Saturday, June 4, 2016
LÊ QUANG VINH * CHUYỆN CŨ BẠN BÈ CÙNG XÓM…
Quà tặng xứ mưa
Thức trong hạt cát lặng thinh – Mới hay biển cũng đang tìm như tôi.
CHUYỆN CŨ BẠN BÈ CÙNG XÓM…
Đăng bởi: Ngô Minh | 03.06.2016
QTXM: Hôm nay bạn đọc được gặp lại nhà báo Lê Quang Vinh, một đứa con Quảng Bình luôn đau đáu nỗi nhớ quê, thầy; nhớ bạn bè cùng trường, cùng xóm. Thật hiếm những nhà báo thủy chung như thế. 70 tuổi rồi mà nhớ thầy, nhớ bạn, lại thức đêm viết về thầy về những người bạn hồi nhỏ, thì quả là con người tâm huyết. Kỳ này, QTXM xin giới thiệu bài “CHUYỆN CŨ BẠN BÈ CÙNG XÓM” của nhà báo Lê Quang Vinh, mời bạn đọc cùng chia sẻ.
Nhà báo Lê Quang Vinh
Ảnh: (Từ phải sang) Đoàn Văn Thận, vợ Thận là Nguyễn Thị Kim Suê, Trần
Đình Quang, Hoàng Thị Minh Lý (trong bài là “Lý Hội Khuyện”) – 3 bạn ni
cùng học lớp 10 với LQV.
THẦY MỸ
Nhớ chúng mình – Đoàn Văn Thận và Lê Quang Vinh, hồi học lớp 4 với nhau
(1960 – 1961) – Lớp 4 A do thầy Lê Quang Mỹ – người Tuyên Hóa, dạy. Thầy
Mỹ dáng cao, nước da trắng; bị bớt sẹo to (có lẽ do mụt hờn để lại) ở
một bên mang tang (thái dương) cỡ đồng bạc hình – đồng tiền Đông Dương
đúc bằng bạc thời Pháp thuộc, một bên nổi rõ hình bà đầm nên dân ta gọi
nôm na là “bạc hình”. Đồng bạc hình là loại tiền vốn rất có giá trị, sót
lại không nhiều vào hồi chúng tôi còn nhỏ tuổi. Người ta hay dùng nó để
“cạo gió” nhằm giải cảm khi ốm.
Thầy Lê Quang Mỹ là một trong số rất ít người thầy giáo để lại trong đời
các thế hệ học trò làng ta những ấn tượng tốt đẹp về khả năng giảng dạy
cũng như “nghệ thuật sư phạm” đạt ở trình độ khá cao của nền giáo dục
nước nhà. Thầy vô cùng nghiêm, nhưng lại thân thuộc, đáng kính đối với
học trò. Thầy mô phạm từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ, cách trang phục, đi
đứng ở trên lớp cũng như bên ngoài. Tôi vẫn còn nhớ ánh mắt nhìn của
thầy thực âu yếm và nụ cười thực sảng khoái, hồn nhiên khi vui chơi cùng
học sinh.
Năm 1995, trên đường đi công tác báo chí ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình);
qua thầy Phan Văn Khuyến, tôi đã hỏi được địa chỉ và vào tận nhà riêng
thăm thầy Mỹ ở khu vực gần cây xăng Đồng Lê. Nhưng rất tiếc, đúng ngày
ông giáo đi cúng tận đâu xa nên không thể gặp được. Tôi có chụp ảnh vợ
và con gái (còn nhỏ tuổi) của thầy. Sau ngày nghỉ hưu, thầy giáo Mỹ
chuyên đi cúng – như một nghề mới của mình.
***
NƯỚC MẮT NGÀY HỎNG THI
Lớp 4A gồm con em các chòm (xóm): Cao Hòa, Cựu Hòa, Biên Hòa, Bắc Hòa,
Thanh Hòa, Tân Hòa ,Thuận Hòa, Trung Hòa, Phú Hòa (Khoảng năm 1960, hai
chòm Trung Hòa – Phú Hòa, tách ra mỗi chòm một phần đất và bộ phận dân
cư ở phía Bắc mé đường quan – khu vực Chợ Trường, Đình làng và xóm “thợ
rèn” – để lập nên một chòm mới là “Nhân Hòa”) – cùng thuộc xã Quảng Hòa.
Từ chòm An Hòa, Vĩnh Hòa đến hai chòm thuộc Xóm Vụng – tức Vĩnh Lộc
cũ: Hợp Hòa, Thái Hòa (có tên “Thái Hòa” bởi đa phần bà con mới từ Thái
Lan về nước vào mấy năm đầu thập niên 60 – thế kỷ XX) là lớp 4B do thầy
Hiệu trưởng Đoàn Tiến Lực kiêm nhiệm dạy.
Xóm chúng mình xưa, nôm na là “Xóm Đình”, hay còn gọi theo tên nữa là
“Xóm Chợ” (vì địa dư này có Đình Hòa Ninh và Chợ Trường). Từ năm Cải
cách ruộng đất (1954), Xóm Đình (tức Xóm Chợ) ta được tách ra, lập 2
chòm với tên mới là “Trung Hòa” và “Phú Hòa” – sau mấy năm, lại tách để
lập thêm chòm “Nhân Hòa” như đã kể.
Bạn bè đồng học lớp 4A ở chòm Trung Hòa có: Hoàng Thị Lý (Hội Khuyện),
Đoàn Thị Vân, Nguyễn Thị Tâm (Tâm Thứ), Hoàng Thị Tâm (Mẹt Trưu), Nguyễn
Thị Viện, Nguyễn Văn Tiếu (Chó Tiêu – con ôông Tri Tiêu), Nguyễn Thị
Định (lò rèn); ở chòm Phú Hòa có: Lâm Thị Thai (Mẹt Út), Hoàng Thị Phê
(Em Nậy), Lê Quang Vinh (Chắt Tíu), Lê Đình Hải (Mẹt Thạch), Nguyễn Tuất
(Mẹt Chịt), Nguyễn Giản (Cu Kinh), Đoàn Anh (Cu Ngành), Nguyễn Văn Dân
(Cu Rề – con mệ Duyển bán nác (nước) chè xanh ở chợ Trường), Đoàn Văn
Thận (Chó Thé), Đoàn Thanh (Chó Xướng), Đoàn Khác Diệm (Có lẽ thời gian
đi học Trường Y sĩ Quảng Bình, tự đổi thành “Đoàn Khắc Diện” để tránh
tên Ông Ngô Đình Diệm – kẻ “bán nước, hại dân” chăng? Nếu thế thì nay
càng ngày càng quá sai rồi! Ông Diệm là một nhà “Ái quốc” dựa vào Mỹ để
chống Cộng), Nguyễn Thị Di (Cháu Song), Nguyễn Thị Thục (Lý Nhẫn), hai
chị em Nguyễn Thị Dùng và Nguyễn Bình (con Cu Ý), hai chị em Nguyễn Thị
Nghị và Nguyễn Sĩ Đồng (Cu Khải), Hoàng Thị Cháu (con Mẹt Tràn, cháu mệ
cai Vựng – sau lấy nhôông bên Vĩnh Phước, đổi tên thành “Châu”), Đoàn
Các (Kiểm Đạt), Đoàn Thị Bê (Tri Dinh), Đoàn Thị Thảo (Trợ Học).
Ngày công bố kết quả thi lên cấp 2 (tháng 5/1961) – thi chuyển cấp, cực
kỳ khó; nên trong xóm có mấy đứa bị trượt thẳng cẳng: Thận (Đoàn Văn
Thận), Mẹt Nậy (Hoàng Thị Phê – con ông Cu Hạ, cùng em trai là Cu Hường –
chuyên đóng giường bằng gỗ tươi do người Thổ Hạ vác xuống chợ Trường
bán cho), Thai (Lâm Thị Thai – con o Xếp Út), Đoàn Thị Bê…khoảng chục
đứa đấy. Thận mếu máo khóc ngay tại trường; dại dột thế nào lại chạy về
nhà, liền bị bọ (trượng Thé – cha Thận) đánh cho một trận…chí chết. Sao
dạo đó, các cụ hay đánh con thế không biết. Nhà mô cũng rứa cả. Chúng
mình nhởi (chơi) thân nhau; lại hay nghịch dại nữa nên bị ăn đòn luôn.
Người bạn thiếu thời này, khổ hơn tôi nhiều lần vì tuổi thơ mất mạ quá
sớm. Tôi mồ côi cha khi mới 18 tháng tuổi; dẫu vậy, vẫn được như câu tục
ngữ “Mất cha ăn cá, mất mạ liếm lá ngoài đường”. Tôi cũng là đứa trẻ
suốt đời không bao giờ hình dung nổi khuôn mạo, hơi ấm Cha mình; với Mạ –
hắn cũng như vậy. Mạ đẻ của Thận gọi mệ nội Đoàn Thị Diệp của tôi là
“O” (tức “cô” họ). Cụ năm đời bên mệ Nội tôi chính là cụ Ngoại của Thận.
