VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
Vinalines 'dẫn đầu về thua lỗ'
- 22 tháng 7 2016
Vinalines dẫn đầu về thua lỗ trong số 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty
được Kiểm toán nhà nước Việt Nam kiểm toán trong năm 2015.
Các tờ báo lớn tại Việt Nam tuần này dẫn lại báo cáo Kiểm toán nhà nước
năm 2015, đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan quản
lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc
38 tập đoàn, tổng công ty, công ty.Theo báo cáo, có 5 trong số 38 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, dẫn đầu là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với 3.478,48 tỷ đồng.
Tiếp theo lần lượt là Tổng công ty 15 thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon), Tổng công ty Mía đường II, Công ty TNHH MTV In Đắk Lắk với khoản lỗ tương ứng 471,1 tỷ đồng; 131,96 tỷ đồng; 15,18 tỷ đồng; 2,95 tỷ đồng.
Theo trang VietnamNet, 33 tập đoàn, tổng công ty, công ty còn lại đã kinh doanh có lãi.
Đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với lợi nhuận sau thuế năm 2014 hơn 43.800 tỷ đồng.
Tiếp theo là Mobifone gần 5.100 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam gần 4.400 tỷ đồng; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hơn 2.500 tỷ đồng; Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM trên 1.300 tỷ đồng.
Tuy vậy, theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo cáo cũng chỉ ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí lỗ 1.473 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tổng công ty Miền Trung (-724,72 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Phát triển Phú Mỹ (-421 tỷ đồng).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn đầu tư 800 tỷ đồng vào Ocean Bank, mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/07/160722_kiem_toan_tap_doan_vietnam
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh gửi lời xin lỗi tới công chúng
vì đã chấp thuận để triển lãm một bộ sưu tập toàn tranh giả.
Thông cáo do bảo tàng này gửi đến BBC hôm 20/7 viết: “Bảo tàng Mỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp hôm 19/7 với các nhà quản lý, chuyên
gia mỹ thuật và đưa ra kết luận:
“15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại
Bảo tàng không phải là bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện”.
“Ngoài ra, hai bức tranh trong bộ sưu tập này mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc)”.
“Bảo tàng tạm giữ tất cả 17 bức tranh này để phục vụ công tác điều tra”.
“Bảo tàng gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm
diễn ra tại Bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực”.
Vụ việc được dư luận và truyền thông quan tâm sau khi có nghi vấn tranh
của họa sĩ Thành Chương bị ký tên Tạ Tỵ tại triển lãm này.
Họa sĩ dân gian đương đại Thành Chương, người thường được biết đến với
Việt Phủ Thành Chương có nhiều tác phẩm tham dự triển lãm tại nước ngoài
cũng như từng được in trên tem.
Trước đó, họa sĩ Thành Chương nói với BBC: “Tôi rất sửng sốt khi phát hiện một bức tranh của mình vẽ khoảng năm 1970, 1971 bỗng nhiên thành tranh ‘Trừu tượng’ ký tên Tạ Tỵ năm 1952 trong cuộc triển lãm này”.
'Có chứng cứ'
Hôm 20/07 bà Ngô Hương, đại diện họa sĩ Thành Chương, nói với BBC:“Họa sĩ Thành Chương đã công bố phác thảo và ảnh chụp tranh gốc làm bằng chứng ông là người đã vẽ bức tranh 'Trừu tượng' bị ký tên Tạ Tỵ”.
“Lâu nay, vấn nạn tranh giả, mạo danh trong làng hội họa Việt Nam đã có nhiều vụ, nhưng không có chứng cứ rõ ràng. May mà Họa sĩ Thành Chương còn lưu giữ được chứng cứ để làm sáng tỏ vấn đề”.
Bà Hương cũng cáo buộc ông Chung “có lời lẽ thách thức và định hành hung
ông Thành Chương trong cuộc họp thẩm định tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh hôm 19/7”.
“Lẽ ra ông nên phản ứng mạnh mẽ với người đã bán cho ông bức tranh mới
phải. Ông hoàn toàn có thể khởi kiện người bán để lấy lại tiền bạc và uy
tín. Lúc đó có thể ông sẽ cần đến họa sĩ Thành Chương vì đó là cứu cánh
của ông”, bà Hương nói.
Hôm 20/7, nhà báo tự do Nguyễn Trọng Chức, người có mặt tại cuộc họp,
xác nhận với BBC: “Tôi có chứng kiến tận mắt cảnh ông Chung nhào tới
định hành hung ông Chương và thốt ra những lời thô tục”.
Trước đó, ông Jean-François Hubert (người được cho là cựu chuyên gia cao
cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong
Kong và cũng là người bán bộ sưu tập cho ông Vũ Xuân Chung) gửi cho một
một tờ báo Việt Nam tấm ảnh chụp họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà phê bình mỹ
thuật Thái Bá Vân đứng trước bức tranh Trừu tượng có chữ ký của Tạ Tỵ
với chú thích: “Tấm ảnh được chụp ở Hà Nội năm 1972”.
Tấm ảnh này sau đó được xác định là "giả mạo".
“Ảnh ngụy tạo rõ rệt bằng cách ghép thêm bức tranh ‘Trừu tượng’ vào cánh cửa gỗ”, báo Tuổi Trẻ hôm 16/7 viết.
Tranh giả, vấn đề của người giàu?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-07-23
2016-07-23
Sự giả dối không thể che đậy
Ngay sau khi cuộc triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu được mở ra tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố từ ngày 10 tháng đến 21tháng 7 với 17 tác phẩm được giới thiệu là của các họa sĩ thế hệ Trường Mỹ thuật Đông Dương nổi tiếng như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc, Tạ Tỵ số tranh này thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung, đã dấy lên một sự cố chấn động cho nền mỹ thuật Việt Nam.Trước tiên là bức tranh tên “Trừu tượng” được ký tên Tạ Tỵ lại bị họa sĩ Thành Chương lên tiếng công bố là bức tranh của ông. Khi dư luận chưa dứt bàn tán thì chỉ vài giờ sau số tranh còn lại bị các cặp mắt quan tâm về mỹ thuật Việt Nam đồng loạt cho rằng đều là tranh giả.
Lần đầu tiên tại một Bảo tàng mỹ thuật đẳng cấp quốc gia, nơi được cho là trung tâm của các trung tâm lại nổ ra cuộc trưng bày hàng giả đồng loạt và có tính toán như trong các bộ phim nói về các bức tranh bị mất cắp nổi tiếng trên thế giới.
Ông yêu cầu chúng tôi chứng minh là tranh giả thì chúng tôi yêu cầu ông hãy chứng minh đó là tranh thật. Tất nhiên anh cũng biết rồi ở nước ngoài thì không khó nhưng đối với Việt Nam thì khó.Tất cả 17 bức tranh đều được chứng nhận là tranh thật qua ấn chứng của ông Jean Francois Hubert, một chuyên viên cao cấp về thẩm định tranh của nhà đấu giá Christie’s tại Hong Kong, một đại chỉ danh tiếng của Á châu có các hoạt động buôn bán tranh cho người sưu tập.
-Họa sĩ Thành Chương
Thế nhưng những bức tranh giả ấy xuất hiện trên báo chí cho thấy sự ngờ ngệch của những người âm mưu thực hiện cuộc lừa đảo vĩ đại này. Thật vậy, chỉ cần một chút kiến thức sơ đẳng về hội họa, người yêu tranh Tạ Tỵ cũng nhận ra ngay đường nét trên bức tranh mang tên “Trừu tượng” không thể là của ông, bởi nét vẽ lập thể của Tạ Tỵ không một chút gì tương tự để người ta có thể ngập ngừng nói đó là sáng tác của Họa sĩ.
Người chủ mưu đặt tên cho bức tranh này hiểu khá rõ về con đường sáng tác của Tạ Tỵ, một cây cọ đơn độc chọn cho mình lối vẽ lập thể trong khi các bạn bè cùng trường Đông Dương vẫn trung thành với bảng màu của các trường phái cổ điển. Mãi tới năm 1970, Tạ Tỵ muốn có cuộc thay đổi thì cũng chỉ chọn ý tưởng sáng tác chứ vẫn không thay đổi cách vẽ lập thể của ông.
Ý tưởng cuộc đời là một chuỗi sinh hoạt hình thành một cách trừu tượng được Tạ Tỵ áp dụng vào khá nhiều tranh, nhất là sau khi định cư tại Mỹ. Trừu tượng là chủ đề chứ không phải là phong cách vẽ cho nên người đặt tên “Trừu tượng” cộng với thời gian sáng tác năm 1972 ký trên bức tranh mà họa sĩ Thành Chương nói là của mình, tỏ ra rất cao tay, chuẩn bị sẵn nếu có ai hỏi về ý nghĩa cũng như giai đoạn sáng tác của Tạ Tỵ.
Họa sĩ Thành Chương, người phát hiện bức tranh của mình bị ký tên Tạ Tỵ cho chúng tôi biết:
“Ông Hubert là một người nước ngoài nhưng đứng ra thách thức mỹ thuật Việt Nam như thế. Ông ta đưa ra giấy chứng nhận cho những bức tranh giả như thế này rồi còn nói các ông chứng minh đây là tranh giả đi! Vậy thì ở đây có hành động ngược lại là ông nói đây là tranh thật vậy thì ông hãy chứng minh căn cứ vào cái gì mà ông chứng minh nó là tranh thật?
Ông yêu cầu chúng tôi chứng minh là tranh giả thì chúng tôi yêu cầu ông hãy chứng minh đó là tranh thật. Tất nhiên anh cũng biết rồi ở nước ngoài thì không khó nhưng đối với Việt Nam thì khó. Thật ra nhà nước cũng không thật sự quan tâm về việc này đến nơi đến chốn, đầu tư cũng như mua các phương tiện khoa học, kỹ thuật cũng như các quan tâm thật sự khác. Mọi người đều biết nó là tranh giả nhưng không có bằng chứng nào để chứng minh được.
