Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 27 October 2016

LÊ TRỌNG NGHĨA = VIỆT CỘNG = THƠ

PHẠM CAO PHONG * LÊ TRỌNG NGHĨA

Cánh tay phải bị tù của Tướng Giáp

  • 5 giờ trước
Cánh tay phải của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn cho mình cái tên như lẽ sống xuyên suốt cuộc đời ‘Trọng Nghĩa’.
 

Image copyright
Image caption Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên bàn làm việc của ông Lê Trọng Nghĩa

Thật ra ông họ Đoàn, Đoàn Xuân Tín, tên khi đi học và khi bị tù, huyết thống của Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng.
Lê Trọng Nghĩa (1922 -2015) là cháu năm đời Đoàn Hữu Trưng, phò mã nhà Nguyễn, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa dân phu xây lăng Tự Đức (khởi nghĩa Chìa Vôi), bị đàn áp, nên đổi tên là Trần Lăng Thống (ý đau khổ vì xây lăng mộ vua chúa) theo thuyền chạy ra Bắc rồi lấy vợ họ Đoàn đổi tên con là Đoàn Biện Khơ, ông này chính là ông nội của ông Lê Trọng Nghĩa.
Em ruột đại tá Lê Trọng Nghĩa là đại tá QĐNDVN Đoàn Sự cho tôi biết chi tiết này.
Đại tá Đoàn Sự là phiên dịch tiếng Trung trong Đại bản doanh của tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên, từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và là phó Giám đốc nhà XB QĐND.
Cuộc đời đại tá Lê Trọng Nghĩa nhiều chuyện cần và phải viết, để nắn lại cái lom khom nhiều kẻ vẫn chót lưỡi đầu môi câu cửa miệng, ‘lời anh nói là lời non nước’.
Vận mệnh dân tộc đã trao vào tay Lê Trọng Nghĩa những ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cái lên gân vĩ cuồng không biết mình, biết ta của chỉ thị 12/3/1945 ‘Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta’, trong thời điểm tháng Tám mùa thu, thiếu hào hoa, tỉnh táo của chàng trai 23 tuổi Lê Trọng Nghĩa, chắc chắn không có một ngày 2/09/1945.
Năm lần gặp gỡ Khâm sai Đại thần của triều đình Huế tại Bắc Kỳ Phan Kế Toại và Nguyễn Xuân Chữ, đặc biệt uyển chuyển trong tiếp xúc đại diện với Tướng Tsuchihashi Yuitsu (1891-1975) Tổng tư lệnh quân đoàn 38 phòng thủ Đông Dương, ông đã khéo léo tranh thủ sự tiếp tay ngầm của phía Nhật, dành thế thượng phong cho phong trào cách mạng Thủ đô.
Thiếu sự quyết đoán và sáng tạo của ông, nhiều khả năng khác có thể đến từ phía Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, đặc biệt là phía Nhật.
Từ những tư liệu giải mật của Nhật, Pháp, cũng như triều đình Huế cho thấy, nếu đi theo con đường sử dụng bạo lực ‘Đồng bào tuốt gươm vùng lên, diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng’, vận hội thành công của Việt Minh nhiều khả năng triệt tiêu.
Lúc đó Việt Minh ra Quân lệnh số 1 hô hào tấn công đồn binh Nhật, cướp nhà băng, triệt hạ các đảng phái khác không phải là Việt Minh. Song chính nhờ ‘lờ đi’ quân lệnh này mà Hà Nội thành công. Tổng Bí thư Trường Chinh đã phải phái Lê Đức Thọ lên Thái Nguyên bảo ngừng đánh Nhật, thực chất là sửa sai.
Trường Chinh sau này cũng đã phải sửa sai trong chính sách Cải cách Ruộng đất.
Trong cuốn sách ‘Từ Hỏa lò đến Phủ Khâm sai’ ông trao cho tôi ngày mùng Một Tết Ất Mùi, với chữ ký và nụ cười cuối cùng của cuộc đời, có nhắc đến công điện của Toàn quyền Nhật Takeshi Tsukamoto gửi về Tokyo:

I

mage copyright Getty
Image caption Quân Nhật kéo vào Đông Dương
"Chiều ngày 19, đã dự cuộc gặp gỡ với các lãnh tụ ETSUMEI (Việt Minh), tham gia bàn bạc với những người đó như những đại diện chính thức. Phía Nhật định giáng cho ETSUMEI một trận, nhưng căn cứ nhiều lý do thử cho xúc tiến một ‘dàn xếp thỏa hiệp’, quân đội sẽ tự kiềm chế không sử dụng võ lực."
Nhận định quân đội Nhật tại Việt nam thời điểm đó rệu rã, hoảng loạn là thiếu chính xác. Ngay ngày 22/08/1945, kiều dân và binh lính Pháp ở khách sạn Metropol Hà Nội, đối diện Bắc Bộ Phủ nổ súng gây hấn, quân Nhật đã bao vây trọn khu vực, đảm bảo an ninh nhanh chóng.
Trong lần thăm Thái Nguyên năm 13/13/1960, ông Hồ Chí Minh rỉ tai phóng viên báo Nhân Dân đi cùng, rằng, thời điểm năm 1945 Việt Minh trong cả nước có chưa đến 500 đảng viên.
Thật sự Hà Nội khởi nghĩa thành công đã ba ngày mà Trung ương Đảng CSVN không hề biết, thậm chí còn cho đó là sự manh động, sẽ bị đàn áp như cuộc nổi dậy tại Warsaw (Ba Lan) thời điếm cuối Thế Chiến 2.
Ông Lê Trọng Nghĩa viết:
“Tinh thần dân chúng bốc cao, nhưng Hà Nội mới chỉ có các tổ tự vệ, tự vệ chiến đấu chưa tập trung và số vũ khí ít ỏi của quần chúng. Lực lượng bảo an, cảnh sát của chế độ cũ đã bị giải thể. Hà Nội chưa liên lạc được với Trung ương, còn phải đối mặt với hơn mội vạn quân các sư đoàn Nhật chưa hạ vũ khí, chờ quân Đồng Minh tới. Ủy ban nhân dân Bắc Bộ đã báo động ngầm dự phòng lúc nguy cấp sẽ có lệnh cho rút bớt cán bộ về an toàn khu ở ngoại thành, đánh du kích chờ lực lượng Trung ương về tiếp cứu."
Thậm chí, đơn vị Giải Phóng quân từ Tân Trào về không được Nhật cho phép vào Thủ đô.

 

Image copyright
Image caption Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội
Sau nhờ sự can thiệp của những nhân vật từng tiếp xúc với ông Lê Trọng Nghĩa là ông chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt và nhân viên tình báo Lý Hán Tân, Việt Nam Giải phóng quân mới được vào Hà Nội.
Nếu Nhật thật sự muốn tiêu diệt Việt Minh, đồng thời Giải phóng quân với quân số ít ỏi, không được qua cầu sông Đuống, không vào được Hà Nội ngày 23/08/1945, thì liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể khai sinh ra nước VNDCCH ngày 2/09/1945?
Chắc chắn Việt Nam Quốc Dân đảng hoặc đảng phái chính trị khác theo chân 30 vạn quân Trung Hoa của tướng Lư Hán sẽ làm chủ vận mệnh Việt Nam?
Từ góc nhìn đó, Việt Nam phải cảm ơn Nhật Bản trong tình huống tế nhị tháng 8/1945, không sử dụng vũ lực dẫn đến đổ máu.
Còn câu chuyện ‘dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương và Thường vụ’ (còn ở Tân Trào), Hà Nội đi đầu giành thắng lợi ở Thủ đô có thể vĩnh viễn xếp vào ‘tài liệu không cần phổ biến’ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những quyết định quan trọng của tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên hợp đồng chặt chẽ với Chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng, Cục trưởng Cục quân báo, Đại tá đầu tiên của nước VNDCCH Lê Trọng Nghĩa.
Chiến thắng Điện Biên trả lại vĩnh viễn cái tên cho đất nước, có một chi tiết liên quan đến sự sống còn của trận đánh.
Khi tướng Giáp hạ lệnh kéo pháo ra, hoãn thời điểm nổ súng và đánh đòn nghi binh sang Lào căn dặn Lê Trọng Nghĩa giữ kín nhiều chi tiết với đoàn cố vấn Trung Quốc của tướng Vi Quốc Thanh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký cá nhân nhận định đây là ‘quyết định khó khăn nhất’ trong nghiệp cầm quân.

