Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

CHU TAT TIEN- BAO DAI - TRUYEN KY

CHU TẤT TIẾN * TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Tình hình Việt Nam đã chín mùi cho một cuộc cách mạng long trời lở đất

Chu Tất Tiến (Danlambao) - ...Đây là thời kỳ ô nhục nhất của Lịch Sử Việt Nam. Và đây cũng là thời điểm mà toàn dân vùng dậy, đòi lại Tự do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho chính mình. Nếu không vùng lên bây giờ, thì như lời một tác giả trẻ, “hãy mua cho mình một quan tài để sẵn!” vì tương lai được chết trong nhục nhã sắp đến rồi...

*
Năm 2016 là năm đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Điển hình nhất là việc tâm lý phẫn nộ của dân chúng bùng lên mà đảng cầm quyền không kềm chế nổi. Những cuộc xuống đường cả ngàn người tại các vùng ven biển miền Trung diễn ra tưng bừng như ngày hội mà lực lượng đàn áp nhân dân đành đứng im nhìn theo. Các cuộc biểu tình của thành phần Trẻ đã biến đổi thành các cuộc xuống đường “đánh mau, đánh mạnh, và rút” đang được phổ biến khắp nơi. Các “blog” vạch rõ bộ mặt “hèn với giặc, ác với dân, ngu với quốc tế” đang tràn lan trên các mạng Internet. Nhiều sự việc khuất tất, tham nhũng đang được dân chúng, đặc biệt là từ các cán bộ, đảng viên phản tỉnh đưa ra trước ánh sáng khiến cho cả thế giới thấy cái gọi là Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa này chỉ là một lũ sâu bọ chuyên hút máu mủ dân lành, một cái đảng ăn cướp vừa ngu, vừa hèn, vừa ác, vừa độc. Cũng từ chốn sâu thẳm của cung đình, các đảng viên phản tỉnh đã cho thấy Bộ Sậu của đảng cướp ngày này đang lúng túng, lo lắng, không biết phải xử sự ra sao trước hệ thống hành chánh quan liêu, nhũng lạm này hoàn toàn không có chuyên môn, chỉ biết phương pháp “gà què ăn quẩn cối xay”, nên gây hại cho dân nghèo, dân lương thiện không biết bao nhiêu mà kể:
a) Hệ thống Y Tế tồi tệ, gồm các chuyên viên, y sĩ, y tá không có chuyên môn, gây tử vong cho không biết bao nhiêu bệnh nhân, không biết xử lý những vụ bệnh dịch, những hậu quả của hóa chất độc hại, đến từ các nhà máy đến ven biển, đến không khí ô nhiễm. Bà Bộ Trưởng Y Tế là một cô mụ “dốt đặc cán mai”, phát ngôn ngớ ngẩn như “vợ thằng Đậu”, hoàn toàn không có một chút ý thức trách nhiệm về vai trò của mình. Câu nói để đời của Bộ Trưởng Y Tế: “dốt thì mắc bệnh, ráng chịu!” và khi nhiều người đề nghị từ chức vì quá dốt, đã nói: “Tôi không từ chức, vì tôi nhận nhiệm vụ giao phó của cấp trên thì phải thi hành!”
b) Hệ thống Thông tin, Truyền Thông được điều khiển bởi một tên vô lại, chỉ biết bợ đỡ, xu nịnh cấp trên và hèn hạ với kẻ thù đang đánh phá quốc gia. Trước vụ việc Tầu Khựa đánh phá hệ thống Internet của Nhà nước, mà lại tuyên bố “xin đừng ai nghĩ đến việc làm hacker, trả thù Tàu Cộng!” Bộ Thông Tin được đặt ra chỉ để đi bới móc, vạch lá tìm sâu, tìm những tác giả, những bài viết trung thực để mang ra chặt đầu, làm vừa lòng Đảng, đồng thời vận dụng tối đa sự hiểu biết mánh mung của mình mà tìm cách đè bẹp phương tiện tìm hiểu thông tin của dân chúng.
c) Hệ thống Giao Thông, vận tải chỉ là một nhóm ăn hại, đái nát, bày ra đủ chuyện làm đường, làm cầu chỉ để ăn chặn, ăn bớt tiền công quỹ, mặc cho những sản phẩm của mình làm ra gây hại cho dân chúng. Đường xá, cầu cống hàng ngàn tỷ vừa trình làng đã bể, vỡ, tan nát làm mối họa cho những người đi đường, nếu không sụp lỗ mà chết tức tưởi thì cũng vất vả lạng tránh các ổ gà, các nền cầu, đường nham nhở. Cầu sụp thì bị đổ lỗi là “do dân đi nhanh quá!” Đường mới làm bị vỡ thì do “thiên nhiên”.
d) Hệ thống chính quyền địa phương là một nhóm Lý Trưởng, Trương Tuần thời Thực Dân Pháp, chuyên bày đặt ra đủ chuyện vòi tiền dân. Xây dựng tượng đài cả nghìn tỷ đồng Việt Nam để chơi. Lập ra hết công trình này công trình họ “hoành tránh” chỉ để ăn nhậu trên tiền “xâu”, tiền “đút tay”. Có tên chủ tịch tỉnh ngu hơn một thằng con nít lớp 3, tổ chức xây dựng công trình Ngũ Hành Sơn hàng chục triệu đô, vì “hồi xưa, Tôn Ngộ Không đã bị đè ở dưới núi này!” Các chương trình cứu đói, giảm nghèo của quốc tế đều chui vào túi cán bộ Phường Xã đến 90%, còn lại 10% mới chia cho dân nghèo. Thường thì dân nghèo được một ổ bánh mì, trong khi cán bộ thì được những căn nhà “hoàng tráng”, vườn rau bát ngát, nhà làm bằng gỗ quý mênh mông. Tiền bồi thường vụ cá chết đến tay người dân là 200 ngàn, tương đương 10 đô la, thì lại bị phường nhỏng nhẻo đòi để lại 50 ngàn làm gạch lát hội trường, nên thực tế dân biển mà cả tương lai gia đình chết đói được vừa đúng 7 đô la, đủ mua mấy thùng mì gói ăn dần, chờ chết.
e) Bộ Xã Hội là một dúm người “vô công, rỗi nghề” chẳng biết làm cái việc gì, giúp dân về mặt xã hội. Cướp đất cướp nhà của dân miệt vườn rồi bảo họ chuyển nghề qua đi làm việc kỹ thuật tại thành phố! Chẳng khác chi bảo “lũ dân này đi ăn mày ở thành phố còn sướng hơn là làm cày cấy, trồng trọt hoa mầu.” Với các ngư dân đã trăm năm bám biển để sống, chỉ biết có kéo lưới, đánh chài, sau khi Biển Chết, Cá Chết, thì bảo dân chúng “chuyển nghề”, thay vì đánh cá thì nên đi học sửa điện, sửa Tivi, chạy xe ôm.. làm cái gì đó ở các thành phố khác! Nếu không kiếm được việc làm thích hợp thì con gái nên đi làm điếm, hớt tóc ôm, bánh mì ôm, ngủ võng ôm, tắm ôm, cà phê ôm…Con trai nên đi ăn cướp. Bộ Xã Hội sẽ giúp đỡ phương tiện cho đi ở tù vì tội trộm cướp, giết người, cướp của, đĩ điếm tung hoành.
g) Bộ Công An là “đầy tớ của nhân dân” thực chất là một lũ lưu manh, khốn nạn, ác tâm, không có tính người mà đầy tính “quỷ”, giang tay đánh dân, bóp cổ dân, đạp mặt dân, treo cổ dân trong đồn.. không thương tiếc. Có giết người thì cũng được Xếp lớn nâng đỡ, chả tội vạ gì. Công An được phép mặc thường phục để dấu bảng tên, sợ dân cắt cổ trả thù, tha hồ móc súng ra mà bấn loạn, kể cả việc con gái lái xe không đội mũ bảo hiểm, cũng cứ bắn. Làm bộ ra tòa rồi ngưng việc một thời gian, sau đó lại được thăng thưởng lên chức lớn hơn. Tội chó gì mà không bắn, không giết? Còn với sinh hoạt thường nhật của dân, như sinh đẻ, cưới hỏi và chết bệnh, thì đó là cơ hội nhào dô, ăn có. Thằng nào chết mà không biết hối lộ thì để cho thối sình lên cho biết mặt! Chết rồi cũng còn ngu, không biết “thông cảm” với Công An suốt ngày vất vả, chạy đi móc túi dân, mệt phờ người. Bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá” của cô giáo Trần Thị Lam: “Những dự án và tượng đài nghìn tỷ. Sinh mạng con người chỉ nhỏ như cái móng tay.”
h) Quân Đội Cộng Sản, một thời từng hô khẩu hiệu “Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân, Kẻ thù nào cũng đánh thắng” giờ đây cum cúp như chó nằm gầm trạn. Bị Tầu Khựa bắn rớt hai cái máy bay mà im re, chẳng dám phát lên tiếng nào. Không những không dám lên tiếng báo động, mà còn tìm cách dập thông tin! Với kẻ thù đã từng “dậy cho mình một bài học” với hơn 40,000 sinh mạng nhân dân và bộ đội chết bờ, chết bụi, chết lòi ruột, bị đóng cọc vào cửa mình, bị chặt đầu bêu lên cây.. mà giờ đây lại hân hoan đi tham dự lễ khánh thành dấu mốc biên giới mới nằm sâu trong nội địa nước ta! Biết Tầu Khựa đâm chìm tầu cá mình, giết ngư phủ mình, mà cắn răng, nín thở, sợ thở ra một hơi tức giận thì bị kẻ thù nhào vào chặt đầu. Các Tướng Lãnh, huy chương nặng trĩu cả ngực, giờ đây, lén dấu bớt trong kho, sợ Tầu Khựa lên tiếng hỏi: “cái này nhặt được trong trận nào vậy? Có phải trong trận 1979 không?” thì nguy to. Có khi bị mất chức, mất quyền, mất đồn điền cà phê, mất nhà gỗ đẹp... chỉ vì trước đây dám chống Cố Vấn Vĩ Đại Trung Quốc khi các Ngài sang dạy dỗ đàn em… Quân Đội Nhân Dân bây giờ đích thị là “Quân Đội Nhăn Răng” rồi. Hèn hạ và khiếp nhược đến thế là cùng (trừ vài ông Tướng về hưu, hết quyền, hết lính). Quân đội này bây giờ mà bảo ra trận thì run bần bật, chắc vãi cả ra quần.
i) Văn hóa Việt Nam từng lừng lẫy năm châu, giờ chẳng khác gì Campuchia hay Lào, thậm chí còn có thể trở về thời hoang sơ trước thời Ngô Quyền, Lý Bí, Lý Bôn... Về mặt đồi trụy thì không thua gì mấy ổ điếm quốc tế. Trường học là nơi du đãng đánh lộn, một số chùa chiền là chốn cho các sư công an múa lửa, nhảy tình, hôn hít trai tơ, sư nữ thì múa súng rầm rập như đi diễu binh, sư cô chửi thề, nói tục như ranh. Sư giả đi đầy đường phố, uống rượu, ăn thịt chó, sờ mông các cô, xin tiền về cho bồ nhí... Có sư còn thuyết pháp mắng chửi Lý Thường Kiệt là vô lễ với Thiên Triều. Nạn du đãng chém nhau như giặc xảy ra khắp mọi nơi. Cái gì cũng chém. Nhìn không đúng chỗ cũng chém. Từ chối nhậu cũng bị chém. Chịu nhậu cũng bị chém. Có khi cả băng đảng kéo nhau vài chục người đi “xin tí huyết” kẻ thù. Sinh viên Nam thì lo tổ chức ăn cướp, Nữ sinh viên thì tìm việc ở chỗ quán ba, hoặc đăng báo nhận “làm vợ thuê” để kiếm tiền học phí. Môn học Lịch Sử quan trọng vô cùng bây giờ bị bỏ, để người dân hết biết tính anh hùng của mình trong mấy ngàn năm chống Tầu phù, Tầu khựa.
k) Trên hết, các đầu lĩnh đảng cướp Xã Hội chủ nghĩa này thì chứng tỏ hoàn toàn là một lũ lưu manh, bán nước không cần văn tự. Từ ngày Đảng cầm quyền đến nay, địa lý nước ta dần dần co cụm. Trước năm 1975, thì gần 340.000 cây số vuông đất liền và gần 2 triệu cây số biển khơi dọc theo bờ biển hình chữ S. Bây giờ thì chỉ còn khoảng ¾ diện tích đất liền và chừng vài chục ngàn cây số biển! Về trí thức, thì không có học thức chút nào, dù bằng cấp treo đầy tường, lộng khung vàng vì toàn là bằng xin, bằng giả, bằng dỏm mua được ngoài chợ, hoặc cao cấp hơn thì mua ở chợ nước ngoài. 
 
