Sunday, May 29, 2016
MỸ VÀ VIỆT NAM
Người Đà Nẵng lạc quan về quan hệ Mỹ-Việt sau chuyến thăm của TT Obama:
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Việt Nam về 'động cơ' chia sẻ tin cá chết trên Facebook đang 'gây sốt' dư luận và bị nhiều người coi là một cuộc 'đấu tố' công khai
An Tôn
31.05.2016
ĐÀ NẴNG— Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam. Mặc dù ông không ghé thăm Đà Nẵng, nhưng nhiều người ở thành phố này vẫn theo dõi chặt chẽ chuyến thăm của ông Obama và tỏ ra lạc quan về những kết quả của chuyến thăm. An Tôn tường trình từ thành phố ven biển được xem là một trung tâm kinh tế, du lịch ở miền trung Việt Nam.
Nằm gần như ở giữa quãng đường nối thủ đô Hà Nội ở miền bắc và trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam, Đà Nẵng nổi tiếng về các bãi biển đẹp, đường sá được quy hoạch đẹp đẽ và bộ máy công chức được cho là nghiêm túc, gần dân hơn so với các tỉnh thành khác.
Tuy nhiên, với dân số hơn 1 triệu người và không có nhiều trao đổi thương mại, giáo dục với Mỹ, những người sắp xếp chương trình cho Tổng thống Mỹ hẳn là đã khó tìm ra lý do để ông ghé thăm thành phố trong khoảng thời gian quý báu của ông.
Dù không được trực tiếp đón ông, song đối với người dân Đà Nẵng, những thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Việt Nam mới là điều quan trọng.
Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cấp giấp phép cho Đại học Fulbright, hai nước nỗ lực thông qua hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP, cũng như hai nước nhất trí về dự định thực hiện Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo là những kết quả được nhiều người Đà Nẵng quan tâm đặc biệt.
Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn.
Nữ Sinh Trương Thị Trọng nói.
Nhận xét chung về tương lai quan hệ Việt-Mỹ sau chuyến thăm của ông Obama, tất cả những người dân mà thông tín viên của VOA gặp gỡ trên đường phố đều nói những điều tốt đẹp. Hầu hết mọi người đều nhìn vào khía cạnh kinh tế của mối quan hệ.
Trương Thị Trọng, 20 tuổi, hiện là một nữ sinh tại Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, nói:
“Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn”.
Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo, 20 tuổi, tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, kỳ vọng:
“Theo em thì quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ tài trợ cho Việt Nam nhiều hơn để phát triển kinh tế. Mình sẽ mở rộng giao lưu với Mỹ nhiều hơn. Về kinh tế, Mỹ sẽ hỗ trợ nguồn vốn để Việt Nam phát triển về nhiều mặt”.
Ông Ba, 60 tuổi, chủ một trạm cung cấp dịch vụ bãi biển, đưa ra nhận xét:
“Anh thấy đó là cái đường lối rất là tốt, đúng theo quan điểm của dân, của đảng và nhà nước. Đó là một cái đường lối đúng đắn, rất tốt. Mà hiện tại mình cũng rất cần quan hệ với Mỹ, về nhiều phương diện”.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại.
Ông Tạ Thanh Hải, viên chức nhà nước, nói.
Là người đã theo dõi tin thời sự nhiều năm và ở tuổi 67, ông Sinh, một người hưu trí, cho rằng dù Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ song những thỏa thuận quan trọng mà Mỹ và Việt Nam vừa đạt được sẽ tiếp tục được thực thi:
“Rõ ràng ông Obama chuẩn bị hết nhiệm kỳ rồi, thì ông cũng tạo ra nhiều niềm tin cho Việt Nam, giữa Mỹ và Việt Nam, để hợp tác, để sau này kế nhiệm của ông sẽ tiếp tục hợp tác”.
Ngoài những ý kiến nêu lên sự lạc quan về quan hệ kinh tế, cũng có người thể hiện niềm tin rằng quan hệ tốt lên với Mỹ sẽ giúp ích cho nhân quyền v cải thiện nền dân chủ ở Việt Nam, cho dù hai từ này đã không được nêu ra trực tiếp trong câu trả lời phỏng vấn. Ông Tạ Thanh Hải, 46 tuổi, một viên chức nhà nước nói:
“Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như là cái trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Cái trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại”.
Ở một nước mà các đề tài về nhân quyền, dân chủ bị coi là “nhạy cảm”, nhiều người hoạt động để thúc đẩy nhân quyền, dân chủ bị sách nhiễu, thậm chí bị khép vào một số tội danh hình sự để nhận án tù, việc một viên chức dùng các từ “giá trị phổ quát của nhân loại” để thay thế là điều dễ hiểu.
Trong khi đa số người được phỏng vấn tỏ ra phấn khích về tương lai của mối quan hệ song phương, cũng có ý kiến cho rằng sẽ không có gì thay đổi. Bùi Phi Long, 21 tuổi, nam sinh viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, nói:
“Em nghĩ thì cũng vẫn vậy, không khác được”.
Trên thực tế, đa số vẫn có kỳ vọng quan hệ Mỹ-Việt sẽ ngày càng tốt lên.
Những người được phỏng vấn nói với VOA rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ.
Ông Nguyễn Văn Phước, 54 tuổi, người làm công tại một nhà hàng ven biển, nêu ra suy nghĩ:
“Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên”.
Nữ sinh viên tên Trọng cũng chú ý đến các khía cạnh giáo dục và kinh tế:
“Ngành giáo dục nước ta sẽ được Mỹ hỗ trợ. Du học sinh sẽ được Mỹ hỗ trợ nhiều học bổng hơn. Những trường đại học của Mỹ sẽ mở rộng để du học sinh của ta có thể qua đó phát triển về giáo dục. Mỹ sẽ mở rộng thị trường để hàng hóa Việt Nam vào thị trường. Ngoài ra thì Mỹ có thể hỗ trợ nhiều nguyên vật liệu và những công nghệ hiện đại cho Việt Nam phát triển về hàng hóa”.
Còn ông Sinh, người về hưu, nói:
“Phía Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, vì Mỹ là nước kinh tế phát triển rất mạnh, khoa học kỹ thuật cũng rất tốt. Thì cái đó là Việt Nam sẽ hưởng lợi từ cái đó nhiều”.
Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên.
Ông Nguyễn Văn Phước, người dân ở Đà Nẵng, nói.
Trong Tuyên bố chung của hai nguyên thủ Mỹ và Việt Nam có nói hai nước đã ký ý định thư về Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo (CHAMSI) ở Đà Nẵng, thành phố có vị trí chiến lược ven Biển Đông. Điều này được nhiều người Đà Nẵng xem là một việc tốt.
Viên chức nhà nước tên Hải nói:
“Cái đấy thì quá tốt cho người dân cũng như cho chính phủ hai nước, vì trước đây Mỹ cũng có hỗ trợ một số tàu hải cảnh, cảnh sát biển. Nếu như thiết lập những cái đấy, tôi nghĩ rằng an ninh, chủ quyền của Việt Nam càng tốt hơn”.