Ngày nhỏ Thận suốt ngày rèo bò, bứt cỏ (chăn bò, cắt cỏ); mọi việc nặng
nhọc của đồng áng đều qua tay. Vì thế mặt dài ngoẵng, người còm nhom,
gầy đen như “quỷ đói”. Tôi ít khi chộ (thấy) Thận mặc áo – trừ những
ngày đông, tháng giá. Hắn lầm lũi với làn da chai sần ngoài đôồng, lại
thoắt bụi cây này sang nương tre khác nên chằng chịt không biết bao
nhiêu vết gai xé; luôn oằn lưng cùng sọt cỏ, sọt lá tre được lèn đầy
suốt ngày này sang ngày khác...như là “số kiếp” hắn phải thế.
Anh em tôi cùng học liền tù tì cả cấp 1, cấp 2. Ôi, còn đến ngày nay là
cả một “bồ phúc đức” đối với hai đứa; bởi bạn bè cùng lứa đa phần đã …đi
rồi. Nào là Cu Quyền - Nguyễn Quyền (tên hồi nhỏ là “Bình con” - cháu
mệ Hội Vị, lứa bạn cùng “ù mọi”, “đánh củi”, “đánh khăng”, “trọi vụ”
(đánh quay)...với nhau; nhưng học trên 1 lớp. Quyền đang đi học năm đầu
trung cấp chi đó thì bị bệnh “ung thư xương”, phải cưa dần cẳng chân mấy
lần đến tận bẹn, rồi chết trong điên dại, đau đớn), Lê Đình Hải (liệt
sĩ), Trương Thị Định (lẽ ra là “liệt sĩ”, nhưng chẳng hiểu sao lại không
được?), Nguyễn Tuất, Nguyễn Bình, anh Hậu (Nguyễn Chí Thành), Đoàn Anh
(con bác Cu Ngành thợ nề), Đoàn Thị Vân; còn mấy đứa thua vài tuổi như
Nguyễn Cho (con ông Tri Trác, nhà ở phía sau nương mệ cai Ngô), Dần (con
gái ông cu Khải)…Xin thắp nén nhang lòng vọng bái tới các anh chị đó.
Thận nhé.
***
KẸO NGON TỪ TRÊN…TRỜI
Đã tới cữ thời gian cuối thu của năm 1956 – thế mà tôi vẫn chưa được đi
học lớp 1, vì gia đình còn mang án thành phần giai cấp bóc lột: “địa
chủ”! Đúng thời điểm ni, có một việc xẩy ra mà hàng chục năm sau nữa,
tôi đi đâu cũng bị trêu chọc, khiến vô cùng e thẹn, ấm ức.
Vốn là thế này. Anh Trương Văn Cấu – em ruột ôông Câu Chắt (ông Trương
Ngô) từ Hà Nội về thăm làng. Gia đình ôông Câu Chắt vốn thân thiết với
gia đình Mự tôi từ xưa; nên đã không quản chi tiếng xấu “gia đình địa
chủ” mà lại muốn hỏi ả Liệu (chị Lê Thị Liệu) tôi cho anh Cấu. Thế là
anh Trương Văn Cấu và gia đình chọn một buổi chiều, chắc là “ngày tốt”
rồi, nên lên chơi nhà để “xem mắt” ả Liệu. Trước khi đi, nghe đâu anh
Trương Văn Cấu đã được ôông Câu Chắt dặn dò rất kỹ: Nhà ả Chắt (tục danh
Mự tôi), có thằng con út đã 8 – 9 tuổi gì đấy, nhưng ngài (người) nhỏ
thó, nhẳng (gầy) và đen nhẻm. Khi gặp hắn thì trao gói kẹo, như một cử
chỉ để “làm quen” với nhà người ta.
Thật không may, chiều đó tôi đang men theo từng đám mả ngoài đôồng
(đồng) để tìm hái rau “choòng” cho lợn ăn. Trong khi Thận (tên tục là
“Chó Thé”), thấy người ăn mặc mới lạ vào nhà tôi; liền chạy theo rồi
cùng vô nhà và hồn nhiên đứng cạnh khách như con cái trong gia đình vậy.
Có lẽ anh Cấu cũng đã ngắm nghía rất kỹ người ngợm thằng “không dư hơi”
mà đứng cạnh mình này rồi, nên chắc mẩm: đây chính là “đứa em trai út”
của o Liệu, thế là “anh rể tương lai” trao luôn cho cậu ta (Chó Thé) bọc
kẹo rõ to, có chữ Trung Quốc in bên ngoài bao cùng màu sắc rất đẹp.
(Nghe đâu, anh Cấu cũng từ Khu học xá Nam Ninh – Trung Quốc vừa về nước,
nên mới có bọc kẹo “ngoại quốc” thậy sang và quý đó). Nhận bọc kẹo từ
trên tay anh Cấu, Chó Thé chạy vụt ra cươi (sân) và ngay tức khắc biến
liền khỏi nhà tôi như con sóc. Mự Chắt không kịp phản ứng bất cứ động
thái gì, nên anh Cấu cũng chẳng biết việc mình quá “nhầm lẫn” vừa xẩy
ra.
Vớ được bọc kẹo đặc biệt ngon, Thận chạy nhanh ra đồng reo hò inh ỏi và
chia cho vài ba đứa mấy cái để khoe. “Tiếng lành đồn xa” thành tiếng
“rất xấu” với tôi – một đứa trẻ thôn quê đang mùa đói khổ bởi vẫn trong
cơn hoạn nạn, điêu linh của gia đình: “Anh rể thằng Vinh “mắt đui lồi”
ra (anh Trương Văn Cấu vốn bị cận thị nặng. Thời đó, ở xứ Hòa Ninh ni,
người ta coi như là “dị nhân”), đã “nhìn gà hóa cuôốc” nên trao nhầm kẹo
cho thằng Chó Thé”. Cứ thế, đi đâu, tôi cũng bị chế diễu bởi cái “điệp
khúc” thật không hay, tơi bời đó.
* * *
THẦY PHẨM MẤT TRÚM
Còn nhớ lần thầy Đoàn Phẩm (dạy tụi ta hồi lớp 1 hay lớp 2 ấy?) bị mất
cả bộ trúm thả lươn. Thầy liền đi tìm và quả nhiên thấy ngay sau chuồng
bò o Tri Hóc (mạ anh Hậu – tức anh Nguyễn Chí Thành). Thầy Phẩm nghi
ngay Chó Thé (tên tục Thận hồi nhỏ) lấy trộm. Người đang “đằng đằng sát
khí”, thầy xách cả xâu trúm vừa tìm lại được (khoảng trên chục chiếc),
đến nhà Cu Thé (tục danh bọ Thận) để trị học trò đã ăn trộm trúm của
mình cho biết tay. Gặp ngay được kẻ “phản thầy”, nhưng Thận kêu oan,
liền đổ cho (khai ra) thằng Cu Nậy (Lê Đình Hải – con thím Mẹt Thạch).
Thầy Phẩm xách cổ Thận vô nhà thím Mẹt Thạch để đối chất. Biết chuyện,
chưa cần đúng sai, thím Mẹt xắn hai ống quần đũng què lên sát bẹn, đứng
ngay tại nơi vừa gặp thầy Phẩm sát chuồng lợn đầu hồi nhà, rồi hướng mặt
về phía nhà thầy Phẩm ở, nhảy lên như con choi choi chưởi (chửi) đổng
ông con trai bằng một “giọng Bắc” ngân dài thứ thiệt: “Ôi thằng nghịc tử
Hải ơi, răng mi dè mặt trời mà chợn (giỡn)?“. Thầy Phẩm tím mặt, phải
chịu thua mà bỏ về.
Hồi đó, thầy Phẩm đan trúm bằng tre cật, nắp thì khót (đẽo gọt) bằng
thân cơn dưới (cây duối) rất kỳ công, tất cả đều tròn vo mười nùi như
một (hầu hết mọi người trong làng thường dùng nùi rơm để bịt miệng trúm
rất chi đơn giản). Nhà Cu Nậy (Hải) không có tre pheo gì nên phải ăn
trộm trúm thầy giáo để nộp anh Thành mới được vô hội “thả trúm” do anh
lập ra. Nhà Vinh có cả nương tre rậm rạp, nhiều vô kể; đã chặt lén khi
mự (mẹ) Vinh đi chợ, nộp anh Thành 2 cơn (cây) vừa to vừa dài mới được
anh ấy cho đi theo. Thế nhưng cả mùa thả trúm lươn, chưa bao giờ được
anh Thành chia cho con lươn mô (con nào).