Các đầu lĩnh này hoàn toàn nhu nhược với kẻ đang cướp nước mình. Thủ Tướng “Ma Dê in Việt Nam”, Tổng Bí Thư Đảng ngậm hột thị, Chủ Tịch Quốc Hội phát ngôn bừa bãi, Chủ Tịch Nước nguyên Bộ trưởng Công An chẳng biết gì ngoài việc ngồi chơi, xơi nước trà Tầu. Các Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và đại đa số các Trưởng khác... ngoài việc đi mua nhà tại Mỹ, cho con cháu đi học ở Mỹ, làm đầu cầu dấu tiền, phòng khi loạn thì đã có một “account” đầy nhóc tiền đô ở nước ngoài để hạ cánh an toàn. Những thành viên Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, năm 2016 thi nhau cho con cháu “di tản” tiền bạc ra nước ngoài, hoặc ở Thụy Sĩ, Pháp… nhiều nhất là ở Mỹ dưới kế hoạch “đầu tư 500,000 đô” để được thẻ xanh cất túi. Hiện nay, tháng 8 này, ở Mỹ, đã có nhiều “đại gia” trẻ mang từ vài chục triệu đến cả trăm triệu sang Mỹ đầu tư, chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, cũng như các công ty nhà nước đang bán dần cho Thái Lan, Tầu Khựa, Singapore, Nhật Bản.. để chạy làng, ôm hết tiền công quỹ ra nước ngoài, tiếp tục vinh thân phì da cho đến đời cháu chắt...
 
Đại khái, đây là thời kỳ ô nhục nhất của Lịch Sử Việt Nam. Và đây cũng là thời điểm mà toàn dân vùng dậy, đòi lại Tự do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho chính mình. Nếu không vùng lên bây giờ, thì như lời một tác giả trẻ, “hãy mua cho mình một quan tài để sẵn!” vì tương lai được chết trong nhục nhã sắp đến rồi.
05.082016

CUỘC ĐỜI VUA BẢO ĐẠI

Những bức ảnh  hiếm về cuộc đời Bảo Đại, vị vua cuối cùng

09:22 | 14/07/2016

Bảo Đại là vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Cai trị đất nước giữa thời kỳ "bản lề", lại thấm nhuần văn hóa Pháp từ bé, những hình ảnh đáng nhớ về ông thường gắn với đời sống quý tộc phong lưu, "Âu hóa" hơn là chuyện vận mệnh đất nước. 

 
Bảo Đại tiếp xúc với nền văn hóa Pháp từ rất sớm. Bức ảnh trên chụp khi ông còn đang là Hoàng tử Vĩnh Thụy, trong chuyến thăm tới Pháp năm 1922 cùng Vua cha Khải Định (Ảnh: T. Do Khac)
Cũng trong năm 1922, Hoàng tử Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và bắt đầu quá trình học tập theo chương trình giáo dục Pháp. Đến năm 1932, ông theo học tại Trường Khoa học Chính trị Pháp (Ảnh: Bettmann)
Do tiếp xúc, sống và học tập cùng văn hóa phương Tây từ nhỏ, Bảo Đại trưởng thành giống với một cậu trai pháp bảnh bao hơn là một vị Vua của một nước phong kiến châu Á (Ảnh: Bettmann/CORBIS)
Vị Vua cuối cùng của Việt Nam có vóc dáng cao lớn (1m82), gương mặt điển trai, lối sống phóng khoáng, phong độ, vì vậy mà có đời sống tình cảm khá phực tạp, chịu điều tiếng là mê ăn chơi, hưởng lạc. Bức ảnh này được chụp Bảo Đại trong trang phục dạ hội tại Pháp vào năm 1932 (Ảnh: Agence Mondial)
Bảo Đại được biết đến là một người cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sỹ. Ông cũng yêu thích và hâm mộ nhiều môn thể thao thời thượng, quý tộc thời đó như golf, tennis, bơi thuyền. (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)
Bảo Đại đặc biệt thích chơi Tennis. Vì vậy sau khi về nước ông đã cho xây dựng một sân quần vợt "tiêu chuẩn quốc tế" ngay tại kinh thành Huế, khiến nhiều du khách hiện nay tới thăm di tích Cố đô Huế vẫn nghĩ đó là một công trình hiện đại được xây sau này!
Một bức ảnh hiếm hoi Bảo Đại chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không rõ ngày tháng của bức ảnh nhưng nhiều khả năng là giai đoạn sau khi ông thoái vị và tham gia Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Ảnh: T. Do Khac)
Vào tháng 3/1946, trên tư cách cố vấn tham dự phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh, Trung Quốc, Bảo Đại đã không về nước mà đến Côn Minh rồi qua Hồng Kông, chấp nhận sống cuộc đời lưu vong. Bức ảnh trên nằm trong loạt ảnh được tạp chí Time của Mỹ thực hiện vào tháng 6/1948, tại căn hộ riêng của ông ở Hồng Kông (Ảnh: Life)
Vị cựu Hoàng lưu vong tiếp phóng viên trong bộ vest sáng màu chải chuốt, tay châm thuốc lá như một tay chơi sành điệu. Tại Hồng Kông, để tiện ăn chơi mà không bị chú ý, Bảo Đại đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh, tuy nhiên danh phận Đế vương của ông không thể che mắt được người thường. Dân thượng lưu Hồng Kông đồn rằng muốn xem mặt Bảo Đại chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm ở các sòng bạc (Ảnh: Life)
Bảo Đại hướng dẫn chú cún cưng của mình thực hiện động tác bắt tay (Ảnh: Life)
Bức ảnh chụp trong một chuyến công tác tới Pháp năm 1948 tại khách sạn Ritz, trung tâm Paris (Ảnh: Bettmann/CORBIS)
Sau thời gian dài lưu vong ở Hồng Kông rồi Pháp, Bảo Đại về nước vào tháng 3/1949 để 4 tháng sau đó lên làm Quốc trưởng Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên. Trong hình ông đang đứng nói chuyện với viên sỹ quan Pháp khi vừa đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội vào tháng 3/1954, vẫn trong bộ âu phục chải chuốt quen thuộc cùng cặp kính râm lịch lãm (Ảnh: Life)
Bảo Đại làm Quốc trưởng đến tháng 10/1955 thì bị Ngô Đình Diệm phế truất. Ông sau đó sang Pháp sống lưu vong tại Paris cho đến cuối đời (Ảnh: Life)
Một bức ảnh kháp chụp trong cùng chuyến đi Hà Nội năm đó (Ảnh: Stringer/AFP)
Bảo Đại chụp cùng Tướng Pháp Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi trong chuyến thăm đồng bào thiểu số Tây Nguyên tại Buôn Mê Thuột vào tháng 5/1950 (Ảnh: Stringer/AFP)
Vua Bảo Đại trên trang bìa tạp chí Pháp Paris Match, số ra tháng 9/1953, vẫn với điếu thuốc lá trên tay - thứ gần như gắn liền với "thương hiệu" Bảo Đại (Ảnh: (Ảnh: Walter Carone/Paris Match)
Một bức ảnh "chất lừ" khác cũng trong số tạp chí đó (Ảnh: Walter Carone/Paris Match)
Bảo Đại cùng con gái, Công chúa Phương Mai hào hứng theo dõi cuộc đua Công thức một từ hàng ghế V.I.P tại đường đua Monza huyền thoại của Ý năm 1955. Có lẽ ông cũng là một trong những người Việt đầu tiên có cơ hội xem trực tiếp môn thể thao vốn dành cho giới nhà giàu này (Ảnh: Mario De Biasi/Mondadori Portfolio)
Bảo Đại chụp cùng người vợ Pháp của mình, bà Monique Baudot vào năm 1992, 5 năm trước khi ông qua đời vào năm 1997 (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)
__._,_.___

DUY NHÂN * KHA TƯ GIÁO , NGƯỜI KHÔNG NHẬN TỘI



NGƯỜI KHÔNG NHẬN TỘI: KHA TƯ GIÁO

DUY NHÂN




Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Viện Đại Học Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ :” KHA TƯ GIÁO".


Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ” những gì mình “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…
 
Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy :


” TÔI KHÔNG CÓ TỘI”


Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.





Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói :


- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?


Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :


- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…


Anh Giáo ngắt lời :


- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận.


Tên sư trưởng phản ứng :


- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.


Anh KTG : - Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.


Tên sư trưởng :


- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.


- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.


Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :


- Quân phản động !


Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :


- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.





Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :


- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.





Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :


- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !


Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :


- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?


Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.


Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .


Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :


- Chi vậy ? - Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời. - Chắc là cô bạn rất thích hoa này ? - Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng. - Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại. - Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó ! - Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.


Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !


Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?





2. Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :


Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa


Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi


Với cao tay quờ quạng chút hơi người


Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm


Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt: Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :


- Anh có đứng lên không ? - Tôi còn mệt. - Anh không chấp hành lệnh phải không ? - Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.


Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :


- Anh không đứng lên tôi bắn.


Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :


- Anh cứ bắn đi !


Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :


- Lạy Chúa tôi.


Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng!


Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !





Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.





Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.


Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu:


“ Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…


Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”


Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở.





Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.





Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.





3. Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định, quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.





Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.





Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :


- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…


- Tôi, Duy Nhân đây.


- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội?


- Tôi đây chị.


- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..


Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :


- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.


- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.


- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.


- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.





Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi c. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.





Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.





Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi: Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.


GHI CHÚ :


(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.


DUY NHÂN
--

VĨNH ĐỊNH * THƠ MỚI



THỬ XÉT NGHIỆM CÁCH GIEO VẦN TRONG THƠ MỚI


Vĩnh Định -NVD


***


Thơ trong văn chương Pháp là tuyệt điểm của nghê thuật. Nhà thơ Sully Prud'homme của Pháp lãnh giải Nobel Văn chương đầu tiên năm 1911. Từ mấy thế kỷ trước đó, thi sĩ Pháp, kể cả Sully đều làm thơ theo thi pháp đúng với lý thuyết thi ca cho mãi đến giữa thế kỷ XX mới có nhiều nhà thơ phá thể làm thơ Tư Do mà họ gọi là Wers Libres, trong số có Jacques Prevert với quyển thơ Histoire là nổi bật hơn cả. Vậy, lý thuyết thơ Pháp trải nhiều thế kỷ gồm những loại thơ nào? Quan trọng hơn là cách gieo vần ra sao? Nếu thơ không vần thì chỉ là văn xuôi -prose.






Cả thế giới, thi sĩ làm thơ nhất định phải có vần. Đường Thi có rất nhiều bài thơ tuyệt tác. Thơ Việt Nam từ nghìn xưa phỏng theo theo thơ Trung Hoa, nhưng các nhà thơ VN, từ ngày có chữ nôm, đã chứng tỏ bản sắc riêng với Song Thất Lục Bát như Chinh Phu Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, và thơ Lục Bát với Thiên Nam Ngữ Lục và Đọan Trường Tân Thanh. Hai thể thơ nầy còn được trân trọng giữ gìn đến ngày nay. Nhưng song song với thơ Đường Luật, Song Thất Lục Bát, Lục Bát, đến các thập niên ba mươi, bốn mươi, năm mươi thế kỷ XX, các nhà tân học từ Âu Châu, nhất là từ Pháp về đã mang vào thi ca Việt Nam những dòng thơ phỏng theo kiến trúc lý thuyết thi ca Pháp, gọi là "Thơ Mới". Bản sắc của Thơ Mới là tư tưởng mới và hình thức mới, như ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyết hay bát ngôn tứ tuyệt, phần lớn là thơ lãng mạn, nhưng cách gieo vần đúng như các loại thơ Pháp có thay đổi ít nhiêu. Gọi tứ tuyệt vì một đoạn gồm bốn câu, hay thường gọi là một khổ thơ có bốn câu. Một bài Thơ Mới có bao nhiêu đoạn cũng được.






Trở lại các thể loại thơ và cách gieo vần thơ Pháp, ta thấy họ có rất nhiều thể thơ như Anh hùng ca -la poésie epique, Thơ Trữ tình -la poésie lyrique, thơ Giao huấn -la poésie dictatique, và Kịch thơ -la poésie dramatique. Các cước thơ -differentes sortes de pieds, trong mỗi câu thơ có từ một đến mười hai âm tiết -gọi là pieds- thề hiện trong các loai thơ: Tám Câu Hai Vần -le Triolet; Mười Ba Câu, ba đoạn, hai vần -le Rondeau; Thơ Ba Đoạn hai vần và thêm một nửa đoạn -la Ballade,;và Thơ Mười Bốn Câu -le Sonnet- thí dụ như bài Sonet của Arvers "lòng ta chôn chặt mộ́i tinh, tình trong giây phút mà thành thiên thu" -mon âme a son secret, ma vie a son mystere, un amour éternel en un moment concu... mà ai học Trung học chương trình Pháp đều biết. Thơ mười hai cước-12 pieds là l' Alexandrin hay Roman d' Alexandre. Nhưng cách gieo vần trong bất cứ thể loại thơ nào cũng rất chặt chẽ, không thề tùy tiện. Vần gieo trong từng một khổ bốn câu thơ, hay một tứ tuyệt. Câu hỏi đặt ra là vần trong một tứ tuyệt gieo như thế nào?






