Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 31 October 2016

HUY PHƯƠNG = THICH THIỆN MINH = GIÁNG SINH

HUY PHƯƠNG * NỖI BUỒN CUỐI NĂM


Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời - Tạp Ghi Huy Phương



Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.


Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.


Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.


Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.


Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.

Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.


Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.


Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!


Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.
Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?


Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.


Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.
Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.
Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.


Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.


Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!

Huy Phương

NHỮNG CHUYỆN HAY





Những Câu Chuyện Hay 

BẢO HIỂM

Chàng này ở Charlotte (NC) mua một hộp thuốc xì gà thuộc loại hiếm và quý nhất thế giới. Vì quá quý nên chàng mua bảo hiểm  để chống cháy hộp xì gà. Trong vòng một tháng, chưa trả tiền bảo hiểm tháng đầu, chàng ta đã hút sạch hộp xì gà. Thế nhưng  chàng ta khiếu nại với hãng bảo hiểm đòi bồi thường vì xì gà bị cháy hết. Trong đơn khiếu nại chàng ta ghi rõ bị "cháy liên tục bởi ngọn lửa nhỏ".


Hãng bảo hiểm từ chối bồi thường vì cho đó là tiêu thụ (consumed) chứ không phải cháy. Chàng ta thưa ra tòa và thắng kiện
vì quan toàn căn cứ vào bản văn của "policy" đã viết rõ là bảo hiểm "mất mát và bị cháy" mà bản văn không xác định rõ lý do  phải cháy như thế nào. Công ty bảo hiểm không muốn chống án vì sẽ tốn tiền hơn nên bằng lòng bồi thường $15,000 cho mớ xì gà bị cháy.

KẾT CUỘC :
Sau khi nhận được $15,000, chàng này chưa kịp xài thì bị bắt tống giam về tội đốt phá
(arson). Căn cứ vào lời khai của chàng ở phiên toà trước và theo văn kiện bảo hiểm, anh ta bị kết tội "có âm mưu tự phá hại tài sản của mình để lãnh bảo hiểm (intentionally burning his insured property)". Tòa phạt chàng ta [https:]24 tháng tù ở và $24,000 tiền phạt.

2.​2

CƯỚP NHÀ BĂNG

Chàng cướp này bước vào Bank of America ở San Francisco xếp hàng như mọi người chờ tới phiên giáp mặt với người phát ngân (teller). Trong khi chờ đợi chàng ta lấy một tấm "deposit form" viết mấy chữ: "Bỏ hết tiền vào bịch này nếu không tôi nổ súng". Sau đó anh ta lo ngại rằng có người nào đó trong hàng đã nhìn thấy những gì anh viết, họ có thể đi gọi cảnh sát rồi. Thế  là anh ta ra khỏi Bank of America và bước vào bank Wells Fargo bên kia đường. Chờ vài phút thì tới phiên, chàng ăn cướp liền  đưa mảnh giấy cho "teller" của Wells Fargo. Chị này đọc qua, trả lại cho hắn vừa chê hắn viết sai chính tả vừa bảo hắn rằng chị không thể đưa tiền cho hắn được vì hắn viết trên cái "deposit slip" của Bank of America. Bây giờ hắn phải viết lại trên "deposit slip " của Wells Fargo hoặc phải trở lại Bank of America.


Thấy rắc rối quá tên cướp liền trở lại Bank of America. Sau khi tên cướp đi rồi chị "teller" của Wells Fargo liền gọi cảnh sát.


KẾT CUỘC :
Chỉ ít phút sau tên định ăn cướp ngân hàng bị bắt trong khi đứng xếp hàng chờ trong Bank of America.

2.3
​ ​

TRỘM XE

Có một bà bị tên lưu manh nào đó "thổi" mất cái xe hơi. Bà báo cảnh sát và cho biết trong xe của bà có cái "cell phone".
Ngày hôm sau cảnh sát gọi số điện thoại đó và tên cướp xe trả lời. Cảnh sát liền phịa rằng đọc quảng cáo thấy anh ta bán xe nên muốn coi xe để mua. Tên trộm xe liền hẹn giờ giấc và địa điểm để mang xe đến.



KẾT CUỘC :


Xe được trả về cho chủ và tên thổi xe bị cho đi nằm ấp.​
​2.4​


40₤ & Vỏ quýt dầy móng tay nhọn
​(chuyện này ở Anh)​


Một chàng kia lái xe quá vận tốc giới hạn, vượt qua chỗ cảnh sát để máy rada và chụp hình tự động nên chàng ta không biết  là mình đã bị phạt. Ít ngày sau, nhận được bao thư của Sở cảnh sát, giở ra thấy có một vé phạt 40 mươi bảng Anh. Cảnh sát  còn cẩn thận gửi kèm bức ảnh xe của anh ta ở "phạm trường". Thay vì gửi tiền nộp phạt chàng này liền láo cá gửi nộp tấm hình  của 40 Anh kim mà thôi.

Ít ngày sau anh ta nhận được thư phúc đáp của sở cảnh sát, giở ra thì bên trong có bức hình của cái còng số 8.

 

KẾT CUỘC:

Anh ta nhanh nhẩu gửi tiền nộp phạt ngay lập tức.

​5

GIẬN QUÁ HÓA NGU​

Dennis Newton, 47 tuổi, ở Oklahoma City ra tòa về tội ăn cướp một tiệm chạp phô (convenience store) có vũ khí. Anh ta giận ông luật sư "chỉ định" (public defender) làm việc ấm ớ nên đuổi luật sư và tự biện hộ. Anh ta đã làm việc đó tương đối không có gì tệ cho lắm cho tới khi biện lý mời chị bán hàng tiệm chạp phô ra tòa làm nhân chứng để nhận diện một lần nữa. Sau khi nghe chị bán hàng xác nhận, Newton nổi giận đùng đùng chửi chị ta là quân nói láo và nói thêm: "Biết mi nói láo như thế thì
bữa đó tao bắn bể đầu mi cho rồi...".
 ​

Quan tòa và bổi thẩm đoàn được một trận cười bể bụng...


KẾT CUỘC:


Tự Dennis xác nhận là có sử dụng vũ khí... đành chịu tội.

2.


​6

HẠI BẠN

Có là hai chàng ăn cướp cũng ở Detroit vào tiệm kia ăn hàng. Tên thứ nhất quơ súng lên trời la lớn: "Đứng yên tại chỗ, không người nào được lộn xộn, nếu nhúc nhích sẽ ăn đạn". Khi mọi người đứng chết cứng không dám nhúc nhích thì tên cướp thứ hai chạy lại két tiền...


​ ​

KẾT CUỘC:


​ ​ Tên cướp thứ nhất bắn tên thứ hai một phát chết ngay và lẩm bẩm:

"Tao đã bảo không được nhúc nhích mà lại...".




​2.


​7


THẬT THÀ THẬT THỘN


Harold Russum ở San Francisco đã hai lần đi tù về tôi hiếp dâm vẫn không chừa mà lại còn ngu ngốc nữa. Theo lời kể của nạn nhân Joan, 26 tuổi, thì hôm đó, 29-4-2000, khoảng [https:]6 giờ chiều cô đang sửa soạn cơm tối thì bỗng nhiên nghe tiếng vỡ  của kính cửa sổ và anh chàng Harold hiện ra lừng lững giữa phòng khách. Harold chỉa súng ra lệnh cho Joan cởi quần áo ra.


Joan từ từ cởi quần áo và suy nghĩ cách thoát thân nhưng không nghĩ ra được cách gì trong trường hợp khẩn cấp này. Khi  tụt đến mảnh vải cuối cùng trên người, Joan liền tươi cười bảo tên cường đạo: "Anh trông cũng đẹp trai vừa ý tôi lắm.


Anh cần gì phải cưỡng hiếp tôi, tôi sẽ hiến dâng anh một buổi tối đê mê, nhưng tôi chưa ăn chiều vậy anh dẫn tôi đi nhà hàng làm một chầu rồi về mình tha hồ thư thả".
Chẳng hiểu sao Harold lại đồng ý để Joan mặc quần áo trở lại và hai người đến nhà hàng gần đó. Sau khi ăn xong, Harold gọi tính tiền, thì Joan xin lỗi, vào phòng vệ sinh. Trong phòng vệ sinh, Joan gọi ngay 911.

Khi Joan trở lại bàn với Harold thì hai cảnh sát viên cũng vừa tới...