Bi kịch Võ Nguyên Giáp- Lê Trọng Nghĩa


Image copyright
Từ mùa hè năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế một cuộc phòng thủ chiến lược, vừa phải đối đầu với không quân chiến lược của Mỹ ở Miền Bắc, vừa đánh ở Miền Nam. Lực lượng chiến đấu Mỹ vừa đổ quân vào giúp VNCH. Miền Bắc Việt Nam vấp phải khó khăn trong việc tiếp liệu, cung cấp quân lính, quân trang vào miền Nam. Họ phải nỗ lực một cách tuyệt vọng nhằm không bị thua kém trước cuộc đổ quân ồ ạt của các lực lượng viễn chinh tinh nhuệ của Mỹ.
Song nghị quyết 9 của Trung ương Cục Miền Nam lại kêu gọi nỗ lực tối đa, nhằm “tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới, dẫn tới Tổng khởi nghĩa.”
Tướng Võ Nguyên Giáp nhận định ngược với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, chỉ có thể tung ra sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị ‘tiêu hao’ và trở nên kiệt quệ tới mức không còn đủ sức đàn áp những cuộc nổi dậy của quần chúng .
Ông Giáp phản ứng mạnh mẽ trước đánh giá tình thế sai lệch, không đếm xỉa đến xương máu của ông Duẩn:
“Nếu vì lý do nào đó cuộc nổi dậy tại các đô thị gặp khó khăn và chúng ta buộc phải rút lui lực lượng, cũng không vấn đề gì. Đó sẽ chỉ là một dịp cho chúng ta diễn tập và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho sau này.”
Thực tế chứng minh tầm nhìn xa của tướng Giáp. Mậu Thân 1968 gây tổn thất rất nặng cho VNDCCH về sức người, sức của.
Merle L. Pribbenow II, cựu sĩ quan tác chiến CIA với công trình nghiên cứu "General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive" (Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân 1968) viết:

 
 
Image copyright Getty
Image caption Trận Mậu Thân tại Huế 1968
“Võ Nguyên Giáp phản đối cuộc tấn công Tết (Mậu Thân) mạnh mẽ đến mức sau đó ông bị mất quyền, không chỉ không được tham dự vào tiến trình lập kế hoạch mà còn phải rời Việt Nam sang Đông Âu. Giáp chỉ trở về cho tới khi cuộc tấn công Tết đã thực sự mở màn.” Pribbenow đã trực tiếp gặp tướng Giáp và đại tá Lê Trọng Nghĩa lấy tư liệu.
Bi kịch của Võ Nguyên Giáp trùm lên định mệnh Lê Trọng Nghĩa.
Bí thư thứ nhất của Đảng, thuộc phái chủ chiến Lê Duẩn vừa đẩy tướng Giáp ngồi chơi xơi nước, vừa nhổ tận gốc đồng đội thân tín của tướng Giáp.
Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng Tham mưu bị bắt. Lê Minh Nghĩa, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu bị bắt. Những con bài sẽ phụ họa cho một kế hoạch lớn.

 
 
Image copyright vnexpress.net
Image caption Đại tá Lê Trọng Nghĩa (trái)
Lê Trọng Nghĩa bị bắt 8/01/1968.
Đại tá Đoàn Sự, em ruột đại tá Lê Trọng Nghĩa, người luôn bên anh những ngày sóng gió, thuật lại chi tiết: "Khi ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung Ương, Trưởng ban Tuyên án vụ 'Xét lại chống Đảng' muốn ép cung Lê Trọng Nghĩa ai chủ mưu việc này, ông Nghĩa kiên quyết khẳng định vai trò Lê Duẩn."
Những đồng sự Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa không can trường như Lê Trọng Nghĩa đã bỏ cuộc, đầu hàng, được cho lên chức.
Riêng đại tá Lê Trọng Nghĩa, bị giam giữ từ tháng 2/1968 đến 1976 không xét xử theo pháp luật, cũng bị tảng lờ những đòi hỏi chính đáng trong suốt 48 năm.

 

Image copyright Le Trong Nghia
Trong di chúc trước lúc ra đi ông đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam phải khôi phục danh dự “vì không phản bội Tổ quốc như đã quy kết, mà chỉ vì quy cho tôi liên quan đến vụ việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Việc bắt bớ những người thân cận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những người muốn đấu tranh thống nhất qua hòa bình, trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn luôn coi ‘giải phóng miền Nam’ là công tích riêng.
Đã đến lúc cần hiểu chữ XHCN mà họ cho là Thiên đường đi tới là Xám Hối Cả Ngày.
Lê Trọng Nghĩa đã mở đầu quyển sách của ông với dòng chữ ‘Từ Hỏa lò đến phủ Khâm sai’, như một nửa chặng đường của đời ông.
Trách nhiệm của thế hệ đi sau là đổi chữ Xã Hội Chủ Nghĩa thành lương tâm, cốt cách biết xám hối, biết ăn năn khi làm xấu của Tính Thiện.

 
Image copyright
Image caption Bút tích của Đại tá Lê Trọng Nghĩa
Mùng bốn Tết, ngày giỗ đầu đại tá Lê Trọng Nghĩa, đọc lại bên bàn thờ ông những vần thơ ngày nào Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã tặng Đoàn Thượng:
"Thanh Miếu tuế thời hương, lăng cốc bất khai canh hoàn cụcHồng Châu kim cổ lộ, cương thường sức kởi vãng lai nhân."
Bản dịch của Đoàn Trọng Hân:
"Chí thời Thanh Miếu ngát hương, thủy nhật nguyệt chiếu minh gương Trung Nghĩa
Kim cổ hồng châu qua lại, Khách vãng lai trông rõ cột Cương Thường."
Bài viết thể hiện văn phong và cách nhìn của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris.
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/02/160216_colonel_le_trong_nghia_life

 


TIN MỸ VIỆT





Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc

RFA 16.02.2016
000_7Y8TF
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (trái) tại Thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN tại California hôm 15/2/2016
AFP photo

Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn, những hành động thiết thực, hiệu quả hơn, để chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Yêu cầu này được Thủ tướng Việt Nam đưa ra trong buổi hội kiến với Tổng Thống Mỹ Barack Obama, bên lề Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN diễn ra tại bang California.
Trong buổi gặp gỡ diễn ra cách đây chừng 24 tiếng đồng hồ, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ mối quan tâm về tình hình Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn với ý đồ quân sự hóa trong khu vực. Ông cũng nhắc lại lập trường của Việt Nam là tất cả mọi Quốc gia liên can đến cuộc tranh chấp chủ quyền phải tôn trọng, nghiêm túc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong Tuyên Bố Về Ứng Xử, tức DOC, và nhanh chóng hoàn tất đàm phán để đạt được Bộ Quy Tắc về Ứng Xử Biển Đông, tức COC.
Tin tức do phía Việt Nam phổ biến cho thấy Thủ tướng Dũng không nêu tên bất kỳ nước nào, nhưng được hiểu là ông muốn nói tới Trung Quốc và những hành động Bắc Kinh đã và đang làm ở Biển Đông.
Cũng trong buổi hội kiến, Tổng Thống Hoa Kỳ lên tiếng chia sẻ quan điểm với Việt Nam, nói rằng chính phủ Mỹ lo ngại về tình hình Biển Đông và ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên cơ sở luật pháp Quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và DOC.
Ngoài ra, Thủ tướng Dũng cũng nhắc lại lời mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, và Tổng Thống Obama nhận lời, cho hay ông sẽ ghé thăm Hà Nội vào cuối tháng Năm tới đây, nhân dịp đi Nhật Bản để dự thượng đỉnh G-7.
 vietnamese/vietnamnews/vn-pm-want-stronger-us-role-in-scs-02162016110704.html


Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN?

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Sunnylands, Rancho Mirage, tiểu bang California, ngày 15/2/2016.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Sunnylands, Rancho Mirage, tiểu bang California, ngày 15/2/2016.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm cơ hội “có một không hai” để “hạ cánh trong vinh quang”, trong khi có tin Tổng thống Barack Obama nhận lời mời tới thăm Việt Nam vào tháng Năm.
Theo nhận định của các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN ở California, Mỹ, là thời cơ để ông Nguyễn Tấn Dũng tự thể hiện và lấy lại thanh thế sau khi để chức tổng bí thư lọt vào tay ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng vừa qua.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ của Đại học George Mason, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Dũng tới hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ở “trong thế yếu” sau những biến cố chính trị vừa qua, nhưng đây lại là một cơ hội cho người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Ông Hùng nói thêm:
“Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm], thành ra ông ấy có thể nói bạo hơn bình thường. Trong chính trị, người ta có thể đưa ra cái gọi là “trial balloon” (quả bóng thử đường [thăm dò]). Có thể đưa ra tuyên bố thử đã. Còn sau này nếu có thì ông thay thế sẽ làm khác đi.”
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN là cuộc họp quốc tế quan trọng đầu tiên mà ông Dũng tham gia sau khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 cuối năm ngoái.
Bên lề cuộc họp ở Sunnylands, California, nơi Tổng thống Mỹ từng đóng tiếp Chủ tịch Trung Quốc, ông Obama đã có cuộc họp song phương với Thủ tướng Dũng.
Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm]...
Theo thông cáo của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối bang giao Việt – Mỹ trong khuôn khổ của mối quan hệ đối tác toàn diện.
Ngoài ra, đôi bên cũng “nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, vấn đề an ninh biển và nhân quyền đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương”.
Ông Obama cũng nhận lời mời đến thăm Việt Nam vào tháng Năm tới khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Đây là lần đầu tiên phía Nhà Trắng nêu cụ thể thời gian ông Obama tới thăm Việt Nam. Trước đó, trong các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khác như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hoa Kỳ, ông Obama chỉ lên tiếng “nhận lời mời”, mà không nêu ngày giờ cụ thể.
Một số nhà quan sát cho rằng việc đó cho thấy ít nhất một thành công của ông Dũng tại hội nghị Mỹ - ASEAN.
Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, ngày 15/2/2016.
Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, ngày 15/2/2016.

