Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 26 October 2016

KÝ TRẦN MỘNG TÚ -TRỘM CẮP HIỆN TẠI -BẢO ĐẠI

TRẦN MỘNG TÚ * HÀ NỘI GIÓ





HÀ NỘI GIÓ
TRẦN MỘNG TÚ
 

rihanna eye wind scarf
Gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy!
(tmt)
Tôi trở về nhà sau một chuyến bay dài đỏ mắt. Không biết ai là người đầu tiên đặt tên cho những chuyến bay đêm là 'đỏ mắt' thật là hay. Chập chờn giữa thức và ngủ cả mười ba, mười bốn tiếng thì chắc chắn mắt xanh như cô Kiều của cụ Nguyễn Du cũng thành mắt đỏ. 
Chữ nghĩa mang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của ta rất nhiều, có những chữ mình không thể nào thay bằng chữ khác được.
Tech Noir jessica alba film black and white hair
Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống. 
Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. 
Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại. 
Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.
Chúng tôi đã được đi, được ngồi chung với Gió Mùa Ðông Bắc trong suốt mười ngày ở Hà Nội.
Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.
image
Suốt từ Sài Gòn, đi xe ca theo tour Tiền Giang, Hậu Giang, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội rồi bay ra Phú Quốc, ta nhìn thấy sự phồn thịnh luôn luôn đi bên cạnh nghèo đói một cách rất rõ ràng.
Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước). Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu:
- Chai rượu gì mà đắt vậy?
- Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ.
image
Nghe nói một tối tiêu năm ngàn đô là chuyện nhỏ thì chắc ai cũng biết cái xuất xứ của những số tiền nhỏ đó thật là mù mịt.
Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon. Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồng Việt- khoảng hơn 40.00 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được.
Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên. Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt.
image
Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu?
Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở. Nghe mà giật mình.
Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về.
Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ. Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon) tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn aparterment đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.
image
Khi có những người giầu không rõ xuất xứ lợi tức như thế thì người nghèo có xuất xứ rất rõ ràng. Họ sống bằng những món tiền kiếm được hàng ngày rất khiêm tốn. Nếu đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm ta sẽ luôn luôn bắt gặp những người (một cụ già, hay một đứa trẻ đang tuổi đi học) bán vé số, hoặc nước trà. Bán vé số thì lấy vé của nhà nước đi bán lại mỗi vé số giá có hai ngàn, không biết lời được bao nhiêu? Trong khi đó giá một gói xôi khoảng bốn ngàn đồng- một Mỹ kim bằng 15.900 đồng-
image
Vốn liếng của người bán nước trà tất cả chắc chưa đến ba Mỹ kim: Một cái ấm ủ trong cái khăn cũ kỹ, vài cái ly thủy tinh nhỏ, năm ba cái kẹo lạc, kẹo vừng. Họ ôm cái gia sản bán buôn đó trong vòng tay gầy guộc, mời khách bên hồ. Hy vọng họ kiếm đủ cơm ăn cho một ngày hôm đó.
image
Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà. Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân.
Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá!
Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì?
image
Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.
image
Trẻ con đi học cho biết đọc, biết viết rồi nghỉ vì không có tiền trả tiếp, lại đi ngâm mình dưới nước giống cha mẹ thôi. Suốt một đời họ ngâm dưới nước. Người chèo thuyền chỉ cho chúng tôi xem một vài nấm mộ chôn một nửa chìm dưới nước, nói là mộ của những ông bà cụ già suốt đời mò cua, xúc tép ở đây, họ muốn con cháu họ chôn mình như thế, vì họ đã có câu: 'Sống ngâm da, chết ngâm xương' để chỉ đời sống gắn liền với nỗi vất vả này.
Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố 11/9/2001. Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này.
money shopping asks wallet
Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát. Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn.
Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc. 
Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ. Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục.
image
Nhiều cô gái quê lớn lên trong cảnh nghèo sẽ làm bất cứ điều gì, không đắn đo để được thoát ra cảnh mò ốc, bắt cua, làm ruộng. Cô ở tỉnh thì chạy theo những nhu cầu vật chất và cũng một phần muốn có một cuộc sống nhàn nhã, không phải vật lộn với đời sống xã hội khó khăn hiện tại, nên họ không ngần ngại làm gái bao cho những người nước ngoài.
image
Chúng tôi đã gặp trên con đường từ Bắc vào Trung, ra Nam một vài cô rất trẻ, khoảng 17 đến 22 đi cặp đôi với những người đàn ông luống tuổi nước ngoài như Thụy Sĩ, Ðức, Pháp, Ðại Hàn, Ðài Loan.v.v. Trên bãi biển Phú Quốc nơi chúng tôi tắm, một lúc chúng tôi gặp ba người Ðức độ ngoài sáu mươi tuổi cùng tắm với ba cô gái Việt rất trẻ. Họ ngồi ngay ở mấy cái võng, và bàn ăn dưới gốc dừa cạnh chúng tôi. Họ nói tiếng Anh với mấy cô, mấy cô nói rất ít, ngoài lắc, gật và cười ròn rã. Một lúc sau có thêm một người nữa dắt một cô đến, họ làm quen và nhập bọn với nhau. Họ ngồi ngay cạnh chúng tôi, nên dù không chú ý cũng nghe rõ tiếng những người đàn ông nói với nhau:
- Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn.
- Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này?
- Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi.
Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu. 
Thật đáng buồn!
image
Tôi nhìn sang con gái tôi, cô đang nằm phơi nắng trong bộ áo tắm, cuốn tiểu thuyết The memoirs of a Geisha úp trên mặt, tôi thấy cô thật là may mắn biết bao! Cô được đi học, có có việc làm tử tế, cô kiếm sống được bằng kiến thức và lòng tự trọng. Nếu cô chẳng may sinh ra và lớn lên trong một cái làng, cái tỉnh nghèo nàn nào đó Việt Nam, không được đi học đến nơi, đến chốn, thì có gì bảo đảm cô sẽ không là một trong những cô gái đang bơi lội dưới kia? Cái nghèo khó luôn luôn kéo theo cái bất hạnh.
Giữa mênh mông sóng biển, nhìn những cô gái trẻ đang bơi trong nước, bỗng những cành đào Nhật Tân hiện ra trong trí tôi. Những cành đào hiếm hoi còn sót lại năm nay ở làng này vì người ta đang cào xới đất để xây những cao ốc trên đó. Rồi những cô gái làng này không còn hoa đào để bán, không còn đất để trồng cúc, trồng lay-ơn, trồng hoa hồng nữa. Họ sẽ đi đâu và sẽ làm gì để sống? Họ sẽ lại ra những bãi biển với những người đàn ông già như ông nội hay sao?
image
Khu đất cổ truyền trồng hoa, nổi tiếng về hoa đào Nhật Tân còn không cứu được, còn bị san bằng để xây cao ốc thì những cô gái Nhật Tân có ai cần để ý tới là họ sẽ trôi ra biển hay đi về đâu!
Người thanh niên hai mươi tám hướng dẫn tour cho chúng tôi than:
- Tụi con bây giờ, những người lợi tức thấp, khó kiếm vợ và kiếm bồ lắm. Họ cặp với người 
nước ngoài hết rồi cô ơi!'
Tôi hỏi.:
- Nhưng các cô ở miền quê như Phú Quốc này, thì làm sao gặp được những người du khác ở xa đến, trong khi họ lại không biết ngoại ngữ?
- Dễ lắm cô ạ. Cứ cô nào đi trước kiếm được một người thì lại chỉ dẫn giới thiệu cho cô sau. 
Mấy ông du khách đó lại giới thiệu cho nhau. Cứ cái đà này thì con gái Phú Quốc chẳng còn ai cho tụi thanh niên chúng con ở đây nữa. Mấy tỉnh miền Tây bây giờ cũng thế hết, con gái họ bỏ đi Sàigòn kiếm sống bằng cách làm gái bao cả.
image
Anh ta nói như một tiếng than. Tôi ngồi im nghe không biết nên an ủi thế nào.
Ở Sàigòn thì gặp mấy người chạy taxi kể lể:
