Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 20 October 2016

VIỆT CỘNG -TRUNG CỘNG -THỰC DÂN VÀ CỘNG SẢN PHÁP

Saturday, June 18, 2016


VIETTUSAIGON * CỘNG SẢN TÀN ĐỘC

Độc ở không gian và độc ở tâm hồn

Suốt chiều dài đất nước này, dường như không có chỗ nào là không có độc. Từ chất độc Dioxin để khai hoang trong cuộc chiến tranh cách đây ngót nghét nửa thế kỉ cho đến độc tố trong thực phẩm ngấm dần vào cơ thể, bào mòn từng tế bào trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và gần đây nhất là tứ bề độc trùng vây, độc tố trên biển, độc tố trong ao hồ… Có vẻ như đất nước này đang đối mặt với độc tố và nguy cơ diệt vong không phải là không có. Nhưng, đáng sợ nhất chính là độc tố trong tâm hồn con người.
Bởi độc ngoài tự nhiên, trong không gian, người ta có thể nắm tay nhau, tựa lưng nhau để loại bỏ nó, một ngày không xong thì mười ngày, một năm không xong thì mười năm, trăm năm, còn con người thì sự sống vẫn có chỗ để vươn dậy dưới ánh mặt trời.
Nhưng một khi tâm hồn con người trở thành cái túi chứa độc tố để giết hại đồng loại và giết hại chính mình thì e rằng sẽ khó có ông trời nào cứu được. Cho dù Đức Chúa hay Thượng Đế có hiện ra để xắn tay cứu vớt thì không chừng chính Thượng Đế hay Đức Chúa bị chết vì độc đầu tiên. Rất tiếc là đất nước nhỏ bé, nghèo khổ và kinh qua nhiều thăng trầm dâu bể như quê hương Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng độc tố tâm hồn đã phát tác, đã ám hại tha nhân và ám hại chính mình.
Giả sử trong cuộc chiến Nam – Bắc Việt Nam, nếu quân nằm vùng của phía Bắc không dựa vào rừng núi, dựa vào dân để thỉnh thoảng lại đột kích thành phố, khủng bố và ám sát (rồi gọi đó là đánh du kích, nghĩa là đánh chơi, chỉ riêng hai chữ ‘đánh chơi’ cũng đủ nói lên bản chất man rợ của các cuộc ám sát, khủng bố này) thì cũng chẳng có thùng thuốc Dioxin nào rải vào núi rừng Trường Sơn và cũng chẳng có những nạn nhân “chất độc màu da cam”. Và hổ ngươi nhất là cũng sẽ chẳng có những cuộc kiện tụng, đòi Mỹ phải đền bù cho nạn nhân chất độc màu da cam.
Chỉ riêng chuyện đền bù cho nạn nhân chất độc da cam không thôi cũng có đến một ngàn lẻ một chuyện tệ hại để nói. Nào là đền và nuôi không đúng người, nhiều người mẹ sinh ba bốn đứa con lành mạnh, có một đứa thần kinh không bình thường, ông cha chạy vạy để đứa con được hưởng chế độ chất độc da cam. Rồi nhiều gia đình có con nhiễm chất độc da cam, ba đứa chứ không phải một, về mặt thủ tục thì các nạn nhân này có chế độ nhưng thực ra thì họ tồn tại héo mòn cho đến lúc chết đi, gia đình nó lại nhờ xóm làng chôn cất và không nhận được một đồng lẻ nào của chế độ này.
Rồi chuyện khai tăng số lượng nạn nhân. Nói một cách nghiêm túc, nếu phía Mỹ có một cuộc điều tra về độ chính xác số nạn nhân chất độc da cam cũng như chế độ đền bù, họ chỉ cần bỏ chưa đến một phần ba số tiền đền bù suốt bao nhiêu năm nay cũng đã quá đủ. Bởi tiền đền bù cho nạn nhân chất độc da cam đã vào nhà quan chức, người ta đã lấy số lớn và vứt vài đồng lẻ qua cửa sổ cho nạn nhân.
Trong khi đó, câu chuyện gần đây nhất, biển bị nhiễm độc, nguy cơ lâu dài cho dân tộc, quốc gia hiện ra trước mắt và mối nguy diệt vong đang đến rất gần, nó đến từ nhiều hướng, từ thực phẩm Trung Quốc cho đến hành tung của Trung Quốc trên biển Đông thì nhà nước lại ngậm câm như hến và còn có những hành tung, thủ đoạn nhằm bịt miệng dân. Vì sao lại có chuyện trái ngược, mâu thuẫn như vậy?
Nói cho cùng thì nguyên nhân của tất cả những vấn đề tệ hại như ngày hôm nay của Việt Nam là do độc tố trong tâm hồn con người đã phát tác, thứ độc tố của lòng ích kỉ, tính vụ lợi và lòng thù hận. Trong suốt bốn mươi mốt năm gọi là “thống nhất hai miền đất nước”, các thế hệ trẻ Việt Nam đã học được gì trong các bài học xã hội chủ nghĩa ngoài lòng thù hận đối với Mỹ, Ngụy?
Và tại sao người ta vẫn tiếp tục kiện tụng một cách dai dẳng vụ chất độc Dioxin? Bởi vì đó là một phi vụ kiện tụng có thể mang lại mối lợi lớn cho những ai bỏ công theo đuổi.
Nếu như Trung Quốc không có những tác động và ràng buộc về chính trị, kinh tế, về chuyện thâm cung bí sử bán nước của các ông lãnh đạo chóp bu Cộng sản Việt Nam, hoặc giả nếu như nhà nước Trung Quốc là một nhà nước sòng phẵng, có cách hành xử giống như nhà nước Mỹ, sẵn sàng chung đủ, đền bù đủ những gì họ gây ra khi mọi việc đã được phán quyết bởi tòa án thì chắc chắn vụ cá chết ở bờ biển miền Trung không im hơi lặng tiếng như đang thấy. Hoặc ngược lại, nếu nhà nước và doanh nhân Trung Quốc cũng không có thứ văn hóa hối lộ, đút lót và sẵn sang minh bạch mọi vấn đề thông qua tòa án như nhà nước, doanh nhân Mỹ thì câu chuyện cá chết dọc bờ biển miền Trung đã được làm sáng tỏ.
nh phản động của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam diễn ra suốt hai tháng nay là có lý do của nó. Hoặc là nó sẽ không mang lại lợi lộc gì cho giới cán bộ chóp bu cũng như giới cán bộ địa phương nếu phanh phui nó ra. Hoặc là đã có sự thông đồng, đút lót, hối lộ giữa doanh nhân Trung Quốc (mà bên trên nó là sự chỉ định của nhà nước Trung Quốc) với giới cán bộ từ trung ương xuống địa phương Việt Nam.
Vì hối lộ, đút lót để qua chuyện và nhận hối lộ, nhận đút lót để làm ngơ mọi chuyện, đẩy vào trạng thái chìm xuồng vốn là thứ văn hóa cốt lõi của giới cán bộ Cộng sản. Vì sao lại có chuyện thối nát này?
Vì lẽ, nền tảng hình thành và tồn tại của chủ nghĩa Cộng sản không phải là lòng yêu thương, tình đồng loại hay sự dấn thân cho tự do nhân dân mà hoàn toàn ngược lại. Sức mạnh của người Cộng sản hình thành trên nền tảng của lòng ích kỉ, tính thù hận và óc vụ lợi. Lúc mới hình thành, người Cộng sản đã dựa vào hạt gạo tình thương của nhân dân để mà sống, đến khi phát triển, có chỗ dựa thì họ quay sang đề phòng nhân dân và hoàn toàn xa rời nhân dân. Ngay cả nhân dân miền Bắc vào sinh ra tử với họ cũng bị nghi kị và luôn sống trong bóng tối của nghi kị, giả dối và thù hận.
Đến khi có được quyền lực trên tay, họ tồn tại bằng cách duy trì lòng thù hận, giáo dục về lòng thù hận và phát triển lòng thù hận. Lòng thù hận lưu cửu trong lòng chế độ và nảy nở trong nhân dân thông qua giáo dục đã cô cặn thành chất độc, nó kích thích tính ích kỉ, sự dửng dưng và vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Và chưa bao giờ mà thứ chất độc trong tâm hồn lại hoành hành dân tộc Việt Nam như bây giờ. Chất độc tâm hồn chảy từ hệ thống cầm quyền trung ương đến hệ thống cầm quyền địa phương, từ người dân chân lấm tay bùn không có hiểu biết cho đến những trí thức phục vụ nhà nước.
Và một khi chất độc tâm hồn đã phát tác, thì mọi thứ độc tố khác chỉ mang tính phụ họa để nhanh chóng giết chết dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam. Công trạng lớn lao trong việc tiêu hủy dân tộc Việt Nam, có lẽ phải dành cho người Cộng sản!

 VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3303

NS.TUẤN KHANH * CỘNG SẢN THAM NHŨNG

Quan chức cho con đi du học: dấu hiệu của tham nhũng

tuankhanh's picture

"Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài"

Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.

Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được "rửa" thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.

Các nhà hoạt động nhằm vận động minh bạch các nguồn tiền này nói rằng hệ thống giáo dục của những quốc gia phát triển đang là điểm đến cho cá nhân tham nhũng ở nhiều nước. Việc đưa con cái đi du học đang thịnh hành, nhằm để tạo danh thơm cũng như chuyển hợp pháp tiền bạc tham nhũng, tiền bẩn qua ngã đóng học phí cho trường học và các trường cao đẳng, hiến tặng tiền cho các khoa trường đại học, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu.

Đừng ngạc nhiên khi các quốc gia nghèo khó ở Châu phi hay các nước luôn lên giọng thù ghét phương Tây hoặc chế độ tư bản như Trung Quốc, Iran, Việt Nam... thậm chí là Bắc Triều Tiên, con cái các quan chức, lãnh đạo... vẫn được âm thầm đưa đi du học ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Thụy Sĩ... với những chi phí lớn đi kèm như xe, nhà riêng... lên đến hàng triệu Mỹ kim.

Câu hỏi đơn giản, là với mức lương tuyên bố rất cần kiệm của nhiều quan chức - cụ thể như ở Việt Nam - làm sao họ có thể cho con cái lần lượt đi du học, sắm sửa mọi tiện nghi mà chính người bản xứ lao động cật lực cũng phải ngạc nhiên. Không khó để điều tra, cái khó là làm sao luôn tỉnh táo trước những chương trình chống tham nhũng ở các quốc gia đó luôn kêu vang, mà thực chất là để trình diễn trước đám đông.

Ngay ở Trung Quốc, từ các hồ sơ báo cáo về các quan chức tham nhũng đã chuyển một lượng tiền lớn ra nước ngoài, người ta thấy rằng việc muốn minh bạch không khó. Tân Hoa Xã cho hay hiện đã có hơn 4.000 quan chức tham nhũng mang theo 5 tỉ nhân dân tệ đang cùng gia đình sống ung dung ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand... là một trong những vấn đề nhức nhối cảnh báo. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong thế giới tham nhũng và đào thoát của quan chức chế độ độc tài.
Bản tin nhận định rằng, thông lệ và dễ nhận ra, các quan chức đó "thông qua tuyến du học của con cái đưa vợ con đi trước, bản thân vẫn ở trong nước tiếp tục vơ vét rồi lặng lẽ đi sau, vào thời điểm nào đó".
Chỉ riêng tại Anh, học phí du học đã đóng góp 7 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm, trong đó 2,3 tỷ bảng là học phí và sinh hoạt cá nhân của giới du học sinh tại London. Các nhóm chống tham nhũng ở Anh con sinh hoạt phí số đó cũng lý giải phần nào chuyện giàu có bất thường của các bộ phận tuyển chọn sinh viên.
Hiện tại ở Anh, học sinh nước ngoài đến từ các quốc gia có vấn đề tham nhũng như Nga và Trung Quốc, đang chiếm hơn một phần ba học sinh tại các trường nội trú.
Những báo cáo về nạn rửa tiền tham nhũng qua du học, đang dấy lên nhiều mối quan tâm tầm quốc tế. Thậm chí, việc các trường đại học nhận các khoản đóng góp từ các nhân vật gây nhiều tranh cãi, cũng là lý do để mọi người xét lại giá trị của đồng tiền đó. Chẳng hạn như đại học Cambridge từng nhận tiền tài trợ cho chương trình nghiên cứu Ukraine từ Dmitry Firtash, người sau đó bị buộc tội hối lộ ở Mỹ. Robert Barrington, giám đốc của Cơ quan Minh bạch Quốc tế Vương quốc Anh (Transparency International UK) nói rằng ngành giáo dục hôm nay cần phải đóng một vai trò lớn hơn nữa trong việc minh bạch tài chính.
Cơ quan cho thuê nhà trong London, nằm trong vùng Kensington và Westminster nói rằng sinh viên giàu có ở nước ngoài có "nhiều tiền mua nhà hơn cả những người của công ty chúng tôi, kể cả những người đang làm trong ngành ngân hàng".
Nhiều năm nay, các khu người Việt giàu có, với các chủ nhân trẻ và bí ẩn đến từ Việt Nam, cũng là đề tài bàn tán ở Mỹ hay ở Úc. Thậm chí những người Việt định cư lâu năm, thành đạt kể từ khi vượt biển năm 1975 cũng phải ngạc nhiên về mức độ mua sắm, tiêu xài của những "người mới đến" này.

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Miến Đã Đi Rồi

tuongnangtien's picture


Dù cùng sống chung ở San Francisco Bay Area, tôi chưa bao giờ gặp mặt Kyle Mizokami. F.B, email, chit chat, điện thoại – qua lại – cũng không luôn. Tuy thế, tôi vẫn nghi ngại rằng cái ông nhà báo này có máu ... bài Tầu hay tư thù (chi đó) với qúi vị lãnh đạo của nước Trung Hoa Lục Địa.
Thằng chả cứ kiếm chuyện cà khịa với con người ta hoài à. Năm 2014, Kyle Mizokami chế nhạo: "Quân đội Trung Quốc là con rồng giấy." Nói tới vậy mà vẫn chưa đã nư, và cũng chưa đã miệng, nên đương sự còn thòng thêm vài câu nữa:
Beijing embraces its worst neighbors in part to keep them in check. This worked with Pakistan, but failed with North Korea. In Myanmar, China cozied up with the oppressive military regime only for it to suddenly open up and seek ties with the West and Japan. China’s net gain was years of condemnation for supporting the junta—which is to say, a net loss