Trước hội nghị này, có tin cho hay rằng Thủ tướng Việt Nam không tham dự, nhưng sau đó đã đổi ý sau sự can thiệp của phía Hoa Kỳ.
Cuộc họp chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ với tổng thư ký và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 15/2 đến 16/2.
Theo dự kiến, hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận vấn đề an ninh biển, đặc biệt là biển Đông, nơi nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có các tuyên bố chủ quyền trái ngược với Trung Quốc.
Liên quan tới chủ đề này, phát biểu tại lễ khai mạc hôm qua, Tổng thống Obama nói:
“Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực -- nơi các luật lệ quốc tế, nhất là quyền tự do hàng hải, được tôn trọng, và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, thông qua luật pháp.”
Các quan chức Nhà Trắng được hãng tin Reuters trích lời nói rằng Tổng thống Mỹ sẽ truyền đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc là tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình và không phải bằng việc “bắt nạt” nước khác.
Các nhà phân tích cho rằng một thách thức có lẽ là làm sao để tất cả các nước ASEAN, nhất là Campuchia và Lào, hai quốc gia bị coi là chịu sức ép của Bắc Kinh, tán đồng một tuyên bố mạnh mẽ về biển Đông.
Chưa rõ là ông Dũng sẽ phát biểu như thế nào tại cuộc thảo luận này.
Nhưng ông từng tuyên bố “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” liên quan tới vấn đề biển Đông và quan hệ với Bắc Kinh, và nhận được nhiều sự ủng hộ của dân chúng.
Chính tuyên bố này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ông Dũng đã làm mếch lòng Trung Quốc, nhưng lại được Mỹ “quan tâm”.
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-dung-lay-lai-thanh-the-tai-thuong-dinh-my-asean/3192888.html




VƯỜN THƠ













 THOẢNG CHÚT HƯƠNG XƯA
                                                                              
Ta về gió động cành lan
Như trong hư ảo dịu dàng tiếng mưa
Ta về thoảng chút hương xưa
Trong dư âm cũ còn thừa nhớ mong
Ta về ngắm lại dòng sông
Thuyền ơi còn cắm bên dòng tương tư?
Ta về khoảng cách xa mù
Đón trăng quê cũ tiếng thu ngập ngừng
Ta về lòng bỗng rưng rưng
Như trong sương khói chập chùng ý thơ
Ta về như thể trong mơ
Bóng ai, ai đó như chờ, như than.
Hai mươi năm có muộn màng?
Hai mươi năm đã lỡ làng duyên nhau
     
SƯƠNG MAI
 
WAFTING OLD PERFUME
Back I came. The wind moved the orchid lightly,
And the rain fell faintly as illusive as nightly.
I was back.  There wafted the perfume of old,
In that repercussion remained a longing to hold.
I came back, to check if that river did cause
Upon its stream of lovesickness any boat to pause.
Back to that dim distance, our old country found,
I welcomed the moon, the hesitant autumn sound.
Back,  and  my heart suddenly felt  tears flowing,
In the mist and smoke poetic inspiration showing.
I had come back as if in a dream hard to believe
With the image of someone still to wait, to grieve.
Two decades had since elapsed: late, this dove?
Alas! Twenty years long sufficed to ruin our love.
     
Translation by THANH-THANH




LỜI NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH

(Kính tặng Quý Anh Chị Em Thương Binh còn sống tại quê nhà, với trọn Tình Nghĩa mang Ơn).
Võ Đại Tôn.

Nửa đêm nghe tiếng súng
Vọng về từ cõi mê.
Một đời trai luôn giữ vẹn Tình Quê
Bao kỷ niệm sóng hồn dâng thổn thức.
Đêm chiến hào từng phiên gác trực
Cùng anh em đồng đội chung lòng.
Quên thân mình, bảo vệ núi sông
Hòa chung máu vào mạch sâu đất Mẹ.
Nơi hậu phương còn bóng tình son trẻ
Hay con thơ bập bẹ tiếng đòi cha.
Tạm gác sau lưng, tiến bước rừng xa
Ngăn chân địch, giữ sơn hà Tổ Quốc.
Trời U-Minh, Vũng Rô, Đầm Dơi, An Lộc,
Đèo Chu Prao, Bình Giả, Đồng Xoài.
Hạ Lào, Pleime, viết sử máu đời trai
Nay sót lại xác thân già không vẹn.
Sau cuộc chiến, Quê Hương đầy uất nghẹn
Trời hỏa châu soi rõ bóng tham tàn !
40 năm - đời vẫn mãi lầm than
Không tiếng súng, thêm muôn ngàn vết đạn.
Bắn thủng lưng dân nghèo, bao khổ nạn
Dân Tộc buồn, nghe tiếng khóc từng đêm.
Dù thân tàn nhưng còn Nghĩa anh-em
Không phế thải - giữ vàng son kỷ niệm.
Vì Danh Dự, vẫn còn đây Trách Nhiệm
Ngẩng cao đầu chung thủy với Quê Hương.
Đời Thương Binh, biết rõ lẽ Vô Thường
Nhưng hồn vẫn theo chân cùng Tổ Quốc.
Không van xin, dù tật nguyền "thua cuộc"
Vẫn nguyên tình vì đồng đội chi binh.
Một đời trai & đâu quản ngại hy sinh
Giờ bóng xế, không cúi đầu tủi nhục.
Dù bạo lực, cũng không hề tuân phục,
Sá gì đâu cơm áo thí ven đường.
Lòng vui nhận nếu chia sẻ Tình Thương
Cùng Thông Cảm, không phải ban từ thiện !
Đôi nạng gỗ, xe lăn, cùng chung tuyến
Giữ lòng son, mong Tổ Quốc hồi sinh.
Trong đêm tối lầm lủi bóng Thương Binh
Chờ ánh nắng bình minh rồi sẽ đến.
Thuyền Tự Do ngày mai về đậu bến
Cùng toàn dân vui Lẽ Sống Con Người !
Hãy lắng nghe, văng vẳng tiếng vang cười
Từ Thương Binh, dù xác thân tàn tật.
Mẹ Việt Nam ban tình thương hoa mật
Ôm đàn Con, chung sức dựng quê nhà.
Trời Nhân Bản trẩy hội tiếng đồng ca
Cùng sông núi choàng hoa lên nạng gỗ !.
Thời gian qua còn hằn sâu vết khổ
Nhưng cuối cùng thỏa nguyện với tình Quê
Đời Thương Binh : - Trung Nghĩa vẹn câu thề !.
Hải Ngoại - Đêm cuối năm 2015.


 

LỜI NGƯỜI VỢ THƯƠNG BINH VNCH
 (Kính tặng Quý Chị-Em một đời tận tụy thủy chung lo cho người chồng Thương Binh từ trận chiến trở về…)Võ Đại Tôn

Bao năm trời chiến chinh
Từng đêm nghe tiếng súng.
Lịm thảng thốt, em nguyện lời kinh tụng
Cầu xin anh được mọi an bình.
Ôm con vào lòng, không nghĩ lẽ Tử Sinh,
Luôn mong đợi phút anh về, chiến thắng.
Dòng lệ âm thầm giữa đời mưa nắng
Còn tình nhau, nuôi sống tâm hồn.
Rồi một chiều mưa, trong bóng xế hoàng hôn
Tin anh về, xác thân không toàn vẹn !.
Em nhìn anh, cố lau dòng lệ nghẹn,
Anh vẫn còn ! - Như thế đủ cho em.
Đồng đội bao người vào Quân Sử, không tên,
Anh còn sống - Đời cho em diễm phúc.
Hoàng Tử lòng em, dù máu loang quân phục,
Vẫn còn nguyên Tình đẹp thuở anh đi.
Con nhìn anh, đầu thơ dại nghĩ gì,
Như muốn hỏi : - "Ông nào đây, xa lạ !".
Em khẽ nói : - "Con hãy nhìn tượng đá
Dù rêu mờ, vẫn đẹp giữa trời xanh" !
Xác thân anh khơng còn được nguyên lành
Em vẫn sống cùng tim anh trọn kiếp.
40 năm - bao nhọc nhằn nối tiếp
Sá gì đâu ! - Ta mãi sống bên nhau.
Quê hương mình còn bao nỗi khổ đau
Ta cố sống - dù cháo rau từng bữa.
Dìu nhau đi, như ngày xưa đôi lứa
Dưới hàng me tan học, bước chân về.
Xin anh cười, em vẫn vẹn câu thề
Bờ hạnh phúc, thuyền em không tách bến.
Một ngày mai bình minh rồi sẽ đến
Quê Hương mình vui hát bản Tình Ca.
Em tưởng thấy nạng gỗ nở thành hoa
Anh chiến thắng, cùng Toàn Dân trẩy hội.
Em và con dìu anh chung bước vội
Trên đường Xuân Tổ Quốc đã hồi sinh.
Anh vẫn còn tình đồng đội bên mình
Và có cả em-con cùng chia sống.
Dù thân tàn, anh mãi là hoa mộng
Một đời em : - Xin hãnh diện về anh,
Người Thương Binh, chung máu tạo Công Thành !

Võ Đại Tôn

Chiều cuối năm 2015


VẪN MÃI MÙA XUÂN

Thêm một mùa xuân, ngắn tuổi đời
Bàng hoàng hồi tưởng chuyện xa xôi
Ngày xưa hai đứa chung trường học
Ðâu biết ngày mai cách biệt rồi…

Có lần anh bảo nhỏ : Phan An
Mơ ước cùng em chuyện đá vàng
Nếu lỡ đời trai vì tổ quốc
Lấy ai thương xót phận hồng nhan !

