Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 21 October 2016

OBAMA - ANH QUỐC- BIỂN ĐÔNG- VĂN HÓA VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THẢO AN * OBAMA



Nguyễn Thị Thảo An

5-6-2016



TT Obama và CTN Trần Đại Quang. Nguồn: internet

Chuyến đi của ông Obama đến Việt Nam đã gây thành một cơn sốt, người ta gọi nó là Obamania. Gọi là cơn sốt bởi vì Obama từng viếng thăm trên 50 quốc gia, nhưng chưa ở đâu như ở Việt Nam, hàng chục ngàn người dân đổ xô ra đường, sắp hàng chờ đón như ở Việt Nam. Dân chúng bỏ phiếu bằng chân, lòng dân hướng về nước Mỹ. Truyền thông nhà nước thất bại. So sánh với hình ảnh đón tiếp Tập Cận Bình thì rõ. Người ta giăng hình gạch mặt ông Tập, biểu ngữ đuổi Tập xéo khỏi VN. Khẩu hiệu 4 tốt, 16 chữ vàng chỉ là trò lừa đảo. Mới đây, cư dân mạng vừa đăng một truyện cười, chuyện như vầy.

Có hai chiếc xe đang chạy ngược chiều thì đụng nhau. Cả hai đầu xe đều bẹp gí, chủ nhân của hai xe là một người đàn ông và một người đàn bà. Sau phút định thần, người đàn bà mở cửa xe đon đả tiến về phía chiếc xe kia ân cần hỏi han.

Người đàn bà nói, “Trong cái rủi cũng có cái may, chúng ta từ hai nơi xa lạ, vì một cái tai nạn này mà may mắn được biết anh.”

Người đàn ông nói, “Vâng, đụng xe là chuyện nhỏ, rất hân hạnh được biết cô.”

Người đàn bà mỉm cười, “Hay là, mời anh tới nhà, rồi em sẽ tìm phương tiện đưa anh về nhà.”

Người đàn ông hớn hở, đồng ý ngay. Cơ hội hiếm có để quen một người đàn bà xinh đẹp như vầy. Lúc đó, người đàn bà lập tức trở lại xe, lôi ra một chai rượu và khoèo thêm một cái ly.

Nàng cười rạng rỡ, rót đầy một ly, “Nào mời anh, chúc mừng cho cuộc hạnh ngộ của chúng ta hôm nay.”

Anh chàng vui vẻ, nốc cạn 100% bày tỏ thiện ý. Tới phiên chàng, anh ta cũng rót đầy một ly rượu mời nàng. Nhưng, người đàn bà từ chối, “Em không thể uống rượu khi lái xe.”

Theo ghi chú của cư dân mạng, người đàn ông đó là người Việt Nam. Còn mỹ nhân được xác định là người Trung Quốc. Xưa nay trong lịch sử TQ, mỹ nhân kế chưa bao giờ thất bại. Còn rượu là ẩn dụ của khẩu hiệu 4 tốt, 16 chữ vàng trong quan hệ Trung-Việt.

Cái quan hệ ấy ra sao? Báo chí, truyền thông TQ hàng ngày vẫn ra rả luận điệu. Việt Nam là đất thuộc địa cũ của TQ, Đảng CSVN là con đẻ của Đảng CSTQ. Mục tiêu nhà nước TQ hướng tới là phải thực hiện chính sách “thu hồi lãnh thổ”, gần nhất là thực hiện Công Ước Pháp-Thanh 1885-1895. Theo đó, biên giới Trung Quốc kéo dài xuống tận Hà Tĩnh. Để thực hiện chính sách này, đảng CSTQ đã dùng chiến thuật cắt lát “salami” hay còn gọi là “luộc ếch trong nồi”.

Chưa bao giờ như lúc này, người ta thấy rõ chủ nghĩa CS thực chất là một cái bẫy văn hóa nhằm xóa sổ biên giới giữa các quốc gia. Chiến thuật đánh phá toàn diện mà đảng CSVN gần như thúc thủ trước một TQ tàn độc và tinh vi bậc nhất thế giới. Trong khi đó Đảng CSVN hình như vẫn còn say ngủ.

Trong thời gian gần đây, chưa bao giờ tình hình Việt Nam lại nguy ngập như lúc này. Sau vụ cá chết, biển nhiễm độc làm kinh tế toàn bộ Miền Trung bị tê liệt. Hàng triệu triệu người đang đối diện với nạn thất nghiệp. Không chỉ ngư dân mà toàn bộ các ngành liên đới tới thủy sản, đóng tàu, du lịch, khách sạn, nhà hàng, chợ búa,… có nguy cơ bị phá sản. Nạn đói lấp ló ngay trước ngõ. Người ta có thể thấy trong vài tháng tới, một cuộc di cư rầm rộ vào Nam để tìm cái ăn.



Nhưng trong Nam cũng đang lâm nguy. Đồng bằng sông Cửu Long năm nay đã khô kiệt. Lý do bởi vì Trung Quốc đã hoàn thành 8 con đập, nước bị giữ lại trên thượng nguồn. Nền ruộng lún, lúa ngập mặn không làm sao sống được. Cho tới thời điểm này, nhiều nơi mạ chỉ cao quá một gang tay. Hai mươi triệu con người sắp bị nạn đói đe dọa. Chưa hết, Trung Quốc dự định sẽ còn xây thêm 12 cái đập trong vài năm tới. Liệu Cửu Long rồi đây có biến thành dòng sông cạn? Liệu những cánh đồng Miền Tây có biến sẽ biến thành sa mạc? Nhìn lên phía Bắc, vào thời điểm này nước sông Hồng cũng lưng chừng đáy. Có người nói, mùa Hè người ta có thể xắn quần lội qua sông Hồng (?) Việt Nam đang là nước đứng thứ nhì trên thế giới về xuất cảng gạo, năm nay đang có nguy cơ phải nhập cảng gạo để cứu đói. Nhưng giả sử cứu được năm nay, ai cứu đói cho những năm sau nữa?

Giáo sư Marvin Ott (Johns Hopkins University, Hoa Kỳ) nói, “Các con đập trên sông Mekong có ý nghĩa chiến lược vì nó cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống chết của những nền kinh tế hạ nguồn trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa.”

Âm mưu ngăn chận nguồn nước, một mặt xả chất độc vào biển Việt Nam là 2 cuộc tấn công vào kinh tế trước khi tấn công về mặt quân sự trong nay mai.

Theo tình hình thì cuộc chiến tranh đối đầu giữa 2 nước khó mà tránh khỏi. Âm mưu xâm chiếm Việt Nam là một tham vọng truyền kiếp từ các bậc đế vương Trung Hoa cho đến các lãnh tụ Trung Quốc ngày nay. Chính sách thu hồi lãnh thổ công khai hơn là từ thời Mao tới Tập. Có chiếm Việt Nam và Biển Đông thì Trung Quốc mới đủ thực lực để vươn mình trở thành siêu cường số một thế giới. Thế thì, Việt Nam có chống trả nổi nếu chỉ dựa vào một vài thứ vũ khí mới mua của Nga không? Chỉ số GDP của TQ gấp 54 lần VN. Việt Nam và Trung Quốc đều mua vũ khí của Nga. Nhìn vào bảng đồ so sánh tương quan lực lượng hiện nay, TQ chỉ thua Hoa Kỳ. Nhưng lúc nào truyền thông Hoa Ngữ cũng đồng loạt tỏ ý lo ngại về những thứ vũ khí của VN, đấy chỉ là những đòn tung hỏa mù để VN không chạy theo một cuộc đua vũ trang hay ngả theo Hoa Kỳ mà thôi.



Nhìn vào hiện tình, TQ đã gần như hoàn toàn làm chủ khu vực Biển Đông. TQ bồi đắp và thành lập căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo như đảo Chữ Thập với phi đạo dài 3,250m, đảo Đá Vành Khăn có phi đạo dài thứ nhì 2,644m, có thể cho các phi cơ quân sự hạng nặng hạ cánh. Nếu so với Trường Sa lớn của Việt Nam, phi đạo chỉ có 500m, chiều dài toàn đảo cũng chỉ có 600m. Tiềm lực TQ vượt trội trên 7 hòn đảo nhân tạo đã được bồi đắp, được cơi nới, TQ có khả năng khống chế dễ dàng nếu chiến sự xảy ra. Chỉ khoảng sau một tiếng đồng hồ áp đảo bằng những hỏa lực mạnh, họ dễ dàng tiêu diệt gọn lực lượng VN trên đảo Trường Sa. Sau đó, với hỏa tiễn tối tân và tàầm hạt nhân từ căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam, lực lượng TQ tỏa ra bao vây hình cung, họ hoàn toàn khóa chặt Biển Đông theo mô hình đường lưỡi bò. Việt Nam sẽ là một quốc gia bị bao vây, không có biển, cũng không có cả không phận nữa.

Hồi năm 1979, trước khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, Đặng Tiểu Bình tuyên bố trong vòng 48 tiếng đồng hồ, TQ sẽ bắt toàn bộ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay tại thủ đô Hà Nội.

