Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 27 October 2016

TRUYỆN KÝ = NGUYỄN VĂN VĨNH

CÁNH CÒ * HAI MẸ CON

Hai mẹ con bên chiếc xe rác.


Chiều mùng Ba tết, cộng đồng mạng nổi sóng với một tấm ảnh chụp chiếc xe rác và hai mẹ con cùng nhau đẩy nó trong lúc đường xá vắng vẻ và không khí mùa Xuân tràn về khắp ngõ. Tấm ảnh đơn sơ nhưng chiều sâu của nó khiến xã hội dừng lại một phút, một phút ngắn ngủi để tự xem lại mình, xem lại cuộc sống thật sự của gia đình nếu so với hai mẹ con người công nhân vệ sinh kia chắc sẽ rút ra được nhiều điều.
Tấm ảnh không đưa ra một thông điệp nghèo khổ, khó khăn hay dơ bẩn của chiếc xe rác. Người mẹ mặc áo bảo hộ lao động, sạch và gọn gàng. Bé gái con của chị mặc một chiếc đầm màu hồng tươm tất, chiếc nón hơi lớn em đội trên đầu cho thấy mẹ vừa lấy đâu đó cho em đội tránh nắng. Mẹ cầm chổi quét rác và trong chiếc xe rác ấy ngập đầy lá, những chiếc lá còn xanh từ các chậu hoa ngày Tết rơi rớt. Chiếc xe rác chừng như được làm từ thập niên 60 khi người dân Thủ đô lo tem phiếu hơn là lo rác. Tấm ảnh được một người tình cờ chụp được dĩ nhiên không sắp đặt từ trước để có một góc ảnh đẹp và ý nghĩa. Tấm ảnh đưa ra những gì nó vốn có, và hơn thế nó là một thông điệp lạ lùng  nhất của ngày Tết năm nay.
Người có tiền ngồi trong nhà với chung quanh là đào, là mai, là quất  cùng bánh trái quà cáp ê hề… nhưng chung quy rất nhiều gia đình thiếu cái hồn nhiên của em bé 5 tuổi trong hình. Nếu họ tình cờ thấy được, chắc chắn sự trắc ẩn sẽ dấy lên trong lòng và không hiếm người cố tìm cho được em để tặng một vật phẩm gì đó.
Thật ra, bé gái không cần lòng trắc ẩn ấy. Em tận lực dùng sức mạnh 5 tuổi để phụ mẹ đẩy chiếc xe không phải để nhận tình thương hay xót xa của người khác. Đối với em chiếc xe ấy là nặng nhọc của mẹ, là miếng cơm mẹ kiếm cho gia đình, là mồ hôi mẹ đổ ra hàng ngày cho em lớn lên. Hai cánh tay nhỏ bé ấy có sức mạnh lay chuyển được những con tim vô cảm nhất.
Một điểm sáng trong tấm ảnh là sự dịu dàng của người mẹ. Chị ung dung làm việc và chứng kiến cách tiếp tay của con trong trạng thái hạnh phúc và tận hưởng. Không có mồ hôi trong bức ảnh càng không có sự cùng khổ, vật vã nào khiến người ta liên tưởng đến giai cấp thấp nhất xã hội. Bức ảnh là một tác phầm mô tả hạnh phúc của mẹ và con, thứ hạnh phúc ngàn đời không cần minh họa hay diễn giải.
Tấm ảnh nếu được một tổ chức đánh giá nào đó của quốc tế về thang điềm hạnh phúc của các dân tộc trên thế giới thì có lẽ Việt Nam không khó để về nhất. Mà về nhất là đúng, đúng với hai chữ hạnh phúc mà con người cần có.
Em bé hạnh phúc vì được mặc áo mới trong ngày xuân, cùng với mẹ đang làm việc như một trò chơi mà hiếm khi em có dịp. Mẹ em dù biết là ở nhà không có bánh mứt gì để em nhâm nhi chút ngọt ngào của tết, nhưng chị lại thấy ấm lòng vì hình ảnh tung tăng của con, sự hồn nhiên trẻ thơ là sức mạnh giúp chị quên nỗi nhọc nhằn thường ngày.
Tấm ảnh càng nhìn càng thích, và một điều lạ hơn nữa là cái hồn của nó toát ra chinh phục người xem một cách trọn vẹn. Tấm ảnh như một mặt khác của xã hội, dù khổ sở truân chuyên tới đâu con người vẫn vượt qua để sống. Tấm ảnh cũng nói lên một sự thật khác: người nghèo vẫn sống, vẫn hạnh phúc dù hiếm hoi và dĩ nhiên lòng trắc ẩn của xã hội không được họ chấp nhận như một sự ban ơn, cầu cạnh.
Hai mẹ con của chị Thơm và bé Trang ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội báo chí tìm tới để chứng kiến căn nhà trơ trọi: một tấm nệm cũ làm giường và chung quanh cái giường ấy là một không gian trống rỗng đến đau lòng. Không có vật dụng gì khác để có thể nói đây là một căn hộ dành cho con người. Vậy mà chị Thơm sống như thế trong 8 năm ròng sau khi ly thân với chồng, làm nghề thu dọn vệ sinh nuôi hai con ăn học. Hai đứa bé ở quê còn chị về Hà Nội lăn lóc với những con đường đầy rác để kiếm tiến cho con. Bé Trang được về ăn tết với mẹ và có lẽ chiếc áo đầm em mặc là chiếc áo đẹp nhất em có trong ngày tết. Thấy cái hậu trường phía sau bức ảnh do phóng viên các báo mô tả, người ta lại càng yêu thương hai mẹ con chị hơn, nhất là bé Trang, mới 5 tuổi, qua chiếc áo đầm xinh xắn cùng với chiếc xe rác, em đã làm nhiều người nhỏ lệ.
Tấm ảnh này xứng đáng chiếm các giải thưởng quốc tế mặc dù giải thưởng quan trọng nhất mà nó đã có đó là sự bình dị của con người luôn chiến thắng trước các trò hể lố bịch nhan nhãn khắp xã hội trong ba ngày tết. Nó làm cho người biết chuyện không còn chấp nhất các cảnh trái tai gai mắt xảy ra hàng năm trong những ngày tết.
Năm nay ăn tết trong niềm vui được san sẻ hạnh phúc từ tấm ảnh này, và có lẽ cũng từ nó mà nhiều người lấy lại sự bình thản trong tâm hồn bởi biết rằng không cần tiền của đầy nhà người ta mới hạnh phúc.
Nhưng cũng đồng thời, lắm khi nghĩ lại mà chợt thương mình, không lẽ chúng ta chỉ có quyền hạnh phúc với con cái còn với xã hội, đất nước nhiều người chúng ta vẫn phải đứng ngoài lề?


