ƠN TRUNG * THẾ TRẬN BIỂN ĐÔNG
THẾ TRẬN BIỂN ĐÔNG SAU PHÁN QUYẾT QUỐC TẾ
SƠN TRUNG
Trước khi có phán quyết biển Đông, Trung cộng dường như yên chí đại
thắng lợi vì Trung Quốc đã mua và hăm dọa các tiểu quốc, nhất là tiểu
quốc Phi châu. Châu Âu cũng có một số "theo voi ăn bã mía", một lòng
tuân theo chỉ thị Trung Cộng, ủng hộ Trung Cộng trong mọi vấn đề.Những
nước châu Âu này là chư hầu của Nga! (Biển Đông : EU bất đồng nội bộ vì
phán quyết của tòa http://vi.rfi.fr/chau-a/20160715-bien-dong-eu-bat-dong-noi-bo-vi-phan-quyet-cua-toa)
Các
bình luận gia cho rằng sau phán quyết quốc tế, Trung cộng sẽ tuân thủ
hoặc ngang nhiên chống lại. Kẻ cướp bao giờ cũng hung hãn, Trung Cộng
với mộng bá chủ, không bao giờ lui bước. Bắc Kinh sẽ đưa ra lời tuyên bố
mang nội dung như cũ : « Biển Nam Trung Hoa là của chúng tôi » và âm thầm bước qua giai đoạn mới để khẳng định chủ quyền.Trung
Quốc sẽ tiếp tục củng cố các đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn và trang
bị vũ khí tận răng kể cả với tên lửa diệt hạm, chiến đấu cơ và oanh tạc
cơ thực hiện chiến lược mà Bắc Kinh gọi là vùng cấm A2/AD : không cho
Mỹ vào trong, không cho Mỹ đến gần ( Anti-Access/Area-Denial zone).
Trung Quốc đã nhiều lần nói đến phương án A2/AD để bày tỏ sự tức giận
đối với Mỹ.Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ viện lý do phán quyết của Tòa Trọng
Tài đe dọa
an ninh Trung Quốc. Với những căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và lực lượng hải
quân, không quân, tên lửa bố trí trong vùng, Trung Quốc hội đủ « xác tín » để tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Đông.
Đi
xa hơn nữa, Trung Cộng sẽ biểu dương lực lượng bằng cách tấn công Việt
Nam, Phi Luật Tân. Tấn công Việt Nam là dễ nhất vì Trung Cộng đã có
khoảng triệu binh sĩ ở trong rừng, ở các công ty, ở các khu dân cư Trung
Cộng, và những quân sĩ dưới dạng du khách. Hơn nữa, Trung Cộng có cả
đám nội tuyến . Trước đây là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh,
Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan...Nay thì Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân
Phúc Nguyễn Chí Vịnh, Hoàng Trung Hải...nhiều không kể xiết. Đến lúc
Trung Cộng nổ súng sẽ xuất hiện nhiều tên Việt gian bán nước. Đánh Phi
Luật Tân khó hơn vì có Mỹ bảo vệ với hiệp ước phòng thủ.- ( Nói thế nhưng chưa chừng,Việt Cộng đã ký hiệp ước phòng thủ với Mỹ rồi) - Cũng
có thể Trung Công phô trương quyết tâm xâm lược và sức mạnh. Họ sẽ bắn
vào tàu thủy và phi cơ Mỹ, Phi Luật Tân hay Nhật. Mỹ, Nhật, Phi sẽ
đáp trả, thế là đại chiến có thể bùng lên.
Việt Nam ngày trước nỗ như bom hạt nhân, múa may quay cuồng như lũ điên, miệng thét vang ta đánh thắng bốn cường quốc trong đó có sư phụ ta, ta là trí tuệ đệ nhất hành tinh, đảng bách chiến bách thắng, đánh thắng Mỹ là tốt nghiệp đại học cao nhất thế giới, những tiến sĩ, giáo sư, khoa học gia Mỹ là đồ bỏ! ( Tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, giáo viên Miền Nam tất nhiên bị coi là ngu dốt, là rơm rác). Chỉ có thạc sĩ, tiến sĩ "mac zề inh Việt Nôm" là trí thức xã hội chủ nghĩa, đĩnh cao của khoa học nhân loại!
Nay thì Việt Cộng im như thóc, ra lệnh cộng an đàn áp biểu tình, bịt miệng nhân dân "chống Trung Cộng xâm lược". Có lẽ Việt Cộng gian dối, một mặt đầu hàng Trung Cộng vì họ đã là nô lệ Trung Cộng, ăn tiền Trung Cộng, một mặt họ tỏ ra anh hùng. Bọn họ nói với Nhật Bản hoan hô phán quyết quốc tế.
(http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/jp-vn-agree-scs-ruling-must-be-observed-07152016141300.html )
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160714/viet-nam-keu-goi-cac-ben-kiem-che/1136800.html
-http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160712-bien-dong-viet-nam-%E2%80%9Choan-nghenh%E2%80%9D-phan-quyet-cua-toa-an-la-haye )
Nhưng Việt Cộng gian trá, không bao giờ thật lòng. Nếu Trung Cộng tấn cộng, bọn họ sẽ đầu hàng để giữ mạng và giữ tài tài sản với danh nghĩa bảo vệ đảng. Rõ ràng Cộng đảng là một đảng cướp , bán nước, hại dân Cũng có thể một số trong bọn họ muốn chờ chiến tranh xảy ra, Mỹ thắng sẽ theo Mỹ. Cũng có thể họ quyết tâm đầu hàng vì "hàng thì sống, chống thì chết". Cũng có thể họ ăn tiền Trung Cộng, cam tâm tay sai Trung Cộng, khi chiến tranh xảy ra sẽ có những đại tướng Việt gian phản quốc như Lê Đức Anh ra lệnh không được bắn trả các đồng chí, anh em Trung Quốc. Và ra lệnh đầu hàng, thực hiện công hàm Phạm Văn Đồng và mật ước Thành Đô! Khi Trung Cộng tấn công, một số dân Việt sẽ vượt biên , tạo ra một cuộc exudus thứ hai trong lịch sử Việt Nam.Thực ra từ lâu, Trung Cộng, Việt Cộng đã bỏ đảng yêu quái của họ, tổ quốc XHCN của họ mà sang Mỹ. Tháng 5-2016, khi Tổng Thiống Obama sang Việt Nam, Việt Nam đã bỏ ra hơn 11 tỷ đô la để mua 100 chiếc Boeing của Mỹ (http://thanhnien.vn/kinh-doanh/ong-obama-vua-sang-vietjet-chi-hon-11-ti-usd-mua-100-may-bay-boeing-705728.html )
Thứ năm, 26/5/2005 , VNExpress loan tin Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Tiến Sâm cho biết đang xúc tiến quá trình đàm phán tìm điểm quá cảnh cho đường bay thẳng tới Mỹ, dự kiến sẽ đi vào khai thác từ cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Trong trường hợp không xin được thương quyền 5, sẽ tính phương án bay trực tiếp, không dừng.
(http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/cuoi-nam-vn-se-khai-thac-duong-bay-thang-toi-my-2681579.html )
Ngàỷ-10-2014, BBC loan tin sắp mở đường bay thẳng Việt - Mỹ.
( www.bbc.com/vietnamese/.../141023_viet_us_flight )
Ấy là một số Việt Cộng đã chuẩn bị phương án "tam thập lục ", nghĩa là con đường "quy mã" đã chuẩn bị rồi.
Có ý kiến Việt Cộng nên kiện Trung Quốc. Việt Công không dám vì hai lẽ:
-Sợ Trung Quốc đánh cho nhừ xương.
- Sợ ê mặt vì Trung Cộng đưa ra giấy tờ chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng và mật ước Thành Đô và bao nhiêu văn kiện khác nữa. VIệt Cộng ăn xôi chùa ngọng miệng, còn mở miệng sao được. Đành cúi mặt và dối trá thôi!
Có ý kiến Việt Cộng không nên đàm phán song phương bị sẽ bị Trung Cộng uy hiếp trong khi Việt Cộng đã sẵn sàng nhượng bộ và đầu hàng.
