Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

TRUYEN VUOT BIEN

CHÚC THUẦN * VỢ TÙ NHÂN

 

Tâm Sự Của Một Người Vợ Tù Nhân "Cải Tạo"

Chúc Thuần
Lời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới. 
Tôi sinh ra ở miền Bắc, nhưng lại lớn lên tại miền Nam, tuy tôi gốc là người Bắc nhưng tôi không hiểu gì về miền Bắc cả.
Thời đó, cha tôi là một thầu khoán làm việc cho người Pháp. Mẹ tôi thì sung sướng từ nhỏ tới lớn. Đến khi lập gia đình, bà sống trong sự giàu sang, không biết gì về mọi việc ngoài xã hội; đùng một cái trong một chuyến công tác, cha tôi từ trần đột ngột với tuổi đời bốn mươi chín.
Sau biến cố đau buồn nầy, mẹ tôi vì thiếu kinh nghiệm trường đời nên bao nhiêu tiền bạc của cải do cha tôi để lại từ từ hết sạch. Thế là mẹ con tôi sống rất lao đao khổ sở. Người anh cả của tôi đã bỏ mẹ đi theo cộng sản năm anh 8 tuổi, chỉ còn lại 3 chị em gái chúng tôi sống với người mẹ góa chồng khi bà tròn 28.
Sau hiệp định Geneve (1954) nước Việt Nam phải chia đôi, thế là mẹ con tôi bồng bế nhau di tản vào miền Nam để tìm tự do. Ôi hai chữ "tự do" sao tôi quý nó vô vàn, tôi phải đánh đổi nó với bao sự tủi hờn cay đắng...
Vào miền Nam, chị em chúng tôi còn rất nhỏ, chị lớn nhất 12 tuổi, chị kế 10 tuổi và tôi 8 tuổi. Tôi lớn lên nhờ sự đùm bọc nuôi dưỡng của người mẹ kiêm luôn người cha. Tôi rất thương yêu và quí trọng mẹ tôi. Mẹ tôi là một kho tàng quý báu. Cho đến bây giờ tôi không còn kiếm ở đâu ra được tình thương vô bờ bến của người mẹ đã dành cho tôi nữa.
Do sự cố gắng của mẹ tôi, tôi đã được học hết bậc trung học sắp đi vào ngưỡng cửa đại học, nhưng vì Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên tôi phải bỏ ngang sự học và rồi tôi lập gia đình, kết hôn với người bạn đời mà trong suốt thời gian trước chúng tôi không hề tìm hiểu và biết mặt nhau. Sau khi cưới, chúng tôi đưa mẹ về sống chung. Cuộc sống của mẹ con tôi tạm coi như ổn định.

Chồng tôi sau khi ra trường trừ bị Thủ Đức, anh được thuyên chuyển về miền Tây với binh chủng Biệt Động Quân. Một binh chủng đã lập được những chiến công lừng lẫy trên khắp các địa bàn chiến lược, đã làm cho Việt Cộng khiếp vía kinh hồn. Ai đã ở miền Tây năm 1962-1965 đều nghe danh 2 tiểu đoàn 44 và 42 Biệt Động Quân.
Thời gian trước đó, tôi là một nữ sinh thường được bà cố vấn Ngô Đình Nhu đến trường bốc đi thăm các chiến sĩ ngoài tiền tuyến, từng khoác vòng hoa chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất từ Dinh Độc Lập tới Sở Thú, nên tôi rất yêu mến những chàng chiến sĩ oai phong lẫm liệt của chế độ VNCH. Cho đến bây giờ những hình ảnh kiêu hùng đó khó có thể phai mờ trong tâm khảm của tôi.

Sau 1975, chồng tôi cũng như bao nhiêu chàng trai tuấn tú mà tôi đã ca tụng ở trên đều lần lượt bị chế độ Cộng Sản cưỡng bách đi "học tập cải tạo"; nói là học tập cho hoa mỹ vậy thôi, chính là đưa đầu cho chúng tóm vào tù. Tôi một mẹ 7 con với một bào thai trong bụng, không nhà, không tiền bạc, không hộ khẩu vì chúng tôi từ miền Trung di tản nên sản nghiệp chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng. Mẹ con tôi phải sống nương tựa vào 2 bà chị của tôi. Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự thật đây mà!

Vì di tản không hộ khẩu, không nhà cửa nên tôi gặp rất nhiều khó khăn với phường khóm, nhất là với tụi công an địa phương. Chúng làm khó dễ họp hành vợ con cải tạo riêng để lên lớp mắng chửi xua đuổi đi kinh tế mới. Có nhiều lúc chúng đòi gặp riêng để tán tỉnh, nhưng với lòng dũng cảm khắc phục chờ chồng và nhất là ngay trước hình ảnh oai phong của chồng tôi cũng như của các chiến sĩ VNCH vẫn còn ngự trị trong tôi, nên với tụi cán ngố, trước mắt tôi chỉ là phường ngu ngốc không xứng đáng sánh vai với tôi được.
Bẵng đi 4 năm sau ngày chồng tôi đi học tập, tôi mới được lá thư đầu tiên viết về báo là anh đang ở Yên Bái, Cao Bằng chỗ gần giáp giới với Việt Nam và Trung Quốc. Ngày đó tôi chỉ được gửi 5 kg cho người cải tạo, nhưng nhờ lanh trí, tôi đã gói ghém được một ít tiền bỏ vào trong hộp mắm ruốc xào sả ớt nên chồng tôi cũng đắp đổi qua ngày.
Tụi Cộng Sản chuyên ăn hối lộ nên tôi đã chạy được hộ khẩu và chính thức là thường trú nhân của TPHCM, tuy nhiên những gia đình vợ con của mấy người "tù cải tạo" chúng tôi vẫn bị sự kềm chế của chính quyền địa phương. Chúng bắt đi kinh tế mới, nào là: "Các chị cứ đi, đi đến đó thì các anh cũng đón các chị ở đấy rồi". Tôi tưởng thật, có nhiều lúc thấy cực khổ, quá thiếu vắng chồng con với tuổi đời 32, đôi lúc tôi cũng muốn đánh liều đi đại cho rồi để có chồng phụ lực với tôi nuôi đàn con dại; nào ngờ chúng dùng toàn thủ đoạn dối trá. Nếu tôi không có người anh ruột đã theo đuổi chúng bao nhiêu năm cách mạng cho biết sự xảo quyệt của chúng, không biết chừng giờ này mẹ con tôi đã chết rục xương ở vùng kinh tế mới rồi.

Tôi là người đạo Phật nên rất tin tưởng vào các chư Bồ Tát. Có những lúc tận cùng của khổ đau, tôi đã âm thầm chắp tay hàng đêm cầu xin mẹ Quan Thế Âm cứu vớt gia đình tôi qua cơn hoạn nạn. Trong thời gian đó có rất nhiều gia đình vì quẫn trí đã uống thuốc chuột để tự tử. Tôi cũng đã vạch ra một chương trình như thế, nếu tôi không nuôi nổi đàn con của tôi, phút chót tôi cũng sẽ nấu một nồi cháo gà thật ngon, mẹ con ngồi quây quần ăn một bữa cho no rồi cùng qua bên kia thế giới!

Giòng đời cứ thế trôi đi, tôi cũng không thể cưỡng lại với định mệnh, con tằm vay nợ phải nhả tơ cho đến phút cuối. Tần tảo nuôi đàn con dại cộng thêm 2 vị song thân của chồng tôi. Vì ông bà có 2 người con trai đều phải đi "tù cải tạo" cuộc sống của 2 cụ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian buôn bán chợ trời tôi gặp rất nhiều may mắn có quí nhân phù trợ. Họ đã giúp vốn cho tôi mua được hai cây vàng và ra chợ vàng chồm hổm Lê Thánh Tôn bán. Cũng mua vào bán ra; nhưng vì mới ra làm quen với chợ vàng nên ít người biết đến. Đi không rồi lại về không, rồi lỗ vốn tiền ăn mà chẳng té ra được đồng nào cả!

Có một hôm vì tiền cũ đổi ra tiền Hồ nhiều quá, kinh nghiệm đếm qua đếm về không có, tôi đã thâm thủng hết năm chục ngàn. Đi thì một triệu, về chỉ còn chín trăm năm chục ngàn mà thôi. Tôi rất lo lắng ngày đêm không thể ăn ngủ yên được, nhưng tôi vẫn gắng kiên trì đeo đuổi mãi rồi cũng đạt được đến đích. Nhờ buôn bán thật thà nên cũng được nhiều gia đình tín nhiệm. Lúc đầu thì cần vốn sau chỉ cần miệng nói, họ vẫn tin tưởng cho mình cầm vàng đi bán, sau đem tiền về cho họ.
Dòng thời gian cứ thế trôi đi, tôi cũng đã dành dụm được một số tiền mua được căn nhà nhỏ sống với bố mẹ chồng và người mẹ ruột--suốt đời bà đã hy sinh cho con cháu. Bà thấy tôi neo đơn nên từ chối về ở với 2 người con lớn. Mặc dầu 2 chị tôi cầu khẩn bà về để cho 2 chị tôi chăm sóc hưởng sự an nhàn, còn ở với tôi một đàn con dại hành bà chỉ còn nắm xương. Nhưng vì lòng mẹ thương con biển trời lai láng, nên bà không nỡ để mẹ con tôi sống bơ vơ. Cũng nhờ vậy mà tôi yên tâm, đi từ sáng đến tối, lặn lội kiếm sống nuôi con nuôi chồng cải tạo.