VIETTUSAIGON * MÙA XUÂN

Mùa Xuân 1979 và mùa Xuân 2016

Những con người sống sót qua khói lửa chiến tranh năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam nay về đâu? Làm gì? Và thời gian có làm thay đổi được số phận chất ngất nỗi đau mất mát, làm lành vết thương lòng của họ hay không? Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm câu trả lời dù rất mảy may chính xác trong bài viết này.
Có lẽ, cũng cần phải nói rằng đối với nhiều người Việt Nam và đối với lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc gây ra đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mệnh con dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tàn khốc và biểu hiện rõ nét tính man rợ của người Trung Quốc trong chiến trận kể cả lúc người ta thắng hay thua.
Và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, mặc dù nhà cầm quyền đã cố ém nhẹm, lấp liếm bằng nhiều cách, mãi đến năm 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới có hành động đến viếng mộ những liệt sĩ của cuộc chiến tranh này và công khai hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như một sự vớt vát về trách nhiệm lãnh đạo cũng như lương tri con người. Nhưng trước đó, vết thương chiến tranh đã khảm sâu vào tâm hồn dân tộc. Vết thương vẫn chưa bao giờ nguôi mưng đau khi nhà nước còn cố giấu giếm.
Và đã có bao nhiêu số phận, bao nhiêu con người vĩnh viễn ngã xuống, cũng như đã có bao nhiêu cuộc đời trở nên trơ trọi vì mất người thân, mất chỗ dựa bởi cuộc chiến tranh gây ra? Con số khó bề mà đếm xuể.
Nhưng dù sao đi nữa, dù không nói ra nhưng vẫn có nhiều gia đình liệt sĩ Cộng sản được công nhận, được truy lĩnh tiền tuất. Nhưng, đó cũng chỉ là những con số đầy chất tượng trưng, nó tỉ lệ với bia mộ liệt sĩ và những cuốn danh sách quân nhân chưa bị đốt cháy, thất lạc (có thể lý do sẽ là chiến tranh tàn phá!).
Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu người dân mất tất cả, từ người thân cho đến nhà cửa, tài sản, thậm chí một phần thân thể giúp họ duy trì sinh nhai cũng bị mất. Và những con người, những số phận bị chiến tranh vùi dập này đã về đâu?
Cũng xin nhắc lại là hiện tại, đang là mùa Xuân, những ngày này, trước đây ba mươi bảy năm, họ là em bé, là thanh niên mới lớn, là người mẹ trẻ, là đứa bé mới ra đời… Và chiến tranh đi qua đã cướp đi nhiều thứ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của họ. Họ phải đối diện với sự cô đơn, trơ trọi, phải tiếp tục sống suốt ba mươi bảy mùa Xuân kế tiếp và những mùa Xuân sau nữa. Những mùa Xuân Tây Bắc.
Tôi nhấn mạnh mấy chữ Mùa Xuân Tây Bắc để thấy rằng dường như đất trời, thời gian và con người Tây Bắc chưa bao giờ thoát khỏi sự khổ nạn có tên Trung Quốc.
Bởi lẽ, trước đây ba mươi bảy năm, trong một ngày đẹp trời, một buổi sáng bình yên, hoa lan rừng nở, chim hót và sương mù giăng mắc, hương rừng ngào ngạt, đất trời khởi sắc… Bỗng dưng súng nổ, khói thuốc bay, tiếng khóc, cái chết và máu tràn ngập, sự sống trở nên lạc lỏng và mong manh chưa từng thấy!
Cái chết đến từ Trung Quốc, đến từ một quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, từ một “người anh em quốc tế Cộng sản”, từ một “anh cả Cộng sản chủ nghĩa”… Và ai phải chết? Đó là những người lính cả hai phía, những người lính bị nhồi sọ giết tróc vô tội vạ của hồng vệ binh Trung Quốc và những người lính say chiến khi ngửi phải thuốc súng của quân đội Cộng sản Việt Nam. Cả hai phía, một bên xâm lược, một bên chống chọi bảo vệ đất nước. Nhưng cả hai bên đều được đào tạo dưới mái trường Cộng sản và cả hai bên đều xuất thân từ dân đen khốn khó.
Chỉ có những dân đen, những người lính phải trả giá cho cuộc chơi đầy thách thức và bốc đồng của Đặng Tiểu Bình với trung ương Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Họ Đặng đã tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học!”. Và không hiểu cái bài học đó có thấm nhuần gì với mấy ông Cộng sản Việt Nam hay không nhưng rõ ràng là nhân dân đã trả học phí cho bài học đó bằng xương máu và nỗi đau dai dẳng!
Và sau bài học đó, cả Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam vẫn vinh thân phì gia, chẳng hề hấn gì. Chỉ có nhân dân là mất mát mọi thứ, mất cả lẽ sống. Và cũng sau mùa Xuân chết chóc 1979, những con em người Việt may mắn sống sót, lại tiếp tục chết trong tay Trung Quốc bởi một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh này cũng không gây hề hấn gì tới giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nó còn tạo ra những cái bắt tay chứa đầy lợi lộc cho hai tay trùm Cộng sản này.
Nếu như năm 1979, những con em bơ vơ, lạc lõng sau chiến tranh phải chật vật bới từng hạt gạo trong đống đổ nát chiến tranh để cầm hơi mà sống thì hiện tại, những con dân sống sót lại tiếp tục oằn lưng cõng một cuộc chiến tranh khác, đó là chiến tranh của miếng ăn.
Thật là đau lòng khi hầu hết những cửu vạn thồ hàng, bốc hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam lại chính là những người từng mất mát, đau đớn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979! Bởi sau khi cuộc chiến đi qua, họ trơ trọi và nghèo khổ, họ kiếm sống bằng nhiều cách. Và cuối cùng, đi làm cửu vạn là cách khả dĩ nhất đối với những người chỉ còn biết hy vọng vào đôi tay, tấm lưng và đôi chân tõe ngón vì bươn bả với cuộc đời của họ.
Nếu như cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, tài sản và niềm hy vọng tương lai của hàng vạn gia đình thì cuộc chiến tranh hiện tại mà vũ khí chính là hàng giả, hàng độc hại từ Trung Quốc đang ồ ạt  tấn công vào từng cơ thể, từng sinh mệnh Việt Nam ( xin giới hạn đây chỉ là cuộc tấn công ở biên giới phía Bắc và có tác động đến những con người từng trải qua cuộc chiến 1979). Và thay vì chiến đấu chống với nó, những nạn nhân cuộc chiến tranh 1979 lại tự biến họ thành những người lính của Trung Cộng, mang thứ vũ khí chết bằng đường miệng, đường tiêu dùng về đầu độc đồng bào, dân tộc của mình.
Thật là đáng sợ khi nghĩ về miếng ăn, chỗ ở và cái mặc. Dường như con người đã tê liệt hoàn toàn bởi cái nghèo và sự sợ hãi về nó. Những người làm cửu vạn mang hàng Trung Quốc vào  Việt Nam có đáng trách hay không? Nói đáng trách cũng đúng mà nói đáng thương cũng không sai. Đáng trách bởi họ đã không vượt qua được sự bế tắc cũng như sự cám dỗ của đồng tiền (mặc dù phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt mới có được nó!). Nhưng đáng thương bởi họ đâu có cơ hội nào khác để mà lựa chọn!
Suy cho cùng, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam, kẻ có lợi vẫn là kẻ có quyền thế trong bộ máy nhà nước, từ những quan chức hải quan, cửa khẩu, biên phòng cho đến quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương… Tất cả bọn họ đều được hưởng một phần không nhỏ lợi lộc bởi các kênh hối lộ, đút lót, đổi chác quyền lực với chỉ thị bề trên Trung Cộng…
Và, cái chết vẫn thuộc về dân đen, từ người tiêu dùng cho đến người vận chuyện, họ lao lực với đồng tiền công chỉ đủ để tồn tại mỗi ngày, không có bảo hiểm, không có lương hưu và cũng không có gì bảo đảm rằng ngày mai họ ngã bệnh, những ông chủ, bà chủ đã thuê họ thồ hàng, bốc hàng sẽ ghé đến và cho họ một lon sữa. Suy cho cùng, nhân dân bao giờ cũng là nạn nhân của kẻ bán nước, kẻ thỏa hiệp và kẻ cơ hội!
Và bây giờ, mùa Xuân 2016, khi mà lịch sử một lần nữa phải được minh bạch, thì có những cuộc đời, những số phận của nhân dân đi qua cuộc chiến tranh ấy phải mãi mãi trôi và chìm. Họ trôi vào dòng lãng quên, ém nhẹm của chế độ và họ chìm dần vào những cơn đau mới, cái chết mới do Trung Quốc mang đến dưới sự bảo trợ, nội ứng của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Có thể nói rằng người dân Tây Bắc, người dân của những tỉnh gần Trung Quốc đã sống như những bông hoa lan rừng, sống âm thầm, lặng lẽ tự hút tinh chất của gió trời để vặn mình trổ hoa, để rồi khi sức tàn lực tận, lại chết một cách lặng lẽ nơi núi rừng, im hơi và lặng tiếng. Lại một mùa Xuân mới trên biên giới phía Bắc Việt nam, mùa Xuân thứ 37. Nó đủ dài để biến một đứa bé thành một người cha, người mẹ và nó cũng đủ dài để biến một mùa Xuân thành một tiếng thở dài. Hun hút!