Với ký ức về miền nam của Việt Nam trước năm 1975, ông chủ điểm dịch vụ bãi biển tên Ba bình luận về CHAMSI trong một bối cảnh rộng hơn:
“Trước năm 75, hồi đó ở miền nam, có những căn bệnh gì đó mà nó không chữa được, thì Mỹ đưa ra hạm đội chữa hết, và đem trả về lại. Đến bây giờ mà quan hệ được như vậy mà Mỹ đặt cái gì đó ở tại Đà Nẵng thì cái lợi ích trước mắt là người dân Đà Nẵng, cái thứ hai là cả đất nước của mình, và kèm theo đó là vấn đề về Biển Đông, rồi kể cả châu Á nữa”.
Đánh giá về tác động của quan hệ Mỹ-Việt đến việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nữ sinh viên Trọng nói:
“Mỹ có thể là nước đứng sau Việt Nam để có thể hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông”.
Còn ông Sinh và ông Hải cho rằng vai trò của Mỹ sẽ làm Trung Quốc phải dè chừng với ý định dùng lợi thế là nước lớn để bắt nạt nước nhỏ. Ông Sinh nói:
“Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được”.
Ông Hải lưu ý thêm về vai trò của Mỹ trong bảo vệ tự do hàng hải:
“Vấn đề Biển Đông là vấn đề tất cả các nước đều quan tâm, chứ không riêng gì Trung Quốc với Việt Nam, trực tiếp tranh chấp. Mỹ thì người ta muốn tự do hàng hải và một số giá trị pháp lý cần phải được tôn trọng, không phải là cứ lấy nước lớn đi đè nén các nước nhỏ, nhất là trong vấn đề chủ quyền”.
Riêng sinh viên Long có quan điểm khác:
“Chắc là cũng không tốt đâu vì Biển Đông thì mình tự giúp mình thôi chứ Mỹ nó không giúp được mấy đâu”.
Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được.
Ông Sinh, một người về hưu, nói.
Trong tuyên bố chung của hai nguyên thủ cũng như khi phát biểu tại một số sự kiện lớn khác nhau, Tổng thống Obama đề cập việc Mỹ sẽ tiếp tục làm việc cùng Việt Nam để giải quyết những vấn đề di sản chiến tranh như tẩy độc Chất Da cam/dioxin và rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Đà Nẵng là một trong những nơi ở Việt Nam có điểm nóng ô nhiễm Chất Da Cam/dioxin là sân bay của thành phố. Mới đầu tháng này, trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, dự án tẩy độc sân bay do Mỹ cung cấp phần lớn tài chính đã hoàn tất giai đoạn 1, với 45.000 mét khối đất được làm sạch.
Liệu người dân Đà Nẵng có còn xem các vấn đề di sản chiến tranh này là những khúc mắc trong quan hệ hai nước hay không? Ông Hải trả lời:
“Cũng đã có quá trình để mà xúc tiến các việc thí dụ như là bom mìn sau chiến tranh hay là chất độc da cam. Ngay tại sân bay Đà Nẵng, theo tôi biết, đã cơ bản xử lý về kho chất độc da cam. Chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ hết sức về kỹ thuật và tài chính để giải quyết tận gốc vấn đề này. Thì tôi nghĩ cái đấy là cả quá trình làm rồi chứ không còn vướng mắc gì nữa, chỉ chờ kết quả cuối cùng thôi”.
Ông Sinh có ý kiến:
“Thì hiện tại Mỹ cũng đang làm các cái đó rồi, cũng đang giải quyết từng nơi rồi. Sân bay Đà Nẵng đã làm xong rồi. Còn lại thì chính phủ Việt Nam phải tìm hiểu cũng còn nơi nào nhiễm chất độc da cam thì yêu cầu phía Mỹ phải giải quyết cái đó luôn”.
Những người ở Đà Nẵng mà VOA tiếp xúc được đa số đều lạc quan và nhìn một cách tích cực về tương lai quan hệ Mỹ-Việt. Họ mong sẽ có lần đầu tiên được đón tiếp một tổng thống Mỹ đến thành phố. Hy vọng của họ có thể trở thành hiện thực hay không phải chờ đến cuối năm 2017 mới rõ, khi Đà Nẵng là chủ nhà của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC. http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-da-nang-lac-quan-ve-quan-he-my-viet-sau-chuyen-tham-cua-obama/3355308.html
Thứ ba, 31/05/2016
Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
18.05.2016
Chủ nhật tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam, nơi mà nước Mỹ từng trú đóng hơn nửa triệu binh sĩ để chiến đấu trong một cuộc xung đột hết sức khốc liệt và đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cuộc xung đột đó đến nay vẫn còn làm bùng ra những cuộc tranh luận, nhất là trong số những người từng tham gia chiến đấu. Thông tín viên Greg Flakus của đài VOA tường thuật.
Cuối tháng tư vừa qua, nhiều cựu chiến binh cùng với các cựu quan chức chính phủ và các nhà báo đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson ở tiểu bang Texas để dự cuộc hội thảo được đặt tên Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam.
Trước một cử toạ gồm nhiều người từng chiến đấu ở Việt Nam và những người phản đối cuộc chiến tranh đó, nhạc sĩ Joe McDonald đã hát lại bài hát phản chiến nổi tiếng một thời của ông. Ông cho biết như sau về bài hát này.
"Điều đặc biệt của bài hát là nó không qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ. Tôi vẫn thường nói là qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ cũng giống như qui lỗi hoả hoạn cho lính cứu hoả."
Những cựu chiến binh có những cảm xúc lẫn lộn khi nghĩ tới cuộc xung đột đã kết thúc cách nay hơn 40 năm. Họ không đồng ý với nhau về vấn đề là cuộc chiến tranh đó có chính đáng hay không và có thể thắng hay không, nhưng tất cả đều cảm thấy cuộc chiến đó đã làm cho cuộc đời của họ thay đổi rất nhiều.
Ông Kerry Orr, một cựu chiến binh bị thương năm 1969 ở Việt Nam, cho biết như sau.
"Thật khó để nghĩ là chúng ta đã thua bởi vì chúng ta đã không muốn thắng và cho tới giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta không muốn thắng."
Cảm giác đó còn mãnh liệt hơn đối với những người lính Việt Nam Cộng hoà, như cựu Đại uý Michael Đỗ.
"Tổng thống Nixon đã hứa là ông ấy sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách để bảo vệ đất nước trong trường hợp phe Cộng Sản tấn công trở lại."
Nhà văn Robert Schenkkan cho biết công chúng Mỹ khi đó đã cảm thấy chán ngán đối với cuộc chiến tranh Việt Nam và các hồ sơ chính phủ cho thấy những nhà hoạch định chính sách tin rằng cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến không thể thắng.
"Những hồ sơ lịch sử cho thấy một cách rất rõ ràng là nhiều người không nghĩ là sẽ có được một chiến thắng quân sự, xét theo hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc đó."
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Kiến trúc sư trưởng của chính sách của Mỹ lúc đó là Ngoại trưởng Henry Kissinger. Nhiều người chỉ trích nói ông đã phạm tội ác chiến tranh qua việc đề nghị Tổng thống Richard Nixon dội bom Campuchia, một nước trung lập nằm cạnh Việt Nam.
Ông Kissinger nói rằng chiến dịch oanh tạc đó là một hành động chính đáng vì quân đội Bắc Việt đã đưa 4 sư đoàn tới Campuchia.