Có lẽ Trung Cộng chẳng cần đàm phán song phương với Việt Cộng. Trung Cộng sẽ nói là " cha chúng bay đã bán nhà bán đất cho tao rồi, không bàn cãi lôi thôi nữa. Chúng bay lo dọn đi chỗ khác, nếu ở lại phải làm đầy tớ không công cho chúng tao."
Sau khi nắm quyền bính, việc đầu tiên của Tập Cận Bình là đi Nga và châu Phi. Khi Trung Cộng nổ súng, có thể Nga tái chiếm chiếm Đông Âu. Cũng có thể Nga liên minh với Mỹ để chia thịt Trung Cộng.
Khi Trung Cộng công khai chiếm Việt Nam,, Trung Cộng sẽ lập chính phủ bù nhìn, họ sẽ lập lại công cuộc "đả hộ diệt ruồi" để cướp tài sản và giết sạch bọn nịnh hót, dối trá! Hồ Tôn Hiến muốn giết Từ Hải cho được oai phong, không muốn chiến thắng kẻ đầu hàng, dễ dàng quá, không vinh quang! Người Pháp có câu "À vaincre sans péril, on triomphe sans gloire"
Các báo mới đây nêu lên việc Trung Cộng rút hỏa tiễn HQ9 ra khỏi Trường Sa.
(http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-chuyen-ten-lua-toi-tan-khoi-bien-dong/3432070.html )
Phải chăng là phương pháp "muốn tiến phải lùi "của Đạo Đức Kinh Lão Tử, giả rút lui để mà mắt thiên hạ rồi xuất kỳ bất ý làm một cú bất ngờ. Đó cũng là tâm tính những tên cờ bạc máu mê, "thua me gở bài cào". Đó cũng là cách rửa hận, tỏ ra ta anh hùng, không sợ pháp luật quốc tế.
Còn phía Mỹ sau phán quyết của Quốc tế cũng giả hoà bình, khuyên các phe không nên thừa thắng xông lên gây chiến tranh .
RFI viết" Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/7 /2016 theo hướng phủ nhận hầu hết các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã được dư luận quốc tế rộng rãi ủng hộ và ghi nhận như một thắng lợi ngoại giao của Philippines trước Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington đằng sau tuyên bố ủng hộ quyết định của Tòa, đã kín đáo nhắc nhở các nước có liên quan như Philippines, Việt Nam hay Indonesia cũng như một số quốc gia châu Á khác nên bình tĩnh hành động, không làm dấy lên căng thẳng trong khu vực.
Một quan chức Mỹ, giấu tên, hôm qua
(13/07) cho biết quan điểm của Washington lúc này là các nước có liên
quan cần phải kiềm chế để có thể đi đến giải quyết các vấn đề tranh chấp
một cách có lý không bị cảm xúc lấn át.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160714-bien-dong-sau-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-la-haye-my-dau-diu-cac-ben
Có lẽ Mỹ biết Trung Cộng là thằng điên, khùng lên nó có thể làm đủ mọi trò nên tránh việc đổ dầu vào lửa. Dẫu sao thì Mỹ đã có thanh gươm lệnh của Quốc tế trong tay, sẽ có lúc đem ra hành sự.
Nếu Trung Cộng không tuân theo phán quyếtLHQ thì sẽ bị đồng minh đánh
cho tan tành. Lúc
đó, nhân dân ta sẽ lập chính phủ cách mạng, liên kết cùng đồng minh diệt
Trung Cộng và Việt Cộng. Lúc đó có Minh quân ra đời phục nghiệp Đại
Việt, xây đựng Việt Nam hòa bình thịnh trị và dân chủ tự do. Cũng
có thể không có chiến tranh, hoặc không có chiến tranh tranh ngay.
Trước phán quyết quốc tế, không lẽ thế giới ngồi im nhìn Trung Cộng
ngang ngược tung hoành? Liên Hiệp quốc sẽ trừng phạt. Phương pháp thông
thường là cấm vận.http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160714-bien-dong-sau-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-la-haye-my-dau-diu-cac-ben
Có lẽ Mỹ biết Trung Cộng là thằng điên, khùng lên nó có thể làm đủ mọi trò nên tránh việc đổ dầu vào lửa. Dẫu sao thì Mỹ đã có thanh gươm lệnh của Quốc tế trong tay, sẽ có lúc đem ra hành sự.
Con cá mày ở trong ao,
Tao tát cạn nước , mày sống ra sao hỡi mày?
Sau cấm vận, nếu Trung Cộng ngang ngạnh không biết phục thiện thì có luật pháp quốc tế cho trong tay, Mỹ có chính nghĩa sẽ ra tay "thế thiên hành đạo"!
Còn một vấn đề nhập nhằng nữa là vấn đề Đài Loan. Đài Loan chống Trung Cộng hay thỏa hiệp với Trung Cộng? Xem ra trong vấn đề Biển Đông, Đài Loan nhất trí với Trung Cộng coi biển Đông là sân nhà, chống lại thế giới. Lẽ nào Mỹ nuôi ong tay áo? Nhưng đó là chuyện nhỏ, Đài Loan, Việt Cộng, Kampuchia, những cành lá nhỏ sẽ bị chặt trụi khi gốc cây bị hạ xuống cưa thành gỗ!
KHỦNG BỐ PARIS
Mời đọc tin của Hạnh Dương với đầy đủ Video, Hình ảnh vụ Khủng bố tại Nice, Pháp:
KHỦNG BỐ DÙNG XE TẢI NẶNG CHẠY NHANH CÁN LÊN NGƯỜI MỪNG QUỐC KHÁNH PHÁP 14/7 Ở NICE, 84 CHẾT, TRÊN 100 BỊ THƯƠNG.
Thursday, July 14, 2016:
Chiếc xe tải nặng cố tình chạy cán giết 84 người, hơn 100 người bị thương. |
Cảnh sát xét chiếc xe tải sau khi tài xế bị bắn chết. Xe chứa đây súng và lựu đạn. |
Cảnh sát cấp cứu đưa hơn 100 người bị thương vào bệnh viện. |
VietPress USA (July
14th, 2016): Ngày Quốc Khánh 14/7/2016 của Pháp kỷ niệm ngày phá ngục
Bastille năm 1789, đã trở thành thảm kịch, khi dân chúng đang vui chơi
tại thành phố Nice, để xem pháo hoa, thì một chiếc xe Lô-Bồi (Lorry)
loại 18 bánh, đã chạy rất nhanh đâm thẳng vào dân chúng, làm 84 người
chết thảm, và bị thương khoảng trên 100 người theo bản tin của ABC News (http://abcnews.go.com/International/wireStory/christian-estrosi-president-region-truck-nice-loaded-arms-40593473).
Những
người chứng kiến kể với Reuters rằng: chiếc xe tải Lô-bồi (Lorry) sơn
màu trắng, mà thùng xe đóng kín, đã chạy xiên qua xẹo lại zig-zag trên
đường để cán người. Khi Cảnh sát bắn, và chạy rượt theo, thì chiếc xe
nhấn ga chạy hết tốc độ, đâm thẳng vào đám đông những người đang vui
chơi xem bắn pháo bông, vừa mới kết thúc tại thành phố Nice sát bờ biển
thơ mộng của nước Pháp.
Xem Video Xe Tải Lô-bồi 18 bánh cán thẳng lên dân chúng đang vui Quốc khánh Pháp 14/7/2016 kỷ niệm ngày phá ngục Bastille:
Thị trưởng Christian Estrosi của
khu vực địa phương cho hay rằng: Cảnh sát đã bắn hạ tên tài xế, và khi
khám xét thì thấy trong chiếc xe tải chở rất nhiều lựu đạn, và các loại
vũ khí.
Một người nói với NBC rằng: "Khi
chiếc xe tải phóng tới, thì mọi người hoặc bị xe cán ngay trên đường,
hoặc phải nhảy lên các tảng đá ngăn cách bờ biển. Một số đã chết thảm.
Thật kinh khiếp !".
