QUỐC PHƯƠNG * VIỆT NAM NGUY VONG
Xã hội VN đã ‘chạm ngưỡng báo động'
- 12 tháng 3 2016
Xã hội Việt Nam thời điểm 2016 đã ở vào tình trạng khủng hoảng ‘chạm
ngưỡng báo động’, trên mọi phương diện dù rằng nền kinh tế có vẻ như
đang được phục hồi, theo một nhà quan sát chính trị xã hội Việt Nam từ
Pháp.
Đảng cộng sản Việt Nam liệu có đủ năng lực để tiến hành cải cách hay
không còn phụ thuộc vào việc Đảng có thể vượt qua được trở ngại lớn
trong chính cơ chế và lề lối tư duy của mình, đó là quan điểm của Tiến
sỹ Nguyễn Thị Từ Huy trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 12/3/2016. Mời quý
vị theo dõi toàn văn cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm sau đây:
BBC: Gần đây, một số ứng viên độc lập ở Việt Nam đồng
loạt bước ra tự ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó
có TS. Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự có tiếng, trong
lúc đó Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản khóa mới và Quốc hội Việt
Nam sắp mãn nhiệm đã đang bàn bạc về sắp xếp nhân sự lãnh đạo nhà nước
cho cuộc bầu cử, bà nói gì về các chuyển động này?
TS. Nguyễn Thị Từ Huy: Trong giới bất đồng chính kiến
và giới hoạt động cho dân chủ hóa ở Việt Nam, tôi là một trong số rất
ít người nhìn thấy một vài khía cạnh tích cực trong việc lựa chọn
nhân sự cao cấp ở Đại hội XII vừa rồi. Đa số dường như rơi vào tình
trạng bi quan và mất hết niềm tin, vì nhìn nhận sự thất bại của Thủ
tướng như là dấu chấm hết của hy vọng cải cách. Tôi biết, tôi bị mọi
người cho là « lạc quan tếu » khi nhìn nhận ngược lại rằng, chính là
cùng với Tổng bí thư mà chúng ta có hy vọng cải cách.
Tuy nhiên, một cách khách quan, và dưới con mắt lạnh lùng của một
người làm phân tích và làm nghiên cứu, tôi phải nói rằng, cách thức bổ
nhiệm nhân sự lần này mất dân chủ hơn rất nhiều lần, so với trước đây.
Lấy một ví dụ : Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn không có quyền lựa
chọn lãnh đạo của mình. Chức Bí thư của hai thành phố này bị áp thẳng
từ trên xuống. Đảng hoàn toàn không thể dùng từ « bầu cử » (dù chỉ là mị
dân, dù chỉ là hình thức, như vốn xưa nay), trong những trường hợp này
chỉ có thể nói là đảng áp đặt lãnh đạo lên người dân của hai thành phố
này. Ví dụ này điển hình cho việc người dân Việt Nam hoàn toàn không
có quyền chọn lãnh đạo của mình. Thế nhưng, lãnh đạo các cấp, kể từ
người lãnh đạo cao nhất, đều tự nhận là hệ thống hiện đang rất « dân
chủ », bầu cử lần này rất « dân chủ ». Nếu làm việc theo cách thức như
vậy mà vẫn tự cảm thấy mình dân chủ, thì hoặc là tự lừa dối mình và
lừa dối nhân dân, hoặc là không hiểu một chút gì về khái niệm dân
chủ.
Vậy thì hãy để cho các ứng viên tự do như ông Nguyễn Quang A tiến hành
phép thử của họ. Phép thử này sẽ giúp cho tất cả các bên (đảng, ứng viên
tự do, nhân dân) nhận rõ nhiều điều. Theo tôi, đây là một việc hết
sức cần thiết trong thời điểm này.
Không có ẩn số
BBC: Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đang trong một
giai đoạn chuyển giao, chưa rõ khi nào ông Nguyễn Phú Trọng sẽ bàn giao
chức Tổng Bí thư mà ông mới tái đắc cử cho người kế nhiệm, dường như
chính trị Việt Nam từ ít nhất 2-5 năm tới còn nhiều ẩn số?
TS. Nguyễn Thị Từ Huy: Từ 2 đến 5 năm tới, khó có cái
gì gọi là ẩn số. Quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam hiện
tại vẫn rất vững chắc. Đảng đang có tất cả các phương tiện để củng cố
quyền lực của mình.
Sự chuyển giao quyền lực từ một tổng bí thư này sang một tổng bí thư khác không làm thay đổi hệ thống chính trị, không làm giảm thiểu khả năng tha hóa và làm tha hóa của hệ thống quyền lực, chừng nào quyền lực chính trị vẫn còn không được kiểm soát bằng một cơ chế thực sự dân chủ: cơ chế tam quyền phân lập
Đa số người dân đã quen chịu đựng và bị buộc phải đặt vào tình trạng
phi chính trị, họ không quan tâm đến các hoạt động chính trị, và cũng
chưa hiểu được ý nghĩa của chính trị đối với cuộc sống của mình, nhu
cầu vật chất vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu, kể cả ở giới lao động
trí óc. Sự tiến triển của xã hội dân sự hiện đang rất chậm chạp. Các
tổ chức chính trị và các đảng phái chính trị ngoài đảng cộng sản chưa
hình thành được ở Việt Nam.
Vì vậy, những người muốn Việt Nam được dân chủ hóa sẽ phải làm việc
rất nhiều, rất nhiều, nếu họ muốn sau 5 năm nữa có những thay đổi mang
tính chất ẩn số.
Nếu chúng ta không nỗ lực đủ thì tình trạng sẽ còn kéo dài chưa biết bao
lâu. Václav Havel (BBC: nhà văn, kịch tác gia, cố tổng thống CH Czech)
từng nói rằng hệ thống toàn trị làm tha hóa con người, và đến lượt mình
con người tha hóa sẽ củng cố hệ thống đó.
Đông Âu cộng sản đã thoát khỏi hệ thống tha hóa ấy từ hơn hai mươi năm
nay, và trong chừng đó thời gian chúng ta đã tiếp tục trượt dốc tha
hóa. Liệu chúng ta còn đủ khả năng chống lại sự tha hóa đó hay không,
hay sẽ tiếp tục củng cố nó, cốt chỉ để tồn tại qua ngày?
Hãy nhìn Bắc triều tiên, vốn cùng một dân tộc với Nam Triều tiên, để
thấy rằng một hệ thống chính trị tha hóa có thể dẫn con người tới đâu.
Sự chuyển giao quyền lực từ một tổng bí thư này sang một tổng bí thư
khác không làm thay đổi hệ thống chính trị, không làm giảm thiểu khả
năng tha hóa và làm tha hóa của hệ thống quyền lực, chừng nào quyền lực
chính trị vẫn còn không được kiểm soát bằng một cơ chế thực sự dân
chủ: cơ chế tam quyền phân lập.
Chạm ngưỡng báo động
BBC: Từ một người làm nghiên cứu, lý luận về văn học,
nay quan sát và phân tích chính trị Việt Nam từ hải ngoại, bà có nhận
xét gì về xã hội và chính trị Việt Nam giai đoạn hiện nay?
TS. Nguyễn Thị Từ Huy: Năm 1975, Václav Havel, trong
một bức thư gửi Gustav Husák, Tổng bí thư đảng cộng sản Tiệp Khắc lúc
đó, có nói về xã hội Tiệp Khắc như sau:
Nếu xã hội cộng sản Tiệp Khắc ở thời điểm năm 1975 được đặc trưng bởi tính chất của một cuộc khủng hoảng mà Havel xem là nguy hiểm nhất, thì xã hội Việt Nam thời điểm 2016, theo tôi, đã ở vào tình trạng khủng hoảng chạm ngưỡng báo động, trên mọi phương diện
"Tôi dám khẳng định rằng – bất chấp mọi thực tế hấp dẫn bên ngoài – bên
trong, xã hội của chúng ta […] đang rơi vào một cuộc khủng hoảng ngày
càng sâu hơn, một cuộc khủng hoảng mà về mặt nào đó còn nguy hiểm hơn
mọi cuộc khủng hoảng chúng ta từng biết trong lịch sử cận đại," (theo
bản dịch của Phạm Nguyên Trường).
Nếu xã hội cộng sản Tiệp Khắc ở thời điểm năm 1975 được đặc trưng
bởi tính chất của một cuộc khủng hoảng mà Havel xem là nguy hiểm nhất,
thì xã hội Việt Nam thời điểm 2016, theo tôi, đã ở vào tình trạng
khủng hoảng chạm ngưỡng báo động, trên mọi phương diện.
Dù rằng nền kinh tế có vẻ như đang được phục hồi, nhưng những nguy cơ
tiềm ẩn (được tích tụ trong suốt nhiều thập kỷ quản lý bằng tham nhũng)
thì chưa biết sẽ bùng nổ cụ thể vào thời điểm nào và dưới hình thức
nào, nếu vẫn tiếp tục phương thức quản lý hiện tại và không có các
biện pháp hữu hiệu để xử lý hậu quả của các đường lối và chính sách
vẫn duy trì cho đến tận lúc này.