"Trong tuần lễ thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống của ông Nixon, họ đã phát động một chiến dịch phản công làm cho 500 người Mỹ bị thiệt mạng mỗi tuần."
Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại thư viện Tổng thống Lyndon Johnson, người đã quyết định tăng mạnh sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Bà Luci Baines Johnson, con gái của cố Tổng thống Johnson, nói đã tới lúc để chữa lành vết thương.
"Có lẽ là tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với tất cả những gì mà chúng ta có, đã thật sự cố gắng để làm những việc đúng đắn cho đất nước của mình."
Ngoại trưởng John Kerry là người từng tham chiến ở Việt Nam rồi trở thành một nhân vật hoạt động phản chiến. Ông cho rằng tiến trình chữa lành vết thương chiến tranh đang tiếp diễn với chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam. Ông nói rằng các mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội có thể là một kiểu mẫu cho sự hoà giải giữa các nước cựu thù.
http://www.voatiengviet.com/content/doi-voi-nhieu-cuu-quan-nhan-my-chien-tranh-vietnam-van-tiep-dien/3335292.html
Thanh niên tình nguyện hòa bình Mỹ trở lại Việt Nam
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-30
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H03_GroupPhoto_Arrival-622.jpg
Đoàn thiện nguyện viên Peace Corps vừa đến Togo, tháng 6 năm 1983.
Hình do Anh Phú cung cấp Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai nước đã chính thức công bố rằng Tổ chức thanh niên tình nguyện hòa bình của Hoa Kỳ (gọi tắt là Peace Corps) được phép đến Việt Nam thực hiện các công tác tình nguyện của tổ chức này.
Giúp các quốc gia có nhu cầu cần phát triển
Từ California, một cựu thành viên Peace Corps là nhà báo tự do Bùi Văn Phú dành cho Kính Hòa buổi trao đổi về vấn đề này, trước hết ông nói về việc thành lập tổ chức Peace Corps:
Bùi Văn Phú: Peace Corps của Hoa Kỳ được cố Tổng thống John Kennedy thành lập vào năm 1961. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ đã gửi các tình nguyện viên đến các nước cần sự phát triển để giúp các nước đó. Mục đích của Peace Corps, thứ nhất là giúp các quốc gia có nhu cầu cần phát triển. Thứ hai là giúp những người Mỹ hiểu biết những quốc gia mà họ đến đó phục vụ. Thứ ba là giúp các dân tộc mà có đoàn tình nguyện tới làm việc hiểu biết thêm về nước Mỹ. Tới nay theo tôi biết thì có khoảng 220 ngàn tình nguyện viên được gửi đi khắp nơi trên thế gới.
Tôi nghĩ hoạt động nổi bật là giáo dục. Như ở những nước Châu Phi tôi qua, cần rất nhiều thầy cô dạy các môn về khoa học như toán, lý, hóa, rồi còn có nhu cầu học tiếng Anh.
-Bùi Văn Phú
Kính Hòa: Việc tuyển chọn người làm việc cho Peace Corps diễn ra như thế nào?
Bùi Văn Phú: Mình có thể vào Website của Peace Corps để nộp đơn. Trong đơn đó thì có nhiều câu hỏi liên quan đến bản thân của mình, cũng như là những gì mình đã học hỏi, học những lớp nào, đại học nào, và mình muốn đi phục vụ trong lĩnh vực nào.
Ngoài ra cũng cần có sự giới thiệu, như những giáo sư đã từng dạy mình, bạn bè mình, người chủ mình làm việc trước đây. Sau khi nộp đơn thì văn phòng Peace Corps sẽ có một buổi gặp gỡ phỏng vấn, giống như một buổi phỏng vấn xin việc. Họ sẽ hỏi những câu hỏi như là lý do tại sao mình muốn làm việc này, hay là cái khả năng của mình đến những nước thiếu tiện nghi, thiếu điện, thiếu nước, thì mình có sống được không.
Sau đó chắc cũng phải chờ 3 đến 4 tháng, khi họ thấy khả năng mình làm việc được thì họ sẽ gửi thư yêu cầu mình đi làm hồ sơ sức khỏe, còn vấn đề an ninh thì họ sẽ yêu cầu cơ quan FBI xem hồ sơ của mình có phạm pháp hay không.
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H11_Classroom_Chemistry-400.jpg
Anh Bùi Văn Phú trong giờ dạy hóa học ở Togo. Hình do Anh Phú cung cấp.
Kính Hòa: Ứng viên cho Peace Corps phải là công dân Mỹ?
Bùi Văn Phú: Chắc chắn phải là công dân Mỹ.
Kính Hòa: Điểm qua những hoạt động của Peace Corps từ khi thành lập đến giờ ông thấy họ có những hoạt động nào nổi bật?
Bùi Văn Phú: Tôi nghĩ hoạt động nổi bật là giáo dục. Như ở những nước Châu Phi tôi qua, cần rất nhiều thầy cô dạy các môn về khoa học như toán, lý, hóa, rồi còn có nhu cầu học tiếng Anh. Rồi nếu cần có nước uống thì có những toán đi đào giếng nước. Tức là những nhu cầu căn bản, đơn sơ nhất của con người ở những khu vực sâu xa đó.
Kính Hòa: Ngân sách hoạt động của Peace Corps lấy từ nguồn nào?
Bùi Văn Phú: Peace Corps là một cơ quan độc lập, mỗi năm Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách cho chương trình đó. Theo tôi biết thì hiện nay ngân sách là 400 triệu đô la Mỹ một năm, hoạt động độc lập, không phụ thuộc Bộ ngoại giao hay các cơ quan nào khác.
Tùy theo sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Kính Hòa: Trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama ở Việt Nam, được biết là đã có sự đồng ý cho Peace Corps hoạt động ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của ông, theo sự quan sát của ông về tình hình Việt Nam thì ông có thấy sự phát triển tốt đẹp cho hoạt động đó không?
Trong giai đoạn đầu tôi nghĩ là có khoảng 20 người. Nhưng trong năm nay tôi cho là không có đủ thời gian để huấn luyện và đưa về Việt Nam, mà sẽ là sang năm mới bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn.
-Bùi Văn Phú
Bùi Văn Phú: Peace Corps đã được vào Việt Nam nhân dịp có chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama trong tuần qua. Đó là một tiến trình theo tôi hiểu là có rất nhiều khó khăn. Tại vì Peace Corps chỉ gửi tình nguyện viên tới khi hai nước là thân thiện với nhau. Chứ ít khi gửi đến những nước không có cảm tình hay thù địch với Hoa Kỳ.
Hồi năm 2008 tôi có gặp ông Michael Michalak đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào thời đó, tôi có hỏi ông là quan hệ giữa hai nước có gì đặc biệt hơn, thì ông trả lời là chương trình Peace Corps đã được hai bên thảo luận. Tôi có hỏi chi tiết của chương trình là thế nào, thì ông nói là sẽ đưa tình nguyện viên vào Việt Nam để dạy tiếng Anh, cũng như huấn luyện sư phạm về tiếng Anh. Tôi chờ hoài, và thỉnh thoảng liên lạc với văn phòng của Peace Corps thì họ trả lời là chưa có gì hết. Vào tháng bảy năm ngoái khi tôi gặp ông đại sứ Ted Osius tại San Jose, thì tôi tiếp tục hỏi chuyện đó thì ông trả lời bảo đảm với tôi rằng trong năm nay sẽ có.