***
CON CẤY CHỌC ĐÁI THẦY, CON TRAI ‘LÃNH ĐỦ’
(Con gái chọc dái thầy, con trai lĩnh đủ)
Thím Mẹt Thạch “ám chỉ” thầy giáo Phẩm qua câu chưởi đổng “răng mi dè
mặt trời mà chợn” là có cái lý của thím ấy. Bởi ông thầy ni đập học trò
dã man lắm. Bạ cấy chi là phang cấy nấy (vớ được thứ gì đánh thứ nấy).
Nhiều phen thầy đấm vô trôốc (đầu), tát học trò cả nam lẫn nữ không tiếc
tay. Bao lần gọi học trò lên bảng, do không thuộc bài hoặc nói chuyện
riêng bị thầy bắt được, ông túm tóc từng đứa đập trôốc vô tường hoặc
bảng gây tiếng kêu “chạch! chạch!”…
Đúng hôm thầy Phẩm mặc quần soóc đi dạy, Em Nậy (Phê) đem chiếc thước
dài khoảng nửa thước Tây tới lớp (thường nhật, hắn hay bào thước gỗ cho
hết đứa ni đến đứa khác trong lớp rất hào phóng); giữa tiết học, khi ông
giáo ngồi xuống ghế đặt ở trên bục giảng và đang “thì” cao giọng giảng
bài, nó dùng chiếc thước đó cùng con Thai chỉ trỏ thế nào mà lại bị “quá
tay” nên đụng luôn đái (dái) thầy giáo bởi đang thò ra ngoài quần khiến
hai đứa chộ (nhìn) được. Thầy giật bắn mình lên, mặt đỏ gay như máu
đang sôi, rồi điên khùng xông thẳng tới chỗ Vinh – Chắt Tíu (Lê Quang
Vinh), Chó Thé (Đoàn Văn Thận), Hải – Mẹt Thạch (Lê Đình Hải) và Chó
Xướng (Đoàn Thanh); quát bắt tất cả đứng lên. Thầy dơ nắm đấm đập vô
trôốc, vô mặt túi bụi cánh tui. Xong đuổi cả 4 đứa ra ngoài thềm, còn
tiếp tục lấy dùi trôống (trống) phang cho đến khi “khói” trên trôốc bay
lên nghi ngút (hồi nhỏ ăn ở rách rưới, bẩn thỉu nên người ngợm đứa mô
đứa nấy đầy ghét, đập vô là bụi bay lên như “khói”).
Lâu nay, trong thâm tâm thầy giáo Phẩm, cả lớp chỉ có 4 thằng ni là quỷ
sứ (nghịch nhất), nên phải cho 3 đứa con cấy (gái) ngồi xen kẻ để “kèm”
là Thai, Phê và ả Dùng (Nguyễn Thị Dùng, chị gái Nguyễn Bình – hai chị
em con ông Cu Ý cùng học lớp 1 đến lớp 4 với LQV). Đội hình 7 đứa ngồi
ngay bàn học đầu, sát bàn thầy giáo để ông dễ “kiểm soát”.
“Sự cố” (thọc thước vô đái thầy) vừa xẩy ra, thầy giáo đã nghĩ ngay chỉ 4
đứa ranh ni chọc tức ông thôi (không hề ngần ngại đắn đo gì, phản ứng
theo kiểu “mặc định” như trong máy tính bây giờ). Thế là thầy dần (nện)
luôn cả “bộ tứ” nghịc tặc này không thương tiếc. Thầy trừ hẳn 3 đứa con
cấy, vì ông không bao giờ nghi ngờ tới tụi nó. Mà tụi tui cũng không
biết việc chi đang diễn ra…Thực sự như vậy.
Thật oan quá, oan tụi tui quá.
Thầy Đoàn Phẩm hay đánh học trò, mà đánh rất dữ nữa; ai ai cũng biết.
Cha mẹ học sinh càng biết rõ qua con cái họ. Bao thế hệ học trò từng học
ông, đến nay hễ nhắc đến người thầy giáo này đều không thể quên chuyện
buồn đó ở thời thơ ấu. Thế nhưng chẳng hiểu sao, nhà trường ngày ấy
không bao giờ có được sự ngăn cản hành vi bạo lực học đường của giáo
viên; khiến nó diễn ra hằng ngày, hết năm này đến năm học khác đối với
bao trế hệ con trẻ? Còn chúng tôi, từ bé chí lớn đều một lòng kính thầy,
có lẽ không một ai oán trách thầy giáo của mình. Đúng như câu châm
ngôn: “Nhất tự vi sư, bán tự cũng vi sư“! Cầu mong thầy giáo nay đã qua
tuổi 90, sức khỏe ổn định để sống thọ tới trăm năm…
***
MÙI VỊ TUỔI MỚI NẬY (LỚN)
Anh Thành (Hậu) là “Hiệu Đoàn trưởng” của Trường Cấp 2 xã Quảng Hòa (Bí
thư Đoàn trường) – to lắm; Đoàn Văn Khương – con ôông mệ Dịch Thái (khác
xóm, ở chòm Vĩnh Hòa) là “Liên đội trưởng” Đội Thiếu niên Tiền phong
(TNTP) của ngôi trường này. Cánh ta sợ và phải luôn nịnh thằng Khương
mới được hắn cho vô Đội.
Thằng Khương lúc ni nhỏ rứa, đã ưng con Viện (Nguyễn Thị Viện – con mệ
Tổng Đồng, đang học lớp 4 với mình). Khương viết nhiều thư tán tụng con
Viện; Viện không ưng, cứ đưa cho Lê Quang Vinh đọc và nhờ Vinh “bút
chiến” lại. Vinh thấy chuyện kỳ kỳ, hay hay, đã “trổ tài” viết hàng chục
bức thư chưởi bới lại Đoàn Văn Khương. Chuyện ni, thằng Bằng Lé (Nguyễn
Bằng – con ông Nguyễn Khánh) – gọi Khương bằng “chú”, biết rõ ngọn
ngành, vì Nguyễn Bằng là người được Khương tin tưởng nhờ chuyển thư qua
lại con Viện. Mấy chục năm sau, gặp nhau ở Hải Phòng, Lê Quang Vinh kể
lại cho Khương biết, Khương “cú” lắm. Con Viện được mấy đứa nữa ưng, như
thằng chi con mệ Hương Lon ấy; à nhớ rồi: thằng Hoàng Văn Du, cũng ưng
mê mệt Viện (hình như sau này thành vợ chồng thiệt?).
Lê Quang Vinh lúc ni, chưa hề ưng ai, mà chỉ hơi… “thích thích” con Lài
mẹt Ngụ – Lê Thị Bích Lài (chỉ tí tẹo, chút đỉnh thôi). Nên nhiều hôm ra
rào (sông) tắm, lại cứ đi vòng qua trước cửa nhà con Lài để được nhìn
hắn.
Năm học lớp 5 (1961 – 1962), thằng Hải (Lê Đình hải) yêu con Năm –
Nguyễn Thị Năm – con cấy (con gái) ôông Khởi thợ may ngài (người) Phù
Trịch, dân ngụ cư làng ta – nhà ở ngoài chợ Trường. Con Năm ngài phổng
phao to cao trước tuổi, da trắng, mặt đầy mụn trứng cá (lúc mô cũng chín
đỏ lựng cả hai má). Con ni, phía sau hay buộc tóc kiểu “đuôi ngựa” hất
cao, trước trán lại cắt tém “tóc thề” ngay ngắn. Cổ đeo cườm hạt huyền
lấp lánh (đen nhánh). Hắn học sau cánh ta đến 2 lớp, nhưng trông như
“thanh niên” vậy. Thím Mẹt Thạch biết chuyện, ra chợ tìm con Năm túm
chưởi bới dữ lắm, thế mà hai đứa vẫn “không buông nhau”.
Sau lên lớp 7 (1963 – 1964), Hải lại yêu con Định (Trương Thị Định – con
ôông Câu Chắt, tức Trương Ngô, chòm An Hòa). Tháng 9/1964, đêm cuối
cùng tiễn Hải lên đường nhập ngũ, Lê Quang Vinh và Lê Đình Hải cùng nằm
với nhau tại Trường cấp 2 Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Đêm đó, Hải thức trắng, viết cho Định bức thư kín 4 trang giấy bù bằng
bút chì. Chữ Lê Đình Hải rất đẹp. Vừa chân phương, vừa bay bướm. Thế mới
lạ. Thư để trần, không phong bì nên mình có đọc. Văn của Hải chan chứa
bao yêu thương và hy vọng.
Chiều hôm sau, về làng; mình chuyển thư Hải tận tay Định. Định nhận thư,
im lặng; không nói gì. Mệ Câu Chắt (mạ Định) đang đau (ốm) gì mà nằm im
trong giường chỉ cách bàn tiếp khách trong nhà một màn vải treo ngang,
nên nghe hết mọi chuyện. Thế nhưng, cụ cứ tưởng Lê Quang Vinh đang tán
tỉnh, tỏ tình với Định, liền vùng lên chưởi cả hai đứa. Lê Quang Vinh và
Định sợ quá, ngậm câm, không nói được câu nào và mình thì xấu hổ bỏ về.
