Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 October 2016

THƠ = TUỔI GIÀ = NHẬT BẢN

TUỔI GIÀ




TUỔI GIÀ CỦA TÔI      

Tôi có thấy một bà già thiểu-não;          
Con rể dâu không rảnh để chăm lo.                                     
Cùng đồng-cảnh sống trong nhà dưỡng-lão;  
Héo-hắt hồn trong thể-xác còm xo.       

Tôi có gặp một ông già độc chiếc; 
Cháu chắt xì-xồ, bồ-bịch nghênh-nghê.        
Ra siêu-thị chơi cờ cùng bạn thiết, 
Hơn ở nhà làm cái bóng dưng quê.

Tôi vẫn sợ đến khi mình lụ-khụ,           
Hoặc ốm đau, nghễnh-ngãng, cần người chăm,    
Tôi cũng sẽ nối theo chân các cụ,         
Vào Viện nằm chôn nỗi khổ trăm năm.        

Nhưng Trời Đất đoái thương đời thiện hảo,  
Cho sống lâu và sức khỏe chưa vơi;              
Con, cháu, chắt quây-quần vui tuổi lão; 
Chưa bằng ai nhưng đã vượt bao người.

Cảm-tạ Đời, cảm-tạ Người, Cuộc Thế;         
Và các con, các cháu, rất chân-tình,             
Đã săn-sóc cha, ông trong lão-tuế, 
Cho lòng già trẻ khỏe như thư-sinh.      

Rồi mai mốt khi giã-từ tất cả,        
Sē mỉm cười thoả dạ nơi hư-không;      
Và con, cháu cũng thảnh-thơi, hể-hả            
Vì đã tận-tình đối với cha, ông...   
                

                                      THANH-THANH     
                                       Kỷ-niệm sinh-nhật lần 86
               MY OLD AGE
I have seen an old woman woebegone to bare:
Her children and their beds have no time to care.                 
She lived with co-sufferers in the home for the aged;
Gaunt, for relationship pined, about condition raged.

I have met an old man alone, sometimes staggering;
His grandchildren clatter with lemans swaggering.
He got to the mart playing with pals of same range
Rather than staying home as a disregarded, strange.

I have feared that when decrepit, doting to deliver,
Or ailing, hard of hearing, needing some caregiver,
I would also have to follow certain so pitiable soul,
Entering the retreat to inurn such distress and dole.

But Nature has deigned to mercy the fair and square,
Allowing me to live long and my health not to wear; 
Offspring, grand/great kindred unite, delight shows;
Not yet equal to these, but already ahead of those.
Thank you all, Life, Humanity, and the World dear,
And my children, their seed, for being so sincere
In loving, minding, visiting me during my old age:
I may feel younger, stronger, each day a new page.

Then, when comes the day I depart, end this journal,
I be will smiling satisfied to travel to the eternal;
My descendants will be content with their chutzpah,
Nowadays to pamper such way their Dad, Grandpa.

                             English version by THANH-THANH
                                                on his 86th birthday
          

QUAND LES ANS S'ADDITIONNENT

Le coin de la rue est deux fois
plus loin qu’auparavant !
Et ils ont ajouté une montée que
je n’avais jamais remarquée.


J’ai dû cesser de courir après l’autobus,
Parce qu’il démarre bien plus vite qu’avant.


Je crois que l’on fait les marches
d'escaliers bien plus hautes
que dans notre temps !


L’hiver le chauffage est beaucoup
moins efficace qu’autrefois !


Et avez-vous remarqué les petits caractères
que les journaux se sont mis à employer ?


Les jeunes eux-mêmes ont changé !
ils sont bien plus jeunes que
lorsque j’avais leur âge !


Et d’un autre côté les gens de mon âge
sont bien plus vieux que moi.


L’autre jour je suis tombée sur
une vieille connaissance; elle avait
tellement vieilli qu’elle ne
me reconnaissait pas !


Tout le monde parle si bas qu’on
ne comprend quasiment rien !


On vous fait des vêtements si serrés,
surtout à la taille et aux hanches,
que c’est désagréable !


Je réfléchissais à tout ça
en faisant ma toilette ce matin.
Ils ne font plus d’aussi bons miroirs
qu’il y a 40 ans …


(Auteur inconnu)




CHỢT THẤY TUỔI GIÀ


Góc đường đó , mỗi ngày tôi qua lại
Bỗng hôm nay sao thấy xa lạ thường
Xa gấp đôi còn thêm một con dốc
Con dốc này ai đắp từ bao giờ ?


Chuyến xe buýt hôm nay sao vội vả
Tôi ngẩn ngơ không kịp chuyến xe chờ
Những cầu thang hình như cao hơn trước
Cao rất nhiều so với buổi hôm qua


Mùa đông giá năm nay sao rét quá
Lò sưởi không còn đủ ấm tấm thân
Tờ nhật báo giờ đây sao khó đọc
Hàng chữ nhạt nhoà nhỏ xíu lăng quăng


Những thanh niên bây giờ trông thanh lịch
Họ trẻ hơn tôi so với tuổi cùng thời
Và những người cùng trang lứa với tôi
Trông lẩm cẩm và già hơn số tuổi


Bổng một hôm gặp người yêu dấu cũ
Rất sững sờ khi gặp lại người xưa
Em nhìn tôi như nhìn người xa lạ
- Hai đứa ngỡ ngàng ngơ ngác xót xa


Xung quanh mình ai cũng thầm nói khẻ
Cố lắng nghe không hiểu họ nói gì?
Áo quần bây giờ mỗi ngày mỗi chật
Bệnh béo phì chậm chạp đến thăm tôi


Sáng nay , soi mặt trong gương
Thấy mình không phải là mình năm xưa
40 năm trước xuân thì
Bây giờ ta đã nhạt nhoà như sương
(tôn thất phú sĩ - phỏng dich )



TUỔI ĐỜI CHỒNG CHẤT



Góc đường đó tới lui quen thuộc lắm ,
Sao hôm nay thăm-thẳm gấp mấy lần .
Lại thêm con dốc ác độc nó hành .
Đã lâu lắm , mình bao giờ để ý .

