó là bác sĩ chuyên khoa gì cấp 2 gì đó. Anh bạn đồng nghiệp cười nói mỉa mai (rất dễ ghét) rằng: ước gì tao cũng được cấp II nhỉ?
    Không nghi ngờ gì nữa: người Việt rất sính danh xưng. Báo chí trong quá khứ đã nhiều lần nêu vấn đề này. Có nhiều chuyện cười ra nước mắt về những nhầm lẫn về danh xưng (honorific), tước hiệu, và nghề nghiệp ở Việt Nam mà tôi từng chứng kiến trong các hội nghị. Nghe những lời giới thiệu dài lòng thòng như “Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động, bác sĩ Nguyễn Văn …” nó khôi hài làm sao!
    Tôi vẫn tự hỏi tại sao người ta thích danh xưng trước tên mình? Kinh nghiệm của tôi, khi tiếp xúc với những người hay sử dụng danh xưng cho thấy họ thường dùng danh xưng với những động cơ sau đây:



    1. Nuôi dưỡng niềm kiêu hãnh cá nhân. Danh xưng thường có xu hướng bơm phồng “cái tôi” của một cá nhân, và do đó làm cho cá nhân đó tự đánh giá cao chính mình hơn là thực tế. Bà Jill Biden, vợ phó tổng thống Mĩ Joe Biden, từng phàn nàn rằng bà rất “bệnh” khi nhận email và thư gửi đến gia đình với dòng chữ “Sen. and Mrs Biden” (Thượng nghị sĩ và Bà Biden). Bà muốn được danh xưng là “Sen. and Dr. Biden”, và thế là bà đi học đế lấy bằng tiến sĩ Anh văn. Sau 4 năm nghiên cứu, bà được trao bằng tiến sĩ ở tuổi 55. Câu chuyện bà Biden sính danh là đề tài đàm tiếu của giới báo chí Mĩ hồi đầu năm nay.
    2. Một hình thức tự quảng cáo. Thật ra, một số người sử dụng danh xưng "Tiến sĩ" hay "Giáo sư" nhắm mục đích tăng giá trị, trọng lượng của ý kiến của họ. Trong thực tế, công chúng cũng có khuynh hướng xem ý kiến của một “Giáo sư tiến sĩ” có giá trị cao hơn ý kiến của một … nông dân. Bởi vì đánh giá cao ý kiến của những vị sư sĩ này, nên ít ai dám chất vấn hay phản bác lại ý kiến của họ. Nhưng không có bất cứ một lí do nào để xem ý kiến của một vị giáo sư hay tiến sĩ có giá trị hơn ý kiến của một nông dân; vấn đề là logic và bằng chứng, vì hai khía cạnh này mới chính là thước đo giá trị của ý kiến.
    3. Mong muốn được người khác kính trọng. Đây là biện minh (hay lí lẽ) của những người chức sắc tôn giáo, vì họ cho rằng họ cần những “Thượng tọa”, “Hòa thượng”, “Linh mục”, “Mục sư”, v.v… để tín đồ tỏ lòng kính trọng họ. Thế nhưng tôi lại nghĩ các Phật tử hay tín đồ Công giáo vẫn có thể gọi “thầy” và “cha” mà đâu có tỏ ra thiếu kính trọng gì đâu!
    4. Gây chú ý. Người sử dụng danh xưng ngầm nói cho người khác rằng họ là người quan trọng và đáng được kính trọng. Mặc dù họ không bao giờ thú nhận ý đồ ngầm này, nhưng nghiên cứu tâm lí cho chúng ta biết động cơ sử dụng danh xưng là để gây chú ý như ca sĩ thích làm trò khác lạ để thu hút khán giả. Có nhiều lần tôi chú ý đến những danh xưng như “Giáo sư thực thụ” và tự hỏi nó có ý nghĩa gì. Ở Mĩ, chúng ta biết có 3 bậc giáo sư: Assistant Professor, Associate Professor, và Professor. Không cần đến tính từ “thực thụ”, vì chức danh nào cũng thực thụ. Tôi nghĩ chỉ “Giáo sư” là đủ rồi. (Dĩ nhiên có người có những danh xưng chính thức như “Distinguished Professor” hay “Honorary Professor” thì họ có quyền thêm tính từ gì đó cho thích hợp.)
    5. Khao khát quyền lực và trần tục. Một nghiên cứu ở Mexico cho thấy rất nhiều chính trị gia không có văn bằng tiến sĩ nhưng họ vẫn tìm cách mua danh xưng “Dr” bằng cách tranh thủ hay vận động để được một đại học nào đó cấp cho bằng “tiến sĩ danh dự” (honour doctor). Với danh xưng này, họ rất dễ thu hút cảm tình của cử tri và có cơ may đắc cử hơn những người không có danh xưng. Tình trạng này cũng giống như ở VN, nơi mà các quan chức rất thích có “TS” trước tên họ.
    6. Quảng bá thái độ “elite”, thái độ kẻ cả, hoặc thái độ toàn trị. Những người này thường tự tô son điểm phấn cho mình bằng cách “tiêm” vào mình những danh xưng thật kêu và thật ấn tượng và bắt đầu nhiễm thói kiêu ngạo xem thiên hạ như dưới tay mình.