NHẠC SĨ TUẤN KHANH

Mật mã hạnh phúc


Đầu tháng 1/2016, tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), người dân ở đây được giới thiệu  bộ Hạnh phúc, do bà Ohood Al Roumi làm bộ trưởng, mà theo như chính quyền thông báo, thì bộ này có quyền hạn bổ sung, lèo lái các chính sách chung nhằm đem lại “niềm vui và sự thoả lòng” của dân chúng trong đời sống hiện tại.
Những thập niên đầu của thế kỷ 21, lịch sử nhân loại ghi nhận rất nhiều những thành công về kinh tế, khoa học… của loài người đến mức vượt bậc. Hôm nay con người có thể thay ghép thân thể cho nhau, có thể mơ đến việc chống lại tự nhiên, kéo dài tuổi thọ… nhưng tranh cãi và băn khoăn vô cùng về cách làm sao để hạnh phúc.
Hạnh phúc, quả có một hạnh phúc cho mỗi cuộc đời con người trên trần thế, nhưng mong manh và hư ảo làm sao. Thậm chí con người vẫn luôn lầm tưởng rằng mình đang hạnh phúc, với những nhu cầu được biện giải giản đơn của trần thế như tiền bạc, xác thịt, danh vọng…
Hạnh phúc vẫn có thể bị lãng quên hoặc lạc nơi xó xỉnh nào đó giữa những nhu cầu con người ngày càng phức tạp, đến mức Liên Hiệp Quốc phải ấn định ngày 20.3 hàng năm là ngày International Day of Happiness để mỗi người tự xem lại đời mình đã thật sự có phút giây hạnh phúc nào chưa?
Tuy nhiên, vùng đất Hồi giáo rất hà khắc UAE này không phải là nơi đầu tiên nghĩ ra việc biến một khái niệm trừu tượng thành cơ sở hoạt động hành chính cụ thể. Năm 2013, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cũng đã tuyên bố thành lập một thứ trưởng phụ trách “hạnh phúc xã hội tối cao” là ông Rafael Rios.
Nhân vật được phó thác đi tìm hạnh phúc của quốc gia này nói với tờ NPR rằng lý tưởng của chính phủ là sẽ tạo ra số tiền thu nhập lớn nhất để đem lại hạnh phúc cho con người. Freddy Ehlers, bộ trưởng ngôi sao truyền hình và du lịch, thì nói đơn giản hơn: “buen vivir”. Hạnh phúc”, một cụm từ mà nôm na là “sống tốt”, vậy thôi.
Ngay cả cách nói "sống tốt", tưởng chừng là dễ hiểu, cũng rất mông lung. Báo cáo của Human Rights Watch năm 2015 cho biết tất cả những lao động của Bắc Triều Tiên đưa ra nước ngoài lao động tập thể bị chính quyền lấy đi hết 70% lương mỗi tháng, nhưng khi được báo chí hỏi đến, họ đều nói là “rất hạnh phúc”.
Nhà văn lừng danh của Nga M. A. Solokhov (1905 – 1984) khi bị mật vụ Nga tố tập 2 của bộ tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì tổ quốc “có vấn đề”, ông buộc phải đốt bản thảo này, và trả lời với an ninh văn hoá rằng “tôi hạnh phúc với miếng bánh mì của mình”.
Liệu một quốc gia sẽ mạnh miệng tuyên bố mình là đất nước hạnh phúc như thế nào, với khái niệm quá ư ảo diệu này? Và một chính phủ có thể điều chỉnh suy nghĩ về hạnh phúc của dân chúng như thế nào?
Năm 1972, vua Jigme Singye Wangchuc của Bhutan đã từng gợi ý rằng nước này sẽ đặt ra một chỉ số đánh giá mang tên “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness/GNH) và coi trọng hơn hoạt động kinh tế của mọi chính sách công.
Tuy không có cấp bộ nhưng Ủy ban hạnh phúc quốc gia Bhutan được giao nhiệm vụ khảo sát mức độ hạnh phúc hàng năm trong cả nước. Các thông tin mà họ thu thập được sau đó được sử dụng bởi các chính phủ để đưa ra các chính sách quyết định.
Ấy vậy mà, dựa theo hoạt động của chính Bhutan, báo cáo của Liên hiệp quốc về Hạnh phúc thế giới gần đây nhất, Bhutan chỉ đứng thứ 79 ra trên 158 quốc gia. Hiện định kiến về vấn đề giới tính, một người bị tố cáo là gay sẽ phải chịu án giam từ một tháng đến một năm, có lẽ chỉ số hạnh phúc của Bhutan với thế giới trong năm nay sẽ còn giảm nữa.
Trong khi đó, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy… rất “vô danh” trong những hoạt động có tên gọi xây dựng hạnh phúc nhưng lại nằm trong top 10 những quốc gia Hạnh phúc thế giới, với chú thích rằng người dân ở đây khi được hỏi, họ nói rằng họ cảm thấy mình đủ quyền của một con người, và hơn hết, là tự do.
Tự do, lại thêm một khái niệm gây tranh cãi. Nhưng rõ ràng hạnh phúc và tự do rất gần nhau, đặc biệt, khi người được hỏi có quyền tự do diễn đạt mình có hạnh phúc hay không mà không lo ngại gì. Những phụ nữ bị buộc phải lấy chồng là chiến binh ISIS ở Syria cũng luôn nói rằng mình hạnh phúc, cho đến khi đào thoát được sang vùng đất khác.
Trên Twitter, Người ta bắt đầu thấy những câu bình luận được đánh dấu “If_you_were_the_happiness_minister” để chế giễu về việc áp đặt và nhận dạng hạnh phúc của người khác. Những câu bình luận cho mục nói trên (nếu như tôi là bộ trưởng bộ Hạnh phúc) có thể dành cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào một cách nghiêm túc dù phải nở chút đỉnh nụ cười.
Nếu tôi là bộ trưởng Hạnh phúc, tôi sẽ làm gì? Công việc của tôi chắc là nhiều lắm, nhưng để làm vài việc đầu tiên, chẳng hạn, tôi sẽ đến U Minh, Cà Mau để hỏi xem người dân bị cưỡng chế đập nhà để xây cầu, né không làm hại nhà của chị ông chủ tịch thị trấn có hạnh phúc không?
Tôi sẽ tìm đến các luật sư của em thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn để hỏi họ có hạnh phúc không, khi mọi chứng cứ buộc tội em bị báo chí bóc trần là cố ý sai lệch, vu cáo… nhưng toà án tỉnh Long An vẫn khư khư cố chấp? Hoặc tôi sẽ đến Sơn La, nơi các học sinh phải bắt chuột để ăn khi tết này rực pháo hoa hàng trăm tỉ vô nghĩa – rằng các em có hạnh phúc không?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết rằng “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm”… Chúng ta hãy cùng nhau đi thăm mọi nơi, và nhớ ghi chú rằng “hạnh phúc không nằm trong chỉ số”.
Hạnh phúc là nơi gương mặt con người, nơi tự do và lời nói về cuộc đời mình đang có. Hạnh phúc không rõ ràng như thấy ở đám đông vui cười mặc veste, đi xe hơi và nói tiền tỉ. Hạnh phúc có thể nằm ẩn sâu trong những đôi mắt im lặng nhìn chúng ta, những cái nhìn có thể làm chúng ta thao thức.

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN



h ngồi giữa ở hàng giữa.

Bài phỏng vấn Bác Sĩ Đính và Bà Nguyễn Nga Mỹ
của Trọng Thịnh trên báo Tiền Phong