Chia tay Hải và Định chỉ có vậy. Không ngờ đó là các cuộc chia ly mãi mãi. Thật thương hai đứa vô vàn Thận ạ…
LQV
Hà Nội, 15 giờ 8’ – ngày 20/5/2016
Các ý kiến gửi qua FB và Email tới tác giả
Đoàn Văn Thận (Nhân vật trong bài là “Chó Thé”):
Nhà báo còn nhớ nhiều kỷ niệm của một thời học trò quá. Trong tất cả
những câu chuyện mà nhà báo Lê Quang Vinh kể lại, tôi vẫn thích nhất là
chuyện mệ mẹt Thạch chưởi con mình, nhưng thực chất đó là lời “chơi
chữ” đối với người. Các bạn nghĩ lại những câu phân tích trong bài viết,
mới cảm thấy sự tế nhị và sâu sắc biết nhường nao. Tình bạn bè của
chúng tôi là vậy đó.
Lê Quang Vinh Cảm
ơn rất nhiều người bạn thiếu thời, khổ hơn tôi nhiều lần vì tuổi thơ
mất mạ quá sớm (Tôi mồ côi cha khi mới 18 tháng tuổi; dẫu vậy, vẫn được
như câu tục ngữ “Mất cha ăn cá, mất mạ liếm lá ngoài đường”). Mạ đẻ của
Thận gọi mệ nội Đoàn Thị Diệp của tôi là O (tức “cô” họ). Cụ năm đời bên
mệ Nội tôi chính là cụ Ngoại của Thận. Ngày nhỏ Thận suốt ngày rèo bò,
bứt cỏ (chăn bò, cắt cỏ); mọi việc nặng nhọc của đồng áng đều qua tay.
Vì thế mặt dài ngoẵng, người còm nhom, gầy đen như “quỷ đói”. Tôi ít khi
chộ (thấy) Thận mặc áo – trừ những ngày đông, tháng giá. Anh em tôi
cùng học và chơi thân suốt thời cấp 1, cấp 2. Ôi, còn đến ngày nay là cả
một “bồ phúc đức” đối với hai đứa; bới bạn bè cùng lứa đa phần đã …đi
rồi. Nào là Lê Đình Hải, Trương Thị Định, Nguyễn Tuất, Nguyễn Bình, anh
Hậu (Nguyễn Chí Thành), Đoàn Thị Vân; thua vài tuổi như Nguyễn Cho (nhà ở
phía sau nương mệ cai Ngô), Dần (con gái ông cu Khải)…Xin thắp nén
nhang lòng vọng bái tới các anh chị đó. Thận nhé.
Ðến
22 tháng 5 năm 2016 – lúc 10:15 PM
Kính gửi Anh Vinh,
Em đọc văn của Anh mà thấy mọi việc cứ như đang trước mắt. Em cảm ơn Anh đã tái hiện lại những ngữ cảnh đầy yêu thương này.
Kính,
Lê Tuấn Anh
Dang Dinh Dai (Thầy
gáo Ưu tú – nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều – TP. Hà
Nội): Những kỷ niệm của 60 năm trước mà vẫn nhớ được như thế này, xin
bái phục ông ! Riêng chuyện thầy Phẩm chắc ông cũng biết người xưa vẫn
truyền tụng “hay chữ – dữ đòn” vì vậy không ít nhà giáo thời đó thể hiện
“dữ đòn” để khẳng định “hay chữ” đáy ông ạ !
Ðến
Hôm nay 22/5/2016 vào lúc 21:27
Thân gửi Nhà báo Lê Quang Vinh
Anh đưa tôi về tuổi thơ ngây
Những chuyện cũ mà nhớ lâu đến thế!
Sông chảy từ nguồn, sông về với bể
Lớp bạn bè tóc đã trắng hoa cau.
Dù ở đâu, dù cách xa nhau
Vẫn vương vấn thủa “trôốc” trần, chân đất.
Chuyện xưa – tuổi học trò rất thật
Trong tôi cũng có một “Ba Đồn”…
Lê Tuấn Hiến
Minh Ly Hoang (Trong
bài là “Lý Hội Khuyện”): Thán phục L.Q.V biết và nhớ nhiều
chuyện thời trẻ con, dù mình học cùng lớp, nhưng chỉ biết và
nhớ chuyện con Nậy chọc thước vô thầy Phẩm và cả chuyện thầy
hay đánh học trò…Có lần lâu rồi, tình cờ gặp Phê ở Cảnh Dương,
nhắc lại chuỵân xưa, hai đứa cười chảy nước mắt, không biết
nay Phê sao rồi, Vinh co tin gì không?
Lê Quang Vinh Gần
60 năm nay, Vinh không hề gặp lại Em Nậy. Buồn quá. Ngày nhỏ, nó làm
thợ mộc vô cùng giỏi. Mỗi ngày làm được một cái giường đôi đấy.
Minh Ly Hoang (Trong
bài là “Lý Hội Khuyện”): Vinh ơi, Lý vừa vào trang bạn bè của V,
thấy có Đòan khắc Diện, có phải Diệm ở gần nhà Thận và vợ
tên là Anh con mệ Bống không, nay D ở Hà Nội à, nếu gặp cho Lý
gửi lời thăm nhé.
Minh Ly Hoang (Trong bài là “Lý Hội Khuyện”): Sao Vinh biết và nhờ được nhiểu chuyên thế, bái phục, bái phục.
Khắc Diện Đoàn Cám ơn Bạn Vinh đã sao lục lai những kỷ niệm cảa thời thơ ấu làm cho tôi vô cùng xúc động ôn lại một thời quá khứ.
Mình chúc Vinh cùng đại gia đình sức khoẻ, vui vẻ luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Mình chúc Vinh cùng đại gia đình sức khoẻ, vui vẻ luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Ðến
Ngày 21 tháng 5 năm 2016 lúc 1:31 PM
Bác
có nhiều chuyện đời thường hay thế. Đúng là một thời ai dễ bỏ qua. Bác
có nội tâm sâu lắng không phôi phai, không hề nhạt nhoà… Không phải ai
cũng lưu chuyện thuở ấy được!
Kính chúc Bác vui khoẻ với nhiều tác hẩm mới.
E Thắng Lê
Đã gửi từ iPhone cá nhân
Đã gửi từ iPhone cá nhân
Ðến
Ngày 21 tháng 5 năm 2016 – lúc 2:43 PM
Vinh
thân mến! Mình đã đọc bài của bạn và phục tài về trí nhớ của bạn về
những kỷ niệm thời đi học.Thời ấy còn nhiều kỷ niệm khó quên như đánh
khăng, đánh đáo, đánh củ, i, ù mọi, làm pháo đất mà giờ đây không còn
gặp ở tuổi học trò. Bạn viết di nhé! Viết thành sách hẳn hoi. Chúc Vinh
thành công.
Khắc Diện Đoàn (Trong
bài là Đoàn Khác Diệm): Cám ơn Bạn Vinh đã sao lục lai những kỹ niệm
cũa thời thơ ấu làm cho tôi vô cùng xúc động ôn lại một thời quá khứ.
Mình chúc Vinh cùng đại gia đình sức khoẻ,vui vē luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Mình chúc Vinh cùng đại gia đình sức khoẻ,vui vē luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Ðến
Hôm nay 21/5/2016 vào lúc 15:17
Trên đời này mấy ai còn nhớ dược những kỷ niệm thời để chỏm với thày giáo mình như nhà báo. Thật xúc động. Xin cảm ơn !
Đoàn Văn Thận That
may man cho minh la mot dua tre mo coi tu luc nho nhung nho phuc am ong
ba to tien va su cuimang dun boc cia xom lang ban be nhat la mu chat
nen minh da vuot qua con hoan nan va vuon len tuy chua bang ban be cung
trang lua song do cung la su co gang cua ban than chuc ba vui ve co
nhieu ki niem dep de ke cho nhau nge cua mot thoi tuoi tho chuc ban hanh
phuc gui loi tham chi lieu chi lai cau chuc dai gia dinh vui khoe tre
mai
Đoàn Văn Thận Thật
may mắn cho mình là một đứa trẻ mồ côi mẹ từ lúc nhỏ, nhưng nhờ phúc ấm
Ông bà Tổ tiên và sự cưu mang đùm bọc của xóm làng, bạn bè; nhất là mự
Chắt (mẹ Lê Quang Vinh) nên mình đã vượt qua bao cơn hoạn nạn va vươn
lên. Tuy chưa bằng bạn bè cùng trang lứa, song đó cũng là sự cố gắng của
bản thân. Chúc bạn vui vẻ, nhớ thêm nhiều kỷ niệm đẹp để kể cho nhau
nghe về một thời của tuổi thơ. Chúc bạn hạnh phúc; gửi lời thăm chị liệu, chị lài; cầu chúc đại gia đình vui khỏe, các anh chị trẻ mãi...