​ ​

KẾT CUỘC:

​ Joan cho biết cô không thể quên được khuôn mặt của Harold  nó thộn ra và khó tả vô cùng..




THÚ VỊ BẤT NGỜ

MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR
Thú vị bất ngờ

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc.
Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã "nghe lóm" được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì "trả lời" là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này nên cô mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để "nói" trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi địa chỉ email cho nhau.

Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng tin nhắn của điện thoại di động rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy không xa . Từ những tin nhắn điện thoại, email thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghỉ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi "thủ thuật" để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu "I Love You" thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láo với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi "Bạn có thể có tình yêu với một người câm điếc hay không?" thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.

Vào dịp lễ Tạ ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu: "Wendy có chịu làm bạn gái của mình không?" Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái "lầm đường lạc lối" trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe giải bày đã không còn quá khắc khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đã hưởng được một đêm Giáng sinh bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa. Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.
Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường dược rơi những giọt lệ cảm động.
Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:
- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà con thường nhắc đến.
Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ miệng của Jack:
- Trời đất, em biết nói à?
Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.
Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

GIAĨ THƯỞNG TRẦN VĂN BÁ:

GIAĨ  THƯỞNG  TRẦN  VĂN  BÁ:
http://www.tinhthantranvanba.org/index.php?option=com_content&view=article&id=232&Itemid=554
COMPASSION -VIETNAM  ỦNG  HỘ TT TTMINH
docu

Thư đề cử TT Thích Thiện Minh

tiếng Việt, Anh, Pháp và Đức

Tiếng Việt


Kính gửi Ủy Ban Giaỉ Thưởng " Tinh Thần Trần Văn Bá"Tôi xin đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Minh vào giaỉ Thưởng cao quý này. TT Thích Thiện Minh qua 26 năm tù tội khắc nghiệt, vẩn một lòng vơí Lý Tưởng Quốc Gia và đem Phật Pháp dấn thân vào Đời, cứu khổ hàng trăm gia đình các Cựu Tù Nhân Chánh Trị và Tôn Gíao và các Thương Phế Binh-Việt Nam Cộng Hòa kém may mắn còn kẹt lại dươí ách CS.

Tuy mang nhiều chứng bệnh, nặng nhất là bán thân bất toại vaì năm trước, TT không ngại chia sẽ 1 ký gạo, 1 lon sữa đem đến tận nhà cho ba hay má của những ngươì tù chánh trị khọng may đã chết oan ức trong lao tù CS, hoặc mang những phần quà an uỉ ít oi để gíup các Cựu Tù Nhân Chánh Trị & Tôn Gíao và TPB-VNCH để mua thuốc...cho qua cơn nguy kịch trong khi đó bản thân Thượng Tọa cũng không đủ thuốc men và không có bảo hiểm y-tế vì CS không cho giấy thường trú ở Saìgòn !

Chùa bị tịch thu, không có Phật Tử gìau sang cúng dưòng, sợ áp lực của Côn An, nên chỉ vaì chục công nhân nghèo... tôí trên đường đi làm về ghé qua tụng kinh tại Tịnh thất nhỏ...chia nhau nôì cháo nóng trước khi được Thượng Tọa chăm cứu trị bệnh miển phí!

BS Phan Minh Hiển (Président de Compassion-Vietnam):
http://compassion-vietnam.monsite-orange.fr/index.html

Tiếng Anh


Dear Prize Committee "Mental Tran Van Ba"
I would like to nominate Venerable ThichThien Minh in this distinguished award. ThichThien Minh, through 26 years of imprisonment harsh, still holds a strong passion about a freedom of his country, and brings Buddhism to life, helps hundreds of families of the former political and religious prisoners, and wounded warriors of the former Republic Vietnam, who have less fortunate and been trapped under the communist regime. With many diseases, the most serious was paralyzed a few years ago, the Venerable does not mind sharing a kg of rice, or a can of milk directly to the door of the family having the unfortunate political prisoner who died unjustly in the communist prison, or brings a small amount of money to help the political and religious prisoners, and wounded warriors of the former Republic Vietnam to buy medicines while he has nothing for himself, no health insurance nor enough medicine because he is not granted for permanent residence in Saigon.
His Temple was confiscated, no donations were contributed to manage the small, temporary temple because of the threating from the cop, only a few dozen poor workers come to exercise their religions and share their food each other before the Venerable use an acupuncture treatment for free.
Dr. Phan Minh Hien ( Président de Compassion-Vietnam )

Tiếng Pháp


Au comité du Prix " La Flamme Trần Văn Bá "

J'ai l'honneur de vous proposer la candidature du Vénérable Thich Thiên Minh pour ce prestigieux prix. Malgré ses 26 années de détention dans le goulag vietnamien, le Vénérable Thich Thiên Minh reste fidèle aux idéaux de Liberté-Égalité-Fraternité. Il ne cesse de s'investir pour amener la Parole de Bouddha pour réconforter et aider financièrement des centaines de familles de prisonniers politiques et religieux, ainsi que des mutilés de guerre de l'ex-armée sudiste qui subissent encore le joug communiste à ce jour! Malgré une santé précaire avec beaucoup de maladies invalidantes, dont la dernière en date en 2013 est une hémiplégie, il partage volontiers 1 kilo de riz ou une boîte de lait lors des visites à un père ou à une mère dont le fils/ ou la fille est morte en détention dans des conditions atroces. Le Vénérable Thich Thiên Minh partage sans état d'âme ses maigres finances pour aider des ex-prisonniers politiques ou religieux, ou des mutilés de guerre sudistes dont l'état de santé se dégrade, alors que lui-même ne dispose pas suffisamment de médicaments pour se soigner! Sa pagode confisquée, sans riches fidèles pour les dons, sans cesse de la police.. il n'y a le soir que quelques dizaines de fidèles, pauvres ouvriers rentrant de travail qui partagent avec lui un maigre repas végétarien, avant de se faire soigner gratuitement par acupuncture..

DR Phan Minh HIÊN
Président de Compassion-Vietnam:
http://compassion-vietnam.monsite-orange.fr/index.html

