Bản dịch của Khái Hưng:
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay...
Hỡi ơi người đó ta đây, 
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân? 
Dẫu ta đi trọn đường trần 
Chuyện riêng đâu dám một lần hé môi. 
Người dù ngọc thốt, hoa cười 
Nhìn ta như thể nhìn người không quen, 
Đường đời lặng lẽ bước tiên 
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình! 
Một niềm tiết liệt, đoan trinh 
Xem thơ nào biết là mình ở trong. 
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng 
Người đâu tả ở mấy giòng thơ đây!

 6.TRƯƠNG TỊCH *TIẾT PHỤ NGÂM

張籍



Tiết phụ ngâm

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh Quang lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phụ thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thuỳ,
Hận bất tương phùng vị giá thì.



Dịch nghĩa

Chàng biết em đã có chồng
Tặng em đôi hạt châu sáng
Cảm động trước tình đeo đẳng của chàng
Em buộc vào áo lụa hồng
Nhà em có lầu cao bên vườn hoa
Chồng em cầm kích túc trực trong điện Minh Quang
Vẫn biết lòng chàng trong sáng như mặt trời, mặt trăng
(Nhưng) em đã thề cùng sống chết với chồng
Trả lại chàng hạt châu sáng, hai hàng nước mắt ròng ròng
Ân hận rằng không thể gặp nhau lúc chưa chồng.

Sách Dung Trai tam bút chép rằng: Trương Tịch làm việc tại mạc phủ, viên soái đất Vận là Lý Sư Cổ cho người mang lễ vật đến mời ông tới giúp việc. Ông khước từ và làm bài Tiết phụ ngâm gửi lại.
  
:

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Chàng hay em có chồng rồi,
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành.
Vấn vương những mối cảm tình,
Em đeo trong áo lót mình màu sen.
Nhà em vườn ngự kề bên,
Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang.
Như gương, vâng biết lòng chàng,
Thờ chồng, quyết chẳng phụ phàng thề xưa.
Trả ngọc chàng, lệ như mưa,
Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.



Bản dịch của Trần Trọng Kim

Chàng hay thiếp có chồng rồi
Còn đem cho thiếp một đôi ngọc lành.
Cảm lòng quyến luyến không đành
Thiếp đeo vào áo lót mình màu sen
Vườn kia nhà thiếp kề bên,
Lang quân chấp kích trong đền Minh Quang
Biết chàng bụng sáng như gương
Thờ chồng thề quyết đá vàng chẳng sai.
Gạt châu, trả ngọc chàng thôi,
Tiếc không gặp gỡ đương thời còn son.


Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995


Bản dịch của Trần Trọng San

Thiếp có chồng chàng đã hay biết
Đôi minh châu tha thiết còn trao
Tạ lòng vương vấn biết bao
Ngọc này thiếp buộc áo đào thắm tươi
Nhà thiếp ở kề ngoài ngự uyển
Chồng thiếp làm lính điện Minh Quang
Biết chàng lòng sáng như trăng
Thờ chồng thiếp nguyện đá vàng thuỷ chung
Trả minh châu lệ đôi dòng
Hận không gặp lúc chỉ hồng chưa xe



BẢN DỊCH SƠN TRUNG

 Biết thiếp đã có chồng rồi,
Chàng còn tặng ngọc một đôi
Cảm tạ lòng chàng thương thiếp
Thiếp đem buộc trong áo lót 
Nhà thiếp ở gần Ngự Uyển
Chồng thiếp Chấp Kích trong cung.
Biết lòng chàng như vừng trăng,
Nhưng thiếp phải giữ thủy chung.
Trả ngọc lại cho chàng
Lòng thiếp lệ đẫm mấy hàng chàng ôi!

7.Nhất dạ đồng sàng chung dạ ái, nhất nhật phu thê hề bá dạ ân.

(Một đêm chăn gối suốt đời yêu thương
Một ngày chồng vợ trăm năm ân nghĩa)

 
8.Khi xưa anh bủng anh beo,
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh!
Bây giờ anh tốt, anh lành,

Anh âu duyên mới anh đành phụ em!

9. Những người phụ nghĩa quên công,
Dù đeo trăm đóa hoa hồng chẳng thơm!


10. Xuân Diệu

Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lòng không kiềm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.


Nguồn:
1. Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992
2. Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004



11. XUÂN DIỆU * YÊU

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004



12. Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Ai qua rồi xin kịp về mau
Kẻo mai tê bóng xế qua cầu,
Bạn còn thương bạn biết đâu mà tìm! 
-Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp 
Em theo không kịp 
Tội lắm anh ơi! 
Bấy lâu mang tiếng chịu lời 
Anh có xa em đi nữa 
Cũng tại ông Trời nên xa 
Cầu Trường Tiền về đêm.