Chiến cuộc mang chàng đi rất xa
Bão lòng cuồn cuộn giữa phong ba
Chữ yêu vội vã chưa trao gửi
Khi ngọn lửa tình…đã thiết tha …

Từ ngày chàng khóac áo chinh y
Biền biệt phương xa khuất nẻo về
Ðể kẻ phòng khuê đành lỗi hẹn
Sương mù giăng phủ khắp sơn khê

Hai ngỏ hai nhà đã cách xa
Trường xưa lối cũ cũng phôi pha
Và người xưa một chiều mưa đổ
Nạng gổ dìu anh tới cửa nhà …

Chỉ còn dư ảnh chút tình xưa
Lê kiếp thương binh, kiếp sống thừa
Gục mặt mà nghe lòng nuối tiếc
Thân tàn theo dõi bóng người xưa…

Rồi một ngày kia nơi viễn phương
Gặp nhau qua màn lệ rưng rưng
Ta còn gì để cho nhau nữa
Em góa bụa rồi… ta phế nhân

Ba mươi năm tình vẫn không phai
Cố nén vào tim tiếng thở dài
Hai mái đầu xưa giờ điểm bạc
Cuối đời thủ thỉ chuyện tương lai…

Trong mắt người xưa, giọt lệ rơi
Nghẹn ngào ôm hạnh phúc buông lơi
Vòng tay khơi dậy thần tiên cũ
Và bóng người xưa xiêu lạc đời…

Ngập ngừng anh bảo nhỏ : Phan An
Có muộn màng chi chữ đá vàng
Biết sống cho nhau, dù ngắn ngủi
Ân tình như vạn lý quan san …

nguyễn phan ngọc an - xuân Bính Thân 2016
www.trangthongocan.blogspot.com







PHƠI-PHỚI


Đạp nhẹ chân cho xe chạy chậm,
Phổi phồng khoan-khoái khí ban mai.
Trời không nóng, lạnh; trời âm-ấm;
Tôi thấy lâng-lâng nhẹ cả người. 


Sớm nay, Xuân mới về theo gió,
Dáng-dấp duyên-duyên những phút đầu
(Thiên-hạ vô-tình từ vạn thuở
Có cùng thông-cảm với tôi đâu!)

Ngựa xe rộn-rịp qua muôn nẻo,
Hình-ảnh cuồng quay, loạn dấu đường.
Không hội mà tin ngầm mách-lẻo,
Kéo về tụ-họp khách mười phương.


Vớ-vẩn đôi môi nhoẻn nụ cười,
Sớt chia cho họ nỗi lòng tôi.
Chao! quen thân quá, chào không ngớt!
– Bốn bể là nhà, bạn-hữu ơi!


Hoa sống vườn ai nở ngập đường,
Đóa thì lơi-lả, đóa đoan-trang.
Có đàn em nhỏ – ngây-thơ quá –
Trán đẹp xinh như những mái trường.

Đất rộng, sông dài, trời cao xa,
Lượng lòng tôi cũng rộng bao-la.
Những người chỉ đáng cho khinh-ghét
Cũng dễ thương như gái nõn-nà!


Cuộc sống ai tô nét vẽ thuần,
Tươi như hoa thắm buổi đầu xuân,
Xinh như mộng-ảnh ngày xanh trẻ,
Và thiết-tha như khúc nhạc hồng!


Những ý tình xen những nỗi-niềm;
Ước gì thâu-góp lại thành phim,
Ghi trong ký-ức thời niên-thiếu
Để những khi buồn chiếu lại xem!

THANH-THANH
               (trong tập “Ánh Trời Mai”, 1948)



THỰC PHẨM VÀ HÀNG TRUNG CỘNG

 

Chết dưới tay Trung Quốc

Lời giới thiệu bản Việt ngữ “Chết dưới tay Trung Quốc”
Chúng tôi hân hạnh chuyển đến quý vị và các bạn bản tiếng Việt của một tài liệu rất có giá trị.
Chet-duoi-tay-Trung-Quoc-cover-thumbnailDeath by China – ‘Chết dưới tay Trung Quốc’ – là một công trình nghiên cứu đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể của Peter W. Navarro Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, với sự cộng tác của Greg W. Autry, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp trong hai tổ chức American Jobs Alliance và Coalition for a Prosperous America. Quyển sách đã phân tích một cách cặn kẽ những chiêu thức kinh tế, xã hội, chính trị, và quân sự của Trung Quốc để lấy đi hàng chục triệu việc làm của Hoa Kỳ. Mặt khác, chiến lược này của Trung Quốc cũng gây ra 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. Gs. Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết “Thế giới phẳng”. Ông cho rằng thế giới chỉ thật sự phẳng khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung mà hiện nay Trung Quốc không tôn trọng.
Cũng theo Gs. Navarro, Trung Quốc đã và đang trở thành một loại thực dân kiểu mới đi vơ vét tài nguyên, gieo hiểm họa môi trường, mang người đến để Hán hóa, giành giật việc làm và nguồn sống của người dân bản địa khiến cho những nước tuy giàu tài nguyên nhưng lại phải lún sâu hơn nữa vào tình trạng bần cùng và đói nghèo.
Riêng tại Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan, chiến dịch Hán hóa của Trung Quốc bao gồm từ các hành động đem xe chở hàng triệu người Hán vào và bắt đi (hoặc giết chết) người địa phương cho đến việc triệt sản phụ nữ hoặc pha loãng bộ gen của họ bằng chính sách phát động kết hôn với đàn ông Hán.
Bản dịch tiếng Việt cuốn Death by China đã được thực hiện với sự đồng ý của Gs. Peter W. Navarro. Dựa trên bản dịch và sự thỏa thuận của Nhóm Cựu Sinh viên AIT, bản Việt ngữ này được hiệu đính và kiểm tra kỹ lưỡng cùng với việc sử dụng thận trọng những từ ngữ, thuật ngữ và lời văn nhằm diễn tả trung thực ý tưởng cũng như văn phong của các tác giả. Về từ ngữ, chúng tôi phần lớn dùng từ ngữ thông dụng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Trong quyển eBook, để tiện việc tra cứu, chúng tôi thêm hai phụ lục: Phụ lục A: Từ ngữ Anh – phiên âm Hoa – Việt; và Phụ lục B: Từ ngữ Việt – phiên âm Hoa – Anh. Cũng trong quyển eBook, chúng tôi có cung cấp thêm giải thích về một số từ ngữ và thuật ngữ (luật học, kinh tế, điện toán, tin học, v.v.), các thành ngữ thông tục cũng như những sự chơi chữ bằng Anh ngữ của tác giả và cách diễn tả tương đương bằng Việt ngữ trong bản dịch.
Chúng tôi mong nhận được các nhận xét và đóng góp của quý độc giả để cho bản dịch của các lần xuất bản tương lai được thêm hoàn thiện.
Montréal, ngày 24 tháng 7 năm 2013
Thay mặt nhóm dịch thuật,
Tiến sĩ Lê Minh Thịnh
 https://thinhmle.com/tu-thien/

  Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003

Giăm bông Kim Hoa nhiễm độc

Năm 2003, một số cơ sở nhỏ chuyên sản xuất giăm bông Kim Hoa hoạt động trái mùa đã sản xuất giăm bông trong những tháng nóng hơn. Họ xử lý giăm bông bằng thuốc trừ sâu để tránh bị hư hỏng và nhiễm côn trùng.[2] Giăm bông được ngâm vào trong dung dịch thuốc trừ sâu Dichlorvos. Đây là một loại thuốc trừ sâu có hợp chất cơ phospho dễ bay hơi.[3]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2004

Sữa trẻ em giả

Trong tháng 4 năm 2004, ít nhất 13 trẻ em ở Phụ Dương, An Huy và từ 50 đến 60 trẻ nữa trong các vùng nông thôn của tỉnh An Huy đã chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa trẻ em giả. Từ 100 đến 200 em bé khác trong tỉnh An Huy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn sống sót. Các quan chức địa phương ở Phụ Dương đã bắt giữ 47 người chịu trách nhiệm sản xuất và bán các loại sữa giả. Ngoài ra, các nhà điều tra phát hiện 45 loại sữa dưới tiêu chuẩn được bán tại thị trường Phụ Dương, hơn 141 nhà máy chịu trách nhiệm về việc sản xuất sữa giả. Các nhà chức trách Trung Quốc thu giữ 2.540 túi sữa giả vào giữa tháng 4. Tháng 5 năm 2004, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước đã phát động điều tra.
Theo các bác sĩ Trung Quốc thì những em bé bị mắc chứng "bệnh đầu to". Trong thời gian 3 ngày kể từ khi uống sữa, đầu các em bé phồng to lên trong khi cơ thể trở nên gầy đi vì suy dinh dưỡng. Các loại sữa trẻ em giả được kiểm tra chỉ có 1-6% protein trong khi tiêu chuẩn quốc gia là 10% protein. Chính phủ hứa sẽ bồi thường cho gia đình và giúp đỡ họ, bao gồm chi trả hóa đơn y tế. Hầu hết các nạn nhân là từ những gia đình ở nông thôn.[4][5][6]

Bún tàu nhiễm độc

Năm 2004, nhà cầm quyền Trung Quốc xét nghiệm thấy rằng một số nhãn hiệu bún tàu được sản xuất tại địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông bị nhiễm độc chì. Một số công ty vô lương tâm đã chế tạo bún tàu của họ bằng bột bắp thay vì bằng đậu xanh để tiết kiệm chi phí. Để làm bột bắp trở nên trong suốt, họ thêm vào chất tẩy trắng có chứa chì.[7] Tháng 12 năm 2006, nhà chức trách Bắc Kinh một lần nữa kiểm tra sản phẩm bún tàu của Công ty sản xuất Bún tàu Yantai Deshengda[8] tại làng Siduitou, trấn Zhangxing, thị xã Chiêu Viễn, địa cấp thị Yên Đài và họ đã tìm thấy chất sodium formaldehyde sulfoxylate được sử dụng trong qui trình sản xuất bún tàu. Đây là một loại thuốc tẩy công nghiệp có thể gây ung thư, độc hại và bị cấm làm chất phụ gia tại Trung Quốc. Trước khi công ty này bị cấm sản xuất và phân phối, các sản phẩm bún tàu của hãng đã được bán ra thị trường Trung Quốc và xuất khẩu sang nước ngoài.[9][10][11][12] Trang mạng của công ty cũng bị đóng kể từ đó.