Tiếng Đức


An die Preisverleihungskommission " Im Geist von Tran Van Ba "
Ich erlaube mir, den Obermönch Thich Thien Minh für diesen honorablen
Preis zu nominieren.
Trotz 26 Jahre im Gefängnis ist er nach wie vor unnachgiebig von dem nationalen Geist überzeugt und hat Buddha-Lehren in das weltliche Leben eingeführt und praktiziert mit dem Ziel, hunderten politischen sowie aufgrund
Religionsdiskriminireung in Haft genommenen Gefangenen samt deren Fami-
lien, hunderten Kriegsinvaliden der ehemaligen Republik Vietnam samt deren
Liebenden soviel wie möglich finanzielle und materiale Hilfe zu leisten, die unerklärlicherweise den Tod im Gefängnis hinnehmen mußten.
Mehrere Krankheiten, insbesondere vor einigen Jahren die Halblähmung, zum Trotz ist er jedoch niemals zurückgescheut vor der Tat, eine Handvoll Reis,
eine Dose Milch persönlich zu den Eltern der Mitgefangenen mitzubringen, die
bedauerlicherweise ihren Tod im Gefängnis nicht entkommen konnten.
All jene oben erwähnten Leute erhielten öfter eine kleine Spende von ihm zur persönlichen Benötigen z.B. Arznei- sowie Nahrungsmittel, während Obermönch Thich Thien Minh gesundheitlich nicht versichert ist, weil er keine Einwohnermeldebestätigung in Saigon besitzt und benötigt dringend denn je
auch Medikamente für sich selbst.
Pagode wurde konfisziert, keine Geldspende von wohlhabenden buddhistischen
Anhängern wegen Beobachtung von staatlichen Sicherheitskräften. Er konnte lediglich mit einer Almosen der armen Arbeiter rechnen, die auf dem Weg nach Hause vorbei an einer kleinen Andachtsstelle zum Sprechen von buddhistischen
Gebeten mit ihm eine kleine Portion warmer Suppe teilten, bevor sie von ihm kostenlose Akupunkturbehandlung erhielten.
Dr. med. Minh Hien Pham ( Président de Compassion-Vietnam )
Thượng Tọa Thích Thiện Minh, thế danh là Huỳnh Văn Ba, sinh năm 1955 tại Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
- Quy Y Tam Bảo năm 12 tuổi tại chùa Long Phước, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Bổn sư là HT. Thích Huệ Hà
- Xuất gia năm 14 tuổi, tại chùa Long Phước, vừa tu học vừa học thuốc Đông Y và Châm cứu, do Đông Y Sĩ Trần Bá Lân truyền dạy
- Năm 1972 TT.Thích Thiện Minh được bổ nhiệm về trụ trì chùa Vĩnh Bình, ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tuổi rất còn trẻ đã thọ giới Sa Di nhưng chưa thọ Đại Giới Tỳ Kheo, vừa làm trụ trì vừa hốt thuốc Nam và Châm Cứu.
- Năm 1972 cho đến ngày bị cầm tù Cố Vấn thêm 3 phòng thuốc Từ Thiện, xem mạch, hốt thuốc Nam và Châm Cứu đó là:
- Chùa Vĩnh Bửu,(còn gọi là chùa Quan Đế) ấp Trà Văn, Châu Hưng, Bạc Liêu,
- Chùa Từ Quang, ấp 1, Cây Gừa, xã Thạnh Bình, huyện Giá Rai, Bạc Liêu và
- Chùa Khánh Lâm, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng
-Trong thời gian nầy TT cùng HT. Thích Tịnh Hạnh, Chánh Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN ) tỉnh Hậu Giang vận động bảo vệ GHPGVNTN bởi chế độ Cộng Sản bắt đầu kỳ thị tôn giáo và âm mưu quản lý tôn giáo, cái gọi là "Ban Liên Lạc PG yêu nước do Mặt Trận Giải Phóng". T.T. điểu hành và giúp đỡ các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trốn học tập cải tạo trong rừng.
-Năm 1977, TT.Thích Thiện Minh thọ giới Tỳ Kheo tại chùa Ấn Quang, do HT.Thích Trí Thủ làm HT Đàn Đầu, Phó Tăng Thống Đại Lão HT. Thích Hành Trụ làm Chứng Minh Đạo Sư, làm trụ trì được 7 năm.
- Ngày 28/03/1979, TT.Thích Thiện Minh bị CS bắt, can tội Âm Mưu Lật Đỗ Chính Quyền,vì cố vấn cho Tổ chức Mặt Trận Nghĩa Quân Cứu Quốc (Tổ chức gồm đủ mọi tầng lớp , nông dân, công nhân, trí thức và các cựu Dân Quân Cán Chính/VNCH gồm: Cán bộ xây dựng nông thôn, Biệt kích Mỹ(còn gọi City), An Ninh Quân đội, lính Sư đoàn 21(các vị này đa số trốn học tập cải tạo ở rừng U Minh) giam tại công an tỉnh Minh Hải.
-Năm 1981, TT.Thích Thiện Minh nhận bản Cáo sắc luật 03 khoảng A , án: tử hình T, gần tới giờ xử án, rất bất ngờ phiên tòa bị đình.
Ba tháng sau cùng năm 1981 nhận bản Cáo Trạng mới, Sắc luật 03, khoảng A+B, án Chung than.
-Năm 1983 TT.Thích Thiện Minh bị lưu đày từ Nam ra Miền Trung, tại trại giam A20, Xuân Phước, còn gọi là “Thung lũng tử thần” tỉnh Phú Khánh (Phú Yên +Khánh Hòa)
- Ngày 21/03/1987 TT.Thích Thiện Minh ra tòa thêm 1 án Chung thân, do tòa án lưu động tỉnh Phú Khánh, xét xử tại trại giam, can tội: Tổ chức cướp trại giải thoát tù nhân (gọi là Chống phá trại giam).
-Năm 1989 TT.Thích Thiện Minh chuyển từ trại A20 Phú Khánh về trại Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai cho đến ngày được trả tự do (ở trại Z30A 16 năm).
-Năm 1995 tại trại tù Z30A Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) TT.Thích Thiện Minh cùng anh em tù nhân đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù khăc nghiệt của nhà tù cộng sản, yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, bị biệt giam cùm hai chân trong xà lim gần 6 năm.
- Năm 2004, ông Abdel Fattah Amor, Đặc phái viên đặc biệt về Bất bao dung tôn giáo của LHQ đã đến thăm TT. Thích Thiện Minh tại nhà tù Z30A.
- Năm 2005, vào dịp Tết Ất Dậu, TT. Thích Thiện Minh được trả tự do nhờ vào sự can thiệp của LHQ, chính phủ các nuớc Hoa Kỳ, EU...và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
- Ngày 27/01/2005 TT.Thích Thiện Minh được trả tự do theo quyết định số 109/QĐ/CTN của Chủ Tịch nước CHXHCNVN về đặc xá tha tù trước thời hạn, do sự can thiệp của LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tê, cùng chính phủ Hoa Kỳ, Châu âu....
- Tổng cộng ở liên tục 26 năm tù.
- Khi ra tù, ngôi chùa Vĩnh Bình (tỉnh Bạc Liêu) đã bị tịch thu, TT. Thích Thiện Minh về cư ngụ tại gia đình người em trai ở Bạc Liêu.
-Năm 2006, sau khi ra tù TT.Thích Thiện Minh tham gia tiếp tục Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất nhằm phục hoạt lại Giáo hội (GHPGVNTN) phụ trách Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Thanh Niên GHPGVNTN và Chánh Đai diện Miền Khánh Anh(Các tỉnh Miền Tây Nam Phần)kiêm Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Bạc Liêu.
-Ngày 19/ 11/2006, TT.Thích Thiện Minh thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Viêt Nam (Hội Ái hữu) và TT được bầu làm Hội trưởng, đây là tổ chức XHDS (độc lập) đầu tiên tại Việt Nam. Tính cho đến nay, Hội Ái hữu đã giúp tài chính và pháp lý cho hàng trăm Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo cũng như gia đình họ.
-Năm 2006, TT Thích Thiện Minh xuất bản quyển hồi ký "26 năm lưu đày" bằng tiếng Việt tại hải ngoại.
-Năm 2007 và 2008, TT. Thích Thiện Minh bị công an Việt Nam khám xét nhà nhiều lần, bị bắt giam ngắn hạn, bị tịch thu tài sản như tiền bạc, kinh sách, computer, máy in, điện thoại...đến nay công an vẫn chưa hoàn trả.
- Với công việc của Tổng vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN và Hội truởng Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Viêt Nam từ năm 2007 cho đến nay, TT.Thích Thiện Minh thường xuyên giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và Tù nhân Chính trị/Tôn giáo, cứu trợ đồng bào nghèo miền Trung, cho dù sự đi lại luôn gặp nhiều khó khăn, bị ngăn cản của chính quyền và nơi ở bị theo dõi.
- Năm 2014, TT.Thích Thiện Minh xuất bản hồi ký "26 năm lưu đày” (Memories of 26 years in exile in Communist Vietnam) bằng tiếng Anh.
- TT. Thích Thiện Minh đuợc Mạng luới nhân quyền Việt Nam (Hoa Kỳ) vinh danh vào năm 2008 với giải thuởng nhân quyền vì những cống hiến cho phong trào dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam.
- Năm 2009, Human Rights Watch (Hoa Kỳ) đã trao giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett cho TT. Thích Thiện Minh.
- Hiện nay, TT. Thích Thiện Minh mang trong người các bệnh tiểu đường, cao máu, thần kinh tọa và sức khỏe suy yếu do hậu quả của sự giam cầm khắc nghiệt và vô nhân đạo nhiều năm trong nhà tù cộng sản.Mặc dầu sức khỏe có suy yếu nhưng TT.Thích Thiện Minh luôn sẵn sàng ủng hộ các phong trào đấu tranh ôn hòa góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội thật sự Tự do, Dân chủ tại Việt Nam.
Công tác từ thiện
Thăm viếng Hòa Thượng Thích Thanh Tịnh, cựu tù nhân Tôn Giáo, bị cầm tù 20 nămPhát quà Thương Phế Binh VNCH tỉnh An giangTrợ giúp cựu tù nhân chính trị Nguyen Hoa Dang