    Ba tôi lúc sinh tiền thường nói rằng những người cần đến danh xưng phía trước tên mình là một tín hiệu cho thấy người đó hoặc là bất tài, hoặc là thiếu tự tin. Vì thiếu tự tin, nên họ phải lấy những danh tước đó ra để tự nâng cao giá trị cho mình. Ngẫm đi nghĩ lại tôi thấy Ba tôi cũng có lí, bởi vì ở Việt Nam những người thích dùng danh xưng là các quan chức trong chính quyền. Là quan chức, làm việc hành chính hay chính trị, họ không phải làm chuyên môn; do đó, có lẽ họ có nhu cầu phải quảng bá mình như là một nhân vật "văn võ song toàn", và để cho … oai.
    Ở Việt Nam, vấn đề danh xưng là vấn đề “merit”. Trước tình trạng tiến sĩ giấy, tiến sĩ dỏm tràn lan ở Việt Nam như hiện nay, bất cứ ai được giới thiệu là “tiến sĩ”, người dân ngao ngán nghĩ thầm “lại một tiến sĩ giấy”. Trong bối cảnh đa số (70% hay 95%) giáo sư Việt Nam không xứng đáng với chức danh đó trên trường quốc tế, và với hệ thống phong tước danh như hiện nay thì làm sao danh xưng này củng cố lòng tin của người dân. Nhưng ở Việt Nam vẫn có những tiến sĩ, những giáo sư thật (tức là họ có học và có nghiên cứu xứng đáng với danh xưng đó), nhưng khổ nỗi vì đại đa số những tiến sĩ giấy và giáo sư dỏm kia làm cho công chúng chẳng biết ai là giả và ai là thật. Do đó, cách đánh bóng danh xưng như ở Việt Nam gây ra tình trạng vàng thau lẫn lộn.
    Cách dùng danh xưng hiện nay lẫn lộn giữa bằng cấp, phẩm hàm danh dự, và chức vụ. Ai cũng biết cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ là những học vị; phó giáo sư và giáo sư là chức danh khoa bảng trong trường đại học; những “nghệ sĩ nhân dân”, “nghệ sĩ ưu tú”, “nhà giáo nhân dân”, “nhà giáo ưu tú” (toàn bắt chước Trung Quốc!) là những tước hiệu danh dự; còn những “giám đốc”, “đại tá”, “bộ trưởng”, v.v… là chức vụ. Ở Việt Nam, tôi thấy trong các hội nghị, những tước hiệu, chức vụ và học vị đều được liệt kê trước tên người diễn giả, chẳng khác gì một bản lí lịch bằng cấp và chức danh! Ở nước ngoài, trong các hội nghị khoa học, người ta chỉ giới thiệu diễn giả bằng một danh xưng duy nhất như “Dr” hay “Professor”, chứ rất rất hiếm ai giới thiệu thêm chức vụ, và chắc chắn chẳng có ai giới thiệu diễn giả dài lê thê như ở Việt Nam (nếu có ai giới thiệu như thế chắc chắn hội trường sẽ cười ầm lên)!
    Cách dùng danh xưng như hiện nay chẳng những lẫn lộn thật giả, giữa chức vụ và học vị, mà còn làm trò cười cho đồng nghiệp quốc tế. Trường hợp mà tôi thuật lại ở trên về “Specialist II” là một ví dụ điển hình. Bởi vì chỉ có Việt Nam mới có hệ thống bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, nên đồng nghiệp quốc tế chẳng thể nào hiểu được. Thật ra, họ cũng chẳng cần hiểu, họ chẳng thèm tốn thì giờ đọc danh thiếp với những chi chít “Dr”, “Professor” làm gì; họ quan tâm đến CV, đến thực tài hơn. Có liệt kê chín mười danh xưng đi nữa mà CV chẳng có gì, thì chỉ làm cho đồng nghiệp ngoại quốc cười khẩy mà thôi. Khi thực tài không tương đồng hay còn quá thấp so với học hàm và học vị, thì những danh xưng đó chỉ nói lên hội chứng inferiority complex (mặc cảm tự ti) .
    Nguyễn Tuấn

    Tại Sao Người Ta Thích Danh Xưng ? 
    Lâu lắm tôi mới đọc được một bài tuỳ bút có giá trị của tác già Nguyễn Tuấn trong Tạp chí Đất mẹ và được bạn Triduy Hà đưa trên Mạng Xã Hội. Tôi xin phép có vài nhận xét khác với tác giả và cũng bổ túc thêm ở đoạn 3) và 4) trên.