Trên những phương diện khác (văn hóa, giáo dục, y tế, luật pháp, đạo
đức xã hội…) cuộc khủng hoảng cũng đang ở ngưỡng báo động, chỉ có
điều là người dân và chính phủ Việt Nam có dám đối diện với sự thật
về cuộc khủng hoảng này hay không mà thôi.
Và có bao nhiêu người tự xem là thuộc tầng lớp trí thức dám nhìn nhận
rằng mình đang sống trong khủng hoảng, và đang tạo ra nó, bằng chính lối
sống và lối làm việc hàng ngày của mình?
Cải cách chính trị?
BBC: Bà từng đặt câu hỏi trong một series bài blog
trên truyền thông quốc tế rằng liệu Việt Nam có thể thực hiện cải cách
chính trị. Câu hỏi đó chỉ đặt ra riêng cho Đảng Cộng sản đang cầm quyền,
hay còn cho toàn xã hội, hoặc cho những chủ thể chính trị, xã hội nào
khác?
TS. Nguyễn Thị Từ Huy: Câu hỏi đó dĩ nhiên được đặt ra cho Đảng cộng sản Việt Nam và cho tất cả mọi người, hay như ông nói, cho toàn bộ xã hội.
Đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện đang ở thời điểm phải tự biện minh cho
tính chính danh của mình. Sự yếu kém trong việc quản lý và xây dựng
đất nước, sự thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải, giờ đây đã
không còn có thể giấu giếm được nữa.
Nếu như đảng có thể chống lại một vài người bất đồng chính kiến hoạt động đơn độc, bằng cách đàn áp họ và biến họ thành phản động..., thì đảng không thể chống lại cả xã hội. Bởi vì một khi cả xã hội, hoặc phần lớn mọi người trong xã hội đều phản ứng, thì lúc đó, phản động sẽ trở thành tiến bộ
Vì thế mà nhu cầu tự biện minh cho tính chính danh của độc quyền lãnh
đạo xuất hiện một cách thường trực trong diễn văn của các đảng viên
lãnh đạo (dưới nhiều hình thức khác nhau: tự kể công lao của đảng, tự ca
ngợi đảng, bắt nhân dân phải nhớ ơn đảng…).
Nhu cầu tự biện minh này chứng tỏ rằng những người lãnh đạo hiểu rằng
độc quyền lãnh đạo không phải là điều đương nhiên đối với đảng cộng
sản, kể cả khi họ dùng điều 4 của Hiến pháp để áp đặt độc quyền này
lên toàn xã hội. Họ biết như tất cả mọi người rằng đảng viên không phải
sinh ra là để làm lãnh đạo. Họ cũng hiểu rằng, đảng muốn mạnh, muốn có
chính danh và được thừa nhận thì không thể tiếp tục suy thoái như hiện
nay.
Nói cách khác, họ biết rằng cần phải cải cách. Tuy nhiên, Đảng cộng sản
Việt Nam có đủ năng lực để tiến hành cải cách hay không, đối với Đảng,
đó là một câu hỏi lớn và là một câu hỏi khó. Bởi vì, không ai khác,
không cái gì khác, mà chính cơ chế và lề lối tư duy sẽ ngăn cản Đảng cải
cách.
Tuy nhiên, khi toàn xã hội có nhu cầu cải cách, và bộc lộ nhu cầu này
thành những áp lực đủ mạnh, lúc đó đảng buộc phải cải cách. Bởi vì,
nếu như đảng có thể chống lại một vài người bất đồng chính kiến hoạt
động đơn độc, bằng cách đàn áp họ và biến họ thành phản động (làm
vậy thật quá dễ, và có thể nói là hèn, đối với cả một bộ máy quyền
lực!), thì đảng không thể chống lại cả xã hội. Bởi vì một khi cả xã
hội, hoặc phần lớn mọi người trong xã hội đều phản ứng, thì lúc đó,
phản động sẽ trở thành tiến bộ.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy có bằng tiến sĩ văn chương bảo vệ tại Pháp
năm 2008 và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở Việt Nam. Hiện
bà đang làm luận án tiến sĩ về triết học chính trị tại Đại học Paris
Diderot, Pháp.
SƠN TRUNG * LÀNG VĨNH LỘC, QUẢNG BÌNH
LÀNG VĨNH LỘC
Sơn Trung
Tài liệu Tổng hợp
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
Làng Vĩnh Lộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nằm giữa bãi bồi rộng lớn ở phía hạ nguồn sông Gianh. Từ thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch theo đường tỉnh lộ 12 khoảng 3 km rồi rẽ trái qua cầu Quảng Hải là đến địa phận làng Vĩnh Lộc. Làng Vĩnh Lộc xưa phía bắc tây giáp làng Hòa Ninh, Vĩnh Phước, đông giáp làng La Hà, Phù Trạch, Nam giáp sông Gianh,Cồn Sẻ (nổi danh chống Formosa), Cao Lao, bắc giáp sông Gianh, thôn Lũ Phong, Pháp Kệ, Hướng Phưong, bên kia bờ nam là làng Cao Lao, là quê của Lưu Trọng Lư.
Làng có bề dày lịch sử hình thành từ thời vua Trần Minh Tông (1314-1357) phát triển đến nay trên 600 năm. Lịch sử dòng họ Đinh- làng Vĩnh Lộc gắn liền với võ công hiển hách, mở mang bờ cỏi xuống phía nam Đại Việt thời nhà Trần của Ngài thượng thư Đại hành khiển tả bộc xạ Trần Bang Cẩn. Ban đầu làng có tên là giáp Thị lang, dân quen gọi là Thị Làng, sau thành làng Vĩnh Khang, đến đời Nguyễn vì kiêng tên nên đổi thành Vĩnh Lộc.
Làng Vĩnh Lộc cũng như Minh Lệ,Thọ Linh, Lâm Xuân,Vĩnh Phước, Hòa Ninh, Phù Trạch, La Hà, Thuận bài...đều một giải nằm giữa hai nhánh sông Gianh. . Sau cải cách ruộng đất 1956, bên làng
( bên đoài ) hợp với Vĩnh Phước thành Quảng Lộc, còn bên giáp, ( bên Đông ) hợp với Hòa Ninh thành Hợp Hòa, xã Quảng Hòa. Làng Vĩnh Lộc chia ra hai giáp Đông và Đoài vì bị ngăn bởi con sông đào gọi là Hòa giang (Địa phận Hòa Ninh), Vĩnh giang (địa phận Vĩnh Lộc). Sau 1954, CCRD, Việt Cộng tổ chức HTX nông nghiệp, giáp Đoài đi theo Vĩnh Phước thuộc xã Quảng Lộc, côn giáp Đông theo làng Hòa Ninh, thuộc xã Quảng Hòa, và có tên là HTX Nam Hòa.
Dân cư nay khoảng bốn ngàn. Trong phủ Quảng Trạch có bốn làng nổi danh vì đỗ tiến sĩ nhiều và khá giả là Sơn Hà Cảnh Thổ. Sơn là làng Lệ Sơn, Hà là làng La Hà, Cảnh là Cảnh Dương (nay nổi danh là chống Formosa) và Thổ Ngọa nổi danh gái đẹp và có tướng Đỗ Mậu! Làng Vĩnh Lộc chỉ là một làng nhỏ, theo nông nghiệp, không có nghề khác.
Trong 23 đạo sắc các vị thần của các dòng họ làng Vĩnh Lộc có hai vị là tước công, bốn vị tước hầu, một vị tước bá, một vị tước tử, với trung đẳng thần, thượng đẳng thần, tôn thần... có một sắc phong vào loại sớm, năm Cảnh Hưng thứ 15 (1785).
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
Làng Vĩnh Lộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nằm giữa bãi bồi rộng lớn ở phía hạ nguồn sông Gianh. Từ thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch theo đường tỉnh lộ 12 khoảng 3 km rồi rẽ trái qua cầu Quảng Hải là đến địa phận làng Vĩnh Lộc. Làng Vĩnh Lộc xưa phía bắc tây giáp làng Hòa Ninh, Vĩnh Phước, đông giáp làng La Hà, Phù Trạch, Nam giáp sông Gianh,Cồn Sẻ (nổi danh chống Formosa), Cao Lao, bắc giáp sông Gianh, thôn Lũ Phong, Pháp Kệ, Hướng Phưong, bên kia bờ nam là làng Cao Lao, là quê của Lưu Trọng Lư.
Làng có bề dày lịch sử hình thành từ thời vua Trần Minh Tông (1314-1357) phát triển đến nay trên 600 năm. Lịch sử dòng họ Đinh- làng Vĩnh Lộc gắn liền với võ công hiển hách, mở mang bờ cỏi xuống phía nam Đại Việt thời nhà Trần của Ngài thượng thư Đại hành khiển tả bộc xạ Trần Bang Cẩn. Ban đầu làng có tên là giáp Thị lang, dân quen gọi là Thị Làng, sau thành làng Vĩnh Khang, đến đời Nguyễn vì kiêng tên nên đổi thành Vĩnh Lộc.