BIOGRAPHY of VENERABLE THICH THIEN MINH

Venerable Thich Thien Minh, secular name is Huynh Van Ba, was born in 1955 in VinhLoi district, Bac Lieu province.
- Taking refuge in Buddhism at age of 12 with Very Venerable Thich Hue Ha at Long Phuoc temple in Bac Lieu.
- Committed to Bhikkhu life at the age of 14. Also studied eastern medicine and accupunture from Eastern Medicine Doctor Lan Ba Tran while learning Buddhism.
- In 1972, was appointed to be the Abbot of VinhBinh pagoda in Cai Day hamlet, Chau Hung commune, VinhLoi district, in Bac Lieu province. Between 1972 and 1979, the young Bhikkhu continued running his temple while praticing eastern medicines at four different locations including Vinh Buu (Quan De) and Tu Quang pagoda both in Bac Lieu, and Khanh Lam pagoda in Soc Trang provicne.
- In 1977, was ordained at An Quang Pagoda with following abbots Very Venerable Thich Tri Thu and Very Venerable Thich Hanh Tru.
- During the period between 1972 and 1979, along side with Venerable Thich Tinh Hanh, a representative of GHPGVNTN,the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), began to get involved with activities against the current comunist government which at the same time began to suppress freedom of religion. He ran an operation which helped escaped prisoners from re-education camps.
- In 1979, was arrested by the communist gorvernment for “conspiracy to overthrow the government.”
- In 1981, received the “death sentence” but later was sentenced to life in prison.
- In 1983, was moved to Xuan Phuoc prison camp in Phu Yen.
- In 1987, received an additional sentence to life in prison for “plotting escape- schemes against prison’s management at A20 prison camp in Xuan Phuoc, Phu Yen.
- In 1989, was moved from Phu Yen to Z30A prison camp in Xuan Loc, Dong Nai.
- In 1995, while in Z30A prison camp and along with others, protested to demand changes to cruel living conditions of the prison camp, and also requested the abolition of Article 4 in Vietnam’s Constitution. (Article 4 states that the Communist Party of Vietnam is the sole force assuming leadership of the State and society). Afterwards was retaliated by being shackled in solitary confinement for almost six years.
- In 2004, Visited by Mr. Abdel Fattah Amor, the United Nations’ Special Rapporteur on Freedom of Religion or Belief, at Z30A prison camp. Subsequently, on Jan/27/ 2005, was released from prison due to the intervention of the United Nations, the governments of the United States of America, the governments of the European Union and many others.
- A life of twenty six consecutive years in prison!
-With Vinh Binh pagoda sequestered, Venerable Thich Thien Minh return to live with his brother in Bac Lieu
- In 2006 resumed his collaboration with the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) as chairman of Youth Affairs Committee. In December 2006, along with other former political and religious prisoners, founded the Vietnamese Political and Religious Prisoners Friendship Association in Vietnam (VPRPFA), of which he served as the chairman. VPRPFA is the first independent social civic organization in Vietnam, which has provided financial and legal assistance to hundreds of political and religious prisoners and their families.
- In 2006published a book titled“Memoirs of 26 Years in Exile in Communist Vietnam” in Vietnamese. The English version was released in 2014.
- During 2007 and 2008, his residence was subjected to warrant search multiple times by the Vietnamese security forces; Personal properties including money, Buddhist scriptures, books, computer, printer and telephone were confiscated; him self also detained many times.
- With his responsibilities as chairman of the Youth Affairs Committee under UBCV and chairman of VPRPFA since 2006, Venerable Thich Thien Minh often provides assistance to the Wounded Warriors of the former Republic of South Vietnam, political and religious prisoners, and the poor in Central Vietnam despite many difficulties imposed by the communist government.
- Presented the Vietnam Human Rights Award by Vietnam Human Rights Network for his relentless efforts for the human rights and democracy movements in Vietnam.
- Presented the Hellman/Hammett award by Human Rights Watch in 2009.
- Venerable Thich Thien Minh has been suffering with diabetes, hypertension, sciatica, and deteriorating health due to harsh inhumane conditions in communist prison. Despite his poor health, Venerable Thich Thien Minh is always ready to participate in peaceful fights for a Free and Democratic Society in Vietnam.
CHARITY WORKS
Visiting Venerable Thich Thanh Tinh, a 20 yr. rel.Distributing gifts to wounded warriors of Ex- Republic Vietnam in An GiangProviding needed assistance to Nguyen Hoa Dang, a political prisoner

Biographie du Vénérable Thích Thiện Minh

Le Vénérable Thich Thiên Minh, nom civil : Huynh Van Ba est né en 1955 à Vinh Loi, province de Bac Liêu.
- A 12 ans, il se fait baptiser à la pagode Long Phuoc ( Bac Liêu) par le Vénérable Thich Huê Hà.
- A 14 ans, il se fait moine et étudie les préceptes de Bouddha, tout en suivant un enseignement des plantes et d'acupuncture avec un médecin traditionnel Trân Ba Lân.
- En 1972, le Vénérable Thich Thiên Minh officie à la pagode Vinh Binh ( Bac Liêu), mais donne aussi des soins par plantes et acupuncture à 3 autres pagodes (Vinh Buu, Tu Quang,Khanh Lâm) jusqu'à son emprisonnement.
- A cette époque, avec son supérieur le Vénérable Thich Tinh Hanh à Hâu Giang, ils s'inquiètaient pour leur Ordre "Eglise Bouddhique Unifiée" car le gouvernement communiste veut créer un Ordre bouddhiste à leurs bottes, via
" Le Comité de Liaison bouddhiste et patriotique" dirigé par le Front Patriotique de Libération.

- Le Vénérable Thich Thiên Minh aide aussi beaucoup d'ex soldats sudistes à se cacher dans la forêt pour échapper aux camps de "rééducation" communistes. Ce qui lui vaut l'ordre d'arrestation au poste de police de Minh- Hai le 28.3.1979 avec motif : "complot visant à renverser le régime" car il conseillait "le Front Armé pour sauver le pays" où toutes les classes de la population du Sud Vietnam essayent de rejoindre le maquis avec les ex soldats sudistes.
- En 1981, le verdict " Condamnation à mort " a été prononcé à son encontre. La sentence a été reportée de justesse avant l'exécution, et 3 mois plus tard commuée en "Prison à perpétuité".
- En 1983, le Vénérable Thich Thiên Minh a été transferré du Sud vers le Centre du pays au goulag A 20, Xuân Phuoc tristement surnommé " le gouffre de la Mort " à Phu Khanh
- Le 21.3.1987: il fût condamné une 2ème fois pour " Tentative de rébellion pour faire évader des prisonniers" par un tribunal déplacé sur place dans le camp de "rééducation".
- En 1989, il a été transféré de nouveau au camp Z 30A à Xuân Lôc, Dông Nai jusqu'à sa libération (soit 16 ans dans ce dernier camp de "rééducation")
- En 1995 il participa à un soulèvement général pour réclamer des conditions de détention moins dures, l'abolition de l'article 4 de la Constitution qui ne reconnait que le Parti Communiste au pouvoir: il a été enfermé dans un container 6 ans avec les pieds enchaînés!
- En 2004, Mr Abdel Fattah Amor, envoyé spécial de l'ONU pour les problèmes de répression religieuse, lui rendit visite au camp Z30 A.
- Pour le Nouvel An de 2005, Le Vénérable Thich THiên Minh fut libéré grâce à l'intervention de l'ONU et à la pression des USA et de l'Europe, ainsi que des Organisations Non Gouvernementales Internationales:
soit 26 ans d'emprisonnement!