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H05_AuthorAndNeighbors-400.jpg
Anh Bùi Văn Phú và hàng xóm ở Togo trong một buổi ăn nhậu. Hình do Anh Phú cung cấp.
Theo những thông tin tôi được biết thì ông Trần Đại Quang, lúc đó là Bộ trưởng Bộ công an, đã có chuyến thăm Mỹ, và chính ông là người đã đồng ý cho Peace Corps vào Việt Nam. Vì nó mang tính cách quan trọng trong bang giao hai nước nên phải chờ đến khi Tổng thống Obama sang Việt Nam trong tuần qua mới công bố và ký thỏa hiệp giữa chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn đầu tôi nghĩ là có khoảng 20 người. Nhưng trong năm nay tôi cho là không có đủ thời gian để huấn luyện và đưa về Việt Nam, mà sẽ là sang năm mới bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn.
Kính Hòa: Ngoài việc giảng dạy tiếng Anh, ông có nghĩ là Peace Corps sẽ mở rộng hoạt động khác trong tương lai ở Việt Nam?
Bùi Văn Phú: Tôi nghĩ đối với Việt Nam mình còn có các lĩnh vực như là nông nghiệp. Tôi từng gặp những bạn đồng hành Peace Corps làm việc đào giếng. Tôi thấy cái đó có thể giúp Việt Nam được ở những vùng sâu xa. Còn ở thành phố lớn thì có thể làm những việc như là IT, việc quản trị thương mại. Cái đó cũng tùy theo chính phủ Việt Nam nữa, nếu họ thấy họ có nhu cầu.
Kính Hòa: Thưa ông, ông có thấy là hoạt động của Peace Corps ở Việt Nam có thể có khó khăn hay không, vì hiện nay hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam chưa được khởi sắc, chưa được quen?
Bùi Văn Phú: Có thể là đó là vấn đề nhạy cảm giữa hai nước nên chỉ muốn các tình nguyện viên tập trung ở hai thành phố lớn, là Hà Nội và Sài Gòn mà thôi. Trong tương lai nếu có sự tin tưởng giữa hai quốc gia thì người tình nguyện viên có thể đi bất cứ vùng nào vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Tôi nghĩ là nó có tăng lên hay phát triển hơn nữa là tùy theo sự phát triển của quan hệ hai nước Mỹ và Việt Nam.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Tốt nghiệp Đại Học Berkeley tại California, từng là tình nguyện viên Peace Corps dạy lý, hóa cấp ba tại Togo, châu Phi. HIện nay dạy toán tại đại học cộng đồng ở California.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peace-corps-back-in-vietnam-kh-05302016060612.html
Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25
H2.jpg
Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.
RFA PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
- Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Đại diện của Nhà Việt Nam, nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.
Untitled-12.jpg
Vietnamese American Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA PHOTO
Về phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như bà.
Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
- Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của mình.”
Buổi họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị “tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước Hoa Kỳ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html
Lễ tưởng niệm các binh sĩ Mỹ và Đồng Minh hy sinh ở Việt Nam
Nguyễn Khanh, RFA
2015-04-30
tuong-niem-622.jpg
Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015.
RFA
Tường trình lễ tưởng niệm binh sĩ Mỹ và Đồng minh hy sinh ở Việt Nam
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element. Nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư năm nay, một trong những sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại là tổ chức buổi lễ tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Từ địa điểm buổi lễ ở thủ đô Washington.
Hy sinh cho tự do
Trước lễ đài, mọi người bùi ngùi nhớ đến 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh ở chiến trường Việt Nam, những người đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do.
Phần lớn những người nằm xuống là những thanh niên rất trẻ, trong đó có những người mới tốt nghiệp trung học, cũng có người vừa học xong đại học, cũng có người mới lập gia đình, và cũng có người nằm xuống mà không nhìn thấy mặt của đứa con đầu lòng.
Trưởng Ban tổ chức, Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao cho biết:
“Buổi lễ ngày hôm nay là để tưởng niệm 40 năm ngày 30/04/1095, là ngày chúng ta – những người miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay cộng sản. Cho đến ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều người tại Việt Nam phải chịu đau khổ dưới chế độ cộng sản.
Nhưng hôm nay tại Tượng đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC chúng ta tỏ lòng cảm ơn những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài các chiến sĩ Hoa Kỳ, chúng ta còn trân trọng vinh danh và ghi ơn các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tất cả các chiến sĩ Đồng Minh. Điều này một lần nữa muốn nói rõ rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa những người Việt với cộng sản.
Và chúng ta hôm nay đứng đây cám ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh đã chiến đấu cùng với chúng ta; trong khi đó cuộc chiến chống lại cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn.
Với chiếc ba lô đeo sau lưng và khẩu súng cầm trong tay, họ bước lên máy bay rời nước Mỹ để đến một vùng đất thật xa lạ mang tên Việt Nam, vùng đất mà có lẽ hầu hết đều không biết nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.
Vì lý tưởng bảo vệ tự do, họ chấp nhận rời mái nhà thân yêu, giã từ người thân, để đi đến vùng đất xa lạ đó, hãnh diện cầm súng chiến đấu với những người không nói chung ngôn ngữ, không cùng một màu da với họ.
Ông Cựu quân nhân Mỹ tên Grant McLure kể lại câu chuyện này với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi:
“Tôi là Grant McLure, trưởng toán liên lạc với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Làm việc trong nhóm chúng tôi có những người Việt Nam. Nhóm gồm cả cố vấn quân sự lẫn dân dự, chẳng hạn như tôi làm việc với toán quân y phục vụ ở Ban Mê Thuột từ 1969 đến 1971. Hôm nay chúng tôi có mặt ở đây để bày tỏ lòng kính trọng với những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi đã có dịp làm việc chung trong thời chiến tranh”.
Những kỷ niệm chiến trường
tuong-niem-400.jpg
Các cựu binh tham dự Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015. RFA PHOTO.
Nhiều mẩu chuyện ngắn ngủi khác cũng được nhiều người kể lại khi nói về người bạn đồng minh của mình 40 năm trước đây. Có người nhắc lại lần đầu tiên đi hành quân chung với anh lính Mỹ, có người nhắc lại chuyến trực thăng đổ quân xuống giữa rừng già do một anh phi công Mỹ cầm lái, cũng có người nhắc lại chuyện từng cầm máy truyền tin gọi cho đơn vị pháo binh Hoa Kỳ để nhờ bắn yểm trợ.
Nhưng quan trọng nhất, điều mà những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm muốn nói đến vẫn là tình đồng đội giữa người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Mỹ.
Riêng với ông Trần Ngọc Huế, kỷ niệm mà ông bao giờ quên là những ngày sát cánh cùng các người bạn đồng minh trong trận chiến kéo dài nhiều ngày để lấy lại thành phố Huế:
“Tôi muốn kể lại một kỷ niệm mà tôi với người cố vấn Mỹ của tôi hồi tôi chỉ hy Đại đội Hắc Báo trong trận Mậu Thân để đánh tan sự chiếm đóng của quân cộng sản tại thành phố Huế.
