Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

TRUNG CỘNG - MAI THANH TRUYẾT

Monday, August 1, 2016

NGUYỄN TRỌNG DÂN * TRUNG CỘNG

Ảo vọng của Trung Cộng tại biển Đông

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Sau ngày 12 tháng Bảy, phán quyết của tòa án PCA về Biển Đông lại rơi tõm vào hư không khi các siêu cường mặc nhiên nhìn Trung Cộng tập trận khiêu khích. Không những vậy, hôm thứ Tư 27 tháng này, Ngoại Trưởng Kerry khi họp báo kế bên Ngoại Trưởng của Philippine là ông Perfecto Yasay, đã ủng hộ một cuộc đối thoại giữa Phi và Trung Cộng về chủ quyền biển Đông.
Chẳng lẽ phán quyết của tòa án PCA không còn hiệu lực nữa? Bổn phận của Trung Cộng là phải rút lui khỏi vùng này một cách vô điều kiện dựa trên phán quyết của tòa án, không thể nói ngược và trong trường hợp Trung Cộng nói ngược, thì Đồng Minh cần phải ra tay can thiệp buộc Trung Cộng phải làm theo phán quyết nếu không muốn nhìn thấy cấm vận và chiến tranh.
Thế nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều đó. Dường như nước Mỹ đang cúi gập người xuống cố che giấu sức mạnh quân sự thật sự vượt trội của mình và để cho Trung Cộng mặc nhiên công khai phủ nhận phán quyết của tòa PCA về biển Đông.
Trung Cộng tuyên bố rằng chỉ đồng ý ngồi lại đối thoại với Phi khi Phi cùng quan điểm với Trung Cộng, tức là công khai bác bỏ phán quyết của tòa án PCA vào ngày 12 tháng Bảy. Như vậy thì Kerry đang kèn thổi xuôi, trống đánh ngược hay sao mà tán đồng việc Phi ngồi lại đối thoại với Trung Cộng về chủ quyền biển đảo?
Đương nhiên, ai ai cũng thừa hiểu Kerry không phải là một kẻ lú lẫn mà sự tuyên bố của ông cho thấy rõ Hoa Kỳ chưa tung đối sách thật sự cho biển Đông khi còn đang trong mùa bầu cử.
Nghi vấn về nỗ lực của Goldman Sachs:
Không ai lại điên rồ đi đầu tư ồ ạt vào một quốc gia sắp sửa có ý định đi đến cấm vận hay chuẩn bị gây chiến với đất nước của mình cả. Trong lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng sôi sục như thế, ai ai cũng lấy làm lạ là các công ty quốc doanh của Trung Cộng, theo sự hướng dẫn của Goldman Sachs, một tập đoàn tài phiệt của người Do Thái tại Mỹ, ồ ạt đổ tiền thâu tóm các công ty Mỹ trong năm nay, coi như không hề lo lắng gì đến căng thẳng đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng một tí nào cả, kể cả quan ngại về khả năng cấm vận của Mỹ.
Bản tin của Blomberg đánh đi vào ngày 10 tháng Hai năm 2015, dưới tựa đề: "Goldman Pushes China Investment Deal as Silicon Valley Wary," tức là: "Goldman cố thúc đẩy xúc tiến hiệp ước đầu tư Mỹ - Trung trong khi giới kỹ nghệ ở Silicon Valley lo lắng ngăn cản" đã khẳng định Goldman Sach cố thúc ép chính phủ Hoa Kỳ mở cửa để các công ty quốc doanh của một nhà nước Cộng sản như Trung Cộng ồ ạt thâu tóm các công ty Hoa Kỳ bất chấp những hiểm họa về an ninh quốc gia. Ở Hoa Kỳ, mọi hình thức hoạt động tài chánh kinh doanh cho Cộng Sản đều coi là cấm kỵ và Trung Cộng vẫn là một quốc gia Cộng Sản từ hình thức đến bản chất.
Thậm chí, cũng theo bản tin, Goldman Sachs gia tăng sức ép lên chính phủ Mỹ mở cửa cho Trung Cộng đầu tư bất chấp luôn cả nỗ lực của chính phủ Obama đang cố xúc tiến hiệp ước TPP nhằm cô lập bao vây kinh tế Trung Cộng. Rõ ràng, Tổng Thống Obama đã thật sự thúc thủ không đối đầu nổi nữa trước sức mạnh thế lực của giới tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái. Nay thì ngay cả trong đại hội đảng Dân Chủ của ông, hiệp ước TPP cũng bị kêu gào hủy bỏ. Tài phiệt Do Thái đã lật ngược nước cờ cô lập kinh tế của Obama giùm cho Trung Cộng một cách ngoạn mục.
Phát biểu của Mark Schwartz, Chủ-tịch chi nhánh Á châu của Goldman Sachs, "Chúng tôi hy vọng sẽ còn tiếp tục hướng dẫn nhiều công ty quốc doanh Trung Cộng hơn trong việc thâu tóm các công ty Mỹ ở tương lai.” cho thấy sức thâu tóm của Trung Cộng lên các công ty Mỹ hiện nay chỉ mới là mở màn. Sẽ còn bao nhiêu tập đoàn tài phiệt khác của Mỹ do người Do Thái làm chủ sẽ theo gót Goldman Sachs để giúp Trung Cộng ồ ạt thâu tóm các công ty Hoa Kỳ đây? Một câu hỏi khiến chúng ta không khỏi phải rùng mình.
Nghi vấn về đầu tư của Trung Cộng năm 2016:
Chỉ ba tháng đầu năm nay, Trung Cộng đã đầu tư 5 tỷ Mỹ kim vào Hoa Kỳ bất chấp căng thẳng tại biển Đông leo thang ngày một tăng trong thời gian này. Vào giữa năm nay, tổng số vốn đầu tư cua Trung Cộng vào Hoa Kỳ tăng lên 15 tỷ, tức là gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, và dự tính đến cuối năm, tổng số vốn đầu tư của Trung vào Hoa Kỳ sẽ là 30 tỷ Mỹ kim.
Đầu tư của Trung Cộng vào thị trường của Hoa Kỳ tăng lên được giới tài phiệt hân hoan quảng cáo là tốt cho thị trường lao động của Hoa Kỳ, thế nhưng trên thực tế, giới kỹ nghệ gia hàng đầu tại Mỹ đang ngày một lo lắng cho nền an ninh kinh tế của đất nước, khi mà từ kỹ thuật đến thông tin kinh tế lần hồi bị Trung Cộng khống chế nhờ thâu tóm các công ty quan trọng của Mỹ trong lúc Trung Cộng không hề tôn trọng những công ước về bản quyền kỹ thuật và có thề sử dụng các kỹ thuật này quay ngược trở lại cạnh tranh với công ty Hoa Kỳ một cách trơ trẽn như đã xảy ra trong ngành chế tạo mạch vi tính micro-chip hay trong ngành chế tạo máy bay hàng không lẫn dân dụng và quân sự.
Nếu đứng ở góc độ của mối bận tâm về biển Đông, thì dường như căng thẳng biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng càng leo thang thì đầu tư của Trung Cộng lại càng ồ ạt mạnh mẽ hơn nữa đổ vào nền kinh tế Mỹ. 
Khi mà vào trung tuần tháng Sáu, tức cuối quí hai, Hoa Kỳ đem hai chiếc hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đi vào vùng biển đảo Hoàng Nhan cảnh cáo Trung Cộng "đùa ở Hoàng Nhan đảo là đùa với lửa" thì cũng là lúc mà tổng số đầu tư của Trung Cộng vào thị trường Mỹ vọt mạnh lên đến 10 tỷ Mỹ kim (từ tháng Tư đến tháng Sáu.)
Có phải là ngẫu nhiên hay không? Nếu mà là ngẫu nhiên thì tức là các công ty quốc doanh của Trung Cộng ồ ạt đổ tiền thâu tóm các công ty Mỹ trong ba tháng qua từ tháng Tư đến tháng Sáu mà không hề hay biết gì đến tin tức hai nước đang căng thẳng leo thang quân sự tại biển Đông, và có thể sẽ có đụng độ nếu rủi ro một bên mất kềm chế; 
Điều này không thể nào! Các công ty quốc doanh Trung Cộng thật sự biết hai nước đang leo thang đối đầu ngày một căng thẳng ở biển Đông mà vẫn đầu tư ồ ạt vào thị trường Mỹ, thậm chí còn nhiều gấp bội so với năm trước. Càng leo thang căng thẳng thẳng thì số tiền đầu tư càng lớn thì rõ ràng, Trung Cộng đang nhờ tài phiệt Do Thái giúp mua chuộc chung cuộc tại biển Đông. Căng thẳng càng cao thì cái giá chi ra phải càng lớn.
Ngày trước, hiệp định cam kết Hòa Bình Paris 1973 bị vi phạm trắng trợn bởi Cộng Sản Bắc Việt và cái giá phải trả là Trung Cộng chỉ cần một cú bắt tay với Henry Kissinger, đồng ý mở cửa thị trường cho tư bản vào đầu tư. Nay, để có được biển Đông thì đương nhiên, cái giá của một cú bắt tay như năm xưa để trả e rằng không đủ mà cái giá phải cao và tốn kém hơn nhiều.
Nền kinh tế Trung Cộng đã ngày một đuối và trầm kha trong khủng hoảng về tài chánh không lối thoát, vậy mà nay, lại phải đổ dồn không ngừng tiền của đầu tư vào Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, nhằm mua chiến thắng chung cuộc tại biển Đông thì quả là Bắc Kinh tự chuốt lấy tình trạng kiệt sức đuối hơi.
Câu hỏi đặt ra là biển Đông có ích gì cho Trung Cộng khi mà sau này nội bộ chính trị và xã hội Trung Cộng bị rối loạn do khủng hoảng, suy thoái để rồi rã nát chia cắt như Gordon Chang đã dự báo?
Một chiến thắng ảo vọng ở Việt Nam đẩy khối Cộng Sản đi đến chia rẽ và làm Liên Xô sụp đổ tả tơi sau đó thì chung cuộc đầy ảo vọng và quá tốn kém tại biển Đông, có lẽ, là điểm sáng cuối cùng của một chế độ đã đuối hơi ở Trung Hoa.

TS. MAI THANH TRUYẾT * BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hãy thành lập Tổ chức Bảo vệ Môi trường Việt Nam - Vietnamese Environmental Protection Society - VEPS

Ts Mai Thanh Truyết - Đất, Nước, và Không khí là ba nguồn sống không thể tách tời của nhân loại. Nếu thiếu một trong ba điều trên thì sự sống của con người không thể tồn tại. Qua bao nhiêu ngàn năm, loài người nhờ trí thông minh đã dần dần khắc phục được một số bệnh tật nguy hiểm, đề phòng một số thảm họa thiên nhiên, và những phát minh khoa học làm cho đời sống con người trở nên tiện lợi hơn và phong phú hơn.
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, Trung Cộng vì tham vọng làm giàu, muốn làm bá chủ thế giới, đã và đang ngang nhiên phá hoại môi trường ở Việt Nam và Biển Đông làm cho đời sống của người dân Việt ngày càng khốn đốn, dẫn đến nguy cơ bệnh tật và diệt vong.
Vài thí dụ điển hình:
* Khai thác mỏ bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, tiêu diệt cả một vùng bảo toàn thiên nhiên, một vùng trồng cây công nghệ như cao su, trà, cà phê v.v... Hiện nay, chỉ sau bảy năm khai thác bauxite tại Tân Rai, Bảo Lộc và Nhân Cơ, Đắc Nông, nhiều hồ chứa bùn đỏ lộ thiên đang là một hiểm họa lớn cho toàn vùng, gây ô nhiễm nguồn nước, ngay cả hai dòng sông Đồng Nai và La Ngà ở miền Nam cũng bị ảnh hưởng. Đây là hai nguồn nước sinh hoạt chính cho miền Đông và thành phố Sài Gòn, ảnh hưởng đến 20 triệu dân sống trong vùng.
* Một số không nhỏ các sông ngòi của Việt Nam đã bị chết vì chất thải kỹ nghệ từ các cơ xưởng ngoại quốc, đặc biệt của Trung Cộng và Đài Loan, trải dài từ Bắc chí Nam, dần dần biến thành những dòng sông “đen”, trong đó không còn nguồn tôm cá nào có thể sống còn được.
* Gần đây nhất, vào đầu tháng tư năm nay (2016), vụ thả chất hóa học độc hại vô trách nhiệm bởi công ty Formosa từ Vũng Áng, gây nên hàng loạt cả ngàn tấn cá chết tấp vào ven biển miền Trung. Sự thiệt hại vô tiền khoáng hậu này đem lại quá nhiều mất mát cho người dân miền Trung nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Thảm họa này ảnh hưởng đến nguồn protein từ cá, nguồn sống của cư dân miền duyên hải miền Trung Việt Nam, ảnh hưởng lên sức khỏe không những của thế hệ hôm nay mà còn tiếp tục tàn phá đến nhiều thế hệ mai sau.
Trước hiện trạng đen tối về môi trường sống của trên 90 triệu dân Việt, nhu cầu thành lập một Tổ Chức Bảo Vệ Môi Trường càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Chúng tôi kêu gọi tất cả những người con Việt trong và ngoài nước cần kết hợp tiến tới việc thành lập một Tổ chức Bảo vệ Môi trường cho Việt Nam nhằm mục đích:
- Đánh thức lương tâm nhân loại về mối họa diệt chủng của Trung Cộng với sự đồng thuận của đảng và nhà nước CSVN;

- Tranh đấu cho Quyền có một môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững. Đó là ba Quyền không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, vệ sinh môi trường, sức khỏe tốt, thực phẩm dinh dưỡng, nguồn nước tinh khiết, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.
- Kêu gọi toàn dân ý thức thảm họa nầy để cùng nhau kết đoàn đứng lên đòi “Quyền Sống của con người”;
- Kêu gọi các nhà khoa học trong và ngoài nước hợp tác nhằm hướng dẫn người dân đứng lên tranh đấu cho các quyền đã ghi trong Công ước Quốc tế như:
- Quyền được cung cấp nguồn nước sạch trong sinh hoạt,

- Quyền được thở không khí trong lành;

- Quyền được ăn uống hợp vệ sinh và thực phẩm được kiểm soát để tránh nhiễm độc;

- Quyền được giáo dục và chỉ dẫn về khai thác nông nghiệp, sử dụng hóa chất và phân bón.
Làm tại Hoa Kỳ ngày 31 tháng 7 năm 2016.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Chủ tịch HĐQT Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ
(Vietnamese American Science & Technology Society - VAST, founded since 1990.)

BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc đe dọa chiến tranh ở Biển Đông

2016-08-01
000_D78JS.jpg
Tàu Trung Quốc trong cuộc diễn tập cấp cứu ở Biển Đông gần Tam Sa, tỉnh Hải Nam về phía nam của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 14 tháng bảy năm 2016.
AFP PHOTO 
Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền lịch sử ở Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời đang cân nhắc áp lực đến từ phía quân đội là phải có phản ứng mạnh mẽ, kể cả việc không ngần ngại đối đầu với chiến tranh.
Đó là nội dung những bản tin được các hãng thông tấn nước ngoài gửi đi từ Bắc Kinh ngày hôm qua, nói về phản ứng mới nhất của Trung Quốc trước những căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, đặc biệt sau khi Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ra phán quyết nói rõ Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử lẫn pháp lý ở vùng biển đảo mà họ tự nhận là của mình.

Bằng mọi giá

Bản tin của hãng thông tấn AP cho biết tối Chủ Nhật vừa rồi khi tham dự buổi chiêu đãi tổ chức tại Bắc Kinh để chào mừng 89 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc nói rằng nhân dân và quân đội Trung Quốc cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, bảo vệ an ninh và quyền lợi của quốc gia.
Vị Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng nói với những người có mặt trong buổi tiếp tân là chủ quyền và quyền lợi của Hoa Lục sẽ được bảo vệ bằng mọi giá.
Trong bản tin cũng nói về buổi chiêu đãi này, Tân Hoa Xã cho hay ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc cũng nói rằng Hoa Lục chẳng bao giờ sợ chiến tranh, nhưng chắc chắn mong muốn thấy hòa bình.
Bản tin của AP cũng cho hay Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc chính là người chủ trương cải tạo các bãi đá, xây dựng căn cứ và phi trường ở những hòn đảo nằm trong vùng 9 đoạn, còn được gọi là vùng lưỡi bò, mà Trung Quốc tự vẽ ra và nói chủ quyền thuộc về họ.
Vẫn theo AP, Tướng Thường Vạn Toàn còn là người rất thân cận với lãnh tụ Tập Cận Bình, sẵn sàng ủng hộ chính sách cứng rắn nếu ông Tập muốn thực hiện trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Sẵn sàng phản ứng mạnh với Mỹ

Trong bản tin cũng đánh đi từ Bắc Kinh, hãng thông tấn Reuters trích dẫn những nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo và quân đội Trung Quốc nói rằng hiện có xu hướng muốn phản ứng mạnh hơn với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, bất chấp chuyện va chạm quân sự có thể xảy ra. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-pressed-for-stronger-scs-08012016125256.html

Trung Quốc sẽ lại ‘dạy cho Việt Nam một bài học’?


Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với Reuters rằng 'Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng'.
Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với Reuters rằng 'Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng'.
Một số thành phần trong quân đội Trung Quốc đang gây áp lực cho giới lãnh đạo nước này phải có phản ứng mạnh mẽ hơn sau phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc. Hãng tin Reuters đăng tải thông tin trên hôm qua, 31/7, dẫn các nguồn tin giấu tên có quan hệ gần gũi với quân đội và lãnh đạo nước này.
Cho dù phản bác quyết định của Tòa ở La Haye, Hà Lan, Bắc Kinh tới nay vẫn chưa đưa ra chỉ dấu nào cho thấy sẽ hành động cứng rắn hơn nữa.
Nhưng hãng tin Reuters dẫn lời bốn nguồn tin nhận định rằng “một số thành phần trong quân đội Trung Quốc đang thúc ép chính quyền phải phản ứng mạnh hơn nữa, có thể cả hình thức vũ trang, nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này trong khu vực”.
Một nguồn tin thân cận với quân đội nói với hãng tin Reuters rằng “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng”, và rằng “chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”. 
Hãng tin Reuters dẫn lời một nguồn tin khác có quan hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc nói rằng quan điểm chung hiện nay trong quân đội nước này khá là “diều hâu”.
Trong khi đó, khi được hỏi là liệu quân đội Trung Quốc có thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ hơn, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ nói rằng các lực lượng vũ trang sẽ “quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc cũng như hòa bình và ổn định, trong khi đương đầu với bất kỳ mối đe dọa hay thách thức nào”. 
Theo Reuters, hiện chưa rõ các bước đi mà những người có tư tưởng cứng rắn trong quân đội muốn thực hiện.
Nhưng hãng tin này viết rằng mọi sự chú ý đang dồn vào khả năng Trung Quốc có thể lập Vùng Nhận dạng Phòng không ở biển Đông, hay trang bị tên lửa có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở Philippines hoặc Việt Nam cho các máy bay ném bom tuần tra biển Đông.
Reuters dẫn lời các chuyên gia nhận xét rằng dù có những động thái trên, chưa thấy quân đội Trung Quốc thực hiện các bước đi cụ thể có thể gây căng thẳng, vì “giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ các nguy cơ của một cuộc xung đột”.
Khi được hỏi có bất ngờ trước các tuyên bố của quan chức Trung Quốc, ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, nói “không” với VOA Việt Ngữ.
Về dư luận ở trong nước sau các tuyên bố mạnh mẽ của Trung Quốc, ông Thành nói thêm:
“Dân đòi hỏi chính phủ phải quyết liệt hơn, phải kiện [Trung Quốc], phải đủ thứ, nhưng mà chính phủ Việt Nam vẫn có một đối sách mềm dẻo, giữ tình thân thiết đồng chí, 16 chữ [vàng] và 4 [tốt], mặc dù liên tục bị o ép. Thật ra mà nói, các ông lãnh đạo bây giờ cũng rất là khó, chứ không phải không. Bây giờ mà xảy ra chiến tranh thì cũng tan nát hết. Giữ hòa bình, giữ như thế nào, cũng là vấn đề rất khó mà dân chúng cứ sôi sục”. 
Trong khi đó, tờ Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lại bài viết của Reuters, đặt tựa đề: “Ông Tập Cận Bình đang bị các tướng 'ép' chống phán quyết trọng tài Biển Đông?”
Tờ này viết rằng “đã đến lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cần xem lại công tác tham mưu, đội ngũ tham mưu của mình về chính sách đối ngoại, cụ thể là biển Đông”. 
Báo thuộc Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam từng đăng các bài viết được cho là “chống” Bắc Kinh mạnh mẽ thời gian qua.
Tờ này từng cho rằng tờ “Tầm nhìn” của Trung Quốc “xấc xược” khi nhận định rằng “chỉ cần 3 ngày là biến Việt Nam thành tỉnh của Trung Quốc".
Trong một diễn biến khác liên quan, tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn nói hôm 31/7 rằng Trung Quốc “đủ bản lĩnh và khả năng xử lý một loạt các khiêu khích và đe dọa về an ninh”. 
Phát biểu tại buổi lễ đánh dấu 89 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, ông Thường nói rằng lực lượng này “kiên định bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các quyền lợi phát triển, bao gồm sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như chủ quyền lãnh hải”.
Dù quan chức quốc phòng cấp cao này không đề cập trực tiếp tới phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế, nhưng nói rằng căng thẳng leo thang trong năm 2016 vì các cuộc tuần tra của Mỹ [ở biển Đông] và vụ kiện Trung Quốc của Philippines

Phe diều hâu Trung Quốc đòi «đánh Mỹ» ở Biển Đông

media 
 
Lính Trung Quốc tham gia tập trận tại cụm Thất Liên Tự thuộc quần đảo Hoàng Sa, 14/07/2016.CHINA REUTERS/Stringer
Chủ tịch Trung Quốc dường như đang bị áp lực của phe chủ chiến trong quân đội đòi phải có phản ứng mạnh ở Biển Đông, sau phán quyết bất lợi của Tòa Án Trọng Tài La Haye. Theo các nguồn tin quân sự tại Hoa lục, nguy cơ xảy ra xung đột với Mỹ rất lớn.
Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài La Haye công bố ngày 12/07/2016 vừa qua phủ nhận những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây ra phản ứng bất bình trên báo chí và truyền thông Nhà nước tại Hoa lục.
Cho đến nay, giới lãnh đạo chính trị không tỏ dấu hiệu sẽ có hành động đáp trả cứng rắn mà chỉ kêu gọi giải pháp hoà bình và « cam kết bảo vệ chủ quyền ». Nhưng thái độ của quân đội hoàn toàn khác hẳn, tự cho là đủ mạnh để « đương đầu với Mỹ và các đồng minh của Mỹ » trong khu vực.
Một nguồn tin quân sự xin giấu tên vì không được phép tiết lộ với báo chí nước ngoài, đã xác định với Reuters là « Giải phóng quân đã sẵn sàng, và cần đập vỡ mũi chúng nó như Đặng Tiểu Bình đã từng dạy cho Việt Nam một bài học ».
Theo hai nhà phân tích Ben Blanchard và Benjamin Kang Lim của hãng thông tấn Reuters, phe chủ chiến trong quân đội đang gây sức ép với chủ tịch Tập Cận Bình phải hành động. Trên thực tế, lãnh đạo Trung Quốc không sợ áp lực vì qua chiến dịch chống tham ô, ông đã thanh lọc hàng ngũ tướng lãnh và dường như đã kềm chế được quân đội.
Publicite, fin dans 8 secondes

Trong chính sách cải cách nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cần thời gian và không gian tương đối yên bình nên không muốn gây chiến. Trả lời câu hỏi liệu quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả phán quyết La Haye bằng quân sự, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Dương Vũ Côn tuyên bố là « quân đội sẽ đương đầu với mọi đe dọa ». Tuy nhiên, phe diều hâu, qua nhận định « lửa khói » của giáo sư Lương Phương (Liang Fang) thuộc đại học quốc phòng Bắc Kinh, thì « quân đội phải tăng cường chiến đấu không bỏ rơi chủ quyền biển đảo không nhượng bộ bất cứ nước nào». Nhân vật này chỉ không nói rõ là « gia tăng như thế nào ».
Một nguồn tin quân sự khác nêu lên giải pháp Trung Quốc thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » trên Biển Đông như đã tuyên bố ở biển Hoa Đông.
Một phương án khác là cho chiến đấu cơ tuần tra trên Biển Đông mang tên lửa đủ sức tấn công Việt Nam và Philippines. Theo Nhạc Cương (Yue Gang), một sĩ quan hồi hưu thuộc phe chủ chiến, quân đội Trung Quốc đã đủ tự tin để thách thức lực lượng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.
Trên tập san Southeast Asian Studies của Trung Quốc, giáo sư Lý Kim Minh (Li Jin Ming) đề ra « chiến lược lâu dài tại biển Nam Trung Hoa » mà ông gọi là một « khúc quanh chiến lược quân sự ».
Từ muốn đến được
Theo Reuters, lập luận của phe diều hâu Trung Quốc thấy rất dễ, nhưng thực hành không phải dễ.
Một nhà ngoại giao Tây phương tại Bắc Kinh cho biết là Tập Cận Bình ý thức được cái giá phải trả nếu đụng trận với Mỹ. Ban lãnh đạo Bắc Kinh cũng đã « co chân » vì rất ngại phản ứng quốc tế. Quân đội cũng nhìn nhận sẽ bị công nghệ quân sự của Hoa Kỳ đè bẹp và nếu xung đột xảy ra nạn nhân đầu tiên là người dân Hoa lục chứ không phải Mỹ. Xu hướng này dường như có thế mạnh hiện nay vì bài học 1979 còn in đậm : tuy nói là dạy cho Việt Nam một bài học nhưng người dân không ai tin vào bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc về hiệu năng của quân đội Trung Quốc.
Về chiến thuật lập « vùng nhận dạng phòng không », kế hoạch này nói dễ nhưng làm rất khó vì không quân Trung Quốc không đủ năng lực bao trùm một vùng trời quá xa lãnh thổ.
Cho đến nay, Trung Quốc tuy rất bực tức sự kiện Hải quân Mỹ gia tăng lực lượng tuần tra trong vùng, nhưng chỉ đe dọa bằng mồm, chứng tỏ họ không muốn gây chuyện. Từ nay đến tháng 9, thời điểm Trung Quốc tổ chức Thượng đỉnh G20 tại Hàn Châu chắc Trung Quốc sẽ « án binh bất động » tại Biển Đông. Giới ngoại giao quốc tế tại Bắc Kinh kêu gọi đề phòng giai đoạn từ sau hội nghị G20 cho đến tháng 11, lúc bầu cử tổng thống Mỹ. Đây là cơ hội thuận lợi để "nắn gân" Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Tây phương được trích bên trên giải thích : Trung Quốc sẽ tính lầm nếu cho là Mỹ ngồi yên để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm.