A sa sortie de prison, sa pagode Vinh Binh à Bac Liêu a été confisquée, il a été hébergé chez son frère à Bac Liêu.
- En 2006, il a accepté le poste de Secrétaire Général en charge de la Jeunesse au sein de l'Eglise Bouddhique Unifiée, et Responsable de la région de Khanh Anh et Bac Liêu
- Le 19/11/2006, Le Vénérable Thich Thiên Minh est élu Président de la première association "Amicale des Prisonniers Politiques et Religieux qui jusqu'à ce jour a aidé des centaines de familles en désarroi.
- En 2006, Thich Thiên Minh publia son journal : "26 ans de goulag" en vietnamien à l'étranger.
lire le lien du livre en VN : doc sách gưỉ riến, đưa lên mạng rôi cho link qua đây
- En 2007 et 2008: la police lui a confisqué jusqu'à ce jour ses biens : son argent, ses livres , matériel informatique, téléphonie!
- Ce qui ne l' a pas empêché de venir en aide à des centaines de mutilés de guerre sudistes, ainsi que les familles de prisonniers politiques et religieux, les nécessiteux du Centre Vietnam...malgré l'hostilité de la police qui va jusqu'à lui refuser une carte de séjour permanente à Saigon (d'où l'impossibilité d'acheter une assurance santé)
- En 2014, son livre a été traduit en Anglais : Memories of 26 years in exile in Communist Vietnam
lire le lien du livre en Anglais:
En 2008, le Vénérable Thich Thien Minh reçoit le Prix aux USA " Réseau des Droits de l'Homme pour le Vietnam" et en 2009 le Prix des Helleman / Hammet pour les Droits de l'Homme
Actuellement, il souffre de Diabète, d'Hypertension, Sciatique, séquelles importantes dû à une longue détention inhumaine et d'hémiplégie il y a 2 ans. Malgré cela, le Vénérable est toujours prêt pour un mouvement pacifique pour réclamer une vraie Démocratie pour le Vietnam

Biographie des buddhistischen Obermönchs

Thich Thien Minh

Obermönch Thich Thien Minh, Familienname: Huynh Van Ba, geboren im Jahr 1955 in Vinh Loi, Provinz Bac Lieu.
- Im Alter von 12 Jahren alt bekennt er zum Buddhismus bei der buddhistischen
Pagode Long Phuoc, Stadtviertel 5, Provinzhauptstadt Bac Lieu, dessen religiöses Portepee der Oberste Mönch Thich Hue Ha war.
- Im Alter von 14 jahren alt wurde er als angehender Mönch bei der Pagode Long Phuoc aufgenommen. Ihm wurde hier buddhistische Lehre unterrichtet und zugleich Lehre von traditioneller Medizin sowie die Kunst der Akupunktur von dem Arzt für traditionelle Medizin namens Tran Ba Lan eingeimpft.
- Im Jahr 1972 wurde Obermönch Thich Thien Minh zum Vorsteher der Pagode Vinh Binh, Siedlung Cai Day, Dorfgemeinde Chau Hung, Landkreis Vinh Loi, Provinz Bac Lieu, ernannt. In einem noch so blutjungen Alter wurde er bereits durch die SADI-Absolvierungszeremonie mit Erfolg in die buddhistische Religionsgemeinde aufgenommen. Auf die Große Zuerkennungszeremonie als "Ty Kheo" mußte er doch noch warten.
Hier bekleidete er die Funktion als Vorsteher der Pagode und zugleich fungierte er als Arzt für traditionelle Medizin, insbesondere als Akupunkteur.
- 1972 bis zu dem Tag, wo er inhaftiert wurde, arbeitete er bei folgen carita- tiven Vergabestellen von traditionellen Arzneimitteln als deren Berater für Diagnostizieren, Vergabe von Arzneimitteln und die Beherrschung der Perfektion der Akupunktur.
- Pagode Vinh Buu ( alias Quan De ) in der Siedlung Tra Van, Chau Hung, Bac Lieu,
- Buddha-Andachtsstatte Tu Quang in der Siedlung 1, Cay Gua, Dorfgemeinde Binh Thanh, Landkreis Gia Rai, Bac Lieu und
- Pagode Khanh Lam, Dorfgemeinde Tuan Tuat, Landkreis Thanh Tri, Soc Trang.
- In diesem Zeitraum startete er zusammen mit dem Obermönch Thich Tinh Hanh, Vorstandsvorsitzenden der Vietnamesischen Vereinigten Buddhistischen Religionsgemeinschaft der Provinz Hau Giang, eine Aktion zum Schutz derer
angesichts der Religionsdiskriminiereung in Vietnam durch die kommunistischen Machthaber und deren Unterwerfung durch die Herausbildung der von der Leitung der Befreiungsfront manipulierten sogenannten Kommission zur Kontaktpflege zwischen den Buddhistischen Religionsgemeinden verschiedener Richtungen. Darüber hinaus leitete er insgeheim eine Organisation zur Hilfe-leistung für die Ex-Soldaten sowie Offizieren der Ex-Republik Vietnam, die die sogenannte Umerziehung durch die Kommunisten entkommen und in das Dschungel fliehen wollten.
- 1977 erlebte Obermönch Thich Thien Minh die höchste Ernennungszeremonie
zum "Ty Kheo" bei der Buddha-Andachtsstätte An Quang; Dabei fungierte der Oberste Mönch Thich Tri Thu als Betreuer. Der Mönchspatriarch, Vizevorsitzender der buddhistischen Religionsgemeinschaft Obermönch Thich Hanh Tru, fungierte als Zeuge. Obermönch Thich Thien Minh bekleidete 7 Jahre lang die Funktion als Vorsteher der An Quang-Pagode.
- Am 28.03.1979 wurde Obermönch Thich Thien Minh in Haft genommen mit der Beschuldigung, die Verschwörung zur Eliminierung des gegenwärtigen vietnamesischen Regimes zu planen, die Funktion als Berater für die Front zur Rettung der Nation (eine Organisation, die aus allen Gesellschaftsschichte wie Bauer, Arbeiter, Intellektuellen und dazu auch die ehemaligen Beamten, Soldaten der Ex-Republik Vietnam wie die ehemaligen Kader für den Aufbau der Dorfgemeinschaften, Sonderkommandos (alias City), Sicherheitskräfte der Streitkräfte, Armeeangehörigen der Division 21, (deren Mehrheit bereits in das U-Minh-Dschungel flüchtete) innegehabt zu haben. Er saß im Polizeigefängnis der Provinz Minh Hai.
- 1981 sollte Obermönch Thich Thien Minh durch eine Gerichtsverhandlung verurteilt werden. Laut Anklage und gemäß Paragraph 03, Abschnitt A wäre das
Todesurteil T eine sichere Sache gewesen. Kurz vor dem Beginn des bereits anberaumten Gerichtstermins wurde aber die Verhandlung unerwartete weise vertagt.
3 Monate später im gleichen Jahr 1981 erhielt er laut neuer Anklage und gemäß
dem Paragraph 03, Abschnitt A+B das Urteil zu lebenslangem Zuchthaus.
- 1983 wurde Obermönch Thich Thien Minh vom Süden in die Mitte von Vietnam deportiert und saß in der Haftanstalt A20, Xuan Phuoc, die vom Volksmund als "Todestal" von Phu Khanh (Phu Yen+Khanh Hoa) bezeichnete.
- Am 21.03.1987 wurde Obermönch Thich Thien Minh bei einer durch das Mobile Gericht der Provinz Phu Khanh gleich in der Haftanstalt abgehaltenen Verhandlung wegen Durchführung einer Gewaltaktion zur Befreiung von inhaftierten Gefangenen ( sogenannt: Zerstörung der Haftanstalt ) noch einmal zu lebenslangem Zuchthaus verurteilt.
- 1989 wurde Obermönch Thich Thien Minh von der Haftanstalt A20 von Phu Khanh in die Haftanstalt Z30A in Xuan Loc, Dong Nai, verlegt. Er saß hier bis zu seiner Haftentlassung (Haftzeit in der Haftanstalt Z30A dauerte 16 Jahre).
- 1995 wurde Obermönch Thich Thien Minh bei der Haftanstalt Z30A in Xuan Loc in Einzelhaft eingesteckt und mit Fußfesseln angelegt wegen Organisierens einer Protestaktion zusammen mit anderen Mitgefangenen gegen das unmenschliche Leben der Häftlingen , Aufforderung zum Wegstreichen des Paragraphen 4 in der Vietnamesischen Verfassung. Diese Einzelhaft dauerte fast 6 Jahre.
- 2004 besuchte Herr Abdel Fattah Amor, UN-Sondergesandter für die Bekämpfung der Intoleranz gegenüber Religionen, den Obermönch Thich Thien Minh in der Haftanstalt Z30A.
- 2005 anlässlich des Neujahr-Festes At Dau wurde Obermönch Thich Thien Minh freigelassen dank der Intervention der UNO, der Staaten von Europa und der internationalen Menschenrechtsorganisationen.
- Am 27.01.2005 wurde Obermönch Thich Thien Minh in die Freiheit gesetzt gemäß dem Beschluss des Staatsoberhauptes Nr. 109/QD/CTN über die vorzeitige Entlassung von Gefangenen, der durch die Intervention der UNO, der internationalen Menschenrechtsorganisationen samt der Regierungen von USA, Europa... zustande kam.
- Insgesamt verbrachte er ununterbrochen 26 Jahre im Gefängnis.
- Nach der Gefängnisentlassung konnte er nicht mehr zur Vinh Binh-Pagode
(Provinz Bac Lieu) zurückkehren, denn jene Pagode war bereits vom Staat
konfisziert. Obermönch Thich Thien Minh mußte deshalb bei seinem jüngeren Bruder in Bac Lieu als Untermieter wohnen.
- Obermönch Thich Thien Minh nahm nach der Gefängnisentlassung unverzüglich an den Tätigkeiten der Buddhistischen Vereinigten Religionsgemeinschaft von Vietnam zwecks Reaktivierung der Geschäftigkeiten jener Religionsgemeinschaft (GHPHVNTN) teil. Dabei bekleidete er die Funktion als Vorsitzender der Hauptabteilung für die Angelegenheiten der Jugend und zugleich Hauptvertreter der Khanh-Anh-Landeszone ( bestehend aus den westlichen Provinzen des Südens ) und dazu noch die Funktion als Vorsitzender der GHPGVNTN der Provinz Bac Lieu.
- Am 19.11. 2006 hatte Obermönch Thich Thien Minh die Freundschafts-Assoziation von politischen sowie aufgrund der Religionsdiskriminierung in Haft genommenen Gefangenen (Freundschaftsverein) gegründet. Er wurde als deren Vorsitzender gewählt und wohlgemerkt die Gründung einer zu allerersten Zivilgesellschaftsorganisation (independent) in Vietnam.
Bis zu diesem Tag hatte jener Freundschaftsverein finanzielle und juristische Hilfeleistung für hundert Ex-Gefangene allerart und deren Familien vollbrachten.
- Im Jahr 2006 hatte Obermönch Thich Thien Minh die in vietnamesischer Sprache abgefasste Memoiren " 26 Jahre in der Verbannung " im Ausland herausgegeben.
- 2007 und 2008 wurde die Wohnung von Obermönch Thich Thien Minh von der Polizeibehörde mehrmals durchsucht, in Haft für kurze Zeit genommen. Dabei Geld, Religionsbücher, Computer, Printer, Telefonapparate wurden auch konfisziert. Bis heute sind jene beschlagnahmten Gegenstände noch nicht zurückgegeben.
- Als Vorsitzender der Hauptabteilung für die Jugend anbelangten Angelegenheiten der Buddhistischen Vereinigten Religionsgemeinschaft von Vietnam und Vorsitzender des oben erwähnten Freundschaftsvereins seit 2007 bis heute hatte Obermönch Thich Thien Minh ständig den Kriegsinvaliden der ehemaligen Republik Vietnam und politischen Ex-Gefangenen samt deren Familien finanziell sowie material geholfen. Außerdem kam er öfter in die Zonen von Mitte Vietnams zur Hilfeleistung bei Überschwemmungen, zur Linderung von Nöten seiner Landsleuten durch Spenden von Trost und finanzielle Beihilfe. Dabei war er entschlossen, diese Hilfeleistung aufrechtzuerhalten trotz Behinderungen durch die kommunistischen lokalen Machtinhaber.
- Im Jahr 2014 hatte Obermönch Thich Thien Minh seine in englischer Sprache
abgefaßte Memoiren " 26 Jahre in Exil in kommunistischem Vietnam " heraus-gegeben.
- Er wurde im Jahr 2008 von dem Zusammenschluss von Menschenrechtsor-ganisationen in den USA für den Menschenrechtepreis nominiert wegen seiner
Verdienste für die Bewegungen zur Erlangung von Demokratie und Menschenrechte in Vietnam.
- 2009 hatte Human Rights Watch (USA) dem Obermönch Thich Thien Minh den Menschenrechtepreis Hellman/Hammett verliehen.
- Derzeit ist Obermönch Thich Thien Minh an Diabetes, Hypertonie, Ischias erkrankt und gesamter Gesundheitszustand ist geschwächt infolge der grausamen, inhumanen Inhaftierung von mehreren Jahren in den verschiedenen kommunistischen Haftanstalten. Trotz seines sehr schlechten Gesundheitszustandes unterstützt Obermönch stets mit ganzem Herzen und vorhandener Kraft verschiedene gewaltlose Bewegungen mit dem Ziel, seinen Beitrag zum Aufbau einer veritablen liberaldemokratischen Gesellschaft in Vietnam leisten zu können.
Laternenfest-Geschenke-Verteilung an arme KinderGeschenke-Verteilung an die in Not lebenden Menschen in Mitte von VietnamTeilnahme an der caritativen Gruppe für den Straßenbau