- Cô ơi! Mấy thằng cha Ðại Hàn bây giờ nó khôn lắm. Nó sang đây giành giật của Việt Nam vừa đàn bà vừa tiền. Nó không cần biết tiếngViệt, nó bỏ tiền ra thuê một cái mặt bằng, thuê bao luôn một cô vợ ở đây đứng trông tiệm (bán đồ cho khách du lịch) làm người ở và làm vợ tạm thời cho nó. Cô ta được trả vài ba trăm đô một tháng là mừng lắm rồi. Làm ăn một thời gian vài ba năm thôi, hết hạn, nó trả tiệm lại, trả cô nhà quê ra đường, ôm tiền về nước. Mấy thằng Ðài Loan cũng vậy.
- Còn mấy ông già Việt Kiều nữa cô ơi! Ðến tuổi hưu trí rồi, về Việt Nam kiếm một cô bồ chỉ bằng tuổi con gái, con dâu mình. Giữ đấy, như một thứ vợ nhỏ, cho một tháng hai ba trăm đô la. Mỗi năm đi, về hai, ba lần hưởng thụ. Cơm bưng, tình bưng đến tận miệng. Trong khi ổng không có ở đây thì các cô muốn làm gì thì làm, khi ổng qua thì các cô phải hoàn toàn phụng sự ổng là được rồi.
Anh nói thêm:
image
- Chuyện này đều đều từ nhiều năm nay rồi. Các cô rủ nhau, dắt mối cho nhau, Ðại Hàn giới thiệu cho Ðại Hàn, Ðài Loan giới thiệu cho Ðài Loan, Việt Kiều giới thiệu cho Việt Kiều. 
Mỗi người một tiêu chuẩn, một dịch vụ khác nhau. Ai cũng vui vẻ hài lòng cả.
Tôi nghe, mà lòng buồn ruời ruợi. Có lẽ những phụ nữ chọn cuộc sống này họ thấy còn hơn là phải sang Ðài Loan làm nô lệ cho cả một gia đình, hay bị bán vào những nơi họ không hề lựa chọn. Tôi nhớ đến một bản tin đọc được ở báo trong nước về một người đàn bà Việt Nam muốn sang Ðài Loan kiếm tiền giúp gia đình. Hai vợ chồng vay mượn một số tiền mười ngàn mỹ kim để được sang bên đó làm công nhân, hay ở mướn gì đó qua trung gian môi giới. Không biết vì một lý do đau thương, tủi nhục nào, người vợ đã không cho chồng biết, âm thầm chịu đựng rồi đi đến chỗ tự tử chết. Người chồng vừa đau đớn vừa bị món nợ mười ngàn mỹ kim hối thúc, tự tử chết theo vợ, để lại mấy đứa con thơ.
Thử hỏi có bản tin nào đau thương hơn bản tin này!
Trong khi đó thì ở một mặt khác của xã hội, những cô gái của cả Sài Gòn, Hà Nội bây giờ sống rất là thời thượng. Họ đi làm những công việc văn phòng chỉ để lấy danh nghĩa đi làm, họ có một nguồn lợi tức ở đâu đó cung cấp chuyện tiêu pha ăn, mặc hàng ngày cho họ mình không biết. Họ rất giỏi về lãnh vực tìm bạn Việt Kiều trên mạng. Mỗi tối ngồi hàng giờ để chat với một ai đó, rồi đưa đến hò hẹn. Một cậu Việt Kiều ở Mỹ hay Úc, trước khi về Việt Nam, có thể tìm trên mạng cho mình một cô bồ ra tận phi trường đón. Cô ta nói tiếng Anh tương đối, hướng dẫn các dịch vụ ăn chơi, cô chỉ bảo tận tình và cho cậu cái cảm tưởng là cô không đến vì tiền của cậu (cô có tiền rồi!) cô sẵn sàng mời cậu về nơi cô ở thay vì ở khách sạn (tình cho không, biếu không), cô hiền lành, chiều chuộng hết mình, rồi cô cho cậu biết cha mẹ cô là những người có địa vị trong xã hội, cô mời cậu ra Bắc hay lên Ðà Lạt, hoặc Nha Trang gặp họ. Trong khi chuyện trò, cô thường nói là 'Em không thích sống ở Mỹ', cô cho cậu cái cảm tưởng cậu là người may mắn, gặp được một cô không giống những cô mà trước đây cậu thường nghe tả. Có thể cậu Việt Kiều này sẽ gặp ông bố của cô bồ là một Kỹ Sư nhà nước hay một ông bác sĩ thật (Một bác sĩ xuất thân là y tá và được thăng bác sĩ nhờ tuổi đảng thâm niên). Và cô 'không thích sống ở Mỹ đâu' chỉ có nghĩa là cậu lấy cô rồi cậu sẽ ở lại Việt Nam, và cô có cơ hội vào quốc tịch Mỹ. Có trời mà biết những gì sẽ sẩy ra sau tấm màn sân khấu này.
Những vở kịch này hiện nay đang diễn ra thường xuyên ở Việt Nam. Những người thân quen ở Việt Nam chỉ biết dặn dò:
image
- Cháu coi chừng đấy, gái Việt bây giờ có cả ngàn chiêu, không biết đường nào mà đỡ đâu.
Tôi được nghe kể, còn một phương cách kiếm chồng nước ngoài cao hơn thế nữa là các cô con ông lớn thứ thiệt, có đăng ký tên trong những cái bar sang trọng. Khi chủ nhân thấy có một đám khách Việt Kiều trẻ nào, thuộc loại mặt mũi sáng sủa, lịch sự, học thức, ăn xài sang vào bar là lập tức họ thu dọn chiến trường, dẹp hết những cô tầm thường đang làm việc ở đó, gọi những cô gái con các ông lớn trong danh sách đến. Các cô ăn nói lịch sự, có học đến làm quen chuyện trò với khách, và sau một buổi tối, nhiều cậu đã được mời về nhà, giới thiệu với gia đình. Nhà sang trọng, có xe hơi, và tài xế riêng, cha mẹ niềm nở đón tiếp. Hỏi ra thì được biết cha mẹ các cô toàn là những nhân viên cao cấp của chính quyền cả. Những cậu được mời này, chắc chắn sẽ quay lại và kết thân cùng cô gái. Mọi việc kế tiếp thì chỉ có Trời mới biết là sẽ được xếp đặt như thế nào.
Ôi! Những chuyện quê nhà thì nói sao cho hết. Chuyện vui thì qua mau, chuyện buồn thì ở lại. Mỗi lần về là một lần xót xa. Cứ nhủ lòng thôi không về nữa. Thế mà một hai năm sau, nguôi ngoai một chút lại thu xếp quay về.
image
Hà Nội bỗng dung nhan đổi khác nhờ những cơn Gió Mùa Ðông Bắc. Thanh niên, thiếu nữ giấu trong chiếc áo len, áo dạ, những mơ ước lãng mạn của mình. Họ khoác tay nhau ngồi xuống những quán ăn đơn sơ ngay ở vỉa hè. Chuyền tay nhau những chén lục tào xá, bánh trôi, bánh chay. Họ ăn bằng mơ mộng của tuổi trẻ, ăn bằng hoang mang của những ngày cuối năm, ăn bằng nôn nao của mùa xuân đang tới. Gió lãng mạn, gió phiêu du, gió làm gầy những con phố, làm trái tim đập dịu dàng và làm những bài thơ bỗng nghiêng xuống, nằm sát vào những chiếc lá cuối đông.
Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.
Về Sài Gòn để được chen lách giữa những đám xe cộ, nhất là xe gắn máy. Ðể nhìn khói bụi mù đường, nghe những tiếng gọi nhau ơi ới, những tiếng rao hàng, hòa vào giữa tiếng xe nổ, tiếng còi xe inh ỏi. Ðể trong lúc chen lấn giữa dòng người, dòng xe, thỉnh thoảng lại nhìn cái bảng tên đường lạ hoắc, cố đoán ra trước đây là đường gì? Rồi chợt nghe đau nhói trong ngực về một kỷ niệm thân yêu cũ ở con đường mình đang đi. Nước mắt ứa ra, hình dung lại một buổi chiều êm ả đã xa lắm rồi.
Tình đã quan san từ đáy mắt (Ðinh Hùng)
image
Về để lại đi xuồng máy nguyên ngày trên Tiền Giang, ghé vào những rạch, chỗ người dân làm bánh tráng, làm kẹo dừa, đan võng, đan giỏ, để được ngắm những người dân miềm Nam giản dị, chất phác, nhìn những vất vả của người mẹ, người cha:
Quê hương là cây cầu khỉ
Khẳng khiu như cánh tay cha
Quê hương gánh hàng nặng trĩuMẹ về tất tả chợ xa
Quê hương áo bà ba trắng
Khăn lau lệ mẹ vắt vai
Quê hương mồ hôi cha đổ
Cho con miếng ngọt miếng bùi.
(tmt)
 image
Về để đi ra Bắc, lên tận Yên Bái, đến ngôi nhà sát bên sông Hồng của người anh họ, được soi mặt trong thau nước múc lên ở lòng sông, có phù sa lắng hồng đáy chậu. Ðược ngồi trong một cái bếp còn đun củi, bám đầy bồ hóng, được dùng gáo múc nước, được ăn măng trúc, măng mai. Nhớ về câu thơ cũ trong bài Trấn Thủ Lưu Ðồn:
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Về để được chen chân đi trong phố cổ Hà Nội nhỏ hẹp, có rác và cống trên từng bước đi, được đi trong nắng, trong gió Hà Nội nhớ lại thủa ấu thơ, ngơ ngác đi qua nhà thờ xưa như đứa bé tan Lễ ra, lạc mẹ:
Lâu lắm em mới về Hà Nội
đi trên viên gạch tuổi thơ ngây
gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy!
(tmt)
image
Mấy ngày hôm nay Hà Nội lạnh, Hà Nội vào Tết, Hà Nội chạy ùa ra phố mua áo ấm, gió mùa đông bắc thổi vạt áo bay tung, hai mẹ con đi sát vào nhau, chen chân trong khu chợ đêm trong phố cổ. Cảm tưởng hương vị của một ngày cuối đông đang tan trong cổ mình như những câu thơ:
Hà Nội rủ nhau mua áo ấm
Gió mùa đông bắc thổi qua len
Khăn san quàng vội vào cổ gió
Trên vai một chiếc lá rơi nghiêng
(tmt)
Người, xe, hàng quà hai bên vệ đường cùng đan vào nhau, gần như dẫm lên chân nhau. Hàng Ðào với những cửa tiệm sang trọng bán quần áo tơ lụa cho du khách, Hàng Bạc lấp lánh những vòng vàng những xuyến bạc, và kiềng trạm, Hàng Mã một mầu đỏ đến căng từng mạch máu của đèn lồng, giây pháo giả, vàng mã. Người ta đổ xô đi mua về để đốt cho ông Táo lên trời. Cứ thế đi theo dòng người, hai mẹ con bập bềnh trôi.
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

(Bùi Giáng)
Ðúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
Trần Mộng Tú

Y HỌC DÂN GIAN

MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm.
Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.
 