Năm 1979 chồng tôi viết thư về nhắn tôi ra Bắc thăm nuôi vì anh đã thấy lác đác có một vài cải tạo viên được thăm nuôi rồi. Tôi vội vã lên phường, nơi tôi cư ngụ xin ra Bắc thăm chồng. Họ từ chối bảo là: "Chưa có lệnh của cấp trên." Tôi cãi lại và nói rằng: "Chồng tôi gửi thư bảo trong Nam đã cho lệnh thăm nuôi." Họ trả lời: "Ở đâu không biết nhưng địa phương này chưa có!" Tôi thất vọng ra về mà lòng buồn bã khôn nguôi. Sau tôi nghĩ ra được một cách, vì tôi là người Bắc, dứt khoát phải còn thân nhân, chạy giấy tờ chi ra 5 chỉ vàng lấy được tờ giấy phép là công nhân viên ra Hà Nội thăm thân nhân. Từ đó tôi vào bộ nội vụ xin giấy được vào trại Ba Sao tức là trại Hà Nam Ninh thăm chồng. Nhờ có thân nhân, tôi được bà con giúp đỡ làm đủ mọi thứ nào xôi, nào cơm nắm, nào bánh chưng, mắm, thịt, sữa, đường... trọng lượng khoảng 200 ký. Đường đi từ Hà Nội tới Phủ Lý tương đối dễ nhưng từ Phủ Lý vào trại thì đường xá gập gềnh. Tôi thuê một chiếc xe bò với người phu xe. Những lúc trời mưa, ổ gà to lớn, bánh xe lọt thỏm xuống sình lầy, tôi phải tuột xuống đi chân đất, quần áo xăn lên tận đầu gối, đẩy ì à ì ạch. Đẩy mãi mà bánh xe cũng không làm sao lên được, mồ hôi ướt đẫm. Cuối cùng anh phu xe phải xuống phụ lực xe mới lăn được bánh. Đi trong rừng sâu muỗi bọ thật nhiều, chúng mà cắn phải thì sưng lên chù vù, to như hột bắp; sau cùng chúng tôi cũng tới được trại Ba Sao.
Gần tới cổng trại tôi đã gặp được những toán đi lao động trở về. Nhìn các anh lòng tôi quặn thắt, nước mắt đoanh tròng. Thật là tội nghiệp cho các anh, vì đất nước đổi thay mà người ngu lên lớp dạy người khôn.
Tôi cũng cố gắng mở mắt cho thật to xem có bóng dáng người chồng của tôi trong đó hay không, nhưng toàn là người xa lạ cả. Tôi vào trại trình giấy tờ lên bộ chỉ huy, được họ cho xuống nhà chờ đợi để ngày mai gặp chồng. Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả. Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do. Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1 chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của chúng mà thôi.
Đến ngày thứ tư, tôi được chúng gọi tên để qua phòng tiếp tân thăm chồng tôi. Lần đầu tiên sau 5 năm xa cách, tôi thật là bồn chồn chẳng biết hình hài anh bây giờ ra sao. Cuối cùng thì tôi cũng được nhìn thấy chồng tôi thấp thoáng xa xa, anh đang đẩy cái xe 2 bánh mà chúng gọi bằng một từ rất hoa mỹ là "xe cải tiến" với thân hình ốm yếu gầy mòn, quần áo rách mướp chỗ thì vá, chỗ hở da. Đau lòng thay! Nước mắt tôi chảy ra như thác, thương cho anh, thương cho đồng đội của anh, những chàng trai hùng dũng khi xưa nay vì vận nước đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị hành hạ bởi đám quỷ đỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thương và yêu mến những con người ấy mặc dầu hình hài của các anh đã tiều tụy lắm rồi.
Tôi được sắp đặt ngồi ở một cái bàn lớn đối diện với chồng tôi. Ở đầu bàn có một công an ngồi để quan sát, theo dõi chúng tôi nói gì. Chúng tôi chỉ được 2 tiếng đồng hồ để thăm nuôi, vừa nói chuyện vừa đưa quà, nhưng lúc đó vì quá xúc động, bao nhiêu chuyện muốn nói lại không nhớ gì để mà nói. Loay hoay hết giờ lúc nào tôi cũng không biết. Thế là phải đành xếp thức ăn vào xe cải tiến cho chồng tôi mang vô trại. Tôi chỉ còn dặn dò chồng tôi: "Anh đem vào xem các anh nào không thân nhân thăm nuôi, cần gì thì anh cho các anh ấy với nhé, và nhớ cho họ ăn một bữa đêm nay cho thật no." Nói xong vợ chồng tôi từ giã để chia tay mà không biết bao giờ còn có thể gặp nhau lại!
Lúc sửa soạn để gặp chồng tôi, bao nhiêu chuyện nhà, chuyện cha mẹ, chuyện con cái, chuyện vượt biên sống chết, khi gặp thì lại quên hết. Khi về đến nhà tạm nghỉ thì mọi chuyện lại đến với tôi sáng rõ như ban ngày, luyến tiếc thì cũng đã muộn! Tôi đành đáp chuyến xe bò cuối cùng của trại để ra Phủ Lý đón tàu về Hà Nội rồi mua vé xuôi Nam. Ôm trọn nỗi buồn đau xót, đắng cay của một người vợ có chồng đi "tù cải tạo".
Năm 1980, bọn chúng sợ Mỹ giải vây cho những người tù cải tạo. Chúng chuyển chồng tôi và một số anh em vô Nam. Về Long Khánh, cũng cái màn ăn hối lộ, tôi đã bắt được mánh chạy cho chồng tôi ra. Năm 1982, thế là vợ chồng tôi cùng 3 con nhỏ (5 cháu lớn tôi đã gửi bà con mang đi trước) vượt biên. Chúng tôi đến Mỹ cuối năm 1983. Hai vợ chồng với bầy con 8 đứa, các cháu còn rất nhỏ, chúng tôi phải vất vả lắm mới thích nghi được với cuộc sống của xứ người. Cũng may với số vốn Anh ngữ
trước kia đã là hành trang cho chúng tôi vươn lên.
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thật hãi hùng, bao nhiêu chuyện đắng cay tôi đã phải trải qua, nhưng bù đắp lại là gia đình chúng tôi đã được chư Phật mười phương cứu giúp đến được bờ bến tự do, được sống trên một quốc gia tân tiến nhất thế giới. Tôi cảm thấy quá đầy đủ lắm rồi, không còn ước muốn gì nữa cả. Thiên đàng là đây! Niết bàn là đây, mình còn phải đi tìm ở đâu xa nữa. Các con tôi cũng đã thành nhân và trưởng thành hết rồi. Con đàn cháu đống, con cháu hiếu thảo. Vợ chồng chúng tôi bây giờ số tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe, vẫn đi làm và có thu nhập chút đỉnh, không còn phải lo lắng cho các con như xưa nữa.

 Quãng đời còn lại vợ chồng tôi chú tâm vào con đường HÀNH THIỆN, nghĩ đến quê hương còn rất nhiều người đang còn khổ đau, tù đày giam hãm, rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi, của mọi người. Tuy không được to lớn, nhưng "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi nguyện cầu ơn Tam Bảo giúp sức và độ cho chúng tôi được sức khỏe để tiếp tục noi theo gương hạnh Bồ Tát của đức Như Lai hàn gắn những mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng cảm ơn nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi và đồng bào của tôi được dung thân nơi đây, hít thở không khí Tự Do.

QV &KL * ĐẢO KOKRA

Kinh hoàng trên đảo Kokra

https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th1.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th18.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th16.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th15.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th14.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th13.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th12.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th11.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th10.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th9.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th8.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th7.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th6.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th5.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th4.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th3.jpg
https://ongvove.files.wordpress.com/2015/06/c491e1baa3o-koh-kra-c491e1bb8ba-nge1bba5c-ce1bba7a-tre1baa7n-gian-ne1bb95i-c3a1m-e1baa3nh-ce1bba7a-thuye1bb81n-nhc3a2n-vie1bb87t-nam-te1baa1i-ve1bb8bnh-th2.jpg
Đảo Koh Kra, Địa Ngục của trần gian, nổi ám ảnh của Thuyền Nhân Việt Nam tại Vịnh Thailand. Các nạn nhân vừa được giài cứu . Hình ảnh của nhóm ông Ted Schweitzer chụp khi đến Đảo Koh Kra để cứu các Thuyền Nhân Việt Nam.
Phụ Lục:    Kinh hoàng trên đảo Kokra
(Trích báo Đất Mới – Tin tỵ nạn):    Những thảm cảnh trên biển Thái lan vẫn tiếp tục xảy ra hãi hùng cho đồng bào tị nan. Một trong những thảm cảnh này vừa được phanh phui do những nhân chứng đã được cứu thoát qua những cơn kinh hoàng trong 21 ngày tại đảo Kokra do bọn hải tặc Thái lan gây ra. Trong số nhân chứng có nhà văn Nhật Tiến và hai vơ chồng nhà báo, ông bà Dương Phục, đã được đưa ra ánh sáng cho dư luận thế giới được biết vì những thảm cảnh hải tặc thường được các nhà chức trách Thái lan làm ngơ vì bất lực và bọn cảnh sát Thái lan thì đồng lõa để ăn có với bọn cướp nên chúng tự do hoành hành.Đảo Kokra, một đảo hoang trong vịnh Thái lan đã trở nên sào huyệt không che giấu của bọn hung thần ác quỷ.Có 157 đồng bào bị bọn hải tặc giam giữ trên đảo là do nhiều toán khác nhau mà chúng đưa đến để bóc lột. hãm hiếp, hành hạ… cực kì dã man không bút nào tả xiết, và ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau đây là một vài thảm cảnh hãi hùng.
Bà Nguyễn Thị Thương 36 tuổi, đã tốt nghiệp tại Hoa kì, cựu giáo sư trường Bách khoa Thủ đức cho biết: chiếc thuyền của bà chở 107 người khởi hành ở Rạch giá ngày 1-12-1979. Gia đình bà gồm chồng bà là giáo sư đại học Trần Quang Huy, bà cụ thân sinh, hai em trai, hai em dâu và 7 đứa cháu. Sau ba ngày, sau khi thuyền tới hải phận Thái lan thì bọn cướp xuất hiện. Chúng ra lệnh cho 27 người bước qua tàu của chúng rồi lục soát và cướp bóc, chúng rất hung hãn với đàn ông và hãm hiếp đàn bà. Hành động xong, chúng buộc thuyền của chúng ta vào tàu của chúng và kéo đi. Chúng mở tốc lực thật nhanh và quẹo thật gắt để cố tình làm cho thuyền đắm… và thuyền đã chìm mang theo 80 sinh mạng xuống đáy biển. Số 27 người mình trên tàu của chúng bị chúng mang đến sào huyệt là đảo Kokra, nhưng trước khi tàu tới, chúng đã ép 7 người đàn ông phải nhảy xuống biển bơi vào bờ. Cả 7 ông này đều không ai đủ sức bơi nên đã chết đuối trong đó có ông Trần Quang Huy, chồng bà
Thương. Mục đích của chúng là giết hết các người đàn ông có mặt. Còn lại 20 người đàn bà chúng đưa lên đảo để làm mồi cho thú tính dã man của chúng.
Ông Dương Phục và bà vợ là Vũ Thanh Thủy thuộc toán khác cho biết: ông bà đã mục kích bọn cướp bắt ông Ngô Văn Liên 54 tuổi há mồm để bẻ gãy 3 chiếc răng vàng. Chúng đè ông xuống lấy búa đập, nhưng không được, chúng lấy tournevis nạy cũng không ra, sau chúng kiếm được một cây kìm rỉ sét để vặn chéo 3 chiếc răng. ông Liên ôm mồm rên la, máu chảy xối xả suốt một ngày; chúng bỏ 3 chiếc răng vàng vào túi và bắt đứa con gái ông 16 tuổi mang đi mất.
Các nạn nhân khi lên tới đảo, nhất là phụ nữ thì tản mát đi tìm các khe núi, hốc đá để trốn tránh bọn chúng. Chúng hành hạ các đàn ông và bắt đi tìm thân nhân phụ nữ; nhiều người không chịu, bị chúng hành hạ tàn nhẫn: ông Trần Minh Đức không nghe lời chúng, bị chúng dùng dây xiết cổ họng đến chết. Ông Nguyễn Minh Hoàng bị chúng treo lên cành cây, ông giãy giụa làm gẫy cành, chúng liền đá ông lăn xuống dốc núi, người em trai ông lại đỡ anh liền bị chúng dùng búa chém vào đầu, máu ra có vòi. Hai tên cướp cắp nách ông này dí đầu vào đống lửa, máu chảy xuống xèo xèo cho đến khi ông ta bất tỉnh.
Một cô bé 15 tuổi đã phải trốn tránh, chui rúc một mình trong một hốc đá với bao nỗi sợ hãi. Sợ từng tiếng lá xào xạc, từng tiếng động nhẹ, sợ từng đàn chuột chạy qua chân, từng con ốc xên bò trên người và sợ luôn cả ma… Nỗi sợ mỗi ngày một gia tăng, sau nhiều ngày chịu dựng không nổi, em đã phải bò ra và bị 4 tên hải tặc thay phiên hãm hiếp.
Một thiếu nữ 20 tuổi sau đêm đầu tiên bị hãm hiếp quá nhiều đă trốn trong các bụi rậm. Bọn cướp biết vậy nên đã nổi lửa đốt các bụi cây, cô bị cháy nát cả sau lưng nhưng cũng không chịu bò ra. Với tấm lưng nát bấy, thịt da nứt nẻ. cô còn tiếp tục trốn chui rúc cho đến lúc quá đau đớn vì sự cọ sát của các cánh cây, cô mới phải bò ra ngoài, nhưng luôn luôn nằm úp mặt xuống đất đưa tấm lưng nứt nẻ hôi thối vào mặt bọn hải tặc để được chúng buông tha, bọn cướp còn lấy gậy đánh vào vết thương của cô để đùa giỡn.
Một cô bạn khác đã phải lấy phân bôi đầy người, đầy mặt để hi vọng bảo vệ tấm thân, mùi hôi thối đã làm chính cô nôn oẹ nhưng bọn cướp vẫn không tha, thay nhau hãm hiếp và còn đánh đập cô tàn nhẫn vì tội trát nhơ bẩn lên người.
Cô C. 23 tuổi, kĩ sư hóa học, sau khi bị hải tặc hãm hiếp, đã trần truồng nhảy từ mỏm đá cao xuống biển với tiếng rú thê thảm. Ai cũng tưởng cô sẽ nát thây vì bờ đá nhọn hoắt, nào ngờ một ngọn sóng to đã đỡ cô lên và hất cô vào một hang đá ngầm trong núi và tại đó cô đã sống sót trong nhiều ngày cho đến lúc nhân viên Cao ủy Liên hiệp quốc đón ra.
Bà Vũ Thanh Thủy còn cho biết: Khi bọn chúng đốt tất cả các bụi rậm, bà và một người bạn gái đã phải lui sâu vào trong rừng, leo lên sườn núi chênh vênh, bên bờ vực thẳm. Các bà ngồi ép bên sườn núi, dầm nắng dãi mưa, qua những đêm lạnh lẽo rét run lẩy bẩy, phải ôm chặt lấy nhau để có chút hơi ấm. Mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua các bà phải bíu chặt lấy nhau để khỏi bị thổi bay xuống vực. Các bà đã chọn những nơi nguy hiểm như thế và có ý định nếu gặp khi có tên cướp nào đi tới một mình thì các bà sẽ hất nó xuống biển.
Các nạn nhân đã sống trong kinh hoàng đói khát cho đến ngày thứ 21, khi có một chiếc trực thăng bay ngang qua. May thay trên đó có ông Schweitzer, một nhân viên của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc, ông đã trông thấy các nạn nhân và ông đã trở lại đảo Kokra trên một chiếc tàu cảnh sát Thái lan để cứu nạn nhân đưa vào trại Songkla. Tại sở cảnh sát, chính ông đã đảm bảo an ninh cho các nhân chứng để khuyên họ khai hết sự thật ra ánh sáng. Có tin vài tên hải tặc đã bị nhận diện và bị bắt để điều tra, nhưng lạ thay, sau ít ngày chúng đã được thả ra và còn đi dọa nạt các nạn nhân khác nữa.
Người ta rất ngạc nhiên về thái độ của các nhà đương cuộc Thái lan trong những vụ này, nhất là bọn cảnh sát Thái lan đã vào hùa với chúng một cách rõ rệt. Điều này rất dễ hiểu vì các nhà đương cuộc Thái lan rất nổi tiếng về tham nhũng, rất dễ bị bọn cướp mua chuộc để lộng hành.
Số 157 đồng bào được cứu thoát khỏi địa ngục trần gian Kokra đang được định cư tại trại Songkla để đợi ngày đi nước khác. Sào huyệt Kokra đã được ông Schweitzer ghi vào hồ sơ để chuyển về Liên hiệp quốc
    Q.V&K.L.
--