Gia đình Học Giả Nguyễn Văn Vĩnh
Qua Ký Ức
của Những Người Cháu Nội



Một buổi sáng cuối thu, có người phụ nữ đã luống tuổi tìm đến văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM. Bà tự giới thiệu tên là Nguyễn Nga Mỹ - con của ông Nguyễn Dương và là cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
Bà Mỹ đưa một lá đơn đề nghị nói lại cho cụ thể về hai bài viết đăng cách đây chưa lâu trên báo Tiền Phong: “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh” và bài “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” của tác giả Khúc Hà Linh.
Tuy nhiên lá đơn không đứng tên bà Mỹ mà đứng tên của một người cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khác: Ông Nguyễn Lân Đính - con ông Nguyễn Hải.
Chúng tôi đã gặp cả hai người cháu nói trên của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuộc trao đổi, cả ông Đính và bà Vĩnh khẳng định, những vấn đề chưa đúng trong hai bài báo đều không lớn, nhưng có thể gây hiểu nhầm cho người đọc cũng như làm sai lệch lịch sử. Cụ thể, với bài báo “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh”.
- Chi tiết thứ nhất: học giả Nguyễn Văn Vĩnh được cải táng sau hơn 3 năm chôn cất theo đúng phong tục tập quán của người miền Bắc chứ không phải chỉ sau vài tháng như bài báo đã nêu. Bà Nguyễn Thị Mười - Con gái cụ Vĩnh sinh năm 1919 hiện vẫn còn sống và còn minh mẫn đã khẳng định điều đó.
- Chi tiết thứ hai: về ngôi nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) mà cụ ông và cụ bà Vĩnh đã từng sống. Ông Nguyễn Lân Đính khẳng định ngôi nhà đó là của anh em bên mẹ ông mua và cho mẹ cùng anh em ông ở từ năm 1942, tức là sau 6 năm cụ Vĩnh mất thì làm sao cụ Vĩnh có thể ở đó được. Và tới năm 1954, trước khi cả gia đình ông bà Nguyễn Hải di cư vào Nam, bà Hải đã mời bà Vĩnh về ở.
- Chi tiết thứ 3: theo ông Đính, cụ bà Vĩnh là một người rất đảm đang, khéo thu vén, tần tảo nên không chỉ lo cho mười mấy người con trong đó có nhiều người thành đạt mà còn giúp đỡ chồng rất nhiều khi cụ Vĩnh gặp khó khăn về tài chính. Thậm chí dù Nguyễn Nhược Pháp là con riêng của chồng nhưng bà vẫn nhận nuôi và coi như con ruột. Trong kháng chiến chống Pháp, bà Vĩnh cũng giúp đỡ tài chính rất nhiều để các con tham gia kháng chiến.
Về bài báo “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” cũng có một chi tiết sai là “Được tin anh Hải mất trong Nam, Nguyễn Nhược Pháp buồn đau…”. Điều này là không thể bởi Nguyễn Nhược Pháp mất năm 1938, còn Nguyễn Hải mất năm 1939 thì sao người mất trước có thể buồn đau người mất sau được? Ngoài ra tên người con trai của cụ Vĩnh là Nguyễn Văn Phổ chứ không phải là Nguyễn Phổ.
Trong gia tộc họ Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ trừ Nguyễn Văn Phổ là có tên đệm chữ Văn và những người con riêng có tên đệm, còn lại các con trai cụ Vĩnh chỉ có tên và họ. Tuy nhiên đến đời thứ 3 trở đi thì đa số con trai đều được đặt tên chữ đệm là Lân còn con gái thì có tên cuối là Mỹ.
Ngay từ khi còn đi học, ông Nguyễn Lân Đính đã bị nhiều người nhầm là con của gia đình nhà giáo Nguyễn Lân - Một dòng họ nổi tiếng về sự học ở Việt Nam. Ông Đính còn nhớ vào khoảng năm 1943 - 1944, khi ông đang theo học tại trường Albert Sarraut, ông có được theo học thầy Nguyễn Lân.
Bà Mỹ và ông Đính cũng cám ơn tác giả Khúc Hà Linh đã quan tâm tới gia tộc của dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, tham khảo cần có sự đối chứng kỹ hơn nữa để tránh những sai sót. Con cháu cụ Vĩnh hiện đã lên tới 6 đời với vài trăm người.
Ngoài ra, cách đây 5 năm, Nguyễn Hồng Phúc – Con trai trưởng của Nguyễn Lân Chi (Cháu đích tôn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh) đã bỏ công sức đi sưu tầm những tài liệu, hình ảnh liên quan đến gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, trong đó có những tư liệu ghi nhận, chọn lọc và tổng hợp từ trí nhớ của rất nhiều người trong dòng tộc nên có những cơ sở khoa học để làm căn cứ khi nghiên cứu.
Hiện nay, trang web nguyenvanvinh.net do Nguyễn Hồng Phúc có lưu rất nhiều tư liệu và đã được nhiều người trong dòng tộc công nhận là trang web có những thông tin chính xác nhất.
Ông Nguyễn Lân Đính là con thứ 3 của ông Nguyễn Hải - Con trưởng của cụ Vĩnh. Ông Hải du học bên Pháp, nhưng giữa chừng thì về nước cưới vợ. Vợ ông Hải là bà Trần Thị Kim, con gái của ông Trần Văn Thông, Tổng đốc thành Nam Định.
Bà Kim còn có người anh trai khá nổi tiếng sau này là ông Trần Văn Chương, từng làm đến chức đại sứ của Việt Nam cộng hoà tại Mỹ và có cô con gái tên Trần Lệ Xuân - nổi tiếng với vai trò bà Cố vấn - tức phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu trong chính quyền Sài Gòn.
Ông Trần Văn Thông quê ở Biên Hoà nhưng được triều Nguyễn cử ra làm tổng trấn Nam Định.
Sau khi cưới vợ, ông Hải đã đưa vợ sang Pháp và đã sinh hạ được hai người con là Nguyễn Lân Chi (1928) và Nguyễn Thị Khuê Mỹ (1930).
Cũng trong năm này, bà Kim tiếp tục mang thai đứa con thứ 3 tại Pháp nhưng bà lại trở lại Việt Nam và sinh con tại Nam Định vào ngày 21-2-1931: Đó chính là Nguyễn Lân Đính. Tuy không phải là cháu đích tôn của cụ Vĩnh nhưng ông Đính lại có may mắn là đứa cháu được sống nhiều nhất với ông nội.
Sau khi sinh 15 ngày, bà Kim đã giao ông Đính cho bên nội nuôi và ông Đính được sống một thời gian trong ngôi nhà ở Thuỵ Khuê cùng với ông bà nội và các cô chú ruột.
Nhưng vì ông nội mất sớm (1936) nên trong tâm trí của đứa trẻ mới vài tuổi đầu, ông Đính chỉ nhớ là ông nội hay cho ông cháu ngồi lên đùi để ông nựng, có lần khi đi Lào về ông nội vừa bế ông khi ngồi trên ghế vừa xoay xoay chiếc lọ thủy tinh đựng mạt vàng, khoe với mọi người.
Một chi tiết nữa ông Đính vẫn nhớ là có một lần do ông khóc, đòi ngồi ăn cùng bàn với mọi người nên đã bị chú Pháp (Nguyễn Nhược Pháp) tát một cái. Tuy nhiên cũng như nhiều cô chú khác, chú Pháp cũng rất chiều cháu và hay chở cháu đi chơi, thậm chí chở vào cả toà báo để xem chú làm việc.
Mãi tới năm 1939, sau khi ông Hải mất tại miền Nam, bà Kim mới đưa các con ra Hà Nội sinh sống và ông Đính mới được sống cùng anh chị em ruột. Tuy nhiên ông vẫn qua lại với bà nội và các cô chú.
Như nhiều cô chú trong dòng tộc Nguyễn Văn Vĩnh, ông Đính học cũng rất giỏi và tốt nghiệp tú tài 2 vào năm 1950 tại trường Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Quận Hoàn Kiếm).
Năm 1951, ông Đính đi du học tại Pháp và lấy bằng tiến sỹ Y khoa năm 1958 với chuyên môn về dinh dưỡng. Thời điểm đó tại Việt Nam chưa có một ai có chuyên môn sâu về dinh dưỡng đến như thế.
Vì là đề tài tự đăng ký nên ban đầu ông Đính không được theo học chính quy. Và năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam nên ông Đính trở thành du học sinh tự do.
Muốn làm được tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng, ông phải có học bổng của chính phủ. Bí quá, ông đã nhờ em gái liên lạc với Trần Lệ Xuân để nhờ giúp đỡ.
Theo em gái ông kể lại thì khi nghe trình bày, bà Xuân đã nhấc điện thoại gọi cho ai đó và chỉ một tuần sau, ông đã có học bổng để tiếp tục làm luận án tiến sỹ.
Năm 1959 ông Đính trở về nước (thời điểm này cả gia đình ông đã đi cư vào Nam nên ông bay thẳng từ Pháp về Sài Gòn) và tham gia làm việc tại Phòng thí nghiệm khảo cứu dinh dưỡng.
Năm 1967, ông bị trưng tập vào Cục Quân y Quân lực Cộng hòa và sau đó làm Giám đốc Chương trình dinh dưỡng cho đến năm 1975.
Sau khi đất nước thống nhất, ông Đính không đi nước ngoài như nhiều người mà ở lại, làm qua nhiều công việc trước khi về làm giám đốc Trung tâm dinh dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế TP. HCM.
Tại đây, với khả năng chuyên môn của mình cùng với những mối quan hệ với nhiều tổ chức y tế trên thế giới có từ trước năm 1975, ông Đính đã cùng nhiều y bác sỹ có tâm huyết xây dựng trung tâm thành trung tâm chăm sóc, tư vấn về dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam.