Chuyến xe buýt hụt rồi , chạy chẳng kịp ,
Dường xe nào cũng phóng vội hơn xưa .
Những bậc thang cao nghệu thật khó ưa ,
Nhớ lúc trước làm gì cao qúa vậy !


Mùa đông giá năm nay run lẩy-bẩy ,
Lò sưởi nầy không đủ ấm hay chăng ?
Báo hằng ngày chử nhỏ-rức lăn tăn ,
Thật khó đọc, hình như thay mẫu mới ?


Những người trẻ hôm nay trông phơi-phới ,
Trẻ hơn tôi so với tuổi đồng thời .
Còn những người , xấp-xỉ với tuổi tôi ,
Nôm lụ khụ , già hơn tôi thấy rõ .


Bỗng ngày nọ gặp người em thuở nhỏ ,
Em qúa già , tôi thật khó nhận ra .
Em nhìn tôi xa-lạ chẳng thiết tha .
Buồn man-mác hai tâm hồn tri-kỷ .


Thấy thiên hạ quanh tôi luôn lí-nhí ,
Vểnh lổ tai chẳng hiểu họ nói gì ?
Áo quần tôi chật cứng bởi béo phì ,
Thật bực bội xác to cùng bụng phệ .

Sáng nay sớm soi gương như thường lệ ,
Thấy ai kia sao chẳng giống chút nào .
Bốn mươi năm thân xác đã bèo-nhèo ,
Ta thấm thía đời người sao chóng thế ! !

phỏng dịch


NỬA
NGUYỄN PHAN NGOC AN

Nửa kiếp gian truân bạc mái đầu
Nửa đời lưu lạc khắp năm châu
Nửa hồn thi tứ dâng trời đất
Nửa khối tình chung gửi địa cầu

Nửa cuộc đời trôi theo vận nước

Nửa giang san thăm thẳm ngàn dâu
Nửa đêm thức trắng canh thâu
Nửa mơ về bến giang đầu xa xăm

Nửa nhân loại âm thầm ly tán

Nửa đất bằng ngao ngán bể dâu
Nửa vầng trăng khuyết đổi mầu
Nửa thân chiến sĩ dãi dầu gió sương

Nửa theo tiếng gọi lên đường

Nửa chìm đáy nước trùng dương mịt mờ
Nửa bỏ xác rừng thiêng nước độc
Nửa anh hùng khí tiết hy sinh

Nửa chờ đợi ánh bình minh

Nửa mang xiềng xích rục thân lao tù
Nửa thân đơn tủi hờn qoá phụ
Nửa thân già lạc lối tìm con

Nửa trên đầu chít khăn tang

Nửa nằm yên dưới suối vàng nghìn thu
Nửa cơ đồ phù du tan tác
Nửa nhân sinh mất mát tình thân

Nửa mê danh lợi phù vân

Nửa tham tiền của chẳng cần lương tri
Nửa nhân ái tìm chân thiện mỹ
Nửa quên mình cho lý tưởng chung

Nửa bàng hoàng nửa ung dung

Nửa người nửa ngợm tận cùng xót xa
Nửa mai mĩa nhân tình thế thái
Nửa thành công gặt hái nghiệp vinh

Nửa mang tiền của mua danh

Nửa giành cơ hội thành dân giang hồ
Nửa phụ nữ bán thân xứ lạ
Nửa em thơ bỏ cả sách đèn

Nửa ham vật chất bon chen

Nửa mê danh vọng đê hèn xác thân
Nửa thế giới chìm trong biển loạn
Nửa nhân gian ly tán đảo điên

Nửa đau thương, nửa ưu phiền

Nửa trời đất cũng … là miền phong ba !

nguyễn phan ngọc an - cuối năm 2015

 


Hạnh phúc tuổi già
***
alt

    Yêu được nhau đã khó, đến với nhau, cùng đắp xây hạnh phúc trăm năm là duyên nợ cuộc đời của hai con người. Người ta nói tình yêu không có tuổi, đạo nghĩa vợ chồng cũng vậy. Đi với nhau tới cuối cuộc đời là điều không dễ dàng, nhưng hạnh phúc của tuổi già, bên người bạn đời tri kỉ là thứ không lấy gì đánh đổi được.
 
    Ta vẫn thường nghe câu "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", quả thực sợi dây gắn kết cả mấy chục năm cuộc đời khiến những cặp vợ chồng ở tuổi xế bóng có sự gần gũi vô vàn. Những hình ảnh dưới đây có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc lây, và thầm ước ao về bản thân trong mối quan hệ bền vững như vậy.

alt


alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt






NHẬT BẢN
 


 


SẢN PHẨM TIỆN DỤNG LẠI THÔNG MINH CỦA NHẬT:
CÓ GÌ LẠ ĐẰNG SAU CHIẾC CẶP "NOBITA" CỦA HỌC SINH NHẬT BẢN


Nếu là fan của truyện tranh Nhật Bản, chắc hẳn bạn cũng sẽ để ý rằng những nhân vật như Nobita hậu đậu hay thám tử Conan đều sử dụng chung một loại cặp sách. Không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đây là loại cặp sách đặc biệt được gọi là “randoseru” mà chính phủ Nhật quy định học sinh phải dùng. Loại cặp “khủng” này ẩn chứa nhiều khả năng đặc biệt mà hiện các bậc phụ huynh săn lùng ráo riết.