    - Trong xã hội Âu Mỹ sau thời cách mạng Pháp 1789, các nước La-tinh có vẻ cấp tiến hơn những nước Anglo-Saxon vốn bảo thủ. Trong khi các nước gốc Anglo-Saxon còn giữ những danh xưng, lối gọi tên và chức tước còn theo kiểu xưa, các nước La-Tinh xem ít quan trọng lối xưng hô bắt nguồn từ La-ngữ đối với xã hội dân sự và ngoại giao như "Son Eminence, Son Excellence",... Họ chỉ dùng cho lãnh vực tôn giáo và ngoại giao. Tuy nhiên, những danh xưng với chức tước vĩnh viễn thì đó là truyền thống chung ờ Âu- Mỹ ; chức trước tên riêng cho những giai cấp riêng biệt. Tôi muốn nói đến giới bác sỹ, luật sư, các vị giáo sỹ và tu sỹ nam nữ tôn giáo, các giáo sư chính ngạch, các thành viên Hàn Lâm viện quốc gia và các chúc trong quân đội. Đó không phải là vấn đề để cho thiên hạ kính nễ, nhưng là danh xưng của một nghề nghiệp tự do hay tôn giáo gắn liền cả đời với một người, và là lối cư xử của người Âu Mỹ.
    - Về vấn đề GIÁO SƯ (professor, professeur), ngôn ngữ Âu-Mỹ rất chính xác. Họ có nhiều từ để gọi chính xác như tác giả Nguyễn Tuấn nêu lên. Hệ thống giáo dục Anglo-Saxon không có rườm rà như hệ thống nước Pháp. Các nước gốc La Tinh khác thì không quan trọng lắm, trừ nước Ý Đại Lợi đã nổi tiếng một thời về y khoa, hội họa và âm nhạc. Tiếng Vn không ghi rõ chi tiết liên quan dén giáo sư, nhưng những ngạch giáo sư có thêm "assistant", "associate", "maître de conférences", "maître assistant" vân vân... (khó dịch trong tiếng Việt) rất quan trọng. Tựu trung, đó là những giáo sư -- người ta vẫn gọi là giáo sư trổng -- nhưng theo lối tổ chức giáo dục, những danh xưng phụ này có hữu dụng của nó. Đó là những giáo sư chưa vô chính ngạch và cần đợi vài năm dạy học thêm để trở thành giáo sư có đầy đủ quyền. Chỉ có vậy thôi. Ngoài ra, từ PHÓ trong "phó giáo sư"," phó tiến sỹ", "phó thạc sỹ" chỉ có trong chế độ XHCN Hà Nội. "Phó" (Vice, deputy) là chức phụ chứ không phải một thứ bằng cấp. Ngoài ra, bằng "thạc sỹ"mà chính quyền Hà Nội mượn ở tiếng Pháp trong hệ  thống giáo dục nước này (agrégation) có thể hiểu là cao học (MBA, Master, Maîtrise) vì một giáo sư "agrégé" (có thể họ có bằng tiến sỹ, cao học) là một giáo sư thường là dạy đại học lâu năm và đã vô ngạch dạy học vĩnh viễn qua một buổi thi gọn tuỳ theo ngành do Bộ Giáo dục tổ chức. Những giáo sư "agrégés" này tuy có khi họ không đi dạy, nhưng họ vẫn hưởng "thù lao" đã được định sẵn. Thểm một vấn đề khác trong vấn đề để chúc giáo sư (Prof.) trước tên riêng. Ở VN -- và nhiểu người Việt bên Mỹ -- như Nguyễn Tuấn viết, họ thích để giáo sư, tiến sỹ trước tên riêng. Giáo sư trung, tiểu học, đại học... nào cũng để GS trước tên, nhiều khi kèm với tiến sỹ, thạc sỹ bên cạnh. Có lần tôi đọc "GS Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường", chuyên viên cá ba sa. Bên Tây, chỉ có những giáo sư chính ngạch được công nhận, những bác sỹ dạy đại học y học và là trưởng phòng một ngành chuyên môn trong nhà thương công thì mới để "Prof." (GS) trước tên mình. Người ta không có để tiến sỹ hay thạc sỹ trước tên. Chỉ có ở Đức, Hoà Lan và vài nước Đông Âu thì họ để Dr (tiến sỹ) truớc tên riêng. Có người ở Đức còn để hai lần "Dr" vì người này có hai bằng tiến sỹ.
    Nói tóm lại, thời này ở VN mà còn học văn học, sử học, khoa học xã hội, triết học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, tâm lý học, vân vân, theo đường lối Bác và Đảng (Mác-Lê-Mao) thì chúng ta hiểu tại sao rồi. Đã thích "nổ" lại càng "nổ" thêm nữa !
    CBN


    GS Nguyễn Văn Tuấn: 'Giáo sư là chức vụ, chứ không phải phẩm hàm'

    Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học New South Wales (Australia), Việt Nam cần chuyển hướng suy nghĩ giáo sư là một chức vụ, chứ không phải phẩm hàm và nên trao quyền bổ nhiệm cho các đại học.
    Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều khi Đại học Tôn Đức Thắng muốn có quyền bổ nhiệm giáo sư. Điều này dễ hiểu vì ở Việt Nam, việc một trường đại học bổ nhiệm giáo sư vẫn còn rất mới và gây nhiều lo ngại. Nhưng ở nước ngoài, như Australia chẳng hạn, các trường đại học có chính sách và tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư từ lâu. Trong bài này tôi muốn trình bày một vài kinh nghiệm từ Australia để tham khảo và hy vọng góp phần nâng cao sự hội nhập quốc tế của ngành giáo dục nước ta.