Wednesday, August 3, 2016


VIỆT NAM HÔM NAY


Bão đầu mùa xứ Bắc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-03
000_Hkg10080595.jpg
Người dân địa phương với trâu bò chết do lũ lụt tại tỉnh Hà Giang vào ngày 22 tháng 7 năm 2014.
AFP photo

Với người Hà Nội và những thành phố khác, bão bây giờ khác xa với bão ngày trước. Nghĩa là cách đây chừng 10 năm, bão gió giật cấp 12 vào Hà Nội nói riêng và vào miền Bắc nói chung, mối nguy sẽ giáng xuống những người lao động nghèo theo kiểu sụp nhà, tốc mái… Còn trong thời hiện tại, mối nguy của bão gió giật cấp 12 sẽ không chừa một ai, thảm họa treo lơ lửng trên đầu người bởi các công trình xây dựng bị rút ruột, thi công qua loa, cây cối mới trồng cũng là mối hiểm họa. Nhìn chung là có hàng ngàn hiểm họa trong thời đại mới khi có gió bão đi qua thành phố.

Những mối họa rình rập
Một người dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, không muốn nêu tên, chia sẻ:“Mấy cây mỡ vàng tâm bên đường Nguyễn Chí Thanh cũng chết hết rồi, bật gốc, lộ nguyên hình. Do thi công ẩu. Gọi là siêu bão mà đâu là siêu bão gì, cây thì bật gốc, nhà tiền tỷ thì sập, công trình thi công công cộng thì nát tan bươm!”
Theo vị này, trận bão số 1 vừa qua chưa phải là siêu bão khi đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam nhưng đã làm hư hại nhiều thứ và bảy người thiệt mạng. Đáng buồn nhất là hầu như tất cả những thứ mà bão làm thiệt hại đều có tính công cộng, trong đó gồm cây xanh, trụ điện, các trạm chờ xe buýt, những công trình tiền tỉ của nhà nước.
Vị này cho rằng tình trạng cây xanh bị bật gốc, lộ nguyên bọc bằng bao tải và những sợi dây nhựa để giữ bồn đất khiến người ta nghi do công nhân làm ẩu. Nhưng theo kinh nghiệm trồng cây cảnh lâu năm, vị này khẳng định do có sự gian lận từ nhà thầu và cơ quan đại diện nhà nước. Nghĩa là sau khi chặt đi những cây xà cừ, đưa cây mỡ vàng tâm về trồng, bị dân phát giác, lại phải bứng đi để trồng loại cây khác, mức chi phí bị đội lên cao do trước đó người ta đã ăn chia trong cây mỡ vàng tâm. Bài toán về chi phí được đặt ra: Làm sao trồng những cây lớn mà không quá tốn kém, vẫn sống qua được thời hạn bảo hành?
Do thi công ẩu. Gọi là siêu bão mà đâu là siêu bão gì, cây thì bật gốc, nhà tiền tỷ thì sập, công trình thi công công cộng thì nát tan bươm!
- Một người dân Hà Nội
Với loại cây lớn, nếu trồng đúng qui trình, việc nuôi dưỡng sẽ rất tốn thời gian và tỉ lệ sống sót cũng rất thấp. Chính vì vậy, giải pháp giữ nguyên vỏ bọc bồn cây để cho đất và thuốc nuôi cây ổn định trong bọc, cây sẽ duy trì sự sống trong vòng ba tới năm năm. Sau đó, nếu cây nào mạnh, tự đâm rễ thì tiếp tục sống, cây nào yếu thì chết đi và việc trồng thay thế nằm trong một dự án khác, không còn trong thời gian bảo hành. Chính vì vậy, không phải do công nhân làm dối mà do đã có chỉ định từ các ông chủ và các ông cán bộ, cây vẫn nằm nguyên trong bọc và vỏ bọc cây rất chắc chắn. Điều này chỉ lộ ra khi có một trận bão lớn mà người ta chưa kịp chặt các cành nhánh của cây.
Trận bão số 1 quét qua Hà Nội làm lộ ra rất nhiều gốc cây như vậy là một minh chứng cho sự làm ăn bất minh của cả nhà cầm quyền và chủ các công ty cây xanh. Ngoài ra, tình trạng rút ruột công trình cũng ghê gớm không kém, nhất là các trụ điện.
Một kĩ sư xây dựng tên Khánh, từng nhận thầu các công trình đường ống nước, trụ điện ở Hà Nội và một số thành phố phía Bắc, chia sẻ: “Những công trình bị rút ruột nên yếu. Cái quy hoạch thành phố tạo ra những luồng gió mạnh. 90% là do rút ruột. Cây cối thì trồng còn nguyên gốc, trụ điện thì đỗ ngã do chất lượng kém. Ngoài do rút ruột thì cũng có một phần là do thời gian…90% là do rút ruột và làm ẩu.”
Ông Khánh cho biết thêm là con số có thể lên đến 50% các trụ điện có nguy cơ gãy đổ vì mưa gió. Vì trong quá trình thi công, người ta đã rút ruột không thương tiếc các chân trụ điện. Chuyện rút ruột này diễn ra ở khắp mọi nơi và nguyên nhân duy nhất là do phía nhà nước đã xơi quá nhiều, về đến tay nhà thầu thì còn chừng 60% chi phí, khi đến tay nhà thầu con thì còn chừng 40% chi phí. Và để kiếm lãi, nhà thầu con sẽ cho rút ngắn thời gian thi công song song với giảm thiểu vật liệu xây dựng.
Chuyện này, theo ông Khánh là rất dễ dàng. Qui định chung về thông số kĩ thuật khi chôn trụ điện ở thành phố là hố phải sâu 1,2 mét, mỗi cạnh phải rộng tối thiểu 1,2 mét. Nhưng khi các nhà thầu phụ thi công, họ lén lút cho công nhân gõ bớt bê tông ở chân trụ, sau đó cưa sắt, làm cho trụ ngắn lại. Và hố trụ chỉ cần sâu một nửa độ sâu qui định thì trụ có thể đứng thẳng. Hầu hết các nhà thầu con đều chọn cách này để thi công, kiếm lãi.
Đó là chưa muốn nói đến các trụ điện đã bị rút ruột trong quá trình ký hợp đồng cung cấp trụ. Thay vì phải đúc trụ với mác bê tông 400 hoăc 500, trên giấy mực vẫn ghi mác đó nhưng thực tế chỉ dao đuộng từ 200 đến 250. Chất lượng trụ sẽ kém hẳn. Và thay vì trước đây trụ đứng giữ dây thì nhà thầu lại cho rằng khi dây điện đã văng bên trên, chính dây điện sẽ giữ không cho trụ ngã.
Dân chịu oan
Chị Tín, cư dân quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ:“Nhiều cây đổ, trong số những cây đó thì rõ ràng có cây trồng không đúng quy trình thì mới có chuyện đó. Nhiều khi người đi qua thì sợ bị tai nạn trên đầu. Chắc chắn là do thiên tai, rồi do mạng lưới mình lắp đặt bị lỗi. Ví như khi lắp đặt trang thiết bị thì đã đổi thiết bị khác, thay đổi vật liệu, chất lượng rẻ hơn.”
Chị Tín cho rằng với cái đà càng ngày các công trình công cộng càng bị rút ruột, chất lượng kém dần, trong khi đó thời tiết, khí hậu đang ngày càng xấu đi, chẳng biết bao giờ siêu bão sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Và một khi có thiên tai thì người dân vẫn chịu thiệt thòi nặng nhất. Bởi các công trình như cây xanh, trụ điện, trạm thu phát sóng… đều nằm gần nhà dân, đi qua bên trên nhà dân. Một khi nó gãy đổ thì nhân dân chịu thiệt hại đầu tiên và cũng là người nhận chịu hậu quả cuối cùng.
Nhiều cây đổ, trong số những cây đó thì rõ ràng có cây trồng không đúng quy trình thì mới có chuyện đó.
- Chị Tín, Hà Nội
Chị Tín cho rằng trong thời đại hiện tại, khi mà nạn tham nhũng, rút ruột đã phát triển đến mức rực rỡ như đang có, bên cạnh đó, các công trình công cộng do Trung Quốc thi công như đường cao tốc, đường cầu vượt, tàu điện… đều kém chất lượng. Đời sống người dân Hà Nội chẳng còn bình yên nữa, khi mà ngoài hàng trăm thứ gánh nặng, người ta phải gánh thêm mối nguy chết người treo lơ lửng trên đầu, chẳng biết giờ nào Thần chết gọi tên.
Và không riêng gì Hà Nội, hầu hết các thành phố trên cả nước đều trong tình trạng này, nghĩa là những công trình nhà nước có hiệu quả rất ít, thậm chí rất kém, nhưng mối nguy hại tiềm ẩn của nó thì miễn bàn. Nó có thể biến thành lưỡi hái Thần chết một khi có thể. Bởi nạn tham nhũng, rút ruột công trình đã quá nặng và tốc độ xây dựng thì nhanh đến mức tàn khốc!

