Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 8 April 2020

Quảng Trạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Quảng Trạch
Huyện
Hành chính
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhQuảng Bình
Huyện lỵQuảng Phương
Phân chia hành chính17 xã
Địa lý
Diện tích448 km²
Dân số (2017)
Tổng cộng106.947 người
Nông thôn100%
Mật độ239 người/km²
Khác
Quảng Trạch là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Với địa thế trải dài từ 17042' đến 17059' vĩ độ bắc và 106015' đến 106059' kinh độ đông. Diện tích khoảng 451 km², dân số hơn 95 ngàn người, mật độ trung bình là 212 người/km². Quảng Trạch có sông Gianh nổi tiếng trong lịch sử thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và sông Ròn đổ ra Biển Đông.

Vị trí địa lý

Quảng Trạch có ranh giới phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang, phía nam giáp thị xã Ba Đồn, phía tây giáp huyện Tuyên Hóa và phía đông giáp Biển Đôngchiều dài bờ biển khoảng 35 km với môi trường sạch đẹp dọc theo các xã Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Xuân. Đường Quốc lộ 1A chạy từ Đèo Ngang đến sông Gianh dài 34 km.
Huyện có bãi biển Quảng Phú đẹp nổi tiếng. Biển xã Cảnh Dương dồi dào tôm cá theo nghề ngư nghiệp đã hàng trăm năm. Xã Quảng Đông là nơi có khu du lịch sinh thái Vũng Chùa, Đảo Yến. Bên cạnh đó còn là một khu phát triển Công nghiệp hiện đại, giao thông đường bộ, đường thủy tiện lợi với Cảng La đang được xây dựng.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Hà Tĩnh – Quảng Bình đi qua đang được xây dựng.
Dân số năm 2017 là 106.947 người. 51,4% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Hành chính

Lịch sử

Sau năm 1975, huyện Quảng Trạch có thị trấn Ba Đồn và 30 xã: Cảnh Dương, Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Hưng, Quảng Kim, Quảng Liên, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Phú, Quảng Phúc, Quảng Phương, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thạch, Quảng Thanh, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Tùng, Quảng Văn, Quảng Xuân.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập xã Quảng Tiến.[2]
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chuyển 9 xã: Văn Hóa, Phù Hóa, Cảnh Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa, Châu Hóa, Ngư Hóa, Cao Hóa, Quảng Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa về huyện Quảng Trạch quản lý.[3]
Cuối năm 2012, huyện Quảng Trạch có thị trấn Ba Đồn và 33 xã: Cảnh Dương, Cảnh Hóa, Phù Hóa, Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Hưng, Quảng Kim, Quảng Liên, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Phú, Quảng Phúc, Quảng Phương, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thạch, Quảng Thanh, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Tiến, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Tùng, Quảng Văn, Quảng Xuân.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, tách thị trấn Ba Đồn và 15 xã: Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn để thành lập thị xã Ba Đồn[4].
Huyện Quảng Trạch còn lại 18 xã, huyện lỵ dời về thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương.[5]
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Quảng Liên và xã Quảng Trường thành xã Liên Trường.[6]
Huyện Quảng Trạch có 17 xã như hiện nay.

Kinh tế

Huyện Quảng Trạch có khu kinh tế Hòn La[7], một khu kinh tế với nhiều ưu đãi đầu tư và thương mại, trung tâm điện lực với công suất 2400 MW do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư[8]. Huyện này cũng có cảng Hòn La, giai đoạn 1 đã hoàn thành, giai đoạn 2 đang được xây dựng, có thể đón tàu 10.000 tấn, tổng công suất 10-12 triệu tấn hàng mỗi năm [9].

Người nổi tiếng

  • Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người gắn bố lâu năm với con đường Trường Sơn huyền thoại.
  • Nhạc sĩ Nguyên Nhung, tác giả các ca khúc nổi tiếng: "Bài ca bên cánh võng", "Chim yến bay", "Cô dân quân làng Đỏ", "Chiếc đàn môi", "Từ trên đỉnh núi"...

No comments:

Post a Comment