Đây là việc không may đối với tôi bị giả mạo như thế nhưng thật sự cũng là một cái may cho hội họa Việt Nam. Tôi có đầy đủ chứng cứ vì bản thân tôi còn sống đây là người hoạt động lâu năm có uy tín, bản thân người mẫu còn đó, bản thân tất cả hồ sơ liên quan tới từ ký họa cho tới phác thảo. . .cho tới hôm nay thì tôi công bố cái ảnh bức tranh này luôn. Bản thân con gái của họa sĩ Tạ Tỵ cũng xác nhận đây không phải là tranh của bố vậy thì việc xác nhận bức tranh này của tôi không còn quan trọng nữa bởi vì nhân chứng, vật chứng tất cả các thứ đều đầy đủ rồi và mọi người đã thấy sự nghiệp của tôi, cuộc sống của tôi đã đầy đủ rồi tôi đâu cần làm gì nữa.”
Mười bảy bức tranh giả cùng một lúc nắm tay nhởn nhơ tại khu đền mỹ thuật Việt Nam thì thật là khó tin, hay tại ông Hubert do quá biết rõ Việt Nam từng chân tóc và trong cái biết ấy ông đánh giá người xem Việt Nam sẽ không dễ nghi ngờ tờ giấy xác nhận 17 tuyệt phẩm này là thật?
Ông Hubert có lẽ quên một nguyên tắc rất phổ cập: do Việt Nam có quá ít họa sĩ nổi tiếng nên tranh của họ được cộng đồng người xem tranh Việt nhớ rõ hơn bất cứ tác giả ngoại quốc nào.
Mỗi họa sĩ là một đường nét và ngay cả khi đặt hai bức tranh giả và thật giống nhau như đúc cạnh nhau thì cái hồn, cái khô cũ của thời gian, cái ánh sáng phai nhạt không thể cùng một nguồn sáng hay ngay cả cái nét nhếch môi bí ẩn của một nhân vật nào đó trong tranh cũng sẽ nói lên sự giả dối không thể che đậy dù đó là nhà sao chép tranh bậc thầy của thế giới.
Người xem tranh nhanh chóng nhận ra tất cả các bức được triển lãm trong Bảo tàng Mỹ thuật thành phố đều là giả đã đặt nền mỹ thuật Việt Nam vào một tình thế nguy nan.
Đánh giá thấp người thưởng ngoạn Việt Nam
Tranh giả không phải là vấn đề mới mẻ gì tại Việt Nam mặc dù số tranh đáng để làm giả vẫn còn quá ít. Cộng vào đấy, họa sĩ người Việt vẫn còn rất khiêm nhượng trong cộng đồng thế giới.Nói về tranh giả, nhà báo, nhà thơ Lý Đợi cũng là người đầu tiên phát hiện các bức tranh đang triển lãm tại Bảo tàng mỹ thuật là giả cho chúng tôi biết nguồn gốc của tranh giả tại Việt Nam:
“Tranh giả nó đến từ ba nguồn chính. Nguồn đầu tiên từ hoàn cảnh khách quan của lịch sử. Vào thời đó người họa sĩ vẽ cùng lúc một bức tranh với nhiều phiên bản giống nhau và đối với họ thì chuyện ấy rất là bình thường cũng như việc in một tập thơ ra thành nhiều tập để mình ký tặng cho nhiều người vậy! Chính Tạ Tỵ cũng làm việc đó. Lý do thứ hai đến từ các hoạt động ngoại giao đoàn. Trong thời gian đó ngoại giao đàon cảu Việt Nam thường lấy tranh của các họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương hay các họa sĩ tiêu biểu thời đó như ông Nguyễn Phan Chánh, Tôn Thất Đào… Ngoai giao đoàn yêu cầu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các cơ quan tương tự đặt các họa sĩ lành nghề chép những tranh này để tặng cho khách.
Nếu Christie’s hay các nhà đấu giá khác nếu không có sự thẩm định của một người cố vấn như vậy thì nạn tranh giả và tranh nhái sẽ còn hoành hành rất nhiều vì nó đã bị thả nổi.Thứ ba nó đến từ các hoạt động tranh giả, tranh chép do chính con cháu của các họa sĩ trong gia đình, hay các học trò các đệ tử do tham lợi nhuận họ đã chép lại để bán. Đó là ba lý do chính tạo nên tranh giả tranh nhái của Việt Nam.”
-Nhà báo Lý Đợi
Tranh giả tranh nhái rõ ràng làm cho tranh mỹ thuật Việt Nam không đạt được giá cao trên thị trường. Niềm tin vào tranh đi đôi với uy tín của phòng triển lãm hay lớn hơn là nơi tổ chức đấu giá cũng như một cố vấn uy tín đầy kiến thức về tranh. Ông Jean Francois Hubert từng được biết là một chuyên gia về tranh Việt Nam, cố vấn cao cấp cho nhà đấu giá Christie’s tại Hong Kong nhưng qua vụ tranh giả này cho thấy uy tín của một chuyên gia là cần nhưng chưa đủ để lượng định về tranh.
Sự giả mạo này có thể do ông Hubert đánh giá thấp người thưởng ngoạn Việt Nam nhưng cũng có thể vì số tiền quá lớn đã mua được cả uy tín của một chuyên gia. Nhà báo Lý Đợi một lần nữa chia sẻ trường hợp của Hubert như sau:
“Đây là vụ đổ bể lớn nhất đối với ông ta. Thực ra trong khoảng 10 năm gần đây những chuyện lùm xùm liên quan tới việc Hubert có dính tới tranh giả tranh nhái của Mỹ Thuật Đông Dương và Mỹ thuật Việt Nam đối với quốc tế đã có đây đó rồi nhưng đây là vụ lớn nhất với 17 bức đều là tranh giả. Theo như thông cáo báo chí của Bảo tàng Mỹ thuật tp Hồ Chí Minh vừa đưa ra vào ngày 19 tháng 7 thì Bảo tàng đã kết luận 15 bức trên 17 bức của ông Vũ Xuân Chung sưu tập từ ông Hurbert là không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện. Hai bức còn lại trong bộ sưu tập đó là mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ và Nguyễn Sáng nên từ đó Bảo tàng ra lệnh tạm giữ 17 bức tranh của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra. Bảo tàng cũng đề nghị các cơ quan thẩm quyền xử lý sớm về vần đề này. Bảo tàng cũng gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận cho triển lãm diễn ra mà không có thông tin đủ xác thực về tranh giả tranh thật để kết quả 17 bức này đều là tranh giả dược trưng bày tại bảo tàng và đó là sai lầm của họ.”
Trước khi vụ tranh giả nổ ra chính nhà Christie’s đã gửi thư tới nhiều cơ quan triển lãm cũng như các tổ chức mỹ thuật trong khu vực cho biết ông Hubert không còn là cố vấn của Christie’s nữa. Điều này ý nghĩa thế nào? Nhà báo Lý Đợi chia sẻ:
“Việc trả lời của nhà Christie’s như vậy nó có hai điều kinh khủng. Điều thứ nhất tại sao họ không có một chuyên gia về tranh Việt Nam mà họ lại phải ngưng không cộng tác với một chuyên gia cao cấp như ông Hubert. Bởi vì thực sự làm một cố vấn cao cấp cho nhà Christie’s thì lợi nhuận của người cố vấn và cả cho Christie’s đều tốt hơn là Hubert không còn làm ở đó nữa. Nếu Christie’s hay các nhà đấu giá khác nếu không có sự thẩm định của một người cố vấn như vậy thì nạn tranh giả và tranh nhái sẽ còn hoành hành rất nhiều vì nó đã bị thả nổi.”
Theo nhà báo Lý Đợi cho biết vào cuối tháng 5 năm 2016 một nhà đấu giá tại Paris đã đấu giá một bức tranh giả của Vũ Cao Đàm và một bức tranh giả của Mai Trung Thứ, hai người trong bộ tứ Lê Phổ, Mai Thị Lựu, Vũ Cao Đàm và Mai Trung Thứ tại Paris. Khi báo chí trong nước phát hiện hai bức đó là tranh giả thì bài báo ấy được dịch sang tiếng Anh, người mua bức tranh ấy cầm bài báo đến gặp cơ quan cảnh sát Paris và gặp nhà đấu giá buộc phải trả lại tiền cũng như nói lời xin lỗi.
Khó có thể xác định tranh giả bằng cảm tính và nhất là trong trình trạng hạn hẹp về khoa học giảo nghiệm của Việt Nam hiện nay không thể phân tích chính xác một bức tranh giả ở chỗ nào nhất là kiến thức chuyên môn về tranh vẫn là điều cẩn phải bàn tới.
Trong vụ này nạn nhân đầu tiên của nó là nhà sưu tập, kế đến là Bảo tàng mỹ thuật thành phố, và sau cùng nhưng lớn nhất vẫn là nền mỹ thuật Việt Nam.
Nạn nhân thì như thế còn tác nhân và những yếu tố khách quan làm hiện tượng tranh giả không thể kiểm soát là do ai? Khi nào giải quyết cái gốc này thì mới có cơ may tranh giả không thể xuất hiện. Mà giải quyết rốt ráo có lẽ sự tốn kém sẽ quá sức chịu đựng của quốc gia trước vấn nạn tranh giả.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/faked-paintings-a-matter-of-the-rich-ml-07222016215907.html
VN: sập nhà hàng nổi gây chết người
- 23 tháng 7 2016
Một nhà hàng nổi ở vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận, bị sập khiến “nhiều
người rơi xuống biển” và ít nhất hai người thiệt mạng, truyền thông Việt
Nam đưa tin.