Gieo vần bắt buộc phải theo quy tắc sau đây:


1) Gieo vần suông -Rimes Plates hay Survies (les rimes se suivent deux a deux: là cách gieo vần trong một một khổ thơ -hay đoan bốn câu, nếu đoạn thơ dài tám câu hay mười hai câu thơ cũng chỉ tính vần gieo ở mỗi khổ bốn câu:


Chữ cuối câu 1 và câu 2 cùng một vần,


Chữ cuối câu 3 và câu 4 cùng một vần với nhau.






Bài thơ có bao nhiêu đoan bốn câu, cũng được. Nhưng suốt bài thơ phải theo cách gieo vần suông, nghĩa là tất cả các đoạn bốn câu đều gieo vần giống nhau. Cho dù nội dung của bài thơ thật hay, nhưng chỉ một đoạn bốn câu nào đó trong toàn bài thơ có nhiều khổ, gieo khác vần, thì các nhà bình luận phái Formalisme - Hình thức luận, sẽ không cho là tuyệt mỹ.


Khi các thi sĩ tân học VN mang cách gieo vần này vào thơ, gọi là Thơ Mới, ta thấy có một thay đổ̉i nhỏ chấp nhận được vì nó giúp cho dòng thơ mạnh thêm, hay hơn. Xin đọc một vài đoạn thơ của Thế Lữ dưới đây:






HỔ NHỚ RỪNG






Gặm một mối căm hờn trong cũi sắt,


Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.


Khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ,


Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm.


Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,


Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi.


Chịu ngang hàng cùng bọn thú dở hơi,


Với cặp báo chuồng bên vô tư lự






Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,


Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.


Nhớ cảnh sơn lâm bóng cá cây già,


Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi.


Với khi thét khuć trường ca dữ dội


Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng,


Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,


Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc.


Trong hang tối mắt thần khi đã quắc,


Là khiến cho mọi vật phải im hơi.


Ta biết ta là chúa tể của muôn loài,


Giữa chốn thảo nguyên không tên không tuổi.






Nào những đêm trăng vàng bên bờ suối


.............................. .............................. .........


.............................. .............................. ..........


Trên đây là biến thể của cách gieo vần suông -rimes plates- của thơ Pháp do các thi sĩ tân học VN đem từ thơ Pháp về Việt Nam, đến ngày nay nhiều thi nhân VN đều theo. Nhìn kỹ suốt bài thơ: chữ chót của câu thứ nhất đoạn dưới bắt vần với chữ chót của câu chót đoạn trên dù là đoạn thơ bốn câu, tám câu hay mười hai câu.


2) Gieo vần cách hàng -Rimes Croisées ̣(alternant une à une):


Câu 1 bắt vần với câu 3,


2 bắt vần với câu 4 trong một khổ tứ tuyệt.


Nghĩa là gieo vần cách một câu, câu lẻ ăn vần theo câu lẻ, câu chẵn ăn vần theo câu chẵn, từ đầu cho đến cuối bài thơ dù có bao nhiêu đoan bốn câu, tám câu, hay xuyên suốt. Xin đọc bài thơ dưới đây của nhà thơ Huy Văn:






MỘT MÙA HỌC TRÒ






Mái tóc Em dài như bóng nắng


đổ mền như suối, nhe như sương


Gần trong tay với mà xa vắng


nên chi lặng thầm, thương nhớ thương.






Tôi thường theo em vào lớp học


ngồi ngắm bờ vai xoã tóc huyền


Những chiều đếm bước về học xá


Em trước tôi sau...thả dốc nghiêng






Từ lâu tôi chỉ là chiếc bóng


thầm lặng theo em bước chung đường


Em là hoa thắm vườn xuân mộng


còn tôi con bướm lạc chiều sương






Một mùa trọ học, mấy mùa hoa


Em vẫn vô tình mãi cách xa


Con nước về xuôi cho suối nhớ


Tình như gió thoảng chốn quan hà






Chia tay khi chiều buông nắng nhạt


Nói chi thêm thừa câu vấn vương


Em sẽ là Em: ơi Đà Lạ̣t!


Tôi mãi là tôi của dậm trường!





HUY VĂN


(Nhớ mùa Tổng Động Viên 1972)






Bài thơ nầy kết vần theo quy cách rimes croisée; nội dung thì đẹp, mà hình thức thì hoàn toàn... hỏng. Chỉ nội bốn câu áp chót gieo vần không thống nhất là sẽ không được... coi là bài thơ hay hợp cách. Huống chi toàn bài không bỏ dấu,thỉnh thoảng lại bỏ dấu; đến đoạn bốn câu chót lại thêm vào dấu (:) và (!) Đây là lối kiểu cách tự phá hỏng vẻ thẩm mỹ của thơ. Và kiểu cách bỏ các dấu lung tung là cũng không hợp cách.






3). Gieo vần ôm -Rimes Embrassées. Trong một đoạn hay khổ bốn câu thơ, câu 1 ăn vần với 4, câu 2 ăn vần với câu 3. Tức là câu đầu và câu chót của khổ tứ tuyệt ôm hai câu vần khác vào giữa. Xin xem bài thơ dưới đây của Tế Hanh:






RÉT VÀO BÂN






Khi em đan áo cho anh


Gió thổi qua bàn tay lạnh


Những đôi chim tìm nhau ủ cánh


Mây đầy trời rơi rớt nắng mong manh






Em vội dệt thời gian sợi thẩm


Những giờ trưa không nghỉ những đêm thâu


Sợi len mịn so sợi lòng rối rấm


Áo đan rồi, mùa lạnh hết còn đâu !






Em gởi áo lo anh giận dỗi


Nhận áo em anh lại ngại em phiền


Đời cán bộ ít giờ nhàn rổi


Vì việc chung đôi lúc nhẹ niềm riêng






Hoa bắt đầu rơi rớt giữa đường Xuân


Cành cây đã sum suê lá đậm


Tháng ba đến với những ngày nắngấm


Bỗng mùa Đông trở lại ! Rét nàng Bân






Nàng Bân xưa đan áo ấm cho chồng


Áo đan xong không còn mùa lạnh nữa


Nàng Bân khóc, đất trời thương lệ ứa


Cho rét về đáp lại nỗi chờ mong






Anh mặc áo của em và cảm thấy


Bàn tay yêu nhân ấm hai lần


Thời gian hiểu lòng ta biết mấy !


Có tình người nên có rét nàng Bân






Tế Hanh


1957






Nhà thơ Tể Hanh, theo phê bình chung của nhiều người không phải là nhà thơ lớn của VN, nhưng là một nhà thơ nổi tiếng. Mặc dù ông có được bài thơ hay nhất là Quê Hương, nhưng ông không thể là một Thế Lữ, một Xuân Diệu hay một Hàn Mạc Tử. Xem bài thơ trên đây ta thấy rằng nhận xét trên là đúng. Tế Hanh mắc phải sai lầm như Huy Văn, mắc dù ông là tiền bối trong Thơ Mới. Bài thơ nầy ông làm hai mươi năm sau bài thơ Quê Hương nổi tiếng là tuyệt tác của ông năm 1937. Tôi không hiểu tại sao đã lão luyện trong Thơ Mới trên hai thập niên mà ông còn phạm sai lầm như vậy? Hay là ông sáng tác tùy hứng, bất cần thi pháp, hay một cải cách thơ?


Trước tiên phải ghi nhận về nội dung bài thơ gói ghém tâm tình của chàng... đi bộ đội ở xa bỏ người vợ, nàng Bân, ở lại quê nhà. Chàng nhớ thương nàng và nàng gởi gấm nỗi thương yêu chồng, sơ muà Đông rét mướt, vào tấm áo len đan. Nhưng khi tấm áo đan xong... mùa Đông đã qua rồi. Khi chàng nhận được chiếc áo trễ, mặc vào người mới cảm thấy được cái... rét trong tấm lòng người vợ. Tình cảm nhẹ nhàng nhưng lời thơ ray rứt, tùng chữ làm cho lòng người đọc rung động, từng chữ của từng câu thơ mang trong nó sự rung cảm nhẹ nhàng nhưng diệu vợi như câu này chẳng hạn "Mây đầy trời rơi rớt nắng mong manh". Đẹp và buồn. Nhưng khi những chữ và những dòng thơ nầy kết hợp lại với nhau...thành một bài thơ thì chẳng khác nào chiếc áo may bằng thứ vải quí bị rách vá chùm vá đụp.


Thử xét nghiệm lại: Khổ thơ bốn câu đầu, câu dài câu ngắn, gieo một loại vần... lạ mà mãi đến sáu bảy mươi năm sau mới có một nhà thơ khác chuyên dụng. Tôi sẽ nói sau về nhà thơ nầy. Khổ thơ thứ hai, thứ ba và khổ thơ chót tác giả gieo vần song cách -rimes croisées, số chữ cũng không thống nhất. Khổ thơ thứ tư và thứ năm gieo vần ôm -rimes embrassées, là thứ vần mà tôi đề cập ở mục nầy.


Tóm lại bài thơ có chất liệu cảm xúc và từ ngữ vô cùng tuyệt vời, chẳng khác nào một kiến trúc sư có vật liệu quí hiếm, nhưng ngôi nhà xây lên xoàng xĩnh. Bài thơ này cuả Tế Hanh gọi là Thơ Mới không phải, gọi là thơ Tư Do cũng là cưỡng chế. Người làm thơ không thể viện lý do "cảm hứng đến đâu thì viết tới đó". Nếu nói như vậy và làm thơ như vậy là tự mình làm mất đi vẻ tuyệt hảo của thi ca do mình sáng tạo. Cái đẹp của thi ca là đẹp cả nội dung lẫn hình thức, dù là bài thơ ngắn hay dài, nếu nói về Thơ Mới gieo vần theo lối thơ Pháp mà các nhà thơ tân học mang về VN từ các thập niên ba mươi, bốn mươi thế kỷ XX cho đến nay. Vì muốn thoát ra khỏi sư gò bó của cách gieo vần theo Thơ Mới nên sau đó it́ lâu nhiều thi sĩ đã làm thơ Tự Do, phóng túng hơn về số chữ trong mỗi câu thơ và cách gieo vần.






4). Gieo vần ôm biến thể -transformation des rimes embrassées: Nhiều nhà thơ tân học thời điểm đó rất nhiều vị uyên thâm chữ Nho, cũng nhận thấy rằng ba cách gieo vần của thơ Pháp quá khắt khe nên họ cũng du nhấp cách gieo vần thơ Hán-Nho vào trong Thơ Mới. Cách gieo vần nầy giống với cách gieo vần rimes embrassées của thơ Pháp, nhưng có thể áp dụng phong phú hơn và đọc hay ngâm lên nghe êm tai hơn. Cách gieo vần biến thề nầy là trong một khổ thơ bốn câu, câu 1, 2 và 4 hợp một vần với nhau, không để ý đến câu 3. Xin xem bài thơ Hán-Nho dưới đây:






Thanh Bình Điệu






Vân tưởng y thường hoa tưởng dung


Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng


Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến


Hội hướng Giao Đài nguyệt hạ phùng





Lý Bạch (701-762)






( Dịch: Xiêm áo như mây, mặt như hoa. Gió xuân bên ngoài lất phất ngát sương hoa. Người đẹp, nếu như không thấy ở đầu núi Quần Ngọc. Thì ắt là đã gặp đâu đó dưới trăng ở Dao Đài. PKT 02/12/2016). Bây giơ xin xem bài thơ dưới đây của Hàn Mặc Tử, cũng gieo vần như bài Thanh Bình Điệu:






Một Nửa Trăng






Hôm nay còn một nửa trăng thôi


Một nửa trăng ai cắn mất rồi !


Ta nhớ mình ta thương đứt ruột !


Gió làm nên tội buổi chia phôi !






Và một bài thơ Trăng khác cúa Hàn Mặc Tử:





Trăng Vàng Trăng Ngọc






Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, là Trăng!


Ai mua trăng ta bán trăng cho


Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...


Bao giờ đậu trạng vinh qui đã


Anh lại đây tôi thối chữ thơ.






Không, không ! Tôi chẳng bán hồn trăng


Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng


Tôi nói thiệt, là anh dại quá:


Trăng vàng trăng ngọc bán sao đang.






Trăng! Trăng! Trăng! là Trăng, Trăng, Trăng!


Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi


Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi,


Tôi lần cho trăng một tràng chuổi


Trăng mới là trăng của rạng ngời






Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, là Trăng!..