Tuần đầu tiên thì chúng tôi, Đại đội Hắc Báo, không có cố vấn vì cố vấn trưởng của tôi lúc đó phải chống cự với sự tấn công của quan cộng sản tại căn cứ ở phía Nam Sông Hương. 10 ngày sau thì ông cố vấn này đã qua với chúng tôi; và lúc đó chúng tôi rất vui mừng là đã có một người bạn đồng minh ở bên cạnh hổ trợ để cùng nhau chia sẻ những gánh nặng như là tải thương, như là yêu cầu những phi pháo của phía Mỹ.
Chúng tôi rất là cám ơn những người đồng minh đó từ phía Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Sư đoàn 101 Nhảy dù của Mỹ đã cùng các quân binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại Thành Huế sau 26 ngày đêm bị quân cộng sản vây hãm, đem lại sự thanh bình cho người dân Huế cho đến năm 1975.”
Bùi ngùi, xúc động
Không ai bảo ai, trong nhìn ánh mắt của những người tham dự, mọi người dường như muốn nói lên rằng điều đau buồn nhất là cuộc chiến Việt Nam đã không được quyết định ở chiến trường, mà lại được quyết định ở chính trường Washington.
Những ánh mắt đó như thầm bảo không chỉ người lính của quân đội miền Nam mà ngay chính những người lính Mỹ đã phải chiến đấu, chấp nhận mọi gian khổ, kể cả chấp nhận hy sinh chính thân xác của chính mình, cũng không được quyền chiến thắng.
Vì thế, ánh mắt của những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm như thầm bảo với những người bạn Mỹ đã nằm xuống cho lý tưởng tự do rằng: chúng tôi không bao giờ quên những gì bạn đã làm cho đất nước chúng tôi, và xin hứa với các bạn rằng con đường chúng ta đã đi dù còn dài đến đâu đi chăng nữa, nhưng cuối cùng, chắc chắn chúng tôi sẽ đi cho đến đích.
Buổi lễ không chỉ là dịp để Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại cám ơn sự hy sinh cao cả của những người bạn đồng minh Hoa Kỳ, mà cũng là dịp để một số binh sĩ Mỹ gặp nhau, nhắc lại đoạn đường chiến đấu mà họ đã trải qua, đặc biệt với toán binh sĩ của Đại Đội C, Trung Đội 3, Tiểu đoàn 1/9 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 30 tháng Tư năm nay là dịp để họ nhắc lại cũng ngày này 40 năm trước đây, họ chính là toán binh sĩ Mỹ cuối cùng lên chiếc trực thăng cất cánh từ Tòa Đại Sứ Mỹ:
“Chúng tôi thuộc toán binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng được đưa vào Saigon hôm 25 tháng Tư 1975, giữ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Tòa Đại Sứ Mỹ. Anh em chúng tôi hãnh diện đã làm tròn trách nhiệm cho tới phút chót, đồng thời cũng hãnh diện đá giúp di tản được một số người ra khỏi Việt nam vào giờ chót”.
Một cựu quân nhân trong toán là ông Carl Stroud còn cho chúng tôi xem hình chụp 2 lá cờ, một Mỹ, một Việt Nam Cồng Hòa, mà ông mang ra được từ Tòa Đại Sứ. Hai lá cờ này hiện đang được giữ ở Viện Bảo Tàng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cũng cần nói thêm là ngoài 58,000 binh sĩ Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam còn có gần 2,000 binh sĩ nằm trong danh sách mất tích.
40 năm sau ngày cuộc chiến kết thúc, các toán tìm kiếm mới thu nhặt được hơn 700 thi hài, và không thể biết đến bao giờ mới tìm được hài cốt của những người lính cuối cùng, để đưa họ về an nghỉ ở nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành, trước ngày họ rời quê nhà để lên đường sang Việt Nam chiến đấu.
(Nguyễn Khanh, tường trình từ Washington).
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/in-memo-of-us-soldiers-who-died-in-vn-04302015155758.html
CSVN Và TQ Thua TT Obama
Vi Anh
Hai chế độ chung sức CS Việt Nam và Trung Quốc vẫn thua một TT Obama tại Việt Nam.
Một, CS thua TT Obama ngay trận mở màn Mỹ xả cấm vận, bán vũ khí sát thương cho CSVN. Ngay ngày đầu tới Hà nội, trong cuộc họp báo với Chủ Tịch Nước CSVN, TT Obama xác nhận xả cấm vận. Một hư chiêu, có tiếng nhưng không có miếng, chỉ lấy lòng CSVN và làm cho TC nghi kỵ CSVN. Vì từ lời nói tới hành động mua bán vũ khí sát thương, còn phải qua nhiều cửa ải, quốc hội, nhân quyền, pháp lý gắt gao lắm. TT Obama cũng có kể ra một số. TT Obama nói, "Việc bán này vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gắt gao, bao gồm những điều kiện về nhân quyền…"
Nhưng TC tức CSVN cành hông. Phát ngôn viên ngoại giao TC nói đánh đầu CSVN, hăm CSVN mẻ răng, rằng Bắc Kinh lấy làm vui về việc Mỹ xả cấm vận cho CSVN. Nhưng truyền thông đại chúng TC tố xả láng CSVN. Nào Tân Hoa Xã tố Việt Nam và Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực. Nào Mỹ lợi dụng mối bang giao Việt-Mỹ để dùng làm công cụ đe dọa hay thậm chí gây tổn hại đối với các lợi ích chiến lược của một nước thứ 3. Nào cảnh cáo Mỹ đổ dầu vào lửa. Và cảnh cáo Việt Nam cần thận trọng trước những kế hoạch "có động cơ không thành thật" của Hoa Kỳ. Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh, một phiên bản tiếng Anh nặng tinh thần thượng tôn Hán tộc của Nhân Dân Nhựt báo tiếng nói chánh thức của Đảng viết rằng Hoa Kỳ đang dùng Việt Nam để khuấy động Biển Đông.
Hai, CS thua TT Obama trong mặt trận nhân quyền. Nhân quyền vốn là trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội- Washington, nhân quyền sẽ là cục xương khó cho Hà Nội nuốt khi Hà nội mua vũ khi sát thương nữa. Quốc Hội xét việc gỡ cấm vận, xét từng hợp đồng bán, từng loại vũ khí mua, công dụng để bảo vệ biển đảo hay để trấn áp nhân dân. Và quan trọng nhứt, CSVN có cải thiện nhân quyền đủ hay chưa, gánh nặng dẫn chứng phải do CSVN và Hành pháp Mỹ làm trình Quốc Hội.
Ba, CS thua TT Obama ngay trong mặt trận kinh tế và giao thương. CSVN lợi quả theo thần bánh ít đi bánh qui lại mới toại lòng nhau khi Mỹ gỡ cấm vận. CSVN móc hầu bao ngoại tệ quí hiếm 11.3 tỷ mỹ kim để cho hãng hàng không giá rẻ VietJet đổi từ tiền Việt ra Mỹ Kim trả tiền mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 của Mỹ. Việc mua bán này cũng làm cho Liên Âu bực mình vì CSVN làm một cuộc đảo chánh đối với Airbus của Liên Âu, giúp cho Boeing lên ngôi ở VNCS. Từ khi thành lập hồi năm 2011, VietJet chỉ hoạt động bằng máy bay A320 của Air bus là đối thủ châu Âu của Boeing. CSVN còn dự định mua máy bay không người lái của Mỹ nữa.