Tin
của Thông tấn AP nói rằng: chiếc xe tải Lô-bồi (Lorry) chở đầu vũ khí
và lựu đạn, đã phóng nhanh và cán dân chún dọc con đường sát biển dài
hơn 2 km, giết chết ít nhất 84 người trước khi bị Cảnh sát bắn chết.
Công
tố viên Jean-Michel Pretre của thành phố Nice mô tả: cả một khung cảnh
khủng khiếp khi thi thể vung vãi bị cán dẹp nằm rải rác trên đoạn đường
dài. Tùy viên Báo chí Sylvie Toffin nói rằng: chiếc xe tải cán qua
người trên đường, và kéo dài về phía Cung điện "Palais de la
Mediterranee" là một cao ốc nằm mặt tiền phía biển.
Một
dân địa phương ở Nice là Wassim Bouhlel kể với AP rằng: tên tài xế vừa
lái xe cán người, vừa chỉa súng ra bắn người nữa. Wassim nói "Đây là vụ
tàn sát trên đường phố, và xác người nằm khắp nơi !".
Bộ
trưởng Nội Vụ Pháp là Bernard Cazeneuve xác nhận có 84 người bị giết,
kể cả trẻ con, và 18 người bị thương nặng, và văn phòng Công tố Paris
cho điều tra đây chính là một vụ "thảm sát, cố tình thảm sát trong một
tổ chức liên quan đến khủng bố !".
Trước
khi vụ tấn công xảy ra, Tổng thống Pháp Francois Hollande công bố rằng:
ông sẽ không gia hạn lệnh báo động khẩn cấp khắp toàn quốc, đã ban hành
sau vụ khủng bố thảm sát tháng 11/2015 tại Paris, khi lệnh nầy hết hiệu
lực vào ngày 26/7/2016 sắp tới.
Một
người phụ nữ kể với báo France Info rằng: "Chiếc xe tải chạy kiểu
zigzag cán người !" nên bà chạy trốn vào một khách sạn, và chạy vào
phòng vệ sinh, thì thấy có nhiều người cũng trốn trong đó.
Thống
đốc Estrosi trước đó có cảnh báo rằng: hãy đề phòng lúc vui chơi Lễ
hội, vì khủng bố Hồi giáo có mưu định tấn công thành phố Nice, sau khi
chúng tấn công Paris, và Brussels của Bỉ cách 18 tháng trước.
Nice
là một thành phố có 350.000 cư dân, từng là nơi có lịch sử lâu dài tốt
đẹp, nhưng vừa qua cũng đã có một số cư dân gốc Hồi giáo đã đi về Syria
tham gia khủng bố ISIS, rồi trở lại tham gia khủng bố tại Paris.
Cựu Chủ tịch Hội đồng Châu Âu là Donald Tusk nói rằng: "Thật là nghịch lý bi thảm, khi Nice bị tấn công trong lúc dân chúng vui mừng lễ hội Tự do, Bình đẳng, và Huynh đệ !".Qua đoạn văn do Tòa Bạch Ốc phổ biến trên Twitter, TT Hoa Kỳ Barack Obama đã lên án mạnh mẽ nhất hành động khủng bố ghê tởm tại thành phố Nice nước Pháp. Tổng thống Hoa Kỳ chia buồn sâu sắc đến các gia đình có thân nhân bị hại, và cầu nguyện cho những nạn nhân khủng bố tại Nice. TT Barack Obama đề nghị rằng Hoa Kỳ sẽ luôn hỗ trợ Pháp bằng mọi cách, để truy bắt những kẻ trách nhiệm về tội ác nầy, hầu đưa ra pháp luật trừng trị.Thủ tướng Canada Justin Trudeau ghi lênTwitter rằng: "Dân chúng Canada rất sửng sốt khi Nice bị tấn công khủng bố tối nay. Xin gởi lời cảm mến đến các nạn nhân, và chia buồn sâu sắc đến toàn nhân dân Pháp !".Thủ tướng Pháp David Lammy nói trên Twitter rằng: " Tim tôi lại tan nát vì nhân dân Pháp một lần nữa. Tôi vô cùng kinh hoàng trước tin tức về khủng bố tại Nice tối nay. Thật là một hành động dã man và tàn ác !"Sau đây là một số hình ảnh về vụ khùng bố dùng xe tải nặng cán người tại thành phố Nice :XEM TIẾP TẠI LINK:
Saturday, July 16, 2016
BIỄN ĐÔNG
Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc sau phán quyết về Biển Đông
Tại thượng đỉnh ASEM, thủ tướng Nhật gia tăng sức ép đòi Trung
Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông.REUTERS/Wu Hong
Tại cuộc họp thượng đỉnh Diễn Đàn Âu-Á (ASEM), Nhật Bản gia tăng sức ép
lên Trung Quốc để đòi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài
Thường Trực về vụ kiện Biển Đông.
Theo hãng tin Nhật Jiji Press, nhân hội nghị thượng đỉnh ASEM ở Ulan
Bator, Mông Cổ, ngày 16/07/2016, thủ tướng Shinzo Abe đã nhắc lại với
các lãnh đạo khác về « nguyên tắc phổ quát » của luật quốc tế,
đồng thời nhấn mạnh đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ
Philippines kiện Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Trong phán quyết đưa ra ngày 12/07, tòa án này đã cho rằng không có sở pháp lý nào để Bắc Kinh khẳng định « quyền lịch sử » đối với các tài nguyên ở các khu vực nằm trong đường 9 đoạn, còn được gọi là « đường lưỡi bò », bao phủ hơn 80% diện tích Biển Đông.
Trong phán quyết đưa ra ngày 12/07, tòa án này đã cho rằng không có sở pháp lý nào để Bắc Kinh khẳng định « quyền lịch sử » đối với các tài nguyên ở các khu vực nằm trong đường 9 đoạn, còn được gọi là « đường lưỡi bò », bao phủ hơn 80% diện tích Biển Đông.
Đây là một phán quyết thuận lợi cho Nhật Bản, vì nước này cũng có tranh
chấp chủ quyền với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển
Hoa Đông.
Tại thượng đỉnh ASEM ngày 16/07, thủ tướng Abe đã kêu gọi các bên có
liên hệ tuân thủ phán quyết nói trên của Tòa Trọng Tài Thường Trực và đi
đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Trong những ngày qua, Tokyo đã nỗ lực vận động để đưa Biển Đông thành
một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của thượng đỉnh
ASEM. Tại Ulan Bator, thủ tướng Abe cũng đã gặp thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay.
Với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Abe đề nghị là Nhật Bản sẽ giúp Việt
Nam tăng cường lực lượng trên biển. Còn theo phát ngôn viên bộ Ngoại
Giao Nhật Bản, khi gặp thủ tướng Abe, ngoại trưởng Philippines đã chấp
nhận sẽ « hợp tác chặt chẽ » tại các hội nghị của ASEAN trong
tương lai để bảo đảm là tất cả các bên sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa
Trọng Tài.Trong cuộc hội đàm với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày
15/07 bên lề thượng đỉnh ASEM, ông Abe cũng đã đặt thẳng vấn đề Biển
Đông, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng « trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ». Nhưng ông Lý Khắc Cường đã đáp trả rằng Nhật Bản, không có liên quan gì đến tranh chấp Biển Đông, nên « có thái độ kềm chế, không đổ dầu vào lửa và không can thiệp vào vấn đề này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160716-nhat-ban-gia-tang-suc-ep-len-trung-quoc-sau-phan-quyet-ve-bien-dongVN lợi hay hại sau phán quyết PCA?
- 14 tháng 7 2016
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) ra phán
quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường Chín Đoạn',
hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông. Nội dung phán quyết bác
bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
BBC Tiếng Việt đã có cuộc trao đổi qua email với Nguyễn Ngọc Lan,
Nghiên cứu sinh Tiến sỹ, Khoa Luật, Đại học Cambridge, về sự kiện này.
1. Ý nghĩa của phán quyết này?
Phán quyết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối hai bên tranh chấp mà còn đối với toàn bộ các quốc gia liên quan trên Biển Đông.Phán quyết khẳng định việc sử dụng biện pháp tài phán trong việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình là một lựa chọn hoàn toàn khả thi và đem lại kết quả tích cực.