Trên đây là hai bài thơ Trăng tuyệt tác của Hàn Mặc Tử, gieo vần theo Hán-Nho, hay gieo vần theo vần ôm -rimes embrassées biến thể của thơ Pháp do những nhà thơ tân học của thế kỷ trước mang vào VN gọi là Thơ Mới làm cho thi ca Việt Nam sáng chói một thời. Nhưng sau đó, từ nửa hậu bán thế kỷ XX, nhiều thi sĩ tân học mới hơn cũng học từ các trường Pháp trở về như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa hay những thi sĩ trong nước ở Miền Nam như Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tô Thuỳ Yên, hay ở Miền Bắc như Hoàng Cầm, Quang Dũng đã đem thơ Tư Do vào thi ca, không còn bị gò bó vào cách gieo vần và số chữ trong mỗi câu như một bài thơ thuộc loại Thơ Mới trước đó. Tuy nhiên Thơ Mới vẫn được không ít thi sĩ VN trong nước và nhất là ở hải ngoại vẫn dùng để sáng tác. Nhưng đã chọn sáng tác bằng Thơ Mới thi phải theo đúng cách gieo vần và số chữ thống nhất cho cả toàn bài thơ. Thà dùng vật liệu bình thường mà cất một căn nhà với kiến trúc đẹp cân đối còn hơn dùng vật liệu tốt mà cất căn nhà thiếu vẻ thẩm mỹ. Một nhà phê bình nghiêm túc hay một người biết thưởng thức thơ không thể bỏ qua những xù xì, nhám nhúa của một bài thơ Mới không theo đúng quy cách sáng tạo.






Bây giờ tìm được một bài thơ Thơ Mới trác tuyệt về nội dung cà hình thức thât là...không phải dễ. Xin nói thêm là mặc dù hiện nay thơ Tự Do phổ biến hơn, được dùng để sáng tác rộng rãi hơn, nhưng các nhà thơ VN vẫn tiếp tục sáng tác thơ Đường Luật, Lục Bát và Thơ Mới. Thi sĩ ở hải ngoại vẫn giữ đúng quy cách của Thơ Mới. Đến nay đã hơn bốn thấp niên loại thơ nầy vẫn còn mang giá trị truyền cảm đậm đà. Đặc biệt có nhiều thi sĩ còn muốn chuyển hóa cách gieo vần độc đáo thể loại Thơ Mới nầy. Lục Bát thì có quá nhiều người sử dụng đề sáng tác. Đường Luật, nổi bật nhất là Nhất Hùng. Ông nầy là một nhiếp ảnh gia ơ Hoa Thịnh Đốn nhưng là một nhà thơ Đường Luật xuất sắc. Ông có cả trăm bài thơ Đường Luật viết về mọi thề tài rất điêu luyện. Nhưng Thơ Mới thì quả thật không thể đếm hết những thi sĩ, quá nhiều, ở hải ngoại. Nhưng đặc biệt có nhà trí thức hình như muốn hồi phục lại Thơ Mới với lối gieo vần độc đáo.


Người thi sĩ này là Tiến sĩ Lưư Nguyễn Đạt, người chủ trương website Việt Thức, một mạng điến tử bình luận chính trị và văn học nổi tiếng thế giới ờ Washington. Ông này chuyên làm thơ mới với cách gieo vần đặc biệt là trong mỗi khổ thơ bốn câu đều chỉ gieo có một vần, dù bài thơ dài bao nhiêu khổ cũng vậy. Xin bỏ chút thì giờ quay lại đọc khổ thơ bốn câu đầu của bài thơ Rét vào Bân của Tế Hanh và khổ thơ cuối bài thơ Trăng Vàng Trăng Ngọc của Hàn Mặc Tử. Lối gieo vần nầy các nhà thơ trên chỉ sử dụng có một lần, nhưng Lưu Nguyễn Đạt sử dụng rất nhiều lần viết rất nhiều bài thơ trong tập thơ ông mới xuất bản trong năm qua. Tôi không biết tựa của tập thơ. Trước khi xuất bản TS LNĐ có gởi bản thảo tập thơ hỏi ý kiến tôi. Tôi chỉ có thể nói rằng những bài thơ tiếng Việt của ông, tuy có lối kiến trúc khá đặc biệt nhưng không đặc sắc như những bài thơ dịch ra tiếng Pháp của ông.






Bài thơ dưới đây là bài duy nhất tôi gieo chỉ có một vần trong mỗi khổ tứ tuyệt..






Quí mến,


Văn


Tháng 7/2016

LÂM VĂN BÉ * THƠ VĂN PHẢN KHÁNG




Cộng sản Việt Nam qua văn thơ phản kháng và châm biếm
LÂM VĂN BÉ

Sau 38 năm cai trị bằng độc tài và thối nát, đảng Cộng Sản Việt Nam đã biến đất nước thành một mảnh đất tang thương, một xã hội băng hoại. Ngoài những phản kháng tích cực, người dân còn dùng những câu vè, câu ca dao, câu thơ để mô tả nỗi thống khổ, biểu lộ sự oán hờn và khinh bỉ đối với chế độ. Trong lịch sử, chưa bao giờ có loại văn chương bình dân châm biếm, nhục mạ chế độ cầm quyền một cách nặng nề như dưới thời Cộng Sản Việt Nam. Để trình bày phần nào diện mạo của xã hội VN và phản ứng của người dân, chúng tôi sao lục một số câu vè, câu ca dao, câu thơ đã và đang lưu hành trong dân gian với những chú thích cần thiết, sắp xếp theo mẫu tự của tiểu đề, và theo dòng diễn tiến của các biến cố để độc giả cùng chia sẻ nỗi đau của dân tộc và niềm hi vọng sớm thoát khỏi ách thống trị của bạo quyền CS. Bởi lẽ lối văn chương truyền khẩu nầy đa dạng và có nhiều dị bản, độc giả có thể tìm thấy những văn bản khác, nhiều khi có ý nghĩa và thú vị hơn.


30 tháng tư 1975: Cộng Sản chiếm Saigon


Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của CS tràn vào Saigon, dân chúng hoảng hốt tìm mọi cách để trốn

chạy.


1.


Chạy, chạy

Tự do, độc lập nhất trên đời,

Thiên hạ sao mà chạy chết thôi!

Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,

Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.


2.

Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội

Việt Cộng về thành làm tội dân ta


Sau 30 tháng tư, các cán ngố lần lượt từ hầm hố chui ra, từ miền Bắc tràn vào Saigon để chiếm đóng nhà cửa của người dân, áp dụng ngay chính sách vơ vét tài sản của miền Nam. Họ ngơ ngác trước những tiến bộ kỹ thuật chưa từng thấy mà từ bao năm họ sống trong gọng kềm của tuyên truyền láo khoét là miền Nam nghèo đói lạc hậu. Họ chưa từng thấy cái tháng máy, nuôi heo trên cao ốc, ngồi chồm hổm trên xe hơi như người Mường người Mán vào thành phố..



3.


Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền

Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to

Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan



4.

Thiệu-Kỳ hai đứa đi đâu

Mà dinh Độc Lập âu sầu thế kia

Thiệu Kỳ đã tếch từ khuya

Để cho nón cối nó vào ở thay

Dép râu trong đó phơi đầy

Ngoài nầy sách quý ta bày bán “son”

Quê hương tím ngắt hoàng hôn

Bữa lưng bữa vực thêm cồn lòng ta


Giấc mơ của người cán bộ miền Bắc khi vào Nam sau 1975 là đem được về Bắc ba bảo vật là chiếc xe đạp, cái đồng hồ và cái radio (đạp, đồng, đài: 3Đ).



5.


Cái đạp cái đồng cái đài

Có ba cái ấy đời ta huy hoàng

Đã thế lại còn vinh quang

Lại còn theo gót con đường Bác đi.



Cũng trong thời kỳ nầy, một số thân nhân của người miền Bắc vào Nam tìm gặp bà con đã di cư vào Nam hồi 1954.đồng thời xin hàng hóa đem về Bắc nên dân gian có câu Vào Nam nhìn họ, về Bắc nhận hàng. Nhưng sau đó, CS dở trò lưu manh cướp đoạt tài sản của dân miền Nam qua các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản để tải về miền Bắc đa số tài sản của miền Nam nên dân Miền Nam gọi bọn CS là dân 4V (Vào Vơ Vét Về). Bài hát Tình Bắc duyên Nam (Khúc hát ân tình) của Xuân Tiên đã cải biên thành bài hát “Vào Vơ Vét Về” có thể nghe trên Youtube rất dí dỏm. Đến thời kỳ đổi mới sau 1990, cán bộ trở nên giàu có hơn nhờ tham nhũng thì lúc nầy họ đã cởi lớp quay ra mơ có 3VL (vàng lá, vi-la, vợ lẽ). Trong khi dân miền Bắc (VNDCCH) muốn có 3VL thì dân miền Nam (VNCH) có nhãn hiệu là dân 4Đ: đói, đi (mong đi vượt biên), đồ (mong nhận hàng hóa từ ngoại quốc gởi về), đợi (đợi đi theo chương trình HO)

6.


Đường phố Saigon-Chợ Lớn bị đổi thành những tên mới xa lạ, kỳ quặc, bị nhân dân châm biếm


Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý

Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

Cách Mạng Tháng Tám chiếm Lăng Ông

Lý Tự Trọng tiếm vua Gia Long



7.


Đường Sàigòn vừa dài vừa đẹp

Gái Saigòn cũng đẹp như tiên

Cho nên cộng sản đổi tên

Để muôn năm bác được ghiền gái tơ

Chị em chỉ mặt bác Hồ

Về ngay quê Nghệ cái đồ không cơm

Trả lại tên cũ đã chôm

Bỏ ngay tên mới lôm côm giả cầy

Chí Minh nay đã đến ngày

Ly tinh lốt cáo hiện ngay đuôi chồn


Dưới mắt Cộng Sản, miền Nam là vùng đất của trụy lạc, cần trừng trị cải huấn.



8.


Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm

Các anh từ Bắc vào Nam

Các anh đến

Nhìn Saigon như thủ đô của rác

Của xì ke ma túy cao bồi, của tình dục ăn chơi

Các anh bảo con trai Saigon không lưu manh cũng lính ngụy

Con gái Saigon không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ

Các anh bảo Saigon là trang sách “hư vô”

Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc…



CS bắt dân cắt tóc ngắn, sửa quấn áo “lai căng” (ống loe) và ngay như Trần Bạch Đằng là người gốc miền Nam cũng cấm dân ca vọng cổ. Những câu ca dao châm biếm CS đầu tiên xuất hiện:



9.


Các-Mác (Karl Marx) mà đến Việt Nam

Râu dài tóc rậm công an bắt liền

Các-Mác cầu cứu Ăng-ghen (Angel)

Ăng-ghen cũng phải đóng tiền cắt râu

Truyền cho bốn biển năm châu

Râu Mao chủ tịch, tóc đầu Lê-Nin


(Mao không có râu còn Lê-Nin không có tóc)


Sau khi lùa các thị dân về vùng kinh tế mới, nhốt quân nhân công chức “Ngụy “ vào các trại cải tạo, CS đưa các cán bộ từ miền Bắc vào để thay thế guồng máy công quyền VNCH. Ngu dốt và tàn bạo

thống nhất cả đất nước. Chẳng bao lâu, người xâm chiếm đổi lốt:



10.


Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh

Khi có ai nói bây giờ trở về Bắc...

Các anh đang ngồi giữa Saigon nhịp chân,

đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu

Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô

Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, tivi, cassette, radio...

Rượu bia và gái...


(Tạ lỗi Trường Sơn/Đỗ Trung Quân)



Cải tạo



Một tuần sau ngày chiếm Saigon, Ủy Ban Quân Quản Saigon (gồm chủ tịch là Tướng Trần văn Trà và các phó chủ tịch là Võ văn Kiệt, Mai chí Thọ, tướng Hoàng Cầm, tướng Trần văn Danh và Cao Đăng Chiếm) ra lịnh cho các quân nhân công chức của “ngụy quyền” phải trình diện học tập cải tạo. Một trang sử bi đát của miền Nam bắt đầu.



Phân loại tù cải tạo:


11.


Nhất phi, nhì pháo, tam báo, tứ an

(phi công, pháo binh, tình báo, cảnh sát)

Con Tôm, Con Tép đi đầu

An ninh tình báo theo sau đấp mồ

Lính thủy Đánh bộ Nhảy dù

Có tha tội chết cũng tù chung thân

(Con Tôm Con Tép: CTCT: chiến tranh chánh trị, kể cả các Cha Thầy tuyên úy)


Trại cải tạo khắp nơi



12.


Nước ta không có nhà tù

Chỉ toàn trường học tít mù rừng sâu

Học cho trắng xóa mái đầu

Thân làm phân bón tưới màu cỏ hoa

Học cho tan nát cửa nhà

Biến thành dã thú thì ra khỏi trường



13.