Vịnh Vĩnh Hy nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 40 km.
Một Facbooker có nick Linh Vo có mặt tại hiện trường mô tả: "Nhóm chúng tôi mới ra nhà bè kêu cua sò chưa kịp ăn, có thể do lượng khách đông nên bè bị sập, may mà kịp thoát ra được cầu treo, không là chết hết".
VnExpress hôm 23/7 cho hay ông Trần Văn Đông, Bí thư huyện Ninh Hải, Ninh Thuận, xác nhận vụ việc và cho biết lực lượng cứu hộ đang tìm nạn nhân.
“Hàng trăm du khách đang ngồi ăn uống tại nhà hàng bè nổi thì bất ngờ một bên cầu tàu của bè bị sập, nhà hàng đổ nghiêng”, báo này viết.
Báo dẫn lời một nhân chứng nói cảnh tượng “rất hỗn loạn do các nạn nhân giành nhau lên những chiếc tàu đến cứu".
Báo Zing cho hay, hai nạn nhân tử vong cùng là nam thanh niên đến từ TP Hồ Chí Minh.
Vĩnh Tiến cam kết luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư và nâng cấp mới các loại sản phẩm. Phục vụ đúng tuyến, đúng điểm, đúng thời gian, và bán đúng giá niêm yết
'Cam kết chất lượng'
Hôm 23/7, trả lời BBC qua điện thoại, một nhân viên nhà hàng của công ty du lịch Vĩnh Tiến nói:
“Thời điểm diễn ra vụ việc có khoảng 200 khách đoàn đang có mặt trên bè, chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh”.
Nhân viên này cũng cho biết thêm rằng nhà hàng trên bè nổi "nằm cách bờ khoảng 10 mét và ở độ sâu 3 - 4 mét".
BBC liên hệ ông Châu Thanh Hải, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Ninh Thuận và ông Châu Thanh Đào, giám đốc công ty du lịch Vĩnh
Tiến nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trang fanpage của công ty này viết:
“Vĩnh Tiến cam kết luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư và nâng cấp
mới các loại sản phẩm. Phục vụ đúng tuyến, đúng điểm, đúng thời gian, và
bán đúng giá niêm yết”.
Tháng trước, ít nhất hai trẻ em và một người lớn mất tích trong vụ lật
tàu du lịch ở sông Hàn Đà Nẵng với hơn 40 người được cứu sống.
Truyền thông trong nước cho hay một tàu du lịch chở gần 50 hành khách đi ngắm cảnh sông Hàn về đêm bị lật đêm 4/6.
43 người được cứu và đã được đưa vào bệnh viện trong đó có 4 người Malaysia.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160723_ninhthuan_restaurant_collapseKhi ngư dân chuyển nghề
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-23
2016-07-23
Biển chết, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ chuyển nghề. Đi một đêm trên
đất Đồng Hới, Quảng Bình, có thể bắt gặp rất nhiều người đi hát rong để
bán kẹo kéo, những người mẹ bồng con đi ăn xin, những em bé bán kẹo cao
su, vé số, những ông chạy xe ôm, những người nhanh chân hơn một chút thì
trốn sang Trung Quốc làm thuê… Mỗi người mỗi việc, và công việc nào
cũng nghe nằng nặng nỗi buồn và có chút gì đó trống trải, quạnh quẽ,
buồn khó tả.
Tìm đường đi làm thuê
Một người tên Thủy, sống ở Nhơn Trạch, Quảng Bình, vừa trở về Việt Nam
sau hơn một tháng trốn sang Trung Quốc làm thuê theo sự hướng dẫn của
một người quen, chia sẻ: “Giờ cá chết, như chồng tôi đây cũng không
có công ăn việc làm nên phải ở nhà. Giờ nhà nước cũng có chương trình
đưa sang các nước nhưng mà thường thì người ta đi chui sang Trung Quốc
vì không có tiền để đóng (thế thân). Nói chung là làm nhiều việc lắm,
trong đó có làm bánh kẹo, làm phụ việc, giúp việc hoặc làm hải sản. Làm
rành nghề thì cũng được một tháng sáu đến bảy triệu…”
Nói chung là làm nhiều việc lắm, trong đó có làm bánh kẹo, làm phụ việc, giúp việc hoặc làm hải sản. Làm rành nghề thì cũng được một tháng sáu đến bảy triệu…-Chị Thủy
Nhưng không phải ai cũng đủ may mắn để trốn sang Trung Quốc mà không bị
vướng bẫy buôn người. Chị Thủy cho biết là hầu hết ngư dân khi không còn
ra khơi được đều bị bế tắc, đàn ông không ra khơi được thì đi làm phu
bốc vác, vào Nam đi đánh cá thuê cho các chủ tàu miền Nam hoặc trốn sang
Trung Quốc, sang Lào để làm thuê. Thời gian gần đây, người ta trốn sang
Trung Quốc nhiều hơn là Lào. Bởi trên đất Lào đã thừa người lao động
Việt Nam, có nhiều người sang đó cả tháng, tốn kém nhiều thứ mà vẫn thất
nghiệp, làm thuê quờ quạng đắp đổi qua ngày, trở về quê trắng tay.
Chính vì vậy, lựa chọn trốn sang Trung Quốc để đàn ông thì đi đánh cá
thuê, phụ nữ thì làm các công việc phụ trong ngành hải sản, đàn ông kiếm
được từ tám triệu đồng đến mười triệu đồng, phụ nữ kiếm được từ bốn
triệu đồng đến bảy triệu đồng đang là giải pháp cấp thời của nhiều gia
đình ngư dân Quảng Bình sau vụ cá chết.
Cũng theo Thủy, hiện nay, nhà nước đã có chính sách đào tạo ngư dân
trong độ tuổi lao động theo tiêu chuẩn nước ngoài yêu cầu, nghĩa là độ
tuổi từ 18 đến 35, để đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc để làm thuê.
Nhưng muốn đi sang các nước này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn
cho dù có nhà nước hỗ trợ. Chính vì vậy, những người trong độ tuổi này
không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để đi. Chính vì vậy, đi làm
thuê ở Lào và Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, còn gọi là lao động chui
vẫn là lựa chọn của nhiều ngư dân Quảng Bình.
Một thanh niên tên Hải, vốn là lao động chính, là ngư dân câu mực ngoài khơi, nhưng do ảnh hưởng gián tiếp của việc chất độc Formosa thải ra biển, hầu hết hải sản đều không thể tiêu thụ, trong đó, nhu cầu tiêu thụ mực hầu như đứng ở mức zero, cuối cùng, anh phải bỏ nghề câu mực để lái taxi thuê, Hải chia sẻ: “Khách hàng trước đây còn đi xa, như mua cua, mực thì mình còn chở đi xa được, chứ giờ khách không đi đâu cả, ở khách sạn là chủ yếu. Đời sống thì giờ chỉ có đồ rừng, không có đồ biển. Ảnh hưởng đến hải sản, biển không có nên mình không chở xa được, chỉ chở đi gần, nên chỉ có 4,900 hoặc 5 ngàn tiền taxi cũng có nhiều…!”
Hiện tại, công việc lái taxi tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có thể được xem là công việc của người lượm ba rơi theo như lời nhân xét của Hải. Bởi năm 2016 là năm du lịch Quảng Bình, thế mạnh ngành du lịch của tỉnh này phụ thuộc rất lớn vào bờ biển và quần thể các động Phong Nha, Thiên Đường cũng như ,một số động mới phát hiện. Tuy nhiên du lịch biển vẫn có sức hấp dẫn mạnh nhất đối với du khách.
Một tương lai mờ mịt
Khi bờ biển bị nhiễm độc, lượng khách du lịch đến thành phố Đồng Hới
giảm hẳn, kéo theo các dịch vụ du lịch cũng tổn thất nặng nề. Chỉ riêng
vấn đề thu nhập của người lái taxi, Hải cho biết là chưa bao giờ anh
phải nhận tiền cước phí 4,900 đồng cho nửa cây số đầu tiên nhiều như bây
giờ. Nghĩa là khách đi taxi ra biển để chơi, ra được một đoạn thấy quán
xá đìu hiu, lại quay xe trở vào đường chính và xuống xe, trả cho anh
5000 đồng vì anh không có 100 đồng để thối cho khách. Chuyện này hầu như
người lái taxi nào cũng có thể gặp trong ngày. Và 4,900 đồng thì chỉ có
thể mua được một ổ bánh mì hoặc một gói mì ăn liền chứ không mua được
gì khác.
Theo thông tin của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, mới đây nhất, sở văn
hóa, thể thao và du lịch Quảng Bình đã ra thông báo giảm 30% phí vé tham
quan tại động Phong Nha, động Tiên Sơn và động Thiên Đường cho du khách
có lưu trú tại Quảng Bình; các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đồng
loạt đăng ký giảm giá từ 20 - 40% so với giá niêm yết. Du lịch Quảng
Bình cũng đưa vào khai thác mới các tuyến điểm du lịch hấp dẫn như tuyến
du lịch Khám phá hang Va - hang Nước Nứt, những trải nghiệm khác biệt;
điểm du lịch Chùa Hoằng Phúc; tuyến du lịch khám phá động Thiên Đường
7,000m.
Không có việc gì để làm, chứ ở nhà lấy gì mà ăn. Họ vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, có gì làm thuê được thì làm.