______________________________________________


Về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh


Bây giờ thì bộ phim tài liệu gia đình của gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh mang tên “Mạn đàm về Người Man di hiện đại” dài tới 4 tiếng đã được chiếu tới 30 lần, ngoài những buổi chiếu tại gia đình, Trung tâm văn hoá Pháp thì có những buổi chiếu cho hàng trăm sinh viên trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá và Đại học Sư Phạm Hà Nội đều nhận được những phản hồi tích cực. Đây có lẽ là bộ phim tài liệu lịch sử duy nhất về một gia tộc được làm công phu, đồ sộ và… hoàn toàn bằng kinh phí độc lập. Người dám làm một việc “không giống ai” ấy là anh Nguyễn Lân Bình, một công chức ở Bộ Ngoại giao, cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh…
Anh Lân Bình bên bộ tràng kỷ, kỷ vật duy nhất của cụ Vĩnh


I- Tôi quen anh Lân Bình từ năm 2002 khi lấy tư liệu viết bài về cha anh, ông Nguyễn Dực, người có công đặc biệt trong việc xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam, tháng 8 năm 1945 .Ấn tượng đầu tiên về người đàn ông này là niềm tự hào và say mê đặc biệt khi nói về gia tộc mình. Khi nghe rồi mới thấy niềm tự hào ấy hoàn toàn có lý bởi đó là gia tộc có quá nhiều người tài, nổi tiếng với những tên tuổi đã “đóng đinh” vào lịch sử văn hoá, văn học nước nhà như học giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ Nguyễn Giang…
Khi có dịp ngồi nói chuyện với nhau, anh Bình thường nhắc nhiều về ông nội mình, một trong những người có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX .
Cần phải nói một chút về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. với tư cách là một nhà báo, dịch giả đã làm hết sức mình để chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết Quốc gia đầu thế kỷ XX.
Những nỗ lực của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào việc nâng cao dân trí, mở mang tri thức cho người dân Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam được dùng một thứ chữ viết riêng hiện đại, tiện lợi, trên con đường hội nhập với các dân tộc khác trên thế giới.
Trong cuộc đời mấy chục năm làm báo của mình, ông đã là chủ bút của 8 tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch hàng chục tác phẩm văn học, triết học, như “Kim Vân Kiều” (dịch từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ, rồi dịch từ chữ quốc ngữ sang Pháp văn); dịch “Triết học yếu lược”; rồi “Thơ ngụ ngôn” của La Fontaine; ” Ba người lính ngự lâm pháo thủ” (24 cuốn) của Alexandre Dumas; “Những người khốn khổ” của Victor Hugo; ” Miếng da lừa” của O.de Balzac… sang chữ quốc ngữ, mục đích để phổ biến chữ quốc ngữ với người Việt, đồng thời mở ra một cửa sổ giúp cho người dân tiếp cận với văn học, văn hoá thế giới…
Từng làm chủ nhà in và những tờ báo nổi tiếng nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX bằng cả tiếng Việt (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn – Tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí VN ) và tiếng Pháp ( Notre Journal, L’Annam nouveau – An nam mới…), nhưng do không chịu khuất phục người Pháp mà Nguyễn Văn Vĩnh đã bị chính quyền o ép tới mức phải phá sản.
Giữa năm 1935, với lý do Nguyễn Văn Vĩnh bị vỡ nợ, chính phủ thuộc địa đã tịch thu toàn bộ tài sản của ông đem bán đấu giá, số tiền bán đấu giá vẫn chưa đủ để trả hết nợ. Người Pháp đã đưa ra 3 lựa chọn cho Nguyễn Văn Vĩnh: nếu vào Huế làm quan, sẽ được trả lại toàn bộ tài sản như cũ; Ngồi tù ở Hỏa Lò dù chỉ 1 ngày; hoặc biệt xứ sang Lào với danh nghĩa đi tìm vàng để trả nợ! Với cái “máu” của người làm báo đậm chất kẻ sĩ, ông đã lựa chọn đi Lào. Tiếng là đi tìm vàng, nhưng chỉ trong 1 tháng ở Lào, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết thiên phóng sự dài kỳ “Một tháng với những người đi tìm vàng”, gồm 11 bài đăng trên báo L’Annam Nouveau. Khi loạt phóng sự này đang dở dang thì ngày 1- 5-1936, Nguyễn Văn Vĩnh đột ngột qua đời trong một chiếc thuyền độc mộc trên sông SêPôn, một cái chết cho tới bây giờ vẫn còn là bí ẩn…
Ông Vĩnh có tới 15 người con, với những biến cố của lịch sử đất nước, đại gia đình ấy cũng phải ly tán mỗi người một nơi và cũng có những người con của ông Vĩnh gặp phải hoàn cảnh không may mắn như Nguyễn Phổ, người cùng hoạt động tình báo với nhà văn Vũ Bằng nhưng vì một sự hiểu lầm mà đã bị bắt ngồi tù oan hơn 17 năm…

Bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” do Tiến sĩ vật lý hạt nhân – hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ năm 2001 tại Tokyo-Nhật Bản.

Anh Bình kể : Một thời gian dài, anh hầu như không hiểu gì về lịch sử gia đình, bởi một thời, vì nhiều lý do mà ngay trong nhà cũng không dám thường xuyên treo ảnh cụ Vĩnh. Thời đi học, anh chỉ biết đơn giản rằng ông nội mình là một người tài, rồi bị phá sản… Mãi tới cuối những năm 80 lần về quê đầu tiên với người chu ruột, rồi cuối những năm 90 vì được gia tộc tin cậy giao lại cái kho tư liệu mà các bác các chú anh đã cất giữ, anh Bình mới bàng hoàng lờ mờ nhận thấy :hóa ra sự nghiệp của ông nội mình quá lớn.! Vậy mà phần đông con cháu đều biết hoặc biết rất ít về cụ… Phải làm gì để con cháu không quên cội nguồn, phải làm gì để mọi người trong gia tộc đều dược biết rằng gia tộc mình có quá nhiều những điều kỳ vĩ mà vì sao lại phải chịu nhiều thăng trầm , đắng cay đến như vậy ? Câu hỏi ấy ám ảnh Nguyễn Lân Bình nhiều năm. Cho tới năm 2006, anh quyết định với di sản đồ sộ của ông nội và các bác để lại, nên làm một bộ phim tài liệu về gia tộc mình chí ít là để con cháu trong nhà cùng biết! Ngày đó, khi nghe anh nói ý định ấy, tôi và tất cả bạn bè anh đều nghĩ có lẽ ông bạn mình..có vấn đề rồi?!