Làng Vĩnh Lộc cũng như Minh Lệ,Thọ Linh, Lâm Xuân,Vĩnh Phước, Hòa Ninh, Phù Trạch, La Hà, Thuận bài...đều một giải nằm giữa hai nhánh sông Gianh. . Sau cải cách ruộng đất 1956, bên làng
( bên đoài ) hợp với Vĩnh Phước thành Quảng Lộc, còn bên giáp, ( bên Đông ) hợp với Hòa Ninh thành Hợp Hòa, xã Quảng Hòa. Làng Vĩnh Lộc chia ra hai giáp Đông và Đoài vì bị ngăn bởi con sông đào gọi là Hòa giang (Địa phận Hòa Ninh), Vĩnh giang (địa phận Vĩnh Lộc). Sau 1954, CCRD, Việt Cộng tổ chức HTX nông nghiệp, giáp Đoài đi theo Vĩnh Phước thuộc xã Quảng Lộc, côn giáp Đông theo làng Hòa Ninh, thuộc xã Quảng Hòa, và có tên là HTX Nam Hòa.
Dân cư nay khoảng bốn ngàn. Trong phủ Quảng Trạch có bốn làng nổi danh vì đỗ tiến sĩ nhiều và khá giả là Sơn Hà Cảnh Thổ. Sơn là làng Lệ Sơn, Hà là làng La Hà, Cảnh là Cảnh Dương (nay nổi danh là chống Formosa) và Thổ Ngọa nổi danh gái đẹp và có tướng Đỗ Mậu! Làng Vĩnh Lộc chỉ là một làng nhỏ, theo nông nghiệp, không có nghề khác.
Trong 23 đạo sắc các vị thần của các dòng họ làng Vĩnh Lộc có hai vị là tước công, bốn vị tước hầu, một vị tước bá, một vị tước tử, với trung đẳng thần, thượng đẳng thần, tôn thần... có một sắc phong vào loại sớm, năm Cảnh Hưng thứ 15 (1785).
Riêng tại Điện Thành hoàng làng Vĩnh Lộc (Đông Đoài - Hai Giáp) - di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia hiện đang lưu giữ 7 sắc phong cho Thượng thư Đại Hành Khiển Trần Bang Cẩn - người có công lớn dẹp giặc Lồi (Chiêm Thành), được dân làng lập điện thờ và tôn ngài là thần Thành hoàng của làng Vĩnh Lộc.
Sau bao biến cố, nhân dân đã giữ gìn miếu mạo, sắc phong các đời nhưng đình làng bị phá hủy và các sách vở, cổ vật tại các tư gia bị CCRD cướp phá và hủy hoại. Đây là tình trạng chung cho miền Bắc XHCN thờiCCRD vô nhân đạo.
Nay vì du lịch, vì UNESCO cho tiền tái thiết các cổ tích, thấy có lợi, Việt Cộng ra sức sơn phết các đền, miếu và tổ chức các lễ hội.
II. ĐIỆN THÀNH HOÀNG VĨNH LỘC
Điện thành hoàng Vĩnh Lộc
Điện thành hoàng
Vĩnh Lộc nằm ở đầu làng, trên một thế đất cao. Điện hướng về phía Nam ,
nhìn ra bờ sông Hòa Giang, đến thăm di tích có thể đi bằng nhiều phương
tiện nhưng thuận lợi nhất vẫn là đường thuỷ. Từ bến đò thị trấn Ba Đồn
du khách qua sông Gianh đến bến đò Cửa Hác, tiếp tục hành trình bằng
thuyền dọc theo sông Hòa Giang du khách sẽ được du ngoạn trên một vùng
quê sông nước miên man. Thuyền cập bến ở Vĩnh Lộc, du khách đi bộ chừng
300m về phía Bắc xã là đến di tích.
Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc được xây dựng năm 1483 do dân làng đóng góp. Điện lúc đầu được làm bằng tre nứa để thờ vị Thượng thư Đại Hành khiển Trần Bang Cẩn, Ngài vốn dòng dõi vua Trần, là người có công đánh dẹp giặc Chiêm Thành, chiêu mộ dân khai hoang lập ấp.
Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc được xây dựng năm 1483 do dân làng đóng góp. Điện lúc đầu được làm bằng tre nứa để thờ vị Thượng thư Đại Hành khiển Trần Bang Cẩn, Ngài vốn dòng dõi vua Trần, là người có công đánh dẹp giặc Chiêm Thành, chiêu mộ dân khai hoang lập ấp.
Đến năm 1815, Điện
Thành hoàng được xây dựng một cách hoàn chỉnh hơn. Đây là một quần thể
các điểm di tích gồm sân ngoài, sân trong, bình phong, tiền điện, hậu
điện, miếu tả, miếu hữu. Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc là một kiểu kiến trúc
độc đáo trong loại hình kiến trúc thời phong kiến ở Quảng Bình. Điện
xây khá đẹp, phối trí hài hoà, công phu, có khuôn viên, cảnh quan môi
trường, toạ lạc trên một vị thế rất hữu tình, làng mạc, cây đa, bến
nước. Hình tượng con rồng ở điện được thể hiện dưới mọi góc độ: Rồng
nhìn chính diện, nhìn nghiêng; rồng bay trên trời xuống, dưới đất lên;
Lưỡng long chầu nguyệt, đầu rồng cách điệu ở các đầu đao... thể hiện sự
sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của các nghệ nhân xưa.
Sự hiện diện của điện thành hoàng Vĩnh Lộc là bằng chứng một thời về sự mở mang bờ cõi phương Nam , khai phá đất đai 2 châu: (châu Ô, châu Lý) cho Đại Việt từ thời nhà trần.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và gia phả chữ hán còn lại của các dòng họ trong làng Vĩnh Lộc, thì Vĩnh Lộc được hình thành cách đây khoảng 600 năm, từ khi thành hoàng Trần Bang Cẩn dẫn đầu đoàn quân đánh dẹp giặc Chiêm Thành lập ấp Thị Lang; hai giáp Đông, Đoài dưới thời vua Trần Minh Tông (1314-1357).
Do công lao và đóng góp của Ngài, các triều đại gia phong với các tước vị: Bản thổ Binh Lồi (đánh giặc Chiêm Thành). Gia Vương Trần Hành Khiển tăng Vĩnh Lộc thành hoàng, gia tăng chính trực hữu thiện đôn ngưng, Dục bảo Trung hưng tôn thần.v.v...
Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc, nơi thờ tự, nơi tế lễ, nơi tưởng niệm vị thành hoàng Trần Bang Cẩn. Nơi thực sự gắn với những lễ hội, tín ngưỡng của cư dân Vĩnh Lộc nói riêng, cư dân nông nghiệp nước ta nói chung. Di tích kiến trúc nghệ thuật Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc là Di sản văn hóa cực kỳ quý báu mà mỗi chúng ta cần có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần hiện nay. Sau điện nằm trong khuôn viên điện là một khu rừng quý.
Lễ hội kỳ phúc và rước kiệu Thành hoàng làng Vĩnh Lộc
III. ĐẠI HÀNH KHIỂN TRẦN BANG CẨN
Mọi vẻ phong lưu tô được hết
Khôn tô choi chói tấm son lòng
Trong bài văn tế Thành hoàng Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc có đoạn :
“Cung duy Tôn thần
Gương oanh liệt sáng soi kinh cổ
Tiếng anh hùng vang dội non sông
Chí mở mang đất nước an dân
Công khai thác giang sơn phong thổ
Nguyên thế hệ vốn dòng ngọc phổ
Dòng dõi vua Trần tài đọ cả hơn”
“Khai thác hình huân tồn giả sử
Công hoàng long cảo điệp triều ân”.
(Công ngài khai thác còn ghi nhớ
Ơn triều đình mãi mãi còn ghi).
Điện thờ Trần Bang Cẩn nhìn ra bờ sông Hòa Giang (một nhánh sông nhỏ chảy về bến đò Cửa Hác của sông Gianh). Điện là điểm tham qua du lịch văn hóa tín ngưỡng dân gian của Quảng Trạch nói riêng và Quảng Bình nói chung, luôn tỏ tấm lòng tôn kính, sự tôn kính đó được biểu hiện ở hai câu đối trong điện:
“Khai thác hình huân tồn giả sử
Công hoàng long cảo điệp triều ân”.
(Công ngài khai thác còn ghi nhớ
Ơn triều đình mãi mãi còn ghi).
IV. CÁC HỌ TRONG LÀNG VĨNH LỘC
Trong làng có nhiều họ Nguyễn, họ Đinh và họ Hoàng, họ Ngô (dòng Ngô Văn Sở) và họ Mai.
Trong khuôn viên Điện thành hoàng còn có hai miếu thờ hai vị thần tướng họ Đinh (một vị thần quan văn -gốc Đường Lâm, Sơn Tây; một vị thần quan võ- gốc Lam Sơn, Thanh Hóa). Như vậy là có hai họ Đinh có công đánh giặc và khai phá vùng này
A. HỌ NGUYỄN
Cũng đời thứ 12, ông Quỳnh đổi tên là Hữu Trác, em Nguyễn Hữu Phỉ, sinh ngày 28 tháng 7 năm ất sửu tức ngày 17-9-1865.