Thiếu nước, thêm nỗi lo cho lao động nghèo Hà Nội

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-26

ttvn-0726.jpg
Cư dân các khu chung cư Hà Nội luôn đau đầu vì cúp nước.
RFA

Mấy ngày gần đây, thời tiết cả nước có phần nóng lên, nhiệt độ ở nhiều nơi lên đến 40 độ C vào giữa trưa. Ngay tại Hà Nội, từ người giàu cho đến người nghèo, từ những khu chung cư cho đến những dãy trọ tạm bợ, từ ông chủ cửa hàng, cho đến anh chạy xe ôm, cô bán hàng rong, trái cây dạo, bán hoa, hay những cô hàng nước ven hồ đều kêu trời không thấu vì nạn thiếu nước sinh hoạt. Thiếu nước là vấn nạn có tính chu kì ở Hà Nội.

Nước thiếu, dân khổ
Chị Hoa, một người bán củ đậu, su su dạo quanh quận Tây Hồ bằng xe đạp, chia sẻ:
“Rất khó chịu vì đến mùa hè này không có nước thì làm sao mà sinh hoạt được. Thực ra thì nhà em ở khu Long Biên, nước cúp liên tục, phải hứng thau, chậu để dành mà dùng, rất khó chịu…”
Rất khó chịu vì đến mùa hè này không có nước thì làm sao mà sinh hoạt được. Thực ra thì nhà em ở khu Long Biên, nước cúp liên tục, phải hứng thau, chậu để dành mà dùng.
- Chị Hoa
Theo chị Hoa, mỗi khi đi bán qua các khu phố hoặc quán ăn sáng đông người, nghe người ta bàn nhau về lịch cúp nước, chị đứng tẩn ngẩn người. Bởi nếu như cư dân ở các khu chung cư cao cấp, hay các khu phố, khi có lịch cúp nước vào ban ngày, ban đêm họ sẽ tranh thủ để dự trữ nước. Hoặc người ở nhà sẽ tranh thủ để dự trữ nước cho những người đi làm về cùng sinh hoạt.


Ở khu trọ của chị, mọi người đến từ nhiều nơi, có người từ Phú Thọ xuống bán trái cây, có người ở Yên Bái lên bưng bê phụ quán cho các cửa hàng ăn uống vào ban ngày. Đêm đến khi về đến khu trọ, muốn tắm rửa hoặc giặt giũ áo quần thì mọi người chỉ biết lắc đầu nhìn nhau. Nước chảy nhỏ giọt, hứng cả đêm đến sáng không đủ đánh răng rửa mặt.

Riết rồi thành quen, mọi người nghĩ ra cách để có thể tồn tại qua những ngày hè. Ban đầu chính chị là người đầu tiên xin can nước 5 lít của một người lượm ve chai. Mỗi buổi trưa, ghé vào nhà vệ sinh công cộng, chị sẽ xin luôn một can nước đầy. Mỗi lần như thế sẽ phải trả 1.000 đồng phí dùng nhà vệ sinh, nhưng theo chị, để có được chừng đó nước thì đó là giá rẻ. Có hôm kẹt quá, đi qua bờ hồ, nhìn đoạn nào nước sạch, chị đánh liều xuống múc đầy can nước rồi cứ thế, chở theo gánh hàng của mình đi bán, đến cuối ngày về thì dùng nó để rửa mặt, giặt sơ cái áo.
Cùng cảnh như chị, những người khác thì mang theo can nước để xin nước ở chỗ làm, vì đa số những quán ăn họ phục vụ đều ở các quận trung tâm, nếu không có nước, người ta cũng mua về nên không quá khó để xin 5 lít nước.
Một người bán hoa dạo khác trên đường Yết Kiêu cho hay rằng, may là con của chị vẫn ở quê với ông bà, dù gì thì cũng không phải chịu cảnh chạy nước cho con tắm rửa hằng ngày. Bản thân chị chỉ cần qua loa đôi chút, hai ngày thì xin tắm nhờ ở nhà bà chủ quán phở tốt bụng ở trên tuyến đường này. Những ngày có nước, chị cùng người bạn cùng phòng trọ mang gạo quê ra nấu ăn cho đỡ chi phí, nhưng gần nửa tháng nay, nếu mua nước để nấu ăn thì còn tốn hơn mua ổ bánh mì. Vậy nên cả hai người đều chuyển sang mua hàng ăn từng bữa, lúc thì gói xôi 5 ngàn đồng, lúc thì ổ bánh mì không, người lao động nghèo với nhau nên cũng dễ sống.
Ông Tùng, chủ một quán ăn ở quận Ba Đình chia sẻ:


000_CK32B.jpg
Một công nhân trèo xuống giếng sâu 7 mét để bơm nước. Ảnh chụp ở một gia đình ngoại ô Hà Nội vào ngày 26 tháng 6 năm 2016. AFP PHOTO
“Đương nhiên là rối rắm, mới đầu thì bỡ ngỡ, nhưng sau đó thì quen dần. Nói chung thì mất nước là nhà tan. Nhưng riết rồi cũng thành quen, mà khó lắm…”
Theo ông Tùng, trường hợp tốn cả 500 ngàn mỗi ngày để mua nước dùng như gia đình ông là không hiếm. Thỉnh thoảng cũng có xe chở nước sạch miễn phí ngang qua các chợ, nhưng do nhà ông bận khách buổi sáng nên đến nơi thì đã không còn giọt nào. Người đi sớm cũng xin được không quá 30 lít nước. Với đà thiếu nước như hiện tại, không biết việc buôn bán của ông sẽ cầm chừng được bao lâu.
Cũng theo ông Tùng, vợ chồng con gái ông sống ở bên khu chung cư Linh Đàm thỉnh thoảng kêu trời vì thiếu nước. Con rể ông nhiều khi phải trốn việc về muối mặt đi xin nước, bởi chỉ có cách đó mới giảm được chi phí đắt đỏ giữa lòng thành phố này.
Ai chịu trách nhiệm?
Một cán bộ thuộc công ty nước sạch Viwaco không muốn nêu tên cho biết:
“Đường ống thời Pháp để lại thì nó bị hoen gỉ nên thiếu nước, không đủ tải. Nhưng khu ngoại vi Hà Nội thì thiếu trầm trọng lắm. Còn bên trong Hà Nội thì vẫn không bị thiếu đáng kể. Đường ống Sông Đà thì có ba đường lận, nên khi vỡ ống thì vẫn còn ống dự phòng. Tình trạng thiếu nước chỉ diễn ra ở hầu hết các khu dân cư mới, phố mới, chứ trong thành phố thì không bị thiếu mấy!”
Đường ống thời Pháp để lại thì nó bị hoen gỉ nên thiếu nước, không đủ tải. Nhưng khu ngoại vi Hà Nội thì thiếu trầm trọng lắm. Còn bên trong Hà Nội thì vẫn không bị thiếu đáng kể.
- Cán bộ công ty nước sạch Viwaco
Cán bộ này cho biết thêm, hiện nay, chịu trách nhiệm phân phối nước sinh hoạt cho thành phố Hà Nội là Công ty nước sạch Viwaco, khai thác 100% nguồn nước sông Đà và công ty nước sạch Hà Nội, khai thác nguồn nước ngầm và một phần nước sông Đà.
Thời gian gần đây, đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ nên lượng nước cấp về giảm gần một nửa về lưu lượng và áp lực. Vì thế nhiều khu vực dân cư của các quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy liên tục bị thiếu nước.
Theo vị cán bộ này, nước đầu nguồn thì vẫn đủ để cung cấp cho cư dân toàn thành phố, nhưng các đơn vị buộc phải giảm áp lực bơm nước để tránh tình trạng vỡ ống thêm lần nữa.
Trong khi đó, nhiều gia đình đã dự trữ máy bơm sẵn, hễ có nước là máy tự động bơm vào buồng chứa nước nên hiện tượng những gia đình ở xa khi không có lịch cúp nước nhưng nước vẫn nhỏ giọt là chuyện có thể lý giải được.
Vị cán bộ này kêu gọi, hiện tại cách giải quyết duy nhất là mọi người hãy cùng nhau tiết kiệm nước, vì tiết kiệm nước chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chi phí.
Về phương án lâu dài, ông này cho hay cần phải đợi ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, bởi muốn nâng cấp hay thay hệ thống ống dẫn nước Sông Đà không phải là chuyện ngày một ngày hai và cũng không phải chuyện muốn là có thể làm được.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/lack-of-water-in-hanoi-ttvn-07262016095103.html

  Dân phố cổ HN ‘bao giờ nhà sập thì biết’

  • 4 tháng 8 2016
 

Image copyright Other
Image caption Vụ sập nhà ở phố Cửa Bắc, Hà Nội xảy ra lúc các nạn nhân đang ngủ

Một cư dân phố cổ Hà Nội nói với BBC “bao giờ nhà sập thì biết” sau vụ sập nhà gần đó khiến hai người tử vong hôm 4/8.
Khoảng 3:30 hôm 4/8, ngôi nhà ba tầng một tum trên phố Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội, bị sập khiến hai người chết, ba người bị thương.
Báo Việt Nam tường thuật gần 100 người thuộc nhiều lực lượng tham gia cứu những người bị vùi lấp.
“Căn nhà đang kinh doanh cửa hàng ăn uống. Bên cạnh là một công trình xây dựng đang trong quá trình đào móng”, báo Zing viết.
Phố cổ Hà Nội là khu nhà đông đúc, có giá từ 150 đến 400 triệu đồng/m2 tùy theo nhà ở ngõ hay mặt phố, một người dân địa phương cho hay.
Hôm 4/8, trả lời BBC, bà Phạm Hồng Linh, cư dân phố Hàng Giầy, nằm trong khu phố cổ Hà Nội, nói: “Người dân phố cổ giống như đang sống trong một cái nhọt ung mủ, chẳng biết vỡ lúc nào”.
“Khu này vẫn còn nhiều nhà cũ, nên cứ thế này thì còn sập. Dường như chính quyền không có giải pháp hoặc cảnh báo gì. Nhà nào tự lo nhà ấy thôi, bao giờ sập thì khắc biết”.
Bà cho hay: “Cách nhà tôi hai căn có miếng đất gần 200 m2, người chủ dọn sạch sẽ rồi chỉ chờ xây, nhưng hai năm nay chưa xây được. Vì chỉ cần thợ xây đào móng vài mét là cái nhà bên cạnh phía Hàng Ngang sẽ sập”.
“Mà cái nhà đấy vừa dài vừa cũ, lại đông ngưòi ở. Họ đã phá kết cấu nhà để cơi nới. Tôi có cảm giác họ chờ ai ở cạnh xây nhà thì phải xây đền cho mình”.
Bà Linh cũng kể về một trường hợp người quen mua nhà ngõ Tạm Thương “để xây được nhà phải chấp chấp nhận... xây luôn nhà cho hàng xóm”.