Sunday, July 31, 2016

CAO HUY HUÂN * VIỆT NAM VÀ LÝ QUANG DIỆU

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.
Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.
Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.
Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.
Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. 
Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản.
 Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. 
Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. 
Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?
  • 16x9 Image

    Cao Huy Huân

    Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
     http://www.voatiengviet.com/a/vietnam-trong-mat-ly-quang-dieu/2444008.html

YÊN HÀ * THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP -

THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP - 


 Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà. 

   

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc…

Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá. Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.

Kẹp giữa hai quê-hương


Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau.
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.

Tôi không nhớ ai đã có nói: “Ma patrie, c’est là où je suis heureux”
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)




Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?
Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi.

Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?
Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời.

Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà).
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ?

Kẹp giữa hai nền Văn-hoá

Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.)



Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình.
Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài.

Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi.
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi.

Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng?
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn.

Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI).
Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã.
Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt.
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”.



Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử.
Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá. Kẹp giữa hai thế-hệ

Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt.
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán.
Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt.



Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài.
Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm.
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ.
Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả.

Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no.



Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”?
“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi.
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con.
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?!
Kẹp giữa hai thế-hệ.

Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá

Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)?



Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn?

Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi.

Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan?

Nỗi buồn u-uẩn

Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?)
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn.
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình.
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín.



Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận.
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 

Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. Thế hệ bánh mì kẹp của chúng tôi là thế hệ cuối cùng còn hiếu thảo vâng lời cha mẹ và là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi . Chỉ mong sao đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết.




Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi.
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.







VĂN THƠ CHÂM BIẾM


VĂN THƠ CHÂM BIẾM

- Chương trình kế hoạch hóa gia đình khuyến khích có tối đa 2 con thôi. Khẩu hiệu ở trên đưa ra là “Gia đình có hai con , vợ chồng hạnh phúc”. Khi về đến phường khóm, bọn thanh niên viết khẩu hiệu xuống hàng không đúng chỗ, thành ra :

Gia đình có hai con vợ,
Chồng hạnh phúc.

THƠ BÚT TRE
Bút Tre có tài châm biếm, người theo kiểu thơ của ông mà đặt thơ, thành thử không biết bài nào là thật hay giả.

- Môn badmington trước kia ở miền Nam gọi là vũ cầu, bây giờ gọi là cầu lông:
Mấy em mặc váy đánh cầu
Lông bay phất phới trên đầu các anh.

- Cô gái khen e-mail của bạn trai viết rất bay bướm:
E-mail anh viết thật bay
Bướm em mong đợi từng ngày từng đêm.

- Nguyễn trùng Dương là vô địch môn Vật ở tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh có cậu Nguyễn trùng
Dương vật rất khỏe cả vùng thất kinh.

- Học sinh được tổ chức đi đặt vòng hoa trên mộ các liệt sĩ trong ngày Thương Binh Liệt Sĩ:
Chị em nô nức đặt vòng
Hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.


- Thơ ca ngợi Lê văn Cầu, người anh hùng lao động vì bảo vệ xe tải không cho lăn xuống vực mà bị nghiến đứt cánh tay:
Hoan hô anh La văn Cầu
Cánh tay tuy đứt nhưng đầu vẫn nguyên.

-Thơ hô hào đi đầu phiếu:
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người tài đức mà cho vào hòm

(Ngoài Bắc gọi thùng phiếu là hòm phiếu)

- Thơ ca ngợi chị em du kích:
Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình

(Cửa nhà mình).
Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi.

Anh đi công tác Pờ lây..
Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra...
Họp xong anh ghé Ban Mê
Thuột xong một cái là về với em

Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to.

Liên hoan có bánh có chuồi
Ta đi ta nhớ cái buổi hôm nay.



Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về.
 Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc phân xanh đầy đồng.

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trụ một tuần về ngay.

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rùi mới biết phê hơn vũng nhà
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan cái dầu ra ầm ầm....

Phụ nữ thường rất hay lươi
Riêng em anh thấy là người cần cu.


THƠ BÙI GIÁNG

Thi sĩ Bùi Giáng là thi sĩ nổi tiếng ngông. Câu chuyện này tôi được nghe ở Hà Nội mặc dù Bùi Giáng là người miền Nam.


Thu Bồn là nhà thơ nổi tiếng, Thu Ba là nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng. Sau buổi trình diễn Thu Ba ngâm thơ Thu Bồn mọi người mời thi sĩ Bùi Giáng phát biểu ý kiến. Bùi Giáng làm ngay hai câu thơ tặng Thu Ba – Thu Bồn như sau:

Thu Ba ca ngợi Thu Bồn
Thu Bồn thích chí sờ...tay Thu Ba.

Mọi người cười lăn ra đất vì biết rõ một thi sĩ nổi tiếng như Bùi Giáng đời nào làm 2 câu thơ lạc vần như vậy được.
TRUYỆN BẮC NAM

Người miền Nam không phân biệt được chữ CHIM và chữ CHIÊM, cả 2 chữ đều phát âm giống nhau. Thành ra mới có câu chuyện sau:

Cô gái trẻ sau tuần trăng mật trở về nhà chồng đăng ký Hộ Khẩu mới ..
Nhân viên trên Phường hỏi
- Cô tên gì?
- Dạ em tên Nguyễn thị Chim.
- Chim có ê không?
Cô gái bẽn lẽn trả lời:
- Dạ hồi mới lấy chồng thì có nhưng bây giờ thì hết rồi.



Thơ Thái Bá Tân:


Chế độ nào quan ấy
Quan nào thì dân ấy.
Điều đó khỏi phải bàn.
Chế độ nào quan ấy,
Lại càng khỏi phải bàn.


Chế độ mà lãnh đạo
Là giai cấp công nông,
Thì quan sẽ ít chữ,
Mù quáng và bốc đồng.


Chế độ mà ngu dốt,
Quan khó lòng thông minh.
Chế độ mà độc ác,
Quan không thể có tình.


Chế độ mà độc đảng
Chắc chắn quan lạm quyền.
Đó cũng là cơ hội
Để quan vơ vét tiền.


Chế độ bốc phét một,
Quan sẽ bốc phét mười.
Chế độ làm sai một,
Quan sẽ làm sai mười.


Chế độ thiếu minh bạch,
Thì quan sẽ mập mờ.
Chế độ mà tắc trách,
Quan sẽ càng hững hờ.


Đại khái là như vậy.
Quan cũng người như ai.
Vì thế, trách quan một,
Phải trách chế độ hai.


Hãy Lắng Nghe Dân


Một phụ nữ có tuổi,
Đúng hơn, một bà già,
Vén váy chửi giữa phố.
Chửi lâu và chua ngoa.


Mà bà chửi tục lắm.
Chửi từ thấp đến cao.
Chửi từ trên xuống dưới.
Không sót một đứa nào.


Bà mất gà? Không phải.
Bị oan ức? Cũng không.
Không phải vì con cái.
Cũng không phải vì chồng.


Không, bà chửi khu phố,
Chửi công an, an ninh
Không cho ra Hoàn Kiếm
Để tham gia biểu tình.


Bà chửi lũ bán nước
Bán rẻ đất ông cha.
Ải Nam Quan, Bản Giốc,
Trường Sa và Hoàng Sa.


Bà chửi vì biển chết.
Bà chửi lũ quan tham
Rước voi dày mả tổ,
Giết môi trường Việt Nam…


Bà già ấy nhỏ bé,
Chắc ít học, nông dân,
Không thể là phản động.
Càng không phải Việt Tân.


Không tham vọng chính trị,
Không âm mưu hòa bình,
Bà chửi bọn chặn cửa
Không cho đi biểu tình.


Biểu tình để nổi loạn?
Không, một trăm lần không.
Chỉ chống Tàu, ủng hộ
Phán quyết về Biển Đông.


Dân phòng, an ninh mật
Nghe một bữa thỏa thuê.
Tôi muốn các lãnh đạo
Cũng hạ cố lắng nghe.


Bà, dân của ta đấy,
Một người dân bình thường
Nặng lòng với đất nước,
Với biển đảo, quê hương.


Hãy nghe lời dân nói,
Đảng dạy thế nhiều lần.
Vậy hãy nghe bà chửi.
Hay bà không phải dân?


 Đảng Cộng Sản Việt Nam mình đểu quá, phải không em?

Tặng cô giáo Trần Thị Lam, tác giả bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”


Đảng cộng sản Việt Nam mình đểu quá, phải không em
Bẩn hơn cả “đít” thằng Formosa mang chất độc
Làm cho cá và biển quê mình phải chết
Tội Đảng lần này trời đất chẳng dung tha...
Những chiếc bánh trưng em kể đã xa xưa
Cha ông ta đánh tan giặc Nguyên cũng cũ
Đảng cộng sản bây giờ phản nước, buôn chế độ
Lũ quan tham Chính phủ thời nay toàn đứa hại giống nòi
Em thương dân bốn nghìn năm
“Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...” (1)
Thì đến trí thức, văn sĩ giờ phần lớn uốn lưng sống nhục
Nhà báo như những con chó mực... (2)
Gã Chủ tịch Hội nhà văn chỉ là tên cơ hội,
Làm tay sai cho bọn Việt Gian
Đảng cộng sản Việt Nam mình kinh tởm quá, phải không em
Cái “chủ nghĩa xã hội” thối tha
Hàng nghìn tượng đài Lê Nin
ở thế giới và bị chính dân Nga đạp đổ
Kể làm gì Việt Nam mình dựng tượng đài nghìn tỷ
Giành cho ông Hồ một phần, chúng chia nhau đục khoét đấy, em ơi!
Em nói “sinh mạng con người chỉ như cái móng tay” thôi
Thế mà chúng lại rêu rao
“Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, em ạ!
Quốc Hội toàn những ông bà nghị gật đầu
Để chiếm đất và vét vơ của nả…
Kẻ tìm đường chạy ra nước ngoài
Đứa về hưu hạ cánh an toàn sau khi đã hút kiệt máu xương dân…
Anh cũng không biết Việt Nam mình rồi sẽ đi về đâu? như em
Nhưng anh biết chắc chắn một điều
Dân mình phải vùng lên đấu tranh để giành quyền tự do, dân chủ
Đánh cho chính thể Đảng cộng sản độc tài này phải đổ
Lôi lũ quan hại giống nòi kia ra trước vành công lý nước nhà
Đảng cộng sản Việt Nam mình đáng phỉ nhổ quá, hỡi em xa!
Anh chỉ phát triển bài thơ em cho thêm sâu, thêm rộng
Để gửi cho thế giới yêu chuộng hoà bình và gửi cả trời xanh
Nỗi đau dân tộc này không biết đến bao năm… 

PHẠM NGỌC THÁIHà Nội, tháng 7-2016 
____

(1) Thơ của Trần Thị Lam
(2) Nguyễn Như Phong, một nhà báo của Đảng cộng sản đã phát biểu: “Chó khôn nhờ chủ - nghĩa là nhờ sự dậy dỗ của Đảng – Nhà báo là phải như những con chó!”




Saturday, July 30, 2016

VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

Nguyễn Tất Nhiên: ‘Thà như giọt mưa’

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-07-31
nguyen-tat-nhien.jpg
Chân dung nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
Courtesy of kontumquetoi.com
1971, tạp chí Sáng Tạo của nhà văn Mai Thảo bắt đầu xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo” bất tính đồ trong tình yêu, Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó, lời thơ với ý tưởng và những hình ảnh kỳ lạ, hư hư thật thật, những thú nhận ngông cuồng nhưng cũng rất nồng nhiệt, đã đi vào nhạc của Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Anh Bằng, trở thành một hiện tượng trong làng thơ và nhạc Việt Nam thời kbấy giờ.
Chúng ta cùng đến với những câu chuyện kể về cuộc đời Nguyễn Tất Nhiên từ những người bạn gần gũi trong cuộc đời ông, những bài tình ca được phổ từ thơ của ông đã đi vào trái tim người nghe qua nhiều thập kỷ.
“Tay ta từng ngón tay
Vuốt lưng em tóc dài
Những trưa ngồi quán vắng
Chia nhau tình phôi thai
Xa nhau mà không hay
Hỡi em cười vô tội
Ðeo thánh giá huy hoàng
Hỡi ta nhiều sám hối
Tính nết vẫn hoang đàng!” (trích bài thơ Em hiền như Ma soeur)
Nguyễn Tất Nhiên rất trong sáng. Chưa bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên có 1 điều gì tính toán trong cuộc đời này hết.
- Nhà báo Đinh Quang Anh Thái
Những năm 70, Sài Gòn xuất hiện và truyền cho nhau những vần thơ tình của một người ký tên Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó thì những vần thơ ấy được thổi vào thêm những giai điệu slowrock nhẹ nhàng, trở thành những bản tình ca nổi tiếng.
“Những bài đó được viết vào khoảng thập niên 1971, 1972. Sài Gòn lúc đó ai cũng biết những bài thơ đó. Có lẽ nhờ Phạm Duy phổ nhạc nên những bài thơ đó được phổ biến một cách rộng rãi hơn.”
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, nhớ về người bạn mà ông gọi rằng “bạn từ thưở hàn vi ở Sài Gòn trước 1975”.
Có thể nói cho đến bây giờ, hiếm có ai dành cho người yêu của mình những tên gọi đẹp, thánh thiện như Nguyễn Tất Nhiên đã từng. Đặc biệt cái đẹp và sự thánh thiện ấy càng được tôn vinh hơn gấp vạn lần hình ảnh ông dùng khi ông so sánh với chính mình là một “người bệnh hoạn”, một “kẻ nhiều sám hối”, một “tên vô đạo”.

