Dự báo tới đầu tháng 8 Mỹ có khoảng 82 ngàn người chết vì corona
Tòa Bạch Ốc dùng mô hình máy tính ước lượng từ đây tới ngày 4/8
Mỹ sẽ có gần 82.000 người chết vì COVID-19, với giả thiết là cách ly xã
hôi hoàn toàn được áp dụng cho đến cuối tháng 5.
Số ca tử vong ước đoán ở mức 81.766 này ít hơn một chút so với con số 93.531 ca mà chính quyền ông Trump ước tính trước đây.
Mô hình tính toán này cũng cho thấy nước Mỹ có thể cần ít hơn so với ước tính trước đây về số giường bệnh, máy thở và những trang bị khác, và rằng tại một số tiểu bang có thể lên đến đỉnh điểm về số tử vong do COVID-19 sớm hơn dự trù.
Thông điệp của Tổng thống Trump về đại dịch từ tín hiệu lạc quan rằng nước Mỹ sẽ “mở cửa sớm hơn” cho đến “chúng ta đang trả tiền để mọi người không đi làm,” đã cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho tình huống tệ nhất.
Ngày 5/4 ông Trump nói “Đây sẽ là tuần lễ khó khăn nhất, giữa tuần này và tuần tới. Và tiếc thay sẽ có nhiều người chết, nhưng chết ít hơn nếu không làm việc này, nhưng sẽ có nhiều người chết.”
Không phải tiểu bang nào cũng sử dụng mẫu phỏng đoán này của chính phủ liên bang.
Trong khi Toà Bạch Ốc dự đoán là những ca bệnh tại thủ đô sẽ lên đến cao điểm cuối tháng này, thì chính quyền địa phương Washington D.C dựa vào một mẫu máy vi tính khác nói rằng đỉnh điểm sẽ vào khoảng cuối tháng 6 hay đầu tháng 7.
Trong bất cứ trường hợp nào, các chuyên gia y tế đều cảnh báo chớ vội lạc quan và nói rằng tốt hơn hết là chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.
Những con số giúp cảnh giác, nhưng thảo luận về chuyện này giúp người dân và giới chức chuyên môn y tế suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về vấn đề này, ông William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Trường Y Đại học Vanderbilt, nói. Ông nói thêm “Việc này giúp chúng ta chuẩn bị tâm lý cho những gì xảy ra trước mắt.”
Mẫu ứng dụng của Tòa bạch Ốc dựa trên ước tính của Viện Y tế và Đánh giá của Đại học Washington ở Seattle. Tòa Bạch Ốc cũng tiếp xúc với một số trường đại học kể cả trường đại học Texas ở Austin.
Nhà dịch tễ toán học và là người đứng đầu toán nghiên cứu của trường đại học Lauren Meyers nhấn mạnh rằng mẫu tính toán về đại dịch hầu như không bao giờ chính xác. Bà nói: “Có nhiều điều không chắc chắn trong ước đoán chúng ta gặp phải vì thiếu tiếp cận dữ liệu tốt, vì chúng ta chưa hiểu về virus corona, và đặc biệt vì không chắc chắn về người dân sẽ có thái độ như thế nào đối với những chính sách sẽ được ban hành để thay đổi cách tiếp cận trong những tuần và những tháng trước mắt.”
Bà Meyers nhấn mạnh là ước đoán trong trường hợp này không giống tiên đoán thời tiết.
“Khi bạn tiên đoán một trận bão nhiệt đới, bạn không thể làm gì được để thay đổi đường đi của bão, nhưng khi bạn dự đoán là dịch bệnh bùng phát sẽ giết rất nhiều người, thì có những biện pháp bạn có thể áp dụng, những việc bạn có thể làm, đặc biệt là nếu bạn hành động đủ sớm, thì việc này có thể thay đổi sự tiến triển của virus bùng phát.
Bà nói thêm “Phạm vi chúng ta ước đoán thực sự tùy thuộc vào những gì chúng ta đưa vào mẫu ứng dụng liên hệ đến việc có bao nhiêu người tuân thủ cách ly xã hội.”
Trong khi virus corona lây lan hầu như trên toàn cầu, không phải tất cả các nước đều có khả năng theo dõi, cũng như không có ý chí chính trị để ghi nhận các trường hợp một cách chính xác. Việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi đến việc ước đoán đại dịch và làm sao chuẩn bị đối phó.
Ông Daniel Runde, một nhà phân tách phát triển quốc tế tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, thúc đẩy các nước phải minh bạch với dữ liệu của họ và trong những tin tức về đại dịch.
Hàn Quốc là một trong nước bị virus corona tác hại nặng nề trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng được khen ngợi vì sự đáp ứng hữu hiệu và tích cực, trong đó có việc áp dụng nhanh chóng việc xét nghiệm rộng rãi trong dân chúng, và những tin tức thường xuyên, minh bạch gởi cho công chúng suốt cuộc khủng hoảng.
Ông Kunde nói: “Nói dối về con số, đàn áp khoa học, đàn áp bác sĩ, kiểm duyệt truyền thông—đây là thời điểm tuyệt đối sai lầm để làm việc này.”