    Các đại học ở Australia có 4 chức danh khoa bảng: lecturer (giảng viên), senior lecturer (giảng viên cao cấp), associate professor (phó giáo sư ) và professor (giáo sư). Nhưng ở các đại học Mỹ có 3 chức danh professor: đó là assistant professor, associate professor, và professor. Chữ assistant professor rất khó dịch sang tiếng Việt, vì tuy mang danh là “assistant professor” (phụ trợ) nhưng những người có chức danh này chẳng phụ tá cho ai cả mà đã là một nhà nghiên cứu độc lập. Ở cả hai hệ thống, professor là chức danh cao nhất trong hệ thống học hàm đại học. Ở Australia cũng như ở Mỹ, giáo sư là một chức vụ (position), chứ không phải chức danh hay phẩm hàm theo cách hiểu ở Việt Nam.
    Không như ở Việt Nam chỉ có những tiêu chuẩn chung chung, các trường đại học ở Australia và Mỹ đề bạt chức danh này dựa theo ngạch và dựa vào những tiêu chí cụ thể, tiêu chuẩn rất khác nhau. Trong bài này tôi chỉ bàn về hai chức danh phó giáo sư và giáo sư, và sẽ gọi chung là “giáo sư”.
    GS-Tuan-Nguyen-3876-1442461162.jpg
    GS Nguyễn Văn Tuấn (phải)
    trò chuyện cùng Phó lãnh sự Mỹ tại Việt Nam.
    Quy trình
    Quy trình đề bạt nói chung khá đơn giản, và theo đúng nguyên lý cơ bản của hoạt động khoa học, đó là bình duyệt (peer review). Có thể tóm gọn trong 3 bước chính, đầu tiên là đệ đơn (nộp hồ sơ xin đề bạt), sau đó là bình duyệt, và sau cùng là phỏng vấn ứng viên.
    Ứng viên phải soạn một đơn xin đề bạt. Trong đơn này, ứng viên phải giải trình thành tích khoa học của mình một cách cụ thể dựa theo những tiêu chuẩn trên. Cụ thể ở đây có nghĩa là phải trình bày những số liệu, biểu đồ, phân tích nhằm thuyết phục hội đồng khoa bảng rằng ứng viên đạt tiêu chuẩn của một giáo sư. Một điều rất quan trọng là ứng viên phải chỉ ra cho được mình tương đương với ai trên thế giới. Nếu ứng viên xin đề bạt chức danh giáo sư thì phải chỉ ra cho được mình đã tương đương với người đã được công nhận chức danh giáo sư trên thế giới.
    Bình duyệt đơn được thực hiện qua 2 phía: cá nhân và đại học. Về phía cá nhân, ứng viên có quyền chọn 4 người bình duyệt (referee) cho đơn mình, và trường đại học có trách nhiệm phải gửi hồ sơ đến 4 người bình duyệt này. Bốn người này có thể là đồng nghiệp của ứng viên, và cũng có thể là người nước ngoài hay ngoài trường đại học. Về phía đại học, họ cũng đề cử 4-6 người bình duyệt do trường chọn. Dựa vào danh sách này, hội đồng khoa bảng sẽ chọn 2 hoặc 3 người bình duyệt hồ sơ. Ứng viên không biết hội đồng sẽ chọn ai trong danh sách. Phần lớn trường hợp, hội đồng chỉ chọn các nhà khoa học ngoài trường và một số từ nước ngoài, chứ ít khi nào chọn người trong trường.
    Mỗi người bình duyệt sẽ viết một báo cáo đánh giá ứng viên dựa vào các tiêu chí (nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lãnh đạo, phục vụ) và tiêu chuẩn (trung bình, giỏi, xuất sắc, nổi trội) mà trường đại học đưa ra. Một trong những điểm mà trường yêu cầu người bình duyệt phải chỉ ra cho được là ứng viên tương đương với ai (cụ thể là những giáo sư nào, tên tuổi, ở đâu, địa chỉ) trong ngành trên thế giới. Đây cũng là cách trường muốn kiểm tra và so sánh thêm về thành tích khoa học của ứng viên. Đến phần cuối của báo cáo bình duyệt, hội đồng khoa bảng yêu cầu người bình duyệt phải xếp hạng ứng viên vào hạng mấy trên thế giới (chuyên ngành): top 1%, 5% 10%, hay 20%.
    Sau khi nhận được các báo cáo này, hội đồng khoa bảng sẽ tổ chức một buổi phỏng vấn ứng viên. Sau khi phỏng vấn, họ sẽ viết một đề nghị lên hiệu trưởng đại học để chính thức công bố kết quả. Nếu thất bại (không được đề bạt), ứng viên có quyền khiếu nại và yêu cầu đánh giá lại. Trong trường hợp này (hiếm xảy ra), hội đồng khoa bảng sẽ chuyển hồ sơ của ứng viên đến một hội đồng khác mà trong thực tế là một hội đồng khoa bảng mới để xem xét hồ sơ.