-Chị Lan
Trong tháng 7 này, Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động phục vụ khách
du lịch như Festival Bia quốc tế Quảng Bình; Giải đua bơi Quốc tế với sự
tham gia của Lào và Thái Lan; diễu hành thuyền buồm trên sông Nhật Lệ
và biển Nhật Lệ. Sở này cũng vừa thực hiện một buổi giới thiệu quảng bá
và xúc tiến du lịch Quảng Bình tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 6 vừa rồi
với hy vọng lượng khách du lịch đến tỉnh này có thể tăng lên.
Chị Lan, bán hàng rong trong khu vực nhà ga xe lửa Đồng Hới, chia sẻ: “Nói
chung thì không có việc gì để làm, chứ ở nhà lấy gì mà ăn. Họ vào đến
tận miền Nam, Vũng Tàu để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, có gì
làm thuê được thì làm. Nói chung đói hơn kì trước, từ hồi cá chết chừ
thì đàn bà không có gì để làm. Nhờ đàn ông đi làm, đàn bà phụ gì được
thì phụ. Họ hỗ trợ ít gạo, cho được ba trăm ngàn đồng, nhưng cho có thôi
chứ làm sao đủ, đời sống thiếu lắm!”
Chị Lan cho biết thêm là hầu hết người làm nghề đánh bắt gần bờ đều phải
bỏ nhà đi làm thuê, bởi ở lại quê nhà, khó có thể làm gì để kiếm được 3
triệu đồng mỗi tháng.
Như chị, đi bán hàng rong suốt hai tháng nay chẳng dư được đồng nào, hầu
hết là đắp đổi qua ngày. Dường như với người đánh bắt, một khi được gắn
với biển cũng giống như con cá được sống với nước sạch. Ngược lại, khi
bỏ lưới lên bờ, chẳng khác nào con cá phải sống trong môi trường nước
đầy độc tố, đụng đâu cũng thấy ngột ngạt và chẳng biết đâu mà lần.
Nói cho cùng, với những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói
chung, một khi biển chết, dường như một tương lai chết dần chết mòn cũng
đang đến với họ. Và sự chết này đang lan dần sang nhiều nhóm ngành nghề
khác.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/when-fishermen-change-their-career-07232016081123.html
Nỗi khổ của hành khách tàu lửa Bắc Nam
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-20
2016-07-20
Hành khách đi tàu lửa Bắc Nam, trên những chuyến tàu SE, tức là tàu hạng
sang của đường sắt Việt Nam hiện tại sẽ khó quên cảm giác khi ngồi trên
một con tàu hết sức lộn xộn và chẳng khác nào những chuyến tàu thời
kinh tế tập trung bao cấp. Nếu có đủ tiền và đi sớm thì có thể mua được
những tấm vé tốt, ngược lại, một khi có ít tiền hoặc đi muộn, chấp nhận
mua ghế phụ thì cảm giác ngồi tàu sẽ là một kinh nghiệm tệ hại, khó tả.
Vật vạ giống thời bao cấp
Ngồi ghế phụ rất phiền phức, vì phải liên tục đứng lên, dẹp ghế để nhân viên người ta đẩy quầy thức ăn lưu động đi tới đi lui. Nguyên một đêm không ngủ được.
- Anh Năng
Gặp chúng tôi trên chuyến tàu SE7, xuất phát từ Hà Nội vào thành phố Sài
Gòn, một hành khách tên Năng, mua vé ghế phụ đi từ Quảng Trị về ga Long
Khánh, Đồng Nai, chia sẻ:
“Ngày có hai chiếc SE thôi nên nói hợp lý cũng không được mà không
hợp lý thì cũng không được. Mình đi muộn thì phải ngồi nghế phụ, ngồi
ghế phụ thì rất phiền phức, vì phải liên tục đứng lên, dẹp ghế để nhân
viên người ta đẩy quầy thức ăn lưu động đi tới đi lui. Nguyên một đêm
không ngủ được. Hành lý thì không biết bỏ đâu. Nói chung là không hợp
lý, khó nói lắm!”
Ngồi ghế phụ rất phiền phức, vì phải liên tục đứng lên, dẹp ghế để
nhân viên người ta đẩy quầy thức ăn lưu động đi tới đi lui. Nguyên một
đêm không ngủ được.- Anh Năng
Ông Năng cho biết là theo qui định của nhà ga, hành khách có thể mua vé
trước khi tàu khởi hành nửa giờ trở lên, lúc ông đến ga vẫn sớm hơn một
giờ đồng hồ so với giờ tàu khởi hành. Nhưng ông không thể nào mua được
vé chính để lên tàu, người bán vé khuyên ông nên mua vé ghế phụ. Và khi
lên tàu thì ông mới hiểu ghế phụ chính là những chiếc ghế nhựa đặt dọc
hành lang các toa mà theo qui định của ngành đường sắt thì các đường
hành lang bên ngoài phòng khách chỉ dành để đi lại chứ không phải là nơi
đặt ghế cho khách.
Chính vì bị ngồi trái qui định nên mọi quyền lợi của một hành khách hoàn
toàn không có đối với người mua vé ghế phụ. Mỗi khi các xe chở hàng ăn
uống của nhà ga đẩy ngang qua hành lang, khách ghế phải đứng dậy, mang
ghế đi chỗ khách nhường lối. Chuyện này lặp đi lặp lại khá nhiều lần
trong một chuyến đi, người ngồi ghế phụ không tài nào chợp mắt mặc dù
quá mệt mỏi.
Đặc biệt, những túi hành lý, người ngồi ghế phụ buộc phải mang lại nơi
góc cửa lên xuống để chất thành đống ở đó rồi cử người thay phiên nhau
ngồi canh, bởi nhà ga luôn khuyến cáo khách đề phòng mất cắp, móc túi và
bán hàng đểu. Mỗi khi tàu dừng ở ga trung chuyển, những người ngồi ghế
phụ lại loay hoay mang hành lý đi tránh để có đường khách lên xuống tàu.
Ông Dõng, một hành khách khác cũng lên tàu từ ga Đông Hà, Quảng Trị theo diện ghế phụ, cho biết thêm:
“Nó bảo mua ghế phụ mà cuối cùng ngồi ghế nhựa chỗ hành lang người ta
đi qua đi lại cả đêm. Khi khách xuống rồi, phòng trống, mình muốn vào
trong nằm một chút cũng không được, nó khóa phòng hết. Mình mua vé
399.000 đồng đi từ Đông Hà vào Long Khánh, ngồi cả đêm làm sao chịu nổi.
Cách hành xử của nhà tàu cũng khó nói lắm!”
Ông Dõng buồn bã đưa ra nhận xét, thái độ của nhân viên ngành đường sắt
có thể nói là ở dưới mức văn hóa thông thường, bởi dù sao thì khách hàng
cũng là thượng đế, không thể xem thường những người mua vé ghế phụ như
ông được bởi ông cũng phải bỏ tiền ra mua vé như mọi hành khách khác.
Ông không rõ thái độ của nhân viên đường sắt đối với người mua vé có
phòng riêng, giường riêng như thế nào nhưng với người mua vé ghế phụ, họ
rất xem thường và đôi khi có dấu hiệu hỗn láo. Bởi một nhân viên có thể
nhỏ hơn ông vài chục tuổi, đáng tuổi con ông đã quát ông đứng dậy khi
anh ta đẩy xe thức ăn đi qua hành lang như quát một đứa trẻ.
Ông Dõng bày tỏ sự bức xúc của mình và mong muốn ngành đường sắt phải có
những điều chỉnh hợp lý để tránh tình trạng nhân viên có hình ảnh và
hành động không đẹp với hành khách.
Không thể quản lý bởi hỏng từ gốc tới ngọn
Nhận xét về vấn đề cơ chế quản lý nhân viên cũng như tình trạng kinh
doanh của ngành đường sắt hiện tại, một quan chức ngành đường sắt không
muốn nêu tên, chia sẻ:
“Ngành này hết 90%, trước đây Hà Nội cũng vậy, Sài Gòn cũng vậy, bây
giờ bán vé trên hệ thống điện tử, nhưng cũng không tránh khỏi nạn này,
giờ Đà Nẵng cũng có chút chút…”
Vị này cho biết thêm là tình hình quản lý của ngành đường sắt Việt Nam
nói chung đến nay hết sức lộn xộn, khó bề ổn định. Bởi hệ thống tổ chức
quản lý không thể nào quan sát được lượng vé bán ra trên thực tế do nạn
cò vé chợ đen, nạn ém vé và bán chỗ ngay trong chính nhân viên ngành
đường sắt. Đây là chuyện không thể quản lý được.
Ra trực tiếp ngoài ga có người đó rồi, cứ gặp mấy bà giữ xe, cò bán hàng rong thì có liền. Nhiều vé có 50 ngàn đồng thôi, tùy vào từng nhà ga.
- Anh Cường
Lấy một ví dụ về nạn ém vé, vị này nói rằng tàu SE là tàu đặt biệt chạy
xuyên Bắc – Nam nhưng lại bán vé cho từng chặng, vé do các ga mỗi tỉnh
điều tiết. Người bán vé có thể thông đồng với nhân viên kiểm sát của các
toa tàu để ém vé, ăn chia 50%. Và khi khách mua vé từ chặng A đến chặng
B, nhân viên bán vé có thể báo với khách là đã hết vé theo loại khách
yêu cầu nhưng lại báo về trung tâm là ghế đó bỏ trống. Thực ra thì ghế
đó hoàn toàn không bỏ trống bởi các nhóm cò vé chợ đen trước đây sau bị
bị ngành đường sắt xóa sổ ở các sân ga, họ chuyển sang cò người, họ sẽ
tìm khách, hứa chỗ tốt và nhân viên bán vé sẽ đảm bảo giữ chỗ cho họ.
Điều này dẫn đến tình trạng tàu luôn đông khách, chật chội nhưng vé bán
ra thì không được bao nhiêu. Bởi đã có sự ăn chia giữa nhân viên bán vé
tàu với các cò khách và nhân viên kiểm sát. Đây là một hệ thống ăn chia
khá nhịp nhàng.