Một năm học mới sắp bắt đầu, các bậc phụ huynh có lẽ cũng đang tất bật chuẩn bị dụng cụ học tập cho con em mình. Hiện nay trong giới nhà giàu tại Trung Quốc đang xuất hiện một trào lưu đó là sang Nhật để kiếm bằng được một chiếc cặp “made in Japan” dành cho học sinh tiểu học, trong đó những chiếc cao cấp có giá lên tới hơn 18 triệu VNĐ. Vậy nguyên nhân vì đâu mà những chiếc cặp bé nhỏ dành cho học sinh tiểu học tại Nhật lại có một mức giá cao đến kinh ngạc như vậy?




Đầu tiên, những chiếc cặp này đều có hạn sử dụng rất dài, thời gian sử dụng tối thiểu lên đến 6 năm, khi xuất hiện bất cứ vấn đề hư hỏng dù nhỏ hay lớn, hãng sản xuất sẽ ngay lập tức xử lý cho khách hàng. Bên cạnh đó những chiếc cặp đáng yêu này được làm hoàn toàn thủ công, những người thợ phải sử dụng trên 150 loại nguyên vật liệu và qua 300 bước để hoàn thành. Chính nhờ nguyên nhân này mỗi chiếc cặp khi xuất xưởng đều đạt đến độ hoàn mỹ mà khách hàng mong muốn.




Lý do thứ hai nằm ở chất liệu của chiếc cặp. Thời kỳ đầu, những chiếc cặp này được chế tác hoàn toàn bằng da thật, nhưng người Nhật lo lắng rằng chất liệu da thật sẽ làm cho chiếc cặp trở nên nặng nề và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các bé. Thế nên để khắc phục vấn đề trọng lượng cặp, những hãng sản xuất đã nghiên cứu và phát triển một loại chất liệu da nhân tạo đặc biệt đắt tiền, các chi tiết kim loại trên cặp đều được thay thế bằng nhôm.



Phần tiếp xúc với lưng của cặp được làm bằng da thật nhằm giúp ích cho việc thông khí và thoát mồ hôi. Hình dáng chiếc cặp luôn luôn vuông vức và sẽ không bị biến dạng dù phải chứa một khối lượng lớn sách vở cũng như dụng cụ học tập, qua đó duy trì được trạng thái và cảm giác tốt nhất cho người sử dụng.




Lý do thứ ba, người Nhật Bản hết sức coi trọng tính độc lập của trẻ nhỏ. Học sinh tiểu học tại Nhật Bản hầu hết đều tự đi học không cần người lớn đưa đón, vậy nên chiếc cặp sách còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh. Bề mặt chiếc cặp được làm bằng vật liệu phản quang giúp tạo sự chú ý đối với các phương tiện giao thông trên đường.



Khi các bé không cẩn thận bị ngã về phía sau, với tính đàn hồi và độ mềm mại của mình, chiếc cặp sẽ như một chiếc gối giúp bảo vệ cho phần đầu của trẻ.




Lý do cuối cùng, mỗi chiếc cặp dành cho học sinh tại Nhật Bản đều được gắn bộ phận định vị GPS. Khi gặp sự cố, chỉ cần ấn nút kích hoạt, gia đình và bộ phận bảo an tại trường đều sẽ đồng loạt thu được tín hiệu. Khi gặp động đất, chiếc cặp được sử dụng như công cụ bảo vệ phần đầu mặt, cũng như khi gặp sự cố trên sông nước, sức nổi của chiếc cặp sẽ góp phần giúp người sử dụng có thể tự cứu lấy mình trước mối hiểm họa.





 THẦN ĐẠO

Shinto (神道) hay còn gọi là Thần đạo, là tôn giáo bản địa của người Nhật. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bản và ăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. Đây là tôn giáo đã định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. (từ giờ xin được gọi Shinto là Thần đạo để tiện cho bạn đọc theo dõi).

Những người châu Á theo đạo truyền thống thường có thái độ khoan dung và cùng lúc bao gồm nhiều đức tin khác nhau; nói cách khác, con người có thể tin vào và thực hành nhiều tôn giáo khác nhau. Họ không cảm thấy có gì là mâu thuẫn khi vừa theo Thần đạo, vừa theo một đạo khác – thường là Đạo Phật. Trong số 128 triệu dân Nhật Bản thì có 107 triệu xác nhận theo Thần đạo và 89 triệu người theo Đạo Phật ( theo thống kê của Tổng cục văn hóa Nhật Bản – 2006). Theo đó thì gần như tất cả người dân Nhật Bản đều theo đạo và những người theo Thần đạo có vẻ chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Số còn lại nhiều người thực hành theo các “Tôn giáo mới”, những tôn giáo du mới du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ 19, bao gồm Đạo Thiên Chúa (3 triệu người), Đạo Hồi (120 000 người) và Do Thái Giáo (2 000 người).
Thần đạo đã gắn liền với Đạo Phật từ hàng thế kỉ, thậm chí còn chia sẻ chung những đền chùa. Người Nhật có câu ” Sinh theo Thần, Chết theo Phật”, cho thấy đức tin của họ vào cả 2 tôn giáo.
Thần đạo là gì ?