    Ngạch đề bạt
    Ở Australia, các đại học đề bạt giáo sư theo hai ngạch: nghiên cứu khoa học (research) và giảng dạy (teaching). Ứng viên phải chọn ngạch mà mình muốn đề bạt. Chẳng hạn công việc của ứng viên phần lớn là nghiên cứu khoa học và ít giảng dạy, nên chỉ có thể chọn ngạch nghiên cứu; nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là giảng dạy thì chắc chắn không đủ tiêu chuẩn để được đề bạt chức danh giáo sư.
    Tiêu chí
    Bất kể chọn ngạch nghiên cứu hay giảng dạy, ứng viên sẽ được xét dựa vào 4 tiêu chí như sau: thành tựu nghiên cứu khoa học (research output), lãnh đạo (leadership), giảng dạy (teaching), và phục vụ (services). Tất nhiên, nếu ứng viên chọn ngạch nghiên cứu thì hội đồng khoa bảng sẽ đặt nặng tiêu chí nghiên cứu hơn là 3 tiêu chí kia. Tương tự, nếu ứng viên chọn ngạch giảng dạy, ngoài thành tích giảng dạy, hội đồng khoa bảng vẫn phải xem xét đến thành tựu nghiên cứu của ứng viên chứ không phải chỉ một tiêu chí.
    Điều này có nghĩa là một giáo sư phải đáp ứng tất cả 4 tiêu chí, nhưng tiêu chuẩn thì khác nhau cho từng tiêu chí mà ứng viên chọn ngạch được đề bạt, không có ngoại lệ. Không phải chỉ công bố một công trình tuyệt vời nào đó là tự động được chức danh giáo sư. Ở Australia và Mỹ, tôi biết nhiều người trẻ có những công trình trên những tập san danh tiếng như Science, Nature, Cell… nhưng vẫn chưa được đề bạt giáo sư. Điều này dễ hiểu vì để được đề bạt chức danh giáo sư thì ứng viên phải đáp ứng 4 tiêu chí mà họ chọn.
    Nghiên cứu khoa học ở đây bao gồm số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu đã công bố trên tập san quốc tế. Ngoài ra, các bằng sáng chế (patents) cũng được xếp trong tiêu chí này. Hội đồng khoa bảng dựa vào những chỉ số như hệ số ảnh hưởng (impact factor, IF) của tập san và chỉ số H (còn gọi là chỉ số Hirsch, hay H index) của cá nhân ứng viên. Không có con số cụ thể về IF để đánh giá chất lượng cao hay thấp, bởi vì IF quá tùy thuộc vào từng bộ môn khoa học, nhưng nói chung, hội đồng chú ý đến những bài báo được công bố trên những tập san hàng đầu trong chuyên ngành. Chỉ số H rất quan trọng, vì quyết định một phần sự thành bại của ứng viên. Các trường đại học danh tiếng và lớn bên Mỹ thường đòi hỏi ứng viên phải có chỉ số H tối thiểu là 15 (thường là 20) để được đề bạt chức danh professor.
    Không có ngưỡng cụ thể về số bằng sáng chế bao nhiêu để đề bạt, nhưng hội đồng khoa bảng rất chú ý đến những nghiên cứu làm thay đổi định hướng của chuyên ngành, những nghiên cứu mở ra một hướng đi mới cho khoa học, những nghiên cứu mà kết quả được ứng dụng rộng rãi và đem lại lợi ích cho người bệnh cũng như công chúng.
    Ngoài ra, số lượng công trình mà ứng viên chủ trì và giá trị tài trợ mà ứng viên thu hút từ các nguồn khác nhau cũng được xem là một chỉ tiêu về thành tựu nghiên cứu. Theo một quy ước bất thành văn, ở cấp giáo sư (ngành khoa học thực nghiệm), người ta kỳ vọng ứng viên phải thu hút trên 2 triệu USD cho nghiên cứu.
    Giảng dạy và đào tạo (teaching and mentorship) là những chỉ tiêu về số course học mà ứng viên thiết kế và giảng dạy. Ứng viên phải trình bày rất chi tiết về số sinh viên, đánh giá của sinh viên ra sao, và thành tựu trong giảng dạy. Tôi từng thấy có ứng viên đem cả băng video và DVD để chứng minh khả năng giảng dạy của mình cho hội đồng khoa bảng xem xét.
    Đối với các ứng viên chọn ngạch nghiên cứu thì giảng dạy chính là số sinh viên cấp thạc sĩ và tiến sĩ họ đã hướng dẫn thành công. Những sinh viên này hiện giờ ở đâu, làm gì, thành đạt gì trong sự nghiệp. Ngoài ra, ứng viên còn phải trình bày số nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) đến “đầu quân” làm việc cho nhóm của mình, và sự nghiệp của các postdoc này hiện nay như thế nào. Trong phần này, ứng viên cũng có thể viết về những khóa học ngắn hạn hay những seminar mang tính giáo dục cho đồng nghiệp mà ứng viên đã thực hiện.