1. Phương thức xử lý khi bị nghẹn đồ vật – Chỉ cần “giơ tay lên”
Tại nước Mỹ, một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn bằng cách thức rất đơn giản, đó là “giơ tay lên”.
Bà của Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình, nhưng không có kết quả.
Sau đó cậu cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà cậu đành nghe theo, kết quả thật sự nhổ được cục thạch ra. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng đây là điều mình được học trong trường.
 
2. Bị sái cổ
Bạn thỉnh thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.

Đơn giản thôi, bạn chỉ cần nhấc chân lên!
Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
 
3. Chuột rút ở chân
Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.
 
4. Tê chân
Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức vung tay trái.
 
5. Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người. Vì cha mẹ già, ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.
Đầu tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.
Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.
Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại… phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).
Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.
Một lòng hoan hỷ mà chia sẻ.
 
 
Dai Nguyen
 

Saturday, March 5, 2016

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Hân-hạnh giới-thiệu
SÁCH MỚI
CÒN LẠI CHÚT TÌNH
 
 

thơ song ngữ Việt-Anh
của
NGUYỄN PHÚ LONG
Sách dày 66 trang, khổ 5¼”x8¼”
do Vu Sơn vẽ và trình-bày bìa,
Xuân Phương bố-cục, Phan Khâm giới-thiệu,
Vũ Hối điểm xuyết thư họa,
Hoa Tiên xuất-bản đầu năm 2016.
 
CÒN LẠI CHÚT TÌNH
gồm có
các bài thơ dịch sang tiếng Anh của
Shelley Girdner, Diệm Trần; phụ-lục của
Sydney Chen & Tâm-Minh Ngô Tằng Giao;
và 16 bài thơ tiếng Anh của Thanh-Thanh
dịch từ nguyên-tác của Nguyễn Phú Long.
 
Nguyễn Phú Long là tác-giả của
"Chút Nghĩa Cũ Càng" (thơ, 1996),
"Biết Bao Nhiêu Tình" (thơ, 2001),
"Ai Đắp Lũy Thầy" (khảo luận, 2005),
"Qua Mấy Nẻo Đường" (tùy bút, 2007),
"Còn Vương Tơ Lòng" (thơ, 2009),
"Ngày Ấy Chưa Xa" (thơ văn, 2011), v.v...
 
Địa Chỉ liên lạc:
11617 Norwich Pkwy
Glen Allen, VA 23059
Long Nguyen
__._,_.___

HUỲNH VĂN LÀNG * VIỆT CỘNG TRỘM CƯỚP

Luận về ăn cướp ăn trộm ăn cấp hiện tại ở VN XHCN.
Huỳnh văn Lang
         Năm nay tôi đã gần 95 tuổi đời, cũng có nghĩa là tôi đã sống trải qua 3 chế độ chánh trị của miền VN (1922-2016): Thuộc địa Pháp (cho đến 1954), VN độc lập Tự do (1955-1975) và Thuộc địa CSVN (1975...). Nhờ đó mà tôi có thể khách quan so sánh xã hội VN dưới 3 chế độ nói trên mà không sợ sai lầm lắm. So sánh thì có thể so sánh về nhiều phương diện khác nhau: trong bài nầy chỉ nói đến phương diện "ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp" của con người VN trong nước ngày nay, mà lý do căn bản là tâm tánh bất lương, lý do thời thế là bị bần cùng hóa (bần cùng sanh đạo tặc). 
        1) Ăn cướp có tính cách quyền lực và bạo động, ăn trộm/ăn cắp có tính cách yếu hèn yếu thế. Đã bảo rằng nhơn chi sơ tánh bổn thiện, thì cả hai hình thức bất lương nói trên đều do a) giáo dục gia đình/nhà trường "hay/và" b) ảnh huởng xã hội (môi trường văn hóa,chánh trị,xã hội) tạo dựng ra. 
         Hai yếu tố a & b đều có tính cách quyết định, nhưng cái nào lợi hại hơn cái nào thì lại do chế độ chánh trị tự do/dân chủ hay độc tài/chuyên chính định đoạt. Vì thế mà các xã hội con người ngày nay, chỉ xét về phương diện lương thiện/bất lương thì rất khác biệt  nhau, vì một lẽ rất đơn giản là chính đảng phái chánh trị cầm quyền ảnh hưởng nặng nề trên văn hóa của một nước, một dân tộc...mà văn hóa là gì nếu không nói là (vật chất) nếp sống, ăn ở, chơi nhởi...và (tinh thần) tư duy, đạo đức, tín ngưỡng...Ví thế mà có thể khẳng định dưới chế độ chánh trị tư do/dân chủ thì  "dân nào chánh quyền nấy" dưới chế dộ độc tài chuyên chính thì "chánh quyền nào dân nấy". đó là một chân lý, lịch sử các nước dưới chế độ độc tài chuyên chính CS đã và đang hùng hồn chứng minh cái chân lý nầy, xã hội VN dưới chế độ độc tài chuyên chính CSVN là một  tỷ dụ điển hình,về phuơng diện ác độc thì có thể không hơn Bắc Hàn, nhưng về phuơng diện bất lương thì hơn hẳn, vì thành phần đảng CSVN gần như hoàn toàn là từ giai cấp bần cố nông, mà bần cố nông một khi có chút quyền hành trong tay là sanh ra bất lương vừa quá dễ dàng vừa đến "đĩnh cao loài người"! Ngoài ra bất lương là còn là một chứng bệnh di truyền từ ông bà cha mẹ ( trong đó có HCM), truyền nhiễm ra ngoài dân gian một cách triệt để, làn tràn đến phải xuất cảng ồ ạt ra nước ngoài, không khác bệnh dịch phong tình từ Mỹ châu xuất cảng về Âu châu trong thế kỷ 16/17....
           2) Thử đem so sánh cái dịch truyền nhiểm nầy dưới 3 chế độ chánh trị thực dân, tư do và CS (hay XHCN) thì thấy rõ ràng nó khác nhau đến mức nào. Trong hai thời Thực dân và CH, nó chỉ là một chứng bệnh ngoài da rất dễ chửa và chửa được, đang khi dưới chế độ CSVN hiện giờ thì đúng là bất trị. Tôi dám thách thức Đảng CSVN, cũng là đảng cầm quyền cố chửa cho lành thử xem có được không? Không chửa được chỉ vì một lý do đơn giản và duy nhứt thôi là: chính đảng CS nhà ta là đảng ăn cướp ăn trộm cả ăn cắp thì làm sao tự chửa được. Thật ra chỉ có một giải pháp để tự chửa và chửa được đó là tự tử! Nếu đảng CSVN không tự tử được,vì còn lắm nuối tiếc...
            Cho nên, chỉ còn chờ dân tộc một ngày nào đó sẽ chọc tiếc giùm cho! Vì đó mà tôi chỉ có mỗi một tâm nguyện:
"Làm sao giải thể chế độ XHCN của csvn và càng sớm càng tốt, để dân tộc vn tự cha trị bệnh dịch nói trên và đây chỉ là một cái địch, trong nhiều cái dịch khác cữa, mà chẳng ai mang vào VN ngoại trừ HCM/đảng csvn!
Ước ao đồng bào trong nước ý thức được điều nầy! Từ 80 năm nay, HCM/đảng csvn đã đóng góp được cái gì và đánh mất biết bao nhiêu, thử hỏi?

HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * BÀ NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU





TƯỞNG NHỚ 47 NĂM TỪ TRẦN CỦA BÀ NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU


Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ





 

Căn cứ theo quyển NGUYỄN PHÚC Tộc Thế Phả đã xuất bản tại Huế (Việt-Nam), phát hành năm 1995: Bà NGUYỄN THỊ LAN còn tên thánh là Marie Thérèse tức Nam Phương Hoàng Hậu. Bà là con của Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào, người tỉnh Gò Công. Bà sanh ngày 17 tháng 10 âm lịch năm Giáp Dần nhằm ngày thứ tư 04 tháng 12 dương lịch năm 1914. Năm Ðinh Mão (1927) bà du học tại Pháp, học tại trường Couvent des Oiseaux ở Paris. Năm Nhâm Thân (1932) bà trở về nước và gặp vua Bảo Ðại trong một chuyến nghỉ mát ở Ðà Lạt. Ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tuất (20-3-1934) bà tấn cung vào ở điện Kiến Trung. Ngày 10 tháng 2 năm Giáp Tuất (24-3-1934) được phong là Nam Phương Hoàng Hậu, lễ tấn phong được cử hành long trọng tại điện Dưỡng Tân. Năm Kỷ Mão (1939) bà theo vua Bảo Ðại sang Pháp cùng với ba con. Trong chuyến đi này bà cùng vua ghé La Mã và được Ðức Giáo Hoàng đón tiếp. Sau khi vua Bảo Ðại thoái vị, bà sang sống tại Pháp và ở đấy với các con cho đến lúc mất. Bà sinh được 2 Hoàng Tử và 3 Công Chúa :



 - Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh năm Ất Hợi (1936) được phong Hoàng Thái Tử vào năm Kỷ Mão (1939), hiện sống tại Pháp.


- Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh năm Quý Mùi (1943).

- Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh năm Ðinh Sửu (1937).

- Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh năm Mậu Dần (1938).
- Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh năm Tân Tỵ (1942).