This message has been truncated
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG * CỘNG SẢN LỪA BỊP
03/06/2016
Sung sướng vì được mắc lừa
Nguyễn Đình Cống
Hãy phân tích thật kỹ xem câu
“Hai bên cam kết không liên kết với nước khác để chống nước thứ ba”
[trong hiệp định ký kết với Trung Cộng] có những ý nghĩa gì. Nước khác
là nước nào, nước thứ ba là nước nào. Có khả năng xảy ra nước thứ ba
chính là Việt Nam, là Trung Quốc hoặc một nước thân cận của hai nước
trên hay không. Không có một qui ước nào loại trừ khả năng đó. Vậy nếu
xảy ra như vậy thì sao. Mà sự tranh chấp ở Biển Đông vừa qua và sắp tới
có khả năng xảy ra như thế.
Giả thử xảy ra tranh chấp giữa
Trung và Việt đến mức dùng vũ lực. Với sức mạnh của mình thì Trung Quốc
cần gì liên kết với nước khác để chống nước thứ ba là Việt Nam. Ngược
lại, Việt Nam, dù là để tự vệ, dù để chống lại sự xâm lược phi nghĩa của
Trung Quốc thì rất cần sự liên kết với nước khác cùng chí hướng, cùng
mục tiêu (ngoài việc nhận sự cổ vũ chỉ bằng mồm của nhiều nước yêu hòa
bình). Lúc này, nếu VN nhận sự viện trợ quân sự của một nước nào đó thì
rõ ràng là đã vi phạm cam kết, Trung Quốc có cớ để lên án như đã từng
viết khẩu hiệu và tuyên truyền “Việt Nam ăn cháo đái bát” và gây chiến
tranh biên giới năm 1979 để dạy cho VN một bài học. Còn nếu VN sợ bị vi
phạm vào cam kết mà không thể liên kết với nước khác thì rõ ràng là đã
tự trói mình để chịu lâm vào thế nguy hiểm.
Điều quan trọng, có ý nghĩa là :
“Hai nước cam kết không gây hấn, không lấn chiếm đất và biển của nước
khác” thì không viết, lại viết “Cam kết không liên kết với nước khác…”.
Bất kỳ một người nào có suy nghĩ đều dễ nhận ra ý đồ lừa bịp, chỉ có
những lãnh đạo cộng sản VN là không thấy hoặc có thấy nhưng vì lý do nào
đó mà cứ đưa ra để khoe khoang, để tự sướng. Xem lại lịch sử, sứ thần
của các triều đại trước khi đi sứ Thiên triều không có ai bị mắc lừa như
vậy.
1- Bị lừa hay được mắc lừa
Thông thường mắc lừa là “bị” chứ không thể “được” và khi phát hiện ra bị
mắc lừa thì đau khổ, tức giận, hối tiếc rồi rút bài học, rút kinh
nghiệm để khôn ra chứ không thể sung sướng . Thế mà lại có chuyện sung
sướng vì được mắc lừa mới oái oăm chứ. Tất nhiên người ta không reo mừng
rằng tôi sướng quá vì được mắc lừa đây, chỉ thể hiện bằng cách khác mà
người ngoài đoán ra được.
Tại sao bị lừa mà vẫn tỏ ra sung sướng, có thể do 1 trong 2 nguyên nhân
sau: 1- Vì kém thông minh (nói đúng ra là vì ngu dốt) mà nhận thức nhầm,
trong một thời gian cứ tưởng rồi sẽ được lợi gì đó, không biết đã bị
lừa. 2- Biết bị lừa, nhưng vì đã thông đồng với kẻ lừa để hưởng một món
lợi nào đó hoặc vì biết mình quá ngu mà bị lừa nhưng đã quá huênh hoang
nên tìm cách che giấu hoặc tìm cách lừa dối người khác để trốn tội.
Xét trong chiều dài lịch sử, bọn phong kiến Trung hoa đã nhiều lần lừa
vua quan Việt, trong đó chỉ một số ít lần người của ta bị mắc , còn phần
lớn nhờ cảnh giác cao mà tránh được. Chỉ có dưới thời thống trị của
Đảng CS, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã bị lừa trong rất nhiều chuyện
mà vẫn cứ sung sướng nhắc đi nhắc lại mỗi khi có dịp.
2- CSVN đã bị CSTQ lừa rất nhiều, chỉ xin nêu vài chuyện
1- Từ năm 1941 đến 1946 Hồ Chí Minh rất muốn kết bạn với Mỹ. Chuyện này
nhiều người đã biết, nay kể thêm: Ngày 2 /9/1945, tại quảng trường Ba
Đình, sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập thì trong diễn văn tiếp
theo Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Mỹ là nước dân chủ, không có
tham vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của
ta nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”. Nhưng rồi từ 1949 CS VN bị
Mao Trạch Đông lừa, cho rằng đế quốc Mỹ là kẻ thù của giai cấp vô sản
toàn thế giới, kẻ thù số 1 của phe XHCN. Việt Nam có vinh dự là tiền đồn
phe XHCN, là người lính xung kích chống đế quốc. Trung cộng sẽ giúp
Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng. Và rồi Lê Duẩn sung sướng
công nhận VN đánh Mỹ là đánh cho cả Liên xô và Trung quốc. Bây giờ mới
tỉnh ngộ ra là Mỹ chỉ muốn ngăn chặn làn sóng cộng sản từ Liên xô và
Trung Quốc chứ không hề có ý đồ xâm lược nước nào. Biết ra thì đã quá
muộn nhưng vẫn không dám công nhận, vẫn tuyên bố là rất tự hào đã làm
người lính xung kích chống đế quốc.
2- Năm 1958 Chu Ân Lai ra tuyên bố về quyền lãnh hải của Trung quốc bao
trùm một phần lớn Biển Đông. Bản tuyên bố này bị nhiều nước phản đối.
Chỉ có Phạm Văn Đồng và cả Hồ Chí Minh bị lừa để ra Công hàm 1958, gián
tiếp công nhận nhiều đảo ở biển Đông là của Trung Quốc. Năm 1974 Trung
Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. ĐCSVN sung sướng vì Trung Quốc đã lấy được các
đảo từ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, cho rằng để TQ giữ các đảo đó tốt
hơn so với việc chúng do chính quyền Việt Nam cộng hòa kiểm soát.
3- Thời gian trước năm 1979 ĐCSVN bị Trung Cộng lừa tôn thờ tư tưởng Mao
Trạch Đông, sung sướng cho rằng được theo Mao để chống đế quốc và bọn
xét lại là hạnh phúc lớn. Cũng chính vì mắc lừa ĐCS TQ mà đã gây nên
thảm họa đàn áp không biết bao nhiêu người ưu tú (vụ án chống đảng do Lê
Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn tạo dựng). Sau năm 1990 bị lừa ở Hội
nghị Thành Đô, ký kết 16 chữ vàng và 4 tốt, tôn sùng ĐCS Trung Quốc là
lãnh đạo, là thành trì của CM vô sản thế giới, sung sướng cho rằng còn
Trung Quốc XHCN thì VN không lo gì hết, sung sướng và tự hào rằng ngọn
cờ tiên phong của cách mạng vô sản thế giới đã chuyển vào tay của ĐCS
Trung Quốc và Việt Nam. Thực chất thì Trung cộng lừa cho Việt Cộng kiên
trì đường lối XHCN để dễ bề thôn tính.
3- Phân tích vài điều gần đây
1- Trong Hiệp định và tuyên bố chung có điều sau: “Hai bên cam kết không
liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba”. Đó là điều lừa dối vô
cùng xảo quyệt của Trung Cộng mà mỗi lần có dịp là các lãnh đạo Việt
Nam lại nêu ra với đầy vẻ tự hào.
Hãy phân tích thật kỹ xem câu “Hai bên cam kết không liên kết với nước
khác để chống nước thứ ba” có những ý nghĩa gì. Nước khác là nước nào,
nước thứ ba là nước nào. Có khả năng xảy ra nước thứ ba chính là Việt
Nam, là Trung Quốc hoặc một nước thân cận của hai nước trên hay không.
Không có một qui ước nào loại trừ khả năng đó. Vậy nếu xảy ra như vậy
thì sao. Mà sự tranh chấp ở Biển Đông vừa qua và sắp tới có khả năng xảy
ra như thế.