MIẾU QUAN TỔNG TRẤN
Miếu Tổng Trấn ở cửa Hác (giáp La Jà) không biết lập ra từ đời nào, xưa thấp nhỏ, nhỏ ở cuối sông Vĩnh giang, nhỏ chừng 3, 4 tấc tây, khoảng năm 2000 thì tu bổ cao khoảng 2 m, được trang trí khá đẹp.
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
40 bài thơ
- Mừng phụ thân lục tuầnSự hiện diện của điện thành hoàng Vĩnh Lộc là bằng chứng một thời về sự mở mang bờ cõi phương Nam , khai phá đất đai 2 châu: (châu Ô, châu Lý) cho Đại Việt từ thời nhà trần.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và gia phả chữ hán còn lại của các dòng họ trong làng Vĩnh Lộc, thì Vĩnh Lộc được hình thành cách đây khoảng 600 năm, từ khi thành hoàng Trần Bang Cẩn dẫn đầu đoàn quân đánh dẹp giặc Chiêm Thành lập ấp Thị Lang; hai giáp Đông, Đoài dưới thời vua Trần Minh Tông (1314-1357).
Do công lao và đóng góp của Ngài, các triều đại gia phong với các tước vị: Bản thổ Binh Lồi (đánh giặc Chiêm Thành). Gia Vương Trần Hành Khiển tăng Vĩnh Lộc thành hoàng, gia tăng chính trực hữu thiện đôn ngưng, Dục bảo Trung hưng tôn thần.v.v...
Lễ hội kỳ phúc và rước kiệu Thành hoàng làng Vĩnh Lộc
Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc, nơi thờ tự, nơi tế lễ, nơi tưởng niệm vị thành hoàng Trần Bang Cẩn. Nơi thực sự gắn với những lễ hội, tín ngưỡng của cư dân Vĩnh Lộc nói riêng, cư dân nông nghiệp nước ta nói chung. Di tích kiến trúc nghệ thuật Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc là Di sản văn hóa cực kỳ quý báu mà mỗi chúng ta cần có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần hiện nay. Sau điện nằm trong khuôn viên điện là một khu rừng quý.
Lễ hội kỳ phúc và rước kiệu Thành hoàng làng Vĩnh Lộc
III. ĐẠI HÀNH KHIỂN TRẦN BANG CẨN
Triều nhà Trần
thời vua Trần Minh Tông, việc cai quản các lộ Nghệ An, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh... được giao cho con em vua Trần. Vâng lệnh triều đình, Trần Bang
Cẩn đã thống lĩnh một đạo quân vào phía Nam của quốc gia Đại Việt. Tại
đây, vùng đất hai bờ hạ lưu sông Gianh, sau khi đánh thắng nhiều trận
và dẹp yên quân Chiêm Thành, ông đã tụ tập dân binh, chiêu dân, hướng
dẫn khai phá đất đai, lập ra hai xứ Đông, Đoài của xã Quảng Lộc và một
phần xã Quảng Hòa bây giờ. Thành hoàng Trần Bang Cẩn là người có công
đối với đất nước, quê hương; vì thế, qua các triều đại phong kiến đều
được phong sắc và phong sắc nhiều lần. Đặc biệt, thời Trần ông được vua
Trần rất ca ngợi. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển II, kỷ nhà Trần,
Ngô Sĩ Liên chép: ''Trần Bang Cẩn là vị Đại Hành Khiển thượng thư tả
bộc xạ, là người tin thực, giữ gìn, giản dị, điềm tĩnh, không xa hoa”.
Ngài khi còn sống được vua Trần ban cho bức tượng vẽ và bài thơ ca
ngợi:
形容骨格耐冬寒,
相貌亭亭亦可觀。
風流一段渾描盡,
心裏難描耿耿丹。
“Dạng hình cốt cách nại đông hàn,
Tướng mạo đình đình diệc khả khan,
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cánh cánh đan”.
Dịch thơ:
Dạng hình cốt cách tựa cây thông
Tướng mạo nghiêm trang cũng đáng trông形容骨格耐冬寒,
相貌亭亭亦可觀。
風流一段渾描盡,
心裏難描耿耿丹。
Hình dung cốt cách nại đông hàn,
Tướng mạo đình đình diệc khả quan.
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cảnh cảnh đan.
Tướng mạo đình đình diệc khả quan.
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cảnh cảnh đan.
“Dạng hình cốt cách nại đông hàn,
Tướng mạo đình đình diệc khả khan,
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cánh cánh đan”.
Dịch thơ:
Dạng hình cốt cách tựa cây thông
Mọi vẻ phong lưu tô được hết
Khôn tô choi chói tấm son lòng
Trong bài văn tế Thành hoàng Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc có đoạn :
“Cung duy Tôn thần
Gương oanh liệt sáng soi kinh cổ
Tiếng anh hùng vang dội non sông
Chí mở mang đất nước an dân
Công khai thác giang sơn phong thổ
Nguyên thế hệ vốn dòng ngọc phổ
Dòng dõi vua Trần tài đọ cả hơn”
Hàng năm nhân
dân hai làng (giáp), Đông, Đoài, trong vùng thường tổ chức 1ễ hội cúng
Thành hoàng tại Điện thờ. Đặc biệt, vào ngày giỗ vị Thành hoàng, bên
cạnh việc cúng tế, rước sắc, có làm lễ hèm diễn lại sự tích lịch sử của
vị Thành hoàng, theo đó có nhiều trò vui chơi giải trí và hát xướng.
Việc thờ cúng này vẫn bảo lưu cho đến ngày nay, là một dạng tín ngưỡng
khá đặc biệt mang nhiều yếu tố dân giả, là môi trường tốt góp phần làm
cho những xu hướng nghệ thuật dân gian nảy nở và phát triển, làm đậm đà
bản sắc văn hóa của làng Vĩnh Lộc.
Sau khi bình giặc Lồi, khai phá miền Nam Nghệ An cho đến Quảng Bình, chúng ta không biết quan Trần Bang Cẩn có về Thăng Long hay không, và ở ngoài Bắc, Ngài có vợ con hay không., còn ở làng Vĩnh Lộc không để lai hậu duệ và gia tộc, nhưng cả làng, cả vùng luôn tỏ tấm lòng tôn kính, sự tôn kính đó được biểu hiện ở hai câu đối trong điện:
Sau khi bình giặc Lồi, khai phá miền Nam Nghệ An cho đến Quảng Bình, chúng ta không biết quan Trần Bang Cẩn có về Thăng Long hay không, và ở ngoài Bắc, Ngài có vợ con hay không., còn ở làng Vĩnh Lộc không để lai hậu duệ và gia tộc, nhưng cả làng, cả vùng luôn tỏ tấm lòng tôn kính, sự tôn kính đó được biểu hiện ở hai câu đối trong điện:
“Khai thác hình huân tồn giả sử
Công hoàng long cảo điệp triều ân”.
(Công ngài khai thác còn ghi nhớ
Ơn triều đình mãi mãi còn ghi).
Với những đóng
góp cực kỳ to lớn, được đánh giá là công thần đối với đất nước quê
hương, phúc thần với nhân dân, các triều đại phong kiến đều gia phong
vị thượng thư tả bộc xạ Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc với các tước vị
như: Bản thổ bình Lồi (dẹp giặc Chiêm Thành). Gia vương Trần Hành Khiển
tăng Vĩnh Lộc Thành hoàng. Gia tăng Chính trực Hữu thiện Đôn ngưng.
Dực bảo Trung hưng Tôn thần. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và gia phả
các dòng họ trong làng Vĩnh Lộc, làng hình thành cách đây trên 600 năm,
từ khi Thành hoàng Trần Bang Cẩn cùng các vị tướng họ Nguyễn, họ Đinh
dẫn đoàn quân đánh dẹp Chiêm Thành.
Theo Ngài, có Tả Phó quan Nguyễn Chiêm người quê Thanh Ba Ngoại (Thanh Hóa) sung chức Đốc vận lương, sau Ngài ở lại khai khẩn vùng này, sau được vua Khải Định năm thứ 9 (1924) sắc phong: “Tả phó quan Nguyễn Chiêm, Quân chi thần”. Ngài là đệ nhất tổ của họ Nguyễn Vĩnh Lộc, hâu duệ là quan Tổng Trấn Nghê An Nguyễn Đạt. Ngoài ra con có vị tướng họ Đinh quê Lam Sơn, Thanh Hóa theo Trần Bang Cẩn, sau này được vua Duy Tân năm thứ 7 phong là: “Thiếu giám quan Đinh tướng công”.