Ðược biết thêm, Bà Nguyễn Thị Lan con của Ông Nguyễn Hữu Hào, theo đạo Thiên Chúa Giáo từ lâu đời, thuộc thành phần đại điền chủ rất giàu có danh tiếng và trí thức. Ông Nguyễn Hữu Hào không những có ruộng đất ở Gò Công thuộc tỉnh Long An (Nam Phần Việt Nam) mà còn nhiều đồn điền trồng Trà và Cà Phê ở Lâm Ðồng, Ðà Lạt nữa. Bà Nguyễn Thị Lan là cháu Ngoại của Ông Lê Phát Ðạt tức Huyện Sỹ một trong những nhà giàu có nhất Nam Phần, là người đã bỏ tiền ra xây cất nhà thờ rất nguy nga ở cuối đường Võ Tánh Sàigòn trước kia, thường gọi là nhà thờ Huyện Sĩ mãi đến nay vẫn còn. Ngôi mộ của Ông Ngoại Bà được chôn trong khu vực nhà thờ này. Năm 1926, Bà Nguyễn Thị Lan, mới 12 tuổi được gia đình cho sang Pháp du học tại trường Couvent des Oiseaux, là một trường nữ danh tiếng dành cho những gia đình giàu có tại Pháp, để đào tạo nhiều bậc mệnh phụ phu nhân, do các nữ tu điều khiển. Bà là một trong những nữ sinh học giỏi tại trường này, đến năm 1930, Bà được bầu Hoa Hậu khi mới 16 tuổi trăng tròn, nhân dịp hội chợ do trường tổ chức. Có người kể rằng chính vua Bảo Ðại khi còn du học tại Paris (Pháp Quốc) cũng đến tham dự hội chợ này, nên chứng kiến tận mắt sự thành công và danh tiếng của Bà. Mùa Hè năm 1932, sau khi đậu tú tài xong, Bà trở về nước bằng chuyến tàu Pháp tên D'Artagnan, của hãng Messagerie Maritime và gặp vua Bảo Ðại cũng hồi loan sau khi hoàn tất việc học, để tiếp nối vua cha Khải Ðịnh trị vì thiên hạ. Trong một buổi dạ vũ được tổ chức trên tàu, Ông Lê Phát An là cậu của Bà đã từng quen biết vua Bảo Ðại (Hoàng Ðế), nên dẫn Bà đến yết kiến nhà vua. Bà đã làm đúng nghi thức triều yết Hoàng Ðế mà Bà đã được nhà trường hướng dẫn từ trước.


Bà đã quỳ gối và xưng tên của mình trước khi nói lời chúc tụng Hoàng Ðế (chi tiết này chính Bà Nam Phương Hoàng Hậu kể lại cho Ông Nguyễn Tiến Lãng). Hoàng Ðế Bảo Ðại rất cảm động trước tư cách và nhan sắc của Bà. Từ đó, ngài thường tìm dịp nói chuyện với Bà.

.. Trong những năm cuối cùng của Bảo Ðại ở Pháp, vào lúc đã ở tuổi trưởng thành, họ cho một nữ sinh tên là Marie Thérèse Nguyễn Thị Lan, con một nhà phú hộ theo Thiên Chúa Giáo là Ông Nguyễn Hữu Hào ở Nam Kỳ, đi Pháp du học. Tất nhiên Cô Marie Thérèse phải là một tiểu thư dù không hoàn toàn sắc nước hương trời thì vẫn có được cái đẹp kiều diễm đài các để có thể làm rung động trái tim của một nhà vua trẻ đang đến tuổi rạo rực tình yêu đôi lứa. Trong thời kỳ Bảo Ðại còn bận học hành, họ chưa cho đôi trai tài gái sắc gặp nhau mà đợi đến khi Bảo Ðại thấy mình đã trưởng thành và có trách nhiệm với quốc dân thì họ mới tổ chức cho Marie Thérèse Nguyễn Thị Lan gặp Bảo Ðại. Ban đầu họ cho Cô Lan lân la gần Bảo Ðại mỗi khi Ông đứng một mình trên boong tàu nhìn ngắm sóng nước trùng dương. Cho đến khi hai người đã vượt khỏi giai đoạn khách sáo thì họ bắt đầu tổ chức cho đôi uyên ương khắng khít nhau hơn trong những buổi dạ hội trên chuyến tàu xuyên đại dương bất tận.Ạ>>

Ðây là chứng minh Bà Nguyễn Thị Lan gặp được vua Bảo Ðại trên tàu, qua hai tác giả đã dẫn thượng, từ đó đưa đến hôn nhân.


Theo Ông Tôn Thất An Cựu viết bài Nam Phương Hoàng Hậu Bà Hoàng Cuối Cùng của triều Nguyễn đã được đăng trong Việt Báo Giai Phẩm Xuân Tân Tỵ 2001 nơi trang 23, tại Nam California Hoa Kỳ, xin trích dẫn như sau : <<... Mãi cho đến gần một năm sau (tức khoảng năm 1933), nhân dịp vua Bảo Ðại nghỉ mát tại Ðà Lạt và do sự sắp đặt của Toàn Quyền Ðông Dương, viên Ðốc Lý (tức Thị Trưởng sau này) thành phố Ðà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc tại khách sạn Palace (sau gọi khách sạn Lang bian) để tìm cách cho hai người gặp nhau. Tối hôm đó, trong chiếc áo lụa màu thiên thanh, Nguyễn Thị Lan đã xuất hiện trước Hoàng Ðế Bảo Ðại để rồi chiếm trọn trái tim của một người có địa vị cao nhất nước.>>


Trong khi đó, quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Hoành Linh Ðỗ Mậu, viết như sau :

. Chỉ tội nghiệp cho Bà Từ Cung Thái Hậu, vì trong lúc con mình ở nơi đất khách quê người, thì Bà đã lo nghĩ đến tương lai của dòng họ, đã nghĩ đến việc tìm bạn trăm năm cho con. Tại Huế, Bà đã cho dò xét thân thế, phẩm hạnh, sắc đẹp của bao nhiêu tiểu thư khuê các con những vị đại thần để Bà có lựa chọn một nàng dâu cho Hoàng Tộc, một Hoàng Hậu tương lai cho nước An Nam. Bà đã chọn được một nữ sinh con một vị đại quan có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà Bà mẹ của tiểu thư đó cũng sùng mộ Ðạo Phật như Bà (tiểu thư này sau lấy chồng họ Phạm, giáo sư trường Quốc Học Huế). Bà chỉ đợi con mình ngự giá hồi loan chính thức điều khiển việc nước là làm lễ thành hôn cho đôi lứa. Cuộc đời của Bà xuất thân từ nơi dân giả, phúc đức Cha Ông đẩy đưa Bà được tiến cung làm Hoàng Hậu, nên Bà cố học hỏi cho thành người đài các chốn cung vi, cố trau giồi đức hạnh cho thành người vợ hiền dâu thảo. Nhưng chẳng may chồng mất sớm. Bà chỉ có một mụn con trai nên Bà thiết tha mong cho con trưởng thành để nối nghiệp vua Cha và nối dõi tông đường. Vì thế, đối với Bà, việc tìm kiếm một nàng dâu đức hạnh mọi bề là điều quan trọng thiết yếu nhất. Quan trọng vì không phải chỉ thương con mà còn vì danh dự triều đại nhà Nguyễn nữa. Bà không ngờ rằng trong lúc Bà đang sống những giây phút rộn ràng của bất kỳ một người mẹ nào đang lo chuyện trăm năm cho con, thì người Pháp ở trong những văn phòng của các thế lực giáo quyền và thế quyền, cũng âm thầm thực hiện âm mưu vượt quyền hạn và giết giấc mơ của Bà để cưới vợ cho Bảo Ðại dựa vào những tiêu chuẩn chính trị của chánh sách bảo hộ lâu dài. Bảo Ðại về nước được thời gian, việc triều đình tạm yên, thì vợ chồng Ông Charles người giám hộ của Bảo Ðại bắt đầu lo chuyện thành hôn cho Ông. Vào khoảng cuối năm 1933,


Ông Bà Charles rủ Bảo Ðại đi Ðà Lạt, tại khách sạn Lang Bian huy hoàng tráng lệ, Bà Charles dẫn tiểu thơ Marie Thérèse Nguyễn Thị Lan giới thiệu với nhà vua trẻ tuổi trước sự chứng kiến của quan Toàn Quyền Pierre Pasquier. Tất nhiên, khi đã có phù phép của chúa tể thực dân tại Ðông Dương, thì cuộc hôn nhân chính trị giữa vua Bảo Ðại và Cô Nguyễn Thi Lan nhất định phải thành. Nó phải thành trên nỗi đau khổ cay đắng của Bà Từ Cung, của những vị đại thần trong Tôn Nhân Phủ và của cả Hoàng gia. Ðó là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, triều đình Việt Nam có một vị Hoàng Hậu theo Thiên Chúa Giáo qua sự sắp đặt của các thế lực phương Tây. Sau 400 năm, công tác truyền giáo đạt đến cao điểm bằng sự có mặt của một nữ tín đồ trong chốn thâm cung của triều đình Việt Nam. Và Cô Marie Thérèse từ nay được mang danh hiệu là Nam Phương Hoàng Hậu.>>


Theo giáo sư Nguyễn Lý Tưởng viết trong quyển Thuyền Ai Ðợi Bến Văn Lâu, như sau : Trong cuốn hồi ký Le Dragon d'Anam. Bảo Ðại có nhắc đến cuộc gặp gỡ đầu tiên với một cô gái người miền Nam, theo đạo Công Giáo, nhân chuyến đi nghỉ mát tại Ðà Lạt vào cuối năm 1932, Ông viết :


Một biến cố khác lại xảy ra, làm cho cuộc đời tôi có sự thay đổi quan trọng : Số là khi tôi vừa từ Pháp trở về, đã có tiếng xì xầm trong hoàng cung để tuyển Hoàng Hậu cho tôi. Ðức Thái Hậu, cũng như các vị thượng quan trong triều ai nấy đều có sẵn người của mình để tiến dẫn. Nhiều lần, tôi đã nhận thấy có sự sóng gió xa xôi, nhưng tôi không để y mấy. Biết rằng về vấn đề này, việc lựa chọn của Vua chỉ có thể đưa vào đề nghị của triều đình, tôi đợi người ta cho những đề nghị rõ ràng. Ngược lại, như tôi đã từng nói, tôi đã quyết định là phá tan chế độ đa thê đang thịnh hành ở Việt Nam. Khi đề cử tôi lên làm Ðông Cung Thái Tử, không có gì là khó khăn, vì tôi là con trai độc nhất của cha tôi, nhưng tôi từng biết, có nhiều tấn bi kịch đẫm máu xảy ra vì chuyện tranh chấp kế vị, nhiều khi có tính cách hèn hạ xấu xa, giữa anh em ruột, hay anh em khác mẹ, mà tôi muốn tránh vết xe đổ ấy. Hai cụ Charles cũng rất quan tâm đến sự tìm cho tôi một người vợ. 