Người Việt có câu, “Nói trước, bước không tới”, khi chấm dứt chiến tranh, Đặng Tiểu Bình cũng chưa thực hiện được lời nói này. Cuộc chiến kết thúc, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng sự thật cả hai bên đều thảm bại nặng. Dù TQ dùng một lực lượng đông gấp 6 lần, nhưng kết quả thảm bại với 30,000 thương vong. Còn VN bị mất thêm 60km tính từ cột mốc biên giới cũ.

Cuộc chiến biên giới Việt- Trung trải dài theo chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm dựng và giữ nước. Và cho đến nay vẫn chưa lúc nào kết thúc. Từ năm 1989 đến nay, TQ chuyển sang một chiến lược mới nhằm thực hiện giấc mơ “thu hồi lãnh thổ”. Trong những năm gần đây, TQ vẫn không ngừng chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công cướp nước Việt Nam. Để bao vây VN, họ thuê rừng đầu nguồn: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Móng Cái với hợp đồng 50-70 năm. Thuê những cao điểm khai thác Bauxit Việt Nam ở Tây Nguyên. Lập những khu tô giới giữa Đèo Hải Vân, và khu Vũng Án Hà Tĩnh, Nghệ An, ở những khu này cấm cư dân Việt Nam không được đặt chân tới. Trong những khu đó, TQ ém bao nhiêu quân? Bao nhiêu xe tăng, tàu ngầm, hỏa tiễn, súng đạn chuẩn bị tấn công VN? Trong bản đồ quân sự, rất dễ nhận ra Miền Bắc bị cô lập hoàn toàn. Khi TQ tấn công Biển Đông thì trên bộ, quân khu Quảng Tây cũng sẽ dùng một lực lượng máy bay hùng hậu lập tức xuất kích tấn công Hà Nội. Phong trào chặt cây xanh ở Hà Nội dọn đường cho chúng không kích chính xác. Theo đúng kịch bản, lực lượng công nhân trá hình TQ trong những khu công nghệ trên rừng, dưới bộ sẽ tràn ra khống chế các lượng bộ đội Việt Nam. Đó là chưa kể lực lượng Lào và Campuchia sẽ hùa nhau “té nước theo mưa”, đây là cơ hội người H’Mong vùng Tây Bắc nổi lên chiếm Lai Châu, Sơn La tạo dựng Nhà Nước H’Mong tự trị, người Campuchia thực hiện giấc mơ chiếm lại 6 tỉnh Miền Tây như lời cam kết của TQ-Campuchia năm 1975.

Chưa hết, qua bọn con buôn TQ, hàng ngày họ tràn qua biên giới cơ man bao nhiêu là chất độc tiềm ẩn trong thực phẩm, gia vị, hương liệu,… Các nhà máy TQ tha hồ xả độc xuống sông hồ. Không khí ô nhiễm ở Hà Nội bây giờ như Bắc Kinh, người dân không biết giấu cái mũi của mình đi đâu. Hà Nội nhiễm thủy ngân, Sài gòn nhiễm bụi chì. Bệnh viện Ung Bướu Sàigon tiên đoán, tỉ lệ người bệnh năm tới sẽ tăng tới mức báo động đỏ 400,000 bệnh nhân nhập viện.

Tờ Tokyo ở Nhật cảnh báo, đây là một kế hoạch diệt chủng VN quy mô và tinh vi bậc nhất trong lịch sử thế giới. Hãy coi chỉ số sinh trưởng các sắc tộc Mãn, Hồi, Mộng, Tạng, sau 67 năm sống với TQ. Hiện nay người Mãn chỉ còn 10 triệu dân, Hồi 8 triêu, Mông Cổ 3,6 và người Tây Tạng chỉ còn 3,1. Dân số Việt Nam có 90 triệu, sau này sẽ còn bao nhiêu?

Thảm họa diệt chủng đang ở ngay trước mắt. Một lần nữa, thời kỳ Bắc Thuộc trong lịch sử đang mở ra với sự cộng tác đắc lực của chính quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Chưa lúc nào như lúc này, tình thế Việt Nam bi đát như chỉ mành treo chuông. Thì đúng lúc đó, Obama tới. Lập tức sự kiện này trở thành cơn sốt. Người Việt trong và nước nô nức gọi, “ Cơn Sốt Obama”. Cứ lên Youtube coi cái cảnh dân chúng khắp nơi từ Hà Nội đến Sài gòn đổ xô ra đường sắp hàng chờ đợi 3,4 tiếng đồng hồ để chỉ mong thấy chiếc xe Obama chạy ngang qua. Chỉ bởi trong cảnh tuyệt vọng khốn cùng, người ta coi chuyến đi của Obama như nắng hạn gặp mưa rào, Obama thổi một luồng sinh khí hà hơi cho nước Việt. Điều này làm ông Obama cảm động quá sức, chưa ở đâu ông được đón tiếp nồng hậu như ở đây. Cả phái đoàn cùng đi cũng ngạc nhiên quá sức. Bởi trước chuyến công du, người ta đã biết thái độ đón tiếp của chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Máy bay phải đáp xuống ban đêm, không có một nhân vật cao cấp xứng tầm nào ra đón tiếp, không có nghi thức 21 tiếng súng, không có thảm đỏ,… Mà nước Mỹ đến là để trao cho Việt Nam nhiều ân huệ. Như gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mở cánh cổng TPP cho VN, mở trường đại học miễn phí Fulbright, gửi đội Hòa Bình Xanh Peace Corp. đến để dạy tiếng Anh, dạy nghề cho tuổi trẻ Việt Nam, huấn luyện họ để trở thành lực lượng lao động phẩm chất cho TPP, long trọng cam kết trở thành đối tác toàn diện. Nhiều nước ngó thấy mà thèm. Singapore lên tiếng, ở Singapore cũng có bún chả tuyệt y như ở Hà Nội, mời Obama ghé qua một chuyến. Cơ hội độc nhất vô nhị của VN để biến thành Nam Hàn, còn chờ gì nữa?

Nhưng mà “lòng dân ý đảng” là những con đường ngược chiều, trái với sự nhiệt tình nồng hậu của dân chúng, chính quyền CSVN vẫn nghi kỵ, thờ ơ, bạc bẽo. Những nhân vật tối cao trong chính phủ không hề nở lấy một nụ cười, người nào cũng mang bộ mặt “hình sự” quá thể, cộng đồng mạng còn cho biết, con mắt của ngài chủ tịch nước nhìn Obama mang hình viên đạn mới ghê. Còn TT Obama bị rẻ rúng, bị mất mặt với nước Mỹ, với thế giới mà sao ông vẫn cười tươi quá sức. Hình như chưa có một điều gì làm ông vui như thế. Ông mặc aó sơ-mi tầm thường, ngồi ghế nhựa, ăn bún chả, bắt tay, nói chuyện với người dân gần đó sao mà thân thiện, hiền hòa quá đỗi. Chưa có một vị nào trong Đảng, trong chính quyền “do dân, vì dân” ở VN thể hiện được như thế. Nụ cười Obama chưa tắt trong lòng dân thì cùng lúc đó, cư dân mạng lại dậy sóng vì bức hình một quan chức CSVN bắt người bảo vệ phải cõng mình qua vùng nước ngập trước cửa Học viện Chính Trị Quốc Gia HCM vào ngay ngày hôm sau.

Cười với dân chưa đã, Obama còn cười với những người nhìn ông bằng “đôi mắt mang hình viên đạn”. Ông không theo lệ thường, không đòi hỏi phía nhà cầm quyền Việt Nam thả bất kỳ một nhân vật bất đồng chính kiến bị giam trái phép nào ra cả. Ông cũng không yêu cầu điều kiện tiên quyết mà mấy năm trước đây Mỹ vẫn kiên quyết với Nguyễn Tấn Dũng, với Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng trong những chuyến vận động ở Mỹ. Bây giờ ông nói bỏ là bỏ, nói cho là cho, không có bất cứ điều kiện gì cả. Các nhà lãnh đạo chưng hửng, bất ngờ tới nhạc nhiên luôn. Nước Mỹ chơi “điệu” đến thế cơ à?

Báo Mỹ phê phán. Anh em đấu tranh nhân quyền, dân chủ cho VN khắp nơi bối rối, nhiều người không khỏi thất vọng. Vì sao Obama lại chịu lép vế dữ vậy cà?

Nhún mình trước “cựu thù” ông Obama, trước hàng chục ngàn người dân đưa tiễn, ông vẫn nở nụ cười thân ái khi đi cũng giống như khi đến. Ông làm người ta nhớ đến câu chuyện Tả Tông Đường đánh cờ của TQ.

Chuyện xưa kể rằng:

“Tả Tông Đường là một danh thủ chơi cờ vây nổi tiếng khắp kinh thành. Với danh hiệu cờ vương, ông vẫn ngầm tự hào mình là một thứ “Độc Cô Cầu Bại” trong thiên hạ.