"Bắc Kinh bảo bọc các láng giềng tồi tệ nhất một phần là để giữ họ trong vòng kiểm soát. Điều này có hiệu quả với Pakistan, nhưng không thành công với Bắc Triều Tiên. Tại Miến Điện, TQ nồng ấm lên với chế độ quân sự áp bức chỉ vì nó đột nhiên mở ra và tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản. Cái ‘được’ của TQ là nhiều năm bị lên án vì ủng hộ cho chính quyền quân sự – đó thật ra là chỉ lỗ nặng." (The Chinese Military Is a Paper Dragon. Bản dịch của Phan Văn Song).
Qua năm 2015, Miến Điện không chỉ "đột nhiên tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản," mà còn thản nhiên từ bỏ luôn chế độ quân phiệt nữa. Burma, rõ ràng, đã "thay lòng đổi dạ." Thái độ, tất nhiên, cũng đổi thay hẳn. Trung cộng, phen này, không chỉ "lỗ nặng" mà lỗ chỏng gọng luôn:

Đám tướng lãnh ở Nay Pyi Taw tuy tham lam, và ác độc nhưng không hoàn toàn ngu ngốc. Ít nhất thì chúng cũng không ngu đến nỗi mang những phần đất chiến lược của đất nước cho thuê  (và cũng không để cho Trung Cộng đấu thầu những dự án có thể đe doạ đến an ninh quốc phòng) như đám cộng sản Việt Nam. Do thế, thay vì dậy ngay cho thằng em một bài học, Vương Nghị lại lật đật bay qua thủ đô Miến Điện để chúc mừng tân chính phủ, và còn "cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của Myanmar" (pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar). Đúng là mềm nắn rắn buông!

một kẻ thức thời. Cái thời mà Mao Trạch Đông có thể “xuất khẩu cách mạng” và cung cấp súng đạn – vô tội vạ – cho Miến Cộng, Miên Cộng, Mã Cộng, Thái Cộng, Phi Cộng, Việt Cộng ... để quấy phá Á Châu đã qua tự lâu rồi.
Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chỉ được dùng vào việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với hơn một tỉ người dân trong nước. Đó là lý do khiến cho Vương Nghị phải đành xuôi xị: “cam đoan không can thiệp vào nội bộ của Myanmar.”
Nói tóm lại là Thúy đã đi rồi. Miến cũng đi luôn. Nàng Đã “ôm cầm qua thuyền khác.” Từ nay đường ai nấy đi, tiền ai nấy sài, nhà ai nấy ở, hồn ai nấy giữ.
Ngó hình của Daw Aung San Suu Kyi bên cạnh Barack Obama tình tứ và mặn nồng (coi) thấy ghét. Dám phải có kẻ … ghen!
Ảnh: nytimes                                      


Có ghen tuông cỡ nào chăng nữa thì cũng đã muộn màng rồi. Quyền lực cứng của Bắc Kinh, chắc chắn, không thể nào giữ được Burma trong vòng tay nữa. Thế còn quyền lực mềm của họ thì sao?
Đây là một câu hỏi hết sức ngây thơ. Xin thưa là chẳng có "trăng/sao" gì ráo trọi. Trung Cộng không thể sử dụng “soft power” ở bất cứ nơi đâu, chứ chả riêng chi tại Myanmar, giản dị chỉ vì họ chưa bao giờ có được thứ quyền lực này cả.



Bức hình bên trên tôi chụp ở Rangoon vào hai tháng trước, tháng 4 năm 2016. Tôi đố bạn tìm được một chữ Tầu nào trong đó, nửa chữ cũng không luôn.
Cả nước Miến Điện chỉ có một cái Viện Khổng Tử duy nhất ở Mandalay thôi, và mãi tới năm 2013 mới khai giảng được một lớp đàm thoại tiếng Hoa đầu tiên nhưng chưa chắc đã có ma nào theo học. Người Miến gốc Hoa, tất nhiên, khỏi cần phải học nói tiếng Tầu. Còn người Miến, cũng như người Miên, chớ có phải người điên đâu mà học tiếng Trung Hoa làm chi – mấy cha?
Ảnh hưởng rõ nhất (và dám là duy nhất) của người Trung Hoa ở Miến Điện là ... món phá lấu lòng heo. Đây là thức ăn  được cả nước ưa chuộng, bất kể là dân thôn quê hay thành thị, bởi hết sức ngon và vô cùng rẻ. Chỉ có điều rất phiền là hàng quán ở Myanmar này (thường) chả có rượu bia gì ráo!


 
Quán phá lấu cạnh hồ Inya, Yangon. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

 
Quán phá lấu ở một làng quê, thuộc thành phố Bago. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Cũng như người Lào, người Miến hiền lành đến độ khiến tôi (đôi khi) phải … lấy làm ái ngại. Những ông phu xe ba bánh đều xua tay và lắc đầu quầy quậy, nếu hành khách có nhã ý trả cho họ một số tiền nhiều hơn giá cả thông thường. Qúi ông tài xế taxi ở Myanmar cũng thế. Dù xe không có máy tính tiền, cũng chả thấy ai mặc cả hay trả giá lôi thôi gì ráo.
Tôi hay la cà ở những tiệm ăn vỉa hè nên thỉnh thoảng vẫn bị chủ quán vội vã rượt theo, la ơi ới, vì tưởng thực khách bỏ quên tiền - số tiền trà nước (pour boire) để lại tại bàn. Xã hội Miến Điện vẫn cứ giữ được nét hiền lành này thêm bao lâu nữa là một câu hỏi tuy thú vị nhưng rất khó trả lời.
Cứ nhìn những bích chương quảng cáo trường học (thuần bằng Anh ngữ) du khách cũng có thể biết được là Burma đang hăm hở mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Mà “thế giới bên ngoài” thì (than ôi) không hẳn đã toàn những điều tử tế!


Ảnh chụp tháng 4 năm 2016


Dù phải trải qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ quân phiệt, giềng mối của xã hội Miến Điện đến nay (may thay) vẫn còn chặt chẽ – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”
Và sở dĩ dân tộc này “vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung” là nhờ vào niềm tin vững bền vào quốc giáo của họ:
“Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bĩ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc.
Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày... Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh.” (Từ Khanh, “Yangon, Những Lớp Học Não Nề Nhưng Đầy Hy Vọng” – Đàn Chim Việt).


Ảnh chụp tháng 4 năm 2016


Ngày tháng ở Burma, tôi cứ có cảm giác nôn nao khi thấy hàng chữ “Moving Myanmar Forward” in trên những chiếc taxi ở đất nước này. Miến Điện, rõ ràng, đang chuyển động và cố nhoai mình về phía trước – moving forward.



 Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù muộn – cuối cùng –  dân tộc này cũng đã tạo được cơ hội để hoà nhập vào hướng tiến chung của loài người. Đất nước tôi thì chưa, và không biết sẽ còn phải chờ đợi thêm bao lâu nữa?

SƠN TRUNG * THỰC DÂN PHÁP VÀ CỘNG SẢN PHÁP



Quân đội Pháp tại Việt Nam năm 1950
THỰC DÂN PHÁP VÀ CỘNG SẢN PHÁP
Sơn Trung



Thời quân chủ, Việt Nam là một nước độc lập. Việc tìm ra châu Mỹ ở thế kỷ XV đã khuyến khich các nước châu Âu đi tìm thuộc địa. Đó là cái tham vọng và sự dã man của con người muốn cướp phá, chiếm đoạt, bắt kẻ yếu làm nô lệ.