Theo Ngài, có Tả Phó quan Nguyễn Chiêm người quê Thanh Ba Ngoại (Thanh Hóa) sung chức Đốc vận lương, sau Ngài ở lại khai khẩn vùng này, sau được vua Khải Định năm thứ 9 (1924) sắc phong: “Tả phó quan Nguyễn Chiêm, Quân chi thần”. Ngài là đệ nhất tổ của họ Nguyễn Vĩnh Lộc, hâu duệ là quan Tổng Trấn Nghê An Nguyễn Đạt. Ngoài ra con có vị tướng họ Đinh quê Lam Sơn, Thanh Hóa theo Trần Bang Cẩn, sau này được vua Duy Tân năm thứ 7 phong là: “Thiếu giám quan Đinh tướng công”.
Điện thờ Trần Bang Cẩn nhìn ra bờ sông Hòa Giang (một nhánh sông nhỏ chảy về bến đò Cửa Hác của sông Gianh). Điện là điểm tham qua du lịch văn hóa tín ngưỡng dân gian của Quảng Trạch nói riêng và Quảng Bình nói chung, luôn tỏ tấm lòng tôn kính, sự tôn kính đó được biểu hiện ở hai câu đối trong điện:
“Khai thác hình huân tồn giả sử
Công hoàng long cảo điệp triều ân”.
(Công ngài khai thác còn ghi nhớ
Ơn triều đình mãi mãi còn ghi).
IV. CÁC HỌ TRONG LÀNG VĨNH LỘC
Trong làng có nhiều họ Nguyễn, họ Đinh và họ Hoàng, họ Ngô (dòng Ngô Văn Sở) và họ Mai.
Trong khuôn viên Điện thành hoàng còn có hai miếu thờ hai vị thần tướng họ Đinh (một vị thần quan văn -gốc Đường Lâm, Sơn Tây; một vị thần quan võ- gốc Lam Sơn, Thanh Hóa). Như vậy là có hai họ Đinh có công đánh giặc và khai phá vùng này
A. HỌ NGUYỄN
Sau
khi thắng Chiêm Thành, Tả phó quan Nguyễn Chiêm ở lại khai hoang lập
ấp, thành ra đệ nhất tổ dòng họ Nguyễn ở làng Vĩnh Lộc. Sáu đời đầu đều
là con một, nay được 19 đời. Tổ thứ tư là Nguyễn Đạt,
làm Tổng trấn Nghệ An triều Lê, tước Yên Bài Tử,
hàm Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu, trông coi vùng biên giới phía Nam gồm Ngệ An cho đến Quảng Binh ngày nay. Ngài
Tổng trấn đóng tại đồn Cầu Dinh ( Nghệ
An ), đi săn bị giặc vây, thất tích, phải lấy thân dâu đầu gáo mà tống táng.
Đời thứ năm là Nguyễn Công Phụ,giữ
chức Phó đội dinh Phi Kị ở nội triều, tước
Đặng Xá Bá. Bà huý Cầu, sinh hạ Công Bật.Tổ làm quan khoảng Lê Gia tông niên hiệu
Dương Đức (1672-1673), và đời Lê Hy tông
(1678-1680).
Tổ thứ sáu là Nguyễn Công Bật , giữ chức Chánh Đội,
có quân công , được phong tước Thị Truyền Hầu. Từ đời này sinh hai con.
Đời thứ mười có ông Nguyễn Văn Trường quán xã Thị Lễ, huyện Minh Chánh, đậu cử nhân
thứ ba, tại trường thi Thừa Thiên, làm quan tới
Tán Tương quân thứ Tuyên Quang. Cùng khoa này có ông Nguyễn Cơ người xã
Thị Lễ, huyện Minh Chánh, tỉnh Quảng Bình đỗ thứ hai. Khoa này có Hoàng Diệu
cũng đỗ cử nhân. ( Cao Xuân Dục, Quốc Triều Hương Khoa Lục,bản dịch TP.HochiMinh,1993,tr.275)
Gia phả họ Nguyễn ghi : Tổ Nguyễn Văn
Trường khởi đầu làm tri huyện, sau vào triều làm Ngự sử viên ngoại, tài kiêm võ
nghệ nên được cử làm phó giám khảo võ học,
sung Tán tương quân vụ Tam Tuyên Bắc Hà, mất tại chức năm 1873. Tổ đã cùng Nguyễn Tri Phương đánh
Pháp. Trong triều, tổ bàn luận nhiều điều xác đáng.
Đời thứ 12 có Nguyễn Hữu Phỉ đỗ cử nhân khoa kỷ mão niên hiệu Tự
Đức thứ 32 (1879) , đứng thứ 11 tại trường thi Thừa Thiên . Khoa này có Trần Tiến
Ích người Thỗ Ngọa đứng đầu. (QTHKL. tr.453)
Cũng đời thứ 12, ông Quỳnh đổi tên là Hữu Trác, em Nguyễn Hữu Phỉ, sinh ngày 28 tháng 7 năm ất sửu tức ngày 17-9-1865.
Sử chép Tổ là người xã Vĩnh Lộc, tỉnh
Quảng Bình, đỗ cử nhân khoa mậu tí niên hiệu Đồng Khánh thứ ba ( 1888) , đứng thứ 30 tại Thừa Thiên.
Khoa này tại làng La Hà có hai cha con ông Trần Hữu Xứng và Trần Văn Dĩnh đồng
khoa. ( QTHKL,tr.453)
Tổ làm tri huyện ơ Yên thành, mất
ngày 7 tháng 6 năm bính thìn,tức6-7-1916 lúc đang tại chức, thọ 52 tuổi , được
rước linh cửu về nhà trong tháng 6 năm ấy,
đặc truy hàm Phụng nghị đại phu ,Hồng lô
tự Thiếu khanh.
Sau có cụ Nguyễn
Như Thiệp ,Nguyễn Bá Ky bị tai họa CCRD, Nguyễn Mạnh Hạp, đỗ đầu xứ,
Nguyễn Tri Ân làm tòa án tỉnh, Nguyễn Cầm làm tỉnh ủy Quảng bình, Đẩu
Tiếp Nguyễn Văn Đề nhà văn, Nguyễn Văn Phần , Vụ trưởng bộ Lao Động,
Nguyễn Bá Sinh thạc sĩ, kỹ sư, Nguyễn Bá Trinh tiến sĩ.
[1]
Tử : Huân cấp , ngang Tùng nhất phẩm.
[2]
Kim
tử Vinh Lộc Đại phu : Huân cấp này là văn quan, ngang chánh nhất phẩm. Ngày
xưa, các quan từ cao đến thấp chia ra chín bậc ( nhất phẩm đến cửu phẩm; mỗI phẩm
lại chia ra chánh và tòng ( chánh nhất phẩm, tỏng nhất phẩm. Như vậy là có 18 bậc.
MIẾU QUAN TỔNG TRẤN
Miếu Tổng Trấn ở cửa Hác (giáp La Jà) không biết lập ra từ đời nào, xưa thấp nhỏ, nhỏ ở cuối sông Vĩnh giang, nhỏ chừng 3, 4 tấc tây, khoảng năm 2000 thì tu bổ cao khoảng 2 m, được trang trí khá đẹp.
VĂN BIA LƯỢC SỬ
CÔNG ĐỨC QUAN TỔNG TRẤN
Cây trăm cành lớn lên nhờ cội, nước trăm sông đều khởi từ nguồn. Tổ tông chính là nguồn gốc của
con cháu đó.
Thần Thành hoàng làng xưa là: Hoàng tử vua Trần, giữ chức Thượng thư Đại hành khiển- Lĩnh ấn
Bình Lồi gia vương, phụng mệnh triều đình chinh phạt Chiêm Thành, mở mang bờ cõi (Niên hiệu
Minh Tông 1314- 1357).
Cụ thủy tổ Nguyễn Tộc Đại Tôn húy Nguyễn Chiêm, quê Thanh Hoa ngoại, được đặc cách, bổ giữ
chức tả phó quan -
kiêm đốc vận quân lương, cùng con là quan Yên Lễ Hầu, từng rong ruổi
xông pha ghi nhiều công trạng. Sau khi yên giặc, thấy châu Ma Linh - Địa
Lý là đất hoang nhàn, ngài hợp cùng các tướng là các cụ thủy tổ họ
Đinh, họ Hoàng cùng lưu lại lập ấp- an dân, đặt tên làng, làm sổ bộ.
Trước đặt là Thị Lang giáp, sau đổi thành làng Vĩnh Khang, lại cải hiệu là làng Vĩnh Lộc.
Quan Tổng Trấn húy Nguyễn Đạt là vị tổ đời thứ tư của Nguyễn Tộc Đại Tôn, ngài sinh trưởng tại
làng Vĩnh Khang.
Tài văn võ song toàn, tước Yên Bài Tử, mới ngoài ba mươi tuổi đã được
vua Lê và triều đình giao trọng trách Tổng Trấn Nghệ An (bao gồm Nghệ
An, Hà Tĩnh,và châu Bố Chánh
(Quảng Bình ngày nay)). Là một trấn quan trọng của nước Đại Việt lúc bấy giờ.