Một phân vàng mất trăm ngàn

Chắt chiu gom góp nuôi chàng biệt giam

Quản giáo nó thật tham lam

Thăm nuôi nó bắt đưa vàng mới cho

Nữ công chức, quân nhân cũng bị đi tù



14.


Ở tù lâu quá đi thôi

L** em teo tóp hết rồi Đảng ơi!


Nếu may mắn không chết trong các traị tù, trong rừng sâu núi thẩm, thì sau khi ra tù:


15.


Đầu đường đại tá vá xe

Cuối đường trung tá bán chè đậu đen

Giữa đường đại tá rao kem

Bên đường thiếu tá lấm lem tát đìa


Những câu nói lái chua xót của nhân dân:



16.


Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ

Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày

Giáo chức giờ đây đành dứt cháo

Khoái ăn sang nên... sáng ăn khoai



Tức khí, người dân chửi đổng



17.


Khôn hồn thả cải tạo ra

Kẻo Ngụy trở lại chết cha Đỗ Mười



Chửi “Bác Hồ”


Đại họa đất nước là do đảng Cộng Sản gây ra mà Hồ Chí Minh là kẻ thù số một của dân miền Nam. Trong 24 năm cai trị (1945-1969), HCM đã làm chết 1,7 triệu người VN. Đó là lý do khiến dân VN oán hận, nguyền rủa, chế nhạo “Bác Hồ” bằng nhiều câu vè, câu ca dao thô bạo.


Cháu ngoan Bác Hồ


Máy phóng thanh công cộng ra rả suốt ngày những bài hát “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”,


“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, trẻ con sửa lại là:



18.


Em thấy Bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán

Vừa bước ra thì xe cán bể đầu


hay là:


Như có Bác Hồ trong cầu tiêu đậy nắp

Vừa ló ra mà sao thấy thúi rình


19


Cô giáo thầy giáo bắt học sinh phải học hát bài:


Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ,

Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ

Em âu yếm hôn lên má Bác

Em vui sướng là em múa hát


Bọn trẻ con cải biên lại là:



Đêm qua em mơ thấy Bác Hồ

Chân Bác dài, Bác đạp xích lô

Em thấy Bác, em kêu xe khác

Bác chửi thề “Mút chỉ nghe con!”



Bác Hồ ấu dâm


20.


Bác Hồ với lại bác Tôn (Tôn Đức Thắng)

Hai bác đều thích ôm hôn nhi đồng

Hai bác má đỏ hồng hồng

Các cháu nhi đồng mặt mủi tái xanh

Giữa hai cái mặt chành bành

Chiếc khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò


(Khi Hồ chií Minh mất (1969), Tôn Đức Thắng thay thế chức Chủ Tịch nước cho đến khi chết năm


1980)






21.


Bác Hồ cùng với Bác Tôn

Cả hai Bác ấy thích hôn nhi đồng

Bác Tôn ham nói lòng vòng

Bác Hồ làm hết cả trong lẫn ngoài

Bác Tôn thấy vậy thở dài

“Những chuyện dâm dục Bác tài hơn tôi”



Bác Hồ dâm dục



Lối chơi chữ của dân miền Nam sau 1975 là câu văn có hai nghĩa khi ngắt hay nối chữ cuối hai câu liền nhau (kinh nguyệt, chui ra quần, ma cô) hay viết sai dấu, thiếu dấu mà độc giả vẫn có thể hiểu một nghĩa khác (mũ =mu). Bút Tre là tác giả sở trường về lối viết nầy, nhiều câu vè là của Bút Tre hay cải biên từ thơ của Bút Tre.



22.


Bác Hồ có một con chim

Bác nhờ chị Định đi tìm cái lông (lồng)

Chị Bình đón Bác dưới mưa

Chị thấy Bác ướt bèn đưa cái nòn (nón)

Chú thích:Nguyễn Thị Định và Nguyễn Thị Bình là 2 nhân vật chủ chốt của Mặt Trận Giải Phóng Miền


Nam. Cái lồng, cái nòn ví von cái của quý của hai chị vì bác háo sắc, già trẻ bé lớn bác không tha.


23.


Hôm qua còn sống sờ sờ

Mà nay Bác đã cứng đơ cái mình

Vào thăm lăng bác âm u

Chị em bộ đội ngã mu (mũ) ra chào.



24.


Bác Hồ nằm giữa hòm kinh - (kính)
Nguyệt soi chẳng thấy tức mình chui ra-

Quần chúng cứ ngỡ là ma-

Cô đi dắt mối hóa ra Bác Hồ.


CS thần thoại hóa “Bác Hồ” là ăn uống kham khổ, ở độc thân để tranh đấu cho nước, cho dân, nhưng thực sự Bác Hồ là người có nhiều vợ. Có ít nhứt bảy người đàn bà đã sống chung với HCM được biết tên là Marie Brière, đảng viên Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueminh), Lý Huệ Khanh, Li Sam, lúc Hồ Chí Minh mang tên Lý Thụy ở Quảng Châu và Hong Kong. Lúc HCM về Pắc Pó (Cao Bằng) thì sống chung với Đỗ Thị Lạc, và lúc ở Hà Nội thì có Nông thị Xuân (do Trần Quốc Hoàn, Bộ Trưởng Công An dâng cho Bác, và sau đó Hoàn hảm hiếp vợ của Bác rồi giết để ém nhẹm). Không phải chỉ có Bác có cái biệt tài nhiều vợ mà các đồng chí của Bác cũng đều đa dâm, đa thê không kể những chuyện vợ chồng chồng chéo với nhau, con rơi con rớt như tin đồn Nguyễn Tấn Dũng là con của tướng Nguyễn Chí Thanh lúc Thanh vào công tác trong Nam). Khi đi Trường Sơn, có cả một đoàn phụ nữ hộ lý đi theo để phục vụ sinh lý cho các cán bộ cao cấp.



25.


Bác Hồ đại trí, đại hiền

Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong

Minh Khai phận gái chữ tòng

Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

Nếu Minh Khai chẳng chết đi

Sái ba, sái bốn ắt thì Kiệt Tôn (Võ Văn Kiệt)


Bây giờ khai hóa bảo tồn

Bác còn nhớ mãi cái l** Minh Khai

(Nguyễn thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong, nhưng đã “qua tay” Bác trước lúc Bác ở Hong

Kong)




26.


Bác Hồ trơ cái mặt già

Đi đâu dê đó đàn bà ớn luôn

Hồ rằng tu ở trong hang

Đêm đêm tìm hóc là chàng bợ ngay

Kể sơ tên tuổi mấy người:

Tuyết Minh, Thị Lạc, ả này Lim Sam,

Vợ Nga vợ Pháp tùm lum,

Vạch ra cách mệnh um tùm lá đa

Than ôi, Bác của đảng ta

“Thần đồ nó ám”, Bác ca đại đồng


27.


Tên nào hay lừa đàn bà,

Là “Bác” của Đảng, Hồ gìà chứ ai.

Tên nào miệng nói khơi khơi,

Vì dân, vì nước cả đời độc thân,

Độc thân thấy gái thì lần

Con rơi, vợ rớt thấp phần tóe loe.

Bác già nhưng vẫn còn le

“Ủng hộ” một tí, Bác đè cháu ngoan.

Bác Hồ sống rất thanh đàm

Heo gà dâng đến bác làm sạch trơn!


Bác Hồ làm tay sai cho Nga Tàu



28.


Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây

Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu

Cuộc đời cách mạng Bác Hồ

Nâng bi cụ Mác bưng bồ (bô) cụ Mao.


29.


Bài Thằng Bờm cải biên:

Bác Hồ có cái mặt mo

Bắc kinh xin đổi ba bò chín trâu

Hồ rằng Hồ chẳng lấy trâu

Nga Sô xin đổi một xâu cá mè

Hồ rằng Hồ chẳng lấy mè

Bắc Kinh xin đổi một bè gỗ lim

Hồ rằng Hồ chẳng lấy lim

Nga Sô xin đổi đôi chim đồi mồi

Hồ rằng Hồ chẳng lấy mồi

Bắc Kinh xin đổi máu tươi: Hồ cười

Nga Sô thêm tí thịt người Việt Nam

Mặt mo, Hồ đúng Việt gian.


Bác Hồ gây đại họa cho dân


30.


Bác Hồ chết phải giờ trùng

Nên bầy con cháu dở khùng dở điên

Thằng tỉnh thì đã vượt biên

Những thằng kẹt lại chẳng điên cũng khùng.


31.


Bác Hồ chết phải giờ thiêng,

Để cho con cháu nửa điên nửa khùng

Bác Tôn chết phải giờ trùng

Nên bầy con cháu nửa khùng nửa điên

Không khùng thì đã vượt biên

Ùy viên Đảng bộ toàn điên với khùng.


32.


Giống như Trung Quốc, VN cũng có “bè lũ 4 tên” mà nhân dân oán ghét và mong cho 4 tên nầy chết. Đó là hồ: cái hồ (Hồ chí Minh), đồng: cánh đồng (Phạm Văn Đồng), chinh: cái chiêng (Trường Chinh Đặng Xuân Khu), giáp: áo giáp (Võ Nguyên Giáp). Hai câu thơ nhại theo Sấm Trạng Trình.


Bao giờ hồ cạn đồng khô

Chinh rơi, giáp rách, cơ đồ mới yên



33.


Bài hát “Thành phố mang tên Bác” được cải biên:


Từ thành-phố này Người đã ra đi

Bao năm ước mơ nay Bác trở về

Trong chiến dịch này Bác đã cùng về với lũ đầu trâu

Bác đến từng nhà, bắt hết cụ già

Cầm tay chúng con, Bác dắt vào nhà lao Chí Hòa


Thành-phố Hồ Chí Minh


Nhà tù mọc khắp nơi nơi

Trong mỗi vi-la. Trong mỗi bin-đinh

Trong mỗi quận, phường chỗ nào cũng nhốt

Lời Bác thiết tha:Tù mãi khó ra


Sáng mãi tên Người,


Thành-phố Hồ Chí Minh


Chửi bọn lãnh đạo chóp bu đảng Cộng Sản



34.


Thằng Đồng, thằng Duẩn, thằng Chinh

Vì ba thằng ấy, dân mình lầm than

Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Đồng

Ba thằng cùng béo, vặt lông thằng nào

Vặt lông cả đám cho tao

Xỏ xâu chúng lại đem mà ra phơi


35.

Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh

Ba anh có biết dân tình hay không?

Rau muống nửa bó một đồng

Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.



36.


Phủ Chủ Tịch có con dê,
Làm bao cán bộ vỗ về mệt công

Dê Duẩn lẫn tránh đám đông

Tối ngày tìm húc cái lồng không g (l**)


Chú thích: Lê Duẫn nổi tiếng là dâm dục, cưỡng hiếp cán bộ.


37.


Ông Mười thiến lợn bỏ nghề (Đỗ Mười)

Bây giờ cố vấn, ê hề đô-la

Của dân là của đảng ta

Nếu không tham nhũng sao là bí thư?


38.


Ông Phiêu đề xuất tự phê (Lê Khả Phiêu)
 Xưa nay tự kiểm là nghề trung ương

Đảng ta giữ vững lập trường

Quốc doanh tham nhũng chẳng nhường cho ai.



39.


Kiếp sau xin chớ làm người

Làm Võ văn Kiệt chơi bời sướng hơn.


40.


Đỉnh cao trí tuệ loài người

Ai hơn hoạn nợn Đỗ Mười nhà ta

Sú* chột ngu dốt ậm à

Hai thằng ngửi địt Tàu Nga khen thòm (thơm).


(* Sú chột: Lê Đức Anh vì có thời làm surveillant công ty cao su ở Dầu Tiếng)



41.


Mỉa thay Chủ tịch Nguyễn Minh

Triết ta thua Lý ngang nhiên bịt mồm


(Nguyễn Minh Triết không trả lời được khi bị chất vấn lúc sang Mỹ về vụ bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý ở tòa án)



42.


Ngày xưa đại tướng công đồn

Ngày nay đại tướng bịt l** chị em

Ngày xưa đại tướng cầm quân

Ngày nay đại tướng cầm quần chị em


Chú thích: Võ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ làm nhục, tước hết binh quyền, bị giáng chức giao cho phụ trách chương trình hạn chế sinh đẻ



43.


Nhà thơ thì làm kinh-tế (*)

Quan thống-chế thì đặt vòng xoắn.(**)



(*Tố Hữu: Bộ Trưởng kinh tê, ** Võ Nguyên Giáp; Phụ trách chương trình hạn chế sinh sản)



Đăng ký hộ khẩu


Thời Thiệu-Kỳ, vì có tự do nên dân có thể biểu tình đả đảo nhưng dân không đói, còn thời Bác cái gì cũng phải đăng ký tuy đảng hô hào có tự do



44.