'Biết nhưng làm ngơ'

Hôm 4/8, BBC đã liên hệ Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội nhưng không nhận được phản hồi.
Cùng ngày, bà Trần Thị Quốc Khánh, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội được báo Người Đưa Tin dẫn lời: “[Chính quyền] cần rà soát tổng thể và khắc phục ngay những nguy cơ, nguy hại đến tính mạng của chủ nhân những ngôi nhà cũ, nhà cổ ở Hà Nội”.
“Cũng cần xem xét cả những yếu tố cơi nới, xây dựng trái phép từ phía người dân”.
“Thực tế đã có nhiều hiện tượng xây dựng trái phép. Một là chính quyền không hề hay biết. Hai là chính quyền biết nhưng làm ngơ. Thứ ba là việc người dân bất chấp nguy hiểm, cố tình cơi nới, xây dựng quá sức chịu tải của ngôi nhà”.
“Vấn đề là người thực thi pháp luật thế nào và người dân thực hiện luật pháp ra sao”, báo này dẫn lời bà Khánh.
Tháng 9/2015, một ngôi biệt thự thời Pháp ở phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bị sập sau một trận mưa lớn khiến khiến 2 người tử vong.
Vụ việc sau đó được cho là có nguyên nhân từ vấn đề 'quản lý' và 'duy tu, bảo dưỡng' các ngôi nhà có độ 'nguy hiểm cao', theo ý kiến một cựu quan chức ở Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại...

Song Chi
2016-07-26
000_APP2000052916857.jpg
Một nhóm 162 người Việt tị nạn từ một chiếc thuyền nhỏ bị chìm gần bờ biển Malaysia. Các chuyến bay của người tị nạn Việt bắt đầu sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975.
AFP PHOTO

Chỉ trong một ngày, chat với người quen, bạn bè qua facebook, viber… cả 3 câu chuyện đều cùng một chủ đề: ra đi khỏi Việt Nam (VN).

Ra đi vì môi trường sống

Một người quen qua facebook báo tin sắp đến Na Uy, quốc gia nơi tôi đang sinh sống, định cư theo diện hôn nhân. Một người quen trong nghề, thuộc thế hệ đàn em trong giới truyền hình, hỏi ý kiến tôi về việc có nên bỏ tất cả công việc, sự nghiệp ra đi bây giờ theo diện đầu tư kinh doanh ở nước ngoài hay vài năm nữa liệu có còn kịp. Và một chị bạn thân đang tính liều đến mức trước hết là đi Mỹ theo diện du lịch, rồi sang đó tìm đường tính tiếp.
Cả ba đều không phải là những người nghèo hay đang có cuộc sống khó khăn, thất bại ở VN, trái lại, họ có tiền, có công việc, cuộc sống vật chất phải nói là khá thoải mái.
Nhưng họ muốn ra đi trước hết vì môi trường sống ở VN ngày càng tệ khiến con người luôn ở trong cảm giác bất an, lo lắng. Từ thực phẩm không an toàn, cho tới nguồn nước, không khí, biển… nhiều nơi bị ô nhiễm/nhiễm độc nặng nề; đạo đức xã hội xuống cấp, những vụ án cướp, giết, hiếp ngày nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng dã man, con người dễ dàng bức hại nhau, lừa lọc nhau, giết nhau chỉ vì một lý do vặt vãnh; chế độ an sinh xã hội không có để bảo đảm cho người dân một sư hỗ trợ khi cần thiết, lúc ốm đau, tai nạn, thương vong; pháp luật không bảo đảm cho con người được xét xử công bằng, công lý được thực thi, những quyền lợi tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền không có, không được tôn trọng… Quan trọng hơn, họ ra đi vì không tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc đến một tương lai sáng sủa - thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để chứng minh điều đó.
Đây không phải là lần đầu, ngược lại, không biết bao nhiêu lần, tôi chứng kiến những người quen, bạn bè, họ hàng chuẩn bị rời bỏ VN. Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!
Thực tế, kể từ sau khi chiến tranh VN kết thúc, người Việt bắt đầu bỏ nước ra đi, và trong suốt 40 năm qua, dù có khi ồ ạt, có khi lặng lẽ, nhưng dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại.
Giai đoạn 1976-1980, chủ yếu là người miền Nam, chủ yếu vì lý do chính trị, tạo nên một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, rúng động thế giới với những bi kịch thương đau của bao phận người bị chết đuối, bị giết, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, gia đình tan đàn xẻ nghé… trên hành trình tìm đến tự do. Và hai chữ “thuyền nhân” (boat people) gắn liền với giai đoạn đau thương đó.
Đến khi chính phủ Hoa Kỳ làm việc với nhà nước VN, mở ra những con đường ra đi chính thức theo diện HO, con lai, đoàn tụ gia đình, và các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á lần lượt đóng cửa không tiếp nhận người Việt tỵ nạn nữa, thì dòng người ra đi theo con đường vượt biển mới dần dần chấm dứt (trong vài năm gần đây lại có hiện tượng vượt biển sang Úc nhưng thường là bị chính phủ Úc trả về, không chấp thuận cho ở lại).
Nhưng người Việt lại tìm được cho mình những con đường khác. Bây giờ thành phần ra đi đa dạng hơn, ở cả ba miền đất nước, chủ yếu vì lý do kinh tế, nhưng rải rác cũng có những trường hợp ra đi vì lý do chính trị. Người ta đi bằng con đường xuất khẩu lao động, ban đầu là “xuất khẩu lao động” sang các nước XHCN sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ từ Đông Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait, cho tới châu Phi… Thực chất là một kiểu buôn người công khai, được nhà nước cho phép.

songchiblog-400.jpg
Cựu Ceo FPT Trương Đình Anh mới đây cũng đưa cả nhà sang Mỹ sinh sống, làm việc. Courtesy of vtc.vn

Cho đến nay thì VN có khoảng trên dưới 600.000 lao động ở nước ngoài, hàng năm đem lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho VN. Người ta đi bằng con đường hôn nhân, làm việc, đầu tư kinh doanh, du học rồi tìm cách xin việc và ở lại, đi du lịch và trốn ở lại bất hợp pháp trên nước người…
Bài báo “Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài” (Vietnam Finance) viết:
“Phần lớn người Việt di cư sang các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.
… Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung - cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội… đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng.”

Mọi thành phần trong xã hội

Không chỉ dân thường bỏ nước ra đi, những năm sau này, số lượng người thành đạt, có chức vụ trong xã hội, kể cả quan chức cũng ra đi ngày càng nhiều. Người dân ra đi vì không có niềm tin vào chế độ, vào nhà cầm quyền. Quan chức ra đi để bảo vệ tài sản tham nhũng, ăn cắp được sau bao nhiêu năm. Chất xám, trí tuệ, và tiền bạc, tài sản của dân của nước bị các quan tham và những kẻ lừa đảo mang theo, ồ ạt chảy sang nước khác.
Đó là chưa kể số quan chức vẫn còn ở lại trong nước, vẫn tiếp tục làm việc, hưởng lợi, vơ vét nhưng đã “chân trong chân ngoài”, âm thầm chuẩn bị đường rút cho mình bằng cách cho vợ con hoặc người thân đi trước, mua nhà cửa cơ sở vật chất, làm ăn sẵn hoặc đã mua quốc tịch ở một nước tư bản phát triển.
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, tỷ phú bất động sản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group, Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank vừa bị bác tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV vì bị phát hiện có 2 quốc tịch VN và Malta (chồng bà Hường, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng MaritimeBank nhiệm kỳ 2012-2016 cũng đã có quốc tịch Malta) chỉ là một ví dụ. Còn bao nhiêu quan chức, doanh nhân thành đạt đã mua quốc tịch nước khác mà không ai biết. Hay câu chuyện cựu Ceo FPT Trương Đình Anh, người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, mới đây cũng đưa cả nhà sang Mỹ sinh sống, làm việc.
Với những người tài ra đi, là nỗi buồn chảy máu chất xám. Với những quan chức tham nhũng, đại gia lừa đảo ra đi, là nỗi lo số tài sản tiền bạc của nhân dân bị thất thoát không biết làm sao lấy lại.
Dù là dân thường hay quan chức, dù họ ra đi vì bất cứ lý do nào, điều đó chứng tỏ một sự thật chua chát là trong suốt hơn 40 năm qua, tuy thống nhất được quê hương và giành được độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản VN đã thất bại trong việc điều hành quản lý đất nước; thất bại trong việc xây dựng VN trở thành một quốc gia độc lập - tự do - hạnh phúc đúng với câu khẩu hiệu có khắp nơi và trên mọi giấy tờ hành chính, nơi mà người dân cảm thấy gắn bó, muốn cống hiến và muốn sống từ đời này sang đời khác; thất bại trong việc tạo nên niềm tin cho người dân vào năng lực của nhà cầm quyền và tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo của họ.
Điều đó cũng chứng tỏ cuộc “cách mạng tháng Tám 1945” với mục đích lật đổ chế độ phong kiến thực dân, xây dựng chế độ mới XHCN hay cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm với danh nghĩa “chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” đã hoàn toàn thất bại; đồng nghĩa với sự hy sinh xương máu của hàng triệu con người là lãng phí, khi thành quả là một chế độ độc tài, bán nước hại dân, một quốc gia bị tụt hậu về nhiều mặt, bị tàn phá đến cạn kiệt, còn người dân thì phải bỏ nước tha phương.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.

VĂN HÓA XÃ HỘI & TRÁI ĐẤT

Vì sao lãnh đạo nước ngoài ăn mặc đơn giản?

  • 2 tháng 8 2016


 
Image copyright Nikita Amar Jha

Điều tuyệt nhất vào mỗi buổi sáng đối với Joshua Becker là việc ông không phải mất thời gian chọn quần áo. Bởi ông có rất ít sự lựa chọn.
Becker, tác giả cuốn 'The More of Less', là một người tham gia Dự án 333, trong đó những người tham gia chỉ mặc 33 món đồ trong thời gian ba tháng.
"Đây là số lượng quần áo hoàn hảo đối với tôi," Becker, hiện sống ở Peoria, Arizona, Hoa Kỳ và chỉ chưa khoảng 30 món đồ trong tủ quần áo của mình, nói.
"Tôi đỡ phải tốn thời gian cho việc chọn đồ mặc mỗi ngày."
Người dùng - được khuyến khích bởi các tác giả và các blogger - tỏ ra thích thú trước việc giản lược cuộc sống của mình bằng cách bỏ đi những gì họ không thực sự cần.
Nhiều người trong đó, bao gồm Becker, bắt đầu với tủ quần áo.

Giản tiện - lựa chọn của nhiều gương mặt quyền lực

Một số nhà điều hành đầy quyền lực trên thế giới đã có những tủ quần áo tối giản.



Image copyright Getty
Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thường xuất hiện trong bộ vest xám hoặc xanh
Vào thời thập niên 1980, Donna Karan chỉ có bảy món đồ cơ bản trong tủ quần áo của bà, phù hợp với người phụ nữ bận rộn thời hiện đại.
Ngày nay, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và nhà thiết kế thời trang Karl Lagerfeld mặc những bộ trang phục giống nhau mỗi ngày.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng chỉ mặc đồ vest màu xám hoặc xanh, còn Steve Jobs của Apple thì nổi tiếng với chiếc áo thun cổ rùa.

Có một số người chú trọng chọn ra 10 món đồ cơ bản, kèm theo đó là một số món theo mùa khác; một số người khác áp dụng nghiêm ngặt 33 món đồ, trong đó đã tính cả các món trang sức, phụ kiện.
Con số này chỉ là khởi điểm của việc duy trì một tủ đồ tươm tất, điều khó thực hiện với sự trỗi dậy của những món thời trang theo phong trào, Courtney Carver, một cựu cố vấn về tiếp thị mua hàng, vốn đã bắt đầu Dự án 333 như là một cuộc thử nghiệm sáu năm về trước, nói.
"Bạn phải thực sự học để biết như thế nào là đủ," bà nói.