Bốn, CS thua TT Obama trong mặt trận dân vận và địch vận của Mỹ. Trước khi TT Obama đến VN, nhờ Mỹ bang giao, giao thương, chuyển trục quân sự Mỹ về Á châu Thái bình dương và Mỹ đặc cách giúp CSVN vào TPP, để bao vây quân sự và kinh tế TC, thăm dò của PEW cho biết 78% dân VN có cái nhìn thiện cảm và tích cực về Mỹ, muốn chánh quyền xích lại gần Mỹ để có thể thoát Trung về kinh tế và giải toả áp lực TC xâm lấn biển đảo VN, áp chế chủ quyền và độc lập của quốc gia dân tộc VN. Dân chúng ở Hà nội và Saigon chào đón, hoan hô TT Obama nhiều hơn, nồng nhiệt hơn TT Clinton và Bush.
Phải nói TT Obama là người hùng biện, hấp dẫn nhưng bình dân có tài thu hút quần chúng. Ông không mặc đồ lớn, không cà vạt, đi ăn hai tô bún chả Hà nội, uống hai chai bia, không dùng ly, cầm chai uống cùng với một người đầu bếp nổi tiếng trên truyền hình nước Mỹ là ông Anthony Bourdain tại một tiệm ăn nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Ông còn mua thêm 4 tô "to go", để chứng tỏ Ông rất thích và người thân cũng thích.
Dân chúng bắt tay Ông nhiều quá, Ông tháo nhẫn cưới bỏ vào túi quần chứng tỏ rất trân quí quà cưới và không muốn người siết tay Ông bị đau tay. Một cử chỉ nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, nam nữ đều khen Ông là người chung tình và trọng tha nhân.
Ở Hà Nội cũng như Sài Gòn, Ông gặp gỡ đại diện những tổ chức xã hội dân sự, đọc bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, nói chuyện trước các doanh nghiệp, và lớp trẻ VN. Ông công khai nói nhiều người Việt yêu tự do, dân chủ được toà đại sứ mời bị công an VNCS ngăn trở không đến được chứng tỏ Ông biết rõ CS lén cản đường, bắt thẩy lên xe.
Trong bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, 2.000 người ngồi chật cứng hội trường, TT Obama mở lời bằng tiếng Việt "Xin Chào, Xin Chào Việt Nam." Ông dẫn dụ câu thơ về chủ quyền VN của Lý thường Kiệt, "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư" chữ Hán dich ra quốc ngữ VN.
Ông nhấn mạnh độc lập, chủ quyền đất nước phải "do người dân Việt Nam quyết định". Ông quả quyết Hoa Kỳ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.
Ông nói "Khi có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng qua internet và mạng xã hội mà không gặp một cấm đoán nào thì điều đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo mà mọi nền kinh tế đều cần để phát triển."… "Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và bloggers có thể đưa ra ánh sáng những nỗi bất công, những sự lạm quyền, điều đó bắt các giới chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, và điều đó làm cho công chúng tin rằng chúng ta đang có một chế độ tốt"…
"Khi mọi người có thể ra ứng cử, và vận động tranh cử một cách tự do, khi mà cử tri có thể lựa chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử công bằng, thì điều đó làm cho đất nước ổn định, bởi vì dân chúng biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe, và những thay đổi hòa bình có thể xảy ra. Và xã hội sẽ giang rộng vòng tay đón những người mới"…
"Khi có tự do tín ngưỡng, điều đó không chỉ giúp con người có điều kiện biểu đạt tình yêu của họ đối với tôn giáo, mà còn cho các nhóm thuộc những tôn giáo khác nhau phục vụ cộng đồng bằng các hoạt động giáo dục, giúp đỡ bệnh viện, những người nghèo, và những người dễ bị tổn thương của xã hội. Và khi người dân có quyền tự do tụ tập thì họ được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự. Điều đó sẽ giúp chính quyền giải quyết các thách thức mà đôi khi họ không thể một mình làm được. Vì thế nhân quyền không làm tổn hại sự ổn định mà giúp nền tảng xã hội ổn định hơn, và tiến bộ hơn".
Về nhân quyền, Ông nói "Nói cho cùng, nhân quyền đã thôi thúc mọi người khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, vùng lên lật đổ chế độ thuộc địa. Và tôi tin rằng tôn trọng nhân quyền là cách diễn đạt đầy đủ nhất ý nghĩa của độc lập, kể cả ở nơi đây, ở một quốc gia hãnh diện tuyên bố rằng chính quyền của mình là chính quyền của dân, do dân và vì dân".
Sau cùng, Ông nói dùm cho dân VN bị CS cấm, không được công khai nói lên khát vọng của mình, nên dân chúng VN rất hoa nghinh Ông, công khai cho CSVN, CSTQ một bài học, một tất yếu sẽ xảy ra, ánh sáng tự do dân chủ sẽ đến, lùa độc tài vào bóng tối lich sử./. (Vi Anh)
Blogger Đoan Trang: An ninh Việt Nam nói dối
Blogger Phạm Đoan Trang.
Blogger Phạm Đoan Trang.
VOA Tiếng Việt
24.05.2016
Một nhà báo tự do ở Việt Nam cho biết an ninh trong nước thách thức bà đâm đơn kiện sau khi “chặn” bà tới gặp Tổng thống Barack Obama, đồng thời, theo lời bà, nói rằng người đứng đầu Nhà Trắng “nói dối”.
Blogger Đoan Trang cho biết, sau hơn một ngày bị giữ, bà được thả chiều 24/5, ít lâu sau khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp với một số thành viên của xã hội dân sự Việt Nam.
Bà Trang kể lại rằng một số người mặc thường phục, tự xưng là từ "Cục Bảo vệ An ninh Chính trị, Tổng cục an ninh của Bộ Công an", đã giữ bà lại tại một nhà khách ở tỉnh Ninh Bình trong khi bà đang trên đường từ Sài Gòn trở về Hà Nội để tới gặp Tổng thống Mỹ.
Bà nói tiếp: “Mọi người đều hiểu bắt để chặn đi gặp ông Obama, nhưng mà họ không muốn nói như thế. Họ bảo là bắt để làm việc, liên quan tới các tài liệu ở trên Facebook. Họ giữ rõ ràng là vì mục đích khác, nhưng họ lại cứ nói theo kiểu là không phải vì chuyện ông Obama mà chuyện trên Facebook. Lúc mình nói rằng chúng ta không cần phải diễn kịch với nhau như thế này, và tôi nghĩ rằng việc chặn một người đi gặp tổng thống một nước khác là chuyện không đúng về mặt ngoại giao và nó không đàng hoàng. Họ nói rằng ‘chúng tôi không giữ chị vì việc của Obama, mà vì Facebook’. Chị muốn kiện tụng thì cứ việc kiện. Họ có nói thêm rằng thực ra cuộc gặp của ông Obama và khối xã hội dân sự độc lập là một sự dối trá của Obama bởi vì theo như nguồn tin của phía họ, thì trong lịch trình hoạt động thực sự của Obama ở Việt Nam thì không có màn nào là màn gặp các đại diện của xã hội dân sự độc lập cả, nghĩa là Obama nói dối.”