Ở với Hồ Chí Minh

Cây đinh phải đăng ký

Trái bí cũng sắp hàng

Khoai lang cần tem phiếu

Thuốc điếu phải mua bông

Lấy chồng nên cai đẻ

Bán lẻ chạy công an

Lang thang đi cải tạo

Hết gạo ăn bo bo

Học trò không có tập

Độc Lập với Tự Do

Nằm co mà Hạnh Phúc!


45.


Đả đảo Thiệu Kỳ Mua cái gì cũng có Ủng hộ Hồ Chí Minh

Mua cây đinh cũng phải xếp hàng


Đánh cướp tư sản, đổi tiền


Bốn tháng sau chiếm Saigon, tháng 9-1975, CS bắt đầu chiến dịch X2 đánh tư sản mại bản


46.


Hôm qua Đảng hứa quyết lòng:

“Cái kim sợi chỉ, Đảng không tơ hào.”


Hôm nay ma quỉ ập vào


Cái kim để lại, bạc vàng cào đi.


Dân khờ trố mắt xầm xì:


“Hôm qua thế ấy, hôm nay thế này.”


Đảng rằng: “Đảng có dối chi,


Vàng bạc quý giá, báu gì cái kim?”


Con ơi nhớ lấy câu nầy


Cướp đêm kiểm soát, cướp ngày kiểm kê



Cùng lúc, CS áp dụng chiến dịch X3 là đột ngột đổi tiền làm tán gia bại sản người dân miền Nam, từ giàu tới nghèo. Mỗi gia đình được đổi tối đa 100 000 đồng và cứ 500 $ tiền cũ bằng 1$ mới. Phần tiền còn lại đổi thành tiền mới nhưng phải gởi vào ngân hàng của chánh phủ. Tiền cũ giữ lại nhà kể như vô giá trị. Cả nước bị đảng ăn cướp công khai.,






47.


Năm đồng đổi lấy một xu


Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy


Người khôn ở chốn lao tù


Để cho đứa dạy võng dù nghinh ngang






Thằng khôn: quân cán chính VNCH đi học cải tạo, thằng ngu: thằng quản giáo CS (thầy)






Đi lại trong nước






48.


Cải biên theo đoạn mở đầu của Truyện Kiều






Trăm năm trong cõi người ta



Ở đâu cũng được đi ra đi vào



Chậm tiến như ở nước Lào



Người dân vẫn được đi vào đi ra



Tiên tiến như ở nước Nga


Người ta vẫn được đi ra đi vào


Xa xôi như xứ Bồ Đào


Đồng bào vẫn được đi vào đi ra


Đen đủi như Ăng Gô La


Người ta cũng được đi ra đi vào


Độc tài như xứ Chú Mao


Nhân dân vẫn được đi vào đi ra


Chỉ riêng có tại nước ta


Người dân không được đi ra đi vào.






49.


Mang danh dân chủ cộng hòa


Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền


Xuất trình giấy phép liên miên


Chứng từ thị thực ở miền nào qua






Đi vùng Kinh tế mới






50.


Đuổi dân ra khỏi cửa nhà



Bắt đi kinh tế thật là xót xa



Không sao sống được cho qua



Nên đành lại phải trở ra Sài Gòn



Chẳng ai giúp đỡ chăm nom


Cùng nhau vất vưởng, lom khom vỉa hè


Màn sương chiếu đất phủ che



Sinh ra bệnh tật khò khè ốm đau



Nhưng mà có sống được đâu




Bộ đội kéo đến hàng xâu xúc liền


Chúng đem bỏ tại Tam Biên


Rừng sâu núi thẳm oan khiên buộc vào.






51.


Bài vè tuy lời lẽ trách móc ông Thiệu nhưng cố ý chửi Cộng Sản vì chế độ VNCH mất rồi nên nhân dân mới bị bắt đi đào kinh khổ sở, ngoài ra còn có ý nói đến những người bỏ chạy cộng sản là khôn. Để ý là chữ “mồ cha” tuy là tiếng chửi nhưng đượm tình thân ái.






Mồ cha thằng Thiệu rời dinh



Để tao ở lại đào kinh mỗi ngày



Thiệu ơi, mầy cứ ở đây


Thì tao đâu phải đọa đày sớm hôm


Mầy bỏ chạy là mầy khôn


Mầy mà ở lại lấm trôn cả đời






52.


Bài hát “Vàm Cỏ Đông”, sửa lời thành Vùng Bù Đăng)






Ở tận Hoa-Kỳ anh có biết


Quê hương em đếch có gì ăn


Em mới dọn đến vùng kinh tế mới


Vùng Bù Đăng hay vùng Bù Nho


Sắn ngô nhai mãi, khốn khổ vô cùng


Mỹ cút đi rồi, chồng học tập muôn năm....






Đi vượt biên






53.


Rủ nhau đi vượt biên


Mười hai cây vàng lá


Cùng nhau xuống Rạch Giá


Ta quyết chí đi ngay






54.


Khi vượt biên có một trong 3 điều sẽ xảy ra:



Một là con bị bắt đi tù thì má nuôi con


Hai là con chết giữa biển làm mồi cho cá ăn


Ba là con đi thoát được thì con sẽ gởi tiền về nuôi cả nhà






Một là má nuôi con


Hai là con nuôi cá


Ba là con nuôi cả nhà






Khi vượt biên có thể xảy ra chuyện gia đình ly tán, vợ lấy chồng khác hay chồng lấy vợ khác:






55.


Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh,


Bánh nào trắng bằng bánh bò bông?





Anh thương em từ thưở mẹ bồng,


Bây giờ sang Mỹ lấy chồng, bỏ anh.






56.


Một cây mười mấy ngàn đồng,


Em tui chắt bóp cho chồng em chui.


Chồng em sang Xứ Chồn Lùi,


Nó lấy vợ khác, em tui mất chồng!






57.


Em đi, anh nắm cổ tay


Anh dặn câu nầy, em chớ có quên


Đôi ta đã có lời nguyền


Lấy ai thì lấy, chớ quên gởi tiền!!






Đói






58.


Từ ngày Giải Phóng vô đây


Con chuột hết cống, con cầy hết phân


Từ ngày Giải Phóng vô đây


Ta ăn độn dài dài, ta ăn độn mì khoai






59.


Tháng tư dân đứng xếp hàng


Chờ mua gạo ký, củi than, bột mì


Bột mì đổi lấy sợi mì


Vì không có gạo ăn mì thay cơm


Miền Nam gạo trắng ngon thơm


Bỗng dưng biến mất Đảng gom giấu rồi


Cho dân ăn gạo mốc thôi


Không ăn thì đói, treo nồi cầm hơi.






60.


Việt Nam dân chủ cộng hòa


Đồ đạc bán trước, cửa nhả bán sau


Ăn cơm chỉ có mắm, rau


Chớ ăn thịt cá mà đau dạ dày.






61.


Lương chồng, lương vợ, lương con



Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm



Lương tâm đem chặt ra hầm


Với rau muống luộc khen thầm là ngon.






62.


Dân đói mà đảng thì no


Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày


Đảng béo mà dân thì gầy


Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?





63.


Nhân dân thì chẳng cần lo


Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày


Hãy chăm tay cấy tay cày


Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang






64.


Cải biên ca dao “Mười thương”


Một thương phá hại xóm làng


Hai thương Bác bảo gian nan trường kỳ


Ba thương cơm độn củ mì


Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm


Năm thương chân cứng đá mềm



Bắt đi đánh trận đông Miên hạ Lào



Sáu thương sản lượng bình cao


Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng


Bảy thương sản xuất siêng năng



Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà



Tám thương được hát quốc ca


Của hai nước bạn là Nga và Tàu


Chín thương nô lệ cúi đầu


Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô


Mười thương có một Bác Hồ


Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam.






65.


Bài hát “Tình đất đỏ miền Đông” là bài hát “mùi” của Việt Cộng được cải biên lại là:






Ai có qua phường 15 Yên Đổ


Thấy xe nó đổ cả một đống khoai mì


Cả khoai lang lại thêm khoai bí


Dân mình xếp hàng đăng ký..ííí đem về ăn


Khi mới ăn thì mình khen nức nở



Ăn mấy bữa thì nổi ghẻ tưng bừng



Ghẻ sau lưng rồi lên mông đít


Ra chợ Bến Thành mua thuốc đem về thoa






ĐK:


Tổ quốc ơi


Ăn khoai mì ngán quá


Từ trận thắng hôm nay


Ta ăn độn dài dài


Từ trận thắng hôm nay


Ta ăn độn đều chi






66.


Đại tá Phạm Tuân được đi theo phi thuyền của Nga được Cộng Sản ăn mừng, ca tụng là anh hùng trong khi người dân bị đói dài dài khiến người dân văng tục:






Một thằng lên vũ trụ


Trăm thằng đi Mút Cu (Moscou)





Nghìn thằng chè chén lu bù


Để dân đói khổ thò…cu ra ngoài






Đói Rách






Dân chúng chán ghét, khinh bỉ chế độ tột cùng nên thường dùng danh từ “cụ Hồ” để ám chỉ “của quý” của đàn ông và đàn bà để hạ nhục Bác. Ngoài ra, lăng Bác còn hiểu là cầu xí. Đi thăm lăng Bác là đi tiêu, đi tiểu.






67.


Một năm hai thước vải thô



Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra



May quần thì hở lá đa


Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ


Vội đem cất ảnh bác Hồ


Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm






68.


Tay cầm hai thước vải thô


Rưng rưng nước mắt em nhờ Đảng ta


May quần thì để vú ra


Nếu như may áo thì ra hở... đồ


Vội đem ảnh bác chụp vô


Nếu không cứ để tô hô bác thèm






69.


Ai sinh thằng cáo thằng Hồ


Để em đói rách tô hô không quần


Ai sinh thằng Duẩn thằng Duân


Em đã không quần, cái áo cũng không






70.


Ai sinh thằng Sắt thằng Đồng


Em đã mất chồng mất cả thằng cu


Ai sinh thằng Khú thằng Khu


Tố cha giết mẹ, bỏ tù toàn dân






(Sắc:Nguyễn Sinh Sắc là HCM, Đồng:Phạm Văn Đống, Khu: Trường Chinh Đặng Xuân Khu)






Độc lập -Tự do -Hạnh phúc






71.


Xã Hội Chủ Nghĩa=


Xạo hết chỗ nói (thông tin)


Xếp hàng cả ngày (phân phối lương thực)


Xiết họng công nhân (quan điểm giai cấp)


Xoá hết chữ nghĩa (giáo dục)


Xuống hàng chó ngựa (chính trị)̣






72.


Ngày xưa nô lệ có cơm


Ngày nay độc lập xương sườn lòi ra





Ngày xưa nô lệ ở nhà


Ngày nay độc lập đi ra chiến trường (Cambốt)






73.


Hoan hô Độc lập Tự do


Để cho tớ nhá bo bo sái hàm






74.


Có áo mà chẳng có quần


Lấy gì Hạnh phúc, hỡi dân cụ Hồ


Có đói mà chẳng có no


Lấy gì Độc lập Tự do hỡi Trời?






Hợp tổ dân phố






75.


Mỗi đêm họp tổ tơi bời


Điểm danh kiểm thảo, nhiều lời dạy khôn


Nghe như nước chảy lá môn


Im lìm lơ đãng thả hồn bốn phương.






Hợp tác xã


Người dân không có quyền sở hữu đất đai, sản xuất theo hợp tác xã, phải bỏ vốn, bỏ công để bán cho hợp tác xã. Chánh phủ khuyến khích dân trồng mía, nhưng năm 1990, để làm vừa lòng đồng chí Cuba, chánh phủ cho nhập cảng ồ ạt đường của Cuba khiến dân quê vỡ nợ, điêu đứng. Quá phẩn uất, người nông dân nữ ta thán:






76.


Đi làm hợp tác hợp te


Không đủ miếng giẻ mà che cái l**






77.


Bắt trồng mà chẳng thu mua


Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?



Tiền cày, tiền giống, tiền phân


Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò


Dân đói mà đảng thì no


Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh!






78.


Trồng mía, trồng ớt, trồng hành


Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu


Trồng tiêu rồi lại trồng điều


Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành.






Lãnh đạo ngu dốt, bất tài, láo khoét






79.


Không nói láo không phải là Cộng Sản


Không ăn cháo đá bát không phải là đệ tử Mác-Lê





80.


Không lừa không phải Cộng Sản


Không đi chàng hảng không phải Việt Minh



Không ăn nói linh tinh không phải ủy viên



Không học thức mới vào Trung ương đảng






81.


Con cóc nằm cạnh bờ ao


Lăm le lại muốn đớp sao trên trời


Đảng ta nói dối cả đời


Đỉnh cao trí tuệ rạng ngời thế gian


Để dân chết đói thả giàn


Vợ chồng con vái bầu đoàn thê lương






82.


Thứ nhất anh Ba, nhì Nha Khí tượng






(Anh Ba: Lê Duẩn; Nha Khí tượng VN nổi tiếng cho tin tức thời tiết luôn luôn sai)






83.