Năm 1905, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:

Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-mon
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non...[12]
Năm 1946, trong chiến tranh Pháp - Việt, cầu bị đặt mìn giật sập. Sau đó, lại có câu:

Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?

Trên cầu Trường Tiền

.
Trong thời gian Nguyễn Bính lưu lạc đến Huế, cầu Trường Tiền cũng đã xuất hiện trong thơ ông:

Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ

Gustave Eiffel người thiết kế cầu Trường Tiền.

Đôi bờ đôi cánh tay vua
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình...
...Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh...
(trích trong Vài nét Huế, 1941)
Sau sự kiện Tết Mậu Thân, cầu Trường Tiền bị bom đạn gây hư hại nặng. Quá xúc cảm, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy để nói lên sự việc này, có những câu:

...Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu...
Ngoài ra, cầu Trường Tiền cũng đã được in trong bộ tem thư của Việt Nam.

Sáu vài, mười hai nhịp

Theo Từ điển tiếng Việt, cái gọi là vài cầu (hay vì cầu)[13], "là kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó", còn nhịp cầu cũng theo từ điển này là "khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau". Theo đó, TS. Trần Đức Anh Sơn cho rằng cầu Trường Tiền thực sự là "mười hai vài, sáu nhịp" chứ không phải là "sáu vài, mười hai nhịp". Ca dao có câu:

Chợ Đông Ba đem ra góc thành,
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang.
Hay:

Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua,
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ đợi khúc âu ca thái bình.
Song đôi khi, để thuận tai, để có vần, có điệu, một vài tác giả dân gian đã đổi từ "mười hai vài, sáu nhịp" sang "sáu vài mười hai nhịp", như ở câu:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh theo không kịp
Tội lắm em ơi!...

(Ca dao Huế)

13.Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người  thương! 
Tìm em như thể tìm chim, 
Chim bay biển bắc đi tìm biển đông! 

14. Trách ai tham giấy bỏ bìa,
Khi yêu yêu vội, khi lìa lìa xa! 

15. Trách ai tham đó bỏ đăng,
Tham lê, quên lựu, tham trăng quên đèn.
(đó , đăng: ngư dân dùng tre hay cành cây quây một vùng ở trên sông, cá thấy bóng cây chui vào, vào thì được, ra không được, người ta bắt lấy cá)

16. Cầm vàng mà lội qua sông, 
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng! 


17.  Đã thương thì thương cho chắc,

Đã trúc trắc thì trục trặc cho luôn. 

Đừng như con thỏ nó đứng đầu truông, 

Khi vui thì giỡn bóng, khi buồn thì giỡn trăng! 

 

18. 李商隱 (812?-858)   


Lý Thương Ẩn * Cẩm sắt

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên.
Thử tình khả đãi thành truy ức,
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.


Dịch nghĩa

Đàn gấm chẳng vì cớ chi mà có năm mươi dây
Mỗi dây mỗi trụ đều gợi nhớ đến thời tuổi trẻ
Trang Chu buổi sáng nằm mộng thành bươm bướm
Lòng xuân của vua Thục đế gửi vào chim Đỗ Quyên
Trăng chiếu sáng trên mặt biển xanh, châu rơi lệ
Ánh nắng ấm áp chiếu vào hạt ngọc Lam Điền sinh ra khói
Tình này đã sớm trở thành nỗi nhớ nhung về dĩ vãng
Cho đến bây giờ chỉ còn lại nỗi đau thương.


:

Bản dịch của Huỳnh Minh Đức

Cẩm sắt vì sao ngũ thập huyền
Mỗi dây mỗi trụ, nhớ hoa niên
Trang Chu tỉnh mộng, mơ hồ điệp
Vọng đế lòng xuân, gởi Đỗ quyên
Trăng sáng biển xanh, châu đổ lệ
Khói vương nắng ấm, ngọc Lam điền
Tình này sớm tạo niềm nhung nhớ
Là buổi đầu tiên, chút nỗi niềm.


Bản dịch của Sơn Trung 
Tại sao đàn năm mươi dây?
Để ta thương nhớ những ngày hoa niên?
Thục Đế hóa thành Đỗ quyên,
Biển xanh nắng ấm, Lam Điền đẹp sao!
Ta  nhớ xuân xanh thuở nào,
Bây giờ còn lại biết bao nỗi niềm!