Có một ngày, ông vâng mệnh vua dẫn quân đi tiễu trừ phiến loạn. Đường đi xa xôi, khi băng qua một cái núi, ông thấy một ngôi nhà tranh đèo heo bên vách đá, trước nhà phất phơ một chiếc lá phướn có đề “Thiên Hạ Đệ Nhất Kỳ Thủ”. Tả Tông Đường nổi giận, “Không biết cái thằng quỷ nhà quê nào dám lộng ngôn thế này? Được, ông sẽ cho biết tay.” Tả Tông Đường bỏ binh mã, một mình lui cui tới trước nhà gõ cửa. Chủ nhân là một lão già trông tầm thường. Sau khi phân ngôi chủ khách, Tả Tông Đường ngọ ý thách đấu 3 ván cờ. Nếu ông thắng, chỉ yêu cầu chủ nhân hạ danh hiệu xuống. Lão già đồng ý. Quả nhiên, Tả Tông Đường chơi 3 ván, thắng cả 3 một cách dễ dàng.

Tả Tông Đường thích thú, tinh thần phấn khởi dẫn quân reo hò một mạch xông ra sa trường, sức quân như nước vỡ bờ, đoàn quân đánh đâu thắng đó.

Khi thu quân trở về, ngang qua cái núi cũ, Tả Tông Đường nổi xung thiên khi thấy cái lá phướn “Thiên Hạ Đệ Nhất Kỳ Thủ” vẫn còn y nguyện. “Cái đồ chết tiệt kia, dám nuốt lời hứa hả?”

Kỳ này, Tả Tông Đường giao, nếu thua, ông lão phải đốt lá phướn ngay lập tức.

Nhưng mà kỳ thay, Tả Tông Đường đánh 3 ván, thua 3 ván. Thua một cách tâm phục, khẩu phục. Tả Tông Đường ngạc nhiên quá đỗi. “Lần này sao tiên sinh chơi hay thế?”

Ông già nhũn nhặn đáp, “Lần trước tướng quân đang mang sứ mệnh trong người, lão không dám làm mất nhuệ khí của quân ta. Nay sứ mệnh đã hoàn thành, lúc này mới thật là lúc chơi cờ vậy.”

Thiên hạ gật gù, A! thì ra, Ông Obama đang chơi cờ vây đây mà. Hiệp nhất thua, ông bị dân Mỹ chê bai quá cỡ. Nhưng ông không care, “Con chim sẻ làm sao thấy được chí Phượng Hoàng”

Hiệp 2, ông hoàn toàn đại thắng. Chuyến đi của ông là một nhát chém chặt đứt liên hệ Việt Trung đứt lìa. Thứ hai, ông hoàn toàn chinh phục dân Việt qua phong cách thân thiện, bình dân, gần gủi đáng mến. Qua đó họ nhận ra giới lãnh đạo CSVN là một thứ chính quyền phong kiến đỏ. Thứ ba, ông chinh phục giới trẻ bằng thiện chí của nước Mỹ, giúp VN bảo vệ chủ quyền quốc gia trước một TQ hung hăng ngang ngược. Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama hôm 24/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội đã làm rung động hàng triệu triệu con tim Việt Nam. Dân Việt khắp nơi hởi lòng hởi dạ, từng câu nói của ông Obama mang những hình ảnh, ngôn từ, mang những vần thơ, nét đẹp gắn liền với lịch sử nhiều nghìn năm, với những nhân vật thật gần gũi với dân Việt. Điều đó đã khiến bài diễn văn của lãnh đạo nước Mỹ được hơn hai nghìn khách tham dự, đa số là thanh niên, sinh viên nồng nhiệt đón nhận qua những tràng vỗ tay.

Ông nói,“…Trong nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam nhiều lần bị các thế lực bên ngoài định đoạt. Đất nước thương yêu của các bạn đã có lúc thuộc về người khác. Như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được thể hiện rõ qua những câu thơ của Lý Thường Kiệt ‘Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách Trời.’. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định vận mệnh của các bạn.”

Nghe tới đây, người Việt không khỏi giật mình. Người Mỹ, Hiến Pháp Mỹ tôn trọng chủ quyền các nước như vậy, vậy thì nước Mỹ nào đổ quân xâm chiếm Miền Nam? Cuộc chiến tranh với chiêu bài “ Giải Phóng Miền Nam”, đánh đuổi đế quốc Mỹ hóa ra chỉ là một sự hiểu lầm tai hại của Đảng. Chỉ tiếc, nếu Obama đọc diễn văn này vào năm 1945 thì Việt Nam sẽ tránh được 20 năm chiến tranh, 4 triệu người cũng không bị hy sinh vô ích.

Ông Obama khẳng định mạnh mẽ, “… Dù lớn hay nhỏ thì chủ quyền quốc gia cũng cần được tôn trọng. Và lãnh thổ của họ là bất khả xâm phạm. Các nước lớn không được ức hiếp các nước nhỏ hơn. Các tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình.” Tiếp theo, ông còn cam kết, “Máy bay và tàu Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra trên không và trên biển, ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ quyền của các nước có hành động tương tự. Việt Nam sẽ có nhiều loại thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an ninh. Và Mỹ đang thể hiện sự cam kết này với Việt Nam. Chúng tôi sẽ ở ngay đây với các bạn, với tư cách đối tác của các bạn, bạn hữu của các bạn.”

Hình như câu nói này giống như một thứ cam kết liên minh quân sự… đơn phương bên phía Mỹ. Nó tránh cho VN vi phạm thỏa ước 3 Không với TQ. Chính sách Ba Không 2010 của Việt Nam bao gồm (không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không để căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia) Cam kết thực hiện chính sách 3 Không là tự tước đi sức mạnh của mình, tự trói mình, tự cô lập mình ra khỏi bạn bè, đồng minh quốc tế. Chính sách Ba Không và chủ trương tọa sơn quan hổ đấu – quăng các vấn đề Biển Đông cho Nhật, Mỹ, Phi giải quyết là thiếu tinh thần trách nhiệm quốc tế, và càng bị TQ hung hãn dồn vào chân tường.

Ngày 9 tháng 1 năm nay, báo chí truyền thông VN thông báo, đã phát hiện 46 máy bay ngang ngược vi phạm không phận Việt Nam. Đây là hành động diễn tập nguy hiểm mà phía VN không dám có một cảnh cáo nào với TQ.

Cùng tháng 4 năm nay, chính quyền TQ đã tự động nhổ một loạt các cột mốc biên giới theo Công Ước Pháp Thanh. VN cũng không hề có một phản ứng nào, dù một lời phản đối hay khuyến cáo suông.

Mặc dù người dân cả nước mong muốn VN liên minh với Mỹ để chống TQ, nhưng giàn lãnh đạo của Đảng CSVN vẫn không ngớt có thái độ dè dặt. Với các lý do đưa ra để biện minh như chính sách cân bằng đối trọng với TQ, tìm nhiều nguồn cung cấp vũ khí để tránh bị các cường quốc thao túng,… Nhà nước CSVN đang muốn chối bỏ trách nhiệm đẩy đất nước lệ thuộc quá nhiều vào TQ, đưa tới hiểm họa mất nước, trách nhiệm về nạn đói sắp xảy ra,.. Những thái độ e ngại đó chỉ nhằm một mục đích quan trọng nhất là muốn bảo vệ độc quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy đối sách chính của nhà cầm quyền hiện nay vẫn là lợi dụng thế lực của Mỹ chỉ để ngăn ngừa, răn đe tham vọng của Trung Quốc. Khi tình thế ổn định trở lại, mối quan hệ “môi hở răng lạnh” sẽ không có gì thay đổi. Thủy chung, đảng CSVN vẫn là con đẻ của Đảng CSTQ.

Có lẽ, ông Obama cũng biết vậy, nên ông chuyển sang một thế cờ khác.

Ông nói, “Vào ngày VN tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra những con phố trên khắp Hà Nội. Và chủ tịch HCM đã trích Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ để nói rằng, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và các quyền bất khả xâm phạm trong đó có quyền được sống tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…. Tôi đã nói điều này từ trước, Hoa Kỳ không áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên đất nước Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây. Tôi tin rằng không phải chỉ là các giá trị riêng của Mỹ, tôi nghĩ đó là các giá trị phổ quát được minh định trong Hiến Pháp Việt Nam, khẳng định rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp, quyền lập hội và quyền biểu tình. Những quyền này đều được nêu trong Hiến Pháp Việt Nam.”

Thôi, chết! Hình như Obama muốn nói, chính quyền VN đang vi hiến khi họ đàn áp biểu tình. Chính quyền mới là kẻ phạm pháp, còn người dân thì đang hành pháp. Chẳng phải chính quyền đã “bắt cóc” những khách mời của TT Obama ở Saigon đó sao? Những nhà trí thức nổi tiếng trong tổ chức Xã Hội Dân Sự đều bị như thế cả. Gặp hay không cũng như nhau, ông Obama vẫn điềm nhiên, vì các điều họ định nói, có lẽ ngài đã biết cả rồi. Nhưng nhân quyền, tự do, dân chủ là những quyền không thể kế thừa, không thể xin mà có được. Người ta phải tự tranh đấu, giành giựt, đánh đổi bằng máu và nước mắt. Người Mỹ cũng đã từng phải trải qua những kinh nghiệm đau thương như thế.