Thần đạo, chữ Hán là 神道, nghĩa là “con đường của Thần” (kami no michi). Kami (神) là các linh hồn hay vị thần hiện diện ở khắp mọi nơi. Thần đạo vẫn chưa có một cái tên chính thức cho đến khi Đạo Phật (con đường của Đức Phật) du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ thứ 6 và mọi người thấy cần đặt tên cho Thần đạo để phân biệt. Trước đó, người Nhật chỉ đơn giản làm theo các lễ nghi và đức
tin mà họ coi là hiển nhiên trong thế giới mà họ sinh sống.


Thần và linh hồn
Không giống như các tôn giáo khác như Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi hay Do Thái Giáo, những tôn giáo chỉ tin vào một vị thần tối cao, Thần đạo theo lối “đa thần giáo” – nghĩa là có rất nhiều các vị thần. Chữ Shin(神)chỉ nhằm phân biệt giữa con người với những linh hồn/ thần linh mà con người tin vào, chứ không nhằm chỉ một vị thần cụ thể nào. Một số linh hồn trong Thần đạo, ví dụ như Thần Mặt trời Amaterasu, được coi là Thần nhưng hầu hết số còn lại là các linh hồn cùng chung sống với con người. Thế giới trong Thần đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống cao tít trên Thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của riêng mình. Con người chẳng qua cũng chỉ là một phần trong dòng chảy đó.
Kami, linh hồn, có ở mọi nơi và bất cứ cái gì hiện hữu đều có thể là kami (Từ giờ xin gọi kami là thần để bạn đọc tiện theo dõi). Những vật tự nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp… tất cả đều có thể là kami, nhất là với những vật hoặc hiện tượng có phần kì lạ và nổi bật. Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo khuyến khích việc tô trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong.
Không ai biết ai là người tạo ra Thần đạo và cũng không có những hình tượng trung tâm như Muhammad, Đức Phật hay Chúa Jesus.

Cầu nguyện và Thanh tẩy



Dụng cụ thanh tẩy miệng và tay trước khi thăm đền
Một điểm khác nữa của Thần đạo so với các tôn giáo khác là nó không có kinh thư hay Kinh thánh như Bible, Torah, Guru Granth Sahib hay Quran. Nó chỉ có những câu cầu nguyện, những câu khấn cổ là norito hay norii, đã được truyền miệng từ hàng thế kỉ trước khi được ghi lại lên giấy. Một trong những đức tin của Thần đạo là những từ ngữ lời hay ý đẹp nếu được nói ra đúng lúc đúng chỗ, thì sẽ có thể đem về những kết quả tốt. Những câu cầu nguyện vì vậy thường được các thần chủ (người trông coi đền thờ Thần đạo và hay đứng ra thực hiện các nghi thức trong các buổi lễ) học thuộc lòng và gửi đến các thần tại các đền thờ Thần đạo trong các nghi thức và các lễ hội hằng năm (matsuri).
Mặc dù không có những câu giáo điều, những điều buộc người theo đạo phải trung thành làm theo, Thần đạo đem đến cho những theo đạo những giá trị, chuẩn mực và cách nghĩ mà dần dần thấm sâu vào cuộc sống của người Nhật. Thần đạo đề cao sự sạch sẽ và thanh tẩy. Những nơi đặt các ngôi đền thờ Thần đạo thường có dòng nước chảy qua, như sông hay suối, những người theo đạo sẽ dùng nước ở đó để rửa tay và rửa miệng trước khi đến đền thờ. Lý tưởng của Thần đạo là hướng đến sự tinh khiết và thành thật, những đức tính làm hài lòng các thần.\


Thần đạo và Vùng đất Nhật Bản




[Cổng Torii của đền Ootakayama] Đây là Torii, cổng đền thờ Thần.
Torii có nghĩa là
“điểu cư”(鳥居) – nơi trú của chim, bởi người ta quan niệm
chim là sứ giả của thần, bản
thânhình dạng cổngđền cũng giống cánh chim đang vươn đến
 bầu trời. Ngụ ý rằng người
đi quacổng vào đến sắp đếnmột nơi linh thiêng.
Bản thân đất nước Nhật Bản là một nhân tố quan trọng trong Thần đạo.
 Mặc dù người ta
khôngngay lặp tức tôn thờ vùng đất mình sinh ra, nhưng qua năm tháng
con người học được
cách tôntrọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên
 tươi đẹp và trù phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng
sữngcho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những
con lạch, những thác nước,cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn
linh thiêng,một thứ thiên nhiên có hồn.Những tập tục thực hành Thần đạo bắt đầu từ trong
 những gia đình l\


àm nông hoặc nhữnglàng chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và gắn liền với vùng đất đó.
Chính vì vậy, Thần đạo chưa bao giờ vượt ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản, và Nhật Hoàng luôn được
coi là người gìn giữ đức tin vào Thần đạo. Những người theo Thần đạo ở ngoài lãnh thổ
Nhật Bản hầu hết là những người
sinh ra ở Nhật Bản, mặc dù đã xa quê hương nhưng vẫn gìn giữ và làm theo tôn giáo chính cống
của mình. Không như Đạo Thiên chúa hay Đạo Hồi, luôn đi thao giảng và truyền bá tôn giáo của mình, Thần đạo chính tông không hề cử các đại sứ đi rao giảng đức tin hay cố gắng cải đạo người khác, mặc dù ngày nay cũng có những nhóm nhỏ theo Thần đạo khuyến khích người khác cải theo Thần Đạo.
Như một quy luật, người ta không gia nhập Thần đạo theo bất cứ lễ nghi chính thức nào. Người ta sinh ra và lớn lên cùng nó, học cách tự nhận biết theo Thần đạo thì phải như thế nào, cũng giống
cách họ nhìn nhận ra gia đình mình, thành phố và vùng đất mình đang sống, đất nước mình sinh ra. Trong suốt cuộc đời, dù họ có coi mình theo đạo hay không đi chăng nữa, những người này
 quan sát các lễ hội Thần đạo và sẽ tự mình ý thức thực hành Thần đạo.