Phán quyết này, cùng với Phán quyết về thẩm quyền tháng 10/2015, bác bỏ
rất nhiều luận điểm thường được Trung Quốc sử dụng nhằm chối bỏ khả năng
áp dụng các biện pháp tài phán để giải quyết các tranh chấp ở Biển
Đông.
Phán quyết cho thấy Toà Trọng tài mặc dù phải đối mặt với một vụ tranh
chấp rất phức tạp và cực kì nhạy cảm về mặt chính trị vẫn có thể đưa ra
quyết định về các vấn đề pháp lý quan trọng.
Phán quyết góp phần khẳng định vai trò của luật quốc tế và tinh thần
thượng tôn pháp luật, và khẳng định rằng trước luật pháp, các quốc gia
đều bình đẳng như nhau.
Về mặt nội dung, Tòa Trọng tài đã thiết lập các chuẩn mực pháp lý đối
với các yêu sách trên biển, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của
UNCLOS và luật quốc tế nói chung trong các tranh chấp về biển.
Tòa cũng đã làm rõ các yêu sách vốn từ trước đến nay hết sức mơ hồ về
mặt pháp lý mà Trung Quốc duy trì tại Biển Đông, từ đó làm rõ phạm vi
tranh chấp. Phán quyết mở đường cho các nỗ lực tiếp theo để giải quyết
tranh chấp Biển Đông một cách hoà bình và công bằng nhất, thông qua các
cơ chế song phương hay khu vực.
Mặc dù phần lớn sự chú ý đều dồn vào các phần của phán quyết liên quan
đến đường chín đoạn và quy chế đảo, các vấn đề khác mà Toà xem xét như
nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Trung Quốc đối với các hành vi của
ngư dân Trung Quốc trên biển, đối với hành vi của các tàu chấp pháp
Trung Quốc, đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên biển và bồi
đắp đảo đe doạ đến môi trường biển, việc Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm
đánh bắt cá hàng năm, đều cung cấp cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc
gia khác trên Biển Đông, chịu ảnh hưởng bởi các hành vi này, có thể phản
đối và có các biện pháp phù hợp.
2. Trung Quốc nói không chấp nhận phán quyết này và cho rằng PCA không có quyền tài phán đối với tranh chấp trên Biển Đông, vậy điều gì sẽ xảy ra sau vụ kiện này?
Trung Quốc luôn tuyên bố không chấp nhận thẩm quyền của Toà trọng tài theo Phụ lục VII, mặc dù theo quy định của UNCLOS, một khi quốc gia trở thành thành viên của Công ước, quốc gia đó mặc nhiên đã công nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán được thành lập theo Công ước, bao gồm Toà trọng tài.Mặc dù Trung Quốc không tham gia quá trình tranh tụng cũng như tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Toà Trọng tài, UNCLOS quy định một phán quyết của cơ quan tài phán theo Công ước mang tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Điều này có nghĩa là Trung Quốc, với tư cách là thành viên của Công ước có nghĩa vụ thực thi pháp quyết này. Việc Trung Quốc không thực thi phán quyết đồng nghĩa với việc Trung Quốc vi phạm quy định của luật quốc tế.
Tuy nhiên, cần phải thừa nhận là luật quốc tế không có một cơ chế cưỡng chế bắt buộc có thể áp dụng đối với quốc gia.
Nói cách khác, trong trường hợp Trung Quốc nhất quyết không tuân thủ
phán quyết của Toà trọng tài, về lý thuyết, Philippines khó có một cơ
chế cưỡng chế nào để ép buộc Trung Quốc phải thực thi.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong lịch sử giải quyết tranh chấp quốc tế
theo con đường tài phán, rất hiếm có trường hợp nào mà các quốc gia lại
chống đối hoàn toàn phán quyết của một toà quốc tế.
Việc tuân thủ có thể không diễn ra ngay lập tức và đầy đủ, nhưng về lâu
dài, có thể thấy phán quyết của toà có tác động quan trọng trong việc
thay đổi hành vi, thái độ của các quốc gia có liên quan và các quốc gia
có xu hướng thực hiện các hành động của mình theo hướng phù hợp với
những gì mà toà quốc tế yêu cầu.
Đối với vụ kiện này, Trung Quốc có thể sẽ không tuân thủ phán quyết ngay
lập tức, và các tuyên bố chính thức của Trung Quốc sẽ vẫn luôn khẳng
định phán quyết không ảnh hưởng gì đến mình.
Một số chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ trở nên hung hăng
hơn trên Biển Đông như một cách để đáp trả lại phán quyết, ví dụ như
tiếp tục đẩy mạnh cải tạo đảo, thành lập Vùng nhận diện phòng không
(ADIZ).\
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cũng có nhận định rằng đây có thể chỉ là phản ứng ban đầu.
Về lâu dài, khó có thể mong chờ Trung Quốc sẽ tuyên bố chấp nhận phán
quyết, nhưng dưới sức ép của các quốc gia có liên quan, cũng như của
cộng đồng quốc tế dựa trên phán quyết, Trung Quốc có thể sẽ dần có những
điều chỉnh trong quá trình đàm phán với các quốc gia khác trong khu
vực.
Cần lưu ý rằng Philippines cũng từng tuyên bố rằng quốc gia này xem vụ
kiện là là bước đầu tiên, chứ không phải biện pháp cuối cùng để giải
quyết toàn bộ tranh chấp Biển Đông một cách hoà bình.
3. Việt Nam có thể tham khảo điều gì từ vụ kiện này trong trường hợp muốn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông bằng biện pháp pháp lý?
Trong trường hợp Việt Nam muốn sử dụng biện pháp tài phán để giải quyết
tranh chấp với Biển Đông, vụ kiện này có một số vấn đề đáng lưu ý về
khía cạnh pháp lý:
Thứ nhất, việc sử dụng bằng chứng trong quá trình tranh
tụng: Phán quyết của Toà có nhắc đến và xem xét rất nhiều bằng chứng
trước khi đưa ra kết luận.
Toà đã làm rõ giá trị của các loại bằng chứng khác nhau, ví dụ như bằng
chứng lịch sử, bằng chứng từ hình ảnh vệ tinh, các khảo sát hàng hải,
bản đồ địa lý v.v...
Toà cũng từ chối xem xét một số bằng chứng do Philippines đưa ra và Toà
cũng tìm kiếm các bằng chứng một cách độc lập. Việc thu thập bằng chứng
và sử dụng bằng chứng như thế nào phục vụ các lập luận pháp lý là vấn đề
quan trọng mà một quốc gia khi tham gia trang tụng cần phải lưu ý để có
thể đảm bảo xây dựng bộ hồ sơ một cách tốt nhất.
Thứ hai, một vụ tranh chấp khi đưa ra trước toà quốc tế sẽ phải trải qua một giai đoạn kéo dài vài năm để đi đến phán quyết cuối cùng.
Vụ tranh chấp này kéo dài ba năm, có thể được xem là tương đối ngắn so
với thời gian trung bình để giải quyết một tranh chấp trước toà (một vụ
kiện trước Toà án Công lý quốc tế - ICJ – có thể kéo dài đến hơn một
thập kỷ).
Tuy nhiên điều này đòi hỏi quốc gia tham gia phải có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng về mọi mặt, nhân lực, chuyên môn, tinh thần để có thể theo đuổi vụ
kiện một cách tốt nhất, đặc biệt trong hoàn cảnh mà quốc gia bị kiện
chắc chắn sẽ tạo rất nhiều áp lực để chối bỏ giá trị của vụ kiện.
4. Phải chăng tòa không công nhận quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông nghĩa là cũng không công nhận quyền lịch sử của các nước khác, như Việt Nam?
Cần phải có sự phân biệt giữa các khái niệm pháp lý khác nhau: chủ quyền với đảo (territorial sovereignty), quyền lịch sử (historic rights) và quyền chủ quyền (sovereign rights).Khái niệm đầu liên quan đến việc xác định ai có chủ quyền đối với đảo (đất), hai khái niệm sau liên quan đến quyền của quốc gia đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên ở các vùng nước xung quanh các đảo (biển).