Ông nói, “Thế hệ người Mỹ trước đây đến để chiến đấu, một thế mới đến đây để dạy học. Đại học Fulbright sẽ thành lập trong mùa Thu này, và đội quân Hòa Bình Xanh sẽ tới đây để dạy tiếng Anh. Một chương trình hợp tác toàn diện về mọi mặt như kinh tế, khoa học, giáo dục, y tế, kỹ thuật,…”

Để kết thúc, ông nhắn nhủ giới trẻ, “Số phận nằm chính trong tay của các bạn. Đây là thời đại của các bạn,… Nước Mỹ sẽ ở cạnh các bạn, với vai trò vừa là đối tác, vừa là bạn bè của các bạn. Tôi hy vọng mọi người nhớ đến khoảnh khắc này, và cái niềm hy vọng mà tôi vừa phác thảo cho tương lai của cả 2 nước. Hay nói một cách khác cho dễ hiểu, tôi mượn những câu trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du đã nói: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Vậy là, ông Obama đá nhẹ cái quả bóng “Tự Do, Nhân Quyền” qua cho giới trẻ. Khi quả bóng còn lăn trên sân cỏ, nào ai biết trước được đường đi của nó?

Monday, June 6, 2016

THẾ GIỚI & BIỂN ĐÔNG

 
Biển Đông : Bắc Kinh và Washington đều cao giọng tại Shangri-La




media 

Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la, Singapore, ngày 05/06/2016.REUTERS/Edgar Su
Tại Diễn Đàn An Ninh Châu Á thường niên diễn ra tại Shangri-La, Singapore, từ ngày 03 đến 05/06/2016, cả Trung quốc và Hoa Kỳ đều cáo buộc nhau « gây hấn » ở vùng Biển Đông. Theo Le Figaro, « Biển Đông : Bắc Kinh và Washington đều cao giọng » khi sắp đến ngày Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye chuẩn bị ra phán quyết về đơn kiện của Philippines về đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Đáp lại những lời chỉ trích của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tuyên bố : « Chúng tôi không gây rắc rối nhưng chúng tôi cũng không sợ rắc rối ». Ông nói thêm : « Trung Quốc có đủ khôn ngoan và sự kiên trì cần thiết để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình » và cũng cảnh cáo rằng « các nước không trực tiếp liên quan thì không được phép ngầm phá hoại lộ trình hòa bình của chúng tôi vì các lợi ích cá nhân ích kỷ ».
Trung Quốc luôn gạt bỏ mọi trung gian hòa giải và đàm phán đa phương về các tranh chấp tại Biển Đông vì Bắc Kinh hy vọng gây áp lực thương mại để đạt được các đàm phán và hiệp ước song phương.
Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất báo động về thái độ ngày càng hiếu chiến của Bắc Kinh cũng như ý đồ bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về tranh chấp ở biển Đông với Philippines. Cả Nhật Bản, Việt Nam, cùng với nhiều quốc gia châu Á khác cũng như Pháp và Anh Quốc cùng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh : « Nếu hôm nay luật hàng hải ở Biển Đông không được tuân thủ thì ngày mai, luật hàng hải ở biển Bắc, Địa Trung Hải và các vùng biển khác cũng sẽ bị vi phạm ».
Trước nhận định của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter : « Trung Quốc đang tự xây một bức trường thành cô lập », phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tỏ ra « lo ngại về việc một số nước tiếp tục nhìn nhận Trung Quốc với tâm lý và định kiến Chiến tranh lạnh ». Trước đó, trong chuyến thăm Mông Cổ, ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng kêu gọi Trung Quốc « không nên đưa ra các biện pháp đơn phương và khiêu khích ».
Mối quan hệ Trung-Mỹ trở nên căng thẳng từ năm 2013 khi Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không trên phần lớn vùng biển Hoa Đông. Theo một nguồn tin quân sự Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sẽ tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Trước ý đồ trên, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo « lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông là một hành động khiêu khích và gây bất ổn và có thể làm leo thang căng thẳng ».

Trung Quốc sẵn sàng nuốt trọn châu Âu
Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2016, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng gấp hai lần so với tổng số đầu tư của nước này trong năm 2015 (62,4 tỉ đô la năm 2016 so với 27,7 tỉ đô la năm 2015) và chiếm đến một nửa tổng số vụ chuyển nhượng nước ngoài trên lục địa già.
Tính đến ngày 18/07/2016, tổng doanh thu của các doanh nghiệp châu Âu mà Trung Quốc có ảnh hưởng lên đến hơn 170 tỉ đô la, trong đó có tập đoàn hóa chất nông nghiệp Syngenta của Thụy Sĩ với trị giá đầu tư lên đến 46,6 tỉ đô la.
Theo hai phóng viên của nhật báo kinh tế Les Echos, « Châu Âu trở thành mục tiêu đầu tiên trên thế giới của các tập đoàn Trung Quốc ». Vì châu Âu đang tìm cách để tái tăng trưởng nên mở rộng cửa cho giới đầu tư quốc tế. Tỉ giá euro khá hấp dẫn so với đồng đô la cũng là một điều kiện có lợi cho giới đầu tư Trung Quốc.

Trong khi đó, tăng trưởng tại Trung Quốc cũng đang bị chững lại. Vì vậy, Bắc Kinh tìm kiếm những biện pháp mới nhằm phục hồi nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các ngành công nghệ trọng điểm và chuyên môn để phát triển trong nước. Ở điểm này, Đức trở thành mục tiêu chính để Trung Quốc có thể thực hiện được chiến lược « Made in China 2025 ».
Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài còn là cách chuyển tài sản một cách hợp pháp mà chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách kìm hãm. Vì một số người "tay đã nhúng chàm" muốn chuyển tiền thu lợi bất hợp pháp hay tham nhũng ra ngước ngoài, bất chấp rủi ro trên 10 dự án chỉ có 1 dự án thành công, theo lời khuyến nghị của một nhà trung gian.

Riêng tại Pháp, ngành khách sạn đang trở thành mục tiêu chính của tập đoàn khách sạn số 1 Trung Quốc Cẩm Giang (Jin Jiang) và là tập đoàn lớn thứ 5 trên thế giới. Cẩm Giang hiện sở hữu khoảng 5.300 khách sạn với hơn 572.000 phòng, trong đó có cả tập đoàn Louvre Hotels Group của Pháp, đối thủ cạnh tranh chính của AccorHotels. Trong khi đó, tập đoàn AccorHotels của Pháp có 3.873 khách sạn với 511.517 phòng tính đến cuối năm 2015 với rất nhiều thương hiệu bình dân : Première Classe, Campanile hay Golden Tulip.

Cẩm Giang đã nắm trong tay 15,02% vốn của AccorHotels, song không che giấu tham vọng tăng thêm số cổ phần để nắm quyền kiểm soát AccorHotels. Thông tin này trở thành chủ đề tranh luận tại Pháp và « Nhà nước hết sức chú ý đến sự phát triển của Cẩm Giang trong tập đoàn Accor », theo nhận xét của Les Echos.
Vậy, trước làn sóng đầu tư Trung Quốc, Bruxelles làm gì ? « Không gì cả ! », theo nhận định của tác giả bài viết : « Bruxelles bất lực trước nguồn vốn Trung Quốc ». Thực vậy, theo một nguồn tin của Ủy Ban Châu Âu, « Liên Hiệp Châu Âu được đánh giá là vùng mở cửa nhất trên thế giới cho đầu tư quốc tế ». Vì vậy châu Âu không thể giám sát đầu tư nước ngoài. Còn các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thì có cách phản ứng riêng, tùy theo tình hình tại mỗi nước.


Thế nhưng, trái với thị trường châu Âu mở cửa, Trung Quốc lại kiểm tra nguồn đầu tư nước ngoài. Chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục làm chủ luật chơi trong mọi hoàn cảnh bằng cách từ chối thẳng thừng một vụ chuyển nhượng đến việc bắt buộc phải thành lập các công ty liên doanh với một công ty Trung Quốc, hay buộc phải chuyển giao công nghệ hiện đại.
Tác giả bài báo đặt câu hỏi : Nếu muốn tiếp tục kiểm soát được tương lai ngành công nghiệp của mình, liệu Liên Hiệp Châu Âu có nên tính đến việc tìm cho mình cách hành động hay không ?

« Phản ứng của NATO về quan hệ với Nga là hợp lý »
Một tháng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Vacxava, nhật báo Le Monde đã phỏng vấn tổng thư ký Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương, NATO, về những thách thức mà khối này phải đối mặt.
Theo tổng thư ký Jens Stoltenberg, từ phía Đông, NATO phải đối đầu nước Nga ngày càng hiếu chiến và từ phía Nam, đó là sự bất ổn định do nguy cơ khủng bố. Ông tin tưởng rằng Liên Hiệp Châu Âu sẽ đạt được đồng thuận để giải quyết các vấn đề này dựa trên các biện pháp phòng thủ-ngăn chặn và cả đối thoại chính trị nhằm tìm kiếm sự ổn định với các nước lân cận, đặc biệt là với Nga.