Nguyễn Tất Nhiên là ai?

Nếu nói theo ngôn ngữ thi ca, thì Nguyễn Tất Nhiên sinh ra là để làm thơ. Mà phàm là nhà thơ thì cuộc sống không như cuộc sống của những người bình thường, huống chi, đó lại là Nguyễn Tất Nhiên, một người đến với cuộc đời này là một nhà thơ và đi ra khỏi cuộc đời này cũng là một nhà thơ.
“Nguyễn Tất Nhiên rất trong sáng. Chưa bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên có 1 điều gì tính toán trong cuộc đời này hết. Chơi với bạn bè 1 cách chân tình.”
Vì sự hồn nhiên đó mà âm thanh và màu sắc trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng rất trong sáng. Ông thà là một giọt mưa để được rơi chạm vào mặt người thương, cho dù ông biết giọt mưa ấy rồi sẽ vỡ loang.
“Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá
Thà như giọt mưa khô trên tượng đá
Thà như mưa gió đến ôm tượng đá
Có còn hơn không, có còn hơn không
Có còn hơn không, có còn hơn không…” (Thà như giọt mưa)
Cũng vì sự hồn nhiên đó mà chúng ta sẽ thấy một lần ông đã từng “chia nhau tình phôi thai” với “em hiền như ma soeur” thì một linh mục trong tâm hồn ông cũng sẵn sàng biến người tình thành ác quỷ khi người tình bỏ ông đi.
thien-tai-large.jpg
Bìa trước và bìa sau tập thơ Thiên tai của Nguyễn Tất Nhiên. Courtesy of ngo-quyen.org
“Mất vì tin tín đồ là người tình
Có ngờ đâu người tình là ác quỷ
Ác quỷ đầy quyền năng
Giam tôi trong tín đồ
Tín đồ là người tình
Người tình bỏ tôi đi
Thiêu hủy lòng tin si
Người tình bỏ tôi đi
Thiêu hủy lời kinh xưa
Người tình bỏ tôi đi
Giáo đường buồn lê thê
Lời chia xa...” (Vì tôi là linh mục)
Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Tất Nhiên giản dị, đôi khi giản dị đến cay nghiệt, không màu mè. Những vần thơ thể hiện một tâm hồn với suy nghĩ không có gì quan trọng trong cuộc sống này, một người sống rất tự nhiên như cây cỏ.
Thánh thiện cũng là Nguyễn Tất Nhiên. Cay nghiệt cũng là Nguyễn Tất Nhiên. Hồn nhiên cũng là Nguyễn Tất Nhiên. Và thất chí cũng là Nguyễn Tất Nhiên.

Kẻ sĩ hồn nhiên

“Anh biết tất cả mọi chuyện, anh cũng biết anh thất chí, anh biết hết. Anh biết, anh chấp nhận và anh chịu đựng. Thành ra trong sự chấp nhận ấy dĩ nhiên có cái cay đắng và cái bất ưng.”
Nữ ca sĩ Lê Uyên, một trong những người trong giới văn nghệ sĩ đã ở bên cạnh, giúp đỡ Nguyễn Tất Nhiên vào năm 1991, lúc ông khó khăn nhất, một năm trước khi Nguyễn Tất Nhiên xếp bút giã từ thơ nghiệp, nhớ về một tài năng mà bà quí mến:
“Cách sống của Nguyễn Tất Nhiên tôi thấy khá giống Bùi Giáng, tinh thần không bao giờ thực tế, lúc nào cũng ở trên mây, mà ý nghĩ trong đầu thì lúc nào cũng đẹp. Có lẽ là đời sống thực không được đẹp như thế nên đã sáng tác những điều đó để phản ánh phần nào ước mơ của mình.”
Cái đẹp trong suy nghĩ của Nguyễn Tất Nhiên là những niềm vui của giây phút thực tại, không toan tính không cần biết trước ngày mai sẽ ra sao.
“Khi ông cụ thân sinh ra Nguyễn Tất Nhiên may cho anh một cái quần mới, vì hình ảnh của Nguyễn Tất Nhiên là một cái quần ống cao ống thấp. Anh để cái quần đó trên cái baga xe đạp cột lại đi xe lửa từ Biên Hòa lên Sài Gòn kiếm bạn bè, và bảo thôi đi bán cái quần này rồi đi kiếm món nào ăn cho vui.”
Cái thất chí, bất ưng trong cuộc sống của Nguyễn Tất Nhiên được ông che lấp bằng chính sự hồn nhiên của mình. Có thể hiểu đó là sự hồn nhiên của một tâm hồn luôn trong trạng thái đi mưu cầu cái đẹp và sự hoàn hảo trong cõi đời của chính họ.
Tiếc thay, Nguyễn Tất Nhiên không tìm thấy những gì ông mong muốn. Những lúc cuối đời, ông muốn tất cả mọi nỗi khổ đau của mình biến mất, nhưng không thể, để rồi phải có những vần thơ:
Tôi hô biến cái tôi buồn
Tôi hô biến nỗi thuồng luồng đời tôi
Tôi hô biến vợ
Tôi hô biến con
Tôi hô biến nỗi đói
Tôi hô biến nỗi buồn
Và câu cuối cùng là
Tôi hô cái nào, biến cái nào thì nó hiện lên cái đó.
Phạm Duy từng viết trong tuỳ bút của ông rằng:
Cách sống của Nguyễn Tất Nhiên tôi thấy khá giống Bùi Giáng, tinh thần không bao giờ thực tế, lúc nào cũng ở trên mây, mà ý nghĩ trong đầu thì lúc nào cũng đẹp.
- Nữ ca sĩ Lê Uyên
“Đi qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, đó là Nguyễn Ngu Ý, Bùi Giáng, và Nguyễn Tất Nhiên… Cả  ba vị đều đã  từng là thượng khách của Dưỡng trí Viện Biên Hòa, nơi tôi đã có lần đến thăm một trong ba vị đó.”
Nguyễn Tất Nhiên có điên không? Có điên không mà một người sống giữa bè bạn đó, giữa lòng xã hội đó, nhưng đầu óc luôn bị ám ảnh bởi thơ ca và những tiếng gọi từ muôn trùng kiếp nào khác.
“Người từ trăm năm
Về qua sông rộng
Ta ngoắc mòn tay
Trùng trùng gió lộng…” (Thà như giọt mưa)
“Tôi đã gặp Nguyễn Tất Nhiên nhiều vào những ngày cuối đời của ảnh, thì có những lúc hai tên ngồi với nhau, Nguyết Tất Nhiên bảo tôi đuổi bà bán hàng đi chỗ khác đi vì bà cứ rao hàng hoài khó chịu quá. Nhưng lúc đó chúng tôi ngồi ở 1 căn nhà rất yên tĩnh. Tôi biết lúc đó trong đầu Nguyễn Tất Nhiên đã có những âm thanh hình ảnh cho thấy là tâm trí ảnh không bình thường.”
Cái chết đã hiện diện trong tâm tưởng của Nguyễn Tất Nhiên từ những năm tháng tuổi trẻ, khi ông 16, 17 tuổi. Để cuối cùng chính những câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã vận vào cuộc đời ông:
“Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ
Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian
Phải đau theo từng hớp rượu tàn
Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định…”
“Tôi nhớ Nguyễn Tất Nhiên đã nói nhiều lần ý định muốn tự tử. Bạn bè thân thì cứ nghĩ Nguyễn Tất Nhiên nói đùa. Một tuần lễ trước khi Nguyễn Tất Nhiên chọn con đường ra đi từ một ngôi chùa ở Quận Cam California thì tôi có ngồi với Nguyễn Tất Nhiên trước cửa toà báo Người Việt. Tôi nhớ đó là bữa cơm đón nhà báo Ngô Nhân Dụng, tôi có nói Nguyễn Tất Nhiên thôi đi vô kiếm cái gì ăn đi. Anh nói rằng 1 thằng sắp chết thì không có ăn. Tôi nghe câu đó hoài nên cứ nghĩ đó là câu nói đùa. Tôi nói thôi không ăn thì hút với nhau điếu thuốc lá. Anh nói 1 thằng sắp chết thì không hút thuốc lá. Như thế, một tuần lễ sau thì được tin anh tự tử chết.”
Nguyễn Tất Nhiên đã chọn một nơi chốn khác để tiếp tục thả rong sự hồn nhiên của mình. Có thể nơi đó ông không cần phải hô biến đi cái buồn đã từng ngự trị trong ông, không phải nghe những tiếng ồn ào vọng về từ một tâm thức nào đó. Nơi ấy, ông sẽ được hồn nhiên làm tên vô đạo, hay hoá thành giọt mưa rơi phủ trên cây thánh giá huy hoàng.

Tranh biếm Đông Hồ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-07-30
bom-hoi-vao-ga-622.jpg
Tranh biếm bơm hơi vào gà.

Photo by Nguyễn Ngọc Tú

Tranh sinh hoạt

Mới tuần trước trên mục này chúng ta đã cùng nhau theo dõi câu chuyện tranh giả của một chuyên gia về mỹ thuật Việt Nam là ông Jean Francois Hubert với 17 bức tranh dưới những cái tên lừng lẫy của trường Mỹ thuật Đông Dương, bị người xem, cũng như các nhà nghiên cứu hội họa vạch ra sự giả mạo rất non tay để từ đó ngành hội họa non trẻ của đất nước không tránh khỏi đau lòng khi tự biết lĩnh vực giám nghiệm tranh của chúng ta quá thô sơ, lạc hậu.
Thế nhưng trong cái “giả” đau lòng ấy, một loạt tranh khác, được định danh là “nhái” lại không hề làm cho người xem bực mình vì đã nhái kỹ thuật của loại tranh nổi tiếng của đất nước, bởi, trong cái nhái đầy thi vị của mình tác giả những bức tranh này ý thức rõ ràng rằng nó sẽ là thông tin cho mai sau đúng với chức năng nó đã và đang mang trên lưng từ hàng trăm năm nay: tranh sinh hoạt.
Dòng tranh tạm “chuyện làng” ấy không khó để đoán ra, đó là những bức tranh Đông Hồ trên giấy dó. Nét cọ nghịch ngợm của những họa sĩ dân gian hằn lên từng thớ giấy toát ra tiếng cười dân giã, kể lại những câu chuyện xảy ra nơi làng quê mà trong đó nhiều thế hệ sau, khi nhìn tranh vào những dịp cuối năm sẽ được dịp cười nghiêng ngã trước những đường cọ bình dị đầy bản sắc dân tộc lộ lên từng mảng màu một cách tinh tế. Khi được hỏi vì sao lại chọn cách mà Đông Hồ đã làm, Nguyễn Ngọc Tú, tác giả của cách thể hiện mới này chia sẻ:
Thế hệ của chúng ta bây giờ xem tranh Đông Hồ để hình dung lại sinh hoạt ngày xưa của ông cha mình, thì ngày nay việc dùng thực phẩm bẩn để gây hại cho người khác cũng sẽ trở thành đề tài để thể hiện sau này.
-Nguyễn Ngọc Tú
“Vì sao lựa chọn chất liệu Đông Hồ? Đó là vì bản chất tranh Đông Hồ là thể loại tranh dân gian, nó lưu giữ lại những cảnh sinh hoạt đời thường của người dân. Thế hệ của chúng ta bây giờ xem tranh Đông Hồ để hình dung lại sinh hoạt ngày xưa của ông cha mình, thì ngày nay việc dùng thực phẩm bẩn để gây hại cho người khác cũng sẽ trở thành đề tài để thể hiện sau này. Khi con cháu mình nhìn vào những bức tranh được lưu giữ ở quá khứ nó mang giá trị dành cho thế hệ sau hơn là ở thế hệ này bởi vì chúng ta thấy nó quá bình thường rồi nhưng sau này con cháu chúng ta nhìn vào nó sẽ hình dung ra được một quá khứ không còn đẹp đẽ như những bức tranh Đông Hồ mà chúng ta thấy hiện nay nữa. Nó là một quá khứ rất đáng sợ, đó là lý do tại sao cháu chọn phong cách tranh Đông Hồ.”
Tranh Đông Hồ nổi tiếng vì những câu chuyện mà nó chuyên chở, từ hái dừa, đánh ghen hay đám cưới chuột, cho tới cách nhìn của tranh đối với những con vật quen thuộc trong gia đình như gà hay lợn cũng thân tình và gần gũi với người bình dân hơn bất cứ dòng tranh dân gian nào khác. Nét đặc sắc của Đông Hồ nằm trong ba yếu tố: chất liệu giấy dó được phết điệp khiến tranh sống động như các loại tranh hiện đại. Màu sắc được lấy từ cây cỏ thiên nhiên nhưng không bị giới hạn bởi tính cách đơn sắc khi in mộc bản. Tuy nhiên, chính nội dung của tranh mới làm nó nổi tiếng và người xem yêu quý. Tranh Đông Hồ kể lại những câu chuyện thường nhật về con người sống cùng thời đại của nó mà đôi khi trong thế giới ngày nay đã hoàn toàn biến mất.
Đông Hồ tuy được công nhận là di sản phi vật thể nhưng ngày càng ít người mua hơn, bởi điều dễ nhận thấy nhất là những câu chuyện trong tranh vốn là sức hút nay không còn ăn khách nữa.
Nguyễn Ngọc Tú, một người trẻ không chuyên về vẽ, đã vô tình tiếp nối dòng tranh này bằng những câu chuyện biếm của mình theo cung cách Đông Hồ. Tranh biếm của anh xoay quanh các đề tài mà ngày nay trở thành bình thường đến nỗi không còn ai để ý đó là vấn đề thức ăn thường nhật của người Việt không còn an toàn nữa. Nguyễn Ngọc Tú tuy chỉ là một người vẽ tài tử nhưng cách tiếp cận vấn đề của anh thật đáng chú ý.