Rau cải chua pha tạp chất

Trong tháng 6 năm 2004, Cục Kiểm tra Chất lượng Thành Đô phát hiện rằng chỉ có khoảng 23% rau cải ngâm chua sản xuất tại Thành Đô có lượng chất phụ gia hóa học ở mức chấp nhận được. Nội dung thành phần hóa chất ghi trên nhãn của các loại thành phẩm này được phát hiện là không chính xác. Tại Tứ Xuyên, các nhà máy đã sử dụng muối công nghiệp để ướp chua các loại rau, ngoài ra còn phun thuốc trừ sâu có chứa một lượng DDVP cao trên dưa muối trước khi giao hàng.[13]
Rượu gạo tại một cửa hàng Trung Quốc.

Rượu giả

Mùa xuân năm 2004, bốn người đàn ông đã chết vì ngộ độc rượu ở tỉnh Quảng Đông, 8 người đàn ông khác đã nhập viện tại Bệnh viện nhân dân Quảng Châu. Wang Funian và Hou Shangjian, cả hai đều từ thị xã Thái Hòa, đã qua đời vào tháng 5 sau khi uống rượu mua từ cùng một cửa hàng. Hai người đàn ông khác, một người là công nhân nhập cư, chết trong đêm trước đó tại Zhongluotan ở tỉnh Hồ Nam. Các nhà chức trách của cơ quan y tế địa phương nghi ngờ rằng những người sản xuất rượu giả đã trộn cồn công nghiệp vào trong rượu gạo, đồng thời tiến hành đóng cửa một số xưởng sản xuất rượu không có giấy phép.[14]

Nước tương làm từ tóc người

Câu chuyện bắt đầu lưu hành trên báo chí về nước tương giá rẻ làm từ tóc người. Những loại nước tương được sản xuất tại Trung Quốc này sử dụng phương pháp chiết xuất một loại amino axit hóa học tương tự như nước tương được thủy phân nhân tạo và sau đó âm thầm xuất khẩu sang các nước khác. Một cuộc điều tra phát sóng trên truyền hình Trung Quốc cho thấy các nguồn tóc không những mất vệ sinh và có khả năng bị nhiếm bẩn độc hại.
Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã cấm sản xuất các loại nước tương làm từ tóc. Tuy nhiên các chất gây ung thư khác vẫn còn. Xem 3-MCPD.

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2005

Phẩm nhuộm Sudan I

Solvent yellow 14 - hóa chất thuộc nhóm Sudan I
Năm 1996, Trung Quốc cấm các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng phẩm nhuộm Sudan I để nhuộm màu sản phẩm của họ. Trung Quốc theo chính sách của một số quốc gia phát triển khác nghiêm cấm phẩm nhuộm vì nó có liên hệ đến bệnh ung thư và các tác dụng nghiêm trọng khác đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, vào năm 2005, các giới chức thuộc Tổng Cơ quan Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch, Cục Công nghiệp và Thương mại Quốc gia, và Cơ quan Quản trị Thuốc và Thực phẩm Quốc gia phát hiện rằng chất phẩm nhuộm Sudan I vẫn được sử dụng trong thực phẩm ở nhiều thành phố lớn. Tại Bắc Kinh, công ty Heinz đã thêm chất phẩm nhuộm vào trong tương ớt; tại các tỉnh Quảng Đông, Triết Giang, Hồ NamPhúc Châu, phẩm nhuộm được tìm thấy trong rau cải và các loại mì, bún. Kentucky Fried Chicken (KFC) sử dụng phẩm nhuộm trong 1.200 tiệm ăn của mình. Ngay thuốc uống tại Thượng Hải cũng có chứa Sudan I.
Các công ty tại Trung Quốc đã sử dụng Sudan I bất hợp pháp trong nhiều năm trước 2005. Các giới chức chính phủ đưa ra hai lý do tại sao lệnh cấm năm 1996 đã không được thi hành đầy đủ. Lý do thứ nhất là vì có quá nhiều cơ quan trông coi sản xuất thực phẩm nên tạo ra nhiều lỗ hổng và bất hiệu quả. Lý do thứ hai là vì các cơ quan chính phủ không được trang bị hay đào tạo sử dụng các dụng cụ thử nghiệm thực phẩm mà có thể phát giác ra chất phẩm nhuộm sớm hơn. Các giới chức thông báo rằng họ sẽ bắt đầu cải cách hệ thống an toàn thực phẩm từ cấp bậc địa phương đến quốc gia.[16]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006

Thuốc giả

Cơ quan Quản trị Thuốc uống và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc báo cáo rằng các giới chức của họ đã giải quyết 14 trường hợp có liên quan đến thuốc giả và 17 trường hợp có liên quan đến "các tai nạn y tế" tại các cơ sở sản xuất thuốc.[17] Một trong số những trường hợp này có thể kể đến là vụ thuốc giả Armillarisni A; trong đó 10 người thiệt mạng sau khi được tiêm thuốc giả vào tháng 5 năm 2006.[18][19] Các nhà thanh tra phẩm chất thuốc tại nhà máy sản xuất thuốc Armillarisni A đã không phát hiện ra hóa chất diglycol được thêm vào thuốc. Tháng 7 năm 2006, 6 người thiệt mạng và 80 người nữa trở bệnh sau khi dùng một loại thuốc kháng sinh có trộn chất khử trùng.[20] Năm 2006, chính phủ cũng "thu hồi giấy phép thương mại đối với 160 nhà sản xuất và bán lẻ thuốc."[20]

Ngộ độc thực phẩm trường học

Ngày 1 tháng 9 năm 2006, hơn 300 học sinh tại trường tiểu học Thực nghiệm thành phố Trường Châu ở tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa. Trong số đó, khoảng 200 học sinh đã phải nhập viện do đau đầu, sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Nhà trường đã phải tạm thời đóng cửa để điều tra.[21] Cùng ngày hôm đó, các học sinh trung học ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc cũng bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tối ở trường. Bộ Giáo dục đã ra lệnh điều tra và các quan chức nghi ngờ rằng nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm là điều kiện thiếu vệ sinh tại các trường học. Trong kỳ nghỉ hè, các trường đã không được lau dọn làm sạch hoặc khử trùng, do đó có thể các em học sinh đã tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước uống mất vệ sinh khi tái nhập học vào tháng 9.[22]

Cá bơn nhiễm độc

Cuối năm 2006, các giới chức tại Thượng HảiBắc Kinh đã phát hiện ra một hàm lượng hóa chất bất hợp pháp trong cá bơn. Theo báo The Epoch Times giải thích thì "Trung Quốc bắt đầu nhập cảng cá bơn từ châu Âu vào năm 1992. Hiện nay, sản lượng hàng năm của Trung Quốc là 40 ngàn tấn. Vì cá bơn có hệ miễn dịch yếu nên một số nhà nông Trung Quốc dùng những loại thuốc cấm để duy trì mức độ sản xuất của họ vì các kỹ thuật nuôi cá của họ không đủ để ngăn ngừa bệnh cho cá."[23] Các giới chức của Cơ quan Quản trị Thuốc và Thực phẩm Thượng Hải tìm thấy hóa chất kiềm chế sự phát triển của vi trùng, có độc tính gây ung thư trong cá. Các loại thuốc khác trong đó có malachite green trong cá cũng được tìm thấy tại Bắc Kinh. Các thành phố khác như Hàng Châu đã bắt đầu thử nghiệm cá bơn và cấm cá bơn có nguồn gốc từ tỉnh Sơn Đông. Nhiều nhà hàng tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Hồng Kông ngưng mua cá bơn sau khi các giới chức phát hiện ra hàm lượng cao các chất kháng sinh bất hợp pháp trong cá.[24]

Thuốc trừ sâu trong rau cải

Đầu năm 2006, Greenpeace đã tiến hành thử nghiệm các loại rau tại hai cửa hàng tạp hóa rau quả ở Hồng Kông là Parknshop và Wellcome, kết quả cho thấy hơn 70% số mẫu thử nghiệm đều phát hiện có thuốc trừ sâu tồn đọng lại. 30% mẫu rau của họ vượt quá mức an toàn cho phép đối với thuốc trừ sâu, một vài mẫu được phát hiện có thuốc trừ sâu bị cấm như DDT, HCHLindane. Greenpeace giải thích rằng gần 80% các loại rau tại các cửa hàng tạp hóa có nguồn gốc từ đại lục Trung Quốc. John Chapple, quản lý của Sinoanalytica, cơ quan thí nghiệm phân tích thực phẩm cơ sở ở Thanh Đảo, bổ sung thông tin của Greenpeace, anh không ngạc nhiên với những phát hiện trên và giải thích rằng người nông dân ở Trung Quốc có ít kiến ​​thức về sử dụng đúng thuốc trừ sâu.[25]
Mặc dù nhiều vùng trồng trọt ở Trung Quốc đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nhiều lĩnh vực vẫn còn cao.[26]