Bảo nắng mà trời lại mưa


Mấy thằng Khí tượng đoán bừa hại tao


Trời làm một trận mưa rào


Mấy thằng Khí tượng làm tao ướt rồi


Uớt thân ướt cả “bác Hồ”



Thôi đành để vậy tô hô mà về



Trước khi đi ngủ thay đồ


Nhìn trong gương thấy Bác Hồ tòn teng






84.


Họ Hồ ra đứng ngắm trăng


Thấy chú Cuội nằm dưới gốc cây đa


Họ Hồ mới gọi Cuội ta


Rủ cùng nói láo xem là ai hơn


Nghe Hồ miệng nói ngọt trơn


Cuội bèn quỳ xuống xin tôn làm thầy






85.


Củ Chi là cái củ chi?


Củ khoai chẳng phải củ mì cũng không


Củ Chi địa đạo tầm vông


Là nơi Đảng bịp bắt dân công làm


Lập lên ổ chuột trong hang


Dụ dân ngoại quốc làng chàng đến chơi!






86.


Bác Hồ nói với Lê-Nin


Nước Nga chọn được Pu-Tin tự hào


Quay sang nói nhỏ bác Mao


Trung hoa lựa được Cẩm Đào là khôn


Bác Hồ bảo với Bác Tôn


Việt Nam toàn những mặt l**, mặt mo.





Dân chúng lập lại các lời nói của Cộng Sản để châm chọc sự láo khoét ngu xuẫn của chúng như:






87.


Trăng Liên Sô tròn hơn trăng nước Mỹ


Đồng hồ Trung Quốc tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ.






(Lời nói của thơ ký của Phạm Văn Đồng)






88.


Chân dép lốp bước lên tàu vũ trụ






(Thơ của Tố Hữu ca tụng một cách ngu xuẫn là Phạm Tuân đi ké theo phi thuyền Nga bằng dép cao su


Bình Trị Thiên!)






89.


Đảng ta dâng bán san hà,


Là vì cái thói Lớp 3 Trường Làng.



Cờ Đỏ với cái sao vàng,


Cũng là tác phẩm Trưòng Làng Lớp 3.


Đảng là một lũ bê tha,


Người dân chửi đảng Lớp 3 Trường Làng.



Xì ke, cướp giựt đầy đàng,


Đường lối chỉ đạo Trường Làng Lớp 3.


Đảng gồm một lũ tú bà,


Ma cô lãnh đạo Lớp 3 Trường Làng.



Cháu ngoan Bác quấn khăn quàng,



Cũng từ tác phẩm Trường Làng Lớp 3.



Thấy gái thì mắt sáng ra,


Một lũ dâm tặc Lớp 3 Trường Làng.



Ngu dốt mà lại làm quan,


Không cần học hết Trường Làng Lớp 3.


Người dân đói rách không nhà,


Cũng do cái đảng Lớp 3 Trường Làng.



Phái nữ đem bán ngoại bang,


Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3.


(SonTrung’s Blog)




90.


Tôi không biết ông Thiệu,



Yêu mến lại càng không,



Nhưng buộc phải thừa nhận



Một thực tế đau lòng,


Rằng ông ấy nói đúng,


Thời còn ở Miền Nam:



“Đừng nghe cộng sản nói.



Hãy xem cộng sản làm!”



Tôi sống ở Miền Bắc


Sáu mươi lăm năm nay,


Và buộc phải thừa nhận


Một thực tế thế này:


Rằng ta, đảng, chính phủ,




Thường hay nói một đàng


Mà lại làm một nẻo.


Nhiều khi không đàng hoàng.


(Thơ Thái Bá Tân)






Chân dung các tên cộng sản chóp bu






91.


Lâm tặc lắm tiền là



Đoàn Nguyên Đức Trí



mà không thức là Ngô Bảo Châu



Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp



Sặc mùi bá láp là ông Đỗ Mười


Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết


Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu


Tham nhũng làm liều là cậu y tá (3Dũng)



Con người trí trá là Nguyễn Sinh Hùng



Ăn nói lừng khừng là Tô Huy Rứa


Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân


Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh


Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền


Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ


Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng


Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng


Trường kỳ thủ đoạn là Lê Đức Anh



Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận



Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang



Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải


Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh


Nhiều vợ lắm con là chú Lê Duẩn!






Nhường đất, nhường lãnh hải (ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa)






92.


Nói lời phải giữ lấy lời


Đừng như Trọng lú nói rồi quên ngay


Ba đồng một nắm trầu cay


Hoàng sa đảng bán từ ngày còn không


(Trọng lú: Nguyễn Phú Trọng: Tổng Bí Thư)






93.


Công hàm chữ ký của Đồng


Bây giờ còn chối lòng vòng làm chi



Dũng nhất Sang Trọng đứng nhì



Trong ba thằng ấy Hùng thì đứng ba



Con ơi nhớ lấy lời cha


Nếu còn Cộng sản Trường Sa của Tàu


Tiên sư Việt Cộng Việt Nam


Cuối đời bán cả giang san nước nhà


Nói chi quần đảo Trường Sa


Đảng ta dâng cúng cho ba thằng Tàu


Nam Quan nay chẳng còn đâu


Biển Đông cũng vét cạn sâu cho Tàu




Công lao xương máu năm nào


Bây giờ lãnh đạo mang trao cho Tàu


Nam Quan, Bản Giốc còn đâu


Hoàng Sa biển rộng cúi đầu cống dâng


Đời anh sống chết bao lần


Vì lòng yêu nước góp phần dựng xây


Bây giờ chính đảng một bầy


Cướp đêm rồi lại cướp ngày không tha


Trong tay còn khẩu AK


Mong anh diệt lũ gian tà lưu manh






95.


Dân rằng Trọng lú Dũng ngu,


Sang, Hùng như thể loài hưu về già.



Tiếng đồn từ khắp gần xa,


Mấy tên lãnh đạo thích gà mái tơ.


Lại quen cái thói chơi dơ.


Dân mình áp bức, tôn thờ ngoại nhân.


Cẩm Đào dạy bảo, Trọng vâng.



Thích đâu đệ sẽ đem dâng hiến liền.



Miễn sao chúng đệ có tiền,


Thì còn có đủ uy quyền trong tay,


Tên nào phản đối giết ngay.


Chúng em thề quyết làm bầy tôi trung.


Cẩm Dào sung sướng tột cùng,


Bảo rằng các đệ Dũng Hùng Trọng Sang.


Cắt thêm phần cuối Nam Quan,


Ba phần lãnh hải của Hoàng-Trường Sa,


Mỗi phần vài tỷ đô la.


Hợp đồng dứt khoát tiền qua hàng về,


Trọng rằng tiểu đệ xin thề,


Luôn luôn cúi phục làm bề tôi trung.



Đào rằng nay tận hưởng chung,


Mai dân nổi dậy thì chung Diêm Đài.






96.


Ngày xưa giặc Pháp mộ phu


Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền


Đảng ta là đảng cầm quyền


Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.






97.


Dân ơi ta bảo dân này


Dân ra ngoài ruộng, dân cày mình dân.



Cấy cày bổn phận con dân,


Quốc hội bận họp bán dần nước non.




Tiên sư Cộng sản Việt Nam


Suốt đời bán cả giang san nước nhà


Còn trời còn nước còn non


Nếu còn cộng sản dân còn khổ đau.






99.


“Đ.M, cho tao chửi mày một tiếng


Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu?



Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng


Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao.


Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng


Cầm súng làm gì chẳng lẽ hiếp dân



Tao không tin lính lại hèn đến thế



Lại rụng rời… trước ách ngoại xâm


Mầy vỗ ngực anh hùng đầy trước ngõ


Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin


Môi liền răng à thì ra vậy đó


Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh.


Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước


Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu


Thân phận mầy cũng là Lê là Nguyễn


Hà cớ gì… mầy hèn đến thế sao.


Chuyện mầy làm toàn dân đau như thiến


Mấy chết rồi, tao nghĩ chẳng đất chôn


Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi


Cứ đà nầy… chết tiệt còn sướng hơn.



Đàn gảy tai trâu… xem chừng vô ích



Giờ mầy nghe tao chửi còn hơn không? (Trạch Gầm)






Qui hoạch (Cướp nhà cướp đất)






100.


Trên đồng cạn dưới đồng sâu


Đảng ta qui hoạch con trâu đứng nhìn


Dân oan khiếu kiện nổi lên


Kéo về Hà Nội công viên nhiều ngày






101.


Mấy đời bánh đúc có xương


Suốt đời Cộng Sản chẳng thương dân mình


Đất ngon nhà tốt chộp rình


Để cho khắp nước dân tình kêu la


Trâu ta ăn cỏ đồng ta


Mai kia quy hoạch cửa nhà còn đâu






102.


Việt Nam dân chủ Cộng Hòa



Nghe Tây đi bố bỏ nhà mà dông



Bây giờ bọn cướp hợp đông


Cướp nhà cướp đất lấy tiền đảng tiêu








103.


Ăn mày là ai, ăn mày là ta


Bị đảng cướp đất hóa ra ăn mày


Đeo còng số tám trên tay


Dân oan cả nước ngồi đầy nhà…pha






Quốc Hội (bầu cử)






Bầu cử bịp bợm






104.


Đảng ngồi đảng lắc bầu cua


Mánh mung, chôm chĩa, chẳng thua cửa nào.






105.


Nước ta bầu cử tự do


Lọc qua, lừa lại cũng toàn Mác-Lê.






106.


Đảng cử là dân không cử, cứ bầu



Đảng vì dân là đảng cướp của dân



Đảng yêu dân là dân mất mạng


Đảng yêu nước, đảng bán nước cho Tàu.






Đổi mới






107.


Ông Anh, ông Kiệt, ông Mười


Dở khóc, dở cười biết chọn ông nao?


Ông nào, ông nảo, ông nao


Một đồng một cốt làm sao bây giờ?


"Cửa mở", phải có giấy tờ


"Đổi mới" nhìn lại vẫn thời mấy ông.






Tham nhũng






108.


Phong lan, phong chức, phong bì



Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?



Phong lan ngắm cảnh cũng buồn



Phong chức thì phải cúi luồn vào ra



Chỉ còn cái phong thứ ba


Mở ra thơm phức, cả nhà cùng vui.






109.


Thanh cha [tra], thanh mẹ, thanh gì


Hễ có phong bì thì nó Thank You!






110.


Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ


Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?





Dân tình thất đảo bát điên


Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi.






111.


Ai về qua tỉnh Nam Hà


Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.



Tớ ơi, mày có biết không?


Chúng ông làm chủ mà không bằng mày!






112.


Đảng đánh đồn địch, đảng đào địa-đạo, đảng đánh đĩ


Cộng cướp của-cải, cộng cắt cần cổ, cộng cướp công






113.


Bộ đội buông súng thì tha


Công an thì phải chặt ba khúc liền


Chúng là công cụ kiếm tiền


Làm cho xã hội đảo điên, quay cuồng.






114.


Tham nhũng ăn to, ăn nhỏ dưới mọi hình thức. Muốn có điện vào nhà. dân quê phải bị đóng tiền làm cột điện và muốn được bắt điện vào nhà, người nghèo cũng phải vật heo vật gà làm thịt để đãi nhân viên làng xã và công ty điện lực của nhà nước. Người đi buôn phải đóng thuế cho công an ở nhiều trạm, người bịnh phải mua thuốc của bác sĩ với giá cắt cổ ngoài tiền lệ phí chẩn bịnh.






Muốn cho điện sáng về nhà


Ruột lợn phải nối, ruột gà phải treo.



Chiều chiều chim vịt kêu chiều


Một con đường nhỏ quá nhiều trạm thu.


Chim quyên nó đậu bụi riềng


Bác sĩ bán thuốc moi tiền bịnh nhân.






Sinh Bắc Tử Nam






Nhiều thanh niên ra đi với sứ mạng Sinh Bắc Tử Nam, bị phơi thây trên Trường Sơn khiến người dân oán hận






115.


Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Đồng


Cả ba đồng lòng giết chết con tôi






116.


Trời sinh cộng sản làm chi,


Bắt dân ta phải ra đi chiến trường.


Tuổi trẻ nát thịt tan xương,


Tuổi già tải đạn, tải lương đêm ngày.



Trường Chinh, Lê Duẫn, Văn Đồng


Ba thằng cùng béo, vặt lông thằng nào?


Vặt lông cả đám cho tao!





117.


Ngày 27-4-1975, tại bưng Sáu Xã (Thủ Đức), cán binh Cộng Sản tên Nguyễn Văn Được bị bắt, xét trong túi ba lô thấy có 2 câu thơ viết trên một mẫu giấy thuốc lá Nam Định bày tỏ tâm tư hối tiếc, lo lắng cho tương lai:






Dép râu dẫm nát đời son trẻ


Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai






118.