II- Giờ đây, khi bộ phim đã hoàn thành và đã chiếu tới 30 buổi cho nhiều đối tượng từ các nhà văn, nhà báo, sử học, nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước, các nhà quản lý về văn hoá- văn nghệ, sinh viên các trường đại học và ở đâu,lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực. Nhắc lại hành trình suốt 1 năm làm phim, anh Bình tâm sự : “ nhiều lúc không dám nghĩ mọi chuyện lại trở thành hiện thực, vì khi bắt tay vào làm phim , không biết phải bắt đầu từ đâu và sẽ lựa chọn những chi tiết nào ? !” . Để có bộ phim dài 4 tiếng ấy, nhóm làm phim đã quay tới 1.500 phút ở Hà Tây, Hà Nội, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Lào và đi tới 5 thành phố ở Pháp.
Chuyện lo tiền làm phim cũng là điều rùng mình …” Lúc đầu, đạo diễn Trần Văn Thuỷ vì lo tôi sẽ quá tốn kém , ông bàn chỉ quay từ tư liệu trong nước thôi, bởi chỉ riêng vé máy bay khứ hồi Hà Nội- Paris đã là 20 triệu đồng/ người là giá năm 2006 . Ai cũng biết muốn có tư liệu về Việt Nam thời Pháp thuộc thì phải đến được các kho lưu trữ ở Pháp. Để cho bộ phim sinh động và sát thực dù tốn kém cũng phải đi. Nhưng tiền ở đâu khi mà những bạn bè thân thiết thì anh đều… đã vay cả rồi , anh cũng.muốn có lời với những ngừoi họ hàng song việc giải trình thật nan giải vì chính những người thân của anh cũng chưa hình dung được mục đích của anh sẽ đi về đâu ?” Anh quyết định vay ngân hàng theo thể thức thế chấp. Có lẽ đó là quyết định mạo hiểm nhất trong quá trình làm phim, kể cả có sự đồng thuận của chính gia đình nhỏ của mình thì sau này sẽ trả bằng cách nào ?!. Ở cái thế không thể lùi thì chỉ còn cách là tiến lên và sổ đỏ được mang đi “gửi” ngân hàng. Biết chuyện, những người ruột thịt của anh đều “choáng” và lo lắng trước quyết định có thể gọi là quá liều lĩnh này (mãi tới giữa năm 2007, người chú ruột của anh khi bán ngôi nhà riêng đã đưa tiền để anh đi trả ngân hàng chuộc lại sổ đỏ, lấy lại sự bình tâm cho gia đình).
III- Tôi đã xem bộ phim tài liệu dài 4 tập với thời lượng tới 215 phút và thực sự bị hấp dẫn tới phút cuối cùng, quả thực nếu thiếu đi những trường đoạn quay ở SêPôn và 5 thành phố ở Pháp với rất nhiều tư liệu và nhân vật thì chắc chắn bộ phim sẽ thiếu thuyết phục, hoặc có cố làm thì cũng sẽ khô khan.
Với một đống tư liệu “chết”, nhưng nhóm làm phim đã làm rất công phu khi không chỉ đi gặp rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, con cháu của cụ Vĩnh ở trong và ngoài nước, rồi còn lặn lội sang Lào theo hành trình “Một tháng với những người đi tìm vàng” mà cụ Vĩnh đã đi năm 1936 từ Hà Nội sang Sê Pôn… Với cách làm phim theo kiểu kể chuyện, qua lời kể của các con, cháu và những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu xã hội có uy tín … bộ phim đã dựng lên thân thế, sự nghiệp của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh và cả những người con tài hoa của cụ… Trong những phản hồi về bộ phim, có những lời nhận xét rất cảm động, như của Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Như Chính sau khi xem phim rằng “thật xúc động lòng người. Bộ phim đã dùng hình ảnh để chứng minh cho những ai còn mơ hồ về cụ do thiếu thông tin vì không có điều kiện tìm hiểu. Tôi đã nhiều lần rơi lệ khi xem hết bộ phim…”. Đặc biệt Giáo sư Sử học Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thốt lên với chính anh Bình rằng : “Chưa bao giờ ở Việt Nam lại có một bộ phim lịch sử do cá nhân thực hiện lại không có một sự trợ giúp tài chính của bất kỳ một tổ chức nào và lại đạt được sự cuốn hút tuyệt đối đến phút chót như bộ phim này!”
IV- Bây giờ, tại ngôi nhà ở 55 ngõ Lương Sử C, Nguyễn Lân Bình vẫn lưu giữ được kỷ vật duy nhất của ông nội mình để lại, đó là bộ ghế tràng kỷ mà cụ Vĩnh đã rất cầu kỳ thuê thợ chạm khắc công phu ở các chỗ tựa hai bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine do cụ dịch. Anh Bình vẫn đang tất bật với bộ phim, anh cho biết bộ phim đã được dịch hoàn chỉnh sang tiếng Pháp, và tiếng Anh.
Một thoáng xa xăm khi anh nhìn lên bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” của Tiến sĩ vật lý hạt nhân- hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ tại Tokyo treo trang trọng ở phòng thờ. Anh Bình nói : sau những biến cố của lịch sử, cháu chắt cụ Vinh giờ ở nước ngoài khá đông, mà thế hệ thứ 3, thứ 4 nhiều người không nói được tiếng Việt nên anh cho dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp để những thế hệ cháu chắt của cụ, dù ở đâu cũng sẽ hiểu được về lịch sử gia tộc của mình khi xem phim, mà lịch sử của một gia tộc cũng chính là lịch sử của một Dân tộc.
Dường như, với anh, những câu chuyện của quá khứ vẫn còn ám ảnh…
Nguyễn Thiêm



Bé Như Sợi Chỉ


S. T.T. D Tưởng Năng Tiến

Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam.
Võ Thanh Liêm & Lê Huy Lượng
Dù chào đời tại Sài Gòn nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên tôi không hiểu gì nhiều về ông Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, tức Ba Huy. Nhờ đọc bài (“Cuộc Đời Nghèo Khó Của Con Trai Công Tử Bạc Liêu”) trên trang Vnexpress nên mới biết thêm được đôi ba chi tiết, hơi buồn:
Đốt tiền nấu trứng” là câu đồn thổi về công tử Bạc Liêu. Vậy mà ngày nay con trai ông lại đang phải chạy vạy kiếm từng bữa ăn trên chính mảnh đất của tổ tiên.
Giọng nghèn nghẹn, ông Đức kể, sau hai năm trốn nợ bên đất khách quê người, năm 2000 ông Đức dẫn vợ con về lại TP HCM sống với nghề chạy xe ôm. Ông phải làm việc từ 5h sáng đến tận nửa đêm nhưng cuộc sống vẫn mãi nghèo túng vì ngoài chi phí sinh hoạt, gia đình ông phải mua thuốc điều trị cho con gái. Đến tháng 7 vừa qua, gia đình ông về cố hương tìm chốn dung thân.
Trở lại khuôn viên dinh thự của dòng họ Trần Trinh giàu nhất xứ Bạc Liêu xưa, nay được trùng tu thành khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức con trai của Công tử Bạc Liêu với người vợ thứ hai quê Mỹ Tho cho biết cha mình có đến 4 người vợ…
Xuất thân giàu có, ảnh hưởng sự phong lưu của cha nên những năm tháng vàng son, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà ông Đức không biết đến bởi đêm nào cũng đi nhảy đầm. Người em cô cậu ruột của ông là ông Phan Kim Khánh khi ấy cũng học ở Sài Gòn và “ham vui” có tiếng.
Ông này biết trong “nhà lớn” có 5 cặp bình màu xanh lục (lục bình) có dấu ấn vua chúa được ông ngoại Hội đồng Trạch mua được từ bên Tàu. Mỗi lần vui chơi hết tiền, ông Khánh được một đại gia nổi tiếng trong giới kinh doanh xe máy ở Sài Gòn “xúi” về quê “chôm” cặp lục bình mang lên bán với giá 250.000-300.000 đồng/cặp (thời ấy giá lúa chỉ có 1,7 đồng/giạ) để lấy tiền tiêu xài.
 Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Khánh chính là người trực tiếp bàn giao 3 cặp lục bình còn lại cùng với toàn bộ tài sản là khu “nhà lớn”, đất đai, các khu phố… ở Bạc Liêu cho chính quyền cách mạng.

Dinh thự của Công tử Bạc Liêu giờ thành khách sạn. Ảnh và chú thích: Vnexpress
Kiểu “bàn giao” này ngó bộ (hơi) trắng trợn nên blogger Truong Huy San  bèn có một đề nghị nhỏ:
Tại sao Khách sạn "Công Tử Bạc Liêu" không thu xếp một phần nhà đưa ông Trần Trinh Đức về ở trong đó, mời ông làm người hướng dẫn khách tham quan và tìm hiểu về dòng tộc nhà ông. Cho dù phải thu hẹp hơn phần nhà cho thuê nhưng nếu được ở cùng với "công tử" chắc chắn khách sẽ ghé nhiều hơn, trả giá cao hơn, kinh doanh phát đạt hơn. Tôi đã từng ở trong khách sạn này, tìm hỏi gặp người thân nhà công tử mà không ai biết.
Không chỉ riêng khu nhà Công Tử Bạc Liêu, lên Hà Giang, thấy người nhà vua Mèo Vương Chí Sình bị trục khỏi Nhà Vương (ra ở mấy căn nhà phố xây rất phản cảm trong không gian kiến trúc ấy) hay thấy dinh thự Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai, trống không, mới thấy Chính quyền vừa tham vừa thiển cận.
Lẽ ra phải tôn trọng quyền thừa kế tài sản của những người thân trong dòng tộc nhưng yêu cầu quản lý khu nhà nhà một di sản cần bảo tồn. Hướng dẫn họ khai thác kinh doanh và nhà nước thu thuế.