Cường, một hành khách mua được chỗ ngồi giá rẻ nhưng không có vé trên chuyến tàu SE7, chia sẻ:
“Ra trực tiếp ngoài ga có người đó rồi, cứ gặp mấy bà giữ xe, cò bán
hàng rong thì có liền. Nhiều vé có 50 ngàn đồng thôi, tùy vào từng nhà
ga…”
Cường chia sẻ thêm là việc mua vé này không khó, kinh nghiệm đi tàu cho
anh biết chỉ cần đến ga, tìm những quán bán hàng rong, quà vặt trong ga
và đặt vấn đề, nhờ họ mua chỗ giùm, thậm chí có thể mua từ những cò chỗ
qua mạng internet, khi họ đồng ý, giá vé sẽ rẻ còn 30% giá qui định. Ví
dụ như đi từ Đồng Hới vào Đà Nẵng, nếu mua vé thì mất 330 ngàn đồng,
nhưng nếu mua chỗ thì mất chỉ có 100 ngàn đồng.
Cùng đi với Cường có thêm một nhóm bạn hơn mười người, tất cả họ đều mua
chỗ chứ không mua vé. Cường cho biết thêm là hiện tại, với khoản chi
phí eo hẹp của một sinh viên năm cuối nên các bạn trong nhóm phải chọn
cách mua chỗ mặc dù vẫn biết làm như vậy là tiếp tay cho tội ác. Cường
nhận xét thêm rằng đi trên một chuyến tàu xuyên Bắc Nam lại cho thấy
hình ảnh đất nước, đất nước giống như một đoàn tàu chở đầy những con sâu
đục thân.
Người dân Tây Nam Bộ thời sông chết
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-18
2016-07-18
Hiện tượng nước các con sông trong đồng bằng Sông Cửu Long đổi màu, trở
nên trong trẻo và thiếu hẳn phù sa, dòng chảy thường bị khô cạn đã tác
động đến đời sống người dân nơi đây. Nạn mất mùa và bỏ ruộng hoang vì
hạn, mặn một lần nữa biến những cư dân Tây Nam Bộ thành những con chim
thiên di trên chính quê hương mình. Hiện tại, số lượng người dân Tây Nam
Bộ bỏ quê, bỏ ruộng vườn lên các thành phố lớn làm thuê đang ngày càng
tăng cao.
Bỏ ruộng mà đi!
Một cán bộ quản lý thuộc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh An Giang, không muốn nêu tên, chia sẻ:
Cái giá lúa nói bèo quá nên người ta bỏ đi xa hết. Một số trong độ tuổi lao động, bỏ đi làm công nhân. Ra ngoài đó chủ yếu là lao động phổ thông.
- Cán bộ tỉnh An Giang
“Cái giá lúa nói bèo quá nên người ta bỏ đi xa hết. Một số trong độ
tuổi lao động, bỏ đi làm công nhân. Ra ngoài đó chủ yếu là lao động phổ
thông. Họ có thể nhận những người không có bằng cấp bởi nhóm lao động
tay chân không đòi hỏi tay nghề cho mấy. Do vậy mà người ta bỏ quê đi
lên đó…”
Ông này cho biết thêm là hiện nay, số lượng người trong độ tuổi lao động
của tỉnh An Giang lên các thành phố lớn làm việc là không thể thống kê
được. Bởi họ đi có tính thời vụ và bộc phát sau vụ lúa Xuân Hè vừa qua.
Hơn nữa, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trước đây chưa có thông lệ
thống kê số người lao động trong tỉnh đi ra các tỉnh khác để làm thuê.
Nhưng ông này cũng khẳng định hầu hết những người trong độ tuổi lao động
bỏ quê bỏ vườn lên phố chủ yếu làm thuê, làm các công việc đơn giản ở
các khu công nghiệp, may mắn lắm thì làm công nhân với mức lương đôi ba
triệu đồng mỗi tháng, không may mắn thì làm phụ hồ, phu khuân vác và bán
vé số, công việc đắp đổi qua ngày. Mặc dù chẳng dư được bao nhiêu để
gởi về quê nhưng họ vẫn chấp nhận đi leen thành phố kiếm cơm cho đỡ một
miệng ăn trong gia đình.
Bên cạnh đó, số lượng các cô gái trong độ tuổi từ 20 đến 28 lên thành
phố để làm các công việc lao động phổ thông, trong đó phụ bán quán cà
phê, làm việc ở các tiệm hớt tóc thanh nữ, tiệm massage, nhà hàng và
quán nhậu ngày càng tăng mạnh. Không thiếu những trường hợp nữ sinh
trung học phổ thông bỏ nhà lên phố tìm việc làm và rất dễ bị rơi vào cạm
bẫy nơi các thành phố lớn.
Một cán bộ tên Huy, làm việc ở một trung tâm cung ứng và giới thiệu việc làm thanh niên tại thành phố Sài Gòn, chia sẻ:“Người ta lên làm hồ xây dựng vậy đó. Nó không tập trung vào khu nào, chủ yếu Vũng Tàu, Long Khánh, Bình Dương. Bình Dương thì đi làm công nhân, Bình Phước thì đi hái điều, Vũng Tàu thì đi làm phụ hồ, phụ quán… Nói chung không ổn định. Số nhiều cô gái lên thành phố để làm tiệm massage. Các cô tuổi từ 20 đến 28 là nhiều nhất…”
Ông Huy cho biết thêm là hầu hết những cô gái trẻ từ các tỉnh miền Tây
nếu chọn công việc lao động phổ thông thì đổ về Bình Dương, Đồng Nai là
chủ yếu, bởi ở đây họ dễ kiếm được những công việc lao động tuy nặng
nhọc nhưng bù vào đó là không đòi hỏi bằng cấp. Ngược lại, những cô lên
Sài Gòn, ra Bà Rịa Vũng Tàu, lên Bình Phước, thậm chí ra các thành phố
lớn ở miền Trung như Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng thường theo con đường
mát mẻ, nhẹ nhàng nhưng kiếm được nhiều tiền thông qua các cà phê, tiệm
hớt tóc, tiệm massage…
Đắp đổi qua ngày…
Thường thì phụ nữ miền Tây đi làm nhiều việc và cũng phức tạp hơn so với
đàn ông chủ yếu làm việc nặng. Hiếu, một thanh niên Cà Mau lên thành
phố Sài Gòn làm phụ hồ, chia sẻ:
“Lên đây làm cũng đắp đổi qua ngày, ngày kiếm 200 ngàn đồng. Tiền
thuê trọ, tiền ăn uống xăng cộ hết rồi thì cũng còn chừng vài chục ngàn
đồng thôi. Ở dưới đó ruộng khô hết, lúa mất mùa, rớt giá, phải bỏ ruộng.
Người nào có tiền thì mua máy bơm về bơm nước cứu lúa, người nào nghèo
thì bỏ ruộng. Bây giờ khó khăn lắm!”
Hiếu cho biết thêm là trước khi lên thành phố Sài Gòn làm phụ hồ, anh có
chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Nhưng kinh tế gia đình
ngày càng suy sụp, cuối cùng cô vợ bỏ đi, anh nuôi con một mình. Khi
đồng ruộng mất mùa, tiền kiếm được hằng ngày từ việc chạy xe ôm không đủ
để gia đình anh sinh sống, anh bỏ nghề xe ôm lên Sài Gòn làm phụ hồ.
Ở dưới đó ruộng khô hết, lúa mất mùa, rớt giá, phải bỏ ruộng. Người nào có tiền thì mua máy bơm về bơm nước cứu lúa, người nào nghèo thì bỏ ruộng.
- Hiếu, Cà Mau
Với mức lương hai trăm ngàn đồng mỗi ngày, sau khi ăn uống, thuê phòng
trọ và chi tiêu các khoản tiền điện, nước, bột giặt, anh chỉ còn dư được
chưa tới 70 ngàn đồng. Nhưng Hiếu cho rằng đây là số tiền lớn, đủ để
anh gởi về quê nuôi gia đình. Sau này, được chủ thầu tin cậy, cho ngủ
lại công trình, Hiếu đỡ tốn khoản thuê phòng trọ và thỉnh thoảng được
bồi dưỡng thêm vài trăm ngàn đồng. Với Hiếu, đây là sự may mắn lớn không
phải ai cũng có được.
Khác với Hiếu, Thành, một nông dân ở An Giang lại chọn cách ra bến phà bán các loại hàng rong để được gần gia đình, anh chia sẻ:
“Các con sông bây giờ chẳng còn phù sa nữa, tất nhiên là phải bón phân hóa học thôi. Khó khăn lắm, lúa bị đe dọa nghiêm trọng.”
Theo Thành, thời gian gần đây lúa mất mùa, trong khi giá gạo rớt thê
thảm đã làm cho người nông dân hầu hết các tỉnh miền Tây điêu đứng.
Người bỏ nhà đi làm thuê xứ khác ngày càng nhiều. Thậm chí có nhiều nông
dân bế tắc phải chọn cách bán thận để kiếm tiền trả nợ.
Hơn nữa, anh nhìn thấy mối nguy những cánh đồng chết và hạt gạo đồng
bằng sông Cửu Long đang hiện dần ra trước mắt. Bởi với kinh nghiệm của
một nông dân nhiều đời bám ruộng, anh hiểu rằng hạt gạo miệt Tây Nam Bộ
thơm ngon không chỉ riêng nhờ vào nguồn giống mà còn phụ thuộc rất sâu
vào thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất. Bây giờ, các con sông trở nên trong
xanh và thiếu hẳn phù sa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đất đai thiếu
phù sa, ngày càng cằn cỗi. Người nông dân buộc phải bón phân hóa học để
cứu lấy năng suất cây lúa.