(BTV Patsy Widakuswasa)
Số ca tử vong ước đoán ở mức 81.766 này ít hơn một chút so với con số 93.531 ca mà chính quyền ông Trump ước tính trước đây.
Mô hình tính toán này cũng cho thấy nước Mỹ có thể cần ít hơn so với ước tính trước đây về số giường bệnh, máy thở và những trang bị khác, và rằng tại một số tiểu bang có thể lên đến đỉnh điểm về số tử vong do COVID-19 sớm hơn dự trù.
Thông điệp của Tổng thống Trump về đại dịch từ tín hiệu lạc quan rằng nước Mỹ sẽ “mở cửa sớm hơn” cho đến “chúng ta đang trả tiền để mọi người không đi làm,” đã cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho tình huống tệ nhất.
Ngày 5/4 ông Trump nói “Đây sẽ là tuần lễ khó khăn nhất, giữa tuần này và tuần tới. Và tiếc thay sẽ có nhiều người chết, nhưng chết ít hơn nếu không làm việc này, nhưng sẽ có nhiều người chết.”
Không phải tiểu bang nào cũng sử dụng mẫu phỏng đoán này của chính phủ liên bang.
Trong khi Toà Bạch Ốc dự đoán là những ca bệnh tại thủ đô sẽ lên đến cao điểm cuối tháng này, thì chính quyền địa phương Washington D.C dựa vào một mẫu máy vi tính khác nói rằng đỉnh điểm sẽ vào khoảng cuối tháng 6 hay đầu tháng 7.
Trong bất cứ trường hợp nào, các chuyên gia y tế đều cảnh báo chớ vội lạc quan và nói rằng tốt hơn hết là chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.
Những con số giúp cảnh giác, nhưng thảo luận về chuyện này giúp người dân và giới chức chuyên môn y tế suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về vấn đề này, ông William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Trường Y Đại học Vanderbilt, nói. Ông nói thêm “Việc này giúp chúng ta chuẩn bị tâm lý cho những gì xảy ra trước mắt.”
Mẫu ứng dụng của Tòa bạch Ốc dựa trên ước tính của Viện Y tế và Đánh giá của Đại học Washington ở Seattle. Tòa Bạch Ốc cũng tiếp xúc với một số trường đại học kể cả trường đại học Texas ở Austin.
Nhà dịch tễ toán học và là người đứng đầu toán nghiên cứu của trường đại học Lauren Meyers nhấn mạnh rằng mẫu tính toán về đại dịch hầu như không bao giờ chính xác. Bà nói: “Có nhiều điều không chắc chắn trong ước đoán chúng ta gặp phải vì thiếu tiếp cận dữ liệu tốt, vì chúng ta chưa hiểu về virus corona, và đặc biệt vì không chắc chắn về người dân sẽ có thái độ như thế nào đối với những chính sách sẽ được ban hành để thay đổi cách tiếp cận trong những tuần và những tháng trước mắt.”
Bà Meyers nhấn mạnh là ước đoán trong trường hợp này không giống tiên đoán thời tiết.
“Khi bạn tiên đoán một trận bão nhiệt đới, bạn không thể làm gì được để thay đổi đường đi của bão, nhưng khi bạn dự đoán là dịch bệnh bùng phát sẽ giết rất nhiều người, thì có những biện pháp bạn có thể áp dụng, những việc bạn có thể làm, đặc biệt là nếu bạn hành động đủ sớm, thì việc này có thể thay đổi sự tiến triển của virus bùng phát.
Bà nói thêm “Phạm vi chúng ta ước đoán thực sự tùy thuộc vào những gì chúng ta đưa vào mẫu ứng dụng liên hệ đến việc có bao nhiêu người tuân thủ cách ly xã hội.”
Trong khi virus corona lây lan hầu như trên toàn cầu, không phải tất cả các nước đều có khả năng theo dõi, cũng như không có ý chí chính trị để ghi nhận các trường hợp một cách chính xác. Việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi đến việc ước đoán đại dịch và làm sao chuẩn bị đối phó.
Ông Daniel Runde, một nhà phân tách phát triển quốc tế tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, thúc đẩy các nước phải minh bạch với dữ liệu của họ và trong những tin tức về đại dịch.
Hàn Quốc là một trong nước bị virus corona tác hại nặng nề trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng được khen ngợi vì sự đáp ứng hữu hiệu và tích cực, trong đó có việc áp dụng nhanh chóng việc xét nghiệm rộng rãi trong dân chúng, và những tin tức thường xuyên, minh bạch gởi cho công chúng suốt cuộc khủng hoảng.
Ông Kunde nói: “Nói dối về con số, đàn áp khoa học, đàn áp bác sĩ, kiểm duyệt truyền thông—đây là thời điểm tuyệt đối sai lầm để làm việc này.”
(BTV Patsy Widakuswasa)
Liên quan
VOA có ứng dụng mới
Hãy tải ngay ứng dụng VOA Tiếng Việt trên iTunes Store và Google Play!
Lưu ý: Ứng dụng cũ của VOA đã bị xóa vào ngày 15/1/2020.
Diễn đàn Facebook