Saturday, August 20, 2016
VIỆT NAM HÔM NAY
Những phát súng bên trong văn phòng Đảng
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-18
2016-08-18
Chấn động dư luận
Bảy viên đạn K59 bắn vào ba người, ba viên cho ông Bí thư tỉnh ủy Phạm
Duy Cường, ba viên cho ông Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn,
viên còn lại dành cho người gây án: Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Kiểm
lâm tỉnh Yên Bái.
Vụ án gây chấn động Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái và báo chí vì kẻ hạ thủ
là một cán bộ kiểm lâm cao cấp, vào Ủy ban nhân dân tỉnh mà không bị
khám xét hay nghi ngờ vì ông Cường là khuôn mặt quen biết với cán bộ nơi
đây. Sau khi vụ án xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã mở cuộc họp
báo công khai trả lời báo chí chi tiết sự việc, tuy nhiên nguyên nhân vụ
giết người vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo sự giải thích của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh cho
biết thì sáng hôm nay,18 tháng 8 sẽ có cuộc họp HĐND tỉnh vào lúc 8 giờ
nhưng vào khoảng 7 giờ trước lúc khai mạc, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục
trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh đi vào trụ sở tỉnh ủy, trước tiên đến phòng
làm việc dùng súng K59 bắn Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, tiếp đó ông
Minh đến phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn cách đó 150m và bắn ông
Tuấn. Ngay sau đó ông Minh dùng súng tự sát tại phòng làm việc của ông
Tuấn.
Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Đây là lần đầu tiên Chính quyền Việt Nam có một động thái được xem là
hiếm thấy, đó là tổ chức họp báo ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đích thân tới Ủy ban nhân dân tỉnh để làm việc sau khi vụ xả súng xảy
ra. Động thái này nhằm minh bạch hóa vụ án không để dư luận xôn xao, mất
phương hướng và nhất là cán bộ đảng viên cả nước mất bình tĩnh vì câu
chuyện giết người này.
Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hành động nghiêm trọng này vẫn là một dấu
hỏi lớn đối với người dân. Hàng chục lý do xoay quanh động cơ giết người
của một cán bộ kiểm lâm làm người ta chú ý ngay tới việc phá rừng cũng
như buôn lậu gỗ đang là đề tài nóng của tỉnh Yên Bái trong thời gian gần
đây.
Động cơ giết người chính là câu hỏi bức xúc nhất của dư luận ngay sau
khi vụ án diễn ra, mỗi người nhận định một cách khác nhau và trước tiên
chúng tôi xin ý kiến của ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu Quốc hội,
được ông cho biết:
“Theo cảm nhận của tôi thì chuyện này thuộc về cá nhân thôi không có
vấn đề chính trị gì trong này. Chắc là có mắc mứu cá nhân mà hành động
nó không làm chủ được, nó bột phát như thế. Cụ thể như thế nào thì cơ
quan điều tra người ta tìm hiểu kỹ để xác định được nhưng theo suy nghĩ
và nhận định của tôi thì đây không phải là trường hợp mang tính chất
chính trị mà đây là trường hợp mâu thuẫn cá nhân mà thôi.”
Có người cho rằng phải chăng vấn đề tổ chức nhân sự đã làm cho ông Minh
bất mãn vì sợ mất ghế dẫn tới hành động giết người? Theo bà Phạm Thị
Thanh Trà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, người tổ chức cuộc họp báo cho
biết trước khi vụ việc xảy ra, tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm
lâm với một đơn vị khác, tuy nhiên chưa có quyết định gì cụ thể, lãnh
đạo tỉnh đã gặp ông Minh để vận động tư tưởng. Bà Trà khẳng định không
có cơ sở để cho rằng nguyên nhân vụ việc dính tới công tác tổ chức cán
bộ.