Vương quốc Champa Campapura 192 - 1832. Nguồn ảnh: wikipedia
Ý Kiến của nhà báo Huy Đức khiến tôi nhớ đến một đề nghị lớn (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) hết sức chí tình, của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Xin trích dẫn vài đoạn chính để rộng đường dư luận:
Phần giới thiệu
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra đề nghị tái lập vương quốc nhỏ bé Champa tại Phan Rang. Tái lập trên danh nghĩa để bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử, không tự trị và không biệt lập. Như tựa đề bài viết, một đề nghị mô phỏng theo tiểu vương quốc Monaco ở cạnh nuớc Pháp. Chúng tôi cũng đồng thời nêu lên những sự việc bảo tồn văn hóa đa nguyên, đa dạng đáng được khích lệ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đưa ra những yếu tố lịch sử, nhân đạo, văn hóa, kinh tế và ngoại giao để biện minh cho ý kiến của chúng tôi. Mọi ý kiến ủng hộ, phản bác từ các giới trí thức và học giả Việt Nam đều mang tính tích cực trong thời đại ánh sáng và trí tuệ ngày hôm nay.
Nước Việt Nam là một quốc gia có nhiều nguồn gốc văn hóa và nhiều pha trộn chủng tộc; yếu tố này làm cho nước và người Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng. Lịch sử và văn hóa Việt Nam đã và đang tạo sự hấp dẫn và thán phục từ người ngoại quốc, điều mà chúng ta có thể cùng hãnh diện. Ở thế kỷ 21 thế giới văn minh đang tiến đến một thời đại mới, chúng ta có thể gọi là thời đại Nhân Bản. Ngày nay thế giới văn minh bao dung và trân quí sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.

nh: the-wild-beauty-of-cham-girl-with-different-colored-eyes
Những khác biệt được người ta tìm hiểu và bảo tồn cho bức gấm lịch sử nhân loại thêm màu sắc rực rỡ. Khi chúng ta và thế giới đang quan tâm đến việc bảo tồn các loài như voi, tê giác, cá sấu, gấu rừng, chim muông quí giá của Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng thì tại sao chúng ta có thể làm ngơ với dân tộc và văn hóa Chăm đang bị mai một, đồng hóa và nguy cơ tuyệt chủng là có thật vì hiện nay chỉ còn 100.000 người Việt gốc Chăm giữa 82 triệu người Kinh (0.0012% dân số).
Trường hợp Monaco, Tô Cách Lan và Tân Tây Lan
Sự thành công về kinh tế và văn hóa của tiểu vương quốc (principality) Monaco là một sự hãnh diện cho chính phủ Pháp từ số thuế thu được cho đến lợi ích du lịch, thương mãi, tài chính, và ngoại giao. Monaco có diện tích đất đai là 150 héc-ta, nhỏ bằng 1 cái đồn điền cà phê, chỉ có 30.000 dân nói tiếng Pháp và lệ thuộc Pháp. Monaco nhờ kinh doanh vào du lịch, tài chính và sòng bạc nên trở nên phồn thịnh. Kinh tế của tiểu vương quốc này đã tăng nhanh từ 3.2 tỉ năm 1975 lên đến 40 tỉ tiền Phật Lăng năm 1995. Lợi tức đầu người năm 1999 là $27.000 US. Sự hiện diện của Monaco không là một mối nguy mà chỉ mang lại nhiều phúc lợi cho nước Pháp.
Tô Cách Lan (Scotland) thuộc liên hiệp các Vương quốc Anh (United Kingdom) vào ngày 1 tháng 7 năm 1999 cũng có được quốc hội riêng sau gần 300 năm bị sáp nhập vào Anh quốc bằng đạo luật “Acts of Union 1707”. Ngày nay Tô Cách Lan vẫn phát triển cùng nhịp với Anh quốc, mọi liên hệ sâu sắc về kinh tế, luật pháp và hoàng gia vẫn duy trì một cách tốt đẹp.
Gần với Việt Nam hơn là Tân Tây Lan (New Zealand), cũng từ lâu có sự hiện diện của một tiểu vương tượng trưng cho thổ dân Maori. Vị nữ vương bộ lạc Maori vừa mới từ trần vào ngày 15 tháng 8 năm 2006 là Te Arikinui Dame Te Atairangikaahu. Con trai của bà là Tuhetia Paki đã lên ngôi vua bộ lạc với sự ca ngợi của nhân dân và chính phủ Tân Tây Lan, nhân dân và chính phủ Úc và các nước đa đảo châu Á Thái Bình Dương. Sự ca ngợi đây phải được hiểu rằng dành cho tâm lý trưởng thành, tinh thần bao dung, chung sống hài hòa và ý thức bảo tồn văn hóa Tân Tây Lan của chính nhân dân Tân Tây Lan. Dân tộc Maori là cư dân địa phương của Tân Tây Lan và họ chiếm 15% dân số Tân Tây Lan. Số còn lại đa số là người gốc Anh và di dân Ấn Độ, Việt Nam.

Ảnh: ponagar.blogspot
Tất cả những trường hợp điển hình trên đây đều mang lại sự phồn thịnh, hài hòa và quan trọng hơn cả là một bằng chứng của sự trưởng thành của những dân tộc này. Trừ Monaco có duy trì đại diện tại Liên Hiệp Quốc nhưng Pháp nắm giữ an ninh và chia tiền thuế, tiểu vương Maori của Tân Tây Lan và Tô Cách Lan chỉ có sự công nhận của Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị và vẫn thuộc Liên hiệp Anh (Commonwealth).
Một vương quốc tí hon trên thực tế nhưng to lớn trong ý nghĩa bao dung
Phan Rang (Panduranga, tỉnh Ninh Thuận) có diện tích đất đai là 3360 km2 và dân số là 532.000 người,trong số đó có 60.000 người Chăm. Tức là ngay cả ở cứ điểm cuối cùng của mình, dân tộc Chăm vẫn là thiểu số. Tuy nhiên Panduranga dưới triều Hoàng đế Gia Long vẫn còn giữ tên gọi Chiêm Thành quốc. Đề nghị tái lập tên gọi Vương quốc Champa tại Phan Rang rất hợp lý và không thiệt hại gì cho người Việt mà chỉ có lợi về nhiều mặt. Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam. Sự trưởng thành ở lòng tin vào nhau, sự trưởng thành ở sự không sợ hãi sự thật, sự trưởng thành ở quyết tâm hàn gắn vết thương lịch sử...” (hết phần trích dẫn).
Bao dung là ý niệm xuyên suốt trong bài viết (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Hạn từ này, buồn thay, không có trong tự điển của  người CSVN. Tầm nhìn của họ chỉ thấp cỡ như loài kiến, và lòng dạ thì (chắc) không lớn hơn sợi chỉ.
Điều đáng buồn không kém là đức bao dung, xem chừng, cũng không dễ thấy trong lòng dân Việt. Trong ánh mắt của rất nhiều người ở xứ sở này (chứ chả riêng gì những kẻ hiện thuộc giới cầm quyền) đồng bào Mường, đồng bào Thượng – chưa chắc – đã phải là đồng bào (thiệt) nói chi đến người Chăm!
Dù trong lãnh thổ Việt Nam hiện nay chứa không ít mồ hôi, nước mắt và máu xương của nòi giống Champa nhưng ngay cả một con đường (nhỏ) mang tên những đấng quân vương – như Chế Chí, Chế Mân, Chế Bồng Nga ... mà tìm đỏ mắt còn chưa ra thì giấc mơ (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) của nhị vị thức giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng, xem ra, còn rất xa vời.
Lòng dạ chúng ta, có lẽ, không đến nỗi bé như sợi chỉ nhưng e cũng không lớn hơn cái tăm là mấy. Dân tộc Việt sẽ còn gặp nhiều thảm kịch khác nữa – trong tương lai gần, ngay cả sau khi những người cộng sản đã đội nón ra đi – nếu sự thiển cận và hẹp hòi này không được nhận diện và loại bỏ.
K’ Tien
http://www.rfavietnam.com/node/3055

SƠN TRUNG * CỘNG SẢN DỐI TRÁ, CƯỚP CỦA, GIẾT NGƯỜI


CỘNG SẢN DỐI TRÁ, CƯỚP CỦA, GIẾT NGƯỜI

SƠN TRUNG



Cộng sản có đủ ba tính chất dối trá, cướp của và giết người. Những cộng sản cao cấp là những đại quỷ, trừ những người cộng sản giác ngộ. Một số người bảo rằng Marx chỉ là một lý thuyết gia, chính những người hoạt động thực thi chủ nghĩa Marx mới  có tội. Thật ra Marx chính là đại tội nhân, dối trá, cướp của và giết người đã nằm sẵn trong Tuyên Ngôn Cộng Sản của Marx và Engels.