Ngài có công trấn
thủ Nghệ An. Với tài thao lược đã lập được nhiều công danh, giữ vững bờ
cõi, quốc thịnh dân yên. Lâm trận tại Cầu Dinh (Nghệ An) gặp cơn địch
thế khôn đương vẫn quả cảm, can trường, quyên sinh báo quốc. Gương oanh
liệt sáng ngời kim cổ, đạo trung quân vì nước chu toàn.
Với công lao đức độ của ngài, triều đình tấn phong: Đặc Tiến Kim Tử- Vinh Lộc Đại Phu, liệt vào
hàng trọng thần
của triều đình và chỉ dụ cho lập miếu thờ tại quê nhà, xứ Kim Cương
trông ra cửa Đại Hác, án ngữ ngã ba sông Gianh.
Sau khi quy tiên,
ngài hiển thần rất anh linh. Gia phổ Nguyễn Tộc Đại Tôn còn lưu giữ bài
văn luyện cầu, con cháu và dân làng ốm đau, hoạn nạn cầu xin, ngài hiển
trứ, linh ứng phù hộ muôn dân.
Đến thời triều
Nguyễn (Gia Long) tên làng Vĩnh Khang phạm vào quốc húy. Nên làng mới
giữ nguyên chữ Vĩnh thay chữ Khang thành chữ Lộc, để lưu giữ ân lộc vua
ban.
Năm thứ bảy hiệu Duy Tân (1913) có sắc gia phong: Kim Tử- Vinh Lộc Đại Phu, An Bài Tử
Nguyễn Quý Công Chi Thần- Vi Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần.
Trước đây làng có ruộng thờ ngài. Hàng năm tế lễ hai kỳ vào Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Sáu.
Nối chí cha Quan Đặng Xá Bá lãnh chức phó đội Dinh Phi Kỵ trong Dinh Nội, Hạch Điểu Thương
đậu hạng ưu, đánh
giặc có công được phong tước Đặng Xá Bá, vua ban thưởng hai mẫu ruộng,
ngườinhường lại cho dân. Công danh của người được ghi trong lịch sử
triều đình Niên hiệu Dương Đức năm thứ 2 (1673) và niên hiệu Vĩnh Trị
thứ 3 (1678) đời Lê.
Quan Thị Truyền
Hầu, cháu ngài lãnh chức Chánh Đội trong Dinh Nội, xông pha trận mạc,
đánh giặc có công lớn được phong Tước Thị Truyền Hầu.
Quan Thần Sách Vệ
Tri Bộ vị tổ đời thứ chín của Nguyễn Tộc Đại Tôn là bậc hiền tài, công
đức của người được ghi trong lịch sử triều đình Niên hiệu Cảnh Hưng thứ
45 đời Lê (1784) và Niên hiệu GiaLong năm thứ tư triều Nguyễn (1805)
Sáu vị tổ hiền tài được vua phong sắc & làng thờ làm thần khai khẩn, khai canh.
Thủy Tổ Tả Phó Quan Quan Yên Lễ Hầu (kế tổ đời thứ hai)
Quan Tổng Trấn (kế tổ đời thứ tư) Quan Đặng Xá Bá (kế tổ đời thứ năm)
Quan Thị Truyền Hầu (kế tổ đời thứ sáu) Quan Thần Sách Vệ Tri Bộ (kế tổ đời thứ chín)
Thật đã từng trải
mấy trăm năm đến nay. Trong thời gian ấy, bậc trung trinh kế thế, người
thi lễ truyềngia, mở mang, chỉ bảo cho con cháu những điều chính đáng,
không sót vẻ gì. Bởi nền cũ, nếp xưa, concháu noi gương lo tròn bổn phận
mới thấy càng ngày càng thịnh vượng.
Rõ là, nhờ có gốc vững, rễ sâu, nguồn nước xa, nên cành cây xanh tốt ươm chồi, dòng nước trong như thế!
Vậy bíên chép châu tường Lưu truyền vĩnh viễn, gọi là Kỷ niệm bia bất hủ.
Xin nêu một vài người Vĩnh Lộc đã có nhiều đóng góp cho Văn học:
A Đẩu Tiếp (1913-1947)
Xin nêu một vài người Vĩnh Lộc đã có nhiều đóng góp cho Văn học:
A Đẩu Tiếp (1913-1947)
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
40 bài thơ
- Gái hàng hoa
- Mượn tiền gửi về nhà
- Bài chiêu hồn nữ sĩ Hường Hoa
- Gần Tết ở quê người
Mới nhất
Họ Đinh gốc từ xã Đường Lâm, Sơn Tây: Thủy tổ là Ông Đinh Phúc Sỹ , theo Hoàng tử Trần Bang Cẩn vào nam dẹp giặc Lồi (Chiêm Thành), sau khi giặc yên, thấy châu Ma Lý hoang nhàn, nhân đó xin ở lại thiết lập xã hiệu, khai khẩn đất đai, đăng tiến danh sách hiệu Thị Lang giáp, nhiều năm sau thủa ấy làng đổi tên là giáp Vĩnh Khang, thời nhà Nguyễn vì phạm húy phải đổi tên là làng Vĩnh Lộc.
Sắc phong
- Sắc Quảng Bình tỉnh, Quảng Trạch phủ, Vĩnh Lộc thôn, phụng sự Tiền hiền khai khẩn Đinh Thị Đại Lang (Thủy tổ-Đinh Phúc Sỹ); Hậu hiền khai canh (Đinh Phúc Nhân, đời thứ sáu- Trưởng nhánh hai); Hậu hiền khai khẩn Đinh Ba Đại Lang (Đinh Phúc Hoa, đời thứ sáu- Trưởng nhánh ba); Hậu hiền khai canh Tiền triều phấn lực tướng quân Đinh Thực Đại Lang (Đinh Phúc Thiệt, đời thứ tám, thứ nhánh hai, Trưởng chi hai). Niệm tứ linh ứng, tứ lĩnh chính trực . Trẫm tứ tuần Đại khánh tiết, kính ban báo chiếu đàm ấn-lệ long đăng trật quan tước phong Dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn cờ sự phụng thần, cờ tướng hữu bảo ngạ lê dân.
Khâm tai
Khải Định năm thứ chín tháng bảy ngày hai mươi lăm.
- Sắc Quảng Bình tỉnh, Tuyên Chính huyện, Vĩnh Lộc thôn, phụng sự cẩm y vệ Văn bân hầu Đinh Quý Công chi thần ( Đinh Phúc Truyền, đời thứ ba), nậm trứ linh hướng lai vị, hưu dự phong: tứ lĩnh phủ thừa , định mệnh diễn niệm thần hưu, tứ phong vi Dực bảo trung hưng linh phù chi thần. Chuẩn y, cựu phụng sự thần, cờ tướng hữu bạo ngạ lê dân.
Khâm tai.
Duy Tân năm thứ bảy tháng mười ngày mồng tám.
Gia phả Họ Đinh làng Vĩnh Lộc, Quảng Bình. (Bản dịch)
" Nước có sử, nhà có gia phả, Tổ nguyên quán Đoài Sơn, tỉnh Sơn Tây , theo Trần Hoàng Tử, bản xã Thành Hoàng, vào nam đánh giặc Lồi. Sau khi giặc yên, thấy châu Ma Lý hoang nhàn , nhân đó xin ở lại thiết lập xã hiệu, đăng tiến danh sách hiệu Thị Lang giáp, trung gian hiệu Vĩnh Khang, từ đó đến nay xưng Vĩnh Lộc thôn. Trãi qua nhiều năm thủa ấy trong họ hội hợp niệm: vật chất do trời đất, người sinh do Tổ. Nhưng tìm lại Gia phả gốc chỉ còn bản sao ở Trưởng nhánh thứ, mục lục để lại: từ tiên tổ truyền đến đời thứ năm , Ông tổ đời thứ năm hiệu Ông Phó sinh ba nhánh. Đến một thời gian nhà Trưởng bị hỏa, nơi hội họp khó khăn ai nấy thờ phụng riêng, vì lẽ đó Họ xây dựng nhà thờ Tổ thờ phụng chung. Để đời đời trước sau kế thừa theo tập gia phả củ, làm gia phả lâu dài, có ghi rỏ danh vị , tên húy, mổi nhánh giử một bản, đời đời kế tự , giữ gìn không để thất lạc và con cháu sau này khỏi nhầm lẫn."
Thành Thái năm thứ mười tám, ngày mười lăm tháng ba năm Bính Ngọ (08-04-1906).
Thừa sao
Cháu đời thứ mười hai, Trưởng chi thứ Đinh Văn Nga cẩn bút.
Đinh Văn Uất cẩn tự.
.
Trên đây là bản dịch theo gia phả gốc từ thủy tổ đến đời thứ bảy, Họ đã làm gia phả đến đời thứ mười ba vào năm 1981. Đến thời điểm này, hậu duệ đã đến đời thứ 19 nhưng chưa làm được gia phả kế tiếp (con cháu gần 2 000 người, sinh sống khắp mọi miền đất nước.
.