Rúng động đảng cộng sản
TS kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng làm việc nhiều năm trong UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
“Vì bất cứ lý do gì thì cũng dẫn tới hành vi bắn nhau! Thay vì làm
đơn tố cáo hay triệt hạ nhau bằng những thủ pháp chính trị như trước đây
có nghĩa là về mặt mức độ xung đột và tính chất xung đột đã khác hẳn
trước đây, nó thể hiện ra hành vi và hành vi cực kỳ thô bạo, hành vi đó
là hành vi thảm sát. Tất nhiên bây giờ chưa thể biết đây có vấn đề tư
thù, quyền lợi hay tranh chấp nhưng khi đã thể hiện ra như vậy và giữa
những người quan chức cấp cao như vậy thì rõ ràng đây là chuyện lớn rồi,
đây là chuyện rất nguy hiểm đối với đảng, có thể nói nó đẩy đảng đứng
trước một bờ vực. Một ranh giới sụp đổ trên bờ vực.”
Ông Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng nhận
định theo cảm xúc của một người trông mong cuộc thay đổi, mặc dù giải
pháp bạo động không phải là khuynh hướng mà ông ủng hộ:
“Những diễn biến tình hình gần đây từ tới giờ tôi vẫn có một cái niềm
hy vọng mà cũng có thể là một niềm tin nữa, đó là ngay trong nội bộ của
tập đoàn cầm quyền vẫn có những người muốn chuyển hóa, muốn diễn biến
theo xu hướng tiến bộ cho nên tôi vẫn hy vọng có một lực lượng có một xu
thế hay một người nào đó họ sẽ có những hành động, chủ trương hướng về
sự tiến bộ. Trường hợp này cũng có thể là nội bộ họ xâu xé họ đấu đá với
nhau mà cũng có thể nói là một trong những cái xu hướng tiến bộ có thể
đang diễn ra.”
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung
ương nhìn cuộc tàn sát này là vấn đề nội bộ trong bối cảnh mâu thuẫn
quyền lực và chia chát quyền lợi. Khả năng lấy cấp dưới làm dê tế thần
cũng là một điều cần chú ý:
“Cái vụ này mình chưa có thông tin đầy đủ nhưng theo cá nhân tôi thì
có vấn đề. Cái anh kiểm lâm ấy anh bức xúc một vấn đề gì đấy có thể anh
có những sai lầm gì đấy của hệ thống nhưng anh ta là con dê bị bắt ra để
tế anh ấy uất ức thì tiêu diệt cái đám hệ thống của anh, đấy có thể là
một khả năng chứ không phải tự nhiên người ta lại điên rồ gì mà lại đi
giết nhau như vậy.
Tôi cho rằng nó đặc biệt quan trọng ở chỗ này: đó là không khí xung đột trong nội bộ đảng đã phát triển tới tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân, có nghĩa là căng thẳng lắm rồi.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề
hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế và như thế
thì mình phải xem xét lại toàn bộ hệ thống cái nhân cách của con người
trong bộ máy rõ ràng nó đang có vấn đề. Ăn chia với nhau không sòng
phẳng nên diệt nhau. Khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác
đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ
không chịu.
Nó là vấn đề mâu thuẫn trong hệ thống mafia thôi người ta gọi cho nó
nhẹ nhàng là nhóm lợi ích nhưng mà lợi ích này là lợi ích của mafia, lợi
ích của bọn kẻ cướp với nhau.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận xét vụ án theo một góc khác, góc tự diễn biến
nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam trước các vấn đề lợi ích cá nhân và
tranh chấp ngấm ngầm giữa các phe phái:
“Có thể nói đây là lần đầu tiên nếu tính từ thời điểm từ năm 1975 tới
nay. Trước đây cũng đã xảy ra vụ quan chức bắn nhau nhưng nó nằm ở cấp
xã chủ yếu ở một số địa phương nhưng trường hợp đó cũng hiếm. Còn đây là
lần đầu tiên xảy ra vụ quan chức bắn nhau mà thảm sát hàng loạt làm tôi
nhớ có một sự thay đổi đáng kể về tính chất.