Pháp đã chiếm châu Phi rồi tiến về châu Á chiếm Đông Dương. Họ viện cớ này cớ kia để xâm chiếm Việt Nam. Họ tàn sát nhân dân Việt Nam, và hủy diệt văn hóa cội nguồn của dân Việt như phá chùa chiền, phá bàn thờ tổ tiên của dân Việt (quẳng vùa hương, xô bàn độc).

năm1861


 Lại nữa, họ cậy mạnh, bắt nước ta phải mở của giao thương. Một nước có độc lập, có quyền giao thương hay không giao thương với nước khác. Chiếm được Nam kỳ họ dần dân chiếm cả nước, đặt ra ba chế độ chính trị khác nhau. Dù vua Tự Đức bang giao hay không bang giao, canh tân hay không canh tân vẫn bị xâm lược. Không thể đem chuyện nước Nhật và Đức mà so sánh. Đó là trưởng hợp duy nhất. Dân Mỹ châu đã giao thương với người châu Âu mà rồi bị thôn tính. Họ không thể chối cãi tôi diệt chủng!Lý lẽ của họ lúc bấy giờ là "lý của kẻ mạnh" như chuyện " Con sói và con cừu" trong truyện La Fontaine!

Nhân dân ta đã vùng lên tranh đấu. Đi tiên phong là giai cấp sĩ phu. Thủ Khoa Huân, Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám... là những bậc trung quân ái quốc.



Pháp đánh thành Nam Định (1883)




Sau khi mất nước, các sĩ phu Việt Nam được phấn kích trước cuộc chiến Nhật thắng Nga (1905), và cuộc cách mạng tân hợi (1911) của Tôn Dật Tiên. Cuộc cách mạng tân hợi thành công phần lớn là do ảnh hưởng cách mạng Pháp (1789) với tự tưởng dân chủ, tự do. Các sĩ phu Trung Hoa đọc sách Anh Pháp và hô hào canh tân. Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu viết nhiều sách. Sách loại này gọi là Tân thư truyền sang Việt Nam. Các nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷXX như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Đặng Thúc Liêng, Trương Duy Toản....Một số trí thức tân học ở Pháp về cũng tham gia công cuộc chống Pháp bằng ngôn luận như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường,Tạ Thu Thâu...Nói chung hai phái tân và cựu học đều dùng tư tưởng cách mạng Pháp để chống thực dân Pháp. Và sau này, dân ta cũng tán thưởng văn chương, triết lý và nghệ thuật của Pháp. Nhưng cũng có nhiều lời phê phán nước Pháp.


Trần Thị Sương phê phán sơ lược về nước Pháp:
 
Một điều sai lầm của tất cả triết gia Pháp nữa là tất cả đều thống nhất mục tiêu chung cùng de Gaulle bảo vệ chủ nghĩa đô hộ và chống Mỹ một cách cao ngạo đến kỳ quặc, như cho rằng tiếng Mỹ là tiếng Pháp đọc sai! Họ tưởng là vì Pháp lâu đời tất có văn hoá cao có tính dân tộc cao thật ra là vì chủ nghĩa thực dân đô hộ mà Mỹ chống lại.

Nước Pháp có lịch sử lâu đời hơn Mỹ nhưng óc cao ngạo khiến sai lầm hơn nước Mỹ rất nhiều. Chiến tranh và lầm lạc chánh trị khiến Pháp thành nước Châu Âu nghèo và lạc hậu kỷ thuật so với Anh nước Đức..[1
]



Sau 1945, Pháp theo quân Anh trở lại Việt Nam..Lúc bấy giờ đảng Cộng sản Pháp rất mạnh, ủng hộ cho đảng Cộng sản Việt Nam và cũng ủng ủng hộ cho chính sách thực dân của chính phủ Pháp. Tuy rằng Cộng sản thích khoác áo dân chủ tự do, chống thực dân đế quốc, nhưng người cộng sản nào cũng muốn trở lại đô hộ Phi châu và Đông Dương. Họ tiếc nuối đất Nam kỳ lục tỉnh. Cộng sản hay thực dân giống nhau vì họ chung mẫu số đế quốc, thực dân.


Tiếc rằng sau đệ nhị thế chiến, nước Pháp đã bại sản. Họ sụm bà chè nhưng vẫn cố đứng lên. Họ không liệu sức và có trí nhìn xa thấy rộng. Họ không thoáng như Anh quốc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa cho nên các thuộc địa vẫn độc lập và liên kết với Anh. Còn Pháp già néo đứt dây. Họ không liệu sức và có mắt nhìn xa thấy rộng. Họ vẫn cố bám các thuộc địa cũ và ra tay tàn độc. Phải chăng họ đã giết cựu hoàng Duy tân năm 1945 vì ngài muốn quang phục Việt Nam.Hay đế quốc Anh? Có lẽ cả hai hợp tác với nhau vì sợ cưu hoàng Duy Tân thành công sẽ lôi cuốn châu Phi đứng lên đòi độc lập.Trước khi tử nạn máy bay, ngày tâm sự với Thébault:

Ngày 17 tháng 12 năm 1945 – mười hôm trước khi tử nạn – Duy Tân có linh cảm tính mạng ông bị đe doạ. Khi cả hai đi ngang – lần chót – vườn Tuileries, cựu hoàng nắm tay Thébault nói: "Anh bạn già Thébault của tôi ơi! Có cái gì báo với tôi rằng tôi sẽ không trị vì. Anh biết không, nước Anh chống lại việc tôi trở về Việt Nam. Họ đề nghị tặng tôi 30 triệu quan nếu tôi bỏ ý định ấy.(2)


Võ Quang Yến cho biết về cựu hoàng Duy Tân như sau: 

Trước yêu cầu khẩn khoản của bạn bè ở La Réunion và Madagascar, vào khoảng tháng 5, ông cho ra một bản gọi là Di chúc chính trị trong ấy ông tuyên bố những nguyên tắc lập chính phủ gồm có ba điểm chính : thống nhất ba kỳ, độc lập hoàn toàn và liên minh chặt chẽ với Pháp. Ông yêu cầu Pháp phải tỏ ra có thiện chí muốn thực sự giúp nước ông phát triển, cử chỉ trước tiên là xóa bỏ biên giới ba kỳ. Một nước phải thống nhất mới có được một lý tưởng, một linh hồn. Ông tin dân tộc ông ngả về dân chủ, tuy cũng nhận xét dân chúng chưa được huấn luyện để tự cai trị, một nước cộng hoà chỉ có thể thực hiện sau một thời gian giáo dưỡng cấp tốc. "Cần phäi trang bị cho họ một lý tưởng quốc gia lịch sử, trả lại cho họ lòng tự hào sẵn có từ thuở trước, cung cấp cho họ quan điểm trọng đại của sự thống nhất, một chương trình canh tân chính trị và xã hội có xu hướng xã hội chủ nghĩa ôn hòa liên hợp với truyền thống. Riêng phần tôi, tình thương sâu đậm nước tôi cấm tôi để thả lỏng cho bất cứ một phân tranh nội bộ nào.