Thịt ốc sên nhiễm trùng

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2006, nhà hàng Shuguo Yanyi tại Bắc Kinh phục vụ món thịt ốc sên Amazon sống. Kết quả qua xét nghiệm, có đến 70 thực khách bị viêm màng não angiostrongylus. Thịt ốc sên bị nhiễm loại giun tròn có tên là Angiostrongylus cantonesis, đây là một loại ký sinh trùng gây hại cho hệ thần kinh con người, gây chứng nhức đầu, ói mửa, cổ cứng và sốt.[27] Tuy nhiên không ai mất mạng qua cơn bùng phát bệnh viêm màng não này. Văn phòng Thành phố Bắc Kinh đặc trách Kiểm tra Y tế đã không tìm ra bất cứ con ốc sên sống nào trong 2000 nhà hàng khác. Tuy nhiên, Văn phòng Y tế Thành phố Bắc Kinh cấm các nhà hàng phục vụ ốc sên sống hoặc ốc sên nửa chín và xử phạt nhà hàng Shuguo Yanyi. Bệnh viện Hữu nghị Bắc kinh, nơi ca viêm màng não đầu tiên được chữa trị, bắt đầu một chương trình giảng dạy cách điều trị bệnh viêm màng não angiostrongylus cho các bác sĩ. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Quãng Châu giải thích rằng các ca viêm màng não này là cơn dịch bùng phát đầu tiên kể từ thập niên 1980.[28]

Nấm độc

Tháng 12 năm 2006, 16 thực khách đã phải nhập viện sau khi ăn phải một loại nấm thông độc ở nhà hàng vịt nướng Dayali tại Bắc Kinh. Người bị ngộ độc loại nấm này có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt. Các thực khách bị ngộ độc đã được điều trị tại Bệnh viện Bo'ai và Bệnh viện 307 của Quân đội Giải phóng Nhân dân.[29]
Tháng 11 năm 2006, các quan chức Bộ Y tế Trung Quốc đã cảnh báo về sự gia tăng số ca ngộ độc nấm. "Từ tháng 7 đến tháng 9, 31 người đã thiệt mạng và 183 người bị ngộ độc nấm."[30] Các quan chức lo ngại rằng người dân không thể phân biệt chính xác nấm ăn được và nấm độc.

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2007

Thuốc giả

Theo John Newton thuộc cơ quan hình cảnh quốc tế Interpol, các nhóm tội phạm có tổ chức người Trung Quốc đang hoạt động khắp nơi bên ngoài bên giới quốc gia Trung Quốc có dự phần vào việc làm thuốc giả với quy mô công nghiệp và hiện nay hiện diện khắp châu Phi.[31] Đài truyền hình trung ương Trung Quốc thuật lời một viên chức nói rằng những kẻ làm giả albumin kiếm được 300% lợi nhuận vì sản phẩm thật khan hiếm.[32]

Dầu chiên bị cho là có khả năng gây ung thư

Tháng ba năm 2007, Tuần báo Tin tức Quảng Châu cáo buộc hãng Kentucky Fried Chicken (KFC) về việc thêm bột lọc dầu, magiê trisilicat vào trong dầu chiên mà hãng sử dụng. Tuần báo cho biết các nhà hàng KFC tại một số thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Thiểm Tây đã sử dụng hóa chất này để dầu chiên có thể sử dụng được nhiều lần lên đến mười ngày. KFC khẳng định những chất phụ gia được Hoa Kỳ và các tiêu chuẩn quốc tế đánh giá là an toàn. Nhưng các cơ quan sức khỏe ở Hàm Dương, Ngọc Lâm, Tây An và tất cả các thành phố ở tỉnh Thiểm Tây đã tiến hành kiểm tra chuỗi nhà hàng KFC tại địa phương và tịch thu bột chiên. Các cơ quan thành phố Quảng Châu cũng đã bắt đầu điều tra các loại dầu chiên, và các thành phố kêu gọi Bộ Y tế vào cuộc.[33][34] KFC cho biết bột lọc dầu không gây ra vấn đề sức khỏe và đáp ứng các tiêu chuẩn địa phương và quốc tế, nhưng chính quyền địa phương Trung Quốc tuyên bố rằng tái sử dụng bột làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của nó và có khả năng gây ra ung thư. Magiê trisilicat thường được sử dụng trong các loại thuốc như thuốc kháng a-xít và được công nhận rộng rãi là an toàn cho con người sử dụng và không có liên quan đến việc gây ra ung thư.

Gluten lúa mì và protein gạo nhiễm độc trong sản phẩm xuất khẩu

Tháng 5 năm 2007, Tổng cơ quan Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch (AQSIQ) đã xác nhận rằng có hai công ty quốc nội đã xuất cảng protein gạo và gluten lúa mì có nhiễm melamine. Các sản phẩm bị qui trách nhiệm là đã làm cho chó và mèo chết tại Hoa Kỳ.[35] Tháng 8 năm 2007, AQSIQ giới thiệu các hệ thống thu hồi đối với các sản phẩm thực phẩm và đồ chơi trẻ em không an toàn. Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Trung Quốc ra lệnh cho 69 nhóm sản phẩm phải được mã vạch hóa tại nhà máy để cải thiện an toàn sản phẩm nhằm đối phó với các vụ bê bối vừa xảy ra. Trong số các vụ bê bối này gồm có: "gà vịt được cho ăn phẩm nhuộm Sudan đỏ có tác nhân gây ung thư để làm cho lòng đỏ trứng được đỏ hơn, thức ăn cho vật nuôi như chó mèo có protein lúa mì nhiễm melamine làm chết hàng tá chó mèo tại Hoa Kỳ.".[36][37]

Nước cống rãnh được sử dụng trong sản xuất đậu phụ

Gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt (II) để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình.[38]

Bánh bao các tông

Tháng 7 năm 2007, chương trình tường thuật trên kênh BTV-7 của đài truyền hình Bắc Kinh về vụ lừa đảo bánh bao các tông đã vén màn một câu chuyện bí mật. Chương trình tiết lộ rằng những người bán bánh bao đường phố đã trộn thêm giấy các tông vào bánh bao (tiếng Trung Quốc: 包子, bính âm: bāozi) của họ. Cảnh trong phần tường thuật quay từ máy bay cho thấy những người bán bánh bao địa phương đang bán bánh bao nhân thịt chứa hỗn hợp 60% giấy các tông ngâm sô đa xút ăn da với 40 phần trăm mỡ lợn.[39] Sau khi một số sản phẩm Trung Quốc bị thu hồi, chương trình tường thuật đã gây phẫn nộ trên diện rộng.
Ngày 18 tháng 7 năm 2007, các quan chức hành luật của Trung Quốc cho biết họ đã giam giữ Tư Bắc Giai (訾 北 佳), một phóng viên địa phương, vì bị cáo buộc đưa tin giả mạo. Tư có bí danh là Hồ Nguyệt (胡 月),[40] được cho là đã thuê bốn lao động nhập cư làm bánh bao các tông trong khi Tư tiến hành quay phim lại.[41] Đài BTV-7 đã chính thức "xin lỗi sâu sắc" về màn lừa dối và những "tác động xấu đến xã hội" của chương trình. Cơ quan y tế của Bắc Kinh cho biết không tìm thấy chứng cứ của các tông ở bánh bao địa phương. Hơn nữa, Municipal Food Safety Office Bắc Kinh phát hiện rằng ngay cả nếu bánh bao chỉ được trộn với một hỗn hợp 5% các tông thì "các chất xơ có thể dễ dàng nhìn thấy, và thịt bánh làm bằng cách này khó có thể nhai dễ dàng."[42] Một số người dân Trung Quốc và ở nước ngoài vẫn tiếp tục tin rằng vụ bê bối không phải là một trò lừa bịp, và tin rằng tuyên bố của chính phủ Trung Quốc tuyên bố chỉ để làm dịu nỗi lo sợ hoang mang đang dấy lên trong quần chúng vào lúc đó.
Ngày 12 tháng 8 2007, Tư đã bị kết án một năm tù giam và phạt tiền 132 USD.[43]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2008