Tháng 9 năm 2013 xảy ra vụ một nông dân là Đặng Ngọc Viết đã dùng
súng bắn vào quan chức tỉnh Thái Bình do bị đền bù và cưỡng chế và bây
giờ sau 3 năm lại xảy ra vụ không phải dân bắn quan chức mà là quan chức
bắn nhau, hơn nữa không phải quan chức cấp thấp mà là quan chức cấp
cao, Bí thư tỉnh và Chủ tịch HĐND tình tức là Phó bí thư tỉnh như vậy là
đụng tới Ủy viên trung ương rồi.
Tôi cho rằng nó đặc biệt quan trọng ở chỗ này: đó là không khí xung
đột trong nội bộ đảng đã phát triển tới tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm
sát cá nhân, có nghĩa là căng thẳng lắm rồi. Tất cả những gì mà trước
đây người ta xưng hô với nhau đồng chí này đồng chí kia tất cả những cái
đó đều là sáo ngữ hết, và bây giờ không còn đồng chí nữa, thậm chí
người ta sẵn sàng loại trừ thanh trừng lẫn nhau vì quyền lực, vì quyền
lợi và vì những rủi ro áp đặt lẫn nhau, thành thử tôi cho rằng cái vụ
quan chức bắn nhau ở Yên Bái nó sẽ mở ra một giai đoạn mới cho cuộc xung
đột nội bộ trong đảng.”
Những viên đạn tuy nổ trong văn phòng của một cơ quan thuộc tỉnh Yên Bái
nhưng tiếng vang của nó làm cả nước sửng sốt. Người dân thực sự đang
theo dõi từng chút vì theo như lời thú nhận của bà Phạm Thị Thanh Trà
trong cuộc họp báo: vụ án đã gây chấn động sâu xa trong nội bộ cán bộ
đảng viên và người dân tỉnh Yên Bái.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shoot-inside-the-party-offices-ml-08182016102324.htmlBí thư tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết
2016-08-18
Sáng nay, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái là Bí thư Tỉnh ủy, ông
Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức
Tỉnh ủy, ông Ngô Ngọc Tuấn bị bắn chết trước khi cuộc họp của Hội đồng
Nhân dân bắt đầu.
Truyền thông trong nước loan tin, vào khoảng 8 giờ sáng thứ Năm 18/8/2016, ngay trước cuộc họp của Hội đồng Nhân dân tỉnh, ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm đã bất ngờ rút súng K59 mang theo trong người bắn thẳng vào ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái.
Ngay sau đó, ông Đỗ Cường Minh đã dùng súng tự sát, chết tại chỗ.
Hai ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Yên Bái nhưng đến trưa cùng ngày cả hai nạn nhân đều đã tử vong do vết thương quá nặng.
Nuôi không định hướng
Anh Hồng, một người nuôi cá tra ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ chia sẻ: “Nó thất bại hổm rày bị Trung Quốc đánh cái vụ mua cá bự (lớn), phải nuôi lớn nó mới mua chứ không như trước đây. Nó mua như vậy thì mình phải nuôi lớn chứ không như trước đây bán lớn nhỏ đều được. Giờ lớn nó cũng không mua, giờ đứng ngồi không yên!”.
Anh Hồng cho biết, ba tháng đầu năm nay, khi thương lái Trung Quốc đến tận nơi để thu mua cá với giá cao, người nông dân ai cũng vui mừng.
Bà con vớt hết cá to, cá nhỏ để bán cho họ. Đặc biệt, bán cho thương lái Trung Quốc có cái lợi là họ không kiểm tra gắt gao quy trình nuôi, rồi chất lượng của cá. Thương lái mang xe đến tận nơi, vào tận nhà và mua hết toàn bộ cá không phân biệt cá thịt vàng hay thịt trắng.