Theo đoạn video đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, chỉ có một số nhà hoạt động ở Việt Nam tham gia cuộc gặp với ông Obama tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau cuộc gặp, Tổng thống Mỹ cho báo giới hay rằng “một số nhà hoạt động đã bị ngăn không cho tới gặp ông”.
Nhà Trắng chưa đưa ra phản ứng sau các cáo buộc của phía an ninh Việt Nam, như theo lời của blogger Đoan Trang. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa lên tiếng về tuyên bố của Tổng thống Obama.
VOA Việt Ngữ cũng không thể liên lạc với cơ quan công an mà bà Trang nêu ra để phỏng vấn.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
x
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Trong khi đó, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết, ông “không có duyên với ông Obama”, sau khi sáng nay, 24/5, bị các nhân viên an ninh Việt Nam “quăng lên xe” rồi đưa ra khỏi Hà Nội cho tới khi Tổng thống Hoa Kỳ rời thủ đô của Việt Nam để vào TP HCM.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 24/5, Tổng thống Obama cũng nhắc tới vấn đề mà Việt Nam và Mỹ vẫn còn khác biệt, đó là nhân quyền.
Ông Obama cho rằng việc cho phép người dân tự do bày tỏ ý kiến, và tiếp cận thông tin chỉ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Ông nói thêm: “Các quốc gia thường thành công hơn khi người dân được tự do bày tỏ suy nghĩ, được phép hội họp mà không sợ bị trấn áp, hay có thể tiếp cận Internet và mạng xã hội. Bảo đảm các quyền đó không đe dọa tới ổn định mà thực ra còn củng cố ổn định, và là nền tảng cho phát triển.”
Phát biểu của ông Obama được đưa ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Mỹ công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Thông điệp mình muốn nói với ông Obama nó không phải xấu như họ nghĩ. Nó có lợi chung cho lợi ích quốc gia. Họ không cần biết mình nói gì thì đã chặn rồi. Trước hết, mình hoan nghênh dỡ bỏ việc cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong bối cảnh, Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên biển Đông, thì bắt buộc Việt Nam phải tăng cường vũ khí, càng hiện đại càng tốt, tốt nhất là từ Mỹ...Về vấn đề nhân quyền, mình muốn 4 quyền sau đây được cải thiện, một là quyền tự do ngôn luạn; hai là quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa; ba là quyền tự do tham gia vào chính trị, và vấn đề thứ tư mà mình muốn đề nghị đó là thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
Blogger Đoan Trang nói.
Quyết định này sau đó vấp phải sự chỉ trích của một số tổ chức nhân quyền, trong đó có Human Rights Watch. Ông Phil Robertson, giám đốc phụ trách châu Á của cơ quan thúc đẩy nhân quyền này, nói với đài VOA rằng Hoa Kỳ đã “tặng thưởng” Việt Nam ngay cả khi chính quyền Hà Nội chưa thực hiện điều gì nổi bật về nhân quyền.
Trong khi đó, blogger Đoan Trang cho biết bà ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận:
“Thông điệp mình muốn nói với ông Obama nó không phải xấu như họ nghĩ. Nó có lợi chung cho lợi ích quốc gia. Họ không cần biết mình nói gì thì đã chặn rồi. Trước hết, mình hoan nghênh dỡ bỏ việc cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong bối cảnh, Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên biển Đông, thì bắt buộc Việt Nam phải tăng cường vũ khí, càng hiện đại càng tốt, tốt nhất là từ Mỹ. Do vậy, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là cần thiết. Việc đó độc lập với chuyện cải thiện nhân quyền. Nó không phải là việc loại trừ nhau, anh chỉ được chọn một trong hai. Về vấn đề nhân quyền, mình muốn 4 quyền sau đây được thực hiện, một là quyền tự do ngôn luận; hai là quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa; ba là quyền tự do tham gia vào chính trị, và vấn đề thứ tư mà mình muốn đề nghị đó là thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.”
Ngoài ra, blogger này cho biết bà cũng tính sẽ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama giúp điều tra vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Vừa qua, có hơn 100.000 người đã gửi kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị Tổng thống Mỹ nêu vấn đề cá chết và thảm họa tự nhiên ở miền Trung trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Việt Nam.
Hiện chưa rõ là trong các cuộc trao đổi kín, ông Obama nêu lên vấn đề như theo lời kêu gọi của người Việt hay không.
Cập nhật: Chính phủ Mỹ mới cho biết đã lên tiếng phản đối Việt Nam ‘ngăn cản’ các nhà hoạt động gặp ông Obama ở Hà Nội. Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Ben Rhodes, hôm nay nói rằng chính quyền của ông Obama và đích thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu vấn đề này với phía Việt Nam. Quan chức thân cận với Tổng thống Obama nói rằng vụ việc cho thấy cuộc gặp là “nguồn cơn gây khó chịu” cho chính phủ Việt Nam. Ông Rhodes cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục theo dõi để bảo đảm rằng các nhà hoạt động được tự do và không bị trừng phạt
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-doan-trang-an-ninh-vietnam-bao-ong-obama-noi-doi/3343613.html
Đại học Fulbright VN là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
An Tôn
27.05.2016
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
http://www.voatiengviet.com/content/dai-hoc-fulbright-viet-nam-la-moi-truong-cho-suy-nghi-doc-lap-va-sang-tao/3348900.html
TNS Mỹ đề xuất trừng phạt công dân Việt vi phạm nhân quyền
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
26.05.2016
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn từ tiểu bang Texas hôm 23/5 cho biết ông đề nghị sửa đổi một dự luật quốc phòng, theo đó sẽ xử phạt những người Việt Nam bị coi là đồng lõa trong việc đàn áp nhân quyền.
Ông Cornyn nói: “Điều quan trọng cần nhớ là, ngay cả khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, Việt Nam vẫn là một chế độ cộng sản tàn bạo, tiếp tục coi thường các quyền cơ bản của con người. Hai quốc gia sẽ không bao giờ đạt được mối quan hệ gần gũi mà tôi biết rằng nhiều người ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn cho đến khi Việt Nam thả hết tù nhân chính trị, thể hiện sự tôn trọng cơ bản cho các quyền con người mà chúng ta coi là chuyện đương nhiên ở Mỹ”.
Đề xuất của ông Cornyn được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích ông Obama vì dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí kéo dài 50 năm với Việt Nam, cho rằng ông đã từ bỏ một lá bài thương lượng quan trọng để gây sức ép với cộng sản Hà Nội nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.
Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở khu vực châu Á, nói: “Tổng thống Obama đã từ bỏ lợi thế còn lại của Mỹ để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam – và cơ bản không nhận được lại gì.
Ông Robertson lưu ý rằng chính quyền Việt Nam đã bắt giữ một nhà báo, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền trong khi ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Các nhóm theo dõi nhân quyền cho biết ngay cả trong chuyến thăm của ông Obama, Hà Nội đã tống giam ít nhất 6 nhà hoạt động, sách nhiễu nhiều người Việt Nam khác cố gắng thể hiện quyền tự do ngôn luận, và chặn các trang mạng xã hội.