MẶC LÂM * NGUYỄN MẠNH TUẤN

Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-11-08

Email
051_2-622.jpg
Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, ảnh chụp năm 2013.
Courtesy Nguyễn Nguyên Bảy Blog


Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn có thể xem là một cây viết thành công nhất trong lĩnh vực tiểu thuyết và viết kịch bản truyền hình, điện ảnh. Mặc dù tác phẩm đầu tay Đêm sương muối của ông được giải nhì của Hội nhà văn năm 1969, nhưng khi tác phẩm Đứng trước biển ra đời thì theo nhà văn cho biết lãnh đạo một số tỉnh có liên quan phản đối một cách dữ dội, coi là phản động. Lúc ấy Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám phủ nhận một xí nghiệp đánh cá được phong anh hùng. Còn Cù lao tràm viết về đề tài nông nghiệp khi tác phẩm ra đời đã có văn bản đề nghị đưa tác giả đi cải tạo. Một số nhà văn, nhà nghiên cứu có bài viết phê phán tác phẩm, có bài còn vạch rõ bảy tội danh. Nhà văn gần như bị cô lập, chung quanh không còn ai cảm thông chia sẻ sự áp chế mà các quan văn hóa dành cho ông.
Những cái được gọi là vấn đề ấy chỉ hơn 10 năm sau đã trở thành vấn đề thật và từ đó người đọc truyện của Nguyễn Mạnh Tuấn cứ tăng dần lên và đồng thời chính quyền cũng tăng dần sự giám sát ông trong bất cứ đề tài nào ông đưa ra với độc giả sách lẫn khán giả truyền hình.
Từ những ngày đầu tranh đấu bằng ngòi viết với một chính quyền, nhà nước rõ ràng, hiện hữu cho tới tác phẩm gần đây nhất tiếp tục đặt dấu hỏi cho một vấn đề khó nhận ra nhưng vẫn lởn vởn trong tiềm thức con người: thiện và ác, đúng và sai, tội lỗi và hình phạt…để tác phẩm “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” ra đời trong những ngày gần đây.
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với nhà văn trong lúc ông bận bịu với nhiều dự án mới từ sân khấu truyền hình cho tới những phác thảo văn chương vừa hình thành trên bàn viết.