Lên kế hoạch trước




 
Image copyright Mark Zuckerberg Facebook
Image caption Tủ quần áo của Mark Zuckerberg gồm những chiếc áo giống nhau đồng loạt
Với những người dám dọn dẹp tủ đồ của mình, lợi ích tài chính là rất lớn.
Carver đã dành ra chỉ chưa đầy 1.000 đôla mỗi năm để thay những món đồ cũ, ít hơn nhiều so với khoản tiền hơn 6.000 nghìn đôla bà từng bỏ ra mỗi tháng trước đây để chạy theo các món đồ thời trang thịnh hành.
Thay vì mua sắm mỗi tuần, giờ đây bà ghé qua các cửa hàng vài lần mỗi năm để mua các món đồ trong danh sách đã liệt kê.
"Khi đi mua sắm, tôi không để mình bị cuốn theo các chiêu thức tiếp thị," bà nói.
Đó là chưa nói đến những lợi ích về tâm lý.
Khi có ít đồ hơn, bạn có thể loại bỏ bớt những ý nghĩa không cần thiết với những món đồ của mình và dần dần, việc dọn dẹp những thứ không cần thiết khỏi tủ đồ trở nên dễ dàng hơn, Jennifer Baumgartner, một chuyên gia tâm lý trị liệu đóng tại Washington DC, nói.
"Chúng ta thường đặt một ý nghĩa nào đó lên những món đồ của mình - vốn thực sự vô nghĩa," Baumgartner nói.



 
Image copyright Anthony Ongaro
Image caption Joshua Becker duy trì đúng 33 món đồ trong tủ quần áo để mặc trong thời gian ba tháng

Tủ quần áo của bà chỉ tốn 65 cái mắc áo và 3 ngăn kéo nhỏ. "Không có lý do gì mà tủ quần áo của chúng ta phải mang lại bất cứ cảm xúc nào."
Không có một con số cụ thể nào về số quần áo mà bạn cần có, Jennifer Scott nói. Bà là tác giả cuốn Lessons from Madame Chic: 20 Stylish Lessons I Learned While Living in Paris và cũng chỉ có khoảng 10 món đồ cơ bản trong tủ quần áo của mình.

Tủ của Scott bao gồm ba chiếc váy, hai quần bò, ba áo sơ mi, một váy ngắn và một áo thun, kèm thêm những món mà bà gọi là "phụ kiện" như thắt lưng, áo khoác và áo nỉ.
Nếu đây là điều mà bạn muốn làm về dài hạn, bạn cần tìm kiếm những món đồ phù hợp với nhiều dịp và có thể kết hợp với những món đồ khác.
Carver, người bỏ việc vào năm 2011 để viết về sự đơn giản, nói thay vì mặc áo sơ mi, váy và áo khoác ngoài, bà dùng loại áo sơ mi ít nghiêm túc hơn kết hợp với quần bò và mặc cùng một áo khoác ngoài. Màu sắc thì nên chỉ gồm một gam màu, kết hợp với loại vải không nhăn và có độ đàn hồi là tốt nhất.
Việc giữ tủ quần áo đơn giản mang lại những lợi ích về tâm lý - nó giúp giảm sự mệt mỏi khi người ta phải đưa ra quá nhiều quyết định.
"Nó bắt đầu ở tủ quần áo," Baumgartner nói. "Nhưng ta có thể áp dụng điều này cho những thứ khác ở nhà, và ta có thể bắt đầu bỏ bớt những người, những hoạt động hay các trách nhiệm không cần thiết."



 


Image copyright Rebecca Bixler Photography
Image caption Có ít đồ trong tủ hơn sẽ giúp bạn khỏi tốn thời gian chọn đồ theo nhà tâm lý học Jennifer Baumgartner

Hiệu quả

Có thể bạn sẽ phải thử nghiệm nhiều lần để có được một sự kết hợp tốt.
Becker nói ông đã phải tìm những món đồ cao cấp có khả năng chịu đựng việc bị giặt ủi thường xuyên.
Gần đây, ông đã không còn mua quần từ hãng yêu thích nữa, sau khi nhận ra các túi dễ rách hơn do được mặc nhiều lần trong tuần. Ông cũng đầu tư vào các áo thun có chất lượng cao, không bị biến dạng sau nhiều lần giặt.
"Phải tìm những thứ bền hơn," ông nói.
Những người thích giữ cho tủ quần áo đơn giản không nhất thiết phải là những người không biết ăn mặc sành điệu.
Hầu hết nhận ra rằng việc có ít quần áo hơn giúp bạn "chọn ra phong cách thực sự" dễ dàng hơn, Scott nói. "Khi mọi thứ kết hợp tốt với nhau, bạn sẽ dễ nhìn hơn," bà nói.
Dù Scott chủ yếu làm việc từ nhà, những người phải ăn mặc chỉnh tề hơn ở chốn công sở có thể có hai tủ quần áo tối giản, một dành cho công việc và một dành cho ngày thường, bà nói.
Điều quan trọng hơn là việc giữ cho tủ quần áo gọn nhẹ không có nghĩa rằng chúng ta không được phép mua sắm.
Scott gợi ý rằng bạn có thể đi xem nhưng không mua.
"Hãy tận hưởng chuyến đi săn," bà nói. "Khi bạn có thể bỏ qua chúng khỏi danh sách những thứ cần mua, bạn sẽ có cảm giác thật dễ chịu."

Chiếc ví 11 đô của bà Ho Ching

  • 8 giờ trước
 

Image copyright AP
Image caption Bà Ho Ching mang chiếc ví có họa tiết khủng long

Bà Ho Ching, vợ thủ tướng Singapore đã thu hút ánh nhìn của cánh nhà báo khi cầm chiếc ví cầm tay màu xanh dương với họa tiết hình con khủng long trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng.
Với giá 11 đôla Mỹ, chiếc ví được thiết kế bởi một học sinh người Singapore học trường Pathlight, ngôi trường dành cho người tự kỷ đầu tiên ở đất nước này.
Thủ tướng Lý Hiển Long và vợ đã hạ cánh tại Washington DC vào thứ Hai vừa rồi. Ban đầu, sự lựa chọn các phụ kiện của bà Ho Ching đã phải đối mặt với một số lời chỉ trích trên mạng xã hội.
Nhưng khi họ phát hiện ra chiếc ví được thiết kế bởi Seetoh Sheng Jie, 19 tuổi, học sinh trường Pathlight, doanh số của túi đột ngột nhảy vọt.
Ngôi trường chỉ bán được 200 chiếc ví trong suốt 4 tháng vừa qua, nhưng họ đã bán được 200 cái ngay trong một ngày sau khi hình ảnh của bà Ho Ching được chia sẻ rộng rãi, đại diện trường chia sẻ với BBC.
Bà đã mang ví tại lễ đón ở Nhà Trắng, nơi Tổng thống Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama chính thức chào đón ông bà thủ tướng Singapore.
Chiếc ví cầm tay, được bán bởi trường học để phát huy tài năng của những người mắc chứng tự kỷ, đã nhanh chóng cháy hàng.

Độc đáo và tự tin

 

Image copyright Getty
Image caption Thoạt tiên bà Ho Ching bị chỉ trích vì ăn vận quá đơn giản

Hiệu trưởng của trường Pathlight, Linda Kho, cho biết nhà trường không hề biết bà Ching sẽ mang chiếc ví đến Washington, sau khi bà mua nó tại một sự kiện gây quỹ gần đây.
"Chúng tôi đã rất bất ngờ và vinh dự khi được bà chọn mang chiếc ví cầm tay trong chuyến viếng thăm chính thức của mình. Nó đã mang đến điều tuyệt vời cho thành viên Chương trình Phát triển tài năng (ADP) của chúng tôi," bà nói với BBC.
"Bà Ho Ching được biết đến là một người phụ nữ rất bình dân và thực tế, và khi bà mang một chiếc ví có giá chưa đầy 20 đôla Singapore đến tham dự một sự kiện tầm cỡ, điều này chứng tỏ bà thực sự tự tin và độc đáo."
Trang chủ của Pathlight mô tả anh Seetoh là một người "cực kỳ am hiểu về khủng long", những kiến thức của anh được mô tả rõ trong các bức vẽ của mình. Seetoh đã rất hạnh phúc khi biết được về sự việc nói trên, theo như lời chia sẻ từ bố của anh, ông Jason Seetoh.
"Cha mẹ của em ấy rất tự hào và vinh dự," bà Shae Hưng Yee, một người quản lý ở trường Pathlight nói.
Bà Ho Ching là cố vấn cho Trung tâm Hỗ trợ Người Tự Kỷ (ARC) tại Singapore, nơi giúp thành lập nên trường Pathlight.
 

Vô vọng đợi bạn gái 10 ngày ở sân bay TQ

  • 2 tháng 8 2016
Ông Alexander Piêtr Cirk 
Image copyright weibo
Image caption Ông Alexander Pieter Cirk, 41 tuổi, nằm chờ người yêu Trung Quốc 10 ngày tại sân bay Trường Sa, Trung Quốc.

Bạn có thể biết rằng tình yêu là đau khổ nhưng với một người đàn ông Hà Lan này thì kết quả của tình yêu là việc vào bệnh viện vì kiệt sức.
Ông Alexander Pieter Cirk, 41 tuổi, gần đây đã bay từ Hà Lan sang tỉnh Hồ Nam với hy vọng gặp mặt người bạn gái người Hoa mà ông làm quen trên mạng có tên là Trương.
Thế nhưng ông đã trải qua 10 ngày chờ đợi tại sân bay Trường Sa, mà không thấy cô gái xuất hiện. Và ông đã chẳng được mấy người tại Trung Quốc thông cảm.
Ông Cirk kể với truyền thông Trung Quốc là ông quen cô Trương, 26 tuổi, qua một ứng dụng trên mạng cách đây hai tháng và tình cảm lãng mạn đã nảy nở.
Ông quyết định bay sang thăm cô nhưng khi ông tới Hồ Nam thì mới biết là chẳng có ai ra đón ông cả.
Ông từ chối không chịu rời sân bay trong suốt 10 ngày kế tiếp, và cuối cùng đã được đưa vào bệnh viện vì bị kiệt sức, theo đài truyền hình Hồ Nam đưa tin.
Cô Trương đã liên hệ với kênh truyền hình này một ngày sau khi tin được phát sóng để kể câu chuyện từ phía của cô và nói rằng cô tưởng tất cả đó chỉ là chuyện đùa.
"Mối quan hệ tình cảm của chúng tôi đã tiến triển nhưng sau đó ông dường như hơi tàn nhẫn với tôi," cô Trương nói với đài truyền hình Hồ Nam.
"Một hôm đột nhiên ông gửi cho tôi ảnh tấm vé máy bay và tôi tưởng đó chỉ là chuyện đùa. Sau đó ông không liên lạc với tôi nữa."
Cô Trương cũng nói thêm là vào thời điểm khi ông Cirk đáp xuống sân bay thì cô đang giải phẫu thẩm mỹ ở một tỉnh khác nên đã tắt điện thoại của cô.

'Ông ta không biết mọi thứ ở Trung Quốc đều là hàng rởm sao?'

Ông Alexander Piêtr Cirk 

Image copyright weibo
Image caption Ông Cirk sau đó đã được đưa vào bệnh viện vì bị kiệt sức.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, đa số người sử dụng đều nhanh chóng chỉ ra hành động phi lý của người đàn ông này.
Câu "Người đàn ông ngoại quốc tới Trường Sa để gặp bạn gái quen trên mạng” đang thịnh hành trên trang micro-blogging Weibo.
"Ông này hẳn là ngu ngốc, tại sao có người lại làm điều này nhỉ?” một người dùng Weibo đặt câu hỏi.
"Ông ta không biết là mọi thứ ở Trung Quốc đều là rởm sao?" một người khác viết.
"Có lẽ cô ấy đã tới sân bay, nhìn thấy ông ta trông ra sao và ngay lập đã quay bước trở lui," một người khác đưa ra giả thiết.