Dung, cô gái người Cần Thơ, lên Sài Gòn làm thuê, hiện nay cô đang phụ
bán quán ăn cho một gia đình ở quận Thủ Đức, Sài Gòn, chia sẻ:
“Mình không có trình độ, không có vốn nên mọi chuyện hết sức khó
khăn, lên đây đi làm vậy thôi chứ cũng không hi vọng gì bởi mọi thứ đều ế
ẩm, khách cũng không có, tiền cũng không có, nhiều người bỏ phụ việc để
làm chuyện khác… Rất khổ!”
Và một khi nông dân miệt Tây Nam Bộ phải phụ thuộc vào phân bón hóa học,
thì điều này cũng đồng nghĩa với sự chết đi vĩnh viễn của vựa lúa đồng
bằng Sông Cửu Long một thuở. Và tương lai của người nông dân nơi đây
ngày càng thu hẹp lại. Thật là khó hình dung viễn cảnh của khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long khi vựa lúa nơi này trở thành chuyện quá khứ!
Tần số Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-22
2016-07-22
Dù muốn nói ra hay cố lặng im, thì mức độ chi phối của các thành phần
Trung Quốc tại Việt Nam, đặc biệt là miền Trung Việt Nam đã chạm ngưỡng.
Từ những kiện hàng thực phẩm từ Trung Quốc cho đến lối sống, phim ảnh
Trung Quốc và gần đây là những thương vụ mang bóng dáng Trung Quốc,
trong đó đáng kể nhất có lẽ là thương vụ về đất đai ở miền Trung với
người Trung Quốc. Tần số sóng ngắn ở miền Trung xuất hiện tiếng Hoa
trong giờ phát thanh giống như một hệ quả tất yếu.
Giới chức nói gì?
Thời gian gần đây, hiện tượng các loa, đài của truyền thông Việt Nam bị
sóng Trung Quốc chèn lấn, giọng phát thanh Trung Quốc đã xuất hiện rất
nhiều ở thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chiều 19 tháng
7, ông Dương Ðăng Nhân, trưởng đài truyền thanh-truyền hình huyện Phú
Lộc, cho biết đã có văn bản gửi ủy ban huyện Phú Lộc, Sở Thông Tin tỉnh
Thừa Thiên Huế trình báo việc hệ thống sóng truyền thanh ở huyện này bị
nhiễm sóng tiếng Hoa.
Cùng ngày, giới chức huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cũng xác nhận tình
trạng các đài trong huyện bị lấn sóng bởi tần số ngắn phát thành tiếng
Trung Quốc, sự việc diễn ra tại thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì gần một
tháng nay có cả giọng nam và nữ trên hệ thống loa không dây ở băng tần
FM 98 MHz phát sóng trực tiếp từ huyện Phú Lộc, gồm 14 cụm với 28 loa
công cộng tiếp sóng trực tiếp từ đài huyện.
Mức độ cũng không có gì nghiêm trọng đâu, vì theo mùa, sóng theo ống thi thoảng xâm nhập vào vào vùng thu của mình. Khắc phục rất dễ, mình chỉ cần tăng mức dung lượng vượt ra ngoài tần số thu bình thường thì sẽ tránh được hiện tượng nhiễu sóng Trung Quốc.
-Bà Hằng
Ông Nhân cho biết thêm là sáng 12 Tháng Bảy, sau khi đài kết thúc giờ
phát vào buổi sáng, cán bộ trong đài nghe rất rõ giọng nam nói tiếng Hoa
phát ra từ hệ thống loa truyền thanh của đài nhưng không hiểu nội dung.
Ðây là lúc nghe rõ tiếng nhất kể từ khi ghi nhận hiện tượng nhiễm sóng.
Cũng trong ngày 19 tháng 7, bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, trưởng Phòng Quản Lý
Bưu Chính Viễn Thông, Sở Thông Tin tỉnh Quảng Trị, cho biết huyện Triệu
Phong bị nhiễm sóng tiếng Trung Quốc trong quá trình phát sóng truyền
thanh. Và trước huyện Triệu Phong khoảng năm tháng, hệ thống đài phát
thanh bị nhiễm sóng tiếng Hoa cũng xuất hiện tại huyện Hải Lăng.
Bà Hằng chia sẻ: “Thực ra vấn đề này cũng đang xôn xao ở ba tỉnh Huế,
Quảng Tri, Đà nẵng. Mức độ cũng không có gì nghiêm trọng đâu, vì theo
mùa, sóng theo ống thi thoảng xâm nhập vào vào vùng thu của mình. Khắc
phục rất dễ, mình chỉ cần tăng mức dung lượng vượt ra ngoài tần số thu
bình thường thì sẽ tránh được hiện tượng nhiễu sóng Trung Quốc… Hiện tại
đã khắc phục hoàn toàn, vấn đề này không phải là vấn đề chính trị mà là
vấn đề kĩ thuật! Chuyện này rất bình thường do ảnh hưởng thời tiết
thôi!”
Theo bà Hằng, ngày 6 này, Sở Thông Tin Quảng Trị nhận được báo cáo của
đài phát thanh huyện Triệu Phong về việc đài truyền thanh này bị sóng
của một đài Trung Quốc chen vào các cụm thu không theo khung giờ nhất
định, gây cản nhiễu tần số.
Kết quả phân tích của Trung Tâm Tần Số Vô Tuyến Ðiện Khu Vực III cho
rằng nguyên nhân là do hiện tượng dẫn sóng tầng đối lưu theo mùa, tạo ra
các ống dẫn trong khí quyển nêu trên.
Ngày 19 tháng 7, trao đổi với phóng viên trong nước, Cục trưởng Cục Tần
số vô tuyến điện, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Đoàn Quang
Hoan khẳng định Đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
không bị chèn sóng, phát tiếng Trung Quốc như thông tin một số phương
tiện truyền thông đã đưa.
Cục Trưởng Đoàn Quang Hoan cho biết ngay sau khi có thông tin phản ánh
trên một số phương tiện truyền thông về việc nhiễu sóng trên hệ thống
truyền thanh không dây của Đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn, Cục Tần số
vô tuyến điện đã yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng kiểm tra
sự việc.
Theo Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, trong số 78 cụm
loa trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn chỉ có một cụm loa bị nhiễu sóng và
phát tiếng Trung Quốc được đặt tại số nhà 28, đường Trương Văn Hiến,
phường Khuê Mỹ. Đây cũng là 1 trong 14 cụm loa trong khu dân cư thuộc
phường Khuê Mỹ thu sóng của đài truyền thanh không dây của phường phát
trên tần số 97,5MHz đã được Cục Tần số vô tuyến điện cấp phép.
Người dân nói gì?
Một thi sĩ sống tại thành phố Đà Nẵng, tên Lắm, chia sẻ: “Loa đó nên
dẹp đi, không nên để lại làm gì nữa, mọi người có phương tiện điện
thoại, thông tin mạng, 3G, vô tuyến truyền hình… Tất cả đều có thể cập
nhật thông tin tốt và bây giờ không còn giống như thời bao cấp hay sau
bao cấp mỗi nhà ông cán bộ nối một cái loa về nhà, cả xóm chỉ biết nghe
vào một cái loa. Nên dẹp nó đi vì nó lỗi thời rồi!”
Theo ông Lắm, vấn đề sóng tiếng Hoa đè lên sóng tiếng Việt là câu chuyện
chắc chắn phải xảy ra bởi người Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi. Ngay
trong các máy phát sóng tần số ngắn ở các trung tâm nhử yến của người
Trung Quốc làm chủ cũng có thể gây nhiễu sóng phát thanh của Đà Nẵng.
Vấn đề ông Lắm đặt ra là nên chăng giữ lại những chiếc loa phát thanh vô
bổ và chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc gây tiếng ồn và ảnh hưởng đến đời
sống của người dân. Nhất là trong mùa hè nắng nóng, âm thanh chát chúa
của những chiếc loa sắt rất dễ gây đau đầu. Hơn nữa, thời đại thông tin,
giữa một thành phố lớn nhất nhì miền Trung, lẽ nào người dân không có
đủ điều kiện cập nhật thông tin trên mạng internet hoặc thông qua truyền
hình.
Ông Lắm cho rằng nên dẹp những cái loa kia đi rồi sau đó đề phòng cẩn thận, điều tra cặn kẽ những đối tượng gây nhiễu sóng để chấm dứt tình trạng này là đủ.Mấy cái loa đó gây phiền thì nhiều bởi thời đại bây giờ có internet, có truyền hình và điện thoại di động, mấy đứa con nít nó còn cập nhật thông tin tốt hơn mấy cái loa phường, xã này.-Anh Thịnh
Một người dân Quảng Trị tên Mỹ, cho rằng chỉ riêng chương trình phát
thanh bằng tiếng Việt của những chiếc loa phường không thôi cũng đủ ảnh
hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ em, việc học hành của các học sinh
và sự mất ngủ của người già. Giờ lại thêm ọt ẹc tiếng Trung Quốc chèn
vào thì chắc chắn là phải khó chịu rồi.
Anh Thịnh, cư dân huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, chia sẻ: “Mấy cái
loa đó gây phiền thì nhiều bởi thời đại bây giờ có internet, có truyền
hình và điện thoại di động, mấy đứa con nít nó còn cập nhật thông tin
tốt hơn mấy cái loa phường, xã này. Ruộng thì bây giờ bà còn nông dân
cũng linh hoạt, cũng tự tìm hiểu thông tin mùa vụ, bón phân tro hay bơm
thuốc, với hơn nữa người ta bỏ ruộng cũng nhiều rồi. Giờ còn để mấy cái
loa đó lại làm chi cho nó ồn. Mình đi làm về ngủ một chút trưa thì nghe
nó phát ra rả như vậy đau cả cái đầu! Con nít học hành cũng không được,
nên bỏ nó đi!”