Họ mong rằng vị Hoàng Hậu này phải có một nền học vấn như tôi. Vì vậy, nhân dịp cuối năm, tôi đi nghỉ mát ở Ðà Lạt vài ngày, con gái của quan toàn quyền Pierre Pasquier cũng nghỉ mát ở đó. Tại đại sảnh đường khách sạn Lang Bian, quan toàn quyền có giới thiệu với tôi một thiếu nữ Việt Nam cùng đi với cụ Bà Charles, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào, con gái nhà điền chủ Nguyễn Hữu Hào, theo đạo Công Giáo, cô này mới mười tám tuổi, vừa mãn khóa ở Couvent des Oiseaux ở Pháp. Sau lần gặp gỡ đầu tiên ấy, thường thường chúng tôi gặp lại nhau một cách bất ngờ. Marie Thérèse rất thích thú ngày du học tại Pháp. Cũng như tôi, có rất yêu âm nhạc và các môn thể thao. Cô có vẻ đẹp yểu điệu của người miền Nam. Trong triều đại của chúng tôi, vì tìm kiếm người vợ cho Vua, hướng nhiều vào con gái miền Nam. Bởi vì, đối với người Trung hay Bắc Kỳ vẫn được coi như “đất hứa”. sau vài lần trò chuyện, một tình cảm êm dịu đã nẩy nở ra giữa chúng tôi, và chúng tôi hứa hẹn sẽ gặp lại nhau”


Trên đây là nguyên văn bản dịch do Hội Nguyễn Phước Tộc xuất bản Hoa Kỳ, trang 97...

Sau khi cuộc gặp gỡ tại Ðà Lạt đã được Hoàng Ðế Bảo Ðại nhắc đến trong hồi ký của Ngài, xin trích dẫn nơi trang 98 như sau :


“ Khi trở về Huế, tôi có kể lại cho mẫu thân tôi chuyện này, và ý định của tôi. Bà không mấy hoan nghênh, khi biết cô theo đạo Công Giáo và cũng Tây học như tôi. Bà muốn rằng tôi nên lấy được người vợ biết tôn cổ, biết đạo tam tòng tứ đức. Mặt khác, bà cũng rất quan tâm về vấn đề giáo dục con cái theo đạo Thiên Chúa. Thế nhưng, đây không phải chỉ là vấn đề hoàn toàn tôn giáo, mà là một vấn đề quốc gia. Bởi vì, nếu trẻ con sinh ra do cuộc hôn nhân này, lại theo đạo Công Giáo, thì nay mai đây, người kế vị lên làm vua, làm sao mà có thể biết phụng thờ tôn miếu, và làm lễ tế Nam Giao? Triều đình cũng rất bỡ ngỡ. các vị Tứ Trụ triều đình bàn cãi sôi nổi. Lần gặp gỡ về sau, với cô Marie Thérèse, tôi ngỏ ý muốn lấy cô, tôi quyết định bất chấp cái thủ tục cổ lổ kia, và sẽ báo cho triều đình ý định này ”


Về phía Cô Marie Thérèse (Nguyễn Hữu Thị Lan), cô là người theo đạo Công Giáo. Luật đạo không cho cô lấy chồng là người ngoại đạo nếu không được phép của Giáo Hội. Ðây là vấn đề tế nhị, cô phải yết kiến Ðức Thánh Cha tại Vatican để xin phép. Và sự chấp thuận của Giáo Hội cũng kín đáo, không phổ biến ra ngoài, đến nỗi nhiều vị Giám Mục, Linh Mục ở Việt-Nam lúc đó đã cho rằng Nam Phương Hoàng Hậu đã vi phạm luật của Giáo Hội (Theo luật Công Giáo, hai bên nam, nữ phải đến nhà thờ làm lễ thành hôn, nếu khác tôn giáo thì phải có phép của Giáo Hội, phải thề hứa một vợ, một chồng, các con sinh ra phải theo Công Giáo. Ai không tôn trọng luật đó thì bị “dứt phép thông công”, nghĩa là bị khai trừ ra khỏi Giáo Hội (excommunication = tuyệt thông) như vua Henri 8 nước Anh và Napoléon nước Pháp).


Vua Bảo Ðại đã cam kết với cô : - Giữ luật một vợ, một chồng - Giải tán tam cung lục viện - Phong cho cô làm Hoàng Hậu - Cô được tự do về tôn giáo.

Nhà Nguyễn từ Gia Long trở về sau, có truyền thống không phong Hoàng Hậu. Ðây là lần đầu tiên, nhà Nguyễn đã phong cho một người làm Hoàng Hậu.


Ðám cưới của vua :


Trang 99, vua Bảo Ðại đã viết về đám cưới của Ngài như sau : “ Ngày cưới là ngày 20 tháng 3 năm 1934. Ðám cưới được cử hành trước triều đình và các đại diện của Pháp. Ðó là một vấn đề mới mẻ, vì xưa tới nay chưa bao giờ như vậy. Tôi cũng có quyết định tấn phong ngay cho vợ tôi, tước hiệu là Hoàng Hậu, sau khi cưới, điều mà từ xưa, mẫu thân tôi chỉ được phong sau khi phụ hoàng đã chết. Tôi tấn phong cho vợ tôi là Nam Phương Hoàng Hậu, có nghĩa là “hương thơm của miền Nam”, đồng thời cũng theo một sắc dụ, tôi cho phép Hoàng Hậu được mặc áo màu vàng da cam, vốn chỉ dành riêng cho hoàng đế”


Theo báo chí thời đó cũng như lời thuật lại của những vị cao niên thì triều đình phải cử đại diện vào Long An, quê của Nam Phương Hoàng Hậu để rước dâu. Dọc đường từ trong Nam ra tới Huế, các địa phương đặt bàn thờ, hương án và quan dân tức trực để đón cho đám rước Hoàng Hậu đi qua. Tiếng pháo chào mừng nổ liên tục từ trong Nam ra tới kinh đô Huế. Trước đây tôi có được xem ảnh của Nam Phương Hoàng Hậu chụp trong ngày bà được tấn phong Hoàng Hậu, ảnh màu rất đẹp. Những hình ảnh đó, có lẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của Hoàng Ðế Bảo Ðại. Nhà vua đã kể lại như sau : “Lễ tấn phong được cử hành ngay ở điện Cần Chánh, là nơi vẫn dùng để thiết đại triều. Trước sân chầu có trải thảm đỏ và vàng, vẫn dùng để Hoàng Ðế bước lên. Các quan triều thần đều tập họp đủ mặt. Hoàng Hậu vận trào phục màu vàng, đầu đội mũ kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm hốt ngà, từ từ tiến và vào, qua hai hàng quan triều thần chào đón, để tiến tới trước ngai vàng tôi đang ngồi đợi. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử nước tôi, một thiếu nữ đã một mình tiến cung như vậy. Khi đến trước mặt tôi, Hoàng Hậu khấn đầu làm lễ vái ba vái, rồi ngồi sang bên phải tôi, trên chiếc ngai vàng thấp hơn. Lễ tấn phong hoàn tất rất nhanh chóng. Tôi đưa Hoàng Hậu về điện Kiến Trung và ở đấy với tôi. Ðến chiều, Hoàng Hậu tới triều kiến Ðức Hoàng Thái Hậu. Ðức bà rất hoan hỷ và tiếp đón niềm nở. Một kim sách được lập cho Hoàng Hậu, và sắc chỉ tấn phong được đem ra niêm yết ở tòa sắc chỉ”


 Ðược biết Hoàng Hậu Nam Phương đã sống với Vua Bảo Ðại và sanh được 5 quý tử như đã dẫn, từ khi có các con Bà thường chăm sóc và dạy dỗ cho các con nên người. Sau khi vua Bảo Ðại thoái vị, bà sang Pháp sống với các con cho đến trút hơi thở cuối cùng tại làng Chabrignac, một vùng quê thuộc miền Bắc nước Pháp theo như lời thuật lại sau đây : Ngày 14 tháng 9 năm 1963, vào ngày 5 giờ chiều, cựu Hoàng Hậu Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời bác sĩ đến thăm mạch. Sau khi chẩn khám, bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chi uống thuốc vài hôm là khỏi. Nhưng không dè, bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ thì bà cảm thấy khó thở. Người nhà bèn nhờ một người bác sĩ khác, nhưng người bác sĩ thứ hai chưa đến kịp thì cựu Hoàng Hậu Nam Phương đã êm ái lìa đời ngay trong đêm đó khi vừa tròn 49 tuổi. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung, vì các con bà đều ở tận Paris để làm việc và đi học. Ðám tang của bà cựu Hoàng Hậu Việt Nam lưu vong được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ như những năm tháng cuối đời của bà. Hôm đưa đám, ngoài hai Hoàng Tử và ba Công Chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có Ông quan đầu Tỉnh Brive la Gaillarde và Ông Xã Trưởng Chabrignac. Trong suốt thời gian tang lễ cựu Hoàng Bảo Ðại cũng không có mặt, mà sau này kẻ viết bài này trong thời gian ở Pháp được nghe kể lại, thì khi hay tin mẹ chết, Công Chúa Phương Liên tức tốc đánh điện tín báo tin cho cựu Hoàng, nhưng gặp lúc cựu Hoàng vắng nhà vì bận đi chơi xa với Bà Mộng Ðiệp, vì vậy mà cựu Hoàng Bảo Ðại không hay biết gì, nên đã vắng mặt trong ngày đám táng của một người mà có thời đã cùng Ông đầu ấp tay gối. Sự kiện đó đã gây sự hiểu lầm khiến về sau các Hoàng Tử và Công Chúa đã ôm lòng oán hận người cha mà họ nghĩ là một người chồng không trọn nghĩa thủy chung! 