Vụ kiện này không liên quan đến chủ quyền đối với các đảo, vì Philippines không đưa vấn đề này ra trước Toà và bản thân Toà cũng không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.
Philippines chỉ yêu cầu Toà bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng nước trên Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử”.
Toà tuyên bố rằng UNCLOS đã quy định một vùng biển có tên “vùng đặc
quyền kinh tế” có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và trong
vùng biển này quốc gia có “quyền chủ quyền”, tức là đặc quyền trong việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế và “quyền chủ quyền” đặt dấu chấm
hết cho các yêu sách dựa trên “quyền lịch sử” để yêu sách các vùng biển
vốn thuộc quyền chủ quyền của các quốc gia khác.
Như vậy, Toà bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với các vùng biển trên Biển Đông.
Việt Nam chưa từng yêu sách “quyền lịch sử” đối với toàn bộ vùng biển ở Biển Đông.
Lập trường của Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đế
chứng mình chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là
một vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với đảo, là vấn đề hoàn toàn
khác.
Hơn nữa, bản thân Toà Trọng tài cũng nói rõ các bằng chứng lịch sử để
chứng minh chủ quyền đối với đảo sẽ khác các bằng chứng lịch sử để chứng
minh quyền lịch sử đối với các vùng biển. Hai vấn đề này khác biệt
nhau.
Vì thế phán quyết của Toà Trọng tài không đồng nghĩa với việc Toà bác bỏ
tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo trong hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên các bằng chứng lịch sử, cũng như không
bác bỏ tuyên bố của Việt Nam đối với các vùng biển trên Biển Đông phù
hợp với UNCLOS.
5. Tòa phán quyết ‘không cấu trúc’ nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Điều này có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt là những chi tiết phán quyết dựa trên đặc điểm tự nhiên, không tính những gì Trung Quốc đã xây cất thêm?
Tuyên bố của Toà Trọng tài rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa có
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là một điểm quan trọng và có ý
nghĩa, dù có gây khá nhiều bất ngờ cho giới quan sát (không phải vì nội
dung của tuyên bố, mà vì Toà đã chấp nhận tuyên bố một vấn đề, tuy quan
trọng và cần thiết, nhưng không được Philipppines yêu cầu).
Tuyên bố này tác động không chỉ đối với Philippines và Trung Quốc là hai
bên tranh chấp, mà còn tất cả các quốc gia khác hiện có yêu sách đối
với Trường Sa. Mỗi quốc gia vì thế phải đánh giá tác động cụ thể của
tuyên bố này đối với chính sách của mình trên Biển Đông.
Phán quyết này góp phần bác bỏ hoàn toàn yêu sách Biển Đông của Trung Quốc dựa trên "đường chín đoạn".
Điều này là bởi vì mặc dù Trung Quốc chưa từng đưa ra một lời giải thích
chính thức nào đối với yêu sách đường lưỡi bò, các hành vi của Trung
Quốc cũng như giới học giả cho thấy Trung Quốc có thể dựa trên hai cơ sở
chính là (i) quyền lịch sử (đã bị Toà bác bỏ) hoặc(ii) đường chín đoạn
là đường biên giới ngoài của các vùng nước được tạo ra bởi các đảo trong
quần đảo Trường Sa.
Với việc tuyên bố rằng các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể
tạo ra vùng biển rộng tới 200 hải lý, và vì thế không thể có thể vùng
biển rộng như đường chín đoạn, Toà đã bác bỏ hoàn toàn mọi cơ sở mà
Trung Quốc có thể dựa vào để yêu sách đường chín đoạn.
Việc Toà tuyên bố các thực thể địa lý chỉ có thể được xem xét dựa trên
điều kiện tự nhiên, cùng với tuyên bố rằng việc xây dựng, cải tạo đảo là
làm trầm trọng tranh chấp, đã khẳng định tính phi pháp của các hoạt
động bồi đắp, xây cất đảo của Trung Quốc.
Việc Toà xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa chỉ có thể có tối đa
một vùng biển 12 hải lí cũng góp phần thu hẹp các vùng biển chồng lấn
trên Biển Đông, vì thế làm thu hẹp các vùng biển tranh chấp.
Dựa vào phán quyết, các quốc gia liên quan có thể tiến hành xác định rõ
ràng hơn vùng biển nào là vùng biển có tranh chấp, để từ đó tiến hành
đàm phán, phân định hay khai thác chung nếu phù hợp.
Trong quá trình Toà lý luận về quy chế đảo theo điều 121 UNCLOS, Toà
cũng đã làm rõ các yêu cầu pháp lý để một thực thể có thể được xem là
đảo, đảo đá hay bãi nửa nổi nửa chìm.
Phán quyết vì thế tạo ra chuẩn mực pháp lý khách quan đối với điều 121
mà các quốc gia khác có thể áp dụng trong các tranh chấp khác, ví dụ như
đối với các thực thể trong quần đảo Hoàng Sa, hay các thực thể trong
tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Phán quyết là một án lệ rất quan trọng không chỉ đối với việc giải quyết
tranh chấp ở Biển Đông mà còn đối với sự phát triển của luật biển quốc
tế nói chung.
Đây là lần đầu tiên một phán quyết của Toà quốc tế phân tích và làm rõ
các điều khoản quan trọng của UNCLOS như Điều 121, lần đầu tiên một toà
quốc tế tuyên bố một quốc gia vi phạm nghĩa vụ thiện chí theo Điều 300
UNCLOS.
Vì thế, tác động của phán quyết chắc chắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi của
tranh chấp Biển Đông và sẽ là nguồn luật quan trọng để các quốc gia khác
trên thế giới tham khảo trong quá trình áp dụng UNCLOS và luật biển nói
chung.
Biển Đông sau phán quyết về Đường Lưỡi bò
- 14 tháng 7 2016
Việt Nam nên đàm phán song phương hay không về chủ quyền trên Biển Đông
đối với quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 là một
trong các nội dung được Bàn tròn Thứ Năm hôm 14/7 và các khách mời thảo
luận nhân Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) mới ra phán quyết về 'Đường
chín đoạn' trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Từ Đại học Bình Dương, nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế Vũ Cao Phan nêu quan điểm:
"Tôi nghĩ Việt Nam nên chấp nhận đàm phán song phương (với Trung Quốc)
và bắt đầu ngay với Hoàng Sa. Bởi vì sao? Bởi vì chúng ta chấp nhận đề
nghị của Trung Quốc là đàm phán song phương, không có gì vô lý hơn là
tôi chấp nhận mà anh không. Nhưng cái vô lý của Trung Quốc lại là không
chấp nhận đàm phán ở Hoàng Sa, vì sao?
"Trung Quốc cho đó là của mình rồi, không cần phải bàn cãi nữa, thế
nhưng trước đây đã đưa ra rất nhiều lập luận của Trung Quốc, như thế là
không đúng. Người ta gọi là tiêu chuẩn kép.
"Đối với Senkaku, tức là Điếu Ngư, Nhật Bản ở trạng thái giống như Trung
Quốc ở Hoàng Sa hiện nay, nhưng Trung Quốc kiên quyết đòi đàm phán và
cũng có gây một vài nhiễu loạn ở xung quanh đó.
"Đối với Việt Nam thì ở Hoàng Sa, Trung Quốc lại giống như tư thế của
Nhật Bản và Trung Quốc bác bỏ, cái đó rất là vô lý. Tôi không thấy có
một điều nào vô lý hơn. Nhưng ở Việt Nam, dường như có cảm giác là Hoàng
Sa khó lấy lại được, hay là vì thái độ của Trung Quốc luôn luôn bác bỏ.
"Các cán bộ ngoại giao (Việt Nam) nói chuyện cho biết khi họ đề cập đến
Hoàng Sa, họ (Trung Quốc) đập bàn đập ghế và không nói được nữa, thế thì
vì không nói được nữa cho nên chúng ta không đề xuất để đàm phán Hoàng
Sa ư?," Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC.