2 Video rước thần trong lễ kỳ phúc ở làng Vĩnh Lộc, Quảng Bình
https://docs.google.com/uc?id=0BzAYz0vHiAfRQ0N1VTU2UTJHVFU&export=download
https://docs.google.com/uc?id=0BzAYz0vHiAfRenBCcnlRMFkzUTA&export=download
Saturday, July 23, 2016
MỸ &TRUNG CỘNG
Mỹ không ra tay sớm, TQ sẽ thống trị Biển Đông
- Ngày đăng 24-07-2016
- Theo Viettimes
Nếu Mỹ không ra tay, chỉ trong 5 năm nữa Bắc Kinh sẽ có một chuỗi các
căn cứ, sân bay, quân cảng trên các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Không
nghi ngờ gì những đảo nhân tạo, tiền đồn này sẽ phục vụ như bàn đạp nhằm
triển khai sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên toàn bộ khu vực.
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo và đường băng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Biển Đông đã trở thành một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất trên thế
giới vì Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng và năng lực của họ tại
đây. Đối thoại Shangri-La gần đây cho thấy căng thẳng trong khu vực gia
tăng. Trung Quốc vẫn gia tăng hoạt động hiếu chiến và dường như những
hành động của Mỹ không hề có ảnh hưởng gì. Mỹ và các đối tác không có
lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét một loạt phản ứng kiên quyết hơn.
Mỹ không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc và cũng không ủng hộ một cuộc
chiến. Mỹ không tin rằng Trung Quốc sẽ là một đối thủ không thể tránh
khỏi. Nhưng Mỹ đang ngày càng lo ngại rằng những hoạt động của Trung
Quốc tại Biển Đông nếu không ngăn chặn thì sẽ đưa đến kết cục Trung Quốc
thống trị trên thực địa tại một khu vực thuộc lợi ích chiến lược thiết
yếu của Mỹ. Những hoạt động trực tiếp của Mỹ có thể mang lại những nguy
hiểm, nhưng nếu không làm gì thì còn nhiều nguy hiểm hơn.
Tại sao Biển Đông lại quan trọng? Đó là một trong những tuyến vận chuyển
hàng hóa trên biển quan trọng nhất thế giới với khoảng một phần ba hàng
hóa thương mại toàn cầu mỗi năm. Nó có trữ lượng ít nhất là 7 tỷ thùng
dầu và khoảng 25,5 triệu mét khối khí đốt tự nhiên. Những tuyên bố chủ
quyền trong khu vực này có liên quan đến các quốc gia đồng minh, bạn bè
của Mỹ và nhiều khả năng sẽ càng trầm trọng hơn khi có kết quả của vụ
kiện giữa Trung Quốc và Philippines. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm
thiết lập tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển quốc tế này không chỉ đe
dọa quyền tiếp cận với tuyến vận chuyển hàng hóa đường biển và đe dọa
tới các đối tác của Mỹ trong khu vực mà còn đặt ra một tiền lệ nguy
hiểm. Trung Quốc có ý đồ thiết lập quyền bá chủ thông qua việc tạo ra
một khu vực mà họ có thể đưa ra quyền kiểm soát duy nhất
.
Năm ngoái, những hành vi của Trung Quốc đã ngày càng quyết đoán. Họ hoàn
thành việc cải tạo đất ở 3 căn cứ lớn nhất ở Biển Đông và hiện đang tập
trung xây dựng cơ sở vật chất. Mỗi căn cứ đều có sân bay với đường bay
dài gần 3 km - đủ dài để hầu hết các máy bay quân sự có thể hạ cánh. Họ
cũng đã hạ cánh một máy bay quân sự ở đá Chữ Thập và triển khai những
máy bay chiến đấu hiện đại, tên lửa đất đối không tại đá Vành Khăn ở
quần đảo Hoàng Sa. Những thiết bị này tạo cơ sở cho những kế hoạch triển
khai máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay do thám.
Máy bay từ những căn cứ này có thể dễ dàng tiếp cận và có thể thực thi
cái mà Trung Quốc gọi là "đường 9 đoạn". Tàu Hải quân Trung Quốc và lực
lượng dân quân cũng có thể sử dụng những căn cứ này như điểm dừng chân
tiếp nhiêu liệu, điều này khiến họ có thể gia tăng sự hiện diện trong
khu vực rộng lớn này. Các tàu sân bay của Mỹ nhiều nhất cũng chỉ ghé qua
trong thời gian ngắn. Không có quốc gia nào trong khu vực có thể thực
hiện và duy trì sự hiện diện trên không và trên biển tại Biển Đông như
vậy.
Mỹ đã phản ứng bằng những lời cảnh báo và hoạt động mạnh mẽ hơn trước sự
bành trướng này của Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là việc Mỹ tiến hành
hoạt động tự do hàng hải (FONOP) lần đầu tiên vào tháng 10/2015 khi một
tàu khu trục Mỹ đi vào khu vực trong phạm vi 12 hải lý từ đá Xu bi để
thể hiện rằng Mỹ phủ nhận bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc
bắt nguồn từ những đảo nhân tạo của họ. Kể từ đó ít nhất đã có hai hoạt
động tự do hàng hải được Mỹ thực hiện và Tư lệnh Lực lượng Thái Bình
Dương, Đô đốc Harry Harris, cho biết các hoạt động tự do hàng hải trong
tương lai sẽ gia tăng về số lượng, phạm vi và tính phức tạp.
Tuy vậy, các hành vi đối đầu của Trung Quốc vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng hơn. Trong vài tháng gần đây, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay quá gần với máy bay do thám của Mỹ tại Biển Đông và biển Hoa Đông, vi phạm một thỏa thuận mà Mỹ và Trung Quốc mới ký kết năm ngoái về hoạt động an toàn trên không. Việc chính phủ Trung Quốc gần đây tuyên bố rằng họ đang xem xét thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) đối với Biển Đông là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc muốn khẳng định quyền sở hữu của họ đối với khu vực quan trọng này. Trung Quốc cũng rất khôn khéo và quyết tâm trong việc hình thành sự hiện diện thường trực của họ tại một loạt căn cứ mà không hề tồn tại 5 năm trước đây. Đây là một thực tế ở Biển Đông.
Kết quả là Mỹ và các đối tác trong khu vực không còn nhiều lựa chọn
ngoài việc xem xét những phản ứng mạnh mẽ hơn. Những hoạt động này cần
phải đạt được hai mục tiêu lớn là ngăn chặn Trung Quốc thực hiện hành vi
bành trướng lớn hơn và chuẩn bị cho Mỹ cũng như các đồng minh về các
hoạt động quân sự để bảo vệ lợi ích chung. Mỹ sẵn sàng thừa nhận những
mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau và những lựa chọn này có thể gây
ra chính kiểu xung đột mà Mỹ đang cố tránh. Tuy vậy, nếu không có hoạt
động cứng rắn hơn thì cũng dẫn tới mối nguy hại nghiêm trọng, đó là
Trung Quốc sẽ dần dần giành quyền kiểm soát khu vực quan trọng này. Điều
đó sẽ làm suy yếu vị thế của các quốc gia đồng minh, đối tác của Mỹ
trong khu vực và quan trọng hơn là có thể thách thức những lợi ích quan
trọng và lâu dài của Mỹ trong duy trì tự do hàng hải toàn cầu.
Có 6 sự lựa chọn mà Mỹ và các nước đối tác có thể xem xét, được liệt kê
theo trình tự tăng dần về mức độ kiên quyết: Một là tăng cường và mở
rộng sự minh bạch ở Biển Đông. Mỹ và các đối tác phải gia tăng những nỗ
lực nhằm thể hiện rõ Biển Đông là một vùng biển quốc tế mở đối với tất
cả các quốc gia. Sáng kiến an ninh biển mới đây là một bước đúng hướng
nên cần được tiếp tục và mở rộng. Mỹ và các đối tác nên thúc đẩy sự minh
bạch nhiều hơn về các lực lượng dân quân biển của Trung Quốc - một lực
lượng quân sự không chính quy của Trung Quốc thường được triển khai ở
những "vùng xám" mà các vụ đụng độ ở khu vực này không được coi là chiến
tranh. Mỹ nên hỗ trợ cải thiện nhận thức về lĩnh vực biển trong khu vực
nhằm tạo điều kiện cho việc định vị, quá cảnh an toàn, tìm kiếm và cứu
nạn, đối phó với thảm họa thiên nhiên. Các bước đi này có thể củng cố
một giả thuyết quan trọng là khu vực biển này là yếu tố then chốt trong
lợi ích quốc tế mà không phải là khu vực riêng của một quốc gia.
Hai là tiếp tục gia tăng sự hỗ trợ về quân sự và sự hiện diện của Mỹ tại
Philippines. Sự phối hợp quân sự và các cuộc tập trận chung
Mỹ-Philippines hiện đang ở mức độ chưa từng có từ khi Mỹ rời khỏi Vịnh
Subic và căn cứ không quân Clark vào đầu những năm 1990. Hai bên bắt đầu
thực hiện các cuộc tuần tra Hải quân chung vào tháng 3 và Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố vào tháng 4 rằng Mỹ sẽ luân phiên
cử binh sỹ và máy bay chiến đấu tới Philippines trong tương lai. Bước
tiếp theo có thể là một chương trình tập trận mạnh mẽ thể hiện sức mạnh
quân sự song phương. Lực lượng Hải quân Mỹ và Philippines có thể thực
hành đổ bộ vào quần đảo Palawan, khu vực tiếp giáp với "đường 9 đoạn"
của Trung Quốc.