Không phải tất cả cán binh CS đều được đãi ngộ sau chiến thắng. Kẻ không phe đảng thì bị giải ngũ, bị


về hưu non, trở lại đời sống dân dả cũng nghèo khó.






Lạy Thượng đế bao giờ con hết khổ



Tổ cha mầy còn khổ mãi nghe không?



Ai bảo quyết chí chung lòng


Đi theo Cộng Sản vót chông diệt thù


Bây giờ mới biết rằng ngu


Tỉnh ra thì cũng đã gù cả lưng.






119.


Em là thanh niên xung phong


Ðắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày


Ðảng nuôi hai bữa một ngày


Cơm độn ba bát, muối đầy lòng tay


Áo quần hai bộ đổi-thay


Một năm đi phép mười ngày... “có lương”


Cho nên chẳng có người thương


Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau


Nói ra bảo kể khổ đau


Thời gian thấm thoát bước mau về già


Sốt rừng da mái, mắt lòa


Ðảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm



Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn



Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng



Về làng chân bước ngập ngừng


Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong


Biết khôn đã chót vào tròng!!!”






120.


Đau đớn nhứt là bọn Giải Phóng miền Nam bị giải thể, bị vắt chanh bỏ vỏ






Cán bộ tập kết miền Nam


Múi chanh vắt cạn đi nằm gốc me


Bọn nầy mặt mủi đen xì


Để cho chết hết sá gì bọn bây


Ngày xưa chống Mỹ chống Tây


Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm.






121.


Và các bà mẹ chiến sĩ bị bạc đãi tru tréo:






Phải chi tao biết tụi bây phản trắc


Tao kêu lính Quốc Gia bắt nhốt hết rồi





122.


Biết thì đã muộn, nhưng dân chúng miền Nam còn đặc biệt oán ghét bọn CS Ba Mươi






Việt Cộng bắt được còn tha


Ba mươi bắt được lột da chặt đầu.






Thi đua


Cái xảo quyệt của cộng sản là khai thác sức lao động của nhân dân để phục vụ cho đảng và cấp lãnh đạo bằng các cuộc thi đua trong mọi đoàn thể, cơ sở sản xuất với khẩu hiệu “Lao động là vinh quang”. Dân đen, thanh thiếu niên, phụ nữ nai lưng làm việc ngày đêm trong khi cấp lãnh đạo phè phởn ăn trên ngồi trước, trấn áp bốc lột dân lành dưới mọi hình thức. Sau đây là những lời vừa chế giễu bọn cộng sản, vừa than trách thân phận:






123.


Công nhân giai cấp tiền phong


Ăn đói, vác nặng, lưng còng mắt hoa


Một người làm việc bằng ba


Để cho lãnh đạo xây nhà xây lăng


Mọi người thi đua thật hăng


Để cho lãnh đạo ăn nằm thảnh thơi


Công nhân vợ ốm con côi


Lãnh đạo nhà đẹp, xe hơi bề bề


Bao giờ cho hết trò hề?






Tiếng Việt “mới”






124.


Ở tại xứ U-SA nầy


Có đài của Mẻo tên Rày Ep-A (RFA)



Tiếp tay bác đảng truyền qua


Các từ quái gở chửi cha dân mình


Vi khuẩn tả, dương tính tình


Địa bàn, trọng điểm tình hình ra sao


Chúng dùng chữ nghĩa thật cao


Dối gạt dân chúng biết sao mà lường


Nào là lực lượng chức năng


Lũ lục đổ bộ lăng nhăng địa bàn


Phun hóa, xử lý làng nhàng


Ăn nói ngược ngạo đủ đàng ngu si


Dịch bệnh triển khai như ri


Tăng cường giám sát cái gì vệ sinh


Đường phố cơ sở thức ăn


Chúng nói xằng bậy chẳng phăng vào đầu.






125.


Bao nhiêu tiến sĩ giáo sư



Trình độ tiều học dốt ư dốt à



Bóp méo ngôn ngữ nước ta


Cụm từ, bức xúc ỉa ra đầy đường


Hầm hố chúng ở là thường


Chữ nghĩa chúng chế từ trường nầy ra


Ỉa nam, ỉa nữ đảng ta


Đem vào giải phóng dân mà biết chi


Xưởng đẻ là cái chi chi


Tạo ra những giống ngu như bác Hồ


Chế biến những chữ hồ đồ


Dạy dân ta nói bô bô suốt ngày.






Việt Kiều






126.


Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”


Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”


Chưa đi: phản động trăm chiều


Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.



Trốn đi Đảng bắt đến cùng


Trở về mời gọi săn lùng đô-la


Đảng ta ân đức bao la


Làm Cụ thằng đểu, làm Cha thằng lừa.






127.


Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều


Trong ba Việt ấy đảng yêu Việt nào?


Việt Minh thì tuổi đã cao


Việt Cộng ốm yếu, xanh xao, gầy còm


Việt kiều gót đỏ như son


Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà


Chỉ cần mấy xấp đô-la


Việt gian phản quốc hóa ra Việt kiều.






128.


Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều


Trong ba Việt ấy em yêu Việt nào?


Việt Minh tuổi tác đã cao


Việt Cộng gian ác, em yêu Việt kiều.






Việt Kiều về nước làm ăn bị giựt






129.


Việt kiều ngồi thải trên cầu


Đảng như bầy chó đứng chầu dưới sông


Ăn no Đảng nổi chứng ngông:


Bắt, giam, quản chế, siết gông dân lành.






130.


Ngày xưa chửi Mỹ hơn người


Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa


Ngày xưa đánh Mỹ tơi bời


Ngày nay con cái lại lùa sang đây


Ngày xưa Mỹ xấu Đảng hay


Ngày nay Đảng ngửa hai tay xin tiền.





“Ranh ngôn” thời Cộng Sản






131.


Lao động là vinh quang


Dại ngang là chết đói


Khôn ngoan đừng nghe xúi


Hay nói thì đi tù


Lù khù đi kinh tế mới


Muốn kiếm lợi phải biết mánh mung


Chớ dại mà theo chủ nghĩa anh hùng


Chỉ có khùng mới nghe Cộng Sản.






132.


Khoai lang úng nước khoai lang sùng


Lấy chồng cán bộ, lấy thằng khùng sướng hơn






133.


Khổ qua thiếu nắng thì đèo


Lấy chồng lính Ngụy có nghèo cũng hơn.






134.


Lấy chồng cho đáng tấm chồng


Lấy thằng cộng sản chỉ bồng hai con.






Chú thích: Bồng hai con: Luật gia đình CS chỉ cho người dân được phép có 2 con.






Xã hội băng hoại






135.


Chiều chiều trên bến Ninh Kiều


Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân!


Trăm năm bia đá cũng mòn


Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.






136.


Thầy giáo, lương lãnh ba đồng


Làm sao sống nổi mà không đi thồ


Nhiều thầy phải đạp xích lô


Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh?


Có tiền ắt có đồ sinh


Cô giáo lớp mình phải bán bia ôm


Bia ôm đổi lấy chén cơm


Gặp phải học trò hàn hôn nỗi gì?






Nghề giáo là nghề chết đói dưới thời Cộng Sản, không ai chịu thi vô học trường Sư Phạm nên có câu:


Thứ nhất vào Y, thứ nhì vào Dược, Bách Khoa tạm được, Sư Phạm vất đi.






137.


Trăm năm Kìều vẫn là Kìều


Muốn đậu tốt nghiệp phải liều… copy


Lãnh đạo cũng thế còn gì




Học hành ôn luyện làm gì cực thân?


Thật thà nên chẳng có phần


U mê dốt nát nên thần, nên quan.






Xuất khẩu lao động, lầy chồng ngoại






138.


Tìm em như thể tìm chim


Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông


Tìm chi cho phải mất công


Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.






139.


Tiếc thay cây quế còn soan


Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo


Nó trèo mặc kệ nó trèo


Lấy tiền nuôi mẹ chèo queo ở nhà.






140.


Nơi nơi dân học tiếng Tàu


Tíu na má nị... đâm đầu lấy Hoa






141.


Má ơi đừng gả con xa


Gả con qua Mỹ để mà yên thân


Má ơi đừng gả con gần


Công an bộ đội cù lần bọn ngu.






142.


Vẻ vang thay lãnh tụ ta


Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài






Xuất ngoại du học






143.


Ai ơi có ghé Sài-Gòn


Nghe bọn Việt Cộng nói dòn ô-kê


Ngày nào Tây Mỹ đều chê


Bây giờ con cái cho về U-SA


Ê-Rô (euro) cùng với đô-la


Chúng tuôn ra để mua nhà mua xe


Có đứa cũng học ba que


Có đứa cũng học xì ke đứng đường.






144.


Chủ tịch nằm ngủ trong lăng


Trung ương nghỉ mát lăng xăng trổ tài


Phu nhân buôn lậu dài dài


Cô chiêu cậu ấm nước ngoài yên thân


Chung qui chỉ chết thằng dân.





Thay lời kết:






Nếu còn Cộng Sản ta còn đấu tranh






145.


Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp


Giải phóng đàn bà thành đĩ, thành trâu


Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu


Và cải tiến dân sinh thành xác mướp


Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp


Dựng triều đình mông muội giữa văn minh


Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,


Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ


Đảng tắt thở cuộc đời mới thở


Đảng còn kia bát phở hóa thành mơ!



(Đảng /Nguyễn Chí Thiện)






146.


Nhớ ngày mùng 3 tháng 2


Liềm búa lễ đài máu đỏ mưa sa


Nhớ ngày mùng 8 tháng 3


Ðàn ông đi lính, đàn bà đi phu


Nhớ ngày 26 tháng 4


Thanh niên chết trận hoặc tù quanh năm


Nhớ ngày mùng 1 tháng 5


Công nhân đào đất xây lăng bác Hồ


Hai mươi tháng 7 lập lờ


Thương binh, tử sĩ được tờ vẻ vang


Bước sang tháng 8 rõ ràng


Phất cờ khởi nghĩa, xóm làng mừng vui


Nào ngờ vận nước còn xui


Mùng 2 tháng 9 ngậm ngùi Việt-Nam


Ái quốc lại hóa Việt gian


Chiến tranh huynh đệ tương tàn từ đây


Con côi, vợ góa, mẹ gầy


Rừng xanh tàn úa, máu đầy biển Ðông...






147.


Dịch heo nối tiếp dịch gà


Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.


Bao giờ dân có cái ăn?


Bao giờ Đảng chết để dân ăn mừng


Bao giờ Y Tá Dũng câm


Xuống ngôi thủ tướng nhân dân vui mừng.






148.


Bây giờ Hồ cạn Đồng khô


Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ chưa yên


Còn trời còn nước còn non


Nếu còn cộng sản ta còn đấu tranh.










Tháng Tư 2013



(Để nhớ lại tháng nầy 38 năm trước)





Lâm Văn Bé

(Sao Lục Và Chú Thích)

















Thơ văn châm biếm trên phản ảnh thời kỳ mà bọn dép râu nón cối từ hầm hố, rừng núi chui ra để cưỡng chiếm miền Nam, một quốc gia có tự do và pháp trị, có vị trí ngang hàng hay cao hơn các quốc gia lân bang vào thời điểm ấy.Thời kỳ mà ngôn từ họ gọi là thời kỳ “quá độ”. Sau hơn 40 năm cai trị bằng ngu dốt, sắt máu, gian manh, bóc lột và tham nhũng, bọn dép râu nón cối già và trẻ nay đã đổi lốt thành trọc phú với cung cách mafia, ngưu mã, chấp nhận cúi đầu cho Tàu xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải, tự do khai thác tài nguyên và đưa xã hội đến chỗ băng hoại đạo lý mà không bút mực nào mô tả hết được thực trạng đen tối. Chẳng những chế độ đã và đang tàn phá đất nước mà còn xuất cảng những phần tử bất hảo làm ô nhục người Việt. Chuyện người Việt du khách, xuất khẩu lao động ăn cắp, ăn cướp, có hành động phạm pháp lan tràn khắp nơi, như truyền thông Nhật vừa báo động tuần qua là trong năm 2015 có 2500 người Việt ăn cắp tại Nhật.

Bài thơ châm biếm sau đây mô tả phần nào nỗi bi phẩn của người Việt còn giữ được dũng khí và lương tri trong một đất nước cai trị bởi những người không có lương tri và không biết nhục.










Chưa đi chưa biết

Chưa đi chưa biết Bến Tre,
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.
Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay.

Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy Tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.

Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.

Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.

Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.

Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.

Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.

Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để Tàu khai thác nát nghiền quê hương.

Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho Tàu.

Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.

Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.

Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.

Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng Tàu.

Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang Tàu.

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc Tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!

Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy Tàu thì sợ chỉ hành hạ dân

Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.

Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho Tàu.
Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã
lâu.Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống Tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.




Lâm Văn Bé


Tháng 3, 2016




No comments:

Post a Comment