Cùng quan điểm với hai người trên, anh Thịnh cho rằng nên dẹp bỏ những
chiếc loa phường. Bởi chúng không còn giá trị truyền thông đối với người
dân. Anh cho rằng chuyện nhiễu sóng trên loa phát thanh cũng là một
chấn động giống như Foprmosa thải độc vào biển. Nghĩa là khi Formosa
thải độc vào biển, làm cho biển chết, cá chết nhưng tinh thần dân tộc
sống lại. Giờ sóng tiếng Trung Quốc nhiễu vào loa phường, loa xã, loa
huyện thì làm cho hệ thống này rối rắm nhưng lại thức tỉnh người ta,
giúp người ta nhận biết được rằng những cái loa phường này đã quá lạc
hậu và nên bỏ nó đi cho đỡ rách việc.
Nhưng anh Thịnh cũng kết luận rằng bỏ loa phường là một chuyện, còn điều
tra tìm ra nguyên nhân và thủ phạm phát sóng tiếng Trung Quốc là chuyện
chắc chắn phải làm của nhà nước, ít ra là để đỡ mất mặt với nhân dân
trong lúc này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.80 du khách bị ngộ độc thực phẩm ở Phan Thiết
RFA
2016-07-19
2016-07-19
Theo bác sĩ trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện An Phước tại Phan Thiết những người bị ngộ độc đang được cách ly để điều trị.
Những người bị ngộ độc này thuộc một nhóm 800 du khách là nhân viên của công ty Cổ phần thực phẩm Sài Gòn được công ty cho đi nghỉ mát tại Phan Thiết.
Vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam đã được công luận nêu ra với nhiều lo lắng từ nhiều năm nay.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/80-tourists-poisoned-in-binhthuan-province-07192016110457.html
Những vần thơ đối thoại trong vở hát “Điên Trong Thời Loạn”
Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-07-23
2016-07-23
Những vần thơ đúng tình huống của kịch
Vào những năm đầu của thập niên 1940 soạn giả Huỳnh Thủ Trung tức nghệ
sĩ Tư chơi đã cho ra đời vở hát mà các nhân vật trong kịch bản đã đối
thoại bằng những vần thơ rơi đúng vào tình huống của kịch.
Thật vậy, ngoài những bản ca cổ nhạc như Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Vọng
Cổ... Khi ca dứt bản thì các nhân vật đối thoại với những vần thơ đã tạo
nên nét độc đáo trong vở kịch, mà trong lịch sử cải lương chưa từng
thấy bao giờ.
Ý nghĩa vở tuồng Điên Trong Thời Loạn là đề cao bổn phận người trai
trong thời loạn lạc, là vở hát xã hội với bối cảnh trong thời chiến,
nhưng không đưa cảnh chiến tranh có máy bay, xe tăng lên sân khấu như
tuồng Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông của gánh Hoa Sen, Bảy
Cao, mà chỉ có tiếng súng từ xa vọng lại, và đề cập đến cảnh đau khổ vì
chiến tranh. Ông Dìn và ông Tư là hai ông già có con trai nhập ngũ theo
tiếng gọi của núi sông. Con ông Dìn mất ngoài mặt trận, còn con của ông
Tư thì tàn phế cụt mất một chưn, sau đó trở về nhà gặp cha ở đoạn cuối
vở hát Điên Trong Thời Loạn.
Màn đầu, hai ông bạn già ngồi uống rượu để giải sầu, và đã đối thoại qua những vần thơ sau đây:Ông Dìn: Tửu bất nhứt túy thi bách thiên,
Trường an thi thượng, tửu gia niên,
Thiên tử hò lai bất thượng thuyền.
Tự xưng thần thị tửu trung tiên. (nghe cười)
Ông Tư: (lẩn thẩn ngoài đường)
Đời ai có biết ai là ai,
Hễ thấy thằng say nói nó say,
Say tỉnh tỉnh say ai rõ đặng,
Đáo đầu thế sự mới là hay.
Ông Dìn: (Lắng nghe biết tiếng bạn, bước ra)
Hèn lâu mới gặp bạn thâm giao,
Sung sướng cho tôi kể biết bao,
Thành thật xin mời vào trại lá.
Hàng ôn ta sẽ tỏ tình nhau. (ha, ha, ha, đồng cười)
Ông Tư: Xa vắng nhau lâu mới gặp nhau,
Lòng tôi hân hạnh biết ngần nào,
Bắt tay mừng mặt chào nhau trước,
Sau sẽ tỏ tình bạn cố giao.
Ông Dìn: Sực nhớ năm xưa anh cũng say.
Ngày nay vừa tái ngộ anh đây,
Thì anh cũng vẫn như năm trước,
Hồi ấy say bây giờ cũng say. (ha, ha, cười)
Ông Tư: Đời tôi cần phải rượu say luôn,
Say để lãng quên mọi nỗi buồn,
Ai tỉnh với đời thì cứ tỉnh,
Phần tôi, tôi phải rượu say luôn.
Ông Dìn: Anh say tôi lại tỉnh gì đâu?
Anh khổ thì tôi cũng bị sầu!
Thế sự chúng ta đồng cảnh ngộ,
Anh say tôi lại tỉnh gì đâu?
Ông Tư: Nào rượu đâu đem lại một bầu.
Hai ta đồng uống để tiêu sầu,
Sầu vì thế sự thường thay đổi,
Say ở lòng người quá hiểm sâu.
Ông Dìn: Nầy ly rượu để giải cơn sầu.
Sầu đó, sầu đây hay ở đâu,
Ta cố lãng quên, quên mất hết,
Cạn ly rượu để giải cơn sầu. (có tiếng chép, uống rượu)
Ông Dìn: Ta vắng xa nhau kể cũng lâu,
Việc đời thay đổi dẫu ra sao,
Thường tình thế sự không cần biết.
Muốn biết hiện nay anh ở đâu?
Ông Tư: Đâu biết ăn đâu với ở đâu,
Cánh chim uể oải giữa trời sầu,
Mong về tổ cũ về không đặng,
Đâu biết ăn đâu với ở đâu.
Ông Dìn: Thì cứ ăn đây với ở đây,
Đôi ta tình bạn đã lâu ngày,
Một khi bạn đã không nhà ở,
Thì cứ ăn đây với ở đây.
Ông Tư: Anh bảo tôi về ở với anh,
Tôi đâu dám phụ tấm lòng thành,
Nhưng tôi đã khổ anh cùng khổ,
Tôi nở lòng nào bận rộn anh.
Ông Dìn: Còn ngại ngần chi chuyện ấy anh,
Chia nhau hột muối mới là tình,
Lòng tôi anh vẫn đà từng biết,
Còn ngại ngần chi chuyện ấy anh.
Soạn giả là một nhà thơ... nghiện rượu?
Đọc qua những vần thơ đối thọai trên đây, người ta nói rằng phải chăng
soạn giả là một nhà thơ... nghiện rượu. Soạn giả Huỳnh Thủ Trung viết
kịch bản Điên Trong Thời Loạn này vào thập niên 1940, từ thời xa xưa ấy
tuồng nhiều lần hát trên sân khấu hay ít chẳng rõ, nhưng đến 1951 thì
tuồng được vô dĩa hát Kim Khánh (trọn bộ 5 dĩa), và cuốn bài ca thì Nha
Thông Tin Nam Việt cấp phép cho in ấn phát hành.
Huỳnh Thủ Trung là một nhà Nho học lẫn Tây học, ông từng dịch những kịch
bản Pháp văn, Hán văn sang lời Việt trình diễn trên sân khấu cải lương
thời thập niên 1930. Ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ đờn kìm với ngón
đờn độc đáo như chim kêu, và từng là bầu gánh của nhiều gánh hát lớn.
Nghệ sĩ Tư Chơi, tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung là người chồng đầu tiên
của Má Bảy Phùng Há. Nhưng về sau không biết do đâu mà ông trở thành đệ
tử lưu linh hạng nặng, nhậu say như hũ chìm, ngày nầy qua tháng nọ suốt
năm chẳng bữa nào mà không nhậu. Lúc bấy giờ nhiều người đã nói, trung
bình mỗi ngày ông ngủ chỉ bốn tiếng đồng hồ thôi, 20 tiếng còn lại là
say với ngà ngà.
Cuộc tình của Má Bảy Phùng Há với nghệ sĩ Tư Chơi, kết quả bà hạ sinh
một người con gái: Cô Bửu Chánh, người con gái duy nhứt của Má Bảy. Cô
Bửu Chánh mất giữa thập niên 1950.
Chống tham nhũng hay tranh đoạt quyền lợi nhóm
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-07-22
2016-07-22
Bộc lộ nhiều góc khuất
Chiến dịch làm trong sạch Đảng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đang bộc lộ nhiều góc khuất. Từ uy lệnh của Tổng Bí thư, báo
chí vào cuộc khui ra nhiều chuyện bi hài liên quan đến nguyên Bộ trưởng
Công thương Vũ Huy Hoàng và thời gian 9 năm giữ trọng trách của ông.
Báo Đất Việt bản tin trên mạng ngày 20/7, đưa tin VAFI Hiệp hội các nhà
đầu tư tài chính Việt Nam có thêm cáo giác 5 điểm, về những sai phạm của
nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong suốt thời gian tại
chức.