Phản ánh và kiến nghị

Mặc Lâm: Ông là một nhà văn phải gọi là giàu có, giàu có từ ý tưởng, cách nghiên cứu và sắp xếp để hoàn thành tác phẩm cho tới cả tiền bạc và danh tiếng… trong tất cả những thứ ấy ông hài lòng với điều gì nhất?
Làm nhà văn theo quan điểm của tôi thì mình đưa vào tác phẩm những vấn đề của xã hội. Trong những vấn đề đó có những phần thuộc về phản ánh, có phần thuộc về kiến nghị. Còn chuyện nhà nước hay xã hội có bị biến động theo ý của mình hay không thì thuộc về khách quan.
-Nguyễn Mạnh Tuấn
Nguyễn Mạnh Tuấn: Trước hết cũng phải nói là chuyện tiền tài, danh vọng luôn luôn là thứ yếu nhưng nó đến với mình thì tất nhiên là mình không từ chối. Mình không coi đấy là mục đích. Cái quan trọng nhất đối với tôi là đã nói được điều mình muốn nói. Tác phẩm của mình có hiệu ứng tốt với bạn đọc, với xã hội.
Mặc Lâm: Riêng bản thân tôi xin thứ nhận là rất thích Cù Lao Tràm ngay từ những ngày đầu tiên cuốn sách được in ra…từ đó tới nay hình như nhà nước vẫn chưa áp dụng các phản biện có tính cách dự báo vào các chính sách của họ, có phải đây là một thất bại của nhà văn?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Không. Trước hết phải nói như thế này: Làm nhà văn theo quan điểm của tôi thì mình đưa vào tác phẩm những vấn đề của xã hội. Trong những vấn đề đó có những phần thuộc về phản ánh, có phần thuộc về kiến nghị. Còn chuyện nhà nước hay xã hội có bị biến động theo ý của mình hay không thì thuộc về khách quan. Đương nhiên là mình cũng phải bận tâm nhưng nó không phải là điều quyết liệt để cho mình phải dấn thân làm bằng được. Tôi nghĩ nhiệm vụ của nhà văn là phản ánh và kiến nghị và như vậy cũng tạm đủ rồi.
Mặc Lâm: Ông là một nhà văn mà nói theo ngôn ngữ thời thượng là bị “lên bờ xuống ruộng” nhiều lần nhưng vẫn thành công. Xin ông chia sẻ một ít về những đau đớn lẫn vinh quang mà mình đã qua?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Khi anh viết một tác phẩm mà nó an toàn cho mình thì thực sự mà nói tác phẩm đó sẽ không đáp ứng được với cảm xúc chung của xã hội. Trách nhiệm của nhà văn với xã hội nếu chỉ chọn lấy sự an toàn thì sẽ viết không đến nới đến chốn. Cho nên khi mình nói vấn đề nhạy cảm hay những vấn đề có tính cách đấu tranh (ví dụ trong nước nói là đấu tranh chống tiêu cực, đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những sai phạm trong đường lối chính sách...) thì đương nhiên nó sẽ đụng chạm đến nhiều người. Mình phải chấp nhận cái giá mình phải trả. Tôi nghĩ rằng nếu có “lên bờ xuống ruộng” thì mình cũng có một điều rất an tâm là đã làm đúng lương tâm của mình; đúng trách nhiệm công dân và nghệ sĩ của mình. Còn việc cái giá phải trả có đắt thì đương nhiên mình sẽ lãnh thôi.
Tôi nghĩ về căn bản thì trước sau mình cũng vượt qua được, bởi vì sao? Bởi vì bao giờ cũng có hai phía. Một phía là về phía mình, tức là phía nhà văn, phía tôi. Tôi chỉ nghĩ là mình thành tâm và nói đúng thì không sợ gì hết. Có oan trái hay có nghiệt ngã thì mình cũng không sợ. Còn phía thứ hai thì thực sự mà nói, về chế độ xuất bản báo chí nó cũng có những nghiệt ngã thật nhưng rồi dần dần cũng sẽ cởi ra chứ nó cũng không thể nghiệt ngã mãi được.
Chỉ có điều là mình phải chọn cách viết, phải chọn cách thể hiện như thế nào để vừa gần được với người đọc mà những sự đụng chạm chưa tới mức thái quá để mình phải “tử vì đạo”. Đấy là quan điểm của tôi.

Người đọc yêu mến


059-400.jpg

Vợ chồng Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và những người bạn, ảnh chụp năm 2013. Courtesy Nguyễn Nguyên Bảy Blog.
Mặc Lâm: Thưa ông có phải là do những oan trái, nghiệt ngã mà ông vừa nói đã được bù lại bằng sự ngưỡng mộ, yêu mến của người đọc, người xem?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ rằng mục đích viết văn của mình là phục vụ cho người đọc. Cái quan trọng nhất là người đọc chia sẻ được với mình, thấu hiểu được mình. Nó cũng là một sự an toàn, một bảo chứng để an toàn cho người viết. Nếu anh không tiếp cận người đọc thì tác phẩm của anh có thể chỉ ở một mức nào đó; Nó có thể quyết liệt hơn hoặc có thể nó là “một mất một còn “ với vấn đề tiêu cực của xã hội nhưng không có người đọc thì tác phẩm đó dần dần nó cũng lu mờ thôi. Tôi chỉ nghĩ trước sau như một, dù viết cách nào đi nữa thì mình cố gắng để tạo ra việc thu hút người đọc, hòa nhập cùng với cảm xúc của người đọc. Nếu giả dụ không làm được, lưc bất tòng tâm thì mình cũng đành chịu.
Tôi thấy chính nhờ người đọc mà những tác phẩm của tôi tuy là đụng chạm rất nặng, tuy cái giá phải trả như anh nói cũng đã từng “lên bờ xuống ruộng” nhưng mình được ở trong lòng người đọc nên mình cũng được an ủi và cổ vũ rất nhiều.
Mặc Lâm: Viết kịch bản phim truyền hình có cái lợi là chiếm lĩnh trái tim của khán giả ngay lập tức và làm cho họ sống cùng với tác phẩm do đó có thể phản biện mặt xấu của xã hội và cả của nhà nước… tuy nhiên trở ngại lớn nhất vẫn là kiểm duyệt, có bao giờ ông chấp nhận lách luật để kịch bản tới được với khán giả hay không?
Tôi nghĩ có hai vấn đề rất là rõ. Vấn đề thứ nhất là cái tâm của mìn, mình tranh đấu, mình phê phán nhưng cái tâm của mình trong sáng. Mình không dành thời gian để thóa mạ, để đấu tố, để cay cú.
-Nguyễn Mạnh Tuấn
Nguyễn Mạnh Tuấn: Hầu hết những bộ phim của tôi là những bộ phim phải nói thẳng là đều rất dữ dội, đều chạm vào những vấn đề nóng của đời sống. Thậm chí còn đụng chạm đến những vấn đề tiêu cực của quyền lực. Tuy nhiên tôi nghĩ có hai vấn đề rất là rõ. Vấn đề thứ nhất là cái tâm của mìn, mình tranh đấu, mình phê phán nhưng cái tâm của mình trong sáng. Mình không dành thời gian để thóa mạ, để đấu tố, để cay cú.
Như vậy sự kiểm duyệt, theo tôi nghĩ là không chính xác lắm, vì tất cả những bộ phim đều có một hội đồng nghệ thuật của hãng phim hoặc của đài truyền hình họ duyệt. Họ nhận ra điều đó thì người ta cũng chấp nhận được. Nếu mà mình thái quá thì mới có chuyện đòi hỏi chỉnh sửa. Hầu hết các tác phẩm của tôi đều không phải chỉnh sửa bởi vì mình biết đến thế nào là đủ.
Vấn đề thứ hai thì quan điểm của tôi là như thế này: Tại sao tôi lại chuyển sang làm phim? Cái này cũng thuộc về quan điểm thôi chứ năng lực thì chưa chắc tôi đã bằng người khác. Quan điểm của tôi là điện ảnh và truyền hình là những sản phẩm mà vị trí của tác giả rất khiêm tốn so với đạo diễn và diễn viên. Tuy nhiên, giá trị phục vụ thì điện ảnh và truyền hình phục vụ trực tiếp, nhanh và phạm vi của “người đọc” rất là rộng. Một bộ phim anh bắn lên truyền hình một cái là có hằng triệu người xem nhưng tất nhiên đấy phải là bộ phim để cho “người đọc” người ta ưa thích. Do vậy, trong thời gian rất dài tôi ngừng việc viết sách để chuyển sang truyền hình. Quan điểm của tôi trước sau như một, đó là mình phải gần người đọc; phục vụ người đọc ở mức nhanh nhất và cao nhất.
Mặc Lâm: Tác phẩm mới nhất mang tên “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” nghe cái tên đã thấy ..sợ hãi! Vì chúng tôi không có sách trong tay nên nếu có thể xin ông cho biết nỗi sợ hãi ấy ra sao?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Đầu tiên nó chỉ là câu chuyện mang tính chất cá nhân của tôi thôi. Câu chuyện này nói về hoàn cảnh của người xưng tôi với căn bệnh về tình dục không có phương pháp gì để chữa cả. Dần dần một hoàn cảnh đưa đến: nếu muốn chữa nó thì mình phải phạm tội. Đến kết thúc thì nhân vật tôi vì sợ phạm tội quá do tội này là tội vi phạm vào đạo đức, vi phạm vào đạo lý, vi phạm vào luật pháp. Do đó anh ta dừng lại. Anh ta dừng lại thì anh ta cũng hết bệnh.
Tất nhiên cũng có những ẩn dụ trong câu chuyện đó. Trong trang đầu của tập truyện ngắn này tôi có nói câu danh ngôn của một người mà tôi rất là quí trọng. Ông ta có nói rằng” Vô phúc ắt vô đạo. Vô đạo ắt vô luân. Vô luân ắt vô phúc.” Năm câu chuyện ở trong này đi vào tư tưởng đó, vào tinh thần đó. Cái nọ dắt dây đến hậu quả của cái khác, cái xa của một thế hệ. Câu chuyện “Nỗi Sợ Hãi Mầu Nhiệm” nói về điều đó. Nó nói người ta không có đạo thì sẽ không có phúc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn đã tạo cơ hội cho chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn Mạnh Tuấn: Vâng, rất cảm ơn ông đã quan tâm.