Anh cho hay, bạn nuôi cá của anh ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ còn chủ động để cá quá lứa để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi lứa cá mới trở nên to hơn và đến thời kì thu hoạch, những thương lái Trung Quốc đã bỏ đi và để lại cho nhiều người những khoản nợ không nhỏ.
Một người nuôi cá khác tên Mau ở An Giang, chia sẻ rằng anh đã sai lầm khi từ chối các doanh nghiệp thu mua cá tại địa phương để bán trực tiếp cho các thương lái Trung Quốc. Hiện nay anh còn tồn khoảng 5 tấn cá quá lứa không thể tiêu thụ. Giá cá nguyên liệu cũng chỉ còn 18,000 đồng đến 19,000 đồng mỗi kg. Với mức giá này, người nuôi cá như anh đang phải chịu lỗ khoảng 1,000 đến 2,000 mỗi kí lô. Không biết gia đình anh sẽ cầm cự đến lúc nào.
Hướng đi nào cho người nuôi cá miền Tây
Ông Tân, một kỹ sư nông lâm đang làm việc cho một công ty chế biến cá tra xuất khẩu tại Cần Thơ chia sẻ: “Cá thị trường cá xuất khẩu thì người ta nuôi lớn rồi bị nó (Trung Quốc) nó thả. Tôi có ông cậu nuôi cá tra lớn rồi,m mỗi con nặng ba, bốn ký rồi mà bán không được. Ổng lỗ cả tỉ đồng. Bây giờ mình nuôi không có theo qui trình và chính sách của bên phía Trung Quốc nên người ta thả luôn. Mà làm sao lại phải nuôi theo qui trình của họ chứ?! Bây giờ mình điêu đứng rồi đó chứ!”.
Cách đây 4 tháng, hàng loạt nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ở miền Tây
gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp phải đẩy
mạnh tiến độ thu mua cá của dân loại 700 - 800 gram nhằm đảm bảo công
suất chế biến, khiến nguồn cung trên thị trường càng cạn nhanh. Tuy
nhiên, hiện tại mọi chuyện đã đổi khác, hàng tấn cá tra nguyên liệu bị ứ
đọng với mức giá bù lỗ, người nông dân khóc ròng bởi không thoát bàn
tay của thương lái Trung Quốc.
Truyền thông trong nước loan tin, vào khoảng 8 giờ sáng thứ Năm 18/8/2016, ngay trước cuộc họp của Hội đồng Nhân dân tỉnh, ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm đã bất ngờ rút súng K59 mang theo trong người bắn thẳng vào ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái.
Ngay sau đó, ông Đỗ Cường Minh đã dùng súng tự sát, chết tại chỗ.
Hai ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Yên Bái nhưng đến trưa cùng ngày cả hai nạn nhân đều đã tử vong do vết thương quá nặng.
Nguyên nhân?
Nguyên nhân của vụ nổ súng nghiêm trọng này hiện vẫn chưa được biết.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ
Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương nhìn cuộc tàn sát này là vấn đề nội
bộ trong bối cảnh mâu thuẫn quyền lực và chia chát quyền lợi. Ông nói:
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế. Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau.
Ô. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương
“Cái vụ này mình chưa có thông tin đầy đủ nhưng theo cá nhân tôi thì có vấn đề. Cái anh kiểm lâm ấy anh bức xúc một vấn đề gì đấy có thể anh có những sai lầm gì đấy của hệ thống nhưng anh ta là con dê bị bắt ra để tế anh ấy uất ức thì tiêu diệt cái đám hệ thống của anh, đấy có thể là một khả năng chứ không phải tự nhiên người ta lại điên rồ gì mà lại đi giết nhau như vậy.
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế và như thế thì mình phải xem xét lại toàn bộ hệ thống cái nhân cách của con người trong bộ máy rõ ràng nó đang có vấn đề. Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Còn đối xử với nhau khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
Nó là vấn đề mâu thuẫn trong hệ thống mafia thôi người ta gọi cho nó nhẹ nhàng là nhóm lợi ích nhưng mà lợi ích này là lợi ích của mafia, lợi ích của bọn kẻ cướp với nhau”.