Ông Rafendi Djamin, giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết: “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý gắt gao trên toàn cầu trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Việt Nam, thật đáng hổ thẹn, vẫn thực hiện các hành động đàn áp như thường lệ”.
Theo The Washington Times, Reuters
http://www.voatiengviet.com/content/tns-my-de-xuat-trung-phat-cong-dan-viet-vi-pham-nhan-quyen/3346013.html
Thứ hai, 30/05/2016
Cần Thơ đánh giá cao trợ giúp của Mỹ về ứng phó biến đổi khí hậu
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
An Tôn
29.05.2016
Các nhà khoa học đã cảnh báo Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc đến khi ông thăm Việt Nam mới đây. Từ lâu, Mỹ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc lập Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ. Viện đã có nhiều chương trình hiệu quả.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Các số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường của Cần Thơ cho thấy nhiệt độ không khí trung bình trong một năm của thành phố từ năm 1978 đến 2012 có xu hướng tăng khoảng 0,7-0,8 oC, với mức nhiệt trung bình khoảng 27,3oC.
Bên cạnh đó lượng mưa trung bình hàng năm của thành phố giảm khoảng 200 mm. Từ năm 2010 đến nay, lượng mưa dao động từ 1200 đến 1500 mm. Đi kèm với lượng mưa giảm là hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn tăng cao.
Trước đây, Cần Thơ hầu như không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do cách biển hơn 65 km. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xâm nhập mặn đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn nước sông của thành phố. Đặc biệt trong đầu năm nay, nạn hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là việc không phải một mình thành phố Cần Thơ có thể làm được, thậm chí, ở tầm quốc gia, một mình Việt Nam cũng không thể làm được. Đồng thời, biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một vùng hay một quốc gia, mà có tác động toàn cầu. Chính vì vậy, Mỹ đã sớm có hợp tác với Việt Nam trong theo dõi, nghiên cứu về vấn đề này.
Cách đây 8 năm, Mỹ và Việt Nam đã lập dự án mang tên Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan sát Toàn cầu, viết tắt là DRAGON. Tiếp đến, dự án đã lập ra Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, đặt tại trường Đại học Cần Thơ.
Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL.
Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung nói.
Về hoạt động của viện, Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung, Phó Viện trưởng, cho VOA biết: “Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL. Chúng tôi tổ chức được những dự án. Thí dụ, đối với Mỹ họ cử người qua đây hướng dẫn, tập huấn cho chúng tôi, nâng cao năng lực trong vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán vấn đề thay đổi điều kiện đất, điều kiện nước, thì cũng rất là hữu dụng. Rồi những dự án quan trắc, đánh giá về thay đổi các loài cá ở trên sông Mekong. Rồi họ tổ chức một đoàn đi đánh giá về các thay đổi về phù sa trong nước”.
Vị Phó viện trưởng cho biết thêm sự hợp tác của trường Đại học Cần Thơ với Mỹ về môi trường đã bắt đầu từ rất lâu trước khi có Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, nhất là các nhóm nghiên cứu về đất ngập nước.
Ông Trung đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Mỹ: “Tài trợ về mặt kinh phí thì không có nhiều. Nhưng mà cái quan trọng là những cái hỗ trợ về kỹ thuật. Ở đây, ở Việt Nam, những nhà khoa học luôn luôn đón chào các nhà khoa học Mỹ đến để xây dựng các kế hoạch để mà hợp tác. Thực ra ở đây chúng tôi rất là hiểu cái đặc điểm của vùng này. Mà bên Mỹ thì các nhà khoa học có các phương
pháp nghiên cứu mới, có các cái công cụ như ảnh vệ tinh hay mô hình toán như thế nào để phân tích rất là tốt. Có những phần phân tích đánh giá sâu, có những góc nhìn khác mà nhiều khi chủ quan chúng tôi không thấy được, thì các nhà khoa học các nước khác nhau, đặc biệt là Mỹ, họ có thể giúp được rất tốt”.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Tiến sỹ Trung chỉ ra rằng hiện nay hợp tác trong khuôn khổ của viện ông với Mỹ vẫn là các chương trình nhỏ. Theo ông, về lâu dài các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ cần có những kế hoạch lớn hơn.
Ông nói: “Tôi nghĩ nếu mà được, mình cần có chương trình hợp tác dài hơi, thí dụ trong giai đoạn 5 năm, 10 năm”.
Ông Trung lý giải rằng Mỹ mới dành một phần nhỏ kinh phí cho việc nghiên cứu ở Việt Nam vì Mỹ thấy tầm quan trọng của các vấn đề ở thượng nguồn sông Mekong và đến nay đã ưu tiên khu vực đó hơn.
Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên.
Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung
Ông nói: “Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên”.
Sự biến đổi khí hậu ở ĐBSCL gắn liền với các hoạt động khai thác sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua nhiều nước khác trước khi đến Việt Nam. Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng cần có cách tiếp cận xuyên biên giới về ứng phó với biến đổi khí hậu ở cả lưu vực sông chứ không chỉ ở từng nước riêng rẽ.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Nguyễn Hiếu Trung cho rằng các nước ven sông Mekong cần đi đến ký kết một hiệp ước về khai thác con sông với những cam kết về lượng nước sông mà từng nước có thể khai thác cũng như bảo đảm chất lượng nước của sông.
Việt Nam là nước cuối nguồn nên khả năng kiểm soát, tác động lên con sông không nhiều. Tuy nhiên, nếu các nước thượng nguồn khai thác sông Mekong tới mức ĐBSCL bị thiệt hại nặng thì Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất mà những mất mát của Việt Nam sẽ có tác động ở tầm quốc tế.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Trung phân tích thêm: “Nếu con sông này nó không sống khỏe mạnh thì mình có làm gì đi nữa thì đồng bằng của mình cũng không thể nào tồn tại được. Mà cái đồng bằng của mình thì xuất khẩu tới 20% cái thị trường gạo của quốc tế, của thế giới. Nếu ĐBSCL có vấn đề gì thì ta thấy là cái thiệt hại này không chỉ cho riêng ĐBSCL mà cho cả các nước mà sử dụng gạo trên thế giới và trong đó có rất nhiều nước nghèo. Thì cái tác động là toàn cầu chứ không phải riêng ĐBSCL”.
Chung quan điểm với nhiều chính khách và các nhà khoa học quốc tế khác, vị Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu nhấn mạnh sông Mekong không chỉ của riêng các nước trong khu vực mà là con sông của cả thế giới, cộng đồng quốc tế cần hành động cùng nhau để bảo vệ.
Các nước đã có kinh nghiệm quản lý các con sông xuyên biên giới như Mỹ, Canada, một số nước châu Âu có thể chia sẻ nhiều điều hữu ích cho Việt Nam và các nước ven sông Mekong.
http://www.voatiengviet.com/content/can-tho-danh-gia-cao-tro-giup-cua-my-ve-bien-doi-khi-hau/3350167.html
Blog / Phạm Chí Dũng
Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Blog Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng
30.05.2016
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?\
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
http://www.voatiengviet.com/content/an-so-lon-nhat-trong-chuyen-di-vietnam-cua-obama-duoc-giai-ma/3351510.html
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 10:44 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
No comments:
Post a Comment