Sự đa dạng của Thần đạo
Trong suốt lịch sử của Nhật Bản, Thần đạo đã liên tục thay đổi để đáp ứng điều kiện và nhu cầu của những người theo đạo. Khi tôn giáo của Trung Quốc đến Nhật Bản (khoảng năm 200 SCN),
Thần đạo có kết hợp một số yếu tố của Đạo giáo và Nho giáo. Từ thế kỉ thứ 6 đến giữa thế kỉ 19, Thần đạo có liên hệ mật thiết với Đạo Phật, đến nỗi nó gần như biến mất trước Đạo Phật. Thần đạo luôn thay đổi và thích nghi tùy vào điều kiện hiện tại và thời gian. Nó vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay.

Thần đạo quốc gia (国家神道)


Sau hàng thập kỉ bị cái bóng của Phật giáo che phủ, Thần đạo hồi sinh trở lại như một tôn giáo riêng biệt vào cuối những năm 1800 dưới thời Thiên hoàng Minh Trị. Ông khuyến khích theo Thần đạo và sử dụng ngân sách Chính phủ để ủng hộ cho các đền thờ Thần đạo và những người làm lễ, chăm sóc ngôi đền. Mô hình Thần đạo phát triển dưới thời Minh Trị được gọi là Thần đạo quốc gia. Nó nhấn mạnh vào lòng yêu nước và trung thành với Thiên hoàng, như một đấng tối cao đại diện cho các vị Thần. Thần đạo quốc gia kéo dài đến cuối Thế chiến thứ II năm 1945, nước Nhật thua trận đầu hàng và phải bãi bỏ Thần đạo này dưới sức ép của Quân Đồng Minh.






[Đền Ise] Từ lâu Nhật hoàng đã được coi là người bảo vệ đức tin
 Thần đạo. Cung điện
 hoàng giacó 3 ngôi đền đặc biệt dành cho Nhật Hoàng.
Gia đình của
Nhật hoàng cũng duy
trì mối liên hệ
thườngxuyên với Ngôi đền Ise thờ thần Mặt trời Amaterasu,
ngôi đền linh
 thiêng nhất Nhật
Bản.
Trong cáclễ hội, Nhật Hoàng cùng gia đình ghé thăm
ngôi đền.
Theo truyền thống, người
cao niên nhất trong gia đình sẽ làm Thần chủ của ngôi đền và
những tuyên
 bố quan trọng liên
quanđến Hoàng gia sẽđược diễn ra ở đây. Phong tục liên hệ giữa
Hoàng gia với
Thần đạo được
 gọi là Hoàng Thất Thần Đạo (皇室神道)
Thần đạo phái (教派神道)Trong khi Thần đạo quốc gia bành trướng dưới
thời Minh Trị,
thì sự
phục hưng của tôn giáo cũng diễn ra trong những tầng lớp những người nông dân.
Những người
 này bắt đầu đi theo những Giáo chủ, những người được coi là vô cùng thông thái khi
 đã theo học
và tiếp thu Thần đạo, Đạo Phật và những tôn giáo bản địa khác. Những Giáo chủ này,
được coi
 là các vị thần sống và những tôn giáo mới mà họ sáng lập ra thu hút rất nhiều người tin theo.
Mặc dù những tôn giáo mới này có nhiều nét khác biệt với Thần đạo truyền thống, nhưng vì
những điểm tương
đồng rất nhiều nên những tôn giáo này còn được gọi là Thần đạo phái ( các giáo phái khác nhau
 của Thần đạo). Trong số 13 giáo phái đã được nhân diện thì Tenrikyo () được coi là
lớn nhất và nổi tiếng nhất, ngày nay vẫn thu hút người mới tin theo.


Biểu tượng của Tenrikyo

Đền thờ Thần đạo
Các đền thờ Thần đạo mọc lên như nấm sau khi Thế chiến thứ II kết thúc năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản cho phép tự do tôn giáo tín ngưỡng và ngăn cản Chính phủ can thiệp ủng hộ Thần đạo như Quốc giáo, Cơ quan lo việc tôn giáo và khuyến khích Thần đạo phát triển cũng bị giải thể.
Tuy nhiên, vẫn có hơn 80 000 Đền thờ Thần đạo được xây dựng trải khắp lãnh thổ Nhật Bản, và sau khi đất nước bại trận trong Chiến tranh, người dân có nhu cầu bày tỏ đức tin cũng như cầu nguyện nhiều hơn. Với mục đích nhằm duy trì các đền thờ này, các Thần chủ và Giáo chủ các giáo phái của Thần đạo cùng bắt tay nhau và lập ra Jinja Honcho (神社本庁)- Hiệp hội quản lý các đền thờ Thần, ngày nay vẫn đứng ra lên lịch cho các lễ hội và bảo tồn các đền thờ Thần.