Đặc biệt nghiêm trọng
Được biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở Yên Bái, trực tiếp chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, chưa
từng xảy ra ở Việt Nam. Ông Phúc yêu cầu Bộ Công An khẩn trương điều tra
vụ án và công bố thông tin đến người dân.
Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 18 tháng 8, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Yên Bái tổ
chức họp báo với sự tham dự của Chủ tịch tỉnh, bà Phạm Thị Thanh Trà và
Giám đốc Công an tỉnh, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên, hai vị này cho biết thủ phạm, ông Đỗ
Cường Minh là người hiền lành, con rể của một nguyên bí thư Tỉnh Yên
Bái, đã được bổ nhiệm đúng quy trình và luôn hoàn thành tốt công tác.
Hai vị này nói thêm là sáng nay, ông Minh không được mời đến dự họp,
nhưng trước khi phiên họp khai mạc, ông Minh xin phép được gặp Bí thư
tỉnh là ông Phạm Duy Cường và vụ nổ súng đã xảy ra.
Theo nội dung của cuộc họp báo, vụ việc không liên quan đến công tác cán bộ và sẽ không khởi tố vụ án do nghi phạm đã tử vong.
Cá tra miền Tây
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-19
2016-08-19
Nuôi không định hướng
Anh Hồng, một người nuôi cá tra ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ chia sẻ: “Nó thất bại hổm rày bị Trung Quốc đánh cái vụ mua cá bự (lớn), phải nuôi lớn nó mới mua chứ không như trước đây. Nó mua như vậy thì mình phải nuôi lớn chứ không như trước đây bán lớn nhỏ đều được. Giờ lớn nó cũng không mua, giờ đứng ngồi không yên!”.
Anh Hồng cho biết, ba tháng đầu năm nay, khi thương lái Trung Quốc đến tận nơi để thu mua cá với giá cao, người nông dân ai cũng vui mừng.
Bà con vớt hết cá to, cá nhỏ để bán cho họ. Đặc biệt, bán cho thương lái Trung Quốc có cái lợi là họ không kiểm tra gắt gao quy trình nuôi, rồi chất lượng của cá. Thương lái mang xe đến tận nơi, vào tận nhà và mua hết toàn bộ cá không phân biệt cá thịt vàng hay thịt trắng.
Bên Trung Quốc thì lúc nào cũng dễ hơn bên Mỹ...Trung Quốc thì không có chỉ tiêu nào ngoài trọng lượng. Nhưng rồi nó thả mình thì thua luôn!.Mọi việc diễn ra trong nhiều tháng trời. những ngày đầu tháng tư, giá cá nguyên liệu tăng mạnh từ 19,000 đồng mỗi kg lên 22,500 đồng mỗi kg. Thấy vậy, anh cùng nhiều người khác quyết định bỏ thêm vốn đầu tư để mở rộng diện tích nuôi, tăng số lượng cá thả.
Ông Thương, chủ doanh nghiệp
Anh cho hay, bạn nuôi cá của anh ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ còn chủ động để cá quá lứa để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi lứa cá mới trở nên to hơn và đến thời kì thu hoạch, những thương lái Trung Quốc đã bỏ đi và để lại cho nhiều người những khoản nợ không nhỏ.
Một người nuôi cá khác tên Mau ở An Giang, chia sẻ rằng anh đã sai lầm khi từ chối các doanh nghiệp thu mua cá tại địa phương để bán trực tiếp cho các thương lái Trung Quốc. Hiện nay anh còn tồn khoảng 5 tấn cá quá lứa không thể tiêu thụ. Giá cá nguyên liệu cũng chỉ còn 18,000 đồng đến 19,000 đồng mỗi kg. Với mức giá này, người nuôi cá như anh đang phải chịu lỗ khoảng 1,000 đến 2,000 mỗi kí lô. Không biết gia đình anh sẽ cầm cự đến lúc nào.