Những người khác tuy nhiên tỏ ra thông cảm.
"Đây là một người đàn ông coi trọng mối quan hệ đó, đừng đùa cợt với tình cảm của ông ấy," một công dân mạng khác viết. "Nếu bạn không thích ông ấy nữa thì hãy nói với ông ấy để ông có thể đi về nhà."
"Chuyện này nói lên điều gì về tính chính trực của người Trung Quốc?” một người khác đặt câu hỏi.
Trong tuần này ông Cirk được thu xếp bay về nước sớm hơn dự tính.
Có tin nói là cô Trương cho biết cô muốn gặp ông sau khi cô phục hồi và nói rằng cô vẫn muốn duy trì mối quan hệ của họ.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160802_dutchman_airport_chinese_girlfriend

Obama 'tràn đầy hy vọng về nước Mỹ'

  • 28 tháng 7 2016
Trong bài diễn văn thứ tư trước Đại hội Đảng Dân chủ, Tổng thống Barack Obama nói ông vẫn tràn đầy hy vọng về tương lai nước Mỹ.
"Tôi đứng trước mặt quý vị vào đêm nay, sau khi đã trải qua gần hai nhiệm kỳ làm Tổng thống của quý vị, để nói với quý vị rằng tôi thấy lạc quan về tương lai nước Mỹ hơn bao giờ hết," ông nói trước đám đông cử tọa đầy phấn khích.
"Nước Mỹ mà tôi biết rất can đảm, lạc quan và khéo léo. Nước Mỹ mà tôi biết rất chỉn chu, hào phóng."

"Người da đen, da trắng, người Mỹ Latin, người Á châu, người thổ dân châu Mỹ, trẻ, già, người đồng tính, người dị tính, đàn ông, đàn bà, những người tàn tật, tất cả đứng cùng dưới một lá cờ đầy kiêu hãnh, nguyện trung thành với đất nước vĩ đại mà chúng ta yêu quý."
"Đó là điều tôi nhìn thấy. Đó là nước Mỹ mà tôi biết."
"Chúng ta là minh chứng rõ ràng cho thấy mọi người đều có quyền bình đẳng, và rằng chúng ta, nhân dân, có thể hình thành nên một khối liên hiệp hoàn hảo hơn nữa."
"Chúng ta là vậy. Chúng ta có thể tự quyết định số phận của mình."

Thiếu Lâm: Võ thuật và thương mại

  • 29 tháng 7 2016
Thiếu Lâm tự, ngôi chùa cổ của Trung Quốc nổi tiếng về những vị sư giỏi võ Kung Fu. Nhưng đây cũng là một cỗ máy kiếm tiền lớn, trở thành một thương hiệu toàn cầu.
Từ một ngôi chùa ban đầu ở tỉnh Hà Nam ở miền trung, nay các ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm đã được xây dựng nhiều ở Mỹ, châu Âu và còn có kế hoạch được xây tiếp.
Các nhà sư cũng đi khắp nơi trên thế giới biểu diễn.
Môn võ Thiếu Lâm cổ truyền đã có từ hơn 1.500 năm trước. Mỗi ngày, các nhà sư luyện võ tới 10 tiếng đồng hồ, và cần mất nhiều năm luyện tập một người mới có thể đạt mức tinh thông.
Ngày nay, có những huyền thoại võ thuật kung fu như Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt.
Những người theo chủ nghĩa thuần túy nói rằng Thiếu Lâm đã bị thương mại hóa quá mức.
Nhưng các vị sư thì nói những buổi trình diễn của họ làm nhằm bảo vệ nghệ thuật và truyền thống võ thuật.
BBC gặp một nhóm sư Thiếu Lâm tới Singapore biểu diễn.
 http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/07/160729_shaolin_singapor_tour

2016 : Năm nóng kỷ lục, nguy cơ xung đột gia tăng

Chống tự do thương mại và toàn cầu hóa

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2016-08-03
000_7N1VO.jpg
Thủ tướng New Zealand John Key (thứ 6 từ phải) và đại diện các Bộ trưởng từ 12 quốc gia sau khi ký thỏa thuận TPP ở Auckland vào ngày 04 tháng 2 năm 2016.
AFP photo

Cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ chính thức mở đầu sau khi Đại hội của hai đảng lớn là Cộng Hòa và Dân Chủ hoàn tất vào tuần qua. Chi tiết kinh tế đáng chú ý nhất cho nhiều nước là cả hai ứng viên dẫn đầu của tranh cử đều chống Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Chẳng những thế, người Mỹ không chỉ chống tự do thương mại mà dường như còn chống cả hiện tượng toàn cầu hóa xưa nay vẫn được ngợi ca.

Nguyên Lam: Hai chính đảng lớn của Hoa Kỳ đã kết thúc Đại hội và cuộc tranh cử Tổng thống của nước Mỹ bước vào giai đoạn toàn quốc cùng với việc bầu lên nhiều chức vụ dân cử khác trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày Thứ Ba mùng tám Tháng 11 tới đây. Về kinh tế thì người ta ngạc nhiên khi chương trình hành động của hai đảng có sự đồng thuận duy nhất là cùng chống lại Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. 

Thưa ông, Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ đã ký văn kiện này và thiết tha kêu gọi Quốc hội khóa 114 sớm thông qua trước khi ông mãn nhiệm vào năm tới. Không ngờ là đa số Dân biểu Nghị sĩ Dân Chủ lại không đồng ý và bất ngờ hơn nữa là đảng Cộng Hòa xưa nay thường ủng hộ tự do mậu dịch cũng hoài nghi Hiệp định TPP và người sẽ đại diện đảng ra tranh cử tổng thống là doanh gia Donald Trump lại còn kịch liệt phản bác văn kiện này và mọi thỏa thuận quốc tế của Hoa Kỳ. Coi bộ như một chuyện gì đó rất lạ đang xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ. Ông giải thích thế nào về hiện tượng kỳ lạ này? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cô nêu vấn đề rất đúng vì đây không là phản ứng của một thiểu số tức là các chính trị gia mà chúng ta còn có thể thấy một trào lưu phổ biến và đáng ngại là nhiều người thất vọng với tự do mậu dịch và còn xoay ra chống lại trào lưu toàn cầu hóa. Chúng ta sẽ phải từng bước phân tích hiện tượng này để hiểu ra nhiều vấn đề sẽ gặp trong mấy năm tới.
Từ một nguyên tắc lý tưởng là buôn bán không hạn chế mà tiến lên cái thế hợp tác gần như toàn diện với 11 nước khác, ta có thể thấy mức độ phức tạp và hậu quả lợi và hại tùy theo lĩnh vực.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ nhất, như chúng ta đã trình bày trong một chương trình vào đầu Tháng Sáu, chỉ có một thiểu số là quan tâm và có lập trường rõ rệt về tự do mậu dịch. Cuộc khảo sát ý kiến đầu năm nay cho thấy có 58% ủng hộ tự do mậu dịch và 34% thì chống.
Cuộc khảo sát ngày 29 vừa qua cho thấy chỉ có 33% dân Mỹ là đặc biệt quan tâm đến ngoại thương nhưng trong số này thì tới ba phần tư, là khoảng 25% những người trả lời, thì quyết liệt chống và chỉ có 8% ủng hộ thôi. Tức là dân Mỹ vừa có một sự chuyển dịch tâm lý rất mạnh trong có năm tháng trời do tác động của một thiểu số quan tâm và tích cực tranh đấu cho lập trường chống tự do mậu dịch.
Ta biết là vào mùa tranh cử thì các chính khách đều chú ý đến ước vọng của cử tri nên cần bày tỏ lập trường theo hướng đó. Nhưng thật ra vấn đề không chỉ là tâm lý hời hợt hay nhất thời của người dân mà là một chuyện gì sâu xa và nghiêm trọng hơn vậy.
Nguyên Lam: Nguyên Lam cố học cách phân tích tâm lý xã hội của ông để hiểu ra các vấn đề kinh tế và chính trị trong tương lai. Thưa ông, thế thì có chuyện gì mà ông cho là sâu xa và nghiêm trọng hơn tâm lý hời hợt của người dân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đề nghị là ta đi qua ba cấp độ khác nhau thì mới thấy vấn đề.
Cấp thứ nhất là tự do thương mại hay tự do mậu dịch, là việc tự do trao đổi mua bán giữa các nước với nhau mà không bị cản trở như hàng rào quan thuế hay hạn ngạch nhập khẩu. Khi được trao đổi tự do như vậy thay vì theo chính sách bảo hộ mậu dịch và ngăn sông cấm chợ thì việc buôn bán phát đạt sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho người mua lẫn kẻ bán, ít ra về lý thuyết. Như vậy, bước đầu của tự do thương mại là thuế thấp và không hạn chế. Đa số người dân ở mọi nơi đều có thể ủng hộ việc đó.
Cấp thứ hai thì rắc rối hơn một chút, đó là hiệp định tự do thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau, điển hình là Hiệp định TPP. Văn kiện này không chỉ quy định là các nước đồng ý hạ thấp quan thuế biểu và hạn ngạch để gia tăng việc buôn bán mà lại có tham vọng lớn lao hơn.
Đó là lập ra một hệ thống thỏa thuận chi tiết về các lĩnh vực đầu tư, thuế vụ, lao động, môi sinh, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, về chuỗi tiếp liệu mà các nước có thể mua bán với nhau trong tiến trình sản xuất như trong một nền kinh tế thống nhất. Sau bảy năm bàn cãi, đại biểu 12 nước trên vành cung Thái Bình Dương đã thỏa thuận về cả trăm lĩnh vực chi ly để bảo vệ quyền lợi của mọi thành phần kinh tế xã hội của mình ở nhà.
Kết quả là văn kiện này cao hơn một chục cuốn từ điển vì dầy tới 5.500 trang đầy thuật ngữ chuyên môn khó hiểu. Nếu gật đầu thông qua văn kiện này thì từng nước sẽ phải sửa đổi luật lệ bên trong để từ nay tuân thủ mọi cam kết với các nước kia. Hậu quả là nhiều người có thể ủng hộ tự do mậu dịch mà nghi ngại và chống đối Hiệp định TPP vì nó đòi hỏi nhiều thay đổi quá phức tạp.
Vì sao e ngại TPP?
Nguyên Lam: Sau khi ông phân biệt hai tầng tiếp cận từ thấp đến cao, có lẽ chúng ta mới hiểu vì sao người ta có thể đồng ý với nguyên tắc tự do thương mại mà lại e ngại Hiệp định TPP. Nguyên Lam nghĩ tới là đã thấy sợ vì nếu đi vào kinh doanh thì làm sao mình biết được và hiểu ra từng chi tiết đã cam kết với các xứ khác? Nếu trong những cam kết đó mà ngành này có lợi, ngành kia phải thay đổi thì tất nhiên là có người ủng hộ và có người chống! Bây giờ, thưa ông, cái cấp độ thứ ba ông muốn nói là gì?