Sủi cảo nhiễm độc

Tháng 1 năm 2008, một số người Nhật tại tỉnh HyōgoChiba ngã bệnh sau khi ăn sủi cảo làm tại Trung Quốc có nhiễm thuốc trừ sâu methamidophos.[44][45][46][47][48][49] Sản phẩm sủi cảo này được làm tại nhà máy thực phẩm Tianyang tại tỉnh Hà Bắc.[50] Thông tấn xã Kyodo News tường trình rằng khoảng 500 người cảm thấy đau đớn khó chịu.[51] Ngày 5 tháng 2, cảnh sát hai tỉnh HyōgoChiba thông báo rằng họ xem các ca ngộ độc này như hành động cố ý mưu sát.[52] Cả hai sở cảnh sát thiết lập một đội chuyên án điều tra chung. Khi cảnh sát Nhật Bản và các nhà chức trách của các tỉnh khác kiểm tra sủi cảo bị thu hồi thì họ tìm thấy các loại thuốc trừ sâu không những methamidophos mà còn có DichlorvosParathion.[53][54][55][56] Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản tìm thấy các chất độc hại này trong các gói hàng đã được đóng gói kín hoàn toàn.[57][58] Họ kết luận rằng gần như không thể nào đưa các chất độc này từ bên ngoài vào trong các gói hàng.[59] Họ đã cung cấp kết quả thử nghiệm cho Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (MPS).[60]
Các cuộc điều tra chung do chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc tiến hành đã miễn trách nhiệm đối với công ty sản xuất sủi cảo Trung Quốc sau khi không tìm thấy bất cứ chất độc hại nào trong nguyên liệu được dùng hay bên trong nhà máy.[61][62] Tới thời điểm này thì các giới chức xem vụ này là một vụ đầu độc có tính toán, và một cuộc điều tra được tiến hành.[63] Ngày 28 tháng 2 năm 2008, văn phòng điều tra tội phạm thuộc Bộ Công an Trung Quốc thông báo rằng ít có khả năng là chất methamidophos đã bị đưa vào sủi cảo tại Trung Quốc. Họ cho biết cảnh sát Nhật Bản đã khước từ yêu cầu của Bộ Công an Trung Quốc đến kiểm tra hiện trường, từ chối đưa ra các bằng chứng vật liệu có liên quan và các báo cáo thử nghiệm, như thế Bộ Công an Trung Quốc đã không nhận được thông tin về bằng chứng hoàn toàn.[64] Cùng ngày, Hiroto Yoshimura, tổng thanh tra Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản tranh cãi chống các giới chức Trung Quốc, ông cho rằng phía Nhật Bản đã giao hết các kết quả thử nghiệm và bằng chứng ảnh cho phía Trung Quốc. Ông tuyên bố một phần những khẳng định cáo buộc của Trung Quốc "không thể bị xem nhẹ".[65][66] Phía Nhật Bản yêu cầu các giới chức Trung Quốc đưa ra bằng chứng.[67]
Ngày 5 tháng 8 năm 2008, giới truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng một số người Trung Quốc ăn sủi cảo bị thu hồi do công ty Tianyang Food sản xuất cũng bị ngã bệnh sau vụ nhiễm độc tại Nhật Bản vào giữa tháng 6 năm 2008; một lần nữa nguyên nhân gây ra là do nhiễm độc chất methamidophos.[68][69][70][71][72] Chính phủ Trung Quốc cảnh báo cho chính phủ Nhật Bản về sự thật này ngay trước Hội nghị G8 lần thứ 34 vào tháng 7 năm 2008. Báo Yomiuri Shimbun tường trình rằng vụ ngộ độc này làm gia tăng nghi ngờ đối với thực phẩm được làm tại Trung Quốc.[73]

Bột gừng nhiễm độc

Trong tháng 7 năm 2008, có thông báo rằng các chuỗi siêu thị Whole Foods tại Hoa Kỳ đã được phép bán bột gừng bột sản xuất tại Trung Quốc với nhãn dán là thực phẩm hữu cơ, nhưng khi kết quả thử nghiệm đã phát hiện có chứa thuốc trừ sâu Aldicarb bị cấm.[74][75][76] Loại gừng này đã được Cơ quan Bảo hiểm Chất lượng Quốc tế Hoa Kỳ (Quality Assurance International) chứng nhận hữu cơ một cách nhầm lẫn dựa trên hai cấp chứng nhận của Trung Quốc bởi vì, theo luật pháp Trung Quốc, người nước ngoài không được quyền kiểm tra các nông trại Trung Quốc.[77]
Gần nửa triệu người tham gia biểu tình chống sữa Trung Quốc ngày 25 tháng 10 năm 2008 tại Đài Loan.

Sữa trẻ em độc hại

Trong tháng 9 năm 2008 xảy ra phát sinh vấn đền về bệnh thận do sữa bột trẻ em nhiễm melamine gây ra. Sáu trẻ em bị chết và 294.000 trẻ bị bệnh do công thức sữa giả, trong đó 51.900 trẻ trong tình trạng phải nhập viện.[78][79] Nhà cung cấp sữa là Tập đoàn Tam Lộc, một thương hiệu và là nhà phân phối chính của ngành công nghiệp Trung Quốc. Các nguồn tin cho rằng công ty này đã biết vấn đề về sữa của họ từ hàng tháng trước, nhưng phía công ty tuyên bố các chất độc hại là từ phía các nhà cung cấp sữa.[80][81]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009

Trà sữa trân châu

Hạt trân châu bột sắn và nhựa

Trà sữa trân châu hiện diện khắp nơi không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam... Thành phần chính của hạt trân châu là bột sắn. Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần thì không đủ độ dai, cho nên người ta trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Nhưng cách nhanh gọn nhất vẫn là cho thêm vật liệu polyme - một chất cơ thể con người không thể hấp thụ và gây hại cho sức khỏe.[82]
Bột sữa pha trà trên thực tế có những thành phần như: bột sữa, chất dẻo cao phân tử, natri sunphat ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo, ngoài ra có thể có thêm đường hóa học và được bán với giá rẻ cùng với các gói trân châu ở các khu chợ.[83]
Màn thầu trắng truyền thống Trung Hoa.

Thuốc trừ sâu trong màn thầu

Nhằm cải thiện tính mềm xốp của màn thầu (饅頭, mántóu - bánh bao ngọt không nhân), người làm bánh đã cho thêm thuốc trừ sâu Dichlorvos vào. Ngoài ra, lưu huỳnh cũng được sử dụng để cải thiện bề ngoài bằng cách làm bánh trắng ra.[84]

Thịt vịt nước tiểu dê

Các nhà kinh doanh tại Thanh Đảo bị phát hiện đã ướp thịt vịt với nước tiểu hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng.[85]

Dồi lợn fomanđehit

Thanh tra Vũ Hán phát hiện ra rằng hầu hết dồi lợn tại thị trường Trung Quốc chứa ít thành phần máu thật mà được chế biến bằng cách thêm vào formalđehit, tinh bột ngô, muối công nghiệp và màu thực phẩm nhân tạo.[86]

Trứng gà giả

Ở Trung Quốc hiện có nhiều trang web công khai cách làm trứng gà giả, chi phí thấp và công nghệ đơn giản từ muối alginate, canxi oxit, màu thực phẩm và các phụ gia khác.[87] Trứng gà giả đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2005, đến tháng 3 năm 2009, công thức của loại thực phẩm này khi được tiết lộ đã làm rúng động dư luận. Mỗi ngày, một người thuần thục nghề có thể tự làm từ 3.000 đến 4.000 quả trứng. Trứng được phân phát qua các đầu mối hợp tác với các trang trại nuôi gà địa phương.[88] Một số đặc điểm của trứng giả là bề ngoài như trứng thật nhưng không có mùi tanh, khó vỡ và rán lên xốp như nylon, khi nấu chín lòng trắng và lòng đỏ trứng trở nên cứng và dai như cao su, thậm chí có thể tung hứng như trái bóng bàn và đã xuất hiện ở một số nước lân cận như Việt Nam.[89]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010

Mì gạo có chất gây ung thư

Mì gạo được làm bằng gạo hỏng, có chứa nhiều chất phụ gia gây ung thư và được bán rộng rãi ở miền Nam Trung Quốc. Theo điều tra của Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, có 50 nhà máy ở thành phố Đông HoảnQuảng Đông, gần Hồng Kông, mỗi ngày sản xuất khoảng nửa tấn mì gạo bằng gạo mốc, hỏng.[90]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011

Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm Trung Quốc cho biết, trong chiến dịch an toàn thực phẩm kéo dài 5 tháng, Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ hơn 2.000 can phạm, tịch thu nhiều tấn thực phẩm hư thối và đóng cửa hơn 5.000 công ty. Một số trường hợp bị bỏ tù và nặng nhất là bị tử hình.[91] Cuộc thanh tra đã được tiến hành đối với gần 6 triệu cơ sở sản xuất thực phẩm và chất phụ gia trong nước.[92]

Clenbuterol trong thức ăn gia súc

Clenbuterol còn gọi là "bột thịt nạc" đã bị cấm sử dụng từ những năm 1990.[93] Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người vẫn trộn chất này vào trong thức ăn gia súc, chủ yếu là cho lợn, để giúp tạo thịt nạc hơn và giảm lượng mỡ, giúp thịt có vẻ ngoài tươi hơn trong thời gian dài.[94] Chất này tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi động vật.[95] Trong y khoa, đây là một hoá chất tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, làm thuốc điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra còn tính năng kích thích đốt mỡ và tạo cơ nên còn được sử dụng để giảm cân. Nhưng việc dùng quá liều có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. Các chuyên gia cho biết việc tiêu thụ thịt nhiễm clenbuterol có thể gây các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, run tay, tim đập nhanh và lo âu, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có bệnh tim mạch,[96] có thể dẫn đến loạn nhịp tim, co giật, thậm chí tử vong.
Ngày 23 tháng 4 năm 2011, 286 dân làng phải nhập viện do nôn ói sau khi dự một đám cưới ở tỉnh Hồ Nam, trong đó 91 người được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do ăn phải clenbuterol. Một số bệnh nhân lâm vào tình trạng bi kịch. Giám đốc cơ quan kiểm tra thực phẩm thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc cho biết, nếu bị ngộ độc có khả năng các bệnh nhân đã ăn phải một lượng khá lớn.[92][96]
Beijing News ngày 16 tháng 8 đưa tin, dù là chất phụ gia dù bị cấm nhưng clenbuterol được trộn rất phổ biến vào thức ăn cho cừu ở 2 huyện thuộc tỉnh Hà Bắc trong nhiều năm và được bán nhiều ở thị trường Hà Nam, Giang TôThượng Hải với giá thành lợi hơn.[97] Các nhà quan sát cho hay ít nhất ở vùng nông thôn nước này, hóa chất clenbuterol vẫn được dùng tràn lan.[98]
Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thừa nhận đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.[98] Đầu năm năm 2011, hãng tin AP cho biết tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động, sử dụng trong cả thịt rắn và thịt bò.[98]
Wen Peng, biên tập viên The Pig Site, trang tin tổng hợp về ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu, cho biết rằng việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol rất khó khăn vì cho dù Trung Quốc có các quy định nghiêm khắc chống việc sử dụng loại chất này, nhưng việc thực thi lại rất lỏng lẻo và người vi phạm thường chỉ phải nộp phạt.
Trước đó, vào tháng 8 năm 2009, Wang Yunlong, lãnh đạo Ủy ban về Các vấn đề Nông nghiệp và Nông thôn đã gửi một báo cáo gửi tới Quốc hội Trung Quốc nói rằng nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng "bột thịt nạc" đã không đạt hiệu quả ở nhiều khu vực đồng thời kêu gọi việc thực hiện "một nỗ lực tập trung trên toàn quốc nhằm kiểm soát tình hình".
Một số trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch đã bắt đầu xuất hiện nhưng giá thịt lợn ở đây có giá gấp 3 lần giá thịt bán ở các siêu thị.