Giả thử xảy ra tranh chấp giữa Trung và Việt đến mức dùng vũ lực. Với
sức mạnh của mình thì Trung Quốc cần gì liên kết với nước khác để chống
nước thứ ba là Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam, dù là để tự vệ, dù để
chống lại sự xâm lược phi nghĩa của Trung Quốc thì rất cần sự liên kết
với nước khác cùng chí hướng, cùng mục tiêu (ngoài việc nhận sự cổ vũ
chỉ bằng mồm của nhiều nước yêu hòa bình). Lúc này, nếu VN nhận sự viện
trợ quân sự của một nước nào đó thì rõ ràng là đã vi phạm cam kết, Trung
Quốc có cớ để lên án như đã từng viết khẩu hiệu và tuyên truyền “Việt
Nam ăn cháo đái bát” và gây chiến tranh biên giới năm 1979 để dạy cho VN
một bài học. Còn nếu VN sợ bị vi phạm vào cam kết mà không thể liên kết
với nước khác thì rõ ràng là đã tự trói mình để chịu lâm vào thế nguy
hiểm.
Điều quan trọng, có ý nghĩa là : “Hai nước cam kết không gây hấn, không
lấn chiếm đất và biển của nước khác” thì không viết, lại viết “Cam kết
không liên kết với nước khác…”. Bất kỳ một người nào có suy nghĩ đều dễ
nhận ra ý đồ lừa bịp, chỉ có những lãnh đạo cộng sản VN là không thấy
hoặc có thấy nhưng vì lý do nào đó mà cứ đưa ra để khoe khoang, để tự
sướng. Xem lại lịch sử, sứ thần của các triều đại trước khi đi sứ Thiên
triều không có ai bị mắc lừa như vậy.
2- Điều khác: “Hai bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp bằng thương
lượng hòa bình mà không đe dọa dùng vũ lực”. Điều này là đúng nhưng chưa
đủ. Nếu xảy ra tranh chấp, một bên đòi thương lượng hòa bình nhưng bên
kia không chịu, hoặc thương lượng không đi đến kết quả thì giải quyết
như thế nào. Theo các hợp đồng dân sự, khi hai bên không tự thỏa thuận
được với nhau thì phải đưa tranh chấp ra xét xử ở một tòa án hoặc cơ
quan trọng tài. Điều này phải được ghi rõ trong hợp đồng. Vậy quan hệ
giữa 2 nước Việt - Trung thì sao. Phải chăng là không sao cả, trông chờ
vào đại lượng của Thiên triều.
Trong Lời kêu gọi vào tháng 12 năm 1946 Hồ Chủ tịch viết: Chúng ta muốn
hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng
thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
Còn hiện nay. Cứ mỗi lần Trung Quốc lấn chiếm hoặc gây sự thì từ phía VN
chỉ có người phát ngôn Bộ Ngoại giao ra tuyên bố phản đối và yêu cầu
đừng tiếp tục, lại huênh hoang là tôn trọng hòa bình và luật pháp quốc
tế, còn Chính phủ và Quốc hội thì quyết giữ phương châm“ Im lặng là
vàng”. Thế rồi Trung Quốc cứ lấn, Việt Nam cứ lùi, vừa lùi vừa tuyên bố.
Phải chăng chúng ta muốn hòa bình nên năm 1988 để cho 64 chiến sĩ trên
đảo Gạc Ma khoanh tay chịu sự thảm sát của lính Trung Cộng, để cho tàu
ngư dân bị bọn lạ đâm chìm mà không dám chống cự, để cho hết hòn đảo này
đến hòn đảo khác lọt vào tay Trung Cộng. Cùng bị lấn chiếm biển đảo,
Philipin bị ít hơn nhưng họ kiên quyết kiện ra Tòa án Quốc tế sau khi TQ
không chịu thương lượng. Còn chúng ta, chỉ thấy tuyên bố của Bộ Ngoại
giao. Phải chăng trong việc này lãnh đạo VN cũng sung sướng vì được mắc
lừa.
3- Chuyện gần đây. Trước khi xảy ra thảm họa Biển Miền Trung từ tháng
4/2016, nhiều lần qua báo chí và về Hà Tĩnh tôi được nghe ca ngợi hết
lời về khu công nghiệp Vũng Áng và những mối lợi to lớn do Formosa hứa
hẹn mang lại. Bây giờ mới vỡ lẽ đang mắc lừa, đang không phải ở mức
“ngậm bồ hòn làm ngọt” mà là dùng độc dược để giải khát. Bị mắc lừa rồi
nhưng không dám nhận mà đang tìm cách quanh co để bao che, phải chăng để
tiếp tục hưởng sự sung sướng và đi lừa lại người khác.
4- Đến lượt CSVN lừa nhân dân
Việc lãnh đạo CS và dân VN bị Tàu chệt lừa thì viết vài quyển sách dày
để dẫn chứng và phân tích e cũng chưa hết, trên đây chỉ mới nêu ra một
phần rất nhỏ. Người ta bảo, sau khi biết bị lừa thì sẽ thu được bài học
quý giá mà khôn ra, thế nhưng mãi mà chả thấy CSVN khôn ra được tí nào.
Không những thế, sau khi bị lừa, một số lãnh đạo CS còn mang những điều
đó lừa lại nhân dân. Hay biết đâu, CSVN không cho rằng họ bị lừa mà thực
chất họ muốn như vậy, muốn làm tay sai đắc lực cho CSTQ, muốn đem đất
nước này lệ thuộc vào CSTQ để tạo nên một thời kỳ Bắc thuộc mới. Thảm
thương thay cho một số khá đông trong dân tộc VN mấy chục năm bị lừa mà
vẫn sung sướng, vẫn tự hào vì nhận được sự lừa gạt đó, vẫn tưởng rằng
đang được hưởng một nền “dân chủ đến thế là cùng”, đang được dẫn dắt đến
thiên đường nơi hạ giới. Có một số ít người nhận thức được, nói ra điều
bị lừa thì lại bị vu cáo, bị đàn áp. Biện pháp để tránh bị mắc lừa là
nâng cao dân trí, chống lại sự u mê và nhồi sọ, mở mang sự tiếp xúc với
xã hội văn minh. Điều đáng mừng là một số dân Việt đã nhận ra và đang đi
theo hướng đó.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
TRUNG QUỐC TÀN PHÁ TÂY TẠNG
Câu chuyện phá hoại nền văn hóa tôn giáo Tây Tạng ở TQ
- Ngày đăng 30-05-2016
- Theo Đại Kỷ nguyên
Việc chính quyền Trung Quốc chỉ hạn chế dùng người Hán cầm quyền ở
Tây Tạng là không hợp lý, mục đích của thủ đoạn này để giữ vững quyền
thống trị.
Thủ đoạn của chính quyền Trung ương Trung Quốc một mặt để Tây Tạng luôn
lệ thuộc vào Trung Quốc, mặt khác vì muốn đồng hóa nền văn hóa Tây Tạng.
Nói cách khác, hiện nay không chỉ vấn đề “một nước hai chế độ” mà ngay
cả “một nước hai văn hóa” cũng trở thành mối đe dọa đối với sự thống
trị của Trung Quốc. Vì Trung Quốc luôn lo sợ phần tử mà họ coi là “phản
động” sẽ dùng chiêu bài truyền thống và tôn giáo, cho nên chính quyền
Trung Quốc muốn loại bỏ những giá trị này để nó không thể phát huy tác
dụng được nữa!
Trong lịch sử, chính sách “đồng hóa” của những kẻ đi chinh phục đối với
dân tộc bị chinh phục thường thấy là: loại bỏ tính khác biệt của dân tộc
bị chinh phục. Nhưng muốn ép một nền văn hóa sâu sắc có lịch sử phát
triển hàng ngàn năm theo một mô hình khác sẽ gây phản kháng mạnh mẽ, vì
đi cùng quá trình đồng hóa là những chính sách tàn bạo. Nhìn lại lịch
sử, đồng hóa là bắt người ta làm theo mô hình của mình, bao gồm kiểu
trang phục, nghi lễ, luật lệ, xóa bỏ chữ viết và hủy hoại tôn giáo bản
địa… thậm chí ở Tây Tạng còn xảy ra nạn thanh trừng quy mô lớn trong
thời “dẹp loạn đòi Tây Tạng độc lập” (1959) và thời “Cách mạng Văn hóa”
sau đó.
Tây Tạng còn được gọi là “Phật Quốc” vì Phật giáo là nền tảng của xã hội
truyền thống nơi đây, toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng được sinh trưởng và
phát triển từ đây, nó đã bám rễ vào cuộc sống của đa số người dân Tây
Tạng. Bạo loạn những năm 1950 có nguyên nhân vì chùa chiền bị biến thành
cứ điểm của quân đội, và nhiều nhà sư trở thành nhà lãnh đạo phong trào
bạo loạn. Khi chính quyền Trung Quốc “dẹp loạn” đã tấn công vào chùa
chiền, nhiều nhà sư bị bắt, chùa chiền bị san bằng.