lon-khat-400.jpg

Tranh biếm lợn khát của Nguyễn Ngọc Tú.
Nguyễn Ngọc Tú sớm nhận ra những ưu tư của anh trước đời thường nếu ghi chép lại bằng kỹ thuật của tranh Đông Hồ sẽ thu hút được sự chú ý của người hôm nay và quan trọng hơn, nó sẽ lưu truyền trong những năm tháng sau này như Đông Hồ từng làm. Từ trăn trở này Nguyễn Ngọc Tú cho biết:
“Ban đầu do nỗi lo lắng khi mình đi ăn ngoài. Bây giờ việc người ta dùng thực phẩm bẩn đã tràn lan rồi thành ra mỗi lần đi ăn ngoài là một lần lo sợ. Nỗi lo sợ đó khi về nhà cháu muốn vẽ một cái gì đó thể hiện nỗi lo không những cho riêng mình mà cho người thân và con cháu mình sau này để cảnh giác. Ban đầu vẽ lên thì để thể hiện sự lo lắng của bản thân cũng như lo lắng cho những người chung quanh mình về vấn nạn người ta dùng thực phẩm bẩn. Nó đặt nặng nhiều vào sự hy vọng. Hy vọng những người buôn bán họ sẽ lấy cái tâm để làm kinh doanh, chứ nếu lấy sức khỏe người khác mang lợi cho mình thì rất là đáng sợ cho thế hệ này và những thế hệ sau nữa. Nó mang hy vọng rất lớn chứ không phải là thông điệp nhắn gửi bởi vì báo chí đã phản ảnh rất nhiều rồi cho nên bộ tranh này chỉ mong nó là niềm hy vọng, lớn hơn sự phản ảnh.”

Tranh Đông Hồ nhái

Để vẽ loạt tranh biếm này Nguyễn Ngọc Tú sáng tạo background thô nhám nghệ thuật của tranh Đông Hồ bằng cách áp dụng phần mềm Photoshop, sau đó vẽ trực tiếp trên Wacom tạo hình dạng của nhân vật cuối cùng là phần màu dựa vào nguyên mẫu Đông Hồ để tạo nên tổng thể từng họa phẩm.
Tuy rất giống tranh Đông Hồ khi mới lướt nhìn nhưng rất khác nếu ngừng lại ở bức tranh lâu hơn. Nguyễn Ngọc Tú cho biết cách mà anh sáng tác:

“Cháu không phải là họa sĩ cũng như không biết cách làm tranh Đông Hồ như thế nào nhưng khi nhìn những bức tranh Đông Hồ cháu dùng máy tính Digital Printing và cố gắng thể hiện chất liệu của nó càng giống càng tốt. Cũng may nó thể hiện được phần nào nên mọi người nhìn vào thì thấy ngay phong cách tranh Đông Hồ bởi vậy người ta hay gọi tranh Đông Hồ nhái chứ không phải tranh Đông Hồ được vẽ theo cách truyền thống. Cháu vẽ trên Wacom và dùng phần mềm Photoshop.”
Cháu không phải là họa sĩ cũng như không biết cách làm tranh Đông Hồ như thế nào nhưng khi nhìn những bức tranh Đông Hồ cháu dùng máy tính Digital Printing và cố gắng thể hiện chất liệu của nó càng giống càng tốt.
-Nguyễn Ngọc Tú
Tú dùng bố cục của Đông Hồ để miêu tả câu chuyện trong chủ đề duy nhất là thực phẩm bẩn. Bức tranh người đàn bà ngồi bơm hơi vào con gà cho to lên để bán, hay cả gia đình “hô biến” những quầy chuối còn non thành vàng ruộm đã thật sự làm cho người xem rúng động. Những con người hiền lành khi xưa trong thế giới của tranh Đông Hồ hôm nay thay đổi diện mạo một cách khó hiểu. Cũng chiếc áo tứ thân, cũng khuôn mặt bầu bĩnh của đứa trẻ Việt Nam, cũng thân cây quen thuộc trong Đông Hồ nay đã trở thành một nơi chốn khác, tàn bạo và lạnh lùng bởi lòng tham của con người.
Nếu bức đánh ghen của Đông Hồ làm cho người xem nhớ mãi trong cái ghen tuông của bà vợ vẫn còn chút gì hơi hướm chân quê thì nay chính vợ chồng hai anh chị nhà quê ấy lại cùng nhau mở cửa hàng bán thịt lợn nhưng lại ghi bảng là “thịt bò 100% thề!” Chữ “thề” phía sau như một dấu chấm than diễn tả thật sâu ý nghĩa mà bức biếm họa kéo người xem vào ngôn ngữ kẻ chợ hôm nay. “Thề” không còn là chữ người ta dùng một cách cẩn trọng nữa mà nó như một thứ “tán thán từ” được nói lên nhằm minh họa cho một thời kỳ gian dối đến từng câu chữ.

Con dao bầu sắc nhọn thay cho chiếc kéo đánh ghen hôm xưa vẽ ra hình ảnh một xã hội lừa đảo đến cùng cực. Người xem rùng mình khi nghĩ tới viễn cảnh mình và gia đình đang nằm dưới con dao tròn trĩnh ấy vì hóa chất biến heo thành bò của những thương buôn vô lương tâm.
Nếu con lợn trong tranh Đông Hồ tượng trưng cho sung túc thì trong loạt tranh biếm của Nguyễn Ngọc Tú chú lợn trở thành “lợn oan” vì đói khát phải ra đường tìm nước uống ở những phông tên công cộng. Tú rất tinh tế qua cách dùng màu sắc để biểu cảm trong từng chủ đề. Cũng là màu của Đông Hồ, cũng là hơi thở của Đông Hồ trên từng chiếc lá nhưng trong tranh biếm của Nguyễn Ngọc Tú người xem thấy không gian của thời đại mình đang sống hiện ra bằng ngôn ngữ Tú dùng trong tranh: lạnh lùng, vô cảm và đầy ắp mưu toan.

Trong bức biếm về giá cả, bên cạnh gian hàng thịt heo trưng bảng giá 100 ngàn một ký, thì gian hàng kế bên bán chà bông cũng từ thịt heo nhưng chỉ còn 80 ngàn một ký. Sự gian dối lộ liễu ấy cho thấy người bán xem thường người mua đến mức nào.

nhuom-chuoi-400.jpg
Tranh biếm nhuộm chuối của Nguyễn Ngọc Tú.
Bức cuối của loạt tranh biếm Đông Hồ miêu tả một bệnh viện mang tên Ung bứu đang được xây dựng với lá cờ phướng ghi rõ dòng chữ “tưng bừng khởi công” làm cho người xem vừa tức cười vừa chua xót. Đâu đó trong không khí của năm 2016, hình ảnh từng đoàn người bấu víu nhau vào bệnh viện để chữa trị những chứng nội thương ung bứu do hóa chất trong thực phẩm gây ra làm cho “dòng tranh” biếm của Tú thấm đẫm thời gian tính hơn lúc nào hết.
Tranh biếm của Nguyễn Ngọc Tú không có tính cổ vũ cho sự bôi bẩn con người hay chế độ, nó chỉ đơn giản là kể chuyện. Những câu chuyện bằng tranh tuy gây cười nhưng lại tác dụng như những biên bản thời sự, minh họa lại những sinh hoạt gian lận trong công nghệ thực phẩm từ công ty lớn cho tới bà nhà quê mới học được kỹ thuật bơm hóa chất vào trái cây để nó chín mau hơn, bất kể sức khỏe người ăn nó.
Những bức tranh biếm Đông Hồ của thời đại Hồ Chí Minh không đơn độc trong không gian mạng, nó chậm rãi đi vào ý thức của người xem và nếu để ý, người ta sẽ thấy phần chìm phía sau nó là những tiếng thở dài của cả một thế hệ lơ láo trước những nguy hiểm chết người nhưng không có cách nào chống lại.
Khi được hỏi có suy tính tới việc phản ảnh những vấn nạn xã hội khác ngoài thực phẩm bẩn trong tranh biếm của mình hay không, Tú cho biết:
“Những vấn nạn ở xã hội bây giờ nó quá nhiều, nếu diễn tả hết thì thật sự cũng khó mà nói hết được cho nên trước mắt cháu tập trung vào đề tài này thôi còn sau này nếu có thời gian thì sẽ phát triển mở rộng thêm đề tài.”
Công việc của Tú tuy không nặng nề nhưng dù sao nó cũng là tài sản trí tuệ. Anh không thể hiểu nỗi vì sao nhiều tờ báo mạng thoải mái share những bức tranh này của anh mà lại quên ghi tên tác giả. Đây có lẽ là mối bận tâm nhất của anh.
“Chỉ có trên Facebook và có một tờ báo mạng xin phép đăng trên trang của họ. Riêng những người khác hay những trang khác thì họ share về hay lưu lại rồi họ tự post lên. Việc mà được tôn trọng, được credit tên của mình nó thể hiện phần tôn trọng đối với tác giả mà quyền tác giả tại Việt Nam thì dường như nó bị xem nhẹ quá. Cháu khá buồn khi thấy một số một vài trang lớn tự đăng lại mà không một lời xin phép nào thì cũng hơi buồn.”
Con đường còn rất dài trước mặt để khẳng định cách làm của Nguyễn Ngọc Tú có đi trước thời đại hay không. Thế nhưng nếu không chấp nhận cho mình sự thử thách như Tú đang làm, xã hội sẽ buồn và đơn điệu biết bao khi tiếng cười lành mạnh không còn vang lên trong bữa cơm gia đình.
Tú đã mang tiếng cười đến cho ai xem tranh của anh, mặc dù trong tiếng cười ấy là biết bao sinh mệnh đã bị trả giá về lòng tham của con người.
Tranh biếm Đông Hồ của Nguyễn Ngọc Tú dù có được nhắc tới sau này như sự mong đợi của tác giả hay không nhưng cách làm của anh đã cho thấy sự sáng tạo của một người trẻ đang góp phần tích cực kéo dài đời sống tinh thần của Đông Hồ trong ký ức người Việt.

Mười sáu tuổi Ngọc Giàu chiếm giải Thanh Tâm 1960

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-07-30
CN-Ngoc-Giau-1960-622.jpg
Nữ nghệ sĩ Ngọc Giàu trên bìa tuần báo Phụ Nữ Diễn Ðàn năm 1961.
Hình do Ngành Mai sưu tập

Đi hát lúc 8 tuổi

Là một giọng ca nữ được giới mộ điệu ưa chuộng, Ngọc Giàu thành danh rất sớm, và nghệ thuật cải lương cùng dĩa hát đã đưa người nghệ sĩ đến mức vinh quang trong sự nghiệp cầm ca.
Đi hát lúc 8 tuổi, đến 16 tuổi đoạt giải Thanh Tâm 1960 cùng một năm với kiều nữ Bích Sơn, và từ ấy cho đến thập niên sau Ngọc Giàu vẫn còn hát. Còn Bích Sơn thì sau ngày đoạt giải thì gần như không còn đứng trên sân khấu.
Ngọc Giàu tên thật là Công Tôn Nữ Ngọc Giàu, sinh năm 1945, cha mẹ là người Huế vào Nam lập nghiệp ở vùng Thủ Thiêm. Lúc đầu Ngọc Giàu gia nhập đoàn Kim Phụng, sang năm 1957 đi đoàn Thanh Thanh của bầu Văn Khá, 1958 cộng tác với Mai Lan Phương, rồi về đoàn Tỷ Phượng.
Lúc đó Ngọc Giàu chỉ xin một chân vũ sinh mà thôi, nhưng rồi khi nghe qua làn hơi ca của Ngọc Giàu thì mọi người không khỏi ngạc nhiên, vì tuy rằng giọng nói khàn khàn, lại có thể phát âm một giọng thổ đặc biệt trong lời ca.
Rồi thì soạn giả thử thách Ngọc Giàu qua các vai đào non nhí nhãnh, rồi đào thương, đào võ v.v... để rốt cuộc nhận định rằng Ngọc Giàu có nhiều triển vọng trở thành một đào thương quí phái. Theo như ký giả kịch trường Hoài Ngọc thì Ngọc Giàu thông minh và dễ dạy nên chẳng bao lâu cô đóng được vài vai chánh. Ngọc Giàu đi đoàn Cữu Long và đã được sự trìu mến của khán giả miền Hậu Giang. Tuy nhiên, tài nghệ của Ngọc Giàu ít được người trong giới biết đến. Bởi vậy khi Cữu Long tan rả, về gia nhập đoàn Minh Hùng, Ngọc Giàu không được giao phó một vai nào xứng đáng cả.
Đến khi bước sang sân khấu Ngọc Kiều thì được bầu Hoàng Kinh biết vận dụng mầm non đúng mức, và biết khai thác tận tình những sở trường của cô đào trẻ. Thỉnh thoảng bầu Hoàng Kinh gặp Hoài Ngọc là vội khoe: “Ngọc Giàu hát có duyên lạ lắm mà hơi ca cũng đang đà tình cảm khó tả”.
Rồi cũng nhờ sân khấu Ngọc Kiều đó mà Ngọc Giàu được sự chiếu cố của cặp mắt nhà nghề khác: Bà bầu Kim Chưởng! Về với đoàn Kim Chưởng, Ngọc Giàu thay vai cho Út Bạch Lan trong vở “Nước Mắt Kẻ Sang Tần” đến lần hồi được thủ một loạt vai chính trong những vở mới nhất của các soạn giả Phong Anh, Yên Trang, Hoài Linh, Hoài Sơn, bên cạnh Kim Chưởng và Thúy Nga. Chịu khó học tập, trau dồi nghề nghiệp, luôn vui tánh Ngọc Giàu được cảm tình của các từng lớp khán giả cũng như được anh chị em trong giới khen ngợi.