    Lãnh đạo không phải là lãnh đạo hành chính, mà là đi đầu trong một lĩnh vực nghiên cứu. Không có những thước đo cụ thể về tiêu chuẩn này, nhưng những “tín hiệu” sau đây được xem là liên quan đến “lãnh đạo”: được mời viết xã luận (editorial), bình luận (commentary), bài tổng quan (invited review), được mời thuyết giảng trong các hội nghị lớn tầm quốc tế (còn gọi là invited lecture, keynote lecture…) mà ban tổ chức tài trợ hoàn toàn, được mời tham gia soạn thảo chương trình khoa học cho hội nghị, đóng vai trò chủ tọa hội nghị…
    Phục vụ ở đây là phục vụ cho chuyên ngành và cộng đồng. Hội đồng thường xem xét đến những đóng góp cho các tập san khoa học trong vai trò phản biện, bình duyệt (referee hay reviewer), hay cao hơn là được mời làm thành viên của ban biên tập cho tập san, hoặc cao hơn là đóng vai trò tổng biên tập và phó biên tập của các tập san khoa học quốc tế. Phục vụ trong các hiệp hội khoa học cũng được xem là một chỉ tiêu quan trọng. Ngoài ra, hội đồng cũng xét duyệt đến những cống hiến bình duyệt đơn xin tài trợ, tham gia bình duyệt luận án tiến sĩ cho các đại học nước ngoài, tham gia bình duyệt đơn xin đề bạt của đồng nghiệp nước ngoài. Đó là những “chỉ tiêu” được xem là đóng góp, phục vụ cho chuyên ngành.
    Hội đồng còn xem xét đến những phục vụ cho cộng đồng qua những bài viết trên báo chí đại chúng, những bài viết trên các tạp chí khoa học phổ thông, những ý kiến liên quan đến xã hội hay cố vấn cho Nhà nước.
    Tiêu chuẩn
    Mỗi tiêu chí được đánh giá bằng 4 tiêu chuẩn như sau: trung bình, trên trung bình, xuất sắc, và nổi trội. Trung bình có nghĩa là đóng góp ở mức độ kỳ vọng của chức vụ hiện tại, tức là nằm trong hạng top 50%. Trên trung bình là đóng góp ở mức trên những gì kỳ vọng trong chức danh hiện hành, tính theo hạng thì mức độ này là top 30%. Xuất sắc là đóng góp nằm vào top 10% của chức vụ hiện hành. Còn nổi trội là những đóng góp đem lại tên tuổi cho trường đại học, những đóng góp thuộc vào hàng “top 5%” của chuyên ngành.
    Do đó, nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là nghiên cứu thì hội đồng khoa bảng đòi hỏi ứng viên phải thuộc hạng xuất sắc (outstanding) và nổi trội trong nghiên cứu, và trên trung bình ở các tiêu chí lãnh đạo, giảng dạy và phục vụ. Nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là giảng dạy thì phải đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy xuất sắc trở lên, nhưng các tiêu chí nghiên cứu, lãnh đạo và phục vụ thì trung bình hay trên trung bình cũng được.
    Kinh nghiệm cho Việt Nam
    Đối chiếu những tiêu chí và tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn của Việt Nam, tôi thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có cố gắng làm theo nước ngoài, nhưng… chẳng giống ai. Những tiêu chí và tiêu chuẩn mới công bố không phân biệt được ngạch đề bạt (giảng dạy và nghiên cứu). Ngoài ra, những tiêu chuẩn rất phức tạp, máy móc, tính toán theo kiểu “cân đo đong đếm” rất phi khoa học. Tiêu chuẩn tiếng Anh có thể cần thiết nhưng tôi thấy khá mù mờ, vì rất khó định nghĩa được thế nào là “có khả năng giao tiếp”.
    Qua những gì trình bày ở trên, tôi nghĩ rằng có một số kinh nghiệm, bài học có thể áp dụng ở Việt Nam:
    Thứ nhất là nên phân chia ngạch đề bạt. Ở nước ta có nhiều người mà nhiệm vụ chính là giảng dạy, và xét phong giáo sư cho những người này không nên đặt nặng vào những tiêu chí liên quan đến nghiên cứu khoa học. Do đó, cần có những tiêu chuẩn cho những người chuyên về giảng dạy, nghiên cứu, và thậm chí phục vụ. Có người tuy không giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhưng có thành tích trong việc phục vụ và quản lý, thì chúng ta cũng nên có cơ chế để công nhận đóng góp của họ. Ở Đại học New South Wales (Australia) có người từng là chính trị gia, nhưng vì có nhiều đóng góp cho ngành y tế cộng đồng nên cũng được tiến phong giáo sư y khoa.
    Thứ hai là không nên có những tiêu chuẩn cứng nhắc theo kiểu cân đo đong đếm. Trái với các tiêu chuẩn đề bạt trong nước về đề bạt chức danh khoa bảng bằng cách tính điểm bài báo, ở nước ngoài người ta không có những điểm cụ thể, mà chỉ đánh giá mang tính nửa lượng nửa chất. Về lượng, họ xem xét đến hệ số ảnh hưởng của tập san, chỉ số trích dẫn của các bài báo khoa học đã công bố, và nhất là chỉ số H của ứng viên. Họ không đề ra những con số bài báo cụ thể phải là bao nhiêu để được đề bạt. Những chỉ số chỉ mang tính tham khảo, vì họ còn phải đánh giá số lượng bài báo được mời đóng góp hay những lần giảng tại hội nghị quốc tế được ban tổ chức mời và chi trả.