Trong lần trở lại Pháp vào tháng 4 năm 1999, do đề nghị của một người bạn thường giao thiệp với Hoàng Tử Bảo Long, từ Paris tôi theo người bạn đi về làng Chabrignac, cách Tỉnh Brive la Gaillarde ba mươi cây số để viếng mộ Hoàng Hậu Nam Phương. Gió chiều nghĩa trang lồng lộng thổi, trước mắt tôi là một ngôi mộ đơn sơ với tấm bia đá hai mặt ghi hai hàng chữ tiếng khác nhau, mặt trước viết chữ Hán, mặt sau viết chữ Pháp như dưới đây: Bìa chữ Hán : Ðại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Mộ, có nghĩa là : “Mộ phần của Bà Hoàng Hậu nước Việt Nam”Bìa chữ Pháp : ICI REPOSE l'impératrice d'Anam Née Marie Thérèse Nguyen Huu Thi Lan, có nghĩa là : “Ðây là nơi an nghĩ của Bà Hoàng Hậu Việt Nam tên là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan”... v.v. Ngoài ra, tôi đã được học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm đề tặng quyển Việt Nam Anh Hoa vào dịp lễ Quốc Khánh Pháp, ngày 14 tháng 7 năm 2001 vừa qua, do Làng Văn ấn hành, trong đó có bài viết Vua Hàm nghi và Nam Phương Hoàng Hậu, bài này có liên quan từ bịnh cho đến từ trần của cựu Nam Phương Hoàng Hậu, xin trích dẫn để quý bà con đồng hương tường lãm như sau : ”..



. Kế cận lâu đài này có một nông trại khác mang tên”Domaine de la Perche” do Hoàng Hậu Nam Phương mua với tài chánh riêng Bà, vốn giàu có từ trước. Nông trại này không có lâu đài, nhưng chỉ có một ngôi nhà dài khá lớn, hơn 30 phòng, chung quanh là vườn Nho và cây ăn trái như Cam Lê và Táo, xen kẻ với vườn hoa đủ màu thi nhau nẩy nở. Bà Nam Phương đã cho mua cơ sở xinh đẹp này từ năm 1958. Lúc Bà Bá Tước Như Lý de la Besse hay tin này, Bà ấy làm ngạc nhiên, nhưng không hỏi hoặc thăm viếng Bà Nam Phương, có lẽ vì một bà thuộc giòng Vua cách mạng, một bà thì thuộc giòng Vua thân Pháp. Tuy gần nhà mà xa cửa ngõ, suốt 5 năm trời hai Bà không hề gặp nhau. Mãi cho tới năm 1963 Bà Nam Phương lâm bệnh nặng vì một cơn nghẹt thở (diphtérie) rất ngặt nghèo, khiến Bà phải trút linh hồn tại nhà bà trong nông trại La Perche (Cá Mang Giổ), nhằm ngày 14 tháng 9 năm 1963, lúc Bà mới có 49 tuổi! Vua Bảo Ðại và các Hoàng Tử Bảo Long, Bảo Thăng, các Công Chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung, các quan chức địa phương đều có mặt. Và đặc biệt nhất là lần này bà Như Lý (con Vua Hàm Nghi) là láng giềng, cũng sang dự đám tang. Lễ được long trọng cử hành tại nhà thờ Chabrignac. Xong lễ, quan tài được đưa ra nghĩa địa gần bên mai táng, dưới tấm bia cẩm thạch khắc phương danh :




 Ici repose l'Impératrice d'Anam,
née Jeanne- Mariette
Nguyễn Hữu Hào
(4-12-1914 - 15-9-1963)
née Jeanne- Mariette
Nguyễn Hữu Hào
(4-12-1914 - 15-9-1963)

Tên thông thường của bà Nam Phương là Nguyễn Thị Lan.

Mùa Thu năm ấy (1993) hoa rơi lá rụng đầy đường như nhớ thương người tài hoa bạc mệnh, khách viễn du từ Paris xuất hành trong cảnh vật đổi sao dời theo chim ô thước Nam Phi, đã tìm về nơi đồng quê nước Pháp, chen lẫn với núi rừng, hang động âm u, khắc họa hình hài người và vật thời tiền sử Lascaux, ẩn giấu biết bao di tích của tiền nhân, cùng với tinh hoa của giống nòi Lạc Việt lạc bước nơi Tây Phương, mà chưa tìm ra lối về quê hương trăm thương ngàn nhớ !


Trong lúc viếng thăm mộ địa của người xưa đã in dấu tích đậm đà trong lịch sử Việt Nam, khách viễn du ngậm ngùi hướng tâm tư về những người đã âm thầm tạo nên lịch sử ấy, đồng thời cảm xúc ghi lại hai câu thơ than vắn thở dài của Tùng Thiện Vương và nữ sĩ Tương Phố :


Tóc bạc gấm mây sầu xã tắc,
Nước loạn canh tàn khóc bể dâu!


Trích dẫn hai tài liệu trên đây, nhằm để quý bà con biết được cựu Hoàng Hậu Nam Phương, thọ 49 tuổi, sau khi bị bịnh ngặt nghèo bất thần rồi từ trần ngày 14 tháng 9 năm 1963 tại nhà ở nông trại La Perche, thuộc Xã Chabrignac, Tỉnh Brive la Gaillarde và được mai táng ngày hôm sau tức 15 tháng 9 năm 1963.


Trở lại, mối tình vương giả của Vua Bảo Ðại với Hoàng Hậu Nam Phương, tôi đã đọc được bài viết của Ông Nguyễn Nam Phổ, đăng trong nội san Thu Ðông tháng 11 năm 1999 do Hội Ái Hữu Trung Học Trương Vĩnh Ký Paris phát hành, xin trích dẫn từ trang 30 đến trang 32 như sau :



Tài liệu 1 : Năm 1932, sau khi du học tại Pháp, Hoàng Ðế Bảo Ðại hồi loan chấp chánh, có một thiếu nữ con nhà khuê các đồng hành trên chuyến tàu d'Artagnan. Ðó là, cô Mariette Jeanne Nguyễn Thị Hữu Lan, ái nữ Ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại Ông Huyện Sĩ, kêu Ông Lê Phát An bằng cậu ruột. Cô LAN học trường Couvent des Oiseaux bên Pháp, vừa đậu tú tài toàn phần về thăm quê hương nhân dịp nghỉ hè. Có người cho biết, chính cựu Khâm Sứ Trung Kỳ CHARLES cha đở đầu của Hoàng Ðế Bảo Ðại đã sắp xếp để Cô LAN đi cùng chuyến tàu với nhà vua. Khâm Sứ CHARLES là bạn thân lâu đời của gia đình Pierre Nguyễn Hữu Hào. Sau một tháng lênh đênh trên biển cả, tàu d'Artagnan cặp bến Vũng Tàu (Cap St Jacques). Cô LAN được đại gia đình xuống đón, riêng Hoàng Ðế Bảo Ðại thì sang chiến hạm Dumont D'Urville để ra Ðà Nẵng (Tourane). Một tháng sau, Ông Bà Khâm Sứ CHARLES đưa Hoàng Ðế Bảo Ðại lên Ðà Lạt dự tiệc để gặp cô gái xinh đẹp và quí phái.


Tài Liệu 2 : Mùa hè năm 1932, sau khi đổ tú tài toàn phần, Cô Nguyễn Thị Lan ái nữ của Ông Nguyễn Hữu Hào, bên Pháp về nghỉ hè. Dịp này, Ông Lê Phát An sắp xếp với Toàn quyền P.Pasquier để vua Bảo Ðại và cô Lan gặp nhau trong dạ tiệc do Khâm Sứ Trung Kỳ khoản đãi. Khách quý gồm Hoàng Ðế Bảo Ðại vừa hồi loan cùng hàng trăm tiêu thơ khuê các con gái của các quan đại thần trong triều đình, tìm cách ra mắt để được tiến cử. Cô Nguyễn Thị Hữu Lan cùng cậu là Ông Lê Phát An tới khách sạn rất sớm, Cô Lan ngồi chơi trên bãi cỏ trước khách sạn. Khi Hoàng Đế Bảo Đại và đoàn tùy tùng đi ngang, Cô Lan đứng dậy chào theo phép xã giao tây phương. Sững sờ trước vẻ đẹp quí phái và dáng dấp thanh lịch của cô gái, Hoàng Ðế Bảo Ðại dừng lại hỏi chuyện. Sau đó hai người tiếp tục trò chuyện suốt buổi dạ tiệc, cùng nhau khiêu vũ và mối tình nẩy nở từ đó.