Ông Jens Stoltenberg khẳng định Nga đã, đang và sẽ luôn là nước láng giềng quan trọng nhất của NATO. Hơn nữa, Nga còn là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc và giữ vai trò quan trọng trong việc ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng như trong nghị quyết phá hủy kho vũ khí hóa học của chính phủ Syria. Vì thế NATO cần tiếp tục hợp tác với Nga để tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Syria. Tuy nhiên, do Nga ngày càng tỏ ra hiếu chiến, vi phạm luật pháp quốc tế và đã sáp nhập trái phép bán đảo Crimée, NATO sẽ tăng cường sức mạnh và hiện diện quân sự tại Đông Âu.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng cho biết NATO sẽ có cuộc đối thoại với Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh Vácxava. Cuộc gặp gỡ này mang ý nghĩa rất quan trọng do trong thời gian gần đây Nga tăng cường hoạt động quân sự sát biên giới với NATO. Hai bên sẽ thảo luận để hạn chế những sự cố quân sự, như vụ máy bay Nga bị bắn hạ trên vùng trời Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó tránh được những tình huống ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên.

Về các biện pháp nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO ở phía Nam, ông Jens Stoltenberg cho biết NATO sẽ đẩy mạnh phối hợp với Irak về việc huấn luyện sĩ quan. Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương cũng sẽ phối hợp với Jordani và Tunisia về tình báo và các lực lượng đặc biệt. Tại thượng đỉnh Vacxava, NATO sẽ quyết định hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu trong vùng Địa Trung Hải và trong lĩnh vực tin học quốc phòng.
Liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, ông Jens Stoltenberg khẳng định không hề nhằm vào Nga mà do hiện nay rất nhiều nước đang phát triển hệ thông tên lửa đạn đạo, trong đó có cả Iran.

« Brexit » : Người Anh được gì và mất gì ?
Le Figaro, Le Monde và Les Echos lần lượt phân tích những lợi ích và thiệt hại đối với người dân Anh trong trường hợp nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Theo một khảo sát vào tháng 05/2015, được đăng trên tờ Le Figaro với dòng tựa : « Người châu Âu không tin vào "Brexit" », 28 nước thành viên đều bày tỏ rõ ràng mong muốn Anh ở lại Liên Hiệp. Tỉ lệ người ủng hộ nước Anh ở lại Liên Hiệp tăng nhiều so với kết quả khảo sát tháng Tư vừa qua. Trong khi đó, 41% số người Anh được hỏi phản đối "Brexit" và tỉ lệ ủng hộ là 43%.

Còn theo bài báo « "Brexit" : những số liệu trong tâm điểm tranh cãi », nhật báo Le Monde đề cập đến những thiệt hại mà "Brexit" có thể gây ra. Chẳng hạn trung bình mỗi người Anh sẽ mất đi khoảng 5.000 euro từ nay tới năm 2030 và lương sẽ giảm 48 euro mỗi tuần. Kinh tế Anh sẽ bị suy yếu : các thị trường tài chính bị chấn động, đầu tư bị đóng băng.
Tuy nhiên, theo phe ủng hộ "Brexit" thì những con số thống kê ồ ạt này chỉ nhằm làm dân chúng sợ hãi "Brexit" mà thôi. Theo họ, cho dù tổng sản phẩm quốc nội có giảm 0,1% trong bốn quý theo như dự báo thì nó cũng không quá nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng 2008 hay suy thoái kinh tế năm 1992.

Trong khi đó, nhật báo Les Echos lại tập trung phân tích mặt tích cực của "Brexit". Theo những người ủng hộ nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đây là giải pháp duy nhất để giảm tỉ lệ nhập cư hiện đang ở mức quá cao và dần trở nên không thể kiểm soát được.
Ra khỏi Liên Hiệp châu Âu, nước Anh cũng tiết kiệm được nhiều tỉ euro mỗi năm vì không phải đóng góp vào ngân sách của Liên Hiệp, có thể giảm thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng hay đàm phán các hiệp định thương mại có lợi hơn cho Anh với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ. Cuối cùng, "Brexit" sẽ cho phép tái thiết lập chủ quyền quốc gia. Nước Anh sẽ có thể tự quyết định các vấn đề của mình mà không phải phụ thuộc vào Nghị Viện Châu Âu.


Hàn Quốc : Gia đình bị phá vỡ vì xã hội siêu tiêu thụ
Từ lâu nay, trên đường phố Seoul (Hàn Quốc), người ta vẫn nhìn thấy một chiếc xe buýt mầu vàng. Theo thông tín viên của nhật báo công giáo La Croix, đây là trung tâm tiếp đón rất nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc bỏ nhà "đi bụi" và sống lang thang ngoài đường phố. Người ta ước lượng có khoảng 250.000 thiếu niên bỏ nhà, một con số đáng báo động trên tổng số dân hàn Quốc là 50 triệu dân.
Nhà sáng lập trung tâm "Agit" trên chiếc xe buýt vàng, ông Vincenzo Bordo, cho biết : « Phần lớn các thanh niên này đều có hoàn cảnh chung : cha mẹ ly dị, bố mẹ kế không đối đãi tử tế con ghẻ, chửi mắng và bạo lực. Kết cục là các em bỏ nhà đi lang thang ».


Trên thực tế, những thanh thiếu niên bỏ nhà không ngủ ngoài phố. Họ tìm được chỗ trú tạm trong những tiệm cà phê Internet, sauna hay các tiệm ăn nhanh mở cửa cả ngày lẫn đêm. Vẫn theo lời kể của ông Bordo, « nhiều em cùng nhau lập thành "gia đình bụi". Một số em khác thì cùng nhau thuê những căn hộ nhỏ ». Thế nhưng, vì thiếu tiền nên thường xuyên dẫn đến việc môi giới mại dâm. Theo nhật báo Hankyoreh, một nửa thanh thiếu niên "đi bụi" sống nhờ tiền bán dâm, một hiện tượng đang hoành hành tại Hàn Quốc. Còn những cậu con trai trở thành con mồi dễ dàng cho những mạng lưới mafia.
Số lượng trẻ vị thành niên bỏ nhà đi bụi ngày càng tăng được ông Bordo giải thích đây là triệu chứng của một xã hội siêu tiêu thụ : « Cha mẹ các em thường làm việc từ 7 giờ sáng đến 22 giờ. Cần phải có rất nhiều tiền để có thể sống tại đây. Các mối căng thẳng ngày càng nhiều. Tiền trở thành mục đích cuối cùng, và những đứa trẻ cũng bị cuốn theo xu hướng này. Có điều gì đó đáng bị phá vỡ trong xã hội Hàn Quốc, không còn chỗ cho con người. Bạn trở thành một cỗ máy kiếm tiền ».
Trong khi mỗi tối, chiếc xe "Agit" vẫn đi dọc quanh các khu công viên, sân thể thao và các đồn cảnh sát để tiếp đón, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn này nhờ « đóng góp hảo tâm của các cá nhân », thì « chính quyền thành phố vẫn từ chối thừa nhận hiện thực trên ». Nếu như báo chí tiên tiến và một vài nhà văn lên tiếng vấn đề đau lòng này, thì vẫn có rất nhiều người nhắm mắt bỏ qua.


Hậu quả lụt lội tại Pháp
Hậu quả lụt lội tại Pháp cũng là một chủ đề được đề cập nhiều. Theo thông tin trên trang nhất của Le Monde, mực nước trên sông Seine đoạn đi qua Paris đã giảm xuống, nhưng tình hình lại trầm trọng hơn ở nhiều tỉnh ở thượng nguồn.
Theo tổng kết của Le Figaro, « Lũ lụt đã khiến 4 người thiệt mạng và 24 người bị thương », tổng thiệt hại về vật chất được thẩm định lên đến 2 tỉ euro. Riêng nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến « các bài học rút ra sau đợt lũ lụt ». Tờ báo trích nhận định của bà Françoise Piton, thư ký Liên đoàn các Hiệp hội Phòng chống Lũ lụt Quốc gia, công việc phòng ngừa vẫn không được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh đến việc « giáo dục » người dân vì « một số người vẫn nghĩ rằng có thể được an toàn khi ngồi trong xe hơi ».

Mohamed Ali : Giã từ một huyền thoại
Le Monde dành nửa trang nhất để nói về huyền thoại quyền Anh Mohamed Ali mà tờ báo đánh giá là « một phần lịch sử nước Mỹ từ 1942 đến 2016 ». Trên trang nhất của Libération, đi kèm với hình ảnh nắm đấm của Ali là dòng tựa « Anh từng là một ông hoàng ». Huyền thoại Mỹ và biểu tượng của thế kỷ XX, nhà vô địch quyền Anh qua đời ngày 03/06/2016.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160606-bien-dong-bac-kinh-va-washington-deu-cao-giong

Ai hưởng lợi nhất ở Shangri-La 2015?