Các hãng dĩa chú ý nhiều nhất

ngoc-giau-bich-son-305.jpg

Những nữ nghệ sĩ nhận giải Thanh Tâm. Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn.
Trọn năm 1960 trong hàng đào trẻ, Ngọc Giàu là người được các hãng dĩa chú ý nhiều nhứt. Bởi vậy nên trên các mặt dĩa: Thành Công, Tứ Hải, Việt Thanh, Hồng Hoa đâu đâu người ta cũng thấy tên Ngọc Giàu.

Mỗi lượt đài phát thanh mở lên phần cổ nhạc thu thanh, chỉ nghe đến hơi ca của Ngọc Giàu là giới sành điệu biết ngay: một hơi ca truyền cảm lạ, một giọng thổ đặc biệt chỉ riêng có ở một Ngọc Giàu mà thôi, và một hãng dĩa mới chọn Ngọc Giàu mở đầu cho loạt dĩa tình cảm, mời vài ký giả kịch trường đến thăm để nghe Ngọc Giàu diễn đạt. Một ký giả đang say sưa theo dõi từng câu ca, thì bỗng nhiên người chuyên viên thu và phát âm của hãng đến vỗ vai nói: ông có nghe gì qua hơi ca của Ngọc Giàu không?
Rồi chính người ấy lại nói tiếp: “Tôi nghe có tí cá rô trong đó”. À! Thì ra người ta nhớ lại rằng chính ở Ngọc Giàu còn phảng phất chút âm điệu của người Huế, bởi cha mẹ cô người miền Trung thực sự. Sự pha trộn âm điệu của tiếng miền Trung và tiếng miền Nam để tạo cho Ngọc Giàu một hơi ca khác biệt là vậy đó. Ít ai phân tách được tỉ mỉ trường hợp hiếm có này.
Rời đoàn Kim Chưởng, Ngọc Giàu ký hợp đồng với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, với số tiền khá lớn nên cha mẹ Ngọc Giàu đã cất được nhà gạch trên nền nhà xập xệ năm xưa. Có đi sâu vào nghề và có trực tiếp đạo diễn cho Ngọc Giàu, thì người ta mới thấy một nhược điểm khá trầm trọng của cô đào trẻ này:

Khi đã phạm phải một lỗi lầm nào trong lời ca hay trên lối diễn rồi, thì Ngọc Giàu khó thể sửa được. Hôm nay diễn sai lớp ấy, ngày mai lại vẫn tái phạm. Ban nãy đã ca chẽ văn hay trật chữ trong một câu ca, thì lát sau lại cũng lầm lạc nữa. Điều này bắt buộc soạn giả và đạo diễn phải chăm sóc tỉ mỉ Ngọc Giàu từ khi mới ráp tuồng, hay đọc lời văn thì mới giúp đỡ cho cô tránh được nhược điểm nói trên. Lại cũng còn một nhược điểm khác, mà trời đã dành cho Ngọc Giàu và cô không có can đảm nhờ khoa học biến cải:
Đó là cái mũi tẹt của cô. Đã có nhiều ông bà bầu muốn đưa Ngọc Giàu đến thẫm mỹ viện sửa mũi cho cao hơn để gương mặt tròn trịa của cô càng thêm sáng đẹp, nhưng Ngọc Giàu đã phải thốt ra những lời sợ hải:
Không! Không em không chữa mũi đâu. Trời sanh sao để vậy, vì biết đâu chữa mũi rồi thì em lại mất hơi ca!
Kể ra thì Ngọc Giàu cũng có lý đấy, nên muốn giữ được hơi ca trời cho, Ngọc Giàu đành cam mang cái mũi trời cho không mấy đẹp. Tuy nhiên đã mấy phen Ngọc Giàu được các tay hóa trang nhà nghề về điện ảnh chỉ bảo cho cách tô son điểm phấn để cố tình đánh lạc đi phần nhược điểm nói trên rồi. Cho nên ra sân khấu, Ngọc Giàu vẫn đẹp cái đẹp trang nhả dịu hiền của cô gái Xuân vừa mười sáu, và nhờ vậy mà ban tuyển chọn giải Thanh Tâm 1960 đã chấm cho Ngọc Giàu đủ điểm để nhận lãnh huy chương vàng nghệ sĩ triển vọng.

Mời quí vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh làn hơi ca truyền cảm của Ngọc Giàu qua bản vọng cổ “Tình Mẫu Tử” thu thanh dĩa hát đầu thập niên 1960.
 

Phở 1.000 đồng: Ngày hạnh phúc của người lao động

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-07-28
10915098_406469099511550_6702087065725573154_622.jpg
Quán cơm xã hội Nụ Cười 4 - 132 Bến Vân Đồn, Q.4, TP.HCM.
Photo courtesy of Dr. Nikonian
Ngày Thứ Năm hạnh phúc với tô phở thơm ngon nóng hổi vừa thổi vừa ăn mà người lao động nghèo hay người cơ nhỡ chỉ trả 1.000 đồng một tô là đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.

Lòng nhân ái trong cộng đồng

Năm 2013, tiếp nối mô hình những quán cơm 2.000 đồng mà Thanh Trúc từng tường trình đến quí vị trước đây, một chuỗi các quán cơm giá rẻ từ Nụ Cười 1 đến Nụ Cười 7 tiếp tục hoạt động trong thành phố Sài Gòn. Với những buổi ăn trưa 2.000 đồng tươm tất đủ ba món, tiếp đó đến một ngày thứ Năm trong tháng thì những quán Nụ Cười lại đều đặn nấu phở hoặc những món bún khác nhau cho bà con lao động mà giá chỉ 1.000 đồng một tô.
Đối với anh Nguyễn Hồng Ánh của Người Tôi Cưu Mang, là nhóm từ thiện đã có sáng kiến lập ra những Quán Cơm 2.000 đồng từ năm 2008:
“Từ mục đích xuyên suốt của nhóm từ thiện Người Tôi Cưu Mang thì những việc nào làm lan tỏa lòng nhân ái trong cộng đồng, làm cho mọi người biết thương yêu giúp đỡ nhau thì đối với Người Tôi Cưu Mang đều là thành công và đều là sự tiến tới. Sự chia sẻ đó chính là câu chuyện bát phở 1.000 đồng mà biết bao con người biết bao nhiêu nhóm đã nấu cho những người hoàn cảnh khó khăn. Tất cả những điều hướng tới cộng đồng hướng tới xã hội, giá trị của Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc hay bát phở 1.000 đồng đều là mục tiêu hướng tới một cái chung là sự chia sẻ.”
Tất cả những điều hướng tới cộng đồng hướng tới xã hội, giá trị của Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc hay bát phở 1.000 đồng đều là mục tiêu hướng tới một cái chung là sự chia sẻ.
-Anh Nguyễn Hồng Ánh
Thỉnh thoảng được dùng một tô phở vừa đủ chất bổ dưỡng mà giá rẻ như cho thì đúng là niềm vui của người ít tiền. Một phụ nữ ở Bình Định, vào Sài Gòn bán vé số, bày tỏ như vậy:
“Thứ Năm là bán phở, rồi bún bò Huế, rồi hủ tiếu... coi như đầy đủ hết, rau, mắm, thịt. Mỗi bữa ăn ở ngoài thì mười mấy hai chục ngàn, có quán hai mươi mấy ngàn, còn quán Nụ Cười đây cơm thì 2.000 đồng, phở có 1.000 đồng thì cũng đỡ một số tiền cho lũ em tại lũ em cũng cực khổ, vô trong này mà đi bán từng tờ số để kiếm tiền về nuôi con.”
Một chị khác từ Thái Bình vào Sài Gòn buôn ve chai ở mọi ngóc ngách nghèo khó của thành phố:
“Em Thái Bình, đi ve chai chục năm nay rồi, nhưng từ ngày có cơm từ thiện hai năm nay thì cứ Hai, Tư, Sáu là ăn cơm ở đây. Hôm nào ăn phở ăn bún ngon mà rẻ thì thích lắm. Như ngày hôm nay thì tối về nhà ăn thôi, còn trưa ra đây ăn thì đỡ được 3 bữa. Cứ một tuần 3 bữa là đỡ được nhiều rồi, mấy chục ngàn rồi. Chúng em đi cân ve chai, bê vác nặng sao mà ăn đủ được.”
Cụ ông 77 tuổi, khách thường trực của quán Nụ Cười 3 mà nhất là những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, nói rằng nhờ những buổi ăn giá rẻ ở đây mà ông bà tiết kiệm được một số tiền để trả tiền thuê nhà:
“Quê ở An Giang, Long Xuyên, xa lắm, hai vợ chồng đi bán rau cải, mướn nhà trọ ở gần quận 7, lại đây ăn hoài bị ăn ngoài tốn lắm, có chỗ bán hai chục, hai mươi mấy, có chỗ 17.000 đồng.”
Ý tưởng về tô phở hay tô bún 1.000 đồng cho người lao động nghèo được một số người trong Quĩ Từ Thiện Tình Thương đưa vào hiện thực và tiếp tục mãi đến giờ. Ông Trần Viết Huân, một chuyên gia công nghệ thông tin, cũng là thành viên Quĩ Từ Thiện Tình Thương ở Sài Gòn, cho biết thông qua Facebook và thông qua kết nối giữa bạn bè thì chương trình Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc đã đi được tới ngày hôm nay là năm thứ tư:

RFA05-400.jpg


Ngày Thứ Năm hạnh phúc với tô phở thơm ngon nóng hổi vừa thổi vừa ăn mà người lao động nghèo hay người cơ nhỡ chỉ trả 1.000 đồng một tô.
“Chi phí nấu một tô phở hay hủ tiếu như vậy là 10.000 đồng, là giá cách đây bốn năm năm rồi. Bây giờ thực tế ra chi phí đó tùy thuộc vào từng quán, từng món mà mình nấu thì nó cũng đâu đó giao động từ mười đến 15.000 đồng nhưng mình vẫn bán cho người nghèo với giá 1.000 đồng.
Câu hỏi tại sao cơm thì 2.000 đồng mà tô phở tô hủ tiếu chỉ 1.000 đồng thôi cũng bắt đầu từ suy nghĩ là người lao động ăn cơm thì chắc bụng còn phở hay hủ tiếu thì rất là mau đó. Như vậy, thay vì một suất cơm thì họ có thể ăn hai tô phở hay hai tô hủ tiếu, tính ra cũng tương đương số tiền 2.000 đồng họ bỏ ra cho mỗi suất cơm.”
Và lý do của món phở hay bún nước ngày thứ Năm cũng là cách thỉnh thoảng đổi món ăn cho thực khách, vào khi mà thời giá một tô phở hay một tô bún bò bán bên ngoài đối với người nghèo là một sự hoang phí:
“Mình nhớ hồi xưa, thời mình còn nhỏ và còn khó khăn, cuối tháng lãnh lương bố mẹ dẫn cho đi ăn một tô phở mình cảm thấy rất sung sướng thì mình nghĩ người nghèo cũng vậy. Người nghèo hay người lao động mà bỏ tiền cho những thứ tạm gọi là xa xỉ như bún bò, hủ tiếu, phở thì họ không dám ăn, vì thế Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc nó có ý nghĩa đơn giản là hấp dẫn mà cũng đổi món từ phở, từ hủ tiếu rồi cà ri gà, bún mộc vân vân...”