Xin lưu ý : Ngày xưa triều Nguyễn không đi hỏi và cưới vợ, chỉ có con gái của các vị đại thần tiến cử mà thôi. Vì vua là thiên tử không quỳ lại một ai.

Cuộc hôn nhân giữa Hoàng Ðế Bảo Ðại và Cô Nguyễn Thị Hữu Lan lúc đầu gặp trở ngại vì hoàng tộc, nhứt là Ðức Từ Cung, Hoàng mẫu của Hoàng Ðế không tán thành. Lý do phản đối là vì Cô Lan có đạo Thiên Chúa, sợ rằng khi trở thành Hoàng Hậu sẽ không chịu thờ phụng các tiên đế. Cuối cùng vụ này cũng được giải quyết thỏa mãn. Ðức Giáo Hoàng chấp thuận cho Cô Lan kết hôn với Hoàng Ðế Bảo Ðại một người khác tôn giáo. Ai giữ đạo nấy, nhưng các con sinh ra phải được rửa tội. Sau hôn lễ, Hoàng Ðế Bảo Ðại phong cho Ông Lê Phát An tước An Ðịnh Vương và nhạc phụ Ông Pierre Nguyễn Hữu Hào tước Long Mỹ Quận Công. Ðây là lần cuối cùng của nhà Nguyễn phong cho một người xuất thân từ hàng dân giả.


Xin lưu ý : Kể từ vua Minh Mạng về sau, chức tước Hoàng Hậu bị bãi bỏ, vì sợ tiếm ngôi nên vua Minh Mạng đặt ra “ngũ bất lập” là : 1.- Bất lập Hoàng Hậu. 2.- Bất lập Ðông Cung. 3.- Bất lập Tể Tướng. 4.- Bất phong Vương Tước. 5.- Bất tuyển Trạng Nguyên.

Từ đó, cấp bậc các bà vợ vua được chia làm “cửu giai” cũng như các cấp bậc của ngạch quan lại được chia làm “cửu phẩm”. Người đứng đầu trong cửu giai là Hoàng Quý Phi, đến đời vua Bảo Ðại mới lập lại chức vị Hoàng Hậu tức là “Nam Phương Hoàng Hậu”. Phương ngữ này, trong Nam Việt Nam thường nghe các cụ bô lảo hay nói những nhà giàu có bậc nhứt, nhì, ba, tư : 1.- Huyện Sĩ, 2.- Tổng Ðốc Phương, 3.- Bá hộ Xường tức là Lý Thành Nguyên, 4.- Vua Khải Ðịnh. Nói tắc lại : Nhứt Sĩ, nhì Phương, tam Xuờng, tứ Ðịnh (không biết có phải như vậy không? Quý vị nào biết rõ hơn, xin vui lòng bổ túc cho được đầy đủ)...


Hoàng Ðế Bảo Ðại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, do ảnh hưởng của đời sống và văn hóa tây phương, đã thay đổi hẳn cách ăn uống cũng như nghi lễ phức tạp cổ truyền và không khí gia đình trong bửa ăn được đặc biệt chú ý. Nhà vua cũng ngồi ăn chung với Hoàng Hậu Nam Phương và các Hoàng Tử cùng Công Chúa. Ðây quả thật là một cuộc canh tân lớn chưa từng có trong hoàng tộc các vua chúa đời xưa...


Như chúng ta đã biết, trong quyển Con Rồng Việt Nam của Vua Bảo Ðại, do Ông Tôn Thất An Cựu viết, mà tôi đã trích dẫn ở trước ”... Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng Hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế ...”

Ðể hiểu biết thêm tận tường những phụ nữ miền Nam được tiến cung, xin trích dẫn từ trang 30 đến trang 31, bài viết của Ông Nguyễn Nam Phổ được đăng trong Nội San Xuân 2001 của Hội Ái Hữu Trung Học Trương Vĩnh Ký Paris phát hành như sau :


Tám Vị Phụ Nữ Miền Nam Việt Nam Trong Cung Ðình Huế

Sau khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, Thái Tử Nguyễn Ánh phải bôn tẩu ra Phú Quốc chiêu binh mãi mã với ý chí phục quốc. Nhờ những di dân gốc miền Trung trước kia theo chân các Chúa Nguyễn vào Nam, khai khẩn đất hoang lập làng lập ấp, hưởng ứng lời kêu gọi, nên chẳng bao lâu Thái Tử Nguyễn Ánh tập hợp được lực lượng khá hùng mạnh, để từ đó cho đến 25 năm sau đánh chiếm Quy Nhơn, rồi Thuận Hóa, thống nhứt sơn hà và tức vị lên ngôi Hoàng Ðế năm 1802. Là một nhân vật đa tài văn võ kiêm toàn, nhưng cũng rất đa tình, vị Vua sáng lập triều NGuyễn có hai mươi mốt bà vợ, nhưng có một điều rất lạ là một người tài hoa lỗi lạc và đam mê như Thái Tử Nguyễn Ánh mà suốt 25 năm lặn lội ở miền Nam, gần gũi các cận thần người Nam như các Ông : Nguyễn Huỳnh Ðức, Lê Quang Ðịnh, Phạm Ðăng Hưng ... v.v. Ngài lại không có mối tình nào gắn bó ở miền Nam, nơi đã cưu mang mình và cũng chính nhờ đất và người miền Nam, Ngài đã thành công viên mãn và dựng nên cơ nghiệp lớn lao.


Trái lại, hậu duệ của Ngài là vua MINH Mạng ở tại miền Trung, trong khi đã có nhiều bà vợ lại có bốn phụ nữ miền Nam được tiến cung để hầu hạ mình rồng là các bà :

1.- Tả Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa (1791 - 1801), người Huyện Bình An, Tỉnh Biên Hòa. Con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi. Vì tên Bà là Hoa, cho nên những gì có chữ HOA đều phải nói trại ra. Chẳng hạn cầu HOA ở Gia Ðịnh phải gọi là cầu BÔNG. Cửa Ðông Hoa ở Huế phải gọi là cửa Ðông Ba. Tuồng hát bội Phàn Lê Hoa phải đổi thành Phàn Lê Huê ... v.v Bà Hoàng Hậu này không có con.


2.- Thục Tấn Nguyễn Thị Bảo (1801 -1851), người Gia Ðịnh. Con của Ông Quan Tư Không Nguyễn Khắc Thiệu. Bà sinh hạ được một Hoàng Tử là Miên Thẩm (1818-1904) và ba Công Chúa là Vĩnh Trinh (1816-1892), Trinh Tân (1824-1904) và Tỉnh Hòa (1830-1882). Về sau cả bốn người con này đều trở thành những nhà thơ nổi tiếng ở thần kinh với các biệt hiệu : Tùng Thiện Vương, Quy Ðức, Mai Am và Huệ Phố, đã để lại cho đời nhiều bài thơ rất giá trị.

3.- Hoà Tấn Nguyễn Thị Khuê tự Bích Chi, người Huyện Phú Lộc, Tỉnh Gia Ðịnh; Con gái quan Chưởng Cơ Nguyễn Văn Thanh, trấn thủ Tỉnh Quảng Nam. Bà sinh được bốn Hoàng Tử và sáu Công Chúa.

4.- Cung Tần Nguyễn Thị Xuân, người Gia Ðịnh. Con gái Chinh Ðội Nguyễn Văn Châu. Bà sinh được một Hoàng Tử là Miên Ký, người giỏi văn chương dưới triều Tự Ðức, được phong tước Cẩm Quốc Công Hậu duệ vua Minh Mạng là vua Thiệu Trị có ba bà vợ người miền Nam là :


1.- Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (1810-1901) tức là Bà Phạm Thị Hằng tự Nguyệt (theo Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức viết Phạm Thị Hàng tự Hào), người Huyện Tân Hòa, Tỉnh Gò Công. Con quan Lễ Bộ Thượng Thơ Phạm Ðăng Hưng. Bà là người hiền thục, đoan trang nên được Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu tuyển vào cung làm vợ cho Hoàng Tử Miêng Tông tức vua Thiệu Trị sau này. Bà sinh được hai Công Chúa và một Hoàng Tử là Hồng Nhậm tức vua Tự Ðức sau này. Bà sống qua 10 đời vua, kể từ Gia Long là thời gian Bà chào đời cho đến lúc băng hà năm 1901 đời vua Thành Thái năm thứ 13. Một Bà Hoàng đã chứng kiến nhiều sự việc lịch sử xảy ra trong cung đình cũng như trên đất nước.

2.- Lệnh Phi Nguyễn Thị Nhâm, người An Giang. Con của Quận Công Nguyễn Văn Nhân. Bà Nhâm được tuyển vào cung cùng một thời gian với Bà Phạm Thị Hằng, nhưng vì Bà chỉ sinh hạ một Hoàng Nữ là An-Thạnh Công Chúa, nên chỉ đưọc phong tước Lệnh Phi.

3.- Ðức Tần Nguyễn Thị Huyền, người miền Nam nhưng gốc Thừa Thiên. Con của Cai Cơ Nguyễn Ðức Xuyên. Bà sinh được một Hoàng Tử là Hồng Diêu (1845-1875) là Hoàng Tử thứ 25 của vua Thiệu Trị.

Hậu duệ vua Thiệu Trị là vua Tự Ðức có một Bà vợ miền Nam là Học Phi Nguyễn Thị Hương, người Vĩnh Long. Bà không có sinh được con nên nhận công tử Ưng Hạo tự Ðăng, sinh năm 1870, con Mệ Hường Cai làm con nuôi. Sau khi vua Tự Ðức băng hà , Ưng Hạo được tôn làm vua tức vua Kiến Phúc.