Bánh bao tái chế bằng hóa chất

Bánh bao đã hết hạn sử dụng sẽ được thu hồi, đưa về một cơ sở sản xuất trải qua quá trình nhồi ngâm và thêm nhiều chất phụ gia để bánh được như mới sau khi ra lò. Được biết, mỗi ngày có hơn 30.000 chiếc bánh bao tái chế được đưa vào các siêu thị của Trung Quốc.[99] Loại bánh bao này cũng được phân phối vào các trường học tại Ôn Châu, Triết Giang. Theo lời khai của 3 tội phạm sản xuất bị bắt giữ thì họ đã tiêu thụ khoảng 200.000 chiếc bánh bao "màu" ra thị trường trong đó có khoảng 11.000 cho trường học trong toàn thành phố Ôn Châu. Một số xưởng sản xuất tại đây theo điều tra không có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.[100]
Trong một đợt kiểm tra thực phẩm, các nhà chức trách thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã thu giữ hơn 6.000 bánh bao bị nghi ngờ nhuộm hóa chất. Sau khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng một phóng sự điều tra về việc sử dụng hóa chất nhuộm và làm mới bánh bao, Thị trưởng thành phố Thượng Hải tuyên bố sẽ mở rộng điều tra vụ việc này. Các loại hóa chất nghi ngờ sử dụng gồm đường hóa học độc hại sodium cyclamate và chất bảo quản potassium sorbate.[101]

Giá đỗ nhiễm độc

Tháng 4 năm 2011, cảnh sát thành phố Thẩm Dương tiến hành thu giữ 40 tấn giá đỗ nhiễm độc. Loại giá này được xử lý với nhiều chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng. Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm thành phố Thẩm Dương sau khi nghiên cứu cho biết: những chất phụ gia có chứa natri nitrit - chất mà khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một trong những tác nhân gây ung thư, ngoài ra còn có urê cũng như thuốc kháng sinhkích thích tố thực vật. Các hóa chất được dùng để giá lớn nhanh hơn và trông bóng hơn, rút ngắn thời gian nảy mầm và tạo ra được những cây giá cao và mập mạp.[102][103]

Giấm nhiễm độc

Reuters dẫn nguồn tin của Tân Hoa xã ngày 22 tháng 8 cho biết, giấm được lưu trữ trong các thùng nhựa từng đựng chất chống đông - một loại hóa chất độc hại đối với con người, được cho là thủ phạm cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 120 người khác bị bệnh tại vùng Tân Cương. Trong các nạn nhân có nhiều trẻ em.[104]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012

Táo độc

Trung Quốc xảy ra vụ bê bối về công nghệ sản xuất táo độc hại được phanh phui, Những quả táo đỏ, thơm ngon nổi tiếng ở Yên Đài, Sơn Đông được bọc trong túi chứa chất bột độc hại ngay từ trên cây những quả táo trông đẹp mắt, thơm ngon lại gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, bởi chúng được bọc trong những túi không được kiểm dịch, chứa một loại bột độc hại, các túi đó chứa thiram (một loại diệt nấm nguy hiểm, bị cấm) và melarsoprol (hợp chất thạch tín hữu cơ độc hại)[105] đặc biệt những lại táo này sẽ trở nên cực kỳ độc hại khi ăn cả vỏ do công nghệ bọc táo từ khi còn non ở trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc. Tuy rằng, công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ. Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc

Trái cây khô nhiễm độc

Năm 2012, cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô và xí muội sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Sau khi trung tâm kiểm nghiệm phân tích Hóa Lý, thành phố Bắc Kinh đưa ra một số kết quả, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nêu đích danh ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng, bao gồm các chất tạo ngọt, tạo màu, tẩy trắng và chất bảo quản. Trong đó, một số chất có thể chuyển hoá thành chất cực độc có thể gây ung thư, thoái hóa não, gan, phổi và gây hại cho cơ thể con người khi vượt quá liều lượng cho phép. Các sản phẩm trên có mặt ở nhiều nơi tại các cửa hàng bách hoá lớn tại Trung Quốc.[106][107]

Thịt bẩn

Bài chi tiết: Thịt bẩn
Trung Quốc từng có hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác. Trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1 kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.[108][109][110] Bên cạnh việc bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc còn tuồn, đẩy sang nước láng giềng Việt Nam, có đến 70% thịt bẩn tuồn vào Việt Nam là do các đầu nậu nhập lậu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn[111]
Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo (nầm lợn), cá tầm, gà cay, khô hổ, bim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa Việt Nam tiêu thụ, dân buôn lậu người Việt Nam tiếp tay thực hiện rất tinh vi bằng cách cho vào rọ thả xuống sông rồi dùng thuyền kéo qua biên giới.[112] hàng nhập khẩu bị tráo đổi, làm mất an toàn hoặc bị bơm thêm thuốc bảo quản. Trong năm 2012, lực lượng chức năng ở Việt Nam đã tiêu hủy hơn 16.000 tấn thủy sản, thịt đông lạnh nhập lậu.

 Wikipedia

 

THỰC PHẨM TRUNG CỘNG ĐẦY HÓA CHẤT CẦN PHẢI TRÁNH XA

Dưới đây là top 7 loại thực phẩm Trung Quốc mà tờ Boldsky khuyến nghị nên cẩn thận:




TỎI. Đây là một trong những thực phẩm Trung Quốc nhiễm hóa chất độc hại có mặt ở hầu hết thị trường các nước. Theo Boldsky, khoảng 30% tỏi trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Hãy chắc chắn rằng tỏi bạn mua không phải là tỏi Trung Quốc, vì chúng có chứa hóa chất, thuốc trừ sâu và nhiều chất có hại khác.


Gạo. Đây là một trong những thực phẩm làm rúng động dư luận thế giới với scandal gạo nhựa. Được biết, loại gạo nhựa này được làm từ nhựa và khoai tây. Khi ăn phải loại gạo giả này có thể làm tăng mức estrogen, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, tổn thương não…
MUỐI CÔNG NGHIỆP. Trong nhiều năm qua, muối công nghiệp đã được bán ra thị trường thay vì muối tự nhiên. Muối công nghiệp có thể gây suy giáp, vô sinh và các biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác.
 
ĐẬU XANH GIẢ. Đậu xanh giả ở Trung Quốc có chứa sodium metabisulphite, bột đậu nành và phẩm màu. Ngoài ra, nó cũng chứa một số hóa chất độc hại có thể gây ung thư, vô sinh.
 

CÁ RÔ PHI TRUNG QUỐC. Trang Boldsky cho biết, loại cá này được giữ tươi bằng các loại hormone tăng trưởng và hóa chất, có thể gây rối loạn nội tiết và nhiều bệnh tật khác. Vì thế, người tiêu dùng nên cân nhắc mua cá rô phi nếu có nhãn mác tiếng Trung.
 
NẤM CHẾ BIẾN Các chuyên gia cho biết việc cho axit citric vào nấm giúp bảo quản nấm tươi ngon tới 1 năm. Một số người sản xuất đã sử dụng loại hóa chất này để thay cho chất bảo quản không độc hại khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm. Các chuyên gia y tế cho biết axit citric công nghiệp này có hại cho hệ thần kinh của con người vì nó có thể gây dị ứng và gây ung thư.
 
TIÊU TRUNG QUỐC Đây là những gia vị bị pha trộn nhiều nhất ở Trung Quốc. Hồi năm 2014, Cục quản lí và giám sát Thực phẩm Trung Quốc đã kiểm tra và phát hiện sản phẩm bột hạt tiêu nước này bị nhiễm chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
TRỨNG GÀ Trong năm 2015 cũng từng có khiếu nại của nhiều người dân TQ về tình trạng trứng giả. Các hóa chất được sử dụng trong công nghệ sản xuất trứng giả bao gồm axit alginic, gelatin, clorua canxi, màu nhân tạo…Khi ăn phải loại trứng giả này có thể gây mất trí nhớ và tổn thương não.
 
NƯỚC TÁO ÉP. Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thay vì đưa một lon nước có gas, bạn đã cho con uống thứ nước có vẻ “tốt cho sức khỏe” nhưng chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư.


TỊCH THU Trái cây " Made in China " BỎ LÊN XE RÁC ở New York. You Tube

        Trái cây " MADE IN CHINA " ở  New York

Hàng trung quốc đây....

https://www.facebook.com/lethi.sinh.9/posts/1777129462515361








No comments:

Post a Comment