    Thứ ba là vận dụng tối đa hệ thống bình duyệt (peer review). Không như ở một số nước việc bình duyệt chức danh khoa bảng được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín, ở nhiều trường bên Australia và Mỹ, người ta sử dụng hệ thống bình duyệt do chính các đồng nghiệp của ứng viên làm. Triết lý đằng sau cách làm này là chỉ có đồng nghiệp cùng chuyên môn với ứng viên là những người đánh giá chính xác nhất về thành tựu và uy tín của ứng viên. Ngoài ra, để cho đồng nghiệp trong và ngoài đánh giá còn đảm bảo tính khách quan trong quá trình đề bạt.
    Thứ tư là tính minh bạch. Tất cả chi tiết về thủ tục và tiêu chuẩn đề bạt cho từng chức vụ đều được phổ biến trên Internet. Ngoài ra, danh sách người trong hội đồng phỏng vấn và lĩnh vực nghiên cứu cần được công bố cho ứng viên biết trước. Thành phần hội đồng phỏng vấn được tuyển chọn sao cho đảm bảo bình đẳng giới tính, khoa học và ngoài khoa học, trong và ngoài đại học… Tính minh bạch còn thể hiện qua quy định ứng viên có quyền được xem các báo cáo bình duyệt của đồng nghiệp. Ngoài ra, phải có cơ chế để ứng viên “khiếu nại” nếu đơn xin đề bạt không thành công.
    Cố nhiên, tình hình thực tế ở Việt Nam không thể ứng dụng các tiêu chuẩn Âu Mỹ để đề bạt giáo sư, nhưng tôi nghĩ có thể dựa vào các tiêu chí quốc tế như là một bước đầu trong quá trình hội nhập quốc tế. Cần phải chuyển hướng suy nghĩ giáo sư là một chức vụ, chứ không phải là phẩm hàm. Mà, chức vụ là phải gắn liền với một đại học, và do đó nên trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho đại học. Vấn đề là tạo ra quy trình minh bạch và công bằng, chứ không phải những thủ tục rườm rà và tiêu chí không giống ai. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đề ra quy trình để các đại học làm theo, nhưng không nên can thiệp vào việc bổ nhiệm.
    Nguyễn Văn Tuấn
    Giáo sư y khoa, Đại học New South Wales, Australia


    GS Ngô Bảo Châu: 'Đại học Việt Nam làm ngược với thế giới'

    Vị GS cho rằng, giáo dục đại học đã tụt hậu ngay với các nước trong khu vực, còn Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định, vấn đề nằm ở tự chủ tài chính, bản thân ông và Bộ trưởng Giáo dục cũng không quyết định được lương cho GS Châu.
    "Việc xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học ở Việt Nam đang làm ngược quy trình với thế giới ở tất cả các bước", Giáo sư Ngô Bảo Châu nêu vấn đề tại Hội thảo về “Cải cách giáo dục đại học" diễn ra tại TP HCM ngày 31/7.
    Ngo-Bao-Chau-ok-6204-1406862636.jpg
    GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam đang đi ngược với thế giới". Ảnh: Nguyễn Loan
    Theo GS Châu, việc tạo nguồn nhân lực ở các đại học Việt Nam là bồi dưỡng sinh viên giỏi và đưa các em quay lại trường làm giảng viên. Trong khi đại học phương Tây hạn chế tối đa các ứng viên địa phương này.
    “Đó là tư duy cũ kỹ, sai lầm vì việc tạo nguồn như vậy mang tính chủ quan, ưu tiên người mình đào tạo, không chủ động đi tìm nguồn khác, dẫn đến thiếu tính cạnh tranh. Một nhà khoa học trẻ ở Việt Nam hầu như không có lựa chọn khác ngoài tiếp tục làm ở nơi ông thầy hướng dẫn. Như vậy anh ta đánh mất đi cơ hội phát triển, sự độc lập khoa học với người thầy hầu như không có”, ông Châu nêu.
    GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng, quy trình tuyển chọn cán bộ giảng dạy ở đại học Việt Nam mang nặng tính hành chính, theo quy trình tuyển chọn công chức, viên chức nhà nước mà không có tính đặc thù của môi trường hàn lâm. Trong khi đại học phương Tây, tiêu chí hàng đầu là khả năng nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm giáo sư ở nước ta phụ thuộc vào một cơ quan cấp nhà nước.
    “Gần đây, Hội đồng chức danh chỉ công nhận chức danh giáo sư, còn việc bổ nhiệm do các trường thực hiện. Tuy nhiên, tôi nghĩ nó còn phức tạp, các trường vẫn không thực sự được bổ nhiệm giáo sư. Không bổ nhiệm được một 'ông tướng' thì không thể tự chủ khoa học được”, GS Ngô Bảo Châu nói.