Hướng đi nào cho người nuôi cá miền Tây
Ông Tân, một kỹ sư nông lâm đang làm việc cho một công ty chế biến cá tra xuất khẩu tại Cần Thơ chia sẻ: “Cá thị trường cá xuất khẩu thì người ta nuôi lớn rồi bị nó (Trung Quốc) nó thả. Tôi có ông cậu nuôi cá tra lớn rồi,m mỗi con nặng ba, bốn ký rồi mà bán không được. Ổng lỗ cả tỉ đồng. Bây giờ mình nuôi không có theo qui trình và chính sách của bên phía Trung Quốc nên người ta thả luôn. Mà làm sao lại phải nuôi theo qui trình của họ chứ?! Bây giờ mình điêu đứng rồi đó chứ!”.
Ông này cho hay, theo số liệu của Hiệp hội cá tra Việt Nam, gần 6 tháng
đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc đạt khoảng 100 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2015.
Trong đó, thời điểm đầu năm, nhiều hầm nuôi cá tra size lớn vẫn được
thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao; đồng thời không chú trọng
nhiều đến việc kiểm tra chất lượng. Chính vì điều này mà nhiều doanh
nghiệp thu mua quyết định ký hợp đồng để cung cấp cho thị trường Trung
Quốc nhiều hơn các nước châu Âu và Mỹ. Nhiều đơn hàng số lượng lớn, giá
tốt của các thương lái Trung Quốc đưa ra nhưng không đòi hỏi cao về kiểm
soát chất lượng như các thị trường EU, Hoa Kỳ, nên nếu không bán được
sang Trung Quốc thì cũng sẽ không có nơi khác tiêu thụ.
Ông Tân tỏ ra lo lắng khi cả doanh nghiệp và người nuôi cá tra tại các
tỉnh miền Tây đều chọn hướng đi ngắn ngày. Việt Nam đang trong tiến
trình gia nhập TPP. Nhưng nếu với đà hiện tại, thì khó mà có thể tồn tại
được khi hiệp định này được ký kết.
Chủ một doanh nghiệp thu mua cá tra ở Cần Thơ, tên Thương chia sẻ: “Bên
Trung Quốc thì lúc nào cũng dễ hơn bên Mỹ. Mỹ thì phải có nhiều chỉ
tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường và nhiều chỉ tiêu khác.
Trung Quốc thì không có chỉ tiêu nào ngoài trọng lượng. Nhưng rồi nó
thả mình thì thua luôn!”.
Theo ông này, thương lái Trung Quốc tìm mọi cách nâng giá mua cá tra lên
cao, để rồi nhiều gia đình nuôi mất cảnh giác, từ chối các doanh nghiệp
trong nước mà sản xuất theo yêu cầu "khác người" của họ.
Bây giờ mình nuôi không có theo qui trình và chính sách của bên phía Trung Quốc nên người ta thả luôn. Mà làm sao lại phải nuôi theo qui trình của họ chứ?! Bây giờ mình điêu đứng rồi đó chứ!.- Ông Tân, kỹ sư nông lâm
Vì lợi nhuận trước mắt quá lớn nên nhiều người nuôi khó tránh được bẫy.
Bởi những lần thu hoạch sau, sản phẩm cứ chất đổ đống mà thương lái thì
biệt tâm. Đây cũng chính là trái đắng mà một lần nữa người nông dân miền
Tây phải gánh chịu hậu quả.