Một môi trường để chia sẻ lòng tốt với nhau

Nó không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà nó tạo ra một môi trường ở đó mọi người chia sẻ lòng tốt với nhau. Có nhiều người tới ăn họ có thể trả số tiền nhiều hơn so với chi phí thực sự. Những người tham gia nấu bếp thì đa số là các chị, các cô tình nguyện viên.
-Ông Trần Viết Huân
Hiện tại Sài Gòn có tất cả 6 quán Nụ Cười, Nụ Cười 1 nằm ở quận Nhất, Nụ Cười 2 ở quận Tân Phú, Nụ Cười 3 ở quận 7, Nụ Cười 4 ở quận Tư, Nụ Cười 6 ở huyện Bình Chánh, Nụ Cười 7 ở quận Mười. Ngoài ngưởi đứng ra trông coi và điều động công việc, còn thì phục vụ trong quán đều là các thiện nguyện viên. Những người này đến nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, bưng thức ăn cho khách. Khi mọi người đã dùng xong bữa thì các thiện nguyện viên lau chùi dọn dẹp và rửa chén bát. Trên tất cả mọi thứ, tôn chỉ của quán Nụ Cười là người phục vụ phải có thái độ cư xử hòa nhã lịch sự với khách. Ông Trần Viết Huân:
“Nó không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà nó tạo ra một môi trường ở đó mọi người chia sẻ lòng tốt với nhau. Có nhiều người tới ăn họ có thể trả số tiền nhiều hơn so với chi phí thực sự. Những người tham gia nấu bếp thì đa số là các chị, các cô tình nguyện viên.
Một ngày Thứ Năm Hạnh Phúc thì chi phí trung bình khoảng 5 triệu đồng. Thường quán nhỏ thì khoảng ba bốn trăm suất ăn, quán lớn như Nụ Cười 1 hay Nụ Cười 2 thì lên tới cả ngàn suất ăn. Tô phở bảo đảm phải hầm xương để lấy nước ngọt, phải đưa cái tâm của mình vào phục vụ bữa ăn cho người nghèo. Tình nguyện viên cũng tới rất là đông, Nụ Cười 7 là các em sinh viên của trường Bách Khoa và các em học sinh của trường Lê Hồng Phong tới tham gia. Một buổi nấu như vậy phải chuẩn bị từ 8 giờ sáng để phục vụ bán cho mọi người vào khoảng 11giờ trưa. Tính trung bình mỗi tháng mỗi quán làm một lần, như vậy mỗi tháng ngân sách cho 6 quán tầm khoảng 30 triệu đồng.”
Bây giờ mời quí thính giả ghé qua Nụ Cười 3 ở tại quận Bảy, gặp bà Hồng Lý là người trông coi quán này:
“Từ sự khởi đầu của nhóm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc thì bây giờ các nhà hảo tâm lại hợp tác thêm lại giúp thêm cho các quán. Bây giờ không phải là một buổi món nước đâu mà có khi là hai buổi, ba buổi. Mỉnh có một nhóm bạn ở bên Mỹ, ba bốn người gom tiền lại cho mình và họ chỉ định luôn là “tháng này nấu bún bò nghe” hay là “tháng này nấu hủ tiếu nghe”... Thành ra bây giờ Nụ Cười 3 ít nhất một tháng có hai ngày chứ không phải một ngày nữa. Và Tết hay cuối năm có khi một tháng là đến 4 lần món nước lận nếu người hảo tâm người ta cứ cho. Luôn luôn là như vậy để đổi khẩu vị cho khách mà ở đây người ta cũng gọi quen cái tiếng là “phở hạnh phúc, bún hạnh phúc” vậy đó. 

RFA07-400.jpg

Quán cơm xã hội Nụ Cười 4 - 132 Bến Vân Đồn, Q.4, TP.HCM.
Chỉ nói quán Nụ Cười 3 của mình thôi thì một tô là đầy đặn, người lao động người ta ăn nhiều. Nấu bún bò thì mình có thêm một tô bún và thêm một tô nước để người ta ăn cho no. Riêng Nụ Cười 3 thì hơn 50 hay 100 tô so với ngày thường. Các quán khác thì ăn mấy tô cũng được, có khi bán cả ngàn tô. Tô của Nụ Cười 3 thì khó người nào có thể ăn hai tô vì nó khá đầy đặn.

Các tình nguyện viên đều được nhắc nhở mình bán đây là phục vụ chứ không phải là ban phát. Thí dụ các em sinh viên tới với mình lần đầu thì khi bán phiếu ăn mình yêu cầu các em nói cám ơn. Có em nói không được thì mình tập hợp các em lại liền, nói như vậy là tại vì trong đầu bạn này nghĩ rằng mình đang ban phát thành ra bạn nói cám ơn bạn ngượng vì bạn thấy nó không thật. Còn nếu bạn nghĩ bạn phục vụ, bạn bán thì không cần nhắc bạn cũng sẽ cám ơn thôi, đó là điều rõ ràng và tất cả mọi người đều phải hiểu như vậy. Đây là cái quan điểm xuyên suốt mà tất cả mọi người đều phải hiểu.”
Từ năm 2012, người ta đã thấy một ông Tây chạy bàn trong quán Nụ Cười 3 hay Nụ Cười 7. Tên của ông là John, một người Mỹ đã về hưu ở San Jose, California, thoạt đầu đến quán Nụ Cười trong tư cách hỗ trợ tài chính rồi trở thành thiện nguyện viên thường trực mỗi lần có dịp trở qua Việt Nam:
“Phở nấu ở đây ngon hơn bất cứ tô phở nào mà tôi từng ăn ở Sài Gòn hoặc vùng phụ cận. Đi ăn phở ngoài tiệm tôi thường phải trả từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng một tô, còn tô phở của quán Nụ Cười chỉ 1.000 đồng mà đầy bánh phở, nhiều thị tbò và nhiều rau. 
Tôi thấy những phụ nữ bán hàng rong với quang gánh nặng trĩu ghé đến ăn phở hay bún, thỉnh thoảng họ còn dắt theo đứa con nhỏ và hai mẹ con tận hưởng món phở thơm ngon một cách thật là hạnh phúc. Tôi cũng thấy rất nhiều người bán vé số ghé vào ăn phở. Thường đến ngày bán phở thì khách đông lắm, cả một hàng người dài từ ngoài đường náo nhiệt vào đến bên trong. Xe cô nhiều như thế mà xép hàng vậy thì cũng không tiện nhưng có sao, mỗi tháng chỉ có một ngày phở thôi mà, chờ đợi như vậy cũng đáng thôi. 
Tôi thích cái khung cảnh phục vụ thân thiện ân cần ở nơi này, vì thế chừng nào tôi còn có thể đi về và chừng nào sức khỏe còn cho phép thì tôi vẫn sẽ trở qua mỗi năm.”
Thực sự đằng sau những quán Nụ Cười và bên trong những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc với tô phở 1.000 đồng là những tấm lòng nhân ái lan tỏa như lời của anh Nguyễn Hồng Ánh thuộc Người Tôi Cưu Mang, được ông Trần Viết Huân của Quĩ Từ Thiện Tình Thương nói là ông hoàn toàn đồng ý như vậy:
“Bên cạnh các quán Nụ Cười luôn có sự đóng góp thường xuyên của những cá nhân, những tổ chức những công ty. Họ là những nhà tài trợ lặng lẽ, họ ủng hộ và thường không nêu tên. Lúc đầu chủ yếu là vận động qua Facebook thì cho đến bây giờ theo đánh giá thì hơn hai phần ba không nằm trong phạm vi bạn bè quen biết nữa mà là những người biết tới chương trình và ủng hộ chương trình.
Nhiều người hỏi đùa bao giờ kết thúc chương trình, bao giờ nguồn kinh phí đó không còn nữa? Tới giờ này thì nó đã năm thứ tư rồi và chương trình vẫn tiếp tục đều đặn. Có những lúc thuận lợi, có những lúc khó khăn nhưng mà hy vọng chương trình sẽ tiếp tục hoài như vậy, năm này sang năm khác.”
Câu chuyện về những quán Nụ Cười ở thành phố Sài Gòn và những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc với tổ phở 1.000 đồng tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào, xin hẹn lại quí vị thứ Năm tuần tới.
 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/happy-thursday-with-1-thousand-vnd-a-bowl-of-pho-tt-07282016085918.html


Bánh mì phở - món ăn nhanh độc lạ ở Sài Gòn
Sự kết hợp của bánh mì và phở tạo thành một loại đồ ăn khiến bạn ngay lập tức quẳng đi mọi đắn đo khi chọn thực đơn nhanh buổi sáng.
Chắc chắn không ai có thể kể hết các loại bánh mì ở Việt Nam vì mỗi vùng miền lại có những kiểu "biến tấu" khác nhau. Với bánh mì phở, đây là món ăn pha lẫn sự cầu kỳ trong hương vị của phở và nhanh gọn của bánh mì.





Bạn có thể tìm thấy mọi thứ của món phở chỉ trong một ổ bánh mì thơm giòn.
Chiếc bánh mì phở trông giống như một cái hamburger thông thường, tuy nhiên ngay từ lớp vỏ bánh đã thấy sự khác biệt lớn. Bằng sự sáng tạo, đầu bếp của Ro 22, nơi tạo ra món bánh mì phở với lớp vỏ thơm ngào ngạt mùi nước phở. Bột bánh mì được trộn với 22 loại gia vị dùng để nêm nếm trong nước phở nên quy trình làm vỏ công phu và mất thời gian hơn những loại vỏ bánh khác.

Trải qua nhiều công đoạn nhào nặn dưới bàn tay của người thợ, gia vị thấm đều vào bột nên sau khi nướng, lớp vỏ của loại bánh mì này không những thơm, ngon, giòn, mà bên trong ruột lại mang mùi phở Việt đặc trưng.





Hành lá, tiêu và nhiều loại gia vị khác trên lớp vỏ thơm giòn của bánh mì. Một ổ bánh mì phở có giá 25.000 đồng.

Rau ăn kèm được kẹp bên trong bánh mì không phải xà lách hay cà chua như nhiều loại hamburger khác mà là húng quế, ngò gai và hành tây - những loại rau thơm không thể thiếu khi ăn phở. Gàu hoặc nạm bò là nhân bánh chủ đạo. Thịt bò được nấu chín và thái mỏng theo đúng chuẩn món phở nên mềm vừa phải. Chỉ cần cắn một miếng bánh mì đầu tiên, thực khách đã cảm nhận ngay được vị phở đậm đà. Bí quyết chính là sau khi kẹp thịt, các loại rau, đầu bếp sẽ rưới thêm một loại nước sốt giống nước phở cô đặc, được nấu từ xương hầm như những nồi nước phở thông thường khác lên trên, cuối cùng là một tí tương ớt để thêm vị the.


Giống nhiều loại thức ăn nhanh khác, chỉ mất 1 - 3 phút là có ngay một ổ bánh mì nóng hổi, thơm lừng mùi phở bò truyền thống. Đây là món ăn nhanh có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều dinh dưỡng như một tô phở. Bạn hoàn toàn có thể thay thế "một bát phở lấy sức" bằng việc "một ổ bánh mì phở" trong những ngày bận rộn mà không cần lăn tăn về chất lượng như những loại thức ăn nhanh khác.




Một gợi ý nhỏ dành cho bạn, bánh mì phở và cà phê Việt Nam chính là bộ đôi take away
hoàn hảo cho những người vội vã bắt đầu một ngày mới thuận lợi.

"Cha đẻ" của món bánh mì phở cho biết anh đã mất 6 tháng tâm huyết để nghiên cứu và phát triển loại thức ăn nhanh có hương vị vừa lạ, vừa quen thuộc với người Việt Nam. Bánh mì phở là sự giao duyên của ẩm thực hai miền Nam - Bắc: bánh mì Sài Gòn từ lâu đã là một thương hiệu đặc trưng của miền Nam, còn nhắc đến ẩm thực miền Bắc thì không thể thiếu món phở trứ danh.

Dù mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu nhưng không chỉ người Việt mà rất nhiều khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là những phượt thủ đã tìm đến nếm thử. Hầu hết họ đều cảm nhận được sự mới lạ và quyến rũ trong món bánh mì "nhỏ mà có võ" này.

KIỂU HUẾ




Trần Đức Anh Sơn


1. Tôi có quen một phụ nữ Huế, là chủ nhân một ngôi nhà vườn nổi tiếng ở đất thần kinh. Mỗi khi có dịp tiếp chuyện bà, tôi luôn bị cuốn hút bởi sự lịch lãm, nét quý phái tỏa ra từ thần thái của bà. Khi xuất hiện trước người khác, bà luôn chăm chút bản thân từng ly, từng tí, từ trang phục, kiểu tóc đến cử chỉ, ngôn từ. Cứ ngỡ, sự đài các, nét sang trọng kia do bà tạo ra là cốt để xứng hợp với vị thế hiện tại của bà. Nhưng không phải vậy! 
Nhiều người quen biết bà cho tôi hay: kể cả những lúc khốn khó nhất thì phong thái của bà cũng kiêu sa, đài các như mặc định. Sau ngày hòa bình, cả Huế đều lam lũ mưu sinh. Gia cảnh của bà cũng sa sút: bà phải ăn cơm độn, mặc áo cũ; phải cuốc xới mảnh vườn trong phủ đệ, vốn chỉ trồng hoa và cây kiểng, để trồng các loại rau quả góp thêm cho bữa ăn hàng ngày. Nhưng mỗi khi bước chân ra khỏi tòa phủ đệ thâm nghiêm ấy, bà đều ngồi xe xích lô, mặc những chiếc áo dài không một nếp nhăn, khoác chiếc phu-la mệnh phụ màu trắng. Người ta nói rằng bà nhất mực gìn giữ một phong cách sống riêng, mà họ gọi là kiểu Huế, cho dẫu vật đổi sao dời.