Saturday, December 26, 2015


LỄ GIÁNG SINH KHẮP NƠI

Mừng Giáng sinh trên toàn thế giới

  • 25 tháng 12 2015

 

Image copyright EPA
Image caption 10.000 người đã tham dự thánh lễ Giáng sinh cùng Giáo hoàng tại nhà thờ St Peter


Những người Công giáo trên toàn thế giới đang đón mừng Giáng Sinh và dõi theo thánh lễ do Giáo Hoàng Francis cử hành tại Vatican.
Tại thánh địa Bethlehem, Bờ Tây, nơi được tin là Chúa Jesus ra đời, không khí Giáng Sinh đã bị ảnh hưởng bởi những vụ đụng độ gần đây giữa người Palestine và người Israel.
"Tuy Giáng Sinh có đèn hoa và những bài thánh ca nhưng người ta cảm thấy căng thẳng", Paul Haines, một người Anh hành hương đến Bethlehem, nói với hãng AP.
Vatican

 

Image copyright AFP
Image caption Trong bài giảng tại nhà thờ St Peter, Giáo hoàng kêu gọi các tín hữu thể hiện sự mộc mạc như Chúa hài đồng, "sinh ra trong cảnh nghèo khó nơi máng cỏ"

Bethlehem

 

Image copyright EPA
Image caption Một linh mục Armenia cầu nguyện trong thánh lễ tại nhà thờ ở Bethlehem


 

Image copyright Reuters
Image caption Giáo dân người Nigeria dự thánh lễ tại Bờ Tây

Iraq

 
Image copyright AFPGetty
Image caption Hàng trăm giáo dân dự thánh lễ tại nhà thờ Đức Mẹ ở Baghdad


 
Image copyright AFPGetty
Image caption Một cậu bé người Iraq dự lễ tại Baghdad


Indonesia

 
Image copyright EPA
Image caption Indonesia là một trong những quốc gia đón Giáng Sinh sớm nhất

Bắc Kinh

Image copyright AFPGetty
Image caption Các em bé dự lễ Giáng Sinh tại Bắc Kinh, Trung Quốc
 
Image copyright AFPGetty
Image caption Giáng sinh diễn ra an lành tại Bắc Kinh dù trước đó có cảnh báo an ninh tại Tam Lý Đồn 
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/12/151225_christian_celebrations


NHẬT BẢN & TRUNG QUỐC

Nhật Bản đang “quần” TQ trên biển

Từ Hoa Đông tới Biển Đông, những tin tức về việc Nhật Bản tăng cường vũ khí và liên minh chống Trung Quốc ngày càng dồn dập.


Ngày 18/12, hãng tin Reuters trong một phóng sự tiết lộ rằng Nhật Bản đang nỗ lực củng cố hệ thống phòng thủ và hạ tầng cơ sở trên khoảng 200 đảo xa ở vùng Biển Hoa Đông, với mục tiêu đặt chiến hạm Trung Quốc trong tầm nhắm, và ngăn chặn không cho Hải quân Trung Quốc thống trị miền Tây Thái Bình Dương.
Theo một số nguồn tin từ các giới chức quân sự cũng như chính phủ Nhật Bản, Tokyo đang tìm cách liên kết thành một chuỗi các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, trên khoảng 200 hòn đảo ở vùng Biển Hoa Đông, trải dài trên phạm vi 1.400 km từ thềm lục địa Nhật Bản tới giáp vùng lãnh thổ của Đài Loan.
Khoảng hơn một chục nhà hoạch định chiến lược quân sự và chính sách của Nhật Bản đều đã xác nhận rằng mục tiêu tăng cường sức mạnh quân đội của Thủ tướng Shinzo Abe, đã chuyển đổi thành một chiến lược nhằm giành ưu thế thống trị vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo xa của Nhật Bản, từ đó kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc bố trí các phương tiện vũ khí trên các đảo xa không phải là một điều bí mật, nhưng theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.
Một khi chuỗi hệ thống tên lửa nối liền 200 đảo hoàn thành, đây sẽ là rào cản lớn đối với tàu thuyền Trung Quốc muốn đi từ bờ biển phía Đông của nước họ ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo luật lệ quốc tế, không có gì cấm cản chiến hạm Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương, nhưng các chiếc tàu này luôn phải nằm trong tầm bắn của các giàn tên lửa của Nhật Bản đặt trên các đảo.
Giới quan sát nhận định, chiến lược bố trí tên lửa trên đảo là một phiên bản do Tokyo sáng tạo của chiến thuật chống tiếp cận hiện đang được Trung Quốc sử dụng để cố gắng đẩy Mỹ và các đồng minh ra khỏi khu vực.
tin nhap 20151220100312
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Tokyo hôm 18/12
Chuyển qua Biển Đông, Nhật đang ngày càng thắt chặt quan hệ với các nước liên quan để kìm chế Trung Quốc. Ngày 18/12, trong chuyến viếng thăm chớp nhoáng chỉ trong vòng 1 ngày, Thủ tướng Úc đã gặp gỡ Thủ tướng Nhật để bàn về quan hệ hợp tác của hai nước, trong đó có vấn đề an ninh khu vực.
Lần đầu tiên hai chính phủ có mối quan tâm chung tới vấn đề Biển Đông. Hai ông kêu gọi các bên tranh chấp phải giữ nguyên trạng và mặc dù không chỉ đích danh Trung Quốc giới quan sát cũng biết cả hai Thủ tướng muốn gửi thông điệp tới cho Bắc Kinh khi nước này đang xây dựng bồi đắp các đảo nhân tạo, một hành động nhằm phá vỡ hiện trạng địa lý của khu vực Hoàng Sa và Trường Sa.
Hai bên cũng đồng thuận về hoạt động trao đổi quân sự, các cuộc tập trận giữa Úc và Nhật cũng được nhắc tới và đồng thời khuyến khích các nước nỗ lực hướng tới việc ký kết Bộ ứng xử Biển Đông (COC).
tin nhap 20151220100312
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu ở Tokyo ngày 17/12
Trước đó một ngày, hôm 17/12, Nhật Bản và Indonesia đã thống nhất một chương trình hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng, mở đường cho Nhật xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng sang Indonesia và tạo điều kiện cho Tokyo tham gia sâu hơn những vấn đề ở Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Jakarta, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, phát biểu: “Môi trường an ninh ở khi vực ngày càng trở nên căng thẳng hơn, chúng tôi muốn thúc đẩy hợp tác với Indonesia, thành viên quan trọng của ASEAN, trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng”.\
tin nhap 20151220100312
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi trao đổi văn kiện ký kết, New Delhi, Ấn Độ, ngày 12/12
Chưa hết, ngày 14/12, Bắc Kinh đã lên tiếng bày tỏ thái độ hết sức bất bình trước sự kiện hai Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản chính thức tuyên bố bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông nhân dịp ông Shinzo Abe công du New Delhi đầu tháng 12.
Bản tuyên bố chung Ấn Độ-Nhật ngày 12/12 đã dành nguyên một đoạn để nói về Biển Đông, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, và xác nhận rằng Thủ tướng hai nước đã “quyết định tổ chức những cuộc tham khảo ý kiến lẫn nhau một cách chặt chẽ và thường xuyên về các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh của các tuyến giao thông hàng hải”.
Ngoài việc hỗ trợ đồng minh Mỹ kìm chế Trung Quốc, giới phân tích cho rằng Nhật Bản tăng cường tính chủ động đối với an ninh ở Đông Nam Á cũng có lý do khác. Các tuyến vận chuyển năng lượng qua những vùng biển Đông Nam Á rất quan trọng đối với Tokyo. Từ khi quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng vào năm 2012, Tokyo đã chuyển hướng đầu tư sang ASEAN. Năm 2013, đầu tư của giới doanh nghiệp Nhật Bản tại ASEAN cao gấp 3 lần so với Trung Quốc. Hơn nữa, Đông Nam Á cũng là nơi Nhật Bản thử nghiệm chiến lược xuất khẩu vũ khí.

No comments:

Post a Comment