Tóm tắt những sai phạm này bao gồm, thứ nhất bổ nhiệm các chức danh chủ
chốt tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công
thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản
trị cao. VAFI đưa thí dụ ở 3 tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco và
Vinataba. VAFI mô tả hành vi bổ nhiệm này là sai Luật Doanh nghiệp và
Luật quản lý vốn nhà nước. Được biết, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lúc tại
chức còn vun quén để đưa con trai là Vũ Quang Hải về làm thành viên Hội
đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc SABECO.
Đó là những vấn đề phe phái nội bộ, chứ không phải chuyện chống tham nhũng sẽ mạnh hơn, hay là tự do báo chí hơn. Tôi không cho là như vậy.
-TS Phạm Chí Dũng
Những sai phạm khác bao gồm, chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ
phần hóa về cho SCIC Tổng Công ty kinh doanh vốn nhà nước quản lý. Nhiều
doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương trốn tránh niêm
yết và dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi
xuống.
Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ một lần chỉ đạo các cơ quan của Đảng và
Chính phủ phải điều tra tới nơi tơi chốn, về vai trò và những thủ thuật
lắt léo của cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong việc bao che
sai phạm và điều chuyển một số người vào vị trí lãnh đạo. Thí dụ đưa ông
Trịnh Xuân Thanh một người có thành tích rất xấu về làm Phó Chủ tịch
tỉnh Hậu Giang, hoặc đưa con trai ông là Vũ Quang Hải, một cán bộ trẻ
tuổi chưa có kinh nghiệm quản lý vào chức vụ cao cấp ở Sabeco Tổng Công
ty rượu bia và nước giải khát Sài Gòn. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết
luận, Ông Trịnh Xuân Thanh trách nhiệm quản lý Tổng Công ty xây lắp dầu
khí (PVC) làm thua lỗ 3.000 tỷ đồng, nhưng được lên chức ở Bộ Công
thương và sau đó điều chuyển về vị trí lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.
Ngày 20/7/2016, báo điện tử Giáo dục Việt Nam gây ngạc nhiên cho độc giả
với bài viết “Nhóm lợi ích đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của
Tổng Bí thư?”. Tờ báo cho người đọc hiểu rằng, những kết luận nghiêm
khắc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với vụ Trịnh Xuân Thanh và những
người liên quan như ông Vũ Huy Hoàng có thể được các cơ quan chấp pháp
của Chính phủ có hành động dơ cao đánh khẽ.
Tờ báo cho rằng, Tổng Bí thư đã tiên liệu những khó khăn của cơ quan giữ
cây roi kỷ luật của Đảng. Tờ báo trích lời Tổng Bí thư yêu cầu, theo đó
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem
xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
công tâm, khách quan, trong sáng không chịu bất kỳ một sức ép nào của
bất cứ tổ chức cá nhân nào.
Phải chăng đang có sự thử thách đối với quyền lực của Đảng cộng sản Việt
Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo? TS Phạm Chí Dũng, nhà
hoạt động xã hội dân sự và phản biện độc lập từ Sài Gòn nhận định:
“Có lẽ không phải sự thử thách quyền lực của Đảng mà thực chất là thử
thách đối với sự phân hóa quyền lực của Đảng. Tại vì sự phân hóa đã
diễn ra từ lâu, chúng ta đã chứng kiến sự phân hóa diễn ra rất mạnh từ
trước Đại hội XII. Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột
chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng
thị phần rất lớn, những thị trường màu mỡ làm ăn đa ngành và những nhóm
lợi ích mới, những nhóm quyền lực mới đương nhiên phải chú ý chuyện đó…
thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì
lợi ích kinh tế.”
Những vấn đề mà báo Giáo Dục đặt ra về điều gọi là “nhóm lợi ích đối phó
Tổng Bí thư”, TS Phạm Chí Dũng cho rằng báo chí với sự nhạy cảm đương
nhiên của mình, không những báo chí cảm thấy mà có thể hiểu rõ là ai
chống ai và những lực lượng đang muốn đối chọi với Tổng Bí thư là ai. TS
Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Đó là những vấn đề phe phái nội bộ, chứ không phải chuyện chống tham
nhũng sẽ mạnh hơn, hay là tự do báo chí hơn. Tôi không cho là như vậy,
nó xuất phát từ chuyện báo chí là cái loa của một phe nào đó, hay những
phe nào đó muốn sử dụng những tờ báo nào đó trở thành kênh thông tin
phương tiện truyền thông cho mình. Ví dụ liên quan tới bà Nguyễn Thị
Nguyệt Hường trúng cử đại biểu Quốc hội vừa bị phát hiện có hộ chiếu
Malta. Chúng ta thấy báo nhà nước, một vài tờ báo đặt ẩn ý về chuyện bỏ
của chạy lấy người hay là “chạy làng” trong ngoặc kép…”
Những nhận định của TS Phạm Chí Dũng, người từng có chuyên môn về phân
tích thông tin cho Thành ủy TP.HCM trước khi ông từ bỏ Đảng, thể hiện
nhiều cơ sở. Trong bài “nhóm lợi ích đối phó Tổng Bí thư”, báo Giáo Dục
Việt Nam mô tả tình trạng gọi là cát cứ của các đại phương, tờ báo dẫn
lời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị nguyên Trưởng ban
Kinh tế Trung ương, từng đặt vấn đề cần phải khắc phục tình trạng 63
tỉnh, 63 nền kinh tế.
“Đả hổ diệt ruồi”
Một trong những sự kiện nổi bật về nghi vấn bảo vệ quyền lợi nhóm, được
báo Giáo Dục mô tả trong vụ đường ống dẫn nước Sông Đà phục vụ người dân
Thủ đô đã 18 lần vỡ ống, không những làm ngân sách Nhà nước tiêu tốn
hàng chục tỷ đồng để sửa chữa chắp vá, mà còn làm hàng chục vạn người
dân, trường học, bệnh viện… thiếu nước sinh hoạt, làm mất niềm tin của
nhân dân và cán bộ đảng viên.
Báo Giáo Dục nhấn mạnh tới sự kiện, 5 nhân vật chóp bu của Vinaconex đã
được miễn truy tố hình sự, mặc dù kết quả điều tra của Công an xác định
là 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm qui định về xây dựng gây
hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật hình sự.
Nhiều khả năng, đây cũng là những việc làm cho xì bớt những bức xúc của người dân, rồi đâu cũng vào đấy… vì nếu mà đả hổ diệt ruồi hết cả Việt Nam thì là họ tự dẹp họ, nói chung là không khả thi.
-TS Nguyễn Quang A
Báo Giáo Dục đã mỉa mai rằng, mấy cháu thiếu niên Hải Phòng giật mũ của
bạn suýt bị tù mấy năm, hai thanh niên đói giật hai cái bánh mì cũng
suýt bị từ 3 đến 10 năm tù. Tuy vậy 5 nhân vật của Hội đồng Quản trị và
Tổng Giám đốc Vinaconex có tội nặng lại được miễn truy tố. Lý do là vì
Liên ngành Tư pháp Trung ương thấy không cần thiết phải xử lý hình sự vì
họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần
đầu.
Chúng tôi xin trích lại chi tiết về việc định rõ trách nhiệm của nhóm
lãnh đạo Vinaconex từ báo Petro Times : “Cơ quan CSĐT xác định, năm 2004
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vinaconex là ông Phí Thái Bình - Chủ
tịch Hội đồng quản trị, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội;
Nguyễn Văn Tuân - Tổng Giám đốc và 3 ủy viên là Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp
Thương và Vũ Đình Chầm khi thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước
sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây
dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử
dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định, lựa chọn nhà
thầu thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án
không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá
trình vận hành, khai thác.”
Qua mô tả của báo chí Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thể
hiện việc làm trong sạch Đảng qua các vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh và
người đỡ đầu là cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ông Nguyễn Phú
Trọng cũng bật đèn xanh cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước, về việc
điều tra nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nếu có dấu hiệu vi phạm.
Nhưng vấn đề lớn nhất là Formosa gây ra thảm họa môi trường, ảnh hưởng
cho kinh tế Việt Nam nói chung và hàng trăm ngàn người ở 4 tỉnh Bắc
Trung Bộ nói riêng, lại chưa thấy ông Tổng Bí thư hạ lệnh đập con ruồi
nào, nói theo sự ví von bên Trung Quốc Tập Cận Bình “Đả hổ diệt ruồi”.
Khi vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh, rồi Vũ Quang Hải con trai cựu bộ trưởng
Công thương Vũ Huy Hoàng xảy ra vào trung tuần tháng 6 vừa qua, việc
chuẩn bị dư luận báo chí được cho là khá rõ rệt. Lúc đó TS Nguyễn Quang A
nhà hoạt động dân quyền ở Hà Nội đã nhận định:
“Ông Nguyễn Phú Trọng muốn học ông Tập Cận Bình để đả hổ diệt ruồi,
nhưng tình hình ở Việt Nam khác với Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng khó có thể
tập trung quyền lực một cách thô bạo như Tập Cận Bình để mà làm được
những việc của một nhà độc tài khủng khiếp như ông Tập Cận Bình. Nhiều
khả năng, đây cũng là những việc làm cho xì bớt những bức xúc của người
dân, rồi đâu cũng vào đấy… vì nếu mà đả hổ diệt ruồi hết cả Việt Nam thì
là họ tự dẹp họ, nói chung là không khả thi.”
Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo nhận
định của TS Phạm Chí Dũng là tranh chấp giữa các nhóm quyền lực mới và
cũ để thâu tóm các thị trường làm ăn lớn và nhiều lợi nhuận. Người đọc
báo nhận thấy một điều, những mũi tấn công vòng ngoài qua vụ Trịnh Xuân
Thanh, Vũ Quang Hải sau cùng đều dẫn tới ông cựu Bộ trưởng Công thương
Vũ Huy Hoàng, một người có hai nhiệm kỳ cùng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
No comments:
Post a Comment