Chân dung người phụ nữ sống theo “kiểu Huế” trong ngôi nhà rường nổi tiếng của bà. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn

Tôi cũng có quen một ông thầy người Huế, là giảng viên đại học hồi hưu. Thầy sống nhàn nhã và thong dong trong một ngôi nhà rường xưa ở gần chợ Cống. Thông thạo Hán văn, rành rọt Pháp văn, lưu loát Nhật ngữ và Đức ngữ, am tường “thiên kinh, vạn quyển”, nhưng thầy không “cao đàm khoát luận” bao giờ. Mỗi sáng, thầy tự pha trà trong chiếc độc ẩm màu gan gà hiệu đề Thế Đức; tự thưởng trà trong chiếc chén “mắt trâu – lật đật” vẽ tích Tô Vũ mục dương ký kiểu đời vua Tự Đức. Đoạn, thầy dịch thơ haiku, nghiền ngẫm Osho và tiếp dưỡng cho bản thân bằng hai bữa cơm chay mỗi ngày. Với vốn ngoại ngữ tinh thông và tri thức am tường, lẽ ra, thầy phải là giảng viên thỉnh giảng “đắt sô” cho các trường đại học ở Huế như các vị giáo chức hồi hưu khác vẫn làm. Nhưng thầy lại chọn cho mình một lối sống thanh khiết, bình dị. Nhiều người am hiểu cũng nói với tôi: “Thầy sống theo kiểu Huế”!



Trong ngôi nhà này có một ông thầy Huế, rất lãng tử và cũng rất Huế. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn

2. Cách đây hơn hai chục năm, tôi theo một người bạn về thăm quê của anh ở ven phá Tam Giang. Ngôi làng nhỏ như một ốc đảo lọt thỏm trong cồn cát trắng đến nao lòng, phía đông là biển xanh bao bọc, phía tây là vùng đầm phá mênh mông ôm ấp. Làng ở sát biển nhưng dân làng chủ yếu sống về nghề nông và nghề nấu rượu. Sống trong vùng cát nóng bỏng nên mọi thứ cây trồng: từ các loại hoa màu như: thuốc lá, khoai lang, đậu phụng, thậm chí cả lúa, cho đến các loại cây một như bạch đàn, dương liễu… cũng đều phải được tưới nước hàng ngày. Từ ba giờ sáng, người làng đã ra đồng, mỗi người một đôi thùng trên vai, gánh nước từ các giếng khơi đào trong lòng cát để tưới cây. Đến khi mặt trời lên đến ngọn tre thì mỗi người cũng đã gánh được hơn trăm đôi nước tưới.


Lần đó, bạn mời tôi về nhà ăn kỵ. Nhà bạn nghèo nhưng mâm cỗ cúng hôm đó rất tươm tất, ước chừng 10 món khác nhau. Tất cả được bày biện tinh tươm trong những chiếc tô, dĩa, chén làm bằng sứ trắng vẽ lam, mà người Huế vẫn gọi là đồ kiểu. Tôi hỏi nhỏ anh bạn:“Những thứ này mượn ở mô rứa?”. Bạn nói: “Đồ gia bảo, chỉ khi kỵ giỗ hay tết nhứt mới đem ra dùng”. Tôi lại hỏi: “Nghe nói đồ xưa được giá lắm, sao nhà anh không bán bớt để có tiền lo việc khác? Còn cúng giỗ thì mình dùng chén dĩa đời nay cũng được”. Bạn tôi mắng: “Tầm bậy. Đã là đồ gia bảo thì có chết đói cũng không được bán. Nhà mình vay mượn để lo kỵ bữa ni. Đến mùa thu hoạch sẽ trả nợ, dứt khoát không bán đồ gia bảo”.


Trong lễ cúng, tôi thấy cha của bạn dâng rượu cúng đến ba lần, bèn thắc mắc: “Sao phải dâng rượu cúng đến ba lần, thường thì chỉ dâng một lần rượu khi vào lễ và một lần trà khi kết thúc thôi chứ?”. Lễ xong, cha của bạn giải thích: “Trong lễ cúng của người Huế mình, phải dâng đủ ba tuần rượu, gọi là là sơ hiến lễ (dâng rượu lần đầu), á hiến lễ (dâng rượu lần hai) và chung hiến lễ (dâng rượu lần cuối). Sau cùng mới hiến trà (dâng trà)”. Tôi vẫn cố:“Nhưng mà mình cúng ở nhà chứ có cúng đình, cúng họ mô mà phải nhiêu khê như rứa. Cỗ bàn e nguội cả”. Ông mắng tôi: “Không được, cúng mô cũng là cúng, phải đúng bài bản. Xưa bày nay làm, không giản lược được mô”.




Mâm cỗ cúng tất niên của một gia đình người Huế. Ảnh: Internet.

Sau này ra trường, tôi vào làm việc ở quần thể di tích cố đô Huế. Thi thoảng, tôi được mời dự khán các cuộc lễ, kỵ do Nguyễn Phước tộc tổ chức trong Triệu Miếu hay Thế Miếu. Mỗi khi nghe vị chấp lệnh hô: “hành sơ hiến lễ”, “hành á hiến lễ”, “hành chung hiến lễ”, “hiến trà”…, tôi lại chợt nhớ hình ảnh người cha của anh bạn năm xưa, áo dài khăn đóng, thành kính dâng ba tuần rượu và một tuần trà lên bàn thờ tiên tổ. Rồi thầm nghĩ: “Đó cũng là một kiểu Huế”.


3. Trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có hai bộ uống rượu rất đặc sắc. Một bộ làm bằng bạc, chạm trổ tinh xảo, công phu, niên đại vào đời Tự Đức (1848 – 1883). Bộ kia làm bằng ngà voi, kiểu dáng cầu kỳ, chế tác vào đời Đồng Khánh (1885 – 1888). Sử sách triều Nguyễn cho biết: hàng năm, triều đình cấp tiền cho quan binh các tỉnh tìm mua gạo nếp và gạo tám tốt từ các địa phương, giao cho Quang Lộc Tự, tùy chất lượng từng hạng rượu thành phẩm cần tiến, mà cấp phát cho các hộ nấu rượu chuyên nghiệp ở phủ Thừa Thiên nấu rượu tiến cung. Loại rượu ngon nhất được nhập vào Quang Lộc Tự, đến ngày khai niên, được chiết vào những chiếc bình làm bằng bạc, để dâng cúng ở các miếu thờ tiên đế trong Hoàng Thành. Bộ bình và chén rượu bằng bạc niên đại Tự Đức đề cập trên đây là một trong những bộ đồ dâng rượu cúng trong các miếu mà Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn giữ được. Ngoài rượu gạo, triều đình còn trưng nạp và sử dụng nhiều loại rượu khác phục vụ sở thích và bồi bổ sức khỏe cho các vị vua quan, trong đó có rượu dâu từ tỉnh Quảng Bình.
Rượu dâu được tiến nạp vào cung để phục vụ lễ tế hưởng. Sau lễ, số rượu dâu còn lại được nhập vào kho trong hoàng cung để vua dùng quanh năm và để ban thưởng cho những người có công. Vua Đồng Khánh (1885 – 1889) không chỉ ban thưởng rượu dâu, mà còn sai Sở Nội Tạo chế tác một bộ bình và chén làm bằng ngà voi, trên thân khắc bốn chữ Hán: Đồng Khánh sắc tứ, đặt trong một chiếc giá hình lồng đèn sơn son thếp vàng, để ban thưởng cho một trọng thần. Bộ đồ uống rượu này thật tiện lợi cho những chuyến du ngoạn: mỗi khi đi đâu, chỉ cần rót rượu đầy bình, treo chén vào các lá cửa của chiếc lồng đèn rồi đóng lại, giao cho gia nhân thủ giữ. Lúc cần thưởng rượu, chỉ kéo cần gạt phía dưới lồng đèn, những cánh cửa mở ra, mang chén ngà đến cho tửu khách chiết tửu. Quả là thú vị vô cùng.




Bộ đồ uống rượu kiểu cách của vua Đồng Khánh. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn


Huế là xứ sở của các loại bánh, mứt. Vì thế, trong cung luôn sẵn có những quả hộp đựng mứt làm bằng sứ ký kiểu hay bằng pháp lam. Trong điện Long An có bày một bộ khay đựng mứt do Pháp lam tượng cục của triều Nguyễn làm vào đời vua Thiệu Trị (1841 – 1847). Đó là bộ khay gồm 9 ngăn, đặt trong chiếc hộp gỗ sơn son vẽ rồng. Mỗi ngăn dùng đựng một món mứt, và mứt gừng là thứ không bao giờ vắng trong quả mứt Tết của người Huế, dù ở trong cung hay ngoài thôn dã.
Ngoài ra, còn có bộ khay pháp lam khác, không phải để đựng mứt mà dùng để ăn món gỏi. Tôi nhớ lần ở Seoul cách nay 10 năm, cô bạn Kang Soyoung mời tôi đi ăn món kuyolp’an, là món gỏi gồm 9 thứ khác nhau (chữ ku tiếng Hàn nghĩa là số 9). Người Hàn bày món này trong bộ khay sứ có 9 ngăn. Chính giữa là ngăn đựng những lát củ cải cắt mỏng. Các ngăn xung quanh gồm: lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng gà, nấm hương, thịt bò xào với mè, cà rốt, dưa leo, ớt xanh xào với tôm bóc vỏ và củ cải trắng. Tất cả đều được thái chỉ và dọn riêng mỗi thứ một ngăn. Khi ăn, thực khách gắp mỗi thứ một tí, bỏ vào trong lát củ cải cắt mỏng như tờ giấy, cuốn lại, rồi chấm với xì dầu và dầu mè có trộn sẵn muối tiêu. Ngon tuyệt trần. Kang Soyoung giải thích:
“Món này ngày xưa người Triều Tiên chỉ được thưởng thức trong dịp Tết hoặc trong các dịp lễ trọng vì chế biến rất cầu kỳ và tốn kém. Bộ khay dùng để đựng món ăn này làm bằng ch’onghua paekch’a, là loại đồ sứ trắng vẽ men lam Hồi cao cấp, nên cũng rất đắt tiền”. Tôi bảo với Soyoung: “Ở Huế của tôi cũng có món ăn tương tự như món kuyolp’an của người Triều Tiên, gọi là món gỏi thập cẩm. Thức ăn cũng đựng trong những chiếc khay nhiều ngăn làm bằng sứ hay bằng pháp lam, tất cả đặt trong một chiếc hộp sơn mài vẽ rồng phượng rất đẹp. Món ấy, người Huế cũng chỉ dùng trong các dịp trọng đại”. Soyoung cười: “Vậy thì văn hóa ẩm thực của người Triều Tiên và người Huế cũng có nét tương đồng đấy nhỉ?”. Hình như là thế.




Bộ khay dùng để ăn món gỏi thập cẩm của người Huế. Sưu tập Trần Đình Sơn. Ảnh: Đào Hoa Nữ.
Người Huế sống, ăn, mặc và ứng xử theo một kiểu thức riêng. Ai không hiểu sẽ cho là người Huế cầu kỳ, kiểu cách. Còn ai hiểu người Huế, biết về văn hóa Huế, sẽ nói: “Kiểu Huế là rứa. Có chi mà thắc mắc”.

T.Đ.A.S

Ngôi làng Cù Lần đẹp như cổ tích ở Đà Lạt



Ở làng Cù Lần, du khách sẽ được đắm mình với màu xanh thăm thẳm của núi rừng hoang sơ, thăm thú những con cù lần nhút nhát chỉ có ở vùng đất này.




Làng Cù Lần nằm dưới chân núi Lang Biang (Đà Lạt), cách Hồ Xuân Hương và Đồi Cù 20 km. Làng rộng khoảng 30 ha, là nơi sinh sống của người dân K'ho.





Ngôi làng nhỏ xinh này được lấy tên từ một loài cây cù lần mọc xen kẽ ở núi rừng nơi đây, đồng thời cũng xuất phát từ con cù lần - loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ.





Nếu như chỉ nhìn ngang qua cổng làng, bạn thường sẽ thất vọng vì cảm giác không có gì thú vị để khám phá. Nhưng càng đi sâu vào trong, du khách sẽ cảm thấy yêu mến với nét bình dị, mộc mạc, hoang sơ với những mảng màu xanh mướt mà thiên nhiên mang tặng cho nơi đây.




Muốn vào làng Cù Lần, bạn sẽ phải đi qua hai cây cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ thơ mộng, cảnh vật hai bên bờ hiện ra như trong tranh. Đây là địa điểm mà mọi du khách đều dừng lại để check-in. Hoặc nếu muốn thử cảm giác mạnh, bạn có thể thuê xe Jeep đi qua suối với giá 100.000 đồng mỗi người.





Để nghỉ chân qua đêm ở làng Cù Lần, du khách có thể chọn nghỉ trọ ở những căn nhà gỗ đầy màu sắc giữa rừng hoặc cắm trại ở khoảng sân rộng giữa làng.





Tại đây, khách du lịch chủ yếu tham gia các hoạt động ngoài trời, hòa mình với thiên nhiên hay tham gia các hoạt động teambuilding như: thả diều, săn gà rừng, bắt cá suối, leo núi, chèo bè...





Ngôi làng Cù Lần chỉ có duy nhất một nhà hàng với những món ăn đặc trưng của núi rừng: cơm lam 50.000 đồng một ống, thịt nướng tầm 120.000-150.000 đồng, gà nướng 350.000 một con, rau kho quẹt 100.000 một đĩa.
ngoi-lang-cu-lan-dep-nhu-co-tich-o-da-lat-7
Ngoài không gian yên tĩnh, thơ mộng với những sắc màu xanh mướt của núi rừng, làng Cù Lần còn hấp dẫn du khách bởi những con đường nhỏ phủ đầy sắc hoa vào mùa xuân và mùa thu. 

No comments:

Post a Comment