Ông này tỏ ra buồn bã và lo lắng vì nông dân và doanh nghiệp chưa bao
giờ hết phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Mới đây nhất, người em của
ông ở Tiền Giang trồng thanh long ruột đỏ cũng bị lỗ gần 50 chục triệu
do bị thương lái Trung Quốc thả khi giá thanh long ruột đỏ hiện chỉ còn
1,500 đến 3,000 đồng mỗi kg. Trong khi cách đây chưa đầy 1 tháng, thương
lái vào vườn mua thanh long với giá 30,000 đồng mỗi kg.
Ông Thương cho hay việc xuất khẩu sản phẩm cá tra hiện rất chậm, trong
khi giá bán thấp chỉ từ 2.1 đô đến 2.2 đô một kg với thị trường châu Âu
và Trung Quốc; Mức giá này được nâng lên từ 2.8 đô đến 3 đô mỗi kg đối
với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường châu Âu và Trung Quốc đang trầm
lắng do đồng tiền mất giá và nhu cầu giảm. Mặc dù bị kiểm soát gắt gao
về chất lượng cá khi nhập nhưng ông cho hay rằng, xuất được cá tra sang
Mỹ là một thành công của công ty ông hiện tại.
Tình trạng hiện tại của ngành nuôi trồng thủy sản miền Tây có thể nói là
xám xịt. Bởi họ vẫn không tìm ra lối thoát trong chính sách hỗ trợ nhà
nước mà lại càng bế tắc hơn khi bứt khỏi chính sách nhà nước để chơi với
các thương lái Trung Quốc để rồi bị lừa. Nói theo cách của bà con nông
dân nơi đây là tránh vỏ dưa thì lại gặp vỏ dừa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/catfish-in-mekong-delta-ttvn-08192016105641.htmlViệt Nam khởi tố vụ giết 2 lãnh đạo giữa lúc dư luận bị trách ‘vô lương’
Việt Nam quyết định khởi tố vụ giết 2 lãnh đạo cấp cao của tỉnh Yên Bái
trong khi dư luận bị truyền thông nhà nước chỉ trích là 'vô lương' vì đã
'hả hê' trước cái chết của các quan chức.
Vào lúc 10 giờ tối hôm qua (18/8), ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an
tỉnh Yên Bái cho báo giới Việt Nam biết cơ quan điều tra công an tỉnh
đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người tại trụ sở tỉnh ủy vào buổi
sáng cùng ngày vì tính chất “đặc biệt nghiêm trọng” của vụ việc. Tại
buổi họp trước đó, ông Chiêu nói sẽ không khởi tố vụ án vì nghi phạm đã
chết.
Vụ nổ súng giết hai quan chức cấp cao của tỉnh là ông Phạm Duy Cường –
Bí thư Tỉnh ủy – và ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ
chức – ngay trước phiên họp của HĐND tỉnh đã khiến cho dư luận rúng
động và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phải tức tốc có mặt tại Yên
Bái để chỉ đạo điều tra và tăng cường an ninh trong khu vực.
Nghi phạm là ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Yên Bái – với phương tiện gây án là một khẩu súng quân dụng. Ông này
được cho là đã tự sát ngay sau đó.
Tin tức về vụ nổ súng hiếm xảy ra tại Việt Nam này đã được lan truyền
nhanh chóng trên mạng xã hội, kèm theo rất nhiều bình luận từ công chúng
bị truyền thông nhà nước Việt Nam cho là “vô lương” vì đã “hả hê” trước
cái chết của các quan chức.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận và quan sát tình hình thời sự
Việt Nam, nói với VOA: “Đã có người thống kê có đến 95% ý kiến trên mạng
xã hội là từ bàng quan cho đến hả hê trước vụ giết chóc này, không hề
biểu hiện một chút thương cảm nào đối với cái chết của giới quan chức,
mà cũng không hề có thái độ lên án với nghi phạm, thủ phạm, là ông Đỗ
Cường Minh. Chỉ có 5% còn lại là cảm thấy có gì đó đau xót và buồn bã vì
tình hình của đất nước khi người ta giết nhau, thảm sát nhau như vậy.