Jinja Honcho
Thần đạo dân gian (民俗神道)
Nhiều người thực hiện các nghi lễ Thần đạo mà không cần lệ thuộc vào ngôi đền nào trong hệ thống Jinja Honcho. Họ thờ cúng tổ tiên, cầu khấn các vị thần ở địa phương, trong nhà hoặc ngoài đồng ruộng, ở các đền miếu nhỏ. Hình thức này được gọi là Thần đạo dân gian. Chính hình thức này mang những phong tục của Thần đạo từ xa xưa, từ đó mà hình thành nên những tập tục và đức tin của Thần đạo ngày nay.
Trên hết, Thần đạo đề cao yếu tố gia đình. Rất nhiều người thực hành Thần đạo tại nhà, trong nhà luôn luôn có ban thờ hoặc miếu nhỏ thờ một vị thần nào đó và hằng ngày cầu nguyện cũng như thực hiện các nghi thức đơn giản. Trong các lễ hội, thần của các ngôi đền tại địa phương được đặt lên những chiếc kiệu và đi diễu hành khắp thị trấn để đến thăm những nơi được phù hộ. Đây cũng là dịp để người dân trong vùng cùng nhau ăn mừng, liên hoan.
Thần đạo trong đời sống người Nhật
Thần đạo nhấn mạnh và đề cao sự thuần khiết và ngay thẳng. Trẻ con được dạy phải lắng nghe trái tim mình; kính trọng tổ tiên, bậc trên dạy dỗ mình và quý trọng thế giới tự nhiên; tôn kính các thần – những linh hồn đã nuôi nấng và phù hộ cho ta. Đó là tinh thần của Thần đạo
Thần đạo trong Công nghiệp và Giáo dục
Bắt nguồn từ nông thôn, từ thiên nhiên nhưng Thần đạo cũng đã thích nghi với những con người trong xã hội hiện đại. Một số công ty mộ đạo còn xây dựng các đền thờ Thần cho công ty. Các công ty còn thỉnh cầu các thần ở ngoài đồng hoặc gần suối để cầu may mắn và làm ăn phát đạt. Nhiều ngôi đền ở các thành phố lớn còn có một khu vực riêng để thực hiện các nghi lễ đặc biệt, ví dụ như lễ cầu may cho một loại ô tô mới của công ty. Các thần chủ đôi khi còn có mặt để làm lễ trong các lễ động thổ cho việc xây dựng các tòa nhà mới. Vai trò của Thần đạo chỉ đơn giản mang tính hình thức và cầu an. Nó không có vai trò gì trong giáo dục hay vận động công chúng.



Các lễ hội Thần đạo thường có cuộc diễu hành, những thanh niên sẽ vác mikoshi, hay kiệu, đi quanh
thành phố. Các vị thần được tin rằng đang trú ngụ bên trong mikoshi. Vì vậy họ sẽ diễu hành kiệu đi
 đến những nơi thần phù trợ và bảo hộ, cho phép mọi người bày tỏ lòng tôn kính với thần, cầu xin
sự may mắn và bình an.
Thiên nhiên và Thần
Ở một đất nước ông nghiệp hóa mạnh mẽ như Nhật Bản, Thần đạo đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên. Ngành du lịch nhờ thế mà trở nên phát đạt nhờ việc dẫn các
du khách đến thăm các đền thờ Thần đạo với xung quanh là những quang cảnh, di sản thiên nhiên
gắn liền với câu chuyện về các vị thần.
Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người. Mặc dù một số người Nhật hiện đại miễn cưỡng chấp nhận các đức tin của Thần đạo, nhưng họ vẫn bày tỏ sự kính trọng
đối với các thần đã tạo nên thiên nhiên và con người


Tokyo là thủ đô lạ lùng nhất thế giới?

  • 3 tháng 1 2016

 
Image copyright Getty Images

Để có khái niệm về Tokyo, có một vài cách tốt hơn là cách ngồi trên tàu điện Yamanote chạy 34,5 km quanh thủ đô nước Nhật mà hàng triệu người sử dụng hàng ngày.
Được xây dựng trên cao, tuyến đường ray Yamanote này đi theo ranh giới giữa thành phố bên trong và vùng ngoại ô. Đây là vùng rộng đến mức khó có thể tưởng tượng mức độ phá hủy một thời có thiên tai hoặc chiến tranh.
Ngày nay thủ đô Tokyo là nơi sống của hơn 13 triệu người và GDP của Tokyo lớn hơn của Hàn Quốc và Mexico gộp lại, theo Văn Phòng Chính phủ Nhật.
“Tokyo là nơi con người, hoạt động kinh doanh, cơ sở hạ tầng, công sở và các cơ sở của toàn bộ Nhật Bản tụ tập lại,” Kohei Ohno, đại diện cho Tokyo Convention và Visitors Bureau ở London nói.
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và trong khi chính phủ cố gắng đẩy mạnh phát triển kể từ khi kết thúc cơn sốt bất động sản cách đây hai thập niên thì thất nghiệp vẫn ở mức thấp và có ít biểu hiện giảm.
Có các tòa nhà chọc trời, các đám đông nghịt người, ánh sáng nê ông, các cửa tiệm sòng bạc (với ánh điện sáng trưng và chật ních các máy bắn bóng, nhạc nổi ầm ĩ mỗi khi có người trúng thưởng) cái đó trở thành biểu tượng cho Nhật Bản hiện đại, tuy nhiên có cả sự tĩnh lặng của các vườn ở Hoàng Cung và các lối đi cây cối um tùm quanh Đền Minh Trị.
Giữa hai thái cực đó là cảnh tàu điện chạy dích dắc dọc đường phố hẹp ngóc ngách với các cửa hiệu nhỏ và nhà dân; nó cho ta cái nhìn đầy thú vị và ngỡ ngàng về cuộc sống của thủ đô rất đông dân nhưng cực kỳ quy củ này.
I

mage copyright Getty
Image caption Tokyo sẽ đăng cai Thế vận hội mùa hè 2020.