000_DN1DU.jpg-400.jpg
Biểu tình phản đối TPP tại Hội nghị đảng Dân chủ tại Trung tâm Wells Fargo, Philadelphia, Pennsylvania hôm 27 tháng 7 năm 2016. AFP photo
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ một nguyên tắc lý tưởng là buôn bán không hạn chế mà tiến lên cái thế hợp tác gần như toàn diện với 11 nước khác, ta có thể thấy mức độ phức tạp và hậu quả lợi và hại tùy theo lĩnh vực. Trên cùng là sự kiện muốn ăn thì phải chia và phải chấp hành điều lệ mới để thỏa mãn yêu cầu của các đối tác kia. Người không hiểu thì thấy cuộc sống và việc kinh doanh của họ bị ai đó chi phối. Bây giờ mình tiến lên cấp độ hợp tác toàn cầu khi xứ khác lại có sức cạnh tranh cao hơn nhờ lợi thế tương đối của họ thì nhiều người thấy sợ. Thực tế thì họ đã bị vượt qua và có khi bị đào thải vì cạnh tranh không nổi trên cấp độ toàn cầu!
Nguyên Lam: Như vậy, thưa ông, cấp độ thứ ba có phải là toàn cầu hóa hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta nhìn trong viễn ảnh dài thì có thể thấy ra cái giá của tiến bộ. Trong từng nước, khu vực canh nông bị công nghiệp vượt qua rồi ngành chế biến tạo ra bao công ăn việc làm trong nửa thế kỷ lại mất dần vai trò thống trị vào tay khu vực dịch vụ, hay vào tay xứ khác, v.v….
Những tiến bộ ấy có cải thiện cuộc sống của đa số mà cũng dẫn tới hiện tượng đào thải những ai tiến quá chậm. Thí dụ kia là như đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ vượt Đế quốc Anh để thành đại gia thế giới về thép, sau đó vài chục năm kỹ nghệ thép Mỹ bị Nhật đánh bại vì tốt mà rẻ hơn, rồi chính Nhật lại bị điêu đứng về thép Nam Hàn trong từng đợt cải tiến ngày càng nhanh hơn. Khi bị thua sút thì ngành thép cầu cứu chính phủ trợ giúp hoặc ngăn cản sự cạnh tranh của thép ngoại, v.v…
Vì thế nước nào cũng có thể đề cao tự do mậu dịch mà vẫn ngấm ngầm bảo vệ một số khu vực mình cho là chiến lược. Khi ấy, các nước phải cố thỏa thuận việc hợp tác theo cái hướng nếu chưa công bằng thì cũng bình đẳng hơn, gọi là “khó người khó ta, dễ người dễ ta”.
Nhìn cách khác thì sau Thế chiến II và nhất là từ khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, hay “kinh tế nhất thể hóa” trên phạm vi toàn cầu, và đấy là cuộc cách mạng về sản xuất theo quy luật thị trường đã đem lại một sự thịnh vượng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Thế rồi sự tiến hóa hàm nghĩa đào thải còn xảy ra với tốc độ cao hơn nhờ cách mạng về công nghệ tin học từ vài chục năm qua và gây quá nhiều thiệt hại.
Kinh tế đi đôi với chính trị
Nguyên Lam: Các kinh tế gia chỉ ra từ đầu thế kỷ 19 là khi mở rộng việc mua bán tự do thì xứ nào cũng tự nhiên tìm ra ưu thế sản xuất của mình để có món hàng rẻ và tốt nhất bán cho xứ khác hầu mua về mặt hàng rẻ và tốt nhất của họ và cuối cùng thì mọi người đều có lợi. Thưa ông, sự thể có phải là như vậy không? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là đúng như vậy về lý thuyết. Về thực tế thì mỗi quốc gia lại có nhiều khác biệt bên trong nên khi chạy đua để tìm lợi thế sản xuất tương đối của mình, không phải là ai cũng thành công. Vì thế kinh tế phải đi với chính trị để nhà nước can thiệp qua chính sách hầu tìm ra và khai thác lợi thế, hoặc nâng đỡ các thành phần yếu kém.
Khi hiện tượng toàn cầu hóa bùng nổ, ta thấy là có thành phần được lời và thành phần bị lỗ. Thành phần hưởng lợi thì có khả năng phối hợp toàn cầu, là đại doanh gia của các tập đoàn quốc tế có quan hệ gắn bó với chính quyền các nước. Thành phần bị lỗ, hoặc bị đào thải vì tiến hóa không kịp thì cho rằng toàn cầu hóa hứa hẹn thịnh vượng mà đợi mãi không thấy.
Họ bất mãn và quy trách cho 1) các tập đoàn lớn luôn luôn có lợi trong các hiệp định tự do mậu dịch, 2) cho giới lãnh đạo và 3) cho quốc tế ở những cam kết mờ ám mà họ không hiểu được. Vì thế, từ việc phản đối Hiệp định TPP, nhiều người phản đối luôn cả trào lưu toàn cầu hóa.
Kinh tế phải đi với chính trị để nhà nước can thiệp qua chính sách hầu tìm ra và khai thác lợi thế, hoặc nâng đỡ các thành phần yếu kém.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối và trở lại cuộc tranh cử năm nay tại Hoa Kỳ, theo như ông nhận định thì sự phản đối đó chỉ mang tính cách chính trị nhất thời hay sẽ gây hậu quả lâu dài hơn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi e là vụ này nghiêm trọng và có hậu quả lâu dài vì không chỉ Mỹ mới gặp mà là hiện tượng lan rộng như ta đang thấy tại Âu Châu. Thứ nhất, người dân nói chung hết tin vào chính quyền và các đảng phái truyền thống vì quá nhiều khó khăn kéo dài từ năm 2008. Đó là chuyện khủng hoảng niềm tin chúng ta đã nói từ nhiều năm trước.
Thứ hai, một hậu quả bất ngờ của toàn cầu hóa là những cam kết siêu quốc gia trên đền thờ của sự thịnh vượng mà người bị thua thiệt không được hưởng nhưng phải cúi đầu vái.
Thứ ba, đáng kể không kém là tự ái dân tộc trước những cam kết quốc tế quá xa lạ. Ta có thể gọi đó là chủ nghĩa quốc gia chống lại trào lưu hội nhập quốc tế. Hậu quả về kinh tế có thể là tinh thần bảo hộ mậu dịch, hoặc may lắm tìm sự hợp tác song phương thu hẹp sau khi đả phá sự hợp tác quốc tế hay siêu quốc gia. Giới chính trị gia Mỹ cảm được sự bất mãn của dân chúng nên cũng phất cờ chống toàn cầu hóa và sẽ gây vấn đề với các xứ khác. Ngay năm nay, các dân biểu nghị sĩ phải ra tranh cử sẽ ưu tiên lo cho việc tái đắc cử hơn là nghe theo lời kêu gọi của Tổng thống mà thông qua Hiệp định TPP. Và Quốc hội khóa 115 lại còn bảo hộ nặng hơn nữa. Tôi không mấy lạc quan là vì vậy.
Nguyên Lam: Nguyên Lam và ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông về bài phân tích này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/anti-free-trade-n-anti-globalization-nxn-08032016102510.html

Hồ nước 1.400 hecta biến mất bí ẩn chỉ sau một đêm

Hồ nước rộng đến 1.400 hecta “bốc hơi” một cách bí ẩn sau chỉ sau một đêm.(bài tiếng Anh của Mike Cahill - ngày 3 tháng 6, 2016).  Đây là hiện tượng kỳ lạ mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được. 

Trái Đất đang trải qua những hiện tượng kỳ lạ mà các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được. Gần đây nhất chính là sự biến mất bí ẩn của cả một hồ nước rộng lớn chỉ sau một đêm.
Những sự biến mất này đang xảy ra ngày một nhiều hơn. Vừa mới đây, ngày 1Tháng 6 năm 2016, người dân vùng Patagonia, Chile đã chứng kiến một hiện tượng vô cùng kỳ lạ tại hồ Riesco.  Hồ nước ngọt này có diện tích đến 1.400 hecta, là một địa điểm nổi tiếng với những người mê câu cá và dân du lịch.
Hồ nước 1.400 hecta biến mất bí ẩn chỉ sau một đêm,
Hồ Riesco trước khi xảy ra sự việc kỳ lạ. (Ảnh: Internet)
Thế nhưng chỉ sau một đêm, cả hồ nước khổng lồ đột nhiên biến mất một cách bí ẩn khiến dư luận vô cùng hoang mang.
Hồ nước 1.400 hecta biến mất bí ẩn chỉ sau một đêm,
Hồ nước Riesco “bốc hơi” chỉ sau một đêm. (Ảnh: Mysterious Universe)
Báo chí địa phương đã nhanh chóng vào cuộc. Những tấm hình trước và sau khi hồ nước biến mất được chia sẽ rộng rãi trên mạng xã hội.
Điều bất ngờ nhất, trước khi biến mất, hồ Riesco có độ sâu trung bình 72 m. Tuy nhiên, sau khi hiện tượng này xảy ra, toàn bộ hồ nước đã trở thành một vùng đất bằng phẳng và hoàn toàn khô ráo.
Sau gần 2 tháng nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được một câu trả lời xác đáng hay bất kỳ thông tin thuyết phục nào. Ban đầu, mọi nghi vấn đổ dồn vào hoạt động của núi lửa. Thế nhưng, những nhà địa chất học đã khảng định toàn bộ núi lửa trong khu vực này vẫn đang “ngủ”.
Hồ nước 1.400 hecta biến mất bí ẩn chỉ sau một đêm,
Trước và sau khi hồ Riesco biến mất một cách bí ẩn. (Ảnh: Mysterious Universe)
Sự tập trung chuyển sang khe nứt Liquiñe-Ofqui dài 1.200 km chạy dọc phía Nam Chile. Một phần của hồ Riesco gắn liền với khe nứt này. Được biết, “vết sẹo” này thường là nguyên nhân gây ra động đất, nhưng các nhà khoa học không hề ghi lại được một biến động địa chất nào tại Riesco trong khoảng thời gian vừa qua.
Hồ nước 1.400 hecta biến mất bí ẩn chỉ sau một đêm,
Nguyên nhân của sự biến mất vẫn chưa có lời giải. (Ảnh: Mysterious Universe)
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác được nghi vấn có thể chính là do hiện tượng El Nino. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ thường khiến mực nước hồ giảm đi dần do lượng mưa không đồng đều. Tuy nhiên, việc biến mất một cách nhanh chóng và không để lại bất kỳ dấu vết nào như vậy thật sự rất khó giải thích.
Hơn 1 triệu mnước bốc hơi mà không có bất kỳ tín hiệu động đất, tiếng ồn hay bất kỳ dấu vết nào. Chuyện gì đã xảy ra với hồ Riesco?
 JUNE 3, 2016  —  By Mike Cahill  This Massive Lake In South America Literally Disappeared Overnight...OMG
I'm going to go out on a limb here and say that when large bodies of water disappear overnight, that's definitely not a sign of good things to come.
And yet this is something that several South and Central American countries have been dealing with fairly regularly since the start of 2016.  First, it was the Atoyac River in Mexico, and now a large lake in Chile vanished...

Up until this week, Lake Riesco was a 5.7-square-mile body of water that attracted tourists to Chile's Patagonia region.

However, as of May 30, 2016, Lake Riesco is no more.

Giống như hiện tượng con sông Atoyac River ở Mexico 

By Strange Sounds March 3, 2016 

The Atoyac River, which crosses eight municipalities in the central mountainous area of eastern Mexican state of Veracruz, disappeared overnight after a giant crack opened up.

Inhabitants of Rancho San Fermin reported hearing a bang and feeling the earth rumbled as the ground cracked down.

river disappears overnight mexico, Falla geológica afectaría la corriente del río Atoyac, giant crack dries up river mexico, giant crack dries up river in mexico, mexico river disappears overnight, river disappears overnight in veracruz mexico, river atoyac disappears overnight mexico
On Monday Feb. 29, 2016, the water had disappeared… And they found this giant 30 meters by 20 meters fissure in the ground.  Watch this vidéo clip:
The hole in the ground crosses the riverbed of the Atoyac River. It appeared about three kilometers from the source of the river, which supplies with water more than 10,000 families and sugar industries in the region.
Due to the disappearance of the Atoyac River, the Cotaxtla River is already below its normal level.
Only God and nature know exactly why the river disappeared entirely. They have exploited the river and it is now charging them back.

No comments:

Post a Comment