Trong “Sự kiện Lhasa”, ông Mao Trạch Đông đã đề ra khẩu hiệu “Lạt-ma hãy
về nhà”, khi đó tăng ni Tây Tạng có khoảng 110.000 người. Sau “Sự kiện
Lhasa”, có khoảng 10.000 người chạy trốn ra nước ngoài. Trong khoảng
100.000 người ở lại chỉ có khoảng 7.000 người được cho phép ở lại trong
chùa miếu. Trong số hơn 2.600 ngôi chùa của Tây Tạng chỉ cho phép giữ
lại hơn 70 ngôi chùa. Theo con số này thì có đến 97% chùa bị phá hủy,
93% tăng nhân bị xua đuổi. Ông Mao Trạch Đông nhiều lần lên tiếng,
nguyên nhân chính khiến dân số Tây Tạng không tăng được là vì Lạt-ma
không được kết hôn, để giải quyết vấn đề này, Mao cưỡng ép Lạt-ma phải
thành thân với ni cô.
Cùng với cơn giông tố của “Cách mạng Văn hóa”, số chùa chiền còn sót lại
ở Tây Tạng tiếp tục bị phá hoại, trục xuất toàn bộ tăng ni ra khỏi
chùa, nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo, cuộc chiến “đấu tranh giai cấp”
này đã phá hoại toàn bộ nền văn hóa tôn giáo của Tây Tạng. Đồng thời,
chính quyền muốn người Tây Tạng xem Mao Trạch Đông là vị thần mới, hàng
ngày bắt đọc những câu nói của Mao, “sáng xin chỉ thị, tối báo cáo tổng
kết” trước chân dung Mao để tỏ lòng trung thành; tượng Mao Trạch Đông
được đưa vào thế chỗ những tượng Phật bị hủy hoại. Tác phẩm của Mao phát
hành ở Tây Tạng khi đó đạt đến con số mà mỗi người Tây Tạng phải có hơn
4 quyển; số người bị ép đi “tẩy não” lên đến hơn 1/3 dân số Tây Tạng;
tổ chức hơn 20.000 người tập trung tại Lhasa đồng thanh hát ca khúc ca
ngợi Mao… Từ góc nhìn thời đại ngày nay, những hành vi này là vô cùng
man rợ.
Có thể thấy, chính quyền Trung Quốc đã phá hoại toàn bộ tôn giáo Tây
Tạng. Nhưng dù sao tất cả chỉ là hiện tượng bề ngoài. Vấn đề Tây Tạng
cho đến ngày nay vẫn là một phiền phức lớn đối với chính quyền Trung
Quốc, nguyên nhân chính là những oán hận trong lòng người Tây Tạng chưa
bao giờ hết.
NGUYỄN BÁ CHỔI * XHCN VIỆT NAM
Việt Nam đã hoàn thiện CNXH
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Không đúng như lo ngại của đảng trưởng CSVN trước đây hai năm, đảng
“ta” đã xây dựng dứt điểm CNXH vượt chỉ tiêu trước thời hạn ít nhất là
một thế kỷ.
Hẳn mọi người đều nhớ, đặc biệt là những người còn đang tiếp tục mê man
con đường “bác đi” lại càng nhớ nhanh nhớ mạnh nhớ vững chắc, lời Tổng
Bí Lú phát biểu ngày 23/3/2013 trong cuộc thảo luận góp ý về bản dự thảo
hiến pháp mới:
“...Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến
hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (Thanh Nien online ngày 26-10-2013)
Khi nghe người thừa kế sự nghiệp “tìm đường kíu nước” của cha già DT
phán như thế, Cu Tèo hơi bị nản, nếu không nói là tuyệt vọng - nay gọi
chung một túm là “bức xúc”- vì chắc tỏng cu không còn ngo ngoe đến ngày
đó để mà thò vào thiên đường XHCN.
Cu đã có công với cắt mạng bằng việc bỏ học từ lớp ba trường làng, để đi
xây dựng CNXH. Ngày lên đường vô bưng, cu hồ hởi phấn khởi, những tưởng
nếu đời cu chưa được hưởng, thì cũng tới đời con- “hy sinh đời bố, củng
cố đời con” ấy mà, nhưng dè đâu, theo lời bác cả Lú, “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, thì chẳng những đời cu, đời con cu bỏng dỏng *, mà đời cháu cu cũng chắc gì có được chút cơm cháo của “CNXH hoàn thiện”.
Nói đến “CNXH hoàn thiện” là nói đến cái gì cũng tuyệt cú mèo. Nghe mà
ham. Ham nhất là nhân dân được leo lên làm ông chủ, bà chủ; còn cán bộ
thì xuống làm thằng đầy tớ, con đầy tớ nhân dân; không như dưới thời
Thực Dân, Phong Kiến, nhất là thời Mỹ Ngụy, nhân dân bị bọn cầm quyền
bóc lột tận xương tủy, ăn thì cơm độn sắn mì, bo bo; mặc thì, đàn ông
con trai “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi” ; đàn bà con gái mỗi năm một bẹt vải mùng, giặt đi giặt lại, bùng nhùng háng em.
Ấy thế mà giấc mơ nay đã hiện thực. Tục ngữ VN có câu “Lụt thì lút cả
làng”, nhưng nay VN ta nhờ đã xây dựng xong CNXH hoàn thiện, lụt không
còn lút cả làng theo truyền thống nữa, mà lụt chỉ lút ông bà chủ nhân
dân, còn đầy tớ thì đã có ông chủ, bà chủ cõng:
Một đầy tớ đến sở
Một bầy chủ đi làm
Thấy hai bức hình chủ và tớ cùng đi làm trên đây, Cu Tèo hết biết còn
nói năng chi nữa, vì một bức hình bằng nghìn lời nói. Cu chỉ biết hồ hởi
phấn khởi và tri ân Cắt Mạng đã dứt điểm CNXH hoàn thiện trước thời hạn
“không biết cuối thế kỷ này đã xoay xong chưa”.
NGUYỄN THỊ CỎ MAY * HAI TẤM HÌNH
Lời của hai tấm hình
Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao)
- Người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên lề đường,
dưới trời mưa lớn, vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ đi ngang qua, với
những tiếng reo hò đồng thanh "Obama! Obama!". Tên của ông tràn ngập cả
trên vỉa hè, quán café, quán nhậu,… trong những ngày qua.
Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được
người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng
thống Hoa Kỳ, một quốc gia thù địch như chế độ ra rả tuyên truyền cho
tới ngày 30/04 vừa qua. Trong khi đó, chánh quyền Việt Nam dành cho quốc
khách một sự đón tiếp với nghi thức tối thiểu phải có.
Về phía khách, ông Obama vẫn thản nhiên, hoàn toàn không để ý đến nghi
lễ ngoại giao, vẫn thoải mái, chân tình, cười hồn nhiên, ngồi lê hàng
quán, bắt tay mọi người đứng gần một cách thân thiện,… Trọng tâm thật sự
của ông là muốn đo lường thái độ của người dân đối với chánh phủ Hoa Kỳ
và dân huê kỳ. Có ý kiến cho tất cả đó là sự giàn cảnh tinh vi của
Holywood nhưng thực tế là đã thu hút nhân tâm của mọi từng lớp người dân
Việt Nam. Ngoại trừ nhà cầm quyền bởi theo biện chứng hể cái gì dân
hoan nghênh thì họ đề cao cảnh giác. Do từ nguyên lý nhà cầm quyền cộng
sản là không phải do dân và vì dân.
Obama đã đi rồi
Giới cầm quyền ở Hà Nội, cũng như đồng chí vàng của họ ở Bắc Kinh, khi
tới thăm viếng Hoa Thịnh Đốn hay Paris, chẳng những không được kiều bào
của họ đón tiếp nồng nhiệt, mà còn bị la ó, phản đối sự thăm viếng, tố
cáo những hành động dã man của chế độ ở trong nước, làm cho họ nhiều lúc
đã phải ra về bằng cửa hậu.
Trái lại, ông Obama, sau bốn ngày viếng thăm Việt Nam, ra về còn để lại
trong lòng người Việt Nam, nhất là tuổi trẻ, những tình cảm trân quí.
"Hỏi vì sao dân tôi mến mộ ngài
Có phải vì ngài là tổng thống
Hay vì xứ ngài đôla chất đống
Không! Chúng tôi yêu vẻ đẹp tỏa từ ngài.
…Nụ cười tươi và những cái bắt tay... dệt lối chân tình
…Mà rung động hàng triệu con tim người Việt
Ngài bàn việc đại sự bằng lời chân thành tha thiết
Chẳng buộc tội ai... nhưng bao kẻ phải cúi đầu"…(Thơ của Thương Hoài )
Và người phụ nữ Phượng Trần bị sự chơn tình của khách đã làm cho trái tim của bà rung động sâu xa:
"…Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến
Nam Quốc Sơn Hà ấy
Chỉ có Nam Ðế cư
Anh muốn nói gì ư?
Dẹp dã tâm Khựa nhé!
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân!"… (Thơ của Phượng Trần)
Và cả chân dung của ông cũng được sinh viên hội họa tự ý thực hiện với lời ghi chú đầy thiết tha quí mến.