 Tôi ước mong tất cả những người An Nam nhận thức lại mình có một Tổ quốc và ý thức ấy thúc đẩy đồng bào xây dựng một quốc gia xứng đáng với Tổ quốc ấy. Tôi tin tưởng đã làm đủ phận sự người An Nam của tôi khi nào tôi đã cống hiến cho những dân quê Lạng Sơn, Huế, Cà Mâu một tinh thần huynh đệ. Bất chấp sự đoàn kết ấy được thực hiện trong một chính thể cộng sản, xã hội, bảo hoàng, quân chủ, cốt yếu là tránh bị cắt xẻ. Người Pháp phải nhất quyết biết cho là bất cứ trong trường hợp nào tôi cũng hành động cho lợi ích dân tộc tôi cũng như cho lợi ích dân tộc Pháp".[...].Tư tưởng của Hoàng thân Vĩnh San thấy ra vượt quá bản tuyên bố của Tướng De Gaulle ngày 24 tháng 3 cùng năm 1945, theo phân tích của giáo sư Paul Mus, báo trước những nét chính của một cuộc xung đột [...].Không biết Hoàng thân đã cảm nhận gì vì hôm 17 tháng 12, trong bửa cơm tối với ông Thébault, trái với mọi khi, ông có vẻ buồn rầu, lo lắng, mang thêm một linh cảm đen tối. Ông sợ bị trúng một quả bom hay bị một lát dao khi trở về lại nước ông : ai có định mệnh nấy, không sao tránh khỏi ! Hoàng thân trách nước Anh chống việc ông trở về nước (một ý kiến sau nầy được Tướng De Gaulle chia sẻ) và còn thêm : 

"Tôi có linh tính sẽ không bao giờ lên lại ngôi vua"... Dự định qua Đông Dương với Tướng De Gaulle khoảng tháng 3 năm sau, ông xin về La Réunion thăm gia đình và bạn bè. Chiếc máy bay Lockheed Lodester, kiểu C-60, mang số F.BALV của Hệ thống Hàng không Pháp, chở sáu hành khách, ông là một trong hai quân nhân, hôm 26 tháng 12 năm 1945, lúc 18 giờ rưởi, trên khúc đường bay Fort-Lamy đi Bangui, rơi xuống làng Bossako, huyện M'Baiki, tỉnh Lobaye, vùng Oubangui-Chari. Máy bay bị gãy hủy hoàn toàn, tất cả hành khách cùng ba phi công đều thiệt mạng. Một tai nạn hay có cuộc ám sát ? Ông Boulé, bạn thân của Hoàng thân nghi là có người muốn giết Hoàng thân, hứa màn bí mật sẽ được kéo lên sau khi ông mất, nay ông đã quá cố từ 1964 chẳng nghe nói gì. Hồ sơ tai nạn ghi nhận máy bay không tìm ra đường băng sân bay, chỉ còn ít xăng, bay lên phía bắc tìm chỗ ít cây để cho máy đậu xuống thì vì sương mù, chạm phải chòm cây. Các chuyên viên đặt câu hỏi tại sao có ít xăng trong máy, tại sao máy bay cất cánh chậm để đến Bangui vào lúc trời tối không liên lạc với nhau được qua vô tuyến điện ? Biết bao câu hỏi có lẽ sẽ không bao giờ được trả lời. (3)


Phải chăng người Pháp đã ám sát Trần Trọng Kim vì ngài cùng hoàng đế Bảo Đại năm 1953, lập Đại Hội Đồng Quốc gia đòi Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.  Việc quốc trưởng Bảo Đại và Trần Trọng Kim lập Đại hội đồng quốc gia dường như it người biết, còn người cộng sản quên đi hai từ Bảo Đại và Trần Trọng Kim, họ chỉ nhắm thổi phồng Hồ Chí Minh!


Daniel Grandclément viết: Tháng 6-1951, Bảo Đại tổ chức "Lễ hội thống nhất quốc gia". Các đại biểu ba miền Trung Nam Bắc, đại biểu các dân tộc thiểu số đổ về Saigon mang theo một nắm đất quê hương. Quốc trưởng trịnh trọng trộn các nắm đất ấy tượng trưng cho sự thống nhất các miền đất trong nước. Một trăm nghìn người dự cuộc lễ ấy và hoan hô như sấm dậy khi Bảo Đại đổ đất đã trộn vào các bình đặt trên bàn thờ tổ quốc..[...].. Cuối năm 1953, Lucien Bodard viết:

Bảo Đại đã thiết lập được một chế độ riêng của ông, đã tổ chức ra một hội nghị " Đại biểu nhân dân toàn quốc" vừa giữ được vẻ ngoài của một nền dân chủ mà không gây nguy hiểm cho mình. (4)
Tài liệu Trần Văn Chánh cho biết:


Sau khi do lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại về Sài Gòn dự Đại hội đồng Quốc gia (còn gọi “Quốc dân đại hội”) từ ngày 6.9.1953, được bầu làm Chủ tịch Chủ tịch đoàn nhưng chỉ hư vị và không thực tế làm gì, ông lên Đà Lạt định sống an dưỡng cùng với gia đình nhưng chưa được bao lâu thì mất đột ngột tại đây vì bị đứt mạch máu ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi, thi thể được đưa máy bay về Hà Nội an táng, cạnh chùa Láng, .

Theo cách kể có phần hơi úp mở trong tập hồi ký của Bùi Nhung, em trai vợ ông, cũng là người rất yêu quý gần gũi ông, thì cái chết đột ngột của Trần Trọng Kim có khả năng do bàn tay của thực dân cùng bọn a tòng hãm hại, sau một mũi thuốc chích của ông bác sĩ quen tên Phiếm, Thị trưởng Đà Lạt (sđd., tr. 103-104).
(5)


Lúc bấy giờ báo chí quốc gia úp úp mở mở nói rằng Trần Trọng Kim bị sát hại. Sau 1975, tôi đến thăm giáo sư Nguyễn Đăng Thục, tôi hỏi về Quốc dân đại hội và Trần Trọng Kim, giáo sư thở dài: "Người ta không muốn cho ông ấy làm việc". Giáo sư không nói ai giết Trần Trọng Kim.

Trong năm 1975, Pháp đã dùng tư cách điếu đóm cho Trung Cộng như vụ tướng Vanuxem sang vận động Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu cầu cứu Trung Cộng. Rồi những vụ khác như Lê Quốc Túy, Lê Quốc Quân, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Tấn Khoa, Hồ Thái Bạch. .. năm 1984....cũng do Pháp đứng đàng sau...Tuy nhiên tòa án Việt Cộng không nói rõ quốc gia nào ở đàng sau thúc đẩy.



Lúc ở Việt Nam, tôi nghe tin đồn rằng các nhà ngoại giao Pháp thường lui tới nhà ông Mã Thành Công ăn uống và nhảy đầm,(ông Công là viện phó Viện trưởng Đại Học Cao Đài), và rằng tổ chức này đã liên lạc với Trung Cộng.

Người Pháp thực dân và cộng sản Pháp có nhiều sai lầm. Trong chiến tranh Việt Pháp, năm 1946 Pháp đã trao vũ khí và đem binh sĩ giúp Việt Cộng giết hại các chiến sĩ Quốc gia như trong vụ Ôn Như Hầu. [6]
Như vậy là Pháp mù quáng bị cộng sản giật dây. Phải chăng đàng sau có bàn tay cộng sản Pháp?