I. KARL MARX


1 . Chủ trương diệt tư sản, tịch thu tài sản tư bản, cấm tư hữu là một hình thức cướp tài sản nhân dân chứ không riệng tư sản.


2. Cưỡng bách lao động, lâp công trường, nông trường là bắt nhân dân làm nô lệ.


3. Xây dựng cộng sản chủ nghĩa văn minh giàu mạnh, xóa tan bất công, san bằng giai cấp xã hội , diệt trừ bóc lột, cộng sản tự do gấp triệu làn tư bản, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu là những lời dối trá.



II , LENIN, STALIN, MAO, .



Cả bọn họ đã bắt nhân dân làm lao động khổ sai trong thời tiết và địa lý khắc nghiệt, làm việc quá sức thiếu dụng cụ, lương thực và thuốc men ...đã làm chết hàng chục trục triệu ngừi. Bọn họ khủng bốm, trừng phạt, tàn sát, giam cầm, gây chiến tranh , nâng tổng số nạn nhân lên hàng trăm triệu.

Lenin, Stalin, Mao miệng hô hào chống tư bản bóc lột, chống đế quốc xâm lược nhưng thưc chất công sản cũng là đế quốc xâm lược. Nga chiếm các nước xung quang làm liên bang Nga và chiếm xa hơn nữa lập Liên bang Xô Viết. Nga xâm lược Đông Âu, lập Đệ tam quốc tế, bắt các đảng cộng sản thần phục.


Mao đã chiếm Mông Cổ Tây Tạng, nay chiếm Biển Đông nhắm tiến tới thống trị châu Á và thế giới. Trung Cộng đã chiếm biển, biên cương và sở hữu đất đai, núi rừng Việt Nam, vài năm nữa Trung Công sẽ sát nhập Việt Nam vào bản đồ Trung quốc.


III. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN


1. Nguyễn Tất Thành và bọn cộng sản rầm rộ quảng cáo cậu Ba tìm đường cứu nước, nhưng Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu đã vạch mặt việc cậu Ba lạy lục Pháp để vào trường Thuộc Địa của thực dân Pháp.

2. Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc và tác phẩm của các bậc thầy như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền.

3. Nguyễn Tất Thành tiếm danh Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm và danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của ông

4. Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu và các đảng viên Cộng sản không theo y cho Pháp.

5. Mao Trạch Đông và tình báo Hoa Nam đã đưa Hồ Tập Chương, người Khách gia, gốc Đài Loan thay thế Nguyễn Ái Quốc khi Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932.

6. Hò Chí Minh giết các đảng phái Đệ tứ và đảng phái quốc gia, lãnh tụ và tín đồ tôn giáo trong 1945-1946.

7.Hồ Chí Minh , Võ Nguyên Giáp cùng Pháp ra tay tàn sát Quốc Dân đảng, Việt Quốc, Việt Cách tại Ôn Như hầu năm 1946.

8.Hồ Chi Minh tuân lệnh Nga , Trung cộng thi hành CCRD để khủng bố, tàn sát và cướp tài sản nhân dân Việt Nam.

9.Lê Duẩn lấy 16 tấn vàng đưa sang Nga rồi vu cho Nguyễn Văn Thiệu lấy. Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh đánh tư sản, đánh văn hóa đồi trụy tịch thu tài sản nhân dân bỏ túi.

10. Lê Duẩn bỏ tù hàng triệu sĩ quan, quân nhân, viên chức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, gây ra nạn vượt biên có nửa triệu người chết trên biển Đông.. Mai Chí Thọ tổ chức bán xuất cảnh chính thức, thu hàmng tấn vàng gây cho hàng trăm ngàn người bị chết vì thuyền chở quá tải.

11.Cộng sản Việt Nam bóc lột và lường gạt lao động, và buôn bán nô lệ dưới các chiêu bài lao động XHCN, lao động nước ngoài. Cộng sản Việt Nam đã bắt các nạn nhân nộp tiền, cầm cố nhà cửa, ruộng đất để được xuất khầu. Hàng nửa triệu phụ nữ đã trở thành gái điếm phục vụ cho túi tiền Cộng sản. Các lao động nước ngoài và trong nước làm cho công ty nước ngòi bị bóc lột bao nhiêu? Nay thông tư mới, Cộng sản bắt lao động nước ngoài nộp 22% lợi tức.

Ngày xưa Pháp mộ phu, dân nghèo được trả tiền trước, nay cộng sản lại cướp cơm chim. Một người đi xuất khẩu lao động, đi làm dịch vụ trong đó có dịch vụ xuất khẩu gái đứng đường, mỗi cá nhân phải nộp tiền khoảng 10 ngàn đô, phải cầm nhà cửa ruộng đất cho cộng sản và nộp 22% lợi tức về cho cộng đảng.

-Xuất khẩu lao động là một cách cướp đoạt sưc lao động của dân lao động. Ngoài ra đó cũng là mưu mánh lừa gạt dân chúng trong các cdịch vụ du lịch, học nghề, hôn nhân, giúp việc..
Khi Liên Xô và Đôog Âu tồn tại, Việt Nam dụ lao động ra nước ngoài để trừ nợ, và chúng gọi đó là " lao động xã hội chủ nghĩa"
Ngày nay cộng sản gọi là xuất khẩu lao động. Đó là một hình thức bóc lột lao động và buôn bán nô lệ,.
Nghị định 115/2015/NĐ-CP “hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa được nhà nước CSVN ban hành. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016 cho tất cả người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Người đi lao động nước ngoài sẽ phải nộp mỗi tháng 22% tiền lương cùng các khoản trợ cấp cho nhà cầm quyền CSVN gọi là “phí bảo hiểm xã hội”. Nhưng những quyền lợi về bảo hiểm họ chỉ được hưởng khi về hưu hoặc chết. Vì đây là phí bảo hiểm xã hội bắt buộc nên người đi lao động nào cũng bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ này.
So sánh với lao động trong nước người đi lao động nước ngoài phải đóng BHXH với một tỷ lệ rất lớn, lên tới 22% lương cùng các khoản phụ cấp. Trong khi người trong nước chỉ đóng 10,5% với sự hỗ trợ của công ty.
( Vét cạn túi người tha hương cầu thực. https://chantroimoimedia.com/2015/12/27/vet-can-tui-nguoi-tha-huong-cau-thuc/
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lao-dong-lam

12.Vào ngày 4 tháng 1, 2016, Trần Đại Quang ký Thông tư 01/2016/TT-BCA cho phép bất kỳ một công an nào, ở mọi cấp bậc, đều có quyền "trưng dụng" bất cứ thứ gì và từ bất cứ ai. Như vậy là nay Cộng sản, nhất là công an có quyền cướp tài sản bất cứ ai., không phân biệt người ngoại quốc, Việt kiều hay đảng viên cộng sản.  Trước đây, cộng sản cướp của còn che mật nạ, nay cường đạo cướp của có giấy phép của nhà nước. Công an lên ngôi, đạo tặc lên ngôi!


-Từ 1945 đến nay, cộng sản lập nên bộ máy đàn áp , bóc lột nhân dân, công khai cướp nhà cửa, đất đai của nhân dân, công an đánh chết nhân dân... và làm tay sai Trung Cộng trong ý đồ biến Việt Nam thành châu quận Trung Quốc. Bọn họ đã phá hoại kinh tế quốc dân, đạo đức dân tộc.


Cộng sản là đại họa của Việt Nam và thế giới. Muốn Độc lập, Tự do, Dân Chủ và Hạnh phúc, chúng ta phải diệt trừ cộng sản.



No comments:

Post a Comment