'Không song phương được'
Từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD), PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng, phản biện ý kiến trên của học giả từ Đại học Bình Dương và đưa ra quan điểm của mình. Ông nói:
"Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của tác giả vừa nói vừa rồi,
không thể có chuyện đàm phán song phương được. Ở đây không phải vấn đề
là Việt Nam cố chấp, mà vấn đề là Trung Quốc luôn luôn bác bỏ chuyện đàm
phán này.
"Cho nên việc đàm phán song phương, tôi thấy là không khả thi, việc quan
trọng, nếu muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, thì cần phải đưa
câu chuyện này ra bên thứ ba, để mà giải quyết như là trường hợp
Philippines đã khởi kiện ra tòa PCA đối với Hoàng Sa.
"Và đối với Trường Sa cũng vậy, phán quyết này theo tôi không phải là
không có lợi cho Việt Nam, chuyện đường lưỡi bò là một chuyện, nhưng tôi
xin thưa rằng việc mà Tòa tuyên bố rằng các cấu trúc thực thể ở Trường
Sa không có quyền mở rộng ra đặc quyền kinh tế, đấy cũng là một vấn đề
có thể nói là một thắng lợi.
Bây giờ chỉ có chuyện thẩm quyền bên thứ ba là cơ quan tài phán quyết định việc này. Chứ không thể nào mà đi đàm phán với một người mà xâm chiếm của người khác, sau đó mà lại đi đàm phán với họ được, quan điểm này rất sai lầm.
"Một điểm nữa, chúng tôi xin lưu ý, cũng có ý kiến cho rằng nếu Việt Nam nhiệt tình ủng hộ, thì nó bất lợi cho Việt Nam, bởi vì trong một số thực thể ở Trường Sa, nếu công nhận, thì vô hình chung thừa nhận chủ quyền của Philippines đối với các thực thể đó.
"Nhưng mà theo tôi, ý kiến như vậy là không ổn, bởi lẽ chúng ta biết
thẩm quyền của Tòa, tòa đã xác định là không giải quyết vấn đề về chủ
quyền, do đó cho nên không có gì đáng ngại cả và theo tôi Chính phủ Việt
Nam cần phải bày tỏ quan điểm rõ ràng là ủng hộ phán quyết này.
"Và tôi tin rằng nếu Việt Nam tiến hành khởi kiện Trung Quốc, thì những
kết luận ở trong một số chi tiết của các thẩm phán có thể là căn cứ,
tình tiết có thể vận dụng, bổ sung cho hồ sơ pháp lý của Việt Nam khởi
kiện Trung Quốc, và một lần nữa tôi nhắc lại quan điểm đàm phán song
phương với Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm.
"Cho nên tôi đề nghị tác giả xem lại câu chuyện này, Trung Quốc không
bao giờ chấp nhận chuyện đó và có thể chúng ta không bao giờ đàm phán
được, bởi vì về mặt hồ sơ lịch sử, pháp lý, Hoàng Sa đã khẳng định là
của Việt Nam, điều đó rất rõ, bây giờ chỉ có chuyện thẩm quyền bên thứ
ba là cơ quan tài phán quyết định việc này.
"Chứ không thể nào mà đi đàm phán với một người mà xâm chiếm của người
khác, sau đó mà lại đi đàm phán với họ được, quan điểm này rất sai lầm"
nguyên Phó Vụ trưởng, Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, ông Hoàng Ngọc
Giao, nêu quan điểm.
Khách mời
Bàn tròn có sự tham gia của các chuyên gia và nhà nghiên cứu chính trị, pháp lý và bang giao quốc tế từ Việt Nam và hải ngoại. Trong đó có:
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế từ Đai học Maine, Hoa Kỳ.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, Việt Nam (PLD).
Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế từ Đại học Bình Dương.
Nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), từ BBC World Service, London.
BBC Việt ngữ sẽ tiếp tục giới thiệu các ý kiến trao đổi, tranh luận tại Bàn tròn Thứ Năm tuần này về Biển Đông hậu phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực trong các bài vở tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160714_hangout_post_pca_southchinasea
Việt - Nhật cùng quan điểm phải tôn trọng phán quyết của tòa PCA
RFA
2016-07-15
2016-07-15
Lãnh đạo hai nước hiện đang tham dự thượng đỉnh Á Âu ASEM ở Ulanbator, Mông Cổ.
Hôm 12 tháng 7 vừa qua, tòa thường trực trọng tài quốc tế (PCA) ở the Hague đã ra phán quyết, theo đó, tòa bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc chín đoạn trên biển Đông của Trung Quốc và tuyên bố toàn bộ các thực thể trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước khác không phải là đảo mà chỉ là đá và do đó không có vùng đặc quyền kinh tế, không có đường cơ sở. Đây được coi là chiến thắng lớn của Philippines trước Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc sau đó đã tuyên bố phán quyết của tòa là vô giá trị và nói nước này sẽ không tuân thủ.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/jp-vn-agree-scs-ruling-must-be-observed-07152016141300.html
BIỂU TÌNH HOAN HÔ PHÁN QUYẾT QUỐC TẾ
Thông báo biểu tình của No-U Hà Nội
Về việc: Ủng hộ phán quyết Tòa quốc tế bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò
của Trung Quốc trên Biển Đông và phản đối nhà nước bá quyền Trung Cộng.
Chúng tôi kính mời bà con cô bác, các tổ chức hội đoàn gần Hà Nội đến
tham gia biểu tình cùng anh em No-U chúng tôi. Kính mong các tổ chức, cá
nhân ở các địa phương khác hưởng ứng, tổ chức biểu tình tại khắp các
miền đất nước để thể hiện tinh thần, thái độ của người dân Việt Nam
trước sự kiện này...
Vào lúc: 8h30 sáng ngày Chủ Nhật, 17/7/2016
Tại: Tượng đài Lý Thái Tổ - Bờ Hồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Kính thưa bà con cô bác,
Vào ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực quốc tế đã ra phán quyết
về vụ kiện "Đường lưỡi bò" của Philippines với Trung Quốc, gồm những
điểm chính sau:
- Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông.
- "Đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển.
- Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc
quyền kinh tế cho Trung Quốc.
- Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines,
đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough.
- Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các
hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo.
- Các hành động của Trung Quốc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với
Philippines.
Xét thấy:
1. Đây là thắng lợi của nhân dân Philippines và nhân loại yêu chuộng hòa
bình toàn thế giới trước âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Cộng.
Đây cũng là thắng lợi trực tiếp của người dân Việt Nam và các nước trong
khu vực bị đường lưỡi bò xâm phạm.
2. Việc Trung Cộng nổ súng bắn giết, chiếm đóng Gạc Ma; đặt giàn khoan
HD981 vào thềm lục địa Việt Nam, tự ý đặt lệnh cấm đánh bắt cá; bắt bớ,
đánh đập, giết hại ngư dân, phá hủy tàu thuyền Việt Nam là những hành
động phi pháp và cho tới nay, chính quyền Trung Cộng vẫn ngang nhiên
tiếp tục thực hiện những điều đó.
3. Việc Trung Cộng xây dựng những đảo đá, bãi đá ở Trường Sa không chỉ
làm thay đổi hiện trạng Biển Đông mà còn trực tiếp phá hủy môi trường,
cùng với nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng tiêu diệt môi trường biển, nghề
cá và du lịch, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân Việt Nam.
4. Việc phản đối phán quyết của Tòa quốc tế cho thấy Trung Cộng là một
nhà nước bất chấp các luật lệ, không phải là một bạn bè tốt, đối tác
tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt như tuyên bố của hai đảng cộng sản
Trung Quốc và Việt Nam.
5. Thắng lợi của Philippines là một minh chứng quan trọng để người dân
Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế trước việc xâm chiếm
Hoàng Sa, Gạc Ma - Trường Sa và xâm phạm quyền lợi biển của mình.
Chúng tôi cho rằng:
1. Không có lý gì khi người dân Philippines, người dân các nước được
quyền biểu tình bày tỏ sự vui mừng trước Phán quyết của Toà mà người dân
Việt Nam lại không được làm vậy. Đó là quyền được ghi trong hiến pháp,
ghi trong Tuyên ngôn độc lập mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã tuyên thệ.