31 tháng 5 2015 Cập nhật lúc 17:48 ICT
Diễn đàn An ninh Khu vực (Đối thoại Shangri-La 2015) một lần nữa để các bên, các quốc gia trong khu vực và có quan tâm có thể 'cùng thắng' (win-win) khi thảo luận về các vấn đề an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, cũng như trên Biển Đông, theo phóng viên BBC tường thuật từ Singapore hôm 31/5/2015.
Tuy nhiên, theo Hồng Nga của BBC Tiếng Việt, có vẻ như Trung Quốc đã nhận nhiều chỉ trích và là tâm điểm 'quan ngại' về an ninh trong khu vực khi rất nhiều đoàn đại biểu của các quốc gia cử đại biểu tới Shangri-La lần thứ 14 bày tỏ lo lắng về các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hoa Kỳ là một trong số các đoàn đại biểu có những 'chỉ trích, phê phán và chất vấn' mạnh mẽ và trực diện nhất đối với Trung Quốc.





Trong khi đó, Trung Quốc một mặt tỏ ra mềm mỏng, mặt khác vẫn tiếp tục khẳng định các hành động, động thái khai thác, củng cố, xây dựng đảo và các công trình trên biển trong thời gian nhiều tháng trở lại đây của họ là 'đúng luật, cần thiết và hợp lý' và không tỏ dấu hiệu 'sẽ dừng lại' các hành động của mình.

Ai thắng?

Trước câu hỏi 'ai thắng nhiều nhất, ít nhất' và 'Việt Nam thắng thế nào' tại Shangri-La lần này nếu đây đúng là diễn đàn 'cùng thắng' để đối thoại thay thế cho xung đột vũ trang, căng thẳng khu vực, Hồng Nga nói:
"Tình trạng ai nấy cùng thắng (win-win situation) là một mong muốn, một ước muốn của nhiều nước và đó là lời của ông Trường đoàn Trung Quốc nói ra ngày hôm nay."
"Thế nhưng chúng ta đều biết rằng trong tình hình căng thẳng như thế này, các nước đều có những vấn đề riêng và vấn đề chung, để đạt được tình trạng tất cả đều thắng, tất cả đều có lợi thì vô cùng khó khăn."
"Nếu như không nói là không thể đạt được, khi mà một quốc gia nào đó đơn phương pháp vỡ status-quo, tình trạng hiện giờ," Hồng Nga nói thêm.

Mỹ kêu gọi ngưng cải tạo đảo ở Biển Đông

30 tháng 5 2015 Cập nhật lúc 17:51 ICT
Hoa Kỳ vừa kêu gọi ngưng ngay lập tức và lâu dài việc cải tạo đảo của tất cả các quốc gia nhận chủ quyền tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp.
Phát biểu tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Ashton Carter nói với Trung Quốc rằng hành xử của họ tại khu vực là vượt ra ngoài khuôn khổ các tiêu chí và quy tắc quốc tế.
Phóng viên BBC Bill Hayton tường thuật.

Saturday, June 4, 2016

VĂN HÓA VIỆT NAM

 

Bà Năm Sa Đéc đi hát từ thuở xuân xanh cho đến lúc bạc đầu

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-06-04
 
ba-nam-sa-dec-622.jpg


Bà Năm Sa Đéc phục vụ nghệ thuật qua mấy thế hệ khán giả, từ hát bội đến cải lương, kịch và luôn cả điện ảnh, hầu như môn nào cũng có mặt của bà.
File photo

“Bà Năm Thép Súng”

Bà Năm Sa Đéc phục vụ nghệ thuật qua mấy thế hệ khán giả, từ hát bội đến cải lương, kịch và luôn cả điện ảnh, hầu như môn nào cũng có mặt của bà. Do vậy hình ảnh của bà Năm Sa Đéc đã quá quen thuộc với khán giả. Có lúc người ta gọi bà là “Bà Năm Thép Súng”, đó là thời gian bà cộng tác với chương trình “Thép Súng” của đài truyền hình.
Nếu chỉ kể về các nữ nghệ sĩ kỳ cựu mang những mỹ danh của một số tỉnh Miền Tây Nam Việt như các cô Năm Cần Thơ, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre v.v... thì chỉ riêng có Cô Năm Sa Đéc (khi về già khán giả gọi “Bà Năm Sa Đéc”) có thời gian đã trở lại sàn gỗ của đoàn Ánh Chiêu Dương với một phong độ tuy không được coi là dồi dào như thuở nào, song vẫn còn được hầu hết khách mộ điệu dành cho một cảm tình đặc biệt, nhờ ở một tài nghệ điêu luyện, vững vàng.
Đó là một điều hiển nhiên mà không ai chối cải được, vì rằng cô Năm Sa Đéc đã trải qua, đã học hỏi rất nhiều trong suốt thời kỳ cải lương từ khi hãy còn phôi thai cho đến lúc cực thịnh. Có thể người ta khó quên được những hình ảnh bà mẹ chồng luôn luôn làm khổ nàng dâu bằng mọi cách, và khi đã nhớ đến đó là người ta đã kịp “thấy” trong trí hình ảnh bà Năm Sa Đéc với bộ đồ bà ba đơn sơ, một chiếc khăn đỏ vắt vai, tay sĩ tới, sĩ lui, miệng nói tía lia, diễn một cách tự nhiên trên một số lớn sân khấu đại ban qua những vai tương tợ là... mẹ chồng với nàng dâu, người chủ nợ, hoặc chuyên đi đánh ghen mướn cho người hàng xóm…

ba-nam-sa-dec-400.jpg

Bà Năm Sa Đéc


Người nữ nghệ sĩ “xưa” về... ăn mặc, nhưng rất “nay” về diễn trước hơn nghệ sĩ trẻ. Chắc chắn không một ai phủ nhận điều nầy, căn bản của ca kịch là diễn, kế đó phần ca được coi là phụ thuộc. Người nghệ sĩ có được trường tồn với sàn gỗ, nghệ thuật ca kịch có tiến bộ chăng nữa luôn luôn người ta vẫn đặt nặng phần diễn xuất lên hàng đầu.
Cho nên đến mấy lúc sau này, bà Năm Sa Đéc cũng như một số anh chị nghệ sĩ tiền phong, dù đã trở lại sàn gỗ, trở lại với khách mộ điệu với một số tuổi đời chồng chất, vẫn không có chi là lạ. Đã chẳng những không lạ về sự hiện diện của họ, mà xét ra nghệ thuật ca diễn ngày nay vẫn rất cần đến độ cao của những nghệ sĩ già giặn nữa là khác. Đó là chúng ta chưa kể đến một nhận xét của một số người đã tự cho rằng nghệ thuật ca kịch ngày nay căn bản phải là nghệ sĩ trẻ, ca hay, đẹp, sáng sân khấu mới là quan trọng.
Người ta không vội cho đó là một quan niệm bảo thủ, không tiến bộ, bởi số người đó vô tình phủ nhận một “qui luật” là dù dưới hình thức nào, ca kịch một ngày kia phải đi đến thoại kịch và khi đi đến đó mới đủ nói lên tính chất trung thực, phản ảnh đầy đủ một sinh hoạt đang nhịp nhàng tiến bộ với trào lưu.
Có thể nói ra một điều phũ phàng nhứt là nếu một ông, bà bầu nào đó có cần “chuộc” một nghệ sĩ chắc chắn phải nhắm vào nghệ sĩ trẻ với khối bạc giao kèo. Nhưng trên thực tế và xét đoán căn bản của nghệ thuật ca diễn vẫn phải công nhận ở tài nghệ diễn xuất của những nghệ sĩ đã điêu luyện trên sàn gỗ. Song nghệ sĩ nầy – có chút ít tuổi nghề và tuổi đời – nếu được mời ký giao kèo thì lại chẳng được bao nhiêu tiền. Đó là thực trạng của người nghệ sĩ khi về già, mà bà Năm Sa Đéc là một điển hình vậy.
Khoảng 1971 chúng tôi coi phim Lệ Đá (phim trúng giải Văn Học Nghệ Thuật của Tổng Thống). Bà Năm Sa Đéc xuất hiện trong phim và khán giả la ó lên: “Tại sao bà Năm Sa Đéc nói tiếng Bắc”?
Thật ra người ta đâu có lạ gì tiếng nói rặt Nam Kỳ của bà Năm. Sở dĩ có như vậy là do kỹ thuật chuyển âm, bà già nào đó thu tiếng Bắc thay thế. Do bởi Thanh Lan nói giọng Bắc thì dĩ nhiên bà mẹ cũng nói tiếng Bắc luôn vậy!
Người ta còn nhớ những năm trước 1975 bà Năm Sa Đéc từng dính líu vào vụ kiện “bánh bao Cả Cần”. Nghe nói bà thắng trong vụ kiện này. Bà Năm Sa Đéc là bạn đời với nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, tên tuổi nghề nghiệp của bà được Cụ Vương đề cập khá nhiều trong cuốn hồi ký “50 Năm Mê Hát” xuất bản năm 1968. Bà qua đời trước ông khoảng 6, 7 năm gì đó.
Theo chân Đại sứ đi xem... hầu đồng

Tối 26/2, 22 Đại sứ và 50 các nhà ngoại giao nước ngoài đã có mặt tại Phủ Dầy (Nam Định) để được tận mắt thưởng thức nghi lễ lên đồng của đạo Mẫu.