Sau 1954, Pháp thất trận và rút khỏi Việt Nam. Quốc trưởng Bảo Đại nhân đó tuyên bố Việt Nam dộc lập và các hiệp ước với Pháp vô giá trị vì Pháp đã không bảo vệ Việt Nam mà "tháo chạy". Cũng sau 1954, chính sách ngoại giao Pháp quay 180 độ. Họ muối mặt bắt tay với Trung Cộng và Việt Cộng, nuôi duỡng Việt Cộng thành ra Pháp là thành trì của Việt Cộng, chọc phá Mỹ và Việt Nam. Ich lợi gì mà làm việc điên đảo đó? Đáng lẽ họ giữ trung lập là hơn. Họ tính trả thù Mỹ chăng? Họ muốn ve vãn Việt Cộng để có hy vọng trở lại Việt Nam? Họ muốn làm ma cô cho Trung cộng để kiếm cơm cháo? Trong khoảng 1954, Mỹ và bắt cùng nhauchop61ng cộng sản nên Mỹ đã viện trợ cho Pháp. Sau 1954, Pháp rút lui vì thua Trung Cộng trong trận Điện Biên Phủ. Đáng lẽ Pháp phải thù cộng sản mới đúng, sao lại thù Mỹ? Pháp thật trận mà đầu has2ng và rút lui đâu có phải do Mỹ đánh Pháp!, Pháp bỏ chủ trưong chống Cộng tất nhiên Mỹ phải nhảy vào. Lỗi là do Pháp yếu kém sao lại thù hận Mỹ?


Cái ông De Gaulle chẳng làm được trò trống gì mà tự cao, tự đại . Không có Mỹ thì ai giải phóng cho Anh, Pháp?Thế mà De Gaulle đã ganh ghét Mỹ và thiên cộng. Không hiểu Liên Xô có giúp đồng xu cắc bạc nào cho De Gaulle?

Đầu thập niên 60, Âu Châu Đại Hội. Để ve vãn Cộng Sản, Pháp rút khỏi NATO. Tướng Charles De Gaulle hùng hổ la to:
“Yêu cầu Mỹ rút toàn bộ quân đội ra khỏi Pháp!”
Ngoại Trưởng Hoa kỳ lúc đó là ông Dean Rusk, rất nhỏ nhẹ, lịch sự và ngọt sớt, hỏi ngay:
“Thưa Tổng Thống, vậy những binh sĩ Mỹ chôn cất tại đây, đã tử trận trong thời điểm D-Day để giúp nước Pháp thoát khỏi ách thống trị Đức Quốc
Liệu chúng tôi có cần bốc hài cốt đem về?”
….
Cả hội trường sau đó im lặng như tờ. Tướng De Gaulle mặt tái xám, cứng đơ cổ họng
![7]





Ông De Gaulle, cao lớn, mặt mũi phương phi nhưng bụng dạ xấu xa, nịnh hót, trở mặt, quên tình quên nghĩa chẳng khác gì lũ Việt Cộng gian manh!
Cái thói ghét Mỹ và thân Cộng của De Gaulle đã truyền sang cho con cháu Gaulois.
Cách đây vài chục năm, vài triết gia, chính trị gia đã đưa ra thuyết dung hòa giữa tư bản và cộng sản. Nước Pháp cũng muốn dung hòa chủ nghĩa cộng sản và tư bản nhưng nghe tin lộ ra, các nhà tư bản Pháp cuốn gói chạy sang Mỹ vì vậy chương trình này phá sản.
Người Pháp thích tự do, dân chủ sao lại có nhiều trí thức sùng bái chủ nghĩa Marx độc tài, tàn bạo và dối trá?

Các ông Bertrand Russell, J. Paul Sartre, Aron đã tố cáo Mỹ gây chiến tranh Đông Dương, và lập tòa quốc tế để xử tội Mỹ. Các ông hay quên đó thôi. Các ông không nhớ rằng Tây Ban Nha, Anh, Pháp đã gây chiến tranh ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á, tàn hại sanh linh.


Chân mình những lấm mê mê,
Tay cầm bó đuốc mà rê vào người!

Ngày xưa, người ta ném đá vào người đàn
bà ngoại tình, chúa Giê-su nói: " "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi" (Ga 8:7).

Xin để cho dân mất mạng, mất nước, mất đất, phải làm nô lệ lên án thực dân đế quốc, còn các ông, châu Âu  và  tổ tiên các ông có một bàn tay không dính máu nhân loại không mà ồn ào như thế?

Tuy chủ nghĩa cộng sản không mạnh ở Pháp, nhưng một số trí thức gồm triết gia, văn gia mê Marx như điếu đổ trong đó có Trần Đức Thảo một ông Tây mũi tẹt da vàng!

J. Paul Sartre là một điển hình.

Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, trong khi các bạn bè và nhất là Albert Camus, đứng về lập trường ủng hộ Hoa Kỳ và các nước phương tây thì J. P. Sartre lại là một con người tận tụy với xã hội chủ nghĩa và bênh vực Liên Xô, và ông tin tưởng rằng giới công nhân tại Liên Xô dù sao cũng tốt đẹp hơn là tại các nước tư bản của phương tây.

Say mê chủ nghĩa Marx đến điên cuồng, ông quên mất cái tính hào hoa, phong nhã của Đại Pháp văn minh. Con người tài hoa, văn gia và triết gia như J. Paul Sartre lại có ngôn ngữ hạ lưu, đầu đường xó chợ, rất đáng ngạc nhiên. Năm 1961, J.Paul Sartre tuyên bố : Một người chống cộng là một con chó"
( un anticommuniste est un chien
) [8]

Ông say mê Liên Xô,và cũng yêu quý Trung Cộng và Cuba.Vào năm 1970, J. P. Sartre đã bị nhà cầm quyền Pháp bắt giữ vì bán trên đường phố một tài liệu Mao-ít bị cấm đoán, có tên là "Lý Do của dân tộc" (La cause du people).. Ông đã từng qua Trung Hoa với Simone de Beauvoir vào năm 1955 và bà này đã quyết định viết một cuốn sách dày về nước này. Vào đầu thập niên 1960, cuộc cách mạng kinh tế và xã hội tại xứ Cuba đã ám ảnh ông nhiều hơn. Ông đã từng gặp ông Fidel Castro..

Trần Thị Hồng Sương vạch rõ chân tướng J.Paul Sartre:
Năm 1956, bản báo cáo mật của Khrouchtchev đọc trong Đại hội Đảng CS Liên Xô lần thứ XX lên án “tệ sùng bái cá nhân” cùng với những sai lầm nghiêm trọng của Stalin đã làm sững sờ những người “khuynh tả không cộng sản” còn mơ hồ về những thực tế ở bên kia “bức màn sắt” khiến Sartre bàng hoàng, nhưng Sartre đã làm chuyện sai lầm là muốn che giấu với ngụy biện là sợ những người liên quan chưa đủ tinh thần để tiếp nhận thất bại vỡ mộng đổi đời, trong khi Liên Xô đã công bố cho quốc dân tức là những người dân Liên Xô vốn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ ai! Ông Sartre nói: “Phải biết điều gì người ta muốn đến chỗ nào người ta muốn đi, muốn thực hiện những cải cách, không nên công bố rộng, mà phải thực hiện một cách tuần tự”.Theo Sartre, Khrouchtchev đang làm việc sai lầm là phát hiện chân lý cho đám đông chưa sẵn sàng tiếp nhận (1)

Tưởng rằng triết gia thì phải tôn trọng sự thật, té ra ông cũng muốn che dấu, bưng bít sự thật, sợ hãi sự thật như bọn Trung Cộng, Việt Cộng thấp hèn ư?Nếu Cộng sản Pháp thắng cử thì dân Pháp cũng bị đè nén, áp bức và tù đày chẳng khác dân Việt Nam và Trung Quốc, đừng tưởng Tây Cộng tốt hơn Trung Cộng, Việt Cộng!