2. Việc ngăn cản các quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn
luận, quyền được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước là ngăn chặn tự do dân chủ. Ngăn chặn tự do - dân chủ, Việt Nam sẽ
không thể phát triển thịnh vượng để bảo vệ đất đai tổ tiên, bảo vệ đời
sống nhân dân trước tham vọng bá quyền của Trung Cộng. Chính quyền cộng
sản Việt Nam cần chấm dứt việc này.
Vì vậy, anh em No-U chúng tôi sẽ biểu tình vào lúc 8h30 sáng ngày
17/7/2016 tại Tượng đài Lý Thái Tổ - Bờ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội để:
1. Ủng hộ phán quyết của Toà quốc tế bác bỏ yêu sách về Đường lưỡi bò
của Trung Quốc, thể hiện sự ủng hộ với người dân Philippines trong thắng
lợi này.
2. Phản đối chính quyền cộng sản Trung Quốc ngang nhiên chà đạp luật
pháp, quy ước quốc tế, tiếp tục xâm lấn, phá hủy môi trường và xâm hại
người dân Việt Nam nói riêng và người dân các quốc gia Đông Nam Á nói
chung bị ảnh hưởng bởi Đường lưỡi bò ngang ngược.
3. Yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt các hành vi đánh đập,
bắt bớ, cản trở quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do biểu tình.
Yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ ràng đâu là bạn, đâu là kẻ
thù của nhân dân Việt Nam.
Chúng tôi kính mời bà con cô bác, các tổ chức hội đoàn gần Hà Nội đến
tham gia biểu tình cùng anh em No-U chúng tôi. Kính mong các tổ chức, cá
nhân ở các địa phương khác hưởng ứng, tổ chức biểu tình tại khắp các
miền đất nước để thể hiện tinh thần, thái độ của người dân Việt Nam
trước sự kiện này.
Đề nghị chính quyền Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự để buổi biểu tình
diễn ra ôn hòa, văn minh, lịch sự!
Anh em No-U Hà Nội trân trọng kính báo!
Hà Nội ngăn chặn biểu tình ủng hộ phán quyết Biển Đông
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-07-17
2016-07-17
Tuy nhiên cuộc biểu tình ở thủ đô bị nhà cầm quyền Hà Nội ngăn chặn.
Thực tế ra sao và nhận định của người trong cuộc thế nào?
Chặn biểu tình
Anh Lê Dũng, một nhà hoạt động tại Hà Nội, cho biết từ sáng sớm đã có
mặt tại trung tâm Hà Nội nơi dự định diễn ra cuộc biểu tình, tuần hành
theo lời kêu gọi mà No-U FC đưa ra hồi trong tuần.
Chính quyền huy động lực lượng rất đông. Tại số 1 Ngô Thì Nhậm gần 100 lực lượng đeo băng đỏ. Các nhà trọ quanh đó bị phong tỏa.
- Anh Trịnh Bá Phương
Anh tường thuật lại tình hình tại đó như sau:
“Tôi ra từ 6 giờ sáng chỗ Tượng Đài để quan sát, đến lúc 8 giờ kém 10 họ
mang quân đến rất đông: các loại lực lượng, đeo băng đỏ, xe phá sóng.
Các ngã đường vào đều bị chặn. Loa từ các xe kêu gọi du khách ở Khu Bờ
Hồ giải tán.
Một số anh em mặc áo No-U và một số anh em khác ra đó thì bị bắt giữ đưa lên xe. Có xe bảy chỗ, có xe buýt bắt người đưa đi.
Lực lượng công an đông lắm.”
Thanh niên Trịnh Bá Phương, người hưởng ứng kêu gọi của No-U FC, hôm nay
cũng muốn tham gia cuộc biểu tình thế nhưng bị chặn trước khi đến được
khu vực dự kiến. Anh cho biết:
“Nhiều chốt được lập ra chặn tất cả các lối vào Bờ Hồ rồi. Một số người
như Trịnh Bá Tư em trai của tôi, cô Đặng Bích Phượng, chú Trương Văn
Dũng, cô Nguyễn Thúy Hạnh, chú Huỳnh Ngọc Chênh… bị bắt rồi.”
Nhà hoạt động nữ Đặng Bích Phượng bị khi có mặt cùng một số người khác
tại Vườn hoa Lý Thái Tổ. Bà bị đưa về công an phường Cửa Nam. Vào lúc
8:55 phút sáng khi đang bị giữ tại công an Cửa Nam cho biết:
“Sáng nay tôi dắt xe đạp điện ra khỏi nhà thì các chú công an đi theo
tôi; tôi dắt xe vào để đi xe buýt, họ cũng theo tôi. Khi ra đến Vườn hoa
Lý Thái Tổ tôi đang đứng với một số người thì họ bắt đưa tôi lên xe về
đồn công an Cửa Nam. Tôi hỏi thì họ nói đang có công an phường tôi cư
trú đến đưa về!”
Nhận định
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở La Haye công bố phán quyết đối
với vụ Philippines kiện Trung Quốc về đường đứt khúc 9 đoạn, thường được
gọi là đường lưỡi bò, nhằm tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông, phát
ngôn nhân Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng hoan nghênh
phán quyết đó.
Nhiều người Việt Nam cho rằng việc hoan nghênh như thế là đúng đắn và họ
cũng muốn được bày tỏ chính kiến như thế. Tuy nhiên biện pháp chính
quyền ngăn chặn đối với hoạt động biểu tình, tuần hành ủng hộ phán quyết
của PCA về đường lưỡi bò khiến họ đi đến một số nhận định như của bà
Đặng Bích Phượng sau đây:
“Với những động thái như thế này thì tôi thấy được lý do tại sao họ
không kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Có rất nhiều biểu hiện để chứng
minh cho việc họ bảo vệ ý kiến của họ.
Họ nói Việt Nam hoan nghênh phán quyết đó, nhưng họ ‘độc quyền’, chỉ có
họ được hoan nghênh thôi chứ không cho người dân hoan nghênh.
Trong thâm tâm họ rất hiểu họ có những khuất tất nên rất sợ người dân lên tiếng.”
Và nhận định của anh Lê Dũng:
“Ai ở Việt Nam đều biết họ có những phát ngôn bên ngoài, nhưng những
việc làm bên trong của họ chẳng giống ai cả. Họ làm những việc vi phạm
quyền của người dân. Gì với quốc tế họ cũng cam kết hết, họ vào nhân
quyền quốc tế nhưng họ bắt bất cứ ai ở Bờ Hồ, không cần lý do, không cần
lệnh của tòa án.
Trên truyền thông loan Bộ Ngoại giao ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng
Tài, nhưng người dân muốn có hành vi ủng hộ tuyên bố đó bằng việc in
khẩu hiệu, mặc áo No-U… thì nhà nước không cho làm.
Đây là điều đặc biệt, nhà nước VN khác với những quốc gia khác. Họ không
muốn người ta làm những điều mà họ không muốn. Họ không đứng trên khuôn
khổ luật pháp hay quyền con người gì hết!”
Anh Trịnh Bá Phương cũng nhắc lại:
“Trước phán quyết của Tòa án Quốc tế bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc
thì hôm nay người dân muốn hoan nghênh phán quyết đó. Và mang một số
biểu ngữ để chúc mừng người dân Philippines.
Gì với quốc tế họ cũng cam kết hết, họ vào nhân quyền quốc tế nhưng họ bắt bất cứ ai ở Bờ Hồ, không cần lý do, không cần lệnh của tòa án.
- Anh Lê Dũng
Nội dung chính là mong muốn chính quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế vì cả
biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ, cướp đoạt của
Việt Nam, trong khi chính phủ Việt Nam chỉ có những phản ứng mang tính
chất hời hợt: đưa lên phản đối mà không có hành động gì. Trong khi đó
việc chiếm đóng biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc thực hiện ngày càng
gia tăng, rồi tấn công ngư dân Việt Nam.