Lý Thương Ẩn 李商隱 (812?-858) sống vào thời vãn Ðuờng ở Trung Quốc, một thời kỳ có lắm bế tắc về chính trị và xã hội, nhưng chín muồi về văn hoá nghệ thuật. Tuy đỗ đạt cao, Lý không mấy may mắn trên bước hoạn lộ. Thơ Lý được ưa chuộng nhưng nổi tiếng hóc búa. Trong thơ có nhiều điển tích, giàu hình tượng, mà cũng chứa lắm ẩn dụ khó giải mã. Cẩm sắt thường được xem là bài thơ hay nhất và cũng là bài thơ khó hiểu nhất của họ Lý. Chả vậy mà nhà bình thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh đã nhận xét: ‘Nhất biên Cẩm sắt giải nhân nan’ (Bài thơ Cẩm sắt hiểu sao đây!)

Hai câu mở đầu ‘Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền / Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên’, Chỉ có hai câu mà họ Lý đã đưa người đọc đến ngay ngưỡng cửa của những dĩ vãng xa xôi, sâu lắng. Những âm hưởng trong Cẩm sắt có sức quyến rũ, có một ma lực lạ lùng. Người dịch, chú thích và bình luận tập thơ Ri Shôin là Takahashi Kazumi (1931-71), một nhà văn, nhà thơ, và cũng là một nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc xuất sắc nhưng mệnh bạc. Những lời bình của Takahashi như những tia chớp sáng, trong khoảnh-khắc-một-sát-na đưa người đọc đi thẳng vào thế giới thẩm mỹ của thơ Lý Thương Ẩn mà các nhà bình luận thơ Ðuờng xưa nay vẫn thường nói tới.  Duyên nọ dẫn đến duyên kia, sau đó cũng do tình cờ, tôi được biết là trong phần cuối Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã mượn bốn câu trong bài thất ngôn bát cú này để diễn tả cảnh Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm cách biệt. Khi so sánh bốn câu trong nguyên tác với đoạn thơ phóng dịch trong Kiều, chúng tôi phát hiện một điều khá kỳ thú: Tiên Ðiền tiên sinh đã thay đổi không khí u uất trong nguyên tác thành một bầu không khí đầm ấm, êm ái, tươi sáng cho phù hợp với cảnh sum họp vui vầy giữa Kiều với Kim Trọng!

19. Rondel de l'adieu.

Recueil : Seul, roman en vers (1890)

Partir, c'est mourir un peu,
C'est mourir à ce qu'on aime :
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu.

C'est toujours le deuil d'un vœu,
Le dernier vers d'un poème ;
Partir, c'est mourir un peu,
C'est mourir à ce qu'on aime.

Et l'on part, et c'est un jeu,
Et jusqu'à l'adieu suprême
C'est son âme que l'on sème,
Que l'on sème à chaque adieu :
Partir, c'est mourir un peu...


Edmond Haraucourt
 Ảnh đính kèm


L'auteur originel de la formule "Partir c'est mourir un peu"

En fait, il s’agit du premier vers d'un poème d’Edmond Haraucourt, poète et romancier français, le Rondel de l'adieu, paru dans Seul en 1890, mis en musique par Francesco Paolo Tosti en 1902 :











Partir, c'est mourir un peu
C'est mourir à ce qu'on aime
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu
C'est toujours le deuil d'un vœu
Le dernier vers d'un poème
Partir, c'est mourir un peu.
Et l'on part, et c'est un jeu
Et jusqu'à l'adieu suprême
C'est son âme que l'on sème
Que l'on sème à chaque adieu...
http://fr.wikipedia.org/wiki/Edmond_Haraucourt

   *Dịch thơ :


                KHÚC  CA  LY  BIỆT
    
        Đi là chết ở trong lòng một ít.
       Nỗi chết riêng mang cho người đắm yêu thương:
       Còn để lại chút gì như thể vấn vương.
       Trong mỗi giờ, mỗi nơi, mỗi bước.

       Là mãi mãi của cái tang nguyện ước.
       Là câu thơ cuối cùng của một bài thơ:
       Đi là chết ở trong lòng một ít.

       Cho mỗi phần chia xa, cũng là một cuộc chơi.
       Cho đến ngày ly biệt cuối trời.
       Còn gieo lại trong hồn ai da diết
       Còn gieo lại qua mỗi lần từ biệt:
       Đi là chết ở trong lòng một ít...
                                  
                HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch  

  *Chú thích:

 Nhà thơ Edmond Haraucourt không phải là nhà thơ lớn của Pháp nhưng lại có bài thơ trên rất nổi tiếng, được xem là một trong những bài thơ hay nhất bằng tiếng Pháp. Bài thơ này đã  được Francesco  Paolo Tosti phổ nhạc năm 1902.
       Ở Việt Nam trong bài thơ “Yêu”nổi tiếng của Xuân Diệu, nhà thơ có mượn ý  câu: “Partir, c’est mourir un peu” để phóng tác thành câu “ Yêu, là chết ở trong lòng một ít” đồng thời mượn ý  khác của câu “Offrir beaucoup, et  recevoir bien peu de choses” của nhà thơ Pháp  Félix Arvers để chuyển tải thành câu: “ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ?”. Tuy nhiên, bài thơ “Yêu”của Xuân Diệu vẫn mang đậm cốt cách Việt Nam và được nhiều người yêu thích..

Les formules dérivées

L’on doit aussi au chanteur Antoine d’avoir « aménagé » la citation pour en faire le titre et le début d’une chanson de son répertoire : "Si partir c’est mourir un peu, rester ce n’est pas vivre du tout". 
La premier couplet :
Si partir rend souvent malheureux
Et si c'est toujours mourir un peu
Au contraire, je crois malgré tout
Que rester, c'est ne pas vivre du tout .
(Voir le texte complet des paroles sur : www.paroles-musique.com)
Autre dérivation créative de la formule, celle de l’écrivain et scénariste Gilles Véber, rapportée par le site Evene-le Figaro :
"Partir, c’est mourir un peu, rester c’est crever doucement." http://evene.lefigaro.fr/citation/
Et encore :
"Déménager, c'est partir un peu, mais mourir, c'est déménager beaucoup." L' aphorisme est du dramaturge et poète Maurice Donnay.
Enfin, dans une autre veine, on connaît la formule de Coluche dans l’un de ses sketches : "Partir, c’est crever un pneu…".
Allons, consolons-nous, si l'on en croit Lao Tseu, puisque "La vie est un départ et la mort un retour" !
Daniel Confland

Pour en savoir plus sur Alphonse Allais :
https://fr.wikipedia.org/wiki/Alphonse_Allais


000

20. Famous Death Poem





The excellent use of structure and repetition in this powerful poem contribute to the strong emotional reaction many people feel when reading this poem.
When a loved one doesn't return from war there will be many unresolved feelings. Don't wait to tell the important people in your life how you feel about them, do it right away. You never know if you'll get the chance again.

Featured Shared Story
The expecting of a loved one to come home, to come out of their bedroom, to come and have coffee with you, to call you, to text you, to walk in the forest with you like all the other times,...
Read complete story
Analysis of Form and Technique

But You Didn't

By
Remember the time you lent me your car and I dented it?
I thought you'd kill me...
But you didn't.

Remember the time I forgot to tell you the dance was
formal, and you came in jeans?
I thought you'd hate me...
But you didn't.

Remember the times I'd flirt with
other boys just to make you jealous, and
you were?
I thought you'd drop me...
But you didn't.

There were plenty of things you did to put up with me,
to keep me happy, to love me, and there are
so many things I wanted to tell
you when you returned from
Vietnam...

I was waiting for you to come home. But you did'nt! 

Dịch:NHƯNG ANH ĐÃ KHÔNG!

 Một gia đình Mỹ gồm hai vợ chồng và đưá con gái. . Khi đứa con gái lớn lên thì cha nhập ngũ và sang Việt Nam chiến đấu.Người cha tử trận. Người mẹ ở vậy nuôi con cho đến năm bà 80 tuổi thì mất. Người con gái tìm thấy một bưc thư, trong đó có bài But You Did'nt.
 

Em nhớ ngày nào em mượn xe anh 
Chiếc xe mới toanh bị em làm móp ! 
Em nghĩ thế nào anh cũng giết em 
Nhưng anh đã không!

Có một lần em đưa anh ra biển
Anh nói rằng trời sẽ mưa và mưa thật,
Em nghĩ rằng anh sẽ trách" đã bảo mà!"
Nhưng anh đã không.

Có một lầm em theo ve vản với các chàng trai
Để làm cho  nổi máu ghen rồi anh chia tay 
Nhưng anh đã không

Có một lần em làm kem dâu
Đổ tung toé trong xe anh
Em nghĩ anh tức giận mà đánh em
Nhưng anh đã không.

Có một  buổi khiêu vũ  y phục sang trọng
Em không dặn nên anh mặc quần jean
Anh sợ anh bỏ về
Nhưng anh đã không!

Có nhiều điều anh đã không làm
Nhưng anh đã và  không làm
Để cho em hạnh phuc , yêu em và bảo vệ em.
Có nhiều điều em muốn nói với anh khi anh ở Việt Nam về.
Em muốn bù đắp cho anh
Em đợi anh về nhưng anh đã không...
Two Roses stock image. Image of rose, background, anniversary ... SƠN TRUNG
OTTAWA 17-IV-2020