Buổi lễ nằm trong chương trình “Hành trình tới ba đạo” do Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Việt Nam đã đệ trình hồ sơ lên UNESCO để xét duyệt và công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp với lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức cho đoàn ngoại giao gồm 22 Đại sứ và 50 các nhà ngoại giao của đại sứ quán các nước tại Việt Nam đến Phủ Dầy, Nam Định để được tận mắt thưởng thức nghi lễ hầu đồng của đạo Mẫu.





Đến dự buổi lễ có bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; Đại sứ Mỹ Ted Osius; Đại sứ Nga Konstantin Vasilievich Vnukov; Đại sứ Mexico Sara Valdés Bolaro; Đại sứ Venezuela Jorge Rondon Uzcategui... cùng các vị lãnh đạo của tỉnh Nam Định.





Nhân vật chính trong buổi lễ là thanh đồng Huệ.






Bà Katherine Muller-Marin (thứ ba từ phải) và các vị Đại sứ chăm chú theo dõi buổi lễ.





Đại sứ Phạm Sanh Châu (thứ hai từ trái), Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam giải thích ý nghĩa của từng giá hầu cho các vị khách nước ngoài.




Đại sứ Venezuela Jorge Rondon Uzcategui bất ngờ và thích thú khi liên tục nhận được lộc từ thanh đồng.






Đại diện của Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Shaman giáo của đất nước họ có nhiều điểm tương đồng với Đạo Mẫu. Tuy nhiên, nghi lễ hầu thành của họ nhằm hướng tới cõi kiếp sau. Nghi lễ hầu đồng trong Đạo Mẫu của Việt Nam là để hướng về cõi hiện tại, cầu mong cho bản thân có sức khỏe và một cuộc sống ấm no.




Rất nhiều người dân địa phương cũng đến theo dõi buổi lễ.






Tiếng nhạc và lời hát vui tươi của giá hầu Mẫu Thượng Ngàn và giá hầu cô bé Sapa khiến cho các đại sứ rất thích thú.





Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng rút điện thoại để ghi lại những hình ảnh đầy màu sắc và không khí rộn ràng của buổi lễ.






Kết thúc buổi lễ, bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: “Đối với tất cả những người ngoại quốc như chúng tôi, được đến một nơi linh thiêng như Phủ Dầy là một niềm vinh hạnh lớn. Hồ sơ của Việt Nam đệ trình lên UNESCO để xét duyệt và công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ được 24 nước thành viên của UNESCO xem xét và quyết định lựa chọn vào tháng 12/2016 tại kỳ họp ở Ethiopia. Rất nhiều Đại sứ của các nước thành viên đó đã có mặt trong buổi tối ngày hôm nay. Tôi xin chúc các bạn thành công với hồ sơ này”.






Đại sứ Venezuela – trưởng đoàn các Đại sứ tin tưởng rằng, tất cả các vị Đại sứ có mặt trong buổi lễ hôm nay đều đã cảm nhận được các giá trị tốt đẹp thông qua những hoạt động của thanh đồng. Ông đặc biệt ấn tượng với các nghệ sĩ hát chầu văn và nhận thấy giọng hát của họ rất quyến rũ và đam mê.







Với Đại sứ Mỹ Ted Osius, đây là lần đầu tiên ông được xem nghi lễ hầu đồng. Ông cho biết: “Buổi lễ rất hấp dẫn và lôi cuốn. Tôi cảm thấy rất thú vị khi mỗi giá đồng lại là một câu chuyện khác nhau. Khi thì thanh đồng hóa thân thành nhân vật nữ nhưng ngay sau đó lại trở thành một nhân vật nam. Một trong số các nhân vật mà thanh đồng đó là về Nguyễn Xí (ông Hoàng Mười) - vị tướng mặc bộ trang phục màu vàng, quê ở Nghệ An”.


Ngày 27/2, vẫn trong chương trình "Hành trình tới ba đạo", đoàn ngoại giao do Đại sứ Phạm Sanh Châu dẫn đầu sẽ đến thăm nhà thờ Phát Diệm và chùa Bái Đính tại tỉnh Ninh Bình.


Hoàng Quân - Thúy Hằng


Theo chân các Đại sứ về miền di sản


Thứ 7, 20:22, 27/02/2016


VOV.VN -Các vị Đại sứ, đại biện, các nhà ngoại giao nước ngoài được thưởng thức buổi trình diễn nghi lễ chầu văn diễn ra tại đền Mẫu, Phủ Dầy, tỉnh Nam Định.


"Tín ngưỡng Thờ Mẫu thể hiện những giá trị văn hóa đặc biệt của Việt Nam và chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ thành công với hồ sơ Di sản này". Đó là nhận định của các vị Đại sứ, đại biện, các nhà ngoại giao nước ngoài tại buổi trình diễn nghi lễ chầu văn diễn ra tối qua (26/2) tại đền Mẫu, Phủ Dầy, tỉnh Nam Định.


Đây là hoạt động trong khuôn khổ hành trình 3 đạo "Đạo Mẫu-Đạo Thiên Chúa-Đạo Phật" do Ủy ban Quốc gia UNESCO (Bộ Ngoại giao) phối hợp với các địa phương tổ chức (26-28/2) nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người Việt Namvới bạn bè quốc tế.

theo chan cac dai su ve mien di san hinh 0

Tham dự chương trình có hơn 50 Đại sứ, đại biện, các nhà ngoại giao đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Bỉ, Nga, Venezuela, đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội...
Các Đại sứ, các nhà ngoại giao nước ngoài cũng đã tới thăm nhà thờ đá Phát Diệm, tìm hiểu về quá trình đạo Thiên chúa gia nhập Việt nam, và đến chùa Bái Đính, chùa lớn nhất Đông Nam Á, thăm di sản thế giới Tràng An.
Đại sứ, Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, cho biết việc tổ chức chương trình “Một hành trình Ba Đạo” về các miền di sản, trong đó có chương trình xem nghi lễ hát văn-hầu đồng tại Phủ Dầy năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Đặc biệt là khi Việt Namđang xây dựng hồ sơ di sản đề nghị UNESCO xét công nhận tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào cuối năm nay.

theo chan cac dai su ve mien di san hinh 1 


Theo Đại sứ, Tổng thư ký UBQG UNESCO Phạm Sanh Châu đây cũng là dịp để giới thiệu chính sách tự do và đa tôn giáo của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. “Thông điệp lớn nhất của chúng tôi là đầu năm luôn hướng tới điều gì tốt đẹp. Đi lễ, đi chùa để cầu sự bình an; hòa bình ở Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam có tự do nhân quyền và tôn giáo. Thứ ba, giá trị của Việt Nam rất là đặc biệt. Chúng ta vừa du nhập Thiên chúa giáo, vừa du nhập Đạo Phật. Chúng ta cũng có Đạo Mẫu. Đạo nào cũng có sức sống riêng của nó. Đó là bức tranh đa màu về tôn giáo của Việt Nam”, ông Phạm Sanh Châu nói.
Nhiều hy vọng cho hồ sơ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Tại buổi trình diễn ở Phủ Dầy tối qua, các vị Đại sứ đã được xem và thưởng thức nghi lễ hát chầu văn (hát văn-hầu đồng) với nhiều giá đồng và nghi thức khác nhau do thanh đồng Trần Thị Huệ biểu diễn.


theo chan cac dai su ve mien di san hinh 2
Các nhà ngoại giao xem hầu đồng


Chia sẻ với báo chí, nhiều vị Đại sứ, đại biện, các nhà ngoại giao cho biết họ thấy chương trình rất hay. “Chuyến đi này rất có ý nghĩa với tôi”, Đại sứ LB Nga Konstantin Vasilievich Vnukov tại Việt Nam nói.
Đích thân Đại sứ Phạm Sanh Châu đã giải thích cho các Đại sứ, các nhà ngoại giao ý nghĩa của từng giá đồng. Các Đại sứ tỏ ra rất thích thú nghi lễ này. “Tôi cảm thấy nghi lễ này rất tuyệt. Tôi thấy là tôi may mắn được các bạn mời tới dự buổi lễ hôm nay. Tôi đã đi nhiều nơi ở Việt Nam. Mỗi nơi có một vẻ đẹp rất riêng biệt. Văn hóa hiện diện ở khắp nơi” - Đại sứ Mỹ Ted Osius cho biết.