“Tokyo có một số điểm mạnh lớn,” Dan Slater người thành lập mạng Delphi, một dịch vụ xây dựng mạng cho các doanh nghiệp, nói. Ông sống ở Tokyo từ 2008.
“Tokyo có tàu đường sắt và cơ sở hạ tầng tàu điện ngầm có đẳng cấp thế giới, và giá vé tương đối rẻ.” Tokyo bị tụt xuống thứ 11 theo Khảo Sát Giá Sinh Hoạt của Mercer năm nay trong khi Hong Kong thứ hai và Singapore thứ tư.
Thành phố này nổi tiếng về đổi mới trong các lĩnh vực từ thiết kế đến dịch vụ hậu cần, từ các cửa hàng tạp hóa cho đến trò chơi trên điện thoại di động, và đang chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Olympic 2020, một cơ hội lý tưởng để thủ đô này thể hiện mình.
Nhưng trong khi Tokyo có chú ý đến tương lai thì thành phố này (hình thành cách đây 400 năm) vẫn đang tiến bước với nhịp độ của quá khứ bởi nền văn hoá đã ăn sâu bám rễ.

Bí quyết mang tính văn hoá

Image copyright AFP

Nền văn hoá Nhật Bản là một bãi mìn đối với người nước ngoài, đặc biệt là doanh nhân tới đây làm việc. Những quy tắc xã hội có nghĩa rằng trong thỏa thuận công việc một người Nhật sẽ nhiều khả năng không nói ra điều họ định nói.
“Gật đầu không có nghĩa là đồng ý, chỉ là tôi đang nghe đây,” Katsuji Tochino, đại diện Tokyo Tourism ở Sydney giải thích. “Ngay cả khi nếu ai đó nhận được phản hồi tán thưởng thì đó chỉ là lời nhận xét xã giao.”
Tiếng Anh không được nói rộng rãi và việc kinh doanh của Nhật cũng nổi tiếng là khép kín. Giới lãnh đạo các công ty nước ngoài phải xây dựng được mối quan hệ với đối tác Nhật Bản. Nên chờ đợi việc đi nhậu nhiều và cả karaoke nữa.

Bữa ăn cho một người

 
Image copyright Reuters

Tokyo có nhiều cửa hàng ăn được xếp hạng theo Michelin hơn bất cứ đâu trên thế giới, nhưng ngay cả những nhà hàng bình thường nhất cũng có đồ ăn chất lượng cao.
Những người ăn một mình có thể tới tầng nhà hàng ở các siêu thị, các món ăn lạ được làm bằng nhựa giống như thật được trưng bày ở quầy nên việc chọn món là khá đơn giản. Bạn hãy dạo xem quanh các nhà hàng khác nhau để rồi quyết định chọn món.
Maisen là một nhà hàng nổi tiếng ở Tokyo làm món tonkatsu, thịt lợn tẩm bột chiên giòn. Tiệm này ở gần khu phố mua sắm Omotesando, hãy đi theo biển chỉ dẫn.

Ngoài giờ làm việc

Ở chợ Tsukiji bạn có thể nếm thử một số hải sản tươi nhất chưa từng thấy. Bạn hãy đi sớm, ghé các các quầy trên đường vào chợ, chọn một vài món ăn nhanh hoặc món mỳ, và sẽ phải xếp hàng chờ tới lượt ở quầy của một trong những cửa hàng sushi nhỏ bé.
Đền Minh Trị là một nơi tốt để đi dạo bộ thư dãn. Bảo Tàng Nezu có một bộ sưu tập gốm quý hiếm được trưng bày trong khung cảnh vườn cực kỳ đẹp. Bảo tàng Nghệ thuật Mori ở Đồi Roppongi sẽ cho bạn thấy thành phố này đẹp đến dễ sợ.

Đi đến Nhật

Sân bay Narita là cửa ngõ quốc tế chính của Tokyo, nằm khoảng 70 Km phía Đông thành phố.
Tàu Nhanh JR Narita Airport cứ nửa giờ có một chuyến và mất 53 phút để tới ga Tokyo. Chuyến tàu NEX cũng đi tới các ga chính khác, kể cả ga Shibuya và Shinjuku. Các lựa chọn rẻ tiền hơn là đi bằng tàu JR Airport Liner và chuyến tàu tốc hành sân bay Keisei Skyliner Airport Express.
Xe buýt Limousine Airport đi thẳng tới các khách sạn chính trong thành phố. Chuyến xe sẽ mất khoảng hơn một tiếng nếu đường đông, nhưng nếu bạn ở một trong những khách sạn mà xe buýt này phục vụ thì sẽ vô cùng thuận tiện. Trên tất cả các xe buýt đều có thông báo bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, và người lái xe “găng trắng” sẽ lo liệu mang vác hành lý cho bạn.
Sân bay Haneda, phía Nam thành phố, là sân bay thứ hai của Tokyo. Bạn có thể dễ dàng đến đó theo chuyến tàu Tokyo trên không tới ga Hamamatsucho hoặc theo chuyến Keikyu Line tới ga Shinagawa. Cũng có các taxi và xe buýt Limousine đến thẳng các khách sạn của thành phố.
Đi các nơi quanh vùng cũng tương đối dễ dàng mặc dù rào cản về ngôn ngữ. Các biển hiệu trên hệ thống xe điện ngầm là bằng tiếng Nhật và Anh, và đang dự kiến có thêm các tiếng khác. Nơi ra khỏi ga được ghi rõ và các bảng sơ đồ hướng dẫn là đơn giản, ai cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên bạn cần có đủ tiền xu để mua vé ở máy tự động hoặc mua thẻ Suica trả tiền trước.

Tiền tệ

Tiền Nhật Bản từ 1.000 yên và lớn hơn là bằng giấy, thấp hơn thế là bằng xu.
Có những quầy đổi tiền ở sân bay. Bạn có thể rút tiền từ ATM hoặc tại các điểm rút của các ngân hàng Prestia (trước là Citibank), Seven Bank và Japan Post.