Người phụ nữ miền Nam sau cùng vào cung đình Huế là Bà Nguyễn Hữu Thị Lan (1941-1963), người Gò Công. Con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào. Bà là Hoàng Hậu sau cùng triều Nguyễn...


Tám vị phụ nữ miền Nam trong cung đình triều Nguyễn, như đã kể trên đây, thì Bà Từ Dũ được sử sách nhắc nhở đến nhiều nhất, vì Bà là người có nhiều ảnh hưởng đối với các vua : Thiệu Trị, Tự Ðức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi. Trong số các phi tần, Bà được Hoàng Tử Miên Tông khi lên ngôi vua, phong làm Chánh Phi và được phép ngồi phía sau bức màn nghe những lời vua bàn bạc với các Quan Ðại Thần. Ngoài việc giúp vua về chánh trị, Bà còn trông nom sắp đặt mọi việc trong cung với tư cách một nữ quan cao cấp. Bà rất nhân từ với các phi tần dưới quyền, không bao giờ ganh tỵ hay đố kỵ và thương yêu con của các phi tần khác như chính con của Bà, nên vua Thiệu Trị thường ban lời khen ngợi. Theo sách “Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện” thì trước khi băng hà, vua Thiệu Trị đã nói với các đại thần : Quí Phi là nguyên phối của Trẫm, công, dung, ngôn, hạnh rất mực đoan trang, phước đức hiển minh, sau này con cháu ắt hưởng phúc dài lâu, lại tận tụy giúp Trẫm trong bảy năm cầm quyền. Ý trẫm muốn sắc lập Hoàng Hậu cho chính vị trong cung, nhưng tiếc thay chưa kịp. Vì vậy, năm 1848 vua Tự Ðức làm lễ tấn tôn Bà là HoàngThái Hậu. Bà Từ Dũ Hoàng Thái Hậu mất ngày mùng năm, tháng tư năm Tân Sửu (1901), năm Thành Thái thú 13, thọ 93 tuổi. Bà được an táng bên phải lăng vua Thiệu Trị (Bệnh viện sản khoa ở đường Cống Quỳnh Sàigòn được đặt tên Từ Dũ là để ghi nhớ công đức của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ Ðúng ra tên hiệu của Bà là Từ Dụ, theo nghĩa chữ Hán là Nhân từ và Ðộ lượng. Nhưng về sau, không hiểu do một sự lầm lẫn nào đó, người ta viết chũ Dụ thành Dũ và trở thành thói quen không thay đổi ?).


Ðể hiểu thêm cuộc đời của Bà Nam Phương Hoàng Hậu, chúng ta đã thấy Bà sanh ngày 17 tháng 10 âm lịch, năm Giáp Dần, nhằm ngày thứ sáu, 4 tháng 12 dương lịch năm 1914 và Bà từ trần lúc giờ Dậu, ngày 27 tháng 7 âm lịch, năm Quý Mão, nhằm ngày thứ bảy, 14 tháng 9 dương lịch năm 1963 khoảng 5 giờ chiều. Căn cứ tổng quát dành cho những người có năm sanh 1914 Giáp Dần như Bà, có hành thuộc Ðại Khê Thủy tức mạng Thủy và theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, tuổi Giáp Dần, có Can tức Trời là Giáp thuộc hành Mộc và có Chi tức Ðất là Dần cũng thuộc hành Mộc. Do vậy, người có tuổi Giáp Dần như Bà, có cùng hành Mộc, xem như Trời và Ðất tương hòa, tương đắc với nhau, cho nên những người có tuổi Giáp Dần thuộc phái Nam rất vững vàng cho sự sống của cuộc đời, bởi vì tuổi Giáp Dần này thuộc Dương. Trái lại, những người có tuổi Giáp Dần thuộc phái Nữ như Bà, thì không thuận hạp như phái Nam, từ đó cuộc đời của những người phái Nữ không được ổn định như ý.


Về màu sắc thì người tuổi Giáp Dần nên dùng là màu Vàng chen lẫn màu Ðỏ. Trái lại, màu xanh lá cây rất khắc kỵ.

Vì thế, cuộc đời của Bà khi sống trong Hoàng Thành Huế với Vua Bảo Ðại rất thuận hạp vương lên, bởi vì trong cung điện thường dùng đa phần dùng màu Vàng và màu Ðỏ.

Khi Bà sang Pháp, Bà lập nông trại để trồng các loại trái cây đủ loại và nhiều hoa kiểng rất đẹp. Nhưng khổ thay! xung quanh Bà rất nhiều màu xanh lá cây, là màu độc hại khắc kỵ với tuổi Giáp Dần của Bà.


Ngoài ra, Bà lập gia đình với Vua Bảo Ðại, sanh năm 1913 Quý Sửu, có hành thuộc Tang Ðố Mộc tức mạng Mộc và căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì Bà tuổi Giáp Dần sanh năm 1914 kết hợp với tuổi Quý Sửu sanh năm 1913, thì được tương sanh rất tốt cho đôi vợ chồng, vì không bị khắc kỵ. Nhưng khổ thay! Người tuổi có mạng Thủy sanh người tuổi có mạng Mộc. Vì, mạng Thủy bị sanh xuất và mạng Mộc được sanh nhập. Vì thế, tuổi của Bà không được tốt, mà chỉ làm lợi cho Vua Bảo Ðại, để rồi Bà không thể chống lại số mạng, một đời tài hoa trọn vẹn thủy chung với chồng, nhưng bạc mệnh của Bà. Ðó là, tuổi tổng quát dành cho những người có tuổi Giáp Dần như Bà Nam Phương Hoàng Hậu.


Xuyên qua những dẫn chứng vừa qua, để tạm kết thúc bài này, có thể tóm lược như sau : Bà Nam Phương Hoàng Hậu có tên thánh Marie Thérèse, họ Nguyễn, húy danh Thị Lan, con nhà Nguyễn Hữu, thân phụ của Bà là Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào.

Bà sanh ngày 17 tháng 10 âm lịch, năm Giáp Dần, nhằm ngày thứ sáu, 4 tháng 12 dương lịch năm 1914, quê quán Gò Công thuộc Tỉnh Long An, miền Nam Việt-Nam.


Năm Ðinh Mão (1927) Bà sang Pháp khi được 13 tuổi (có báo viết năm 1926 Bà sang Pháp khi được 12 tuổi, không biết hư thật thế nào?), để học tại trường Couvent des Oiseaux ở Paris.


Mùa Hè năm Nhâm Thân (1932) sau khi đậu tú tài, Bà trở về nước, có người cho biết, chính cựu Khâm Sứ Trung Kỳ CHARLES cha đở đầu của Hoàng Ðế Bảo Ðại đã sắp xếp để đi cùng chuyến tàu với vua Bảo Ðại. Khâm Sứ CHARLES là bạn thân lâu đời của gia đình Pierre Nguyễn Hữu Hào. Sau đó, gặp vua Bảo Ðại trong chuyến nghỉ mát ở Ðà Lạt.

Ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tuất (20-3-1934) bà tấn cung vào ở điện Kiến Trung, (có sách viết ở điện Cần Chánh, không biết hư thật thế nào?). Ngày 10 tháng 2 năm Giáp Tuất (24-3-1934) được phong là Nam Phương Hoàng Hậu, có nghĩa là “hương thơm của miền Nam”, lễ tấn phong được cử hành long trọng tại điện Dưỡng Tân.



Bà sinh được 2 Hoàng Tử và 3 Công Chúa :


- Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh năm Ất Hợi (1936) được phong Hoàng Thái Tử vào năm Kỷ Mão (1939), hiện sống tại Pháp.

- Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh năm Quý Mùi (1943).

- Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh năm Ðinh Sửu (1937).

- Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh năm Mậu Dần (1938).

- Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh năm Tân Tỵ (1942).


Năm Kỷ Mão (1939) bà theo vua Bảo Ðại sang Pháp cùng với ba con. Trong chuyến đi này bà cùng vua ghé La Mã và được Ðức Giáo Hoàng đón tiếp.


Sau khi vua Bảo Ðại thoái vị, Bà sang sống tại Pháp với các con và Bà từ trần lúc giờ Dậu, ngày 27 tháng 7 âm lịch, năm Quý Mão, nhằm ngày thứ bảy, 14 tháng 9 dương lịch năm 1963 khoảng 5 giờ chiều, thọ 49 tuổi, sau khi bị bịnh ngặt nghèo bất thần tại nhà ở nông trại La Perche, thuộc Xã Chabrignac, Tỉnh Brive la Gaillarde và được mai táng ngày hôm sau tức 15 tháng 9 năm 1963.


Một đặc điểm khác biệt như đã dẫn ở các trang trước là tên Thánh đặt nơi mộ phần của Bà khác nhau :Năm 1993 là Jeanne Mariette (xin xem lại trang 258 trong quyển Việt Nam Anh Hoa của học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm), giống như tác giả Nguyễn Nam Phổ đã viết nơi trang 123 dẫn thượng.


Tháng 4 năm 1999, Ông Tôn Thất An Cựu đến thăm mộ phần của Bà, thì thấy là Marie Thérèes.

Nhưng thiết nghĩ dù có hai tên Thánh, nhưng chỉ có một Bà Nam Phương Hoàng Hậu duy nhất mà thôi. Hơn nữa, chúng ta không có ở cận kề bên Bà, thì không thấu đáo được vấn đề việc thay đổi hay thêm một tên Thánh khi Bà mong muốn, chỉ có các Hoàng Tử hay các Công Chúa con của Bà hoặc những người thân trong Hoàng Tộc mới biết đâu là sự thật.

Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ

No comments:

Post a Comment