Quân đội Mỹ có thể thể hiện khả năng triển khai nhanh lực lượng từ các
căn cứ quân sự của Mỹ để hình thành nên các điểm phòng thủ tên lửa và
các căn cứ hậu cần tại các đảo xa xôi của Philippines, trong khi đó, lực
lượng Không quân Mỹ có thể mở rộng các cuộc tập trận trên không với lực
lượng Không quân Philippines. Hai bên cũng có thể tiếp tục cải thiện cơ
sở vật chất tại các căn cứ quân sự mà cả hai có thể sử dụng khi có xung
đột, bao gồm khu nhà chứa máy bay quân sự kiên cố, các sân bay hiện
đại, kho vũ khí, các điểm phòng thủ tên lửa và phòng không. Một sự lựa
chọn có thể gây tranh cãi hơn nữa là Mỹ tuyên bố Hiệp ước Phòng thủ
chung với Philippines bao gồm bãi cạn Scarborough - tương tự như Tuyên
bố của Mỹ năm 2014 rằng quần đảo Senkaku thuộc phạm vi bảo vệ của Hiệp
ước An ninh Mỹ-Nhật.
Ba là đẩy mạnh quan hệ quân sự với Việt Nam. Quan hệ song phương Mỹ-Việt
đã ấm lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Tổng thống Obama dỡ bỏ
hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam hồi tháng 5 và
và các chuyến thăm cảng Việt Nam của quân đội Mỹ gần đây thể hiện sự
bắt đầu của mối quan hệ quân sự thân thiết hơn. Mỹ có thể tìm kiếm những
cơ hội thực hành sử dụng các phương tiện trên bộ và trên không như sử
dụng các căn cứ không quân và cảng biển. Mỹ cũng có thể bán cho Việt Nam
loại máy bay F-16 hoặc F/A-18 thế hệ thứ tư để cải thiện đáng kể khả
năng phòng thủ trên không của Việt Nam. Những bước đi này có thể mở ra
triển vọng dài hạn về việc Mỹ có thể tiếp cận, bay trên bầu trời Việt
Nam và có thể luân phiên bố trí tàu, máy bay và các lực lượng khác ở
Việt Nam.
Bốn là duy trì sự hiện diện đáng kể Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Mỹ cũng
như của các nước khác tại Biển Đông. Bắc Kinh đã sử dụng những tàu
thương mại và tàu tuần tra biển để củng cố chủ quyền của họ và đe dọa
các nước láng giềng tại Biển Đông trong nhiều năm thay vì sử dụng các
tàu hải quân nhằm tránh nguy cơ chịu sự phản ứng của lực lượng quân sự
quốc tế. Mỹ và các nước đối tác có thể chống lại thủ đoạn này bằng cách
hình thành sự hiện diện của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển thường xuyên. Tuy
chỉ có Mỹ mới có năng lực bảo vệ bờ biển nhưng các quốc gia khác trong
khu vực cũng có thể tham gia hỗ trợ. Như Trung Quốc đã giải thích, các
tàu bảo vệ bờ biển ít gây khiêu khích hơn là các tàu chiến, vậy nên việc
Mỹ và các đối tác triển khai các tàu bảo vệ bờ biển cũng có thể viện
vào lý do tương tự như Trung Quốc để tránh gây căng thẳng quân sự.
Năm là tăng cường các hoạt động quân sự của Mỹ tại Biển Đông. Mỹ định kỳ
tuần tra Biển Đông bằng tàu sân bay lớp Nimitz và tàu sân bay có thể đỗ
trên cạn với mức độ ít thường xuyên hơn. Mỹ có thể triển khai một chiếc
tàu sân bay tại Biển Đông ít nhất 6 tháng trong một năm. Lực lượng
Không quân Mỹ có thể bay vào khu vực này thường xuyên hơn, có thể bao
gồm cả máy bay ném bom B-1, B-2, B-52. Mỹ cũng có thể tăng cường các
hoạt động do thám trên các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bằng
cách bay trực tiếp trên các đảo này tại vùng mà Mỹ coi là không phận
quốc tế.
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại Biển Đông thời gian gần đây, gửi thông điệp không thể nhầm lẫn tới Trung Quốc
Mỹ có thể giảm nguy cơ gia tăng căng thẳng quân sự bằng việc khuyến
khích sự tham gia của quốc tế và thông báo trước về các hoạt động này.
Sự lựa chọn này không chỉ là tín hiệu cho thấy ý định của Mỹ mà còn đảm
bảo khả năng tấn công nhanh của Mỹ trong trường hợp có xung đột - những
điều có thể làm đối trọng với các trang thiết bị của Trung Quốc được xây
dựng trên các đảo nhân tạo.
Sáu là xây dựng các căn cứ quân sự di động trên Biển Đông. Mỹ có thể
phản ứng với việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo bằng cách xây dựng
những căn cứ quân sự di động tạm thời nhằm duy trì sự hiện diện của Mỹ
và của quốc tế tại đây. Mỹ có thể triển khai một hoặc nhiều căn cứ quân
sự di động viễn chinh (ESB) tại Biển Đông - đóng vai trò như những căn
cứ nhỏ, di động, nổi trên mặt nước mà có thể triển khai lực lượng theo
nhiều cách, trong đó có bố trí các máy bay trực thăng và các lực lượng
hoạt động đặc biệt.
Mỹ cũng có thể tái khởi động lại việc phát triển tổ hợp căn cứ di động
ngoài khơi xa (JMOB). Trong tương lai, hàng loạt JMOB (tương tự như các
giàn khoan nổi liên kết lại với nhau), đủ lớn để các máy bay vận tải lớn
có thể cất hạ cánh và chứa các doanh trại cho hàng trăm hoặc thậm chí
hàng nghìn binh lính. Trung Quốc cũng đang đánh giá việc phát triển các
căn cứ di động này nhưng Bắc Kinh đã đạt được nhiều mục đích tương tự
thông qua các chương trình bồi đắp đảo nhân tạo.
Ưu điểm lớn nhất của các căn cứ kiểu ESB và JMOB là những cơ sở hạ tầng
di động này có thể hỗ trợ các hoạt động phi chiến đấu ít có tính khiêu
khích hơn, ví dụ như hỗ trợ nhận thức về lĩnh vực biển, tìm kiếm cứu
nạn, chống cướp biển, cứu trợ nhân đạo. Lực lượng đóng trên các căn cứ
nổi, cùng với lực lượng bảo vệ bờ biển và thủy thủ trên các tàu dân sự
của các nước khác cũng như của Mỹ có thể làm giảm nguy cơ khiến Trung
Quốc cáo buộc đây là sự leo thang quân sự. Những căn cứ này có hai giá
trị sử dụng đối với Mỹ, có thể hỗ trợ nhiệm vụ quan trọng thường xuyên
(trong đó có các cuộc tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển đã đề cập ở
trên) và có thể tạo điều kiện cho Hải quân Mỹ có được khả năng nhanh
chóng triển khai lực lượng trong khu vực nếu có xung đột.
Nhìn chung, không có phương án nào nêu trên là hoàn hảo, các rủi ro và
sự cân bằng lợi ích có thể làm tăng nguy cơ xung đột. Nhưng nếu tiếp tục
với tình trạng hiện tại, sự lựa chọn chính sách kém hiệu quả hiện nay
cũng sẽ đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát được tình
hình, chỉ trong 5 năm nữa Bắc Kinh sẽ có một chuỗi các căn cứ, sân bay,
quân cảng trên các đảo nhân tạo trên Biển Đông, từ hướng bờ biển Việt
Nam đến quần đảo Palawan của Philippines. Không nghi ngờ gì những đảo
nhân tạo, tiền đồn này sẽ phục vụ như bàn đạp nhằm triển khai sức mạnh
quân sự của Trung Quốc trên toàn bộ khu vực.
Mỹ cần phải đưa ra quyết định khó khăn, hoặc chấp nhận hành động của
Trung Quốc như một sự đã rồi hoặc kiên quyết chống lại những hành động
quyết đoán hơn nữa. Những khuyến nghị này cung cấp luận điểm cho những
cuộc hội đàm sâu hơn, có nội dung và kết quả hơn giữa Mỹ với các đối tác
và đồng minh trong khu vực về những động thái quyết đoán, bất chấp luật
pháp quốc tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong tình huống không
bị ngăn chặn ở Biển Đông.
* Bài viết trên Warontherock của hai tác giả Trung tướng nghỉ hưu David
Barno và Tiến sỹ Nora Bensahel hiện là thành viên cao cấp tại Hội đồng
Đại Tây Dương
http://www.biendong.net/bi-n-nong/7962-my-khong-ra-tay-som-tq-se-thong-tri-bien-dong.html
No comments:
Post a Comment