Một nỗi buồn chung chung, trừu tượng, chứ không buồn cụ thể cho những
người chết”.
Qua so sánh vụ giết người vừa xảy ra với vụ một nông dân ở Thái Bình,
ông Đặng Ngọc Viết đã bắn vào quan chức địa phương hồi tháng 9/2013 và
đưa ra nhận định:“Từ vụ Đặng Ngọc Viết tới vụ Đỗ Cường Minh cho thấy một sự phản ứng rất lớn của người dân đối với đảng cầm quyền là như thế nào. Họ mất lòng tin rồi. Bây giờ lại thêm hàng loạt chuyện, nhất là chuyện Formosa, càng làm cho người dân mất niềm tin kinh khủng vào chế độ. Thành thử có một chuyện gì mà các quan chức chế độ bị rủi ro thì người dân thực sự chỉ có reo mừng thôi”.
Hai lãnh đạo cấp cao tỉnh Yên Bái bị bắn chết
2:03
Nói về nguyên nhân khiến dư luận hả hê thay vì thương tiếc, nhà hoạt
động Đặng Bích Phượng, người đã ra tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam
vài tháng trước, cho rằng do sự bức xúc của người dân trong nhiều năm đã
không được giải quyết.
“Trong xã hội này, khi mà tính thực thi của luật pháp gọi là ‘nhờn
thuốc’ đối với các quan chức, thì bây giờ người ta nói là ‘thay trời
hành đạo’, người ta không cần quan tâm đến nguyên nhân nào, họ không
quan tâm, không cứ gì bắn đâu, bị bệnh chết hay bị tai nạn chết, người
ta đều vui mừng. Nhưng việc bị tai nạn hay bị bệnh nó không thể hiện cái
dấu hiệu tan vỡ, sụp đổ của bộ máy nhà cầm quyền. Đây là một thể hiện
cho thấy nó đã bắt đầu bung ra khi mâu thuẫn quyền lợi đã đến đỉnh
điểm”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho biết anh không quan tâm
đến vụ giết người này vì đây là vụ có thể dự đoán được do sự quản lý vũ
khí và an ninh lỏng lẻo tại các cơ quan công quyền của Việt Nam. Anh
Tuấn cho biết thêm:
“Em nghĩ rằng có một đối tượng khác nên quan tâm đến vụ này hơn là những
quan chức, những người đang nắm quyền hiện tại. Khi nhìn vào những đồng
chí của họ, những người cũng có quyền, có thế như họ bị giết mà đám
đông dân chúng reo hò, cổ vũ, thì đấy là một thông điệp em nghĩ rằng rất
có sức nặng nếu họ sáng suốt nhìn ra những thông điệp đó”.
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, điều mà giới cầm quyền Việt Nam nên quan tâm
nhiều hơn trong vụ này là phản ứng của công luận để đánh giá đúng tình
hình và mối quan hệ với dân chúng.
“Ở đây có một vấn đề lớn hơn mà em nghĩ những người nắm quyền cần quan
tâm là sự uất ức của người dân đối với bộ máy chính quyền, các cấp lãnh
đạo cao nhất, là nó không sáng sủa như các báo cáo và phát biểu của bộ
máy tuyên giáo trong thời gian qua rằng sự đồng thuận trong xã hội tăng
lên, người dân ngày một tin yêu vào đảng, nhà nước… Tất cả những cái đó
cần phải được kéo lại với thực tế là bây giờ sự gần gũi, gắn kết của
người dân với những người nắm quyền nó tệ hại hơn bao giờ hết”.
Tin cho hay nạn nhân và nghi phạm của vụ nổ súng đều có nhiều gia sản,
con cái đi du học và nhiều người thân nằm trong bộ máy chính quyền. Nhà
của Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và nghi phạm Đỗ Cường Minh đều nằm
cùng trên một con phố mà người dân quen gọi là “phố làm quan”.
Theo Tuoitre.vn
No comments:
Post a Comment