  Võ Văn Ái cho biết tâm tư của nhữbng người thiên cộng và cộng sản Pháp lẫn châu Âu:
Thập niên 1970, Paris là bến đổ ẩn náu cho các nhà ly khai Liên xô và Đông Âu. Đầu năm 1976, tôi xuất bản tạp chí Quê Mẹ bằng tiếng Việt, một thứ samizdat cổ võ cho phong trào dân chủ và nhân quyền, các nhà ly khai này là kẻ hậu thuẫn đầu tiên cho chúng tôi. Nữ thi sĩ Nga Natalya Gorbanevskaya[6], nhà toán học Leonid Plyushch[7], người xứ Ukraine, và Vladimir Bukovsky[8] tham gia cuộc vận động của chúng tôi mà chẳng cần chúng tôi mời gọi. Nhà văn Lỗ Mã Ni, Paul Goma, viết trên tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng 30 tháng Tư năm 1978 rằng : “Ngay cả những người phu quét đường ở thủ đô Bucharest còn thấu tỏ hơn các chính trị gia Tây phương về những chi đang xẩy ra tại Việt Nam, và họ có chánh kiến. Chỉ trong vòng bốn năm mà Cộng sản Việt Nam trả thù và tàn phá hơn ba mươi năm chiến tranh”.[...]. Trong khi các nhà ly khai khắn khít bảo bọc mục tiêu chiến đấu của chúng tôi, thì việc thuyết phục công chúng Tây phương vô cùng khó khăn, đặc biệt trong giới tả khuynh. Thời chiến tranh Việt Nam, hàng nghìn người đổ xuống các đường phố ở Paris, Berlin, Washington, Tokyo… và nhiều nơi khác để tố cáo xâm lược Mỹ vào Việt Nam, hô gào chấm dứt sự chém giết. Thế nhưng ngày nay, cùng những người xuống đường biểu tình mấy năm xưa ấy, lại im lặng thin thít khi hàng nghìn người Việt Nam chết âm thầm trong các trại cải tạo hay chết đuối trên Biển Đông. Giới phản chiến tả khuynh chẳng sao chấp nhận chuyện các “anh hùng liệt sĩ” chiến đấu cho tự do thời trước, nay trở thành kẻ bạo ngược, và những kẻ “tay sai của đế quốc Mỹ” đang hoá thành nạn dân.

 Đài Truyền hình Hoà Lan đến toà soạn Quê Mẹ xin phỏng vấn tôi. Ông ký giả thuộc đảng Xã hội, tâm tư ông giống như đa số người Hoà Lan ủng hộ cho phong trào Hoà bình trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi đang giải thích chiến dịch cứu Người Vượt Biển, thì đột nhiên ông ta hỏi : “Vì sao ông cứu những người miền Nam này ? Bọn này nối giáo cho chế độ quân phiệt tham nhũng, chúng là bọn ma cô, đầu cơ trục lợi, rất đáng để cho chúng lâm nạn ngày nay. Vì sao ông — vì sao chúng tôi, phải cứu giúp họ ?”. Tôi nhẹ nhàng đáp : “Nếu ông đang đi cạnh những con lạch ở thành phố Amsterdam và thấy có người đang chết chìm trong nước, phản ứng ông lúc ấy ra sao ? Ông ngừng lại và lên tiếng hỏi “Người chết chìm kia khuynh tả hay khuynh hữu ?” — hay ông nhảy ngay xuống nước cứu người ấy ?”.(9)

 Bertrand Russel, một triết gia lỗi lạc người Anh, cùng đoàn đại biểu Đảng Lao động Anh đến thăm Liên Xô vào năm 1920. Ông chờ đợi gặp gỡ với cuộc thí nghiệm Xôviết với những tình cảm chân thành nhất: số phận của chủ nghĩa tư bản, theo quan niệm của ông, đã được định đoạt, trong khi “chủ nghĩa xã hội lại cần cho thế giới… Chủ nghĩa Bolshevik xứng đáng được cả loài người tiến bộ bầy tỏ lòng biết ơn và cảm phục”. Đấy là những điều mà sau này ông đã viết trong cuốn: Lí thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa Bolshevik. Nhưng đấy là những tình cảm mà “lí thuyết” gợi lên trong ông. Còn “thực tiễn” mà đôi mắt tinh tường của ông đã nhìn ra được thì lại tạo ra đầy sự hoài nghi: ông cay đắng nhận ra chủ nghĩa cực đoan pha màu sắc tôn giáo, thái độ bất dung và tính chất giáo điều ở những người Bolshevik. Ông nghi ngờ khả năng xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở một nước nghèo khổ như nước Nga mà đa phần dân chúng có thái độ thù địch với chủ nghĩa cộng sản.

André Gide, nhà văn Pháp, một người bạn đường điển hình khác, cũng nói đến “sự khâm phục” và “tình yêu” đối với Liên Xô. Đối với ông, Liên Xô còn “hơn là vùng đất hứa”; đây là một Không tưởng “đang trong quá trình chuyển hoá thành hiện thực”. Ông đến thăm Liên Xô vào mùa hè năm 1936, trùng thời điểm diễn ra “phiên toà” ô nhục xét xử Kameniev và Zinoviev. Sau khi về Pháp ông cho xuất bản một cuốn sách mỏng, mang tên: Trở về từ Liên Xô. Trong tác phẩm rối rắm mà chẳng rút ra được một kết luận rõ ràng nào, những lời ngợi ca và phê bình thì đối chọi nhau chan chát. Gide biện hộ cho quyền phê phán Liên Xô là “xuất phát từ sự thán phục của tôi”. Khi ở Liên Xô, ông viết, “tôi đã khóc vì mừng vui, trìu mến và yêu thương”. Nhưng dù sao…

Gide công nhận rằng ông thấy buồn vì mùa hè ở Moskva tất cả mọi người đều mặc áo trắng và trông ai cũng như ai. Vừa ra khỏi khách sạn Metropol, nơi ông được bố trí ở một căn hộ sáu buồng, ông đã thấy rất buồn khi chứng kiến cảnh người dân xếp hàng trước khi cửa hàng mở cửa để mua những món hàng “kinh tởm”. Quần chúng thì ù lì, các văn nghệ sĩ thì thụ động, kém hiểu biết thế giới bên ngoài và suy đồi, đấy là những phát hiện làm ông vô cùng thất vọng. Sự xa hoa dành cho những người khách quí như ông tương phản hoàn toàn với cảnh nghèo đói xung quanh cũng làm ông vô cùng bất mãn.

Mặc dù Gide khẳng định tình yêu của mình đối với Liên Xô, ông đã ngay lập tức trở thành đối tượng của những lời phê phán đầy giận dữ; đầu tiên ông bị phê là “hời hợt”, “kết luận vội vàng, sau này, khi được Moskva bật đèn xanh, người ta liền gọi ông là Giu-đa, là gián điệp phát xít. Ông đã phản ứng bằng cuốn sách mang tên: Những suy nghĩ muộn màng về Liên Xô, trong đó ông công khai phê phán những người cộng sản vì họ đã biến nước Nga thành: đất nước “phản bội lại tất cả mọi hi vọng của chúng ta”. (10)


Dù say mê món thịt thúi của Cộng sản, Aron, Bertrand Russell, J. Paul Sartr đã thức tỉnh. Trần Thị Hồng Sương cho biết sự biến chuyển tư tưởng của các triết gia mê cộng sản:

Trình bày cặn kẽ tội ác của một nhân vật thần thánh đã là biểu tượng khá lâu cho chế độ là một điều điên rồ nếu một việc trung thực như vậy không được quần chúng tiếp nhận hiểu rõ. Theo Sartre sự việc đã làm rung động những người trí thức và công nhân cộng sản, thì người Hung chẳng hạn còn thiếu sửa soạn biết chừng nào để hiểu câu chuyện kinh khủng về những tội ác và sai lầm này.Từ quan điểm này Sartre bị chê trách là không công bố sai lầm kịp thời để ngăn cản thảm hoạ đổ lên đầu bao nhiêu người tại các trại tù cưỡng bách lao động Gulag của Liên Xô.ảchỉ kịp chứng kiến sai lầm của Cộng Sản là đánh Hungary. Aron, Bertrand Russell ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Liên Hiệp Quốc có những biện pháp bảo vệ đất nước dân tộc Hungary trước sự đàn áp tàn bạo và khủng bố của quân đội Liên Xô. Cuộc cách mạng Hungary 1956 và mở cửa biên giới với Áo năm 1989 là mở đường cho sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Sartre và bạn bè cũng ký một thỉnh nguyện thư khác “chống sự can thiệp của Liên Xô”, lên án “việc sử dụng đại bác và xe tăng để phá sự nổi dậy của dân tộc Hung và ý chí độc lập của họ”.Sartre chết năm 1980 và không chứng kiến Liên Xô tan rã ngày 25 tháng 12 năm 1991 để suy nghiệm thêm rằng tội ác sai lầm dù có giấu giếm bao lâu cũng không thể biến thành chân lý để tồn tại bền vững trong dòng chảy văn minh.. Một sai lầm tội ác cần mau chóng định hình để tránh gây tai hoạ càng sớm chừng nào tốt chừng nấy (
1).
Trong bài viết đã nói ở trên, Võ Văn Ai cũng cho biết triết gia J. Paul Sarte cũng thay đổi quan điểm.
Lần đầu tiên, kể từ năm 1945, hai triết gia đại thụ của Pháp, nhưng thù nghịch không đội trời chung, người phóng khoáng Raymond Aron và Jean-Paul Sartre, có thời biện hộ cho Staline — gặp nhau nơi lời kêu gọi cứu sống những nạn dân của chế độ độc tài toàn trị Hà Nội. Vài tháng sau, trong cuộc họp báo do Uỷ ban Con Tàu tổ chức, hai người ngồi cạnh bên nhau — lần đầu tiên trên ba mươi năm trời họ mới cùng nhau ngồi chung trong một căn phòng ở Paris. Sartre, kẻ địch thủ cuồng hung chống Mỹ can thiệp vào Việt Nam, và hậu thuẫn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do Cộng sản giật dây, đã tuyên bố rằng vì “nghĩa vụ đạo đức” và “nhân quyền cấp bách phải cứu sống những con người lâm nạn”, dù rằng họ không bạn hữu với chúng ta. Lời tuyên bố của Sartre mang tác động khổng lồ. Với tiếng tăm uy tín của Sartre, người dám từ khước Giải Nobel Văn chương, được làm thước đo cho một lời phát biểu thời thượng trong giới tả khuynh Paris thời bấy giờ : “Thà sai lầm với Sartre còn hơn là có lý với Aron”. Thế là “Con Tàu Cho Việt Nam” mớm cho mọi người chuyện khả thể, là chúng ta đều có lý với cả hai người.

Vũ ngự Chiêu cũng cho chúng ta một kinh ngạc.

Ông cho biết đầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, ông vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v... tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Cũng vô tình, ông tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Như vậy Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi Pháp xin học làm bồi chứ không phải tìm đường cứu nước như Việt cộng ba hoa chích choè! Sau đó giáo sư Nguyễn Thế Anh cho tôi biết hai sử gia Pháp, tức Hémery và Brocheux, tuyên bố họ đã khám phá ra tài liệu này từ trước. Tại sao Hémery và Brocheux không công bố các tài liệu trên trước chúng tôi (vào mùa Hè 1983)? Té ra giấu diếm, bưng bít không là độc quyền của Việt Cộng mà Pháp Cộng cũng một tuồng!

Khi Vũ Ngự Chiêu công khai các hồ sơ trên, các học giả Mỹ như William A. Williams (có lẽ họ thân Cộng hay Mỹ Cộng chánh hiệu Bà lang trọc) đã có ác cảm với Vũ Ngự Chiêu,ngăn chận cuộc nghiên cứu và dạy học của ông tại Georgetown, Oat-shinh-tân.[9]

Công cuộc nghiên cứu, biên khảo bao giờ cũng phải khách quan, trung thực, tại sao các đại học giả quốc tế lại có cái tâm bằng cái tăm , cái miệng như trôn trẻ vậy? Ở ngành giáo dục mà các ông quanh co, thiên vị, độc ác, tiểu nhân như vậy, nếu họ làm chính trị thì phải biết họ thủ đoạn.gian manh, tàn ác biết chừng nào!
Tưỏng rằng Mỹ khá hơn té ra cũng một duộc như Pháp, Việt Cộng, Trung Cộng!



Các triết gia, văn gia cường quốc văn minh hiện đại, lại học rộng mà như thế chả trách bọn Việt cộng thiểu học, vô đức, lại được giáo huấn trực tiếp bởi Stalin và Mao Trạch Đông!


________


CHÚ THÍCH


(1). Trần Thị Hồng Sương. Tỉnh thức trên mặt trận tri thức.NGUYỄN THIÊN THỤ * TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH.LXXXIV.--http://nhanquyenchovn.blogspot.ca/2009/02/tinh-thuc-tren-mat-tran-tri-thuc.html.
(2).https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy_T%C3%A2n
(3). Võ Quang Yến - Gửi Thương về Huế.Tập V : Huế qua trang sử.47- Những ngày cuối của vua Duy Tân.http://chimvie3.free.fr/51/vyen_GTVHue/vyen_GTVHueTap5l.htm
(4).Daniel Grandclément. Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam.
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n3n1n3n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
(5). Trần Văn Chánh. Tản mạn nhân vật Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký. http://www.viet-studies.info
(6).Trong tác phẩm "No More Vietnam", tổng thống Richard Nixon viết: HCM và Pháp đã bắt tay nhau sát hại hàng trăm lãnh tụ quốc gia và hàng ngàn chiến sĩ quốc gia. Pháp đã trao vũ khí cho HCM, binh sĩ và xe cộ. Tháng 7-1946, quân Việt Cộng tấn công căn cứ của phe quốc gia trong khi quân Pháp bao vây hàng ngoài. Một số lãnh tụ bị bắt, một số bị giết (Nixon. No More Vietnam, 1985, 35).[HO CHI MINH IX * QUỐC GIA & QUỐC TẾ
.http://giahoithuvien.blogspot.ca/2012/07/ho-chi-minh-ix-quoc-gia-quoc-te.html
(7).http://www.vietlove.us/board/index.php?showtopic=78187
(8). Wikipedia.

(9) Võ Văn Ái-.ĐẢO ÁNH SÁNG : NHÌN LẠI PHONG TRÀO VƯỢT BIỂN & GIỚI TẢ KHUYNH CHÂU ÂU.http://son-trung.blogspot.ca/; 
http://vuottuonglua.org/2016/05/dao-anh-sang-nhin-lai-phong-trao-nguoi-vuot-bien-va-gioi-ta-khuynh-chau-au/
(10) .RICHARD PIPES * CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
(11). Nguyễn Vĩnh Châu. http://hopluu.net/a1596/phong-van-su-gia-vu-ngu-chieu-ve-nhung-nghien-cuu-lich-su-lien-quan-den-ho-chi-minh

TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 421

No comments:

Post a Comment