Ba mươi sáu kế của Tôn Tử
Khổng Tử sinh vào năm 551 trước Công Nguyên và mất vào năm, 479 trước Công Nguyên, thọ 72 tuổi.
Tôn Tử sinh vào năm 545 trước Công Nguyên và mất vào năm 470 trước Công Nguyên, thọ 75 tuổi.
Cả hai bậc Tiền Nhân của người Trung Hoa coi như sinh cùng thời, cách nhau chỉ 6 tuổi.
Trong khi Khổng Tử được xem là nhà hiền triết thì Tôn Tử được xem là nhà
quân sự nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại với Tam Thập Lục Kế.
Thử cùng ôn lại ba mươi sáu kế Tôn Tử
01. Dương đông kích tây.
02. Điệu hổ ly sơn.
03. Nhất tiễn hạ song điêu.
04. Minh tri cố muội.
05. Du long chuyển phượng.
06. Mỹ nhân kế.
07. Sấn hỏa đả kiếp.
08. Vô trung sinh hữu.
09. Tiên phát chế nhân.
10. Đả thảo kinh xà.
11. Tá đao sát nhân.
12. Di thể giá họa.
13. Khích tướng kế.
14. Man thiên quá hải.
15. Ám độ trần sương.
16. Phản khách vi chủ.
17. Kim thiền thoát xác.
18. Không thành kế.
19. Cầm tặc cầm vương.
20. Ban trư ngật hổ.
21. Quá kiều trừ bản.
22. Liên hoàn kế.
23. Dĩ dật đãi lao.
24. Chỉ tang mạ hòe.
25. Lạc tỉnh hạ thạch.
26. Hư trương thanh thế.
27. Phủ để trừ tân.
28. Sát kê hách hầu.
29. Phản gián kế.
30. Lý đại đào cương.
31. Thuận thủ khiên dương.
32. Dục cầm cố tung.
33. Khổ nhục kế.
34. Phao bác dẫn ngọc.
35. Tá thi hoàn hồn.
36. Tẩu kế.
Ngoài những kế sách phổ biến của Tôn Tử mà bạn đọc thường thấy trích dẫn
và phân tích quen thuộc như: mỹ nhân kế, dương đông kích tây, khích
tướng kế v.v... bài viết xin đi vào những kế sách còn hơi "là lạ" đôi
với các bạn trẻ không có nhiều thời gian nghiên cứu, ngõ hầu cung cấp
thêm một góc nhìn nhỏ bé giúp các bạn hiểu rõ thêm tâm địa của người
Cộng Sản Trung Quốc.
Kế "Lạc tỉnh hạ thạch" nghĩa là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Hình ảnh này đủ để thấy bản chất vừa tàn nhẫn tột độ vừa bẩn thỉu tận
cùng của Cộng Sản Trung Quốc khi gởi hàng trăm ngàn khẩu trang chống
dịch virus Tàu trong cách gọi là "viện trợ" cho người dân Pakistan [1]
mà những khẩu trang đó làm từ đồ lót đã qua sử dụng!
Kế "Lý đại đào cương" nghĩa là đưa cây lý đã chết thay cho cây đào.
Kế này có nghĩa, kẻ mang trọng trách lớn lao gây ra sai quấy nhưng không
dám nhận trách nhiệm, lại bắt kẻ dưới trướng và vô danh tiểu tốt hứng
tội thay.
No comments:
Post a Comment