Ngày hôm nay người dân muốn được bày tỏ chính kiến của mình; thế nhưng
chính quyền huy động lực lượng rất đông. Tại số 1 Ngô Thì Nhậm gần 100
lực lượng đeo băng đỏ. Các nhà trọ quanh đó bị phong tỏa.
Còn tại Dương Nội, ông chủ tịch Lã Quang Thức và các ban ngành đến nhà người dân để chặn.”
Theo những người quan tâm đến tình hình đất nước như anh Lê Dũng, bà
Đặng Bích Phượng thì hành xử của nhà cầm quyền trong việc ngăn chặn,
thậm chí bắt bớ, những người dân lên tiếng bày tỏ chính kiến đối với
những vấn đề quan trọng của đất nước như chủ quyền biển đảo, thảm họa
môi trường do Formosa gây nên… sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Hệ lụy đầu tiên theo những người này là dân chúng mất niềm tin vào chính
phủ. Một bộ phận người dân sẽ trở nên thờ ơ trước những vấn đề lớn của
đất nước.
Họ cũng cho rằng hành xử bất nhất của nhà cầm quyền cũng làm mất uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam câu lưu hàng chục người biểu tình chống Trung Quốc
Công an ngăn chặn cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, ngày 17/07/2016REUTERS
Năm ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong
vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, sáng ngày 17/07/2016 hàng
chục người tập hợp tại quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, phản đối Trung Quốc
bác bỏ phán quyết của Tòa. Khoảng ba chục người bị công an Việt Nam câu
lưu.
Theo phóng viên của hãng tin Pháp AFP nội trong buổi sáng ngày Chủ Nhật
17/07/2016 đã có khoảng 30 người tham gia biểu tình bị tạm giam. Họ bị
công an bắt lên lên xe và đưa đi nơi khác trong lúc đang tìm cách đến Bờ
Hồ. Một số người hô to khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc xâm lăng » trong
lúc họ bị bắt.
AFP nhận định : tinh thần bài Trung Quốc được phổ biến tại Việt Nam, nhưng chính quyền Hà Nội lại rất nhanh chóng trấn áp biểu tình bày tỏ phẫn nộ trước việc Bắc Kinh bành trướng ở Biển Đông. Việt Nam đề phòng nguy cơ những cuộc biểu tình đó nhắm vào chính quyền. Công an Việt Nam đã nỗ lực ngăn cản mọi cuộc tập hợp.
Các nhà hoạt động tại Hà Nội đã sử dụng các mạng lưới xã hội để kêu gọi xuống đường vào sáng hôm nay, 5 ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về Biển Đông, căn cứ trên bản đồ đường 9 đoạn. Bắc Kinh tuyên bố không công nhận tính chính đáng của Tòa và không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Vẫn theo AFP, sau cuộc tập hợp không thành tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, vào đầu giờ chiều nay, một toán 9 người đã tập hợp trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, giương cao biểu ngữ « Cảm Ơn Philippines. Các bạn có được một chính phủ dũng cảm ». Người biểu tình sau đó đã nhanh chóng giải tán trước khi nhân viên trật tự an ninh đến hiện trường.
Ngoài ra, hình ảnh trên mạng xã hội được AFP trích dẫn cho thấy, tại
thành phồ Hồ Chính Minh, tinh thần bài Trung Quốc cũng được biểu hiện
qua một số các biểu ngữ chỉ trích Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông, bất chấp
phán quyết của Tòa Án La Haye.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160717-viet-nam-cau-luu-hang-chuc-nguoi-bieu-tinh-chong-trung-quoc
AFP nhận định : tinh thần bài Trung Quốc được phổ biến tại Việt Nam, nhưng chính quyền Hà Nội lại rất nhanh chóng trấn áp biểu tình bày tỏ phẫn nộ trước việc Bắc Kinh bành trướng ở Biển Đông. Việt Nam đề phòng nguy cơ những cuộc biểu tình đó nhắm vào chính quyền. Công an Việt Nam đã nỗ lực ngăn cản mọi cuộc tập hợp.
Các nhà hoạt động tại Hà Nội đã sử dụng các mạng lưới xã hội để kêu gọi xuống đường vào sáng hôm nay, 5 ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về Biển Đông, căn cứ trên bản đồ đường 9 đoạn. Bắc Kinh tuyên bố không công nhận tính chính đáng của Tòa và không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Vẫn theo AFP, sau cuộc tập hợp không thành tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, vào đầu giờ chiều nay, một toán 9 người đã tập hợp trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, giương cao biểu ngữ « Cảm Ơn Philippines. Các bạn có được một chính phủ dũng cảm ». Người biểu tình sau đó đã nhanh chóng giải tán trước khi nhân viên trật tự an ninh đến hiện trường.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160717-viet-nam-cau-luu-hang-chuc-nguoi-bieu-tinh-chong-trung-quoc
Người Việt phản đối ‘đường lưỡi bò’ trước du khách Trung Quốc
Một nhóm người Việt ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hôm 16/7, đã
giơ cao các biểu ngữ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển
Đông.
Các hình ảnh đưa lên mạng xã hội cho thấy, một nhóm chưa tới 10 người, trong đó có nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giơ cao hình ảnh về bản đồ tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc, hay còn được gọi là “đường lưỡi bò”.
Có thể thấy các du khách mà những người biểu tình nói là khách du lịch Trung Quốc đứng chụp hình ảnh nhóm người Việt phản đối tại khu vực Hòn Chồng và Tháp Bà Ponagar.
Trên Facebook, blogger Quỳnh viết: “Lúc sáng ở Tháp Bà có khá nhiều khách Trung Quốc nhìn vào hình ảnh này và quay phim rồi bàn tán. Hy vọng họ đến Việt Nam và trở về với suy nghĩ rằng người Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng trước các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông”.
Cuộc biểu tình quy mô nhỏ này diễn ra ít ngày sau khi Tòa Trọng ra phán quyết có lợi cho Philippines trước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông của Trung Quốc.
Sau khi tòa ở La Haye, Hà Lan, đi tới tuyên bố phản bác “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh, có hai cuộc biểu tình chớp nhoáng ở Sài Gòn và Hà Nội.
Không chỉ có các nhà hoạt động mà nhiều nghệ sĩ Việt Nam cũng đã lên tiếng trên mạng xã hội, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết được coi là mang tính lịch sử.
Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Tòa Trọng tài đồng thời tuyên bố không công nhận phán quyết, cảnh báo nó có thể dẫn tới khả năng xảy ra “xung đột” và “đối đầu” ở biển Đông.
Các hình ảnh đưa lên mạng xã hội cho thấy, một nhóm chưa tới 10 người, trong đó có nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giơ cao hình ảnh về bản đồ tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc, hay còn được gọi là “đường lưỡi bò”.
Có thể thấy các du khách mà những người biểu tình nói là khách du lịch Trung Quốc đứng chụp hình ảnh nhóm người Việt phản đối tại khu vực Hòn Chồng và Tháp Bà Ponagar.
Trên Facebook, blogger Quỳnh viết: “Lúc sáng ở Tháp Bà có khá nhiều khách Trung Quốc nhìn vào hình ảnh này và quay phim rồi bàn tán. Hy vọng họ đến Việt Nam và trở về với suy nghĩ rằng người Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng trước các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông”.
Cuộc biểu tình quy mô nhỏ này diễn ra ít ngày sau khi Tòa Trọng ra phán quyết có lợi cho Philippines trước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông của Trung Quốc.
Sau khi tòa ở La Haye, Hà Lan, đi tới tuyên bố phản bác “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh, có hai cuộc biểu tình chớp nhoáng ở Sài Gòn và Hà Nội.
Không chỉ có các nhà hoạt động mà nhiều nghệ sĩ Việt Nam cũng đã lên tiếng trên mạng xã hội, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết được coi là mang tính lịch sử.
Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Tòa Trọng tài đồng thời tuyên bố không công nhận phán quyết, cảnh báo nó có thể dẫn tới khả năng xảy ra “xung đột” và “đối đầu” ở biển Đông.
No comments:
Post a Comment