Đại sứ Venezuela Jorge Rondon Uzcategui cho biết, ông bày tỏ lòng cảm ơn và ngưỡng mộ sâu sắc đến các bạn Việt Nam với nghi lễ tuyệt vời này: “Tôi cảm ơn Thanh đồng Huệ và các nghệ sỹ, những người trong đền hôm nay, những người đã biểu diễn một nghi lễ tâm linh đặc biệt thú vị. Tôi tin rằng tất cả mọi người trong chúng tôi đã cảm nhận được sự tốt lành và các giá trị mà trong nghi lễ hôm nay các thanh đồng đã truyền cho chúng tôi. Nó làm cho tôi nhớ lại Thánh Mẫu Pachemama ở Venezuela”.

theo chan cac dai su ve mien di san hinh 3
 

Nhiều Đại sứ đã bảo với tôi: Sao không thấy trình diễn môn nghệ thuật này ở Hà Nội? Ông Phạm Sanh Châu kể: “Nhưng tôi giải thích rằng đây không phải một môn biểu diễn nghệ thuật, mà nó là một nghi lễ và phải vào đây mới xem được. Và không phải ai cũng được mời. Có Đại sứ lại hỏi: "Ôi sao lại được tiền? Tiền ấy có phải trả lại hay không? Tại sao lại có tiền? Họ hỏi rất nhiều câu hỏi thông thường thôi. Nhưng tôi cảm thấy rất vui vì nghĩ lễ hát văn-hầu đồng nhận được sự quan tâm của bạn bè quốc tế”.


Tại buổi trình diễn tối qua, bà Katherine Muller, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết bà rất lạc quan với hồ sơ Di sản của Việt Nam. Bà bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ thành công với hồ sơ di sản mới.
Theo dự kiến, hồ sơ Di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam sẽ được UNESCO xem xét vào tháng 12 năm nay. Trước đó, vào tháng 6 tới, các chuyên gia UNESCO sẽ đánh giá tính khả thi của hồ sơ này./.

Hồ Điệp/VOV1
http://vov.vn/van-hoa-giai-tri/theo-chan-cac-dai-su-ve-mien-di-san-483471.vov 

Đại sứ Mỹ mê mẩn hầu đồng

Lần đầu được xem trình diễn hầu đồng ở Phủ Dầy, Nam Định, Đại sứ Mỹ Ted Osius nói ông bị cuốn hút hoàn toàn.


trình diễn hầu đồng, Phủ Dầy, Đại sứ Mỹ, Ted Osius, chầu văn 

Hình ảnh trong buổi hầu đồng tại Phủ Dầy. 

Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao kết hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt nam đã mời 22 Đại sứ cùng hơn 50 nhà ngoại giao thuộc đại sứ quán các nước tham gia chương trình Hành trình ba đạo (Đạo Mẫu - Đạo Thiên chúa - Đạo Phật) với các điểm đến là Phủ Dầy (Nam Đinh) - Nhà thờ Đá Phát Diệm - Chùa Bái Đính Ninh Bình cùng danh thắng Tràng An - quần thể di sản hỗn hợp đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Đại sứ Phạm Sanh Châu đánh giá Hành trình ba đạo là chuyến đi rất có ý nghĩa dịp đầu năm vì một chuyến đi quyện hòa của 3 giá trị tâm linh và 1 giá trị vật thể hỗn hợp.
Mục đích chính của chương trình này là tìm hiểu về Đạo Mẫu trong thực thi tại nơi Phủ Dầy, nơi chiếm vị trí linh thiêng số 1 trong Đạo Mẫu Việt Nam. Lần đầu tiên, các đại sứ đến từ Mỹ, Mexico, Venezuela, Thái Lan, Bỉ... cùng nhiều nhà ngoại giao đã được xem trình diễn hầu đồng do chính thanh đồng Trần Thị Huệ, con gái của thủ nhang Phủ Dầy thực hiện. 
Đây là chương trình có ý nghĩa đặc biệt bởi Đạo Mẫu là tính ngưỡng bản địa duy nhất chứa đựng quan điểm về vũ trụ đồng nhất với thờ Mẫu. Và hầu đồng là một nghi lễ của Đạo Mẫu chúa đựng những di sản đặc sắc về văn hóa nghệ thuật dân tộc. Trong chương trình kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, đoàn ngoại giao đã được thưởng thức những nghi lễ đặc sắc nhất trong hầu đồng với 36 giá đồng.
Không chỉ được xem những màn hóa thân, nhập đồng vào những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, người xem còn được thấy cả một nền văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ âm nhạc truyền thống, ngôn ngữ múa cùng những trang phục tinh xảo thông qua thanh đồng. Đây có thể nói là một trong những chương trình 'ngoại giao văn hóa' đặc sắc nhất từ trước đến nay.

trình diễn hầu đồng, Phủ Dầy, Đại sứ Mỹ, Ted Osius, chầu văn

Đại sứ Mỹ trên hàng ghế khán giả. Trong suốt buổi hầu đồng, Đại sứ Mỹ Ted Osius tỏ ra rất thích thú và thường xuyên nhún nhảy theo âm nhạc. Chia sẻ với Vietnamnet, ông Ted Osius nói đây là lần đầu tiên ông xem hầu đồng và cảm thấy vô cùng cuốn hút, đặc biệt là phần âm nhạc. "Buổi lễ rất hấp dẫn và lôi cuốn. Tôi cảm thấy rất thú vị khi mỗi giá đồng lại là một câu chuyện khác nhau". Đại sứ Mỹ cũng mong muốn sẽ có nhiều dịp xem hầu đồng tại nhiều nơi khác nữa ở Việt Nam.

Ngày 29/2/2016, bà Katherine Muller Marin chính thức chia tay, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Chương trình hầu đồng tại Phủ Dầy là sự kiện cuối cùng bà Katherine Muller Marin tham gia với tư cách Trưởng Đại diện UNESCO tại VN. Chia sẻ sau chương trình, bà Katherine Muller Marin nói: "Tôi đặc biệt chúc các bạn thành công với hồ sơ này".


trình diễn hầu đồng, Phủ Dầy, Đại sứ Mỹ, Ted Osius, chầu văn


Bà Katherine Muller Marin (bìa trái) và Đại sứ Phạm Sanh Châu (giữa).
Ngày 28/3/2015, Việt Nam đã gửi hồ sơ 'Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt' tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12 năm nay tại kỳ họp lần thứ 11 của Ủy ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 (Công ước 2003) tại Ethiopia.
Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ: 'Chúng ta đã trình hồ sơ và tôi tin đây là hồ sơ tốt. Tuy nhiên theo thông lệ, chúng ta phải giải thích cho bạn bè, đặc biệt là các nước xem xét hồ sơ hiểu rõ hơn về hồ sơ này. Vì bạn bè quốc tế họ chị đọc hồ  sơ và xem video chứ không được trải nghiệm thực tế. Do vậy việc đưa đại sứ các nước là thành viên của ủy ban di sản thế giới phi vật thể là nhiệm vụ ngoại giao nhằm tuyên truyền, thuyết phục và nhấn mạnh ý nghĩa tinh thần của hồ sơ này. Quan trọng là các đại sứ đến đây sẽ thấy được cộng đồng họ đam mê tín ngưỡng này thế nào".
Hoàng Vy http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/291584/dai-su-my-me-man-hau-dong.html



HÀNG RONG


Bạn từ Việt Nam gởi lời hỏi
Nơi các xứ công nghiệp giàu có
Còn có gánh hàng rong không?
Đực Làng Bưng Cầu đáp lời:
Đúng là không còn gánh hàng rong năm xưa
Nhưng mà vẫn còn hàng rong
Nhất là khu vực xung quanh trường học
Kể cả các khu gia cư bình dân
Những ông Mễ đẩy xe bán cà rem
Hoặc bôm, trái thơm, kể cả xoài
Xắc miếng, ngâm nước đá
Có những ông người Việt ta
Lái xe thùng nhỏ bán đủ thứ ăn vặt
Nào cà rem đóng gói khá sang
Nào các thứ chips đủ loại chánh qui
Giống như tiệm hàng xén nhỏ lưu động
Ông nội, ông ngoại đón cháu tan giờ học
Mua cho cháu thỏi cà rem chocolat
Ngẩn ngơ nhớ bà tàu bán bánh ướt
Thường ngày vẫn ghé trước nhà
Số 22K Võ Tánh trước Trường Nguyễn Trãi
Văn Thôi, Văn Sửu, Thành Nhơn
Và còn ai nữa...
Xúm nhau, mỗi đứa một dĩa, hai tì
Khi nào có tiền thì trả
Khi nào mậu lúi, ...Ăn chịu
Bửa nào trả cũng được
Ôi ! Ngày xưa thân ái, nay còn đâu !


Nguyễn Nhơn
( Đực Làng Bưng Cầu)


Hàng rong xưa và vài món ăn chơi ở Sài Gòn trước 75.



Sài Gòn có nhiều thứ đáng nhớ lắm na, nhưng nhớ tới nhớ lui lại nhớ cái mâm nhôm phá lấu của mấy người Hoa đội trên đầu, cái ghế xếp đeo vai, và tiếng kéo thép đen lách cách thay cho tiếng rao hàng ... Bụi bậm thì có, nhưng không gài độc, hay thịt thối như bây giờ đâu ... Cuộc sống không xô bồ xô bộn, thấy êm ả cách chi, tình người tràn đầy, mặc dù ... đêm từng đêm em hằng thao thức:

" Mang thương nhớ về chàng trai lính chiến ...
Từng đêm buồn, gác bên súng, ... vào thơ ...
Phương trời xa, theo ánh hỏa châu mờ ...
Nghe pháo trận về gần miền Đô thị ...."

 
 
 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

                Hết.

No comments:

Post a Comment