    Về chế độ thu nhập, theo ông Châu, đây là vấn đề phức tạp, cá nhân ông không tìm ra lời giải đáp thấu đáo. “Lương giảng viên về mặt định lượng rất thấp đã đành, về cơ chế cũng rất cứng nhắc đưa đến sự phức tạp, thiếu minh bạch. Các giảng viên phải được hưởng chế độ đãi ngộ của tầng lớp trung lưu. Trong khi mức lương cố định hiện nay không phản ánh được điều đó”, GS Ngô Bảo Châu nói và đề xuất lấy thu nhập cán bộ khoa học giảng dạy làm tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đại học.
    Cuối cùng, GS Châu nói về việc sử dụng nhân lực cao cấp. Ông dẫn chứng một GS nước ngoài nổi tiếng tự nguyện qua Việt Nam làm việc nhưng không được bất kì ưu đãi nào. Trong khi, các đại học Trung Quốc có một nguồn kinh phí lớn để khuyến khích, mời các giáo sư nước ngoài đầu ngành nghỉ hưu qua làm việc trong 3 hoặc 6 tháng.
    Ngo-Bao-Chau-va-bo-truong-6870-140681224
    Các đại biểu trao đổi bên lề cuộc hội thảo. Ảnh: Phan Linh
    Bộ trưởng cũng không quyết định được lương
    Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để trao đổi về vấn đề quản trị và tự chủ trong các trường ĐH ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng, Luật Giáo dục đại học đã giao cho các trường quyền tự chủ rất cao nhưng lãnh đạo các trường còn dè dặt trong việc thực hiện quyền, chưa thoát được tư duy bao cấp.
    Đồng quan điểm, song Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, ngoài tư duy bao cấp còn do yếu tố cản trở từ cơ chế. Các trường luôn thuộc Bộ chủ quản, kinh phí cấp qua Bộ chủ quản thì không bao giờ tự chủ được. Không có tự chủ tài chính thì mọi tự chủ khác chỉ là hình thức.
    “Ở một đất nước mà tôi hoặc anh Phạm Vũ Luận (Bộ trưởng Bộ Giáo dục) không ký được lương cho anh Ngô Bảo Châu là điều rất kì lạ. Lẽ ra lương của anh Châu phải do anh quyết định vì anh ấy là một Viện trưởng nghiên cứu cao cấp về Toán...”, ông Quân đưa ví dụ khiến cả hội trường vang tiếng cười. 
    Quay ra hỏi hệ số lương của GS Ngô Bảo Châu, ông Quân cười nói: “Lương hệ số 10 bằng lương bộ trưởng, nhưng các thầy ở đây bảo hệ số 10 sao đủ sống. Lương của một giáo sư mà các cơ sở và đến cả cấp bộ cũng không quyết định được thì nói gì đến cơ chế tự chủ”. 
    Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho rằng, hệ thống luật của VN phức tạp nhất thế giới, ngành nào cũng giữ khư khư luật của mình. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và Nghị định của Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ giao biên chế nghiên cứu viên cho các đại học (hiện các đại học chỉ có biên chế giảng dạy).
    “Chúng tôi đề xuất nhưng Bộ Nội vụ trả lời rất lạnh lùng rằng là chỉ giao biên chế theo đúng luật công chức và viên chức, không giao biên chế nghiên cứu từ năm 2003. Nhưng Luật Khoa học và công nghệ ra đời sau phải có hiệu lực hơn những luật ra đời trước. Bộ Nội vụ không giao biên chế nghiên cứu, làm sao Bộ Tài chính có căn cứ để cấp kinh phí cho các nhà nghiên cứu ở các trường đại học”, ông Quân nói.
    Theo người đứng đầu ngành Khoa học, làm được cơ chế tự chủ cho đại học là một con đường chông gai và gian nan. Một mình Bộ Giáo dục không làm được mà đây là trách nhiệm của nhiều bộ và nếu không có hệ thống luật pháp đầy đủ, thông thoáng thì không làm được.
    Các đề xuất của GS Ngô Bảo Châu về xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học:
    Quyết định của Hội đồng tuyển dụng cần được hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở báo cáo của Hội đồng khoa học và thư giới thiệu đến từ bên ngoài. Quyết định tuyển dụng và lý lịch khoa học của những người được tuyển phải được công bố công khai.
    Lấy việc bổ nhiệm giáo sư làm trọng tâm cho việc thực hiện tự chủ khoa học của các trường đại học. Nhận thức rộng rãi giáo sư là một vị trí công tác chủ chốt, chứ không phải là một phẩm tước danh dự.
    Nới lỏng hệ thống thu nhập: bên cạnh thu nhập thông thường theo thang lương công chức, cán bộ khoa học giảng dạy có thể được hưởng thu nhập đặc biệt với nguồn từ trong và ngoài ngân sách, do các trường đại học chủ động quyết định.
    Trong kế hoạch đầu tư xây dựng trường, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cần chuẩn bị kinh phí để đầu tư xây dựng đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy.
    Thiết lập cơ chế và chính sách để “tận dụng nhân lực thời vụ cao cấp”. Lấy thành tích xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nghiên cứu giảng dạy để đánh giá năng lực lãnh đạo trường đại học. Lấy thu nhập cán bộ khoa học giảng dạy làm một tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đại học



    No comments:

    Post a Comment