Obama và tấm hình ở Tòa Bạch Ốc
Ông Obama có gốc gác từ một gia đình da màu nghèo, cha mẹ xa nhau, thuở
nhỏ từng sống ở Nam Dương, một xứ Đông Nam Á kém mở mang, tức ý muốn nói
ông thuộc thành phần xã hội không lấy gì làm khá hơn đám cộng sản lãnh
đạo ở Hà Nội nhưng ông lại hoàn toàn không cùng bản chất với họ. Nhờ hấp
thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng, tự do.
Chính giáo dục đào tạo con người. Nhìn tấm hình dưới đây để hiểu tại sao
ông Obama qua Việt Nam lần đầu tiên mà được dân chúng dành cho ông
những tình cảm quí trọng sâu xa như vậy. Thực tế này là phản ứng nghịch
lý của những điều mà dân chúng tiếp thu được từ truyền thông chánh
quyền. Cũng là kết quả trái chìu của sự giáo dục quần chúng về bạn và
thù của chế độ.
Ảnh: Pete Souza/The White House
Nhiều thập kỷ qua, Nhà Trắng treo rất nhiều ảnh chụp các đời tổng thống,
hoặc làm việc hoặc vui chơi. Tấm mới thay chỗ tấm cũ. Nhưng tấm ảnh này
chụp Tổng thống Barack Obama đã yên vị suốt 3 năm qua, không bị tháo
xuống.
Bé trai trong ảnh là Jacob Philadelphia, sống ở Columbia, bang Maryland.
Khi chụp tấm ảnh này vào tháng 5 của ba năm trước, Jacob mới 5 tuổi.
Lúc đó, cha cậu là ông Carlton Philadelphia, một cựu lính thủy, rời Nhà
Trắng sau hai năm làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia. Như nhiều
nhân viên khác, ông Philadelphia cũng đề nghị tổng thống chụp ảnh cùng
gia đình ông trước khi ra đi.
Ảnh chụp xong, gia đình Philadelphia sắp giã từ thì ông Carlton nói với
ông Obama rằng hai con trai của ông có hai câu hỏi tổng thống, mỗi đứa
một câu.
Jacob nói trước: “Cháu muốn biết tóc cháu có giống tóc tổng thống không?”. Cậu bé nói nhỏ đến nỗi ông Obama phải bảo nhắc lại. Sau khi nghe rõ, ông Obama trả lời: “Sao cháu không sờ thử đi, xem có giống tóc cháu không”? Rồi Obama hạ thấp đầu ngang tầm với của Jacob. Cậu bé ngần ngừ, tổng thống khuyến khích: “Sờ đi, anh bạn!”.
“Cháu thấy sao? – ông Obama hỏi.
- “Dạ, cũng giống nhau”, Jacob đáp lời.
Cậu bé Isaac, nay đã 11 tuổi, thì hỏi ông Obama tại sao lại loại trừ chiến đấu cơ F-22. Ông Obama cho biết vì quá tốn kém.
Theo thông lệ có từ thời Tổng thống Gerald R. Ford, mỗi tuần các phóng
viên ảnh Nhà Trắng lại chọn ảnh ấn tượng để trình bày. Tuần đó, tấm ảnh
của Jacob là số một. (Theo Bằng Vy, The New York Times)
Đỗ Mười và nhà Toán học Ngô Bảo Châu
Đỗ Mười, cựu Bộ trưởng, cựu Thủ tướng và cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản
Hà Nội, khi tiếp thanh niên Ngô Bảo Châu vừa kết thúc Trung học với
thành tích học tập xuất sắc, thể hiện rõ thái độ căm thù những người có
học và học giỏi. Theo quan điểm của ông thì chính cách mạnh mới nâng cao
con người chớ không gì khác hơn hết cả. Quan điểm này phát xuất từ bản
thân của ông và từ quá trình học tập giáo lý của người cách mạng.
Đỗ Mười tên thiệt là Nguyễn Duy Cống, người làng Đông Phủ, gọi quen
thuộc là làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông. Giáo sư Đại Học Khoa học Sài
Gòn, ông Nguyễn Trọng Ba, nhỏ hơn Nguyễn Duy Cống vài tuổi, cùng làng
nên quen biết Nguyễn Cống và kể chuyện lại (Bảo Giang). Cụ Tiên chỉ là
thân sanh của Giáo sư Ba, có mở lớp chống mù chữ miễn phí dành cho trẻ
trong làng. Thù lao thầy giáo do sự đóng góp vì lòng hảo tâm của viên
chức và những nhà có tiền trong làng. Nhờ đó Nguyễn Cống tới học được ít
lâu.
Người được làng mời dạy học là thầy giáo Dư. Vốn đã được bổ làm giáo
học, Dư hoạt động cho Việt Minh, bị bắt, sau hơn một năm tù, được tha và
trở về làng Nhót, không có công ăn việc làm.
Dư được đề nghị lãnh dạy trẻ con nhà nghèo, với thù lao khiêm tốn của
dân làng đóng góp nhưng với điều kiện không được hoạt động và tuyên
truyền cho Việt Minh nữa.
Vài năm sau, Cống đã biết đọc, biết viết và có thể làm được những bài
toán cộng, toán trừ đơn giản. Khi ấy, mẹ Cống ngửa mặt lên trời: trước
là cám ơn Trời Phật, sau là cám ơn các viên chức làng đã cho bà một niềm
vui ngoài sự ước mong của bà.
Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên Cống phải biết ơn, phải
giữ lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia đình nó. Và bà cũng
tính đến việc, vì Cống đã biết làm toán cộng toán trừ, sẽ mua chịu phần
thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ con bà gánh đi bán, thay
vì tiếp tục gánh thuê bán mướn như trước giờ.
Phần Cống, từ ngày được đi học, nó vẫn không thấy thiết tha việc học.
Tuy nhiên, nó cảm thấy cũng dễ chịu phần nào vì được ra khỏi nhà trong
những giờ giấc nhất định mà mẹ không thể la mắng nó. Hơn nữa, nó nhờ
những con số cộng trừ giúp mẹ trong việc bán thịt như một lá bùa cho
phép nó tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình đi sớm, về trễ.
Riêng thầy giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên chức trong làng là sẽ
chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát nạn mù chữ, nhưng cứ mỗi khi nhìn
thấy thầy Thông, thầy Phán hoặc các viên chức và những nhà phú hộ trong
làng là uất khí hận thù giai cấp vụt bốc lên nghẹn cổ. Do đó, thay vì
dạy cho trẻ chữ nghĩa, lễ phép, Dư lại lén tuyên truyền Việt Minh cho
chúng. Đám trẻ được Dư sớm nhồi sọ lòng thù hận, dạy dùng mã tấu để
giành lấy phần cơm ăn áo mặc từ những người có chút ăn, chút để ngay
trong làng.
Học được những điều mới mẻ này, Cống như mở bừng con mắt. Trí nó linh
động nghĩ đến ngày đi làm Việt Minh, với mã tấu trong tay. Quả thật, chỉ
ít lâu sau đó, nó liền hăng hái đứng dậy, đi theo bọn thằng Chân, thằng
Khắc, cùng bỏ học, đi làm cách mạng dưới sự dìu dắt của thầy Dư.
Trong khi ấy, bà đậu Tiến, tức mẹ của Cống, lại không thể hiểu và cũng
không bao giờ biết cậu con trai của mình đang nuôi dưỡng giấc mơ đi làm
cách mạng. Bà nghĩ đến việc phải cưới vợ cho Cống. Bà chọn được một
người con gái trong làng, báo tin mừng cho con. Nghe qua, Cống chẳng vui
và cũng chẳng buồn. Nó chỉ muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh. Nhưng chưa đi
được nên đành tạm nghe lời khuyên của mẹ. Cưới vợ xong, Nguyễn Cống giữ
lấy một phản thịt heo trong chợ cho mẹ. Nhơn đi tìm heo mua đem về làm
thịt, Cống lãnh luôn thiến heo. Thiến con nào chết, Cống mua đem về làm
thịt cho mẹ bán. Lúc nào không có heo, Cống đi lãnh sửa ống khóa và cửa
nhà cho người trong làng. Giá cả do Cống đề nghị. Nhưng sau này, khi
thật sự cán bộ đảng viên, Cống thường lấy bản thân minh chứng giới lao
động bị tư bản, cường hào bốc lột!
Một hôm, vợ Cống hớt hải để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến:
- U ơi! thầy thông Ký chết rồi! Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai,
bảo nhau rằng chồng của con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông
ấy! Anh Cống đã bỏ đi từ nửa đêm... Lợn thì đêm qua không mổ.
Nhờ thành tích giết “cường hào” trong làng, Cống được sớm kết nạp vào đảng. Và đời Cống cũng phất lên từ đây, dưới tên Đỗ Mười.
Hai tấm hình, mỗi tấm có lời nói của nó. Người đọc hiểu chắc không khác nhau lắm.
No comments:
Post a Comment