Khách sạn

Tokyo có hơn 3.600 khách sạn, từ những thương hiệu có tiếng nhất thế giới cho đến những chuỗi khách sạn rẻ hơn và các khách sạn có khoang giường ngủ nhỏ xíu sạch sẽ không ở đâu có.
Khách sạn Shangri-La Tokyo là ở các tầng trên cùng của một nhà cao tầng ngay cạnh Ga Tokyo. Nó có 200 phòng và suite (phòng cao cấp) với diện tích nhỏ nhất là 50 m2, với cảnh nhìn cực kỳ đẹp ra toàn thành phố và vườn Hoàng Cung và nhà ga phía dưới.
Khách sạn Cerulean Tower Tokyu ở trung tâm của Shibuya, một trong những khu mua sắm và giải trí sinh động nhất Tokyo. Ga Shibuya và điểm giao cắt qua ga cho người đi bộ rất hình tượng (một nửa triệu người qua lại/ngày) chỉ cách đó 5 phút đi bộ.
Chuỗi khách sạn Tokyo Inn có giá phải chăng hơn. Nếu muốn ở rộng hơn thì khách sạn Citadines Shinjuku là một lựa chọn tin cậy.




THÀNH PHỐ TOKYO



91











Tokyo là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất thế giới. Trước sự cạnh tranh về chiều cao của các công trình chọc trời, thành phố này sắp hoàn thành ngọn tháp cao nhất Nhật Bản, đồng thời cũng là ngọn tháp truyền hình cao nhất thế giới – tháp truyền hình Tokyo Sky Tree.


Trước đây, khi nhắc đến những công trình kiến trúc chọc trời ở thành phố này, hầu như ai cũng nhớ đến tháp Tokyo với độ cao 332,6 mét được xây dựng vào năm 1958. Nhưng kể từ tháng 3/2011, tháp Tokyo Sky Tree đã chính thức trở thành ngọn tháp truyền hình cao nhất thế giới khi đang trong quá trình xây dựng. Với danh hiệu này, ngọn tháp Tokyo Sky Tree đã trở thành niềm tự hào của người dân Tokyo nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung.









 



\





Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree


Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của ngành dịch vụ truyền hình cũng như thúc đẩy việc truyền phát tín hiệu phát thanh và truyền hình trong nước, Nhật Bản đã quyết tâm đầu tư xây dựng ngọn tháp truyền hình quy mô này. Ngọn tháp được khởi công xây dựng vào năm 2008 với sự hợp sức của 6 đài truyền hình hàng đầu Nhật Bản.


Vào cuối năm 2010, tòa tháp đã được xây dựng đến độ cao 500 mét, đến tháng 3/2011, nó đã cao 601 mét và khi hoàn tất, tháp sẽ cao 634m.


Cầu “10 nhịp” là địa điểm rất quen thuộc của người dân địa phương khi muốn ngắm vẻ đẹp của tháp Tokyo Sky Tree. Đứng trên chiếc cầu này, chúng ta có thể dễ dàng ngắm được toàn cảnh ngọn tháp và vẻ đẹp của bóng ngọn tháp in trên mặt nước lung linh.

Từ khi tháp truyền hình Tokyo Sky Tree được khởi công xây dựng, đã có không ít du khách trong nước lẫn quốc tế tìm đến ngắm công trình và chụp hình lưu niệm. Ngày nay, khi đi trên các con phố lớn, nhỏ trong thành phố Tokyo, mọi người đều có thể nhìn thấy hình ảnh ngọn tháp cao này. Ở mỗi góc phố, mỗi con đường sẽ có những góc nhìn, những hình ảnh khác nhau về ngọn tháp.

Cảnh sắc về đêm vốn mang đến những cảm giác thi vị, lãng mạn cho cuộc sống con người. Mỗi nơi, mỗi thành phố đều mang vẻ đẹp về đêm rất riêng. Thành phố Tokyo cũng thế. Tokyo là một trong những thành phố về đêm đẹp nhất thế giới.


Từ thời kỳ Edo, người dân Nhật Bản, nhất là giới quý tộc, đã có sở thích ngồi trên những chiếc thuyền có mái che để uống rượu, thưởng trăng. Ngày nay, ở Nhật Bản vẫn còn duy trì hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho du khách được ngắm những công trình tiêu biểu của thủ đô nằm quanh vịnh Tokyo. Trong đêm, chúng càng thêm nổi bật nhờ vào hệ thống đèn màu rực rỡ, lung linh. Ấn tượng nhất có lẽ là vẻ đẹp của những cây cầu. Ngoài ngắm cảnh, du khách còn được thưởng thức món ngon, trò chuyện và xem Geisha ca múa.

 




Thưởng thức những màn ca múa và nhấm nháp rượu sake là một thú vui không thể bỏ qua


Ngoài việc ngắm cảnh đêm, dùng bữa và xem geisha múa hát, du khách còn được tham gia một số trò chơi dân gian Nhật Bản. Mỗi lần thua, bạn phải uống một chung rượu sake.


Rượu Sake có thể uống nóng hoặc lạnh tuỳ thuộc vào mùa hoặc thức nhấm. Hương và vị của loại rượu này sẽ thay đổi tuỳ theo nhiệt độ, nhưng không nên hâm nóng quá 60 độ C. Người ta có thể uống rượu Sake bằng tách, bằng ly, hoặc bằng nhiều loại dụng cụ khác, bất kể hình dáng và chất liệu.





No comments:

Post a Comment